Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Nghiên cứu thực hiện bảo hiểm y tế của nông dân trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 126 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

NGUYỄN MẠNH HÙNG

NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN BẢO
HIỂM Y TẾ CỦA NÔNG DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngô Thị Thuận

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, các thông tin trích dẫn trong luận
văn đều được chỉ rõ nguồn gốc, kết quả của bản luận văn này ngoài sự nỗ lực của
tác giả, còn có sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa Kinh
tế và Phát triển nông thôn, Học viện nông nghiệp Việt Nam.
Hà Nội, ngày


tháng 10 năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Hùng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ
tận tình của các thầy, cô giáo, các đơn vị, gia đình và bạn bè về tinh thần và vật
chất để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô
giáo PGS.TS. Ngô Thị Thuận, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu, giúp đỡ
tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu để hoàn chỉnh bản luận
văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ
môn Phân tích định lượng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giảng
dạy, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm, đóng góp cho tôi nhiều ý kiến
quý báu để tôi hoàn thành bản luận văn này.
- Lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ các phòng ban Bảo hiểm xã hội huyện
Tiên Du đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên và tạo điều kiện để tôi an tâm học
tập và nghiên cứu./.
Hà Nội, ngày


tháng 10 năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Hùng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................
ii Mục lục
iii

.........................................................................................................................
Danh

mục

viết

tắt

.............................................................................................................. v Danh mục bảng
................................................................................................................ vi Danh mục sơ
đồ, đồ thị ................................................................................................... vii Trích yếu
luận văn ......................................................................................................... viii Thesis
Abstract ................................................................................................................. x Phần
1. Mở đầu ................................................................................................................. 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.3.2. Phạm vi về nghiên cứu............................................................................................ 3
1.4. Những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của nghiên cứu ...................................
4
Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................................. 5
2.1.

luận

thực
hiện
dân........................................................... 5

bảo

hiểm

y

tế

của

nông


2.1.1. Các khái niệm ......................................................................................................... 5
2.1.2. Bản chất, nguyên tắc và vai trò của bảo hiểm y tế.................................................. 7
2.1.3. Nội dung chính sách bảo hiểm y tế .......................................................................
10
2.1.4. Nội dung nghiên cứu thực hiện bảo hiểm y tế của nông dân................................ 14
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện bảo hiểm y tế của nông dân....................... 17
2.2. Cơ sở thực tiễn tình hình thực hiện bảo hiểm y tế của nông dân............................. 26
2.2.1. Kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm y tế của các nước trên thế giới ....................... 26
2.2.2. Kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm y tế ở một số địa phương nước ta ....................
30
3


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 38
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................. 38
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện................................................................................ 38

4


3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................................ 39
3.1.3. Đặc điểm cơ bản Bảo hiểm Y tế của huyện Tiên Du............................................ 44
3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 47
3.2.1. Phương pháp chọn điểm và mẫu khảo sát ............................................................ 47
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................... 48
3.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu................................................................ 49
3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................................... 49
3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................... 49
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 52

4.1. Thực trạng thực hiện bảo hiểm y tế của nông dân trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh......................................................................................................... 52
4.1.1. Tình hình triển khai Bảo hiểm y tế của huyện Tiên Du........................................ 52
4.1.2. Bộ máy tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế cho nông dân trên địa bàn huyện Tiên Du
........................................................................................................................ 55
4.1.3. Phát triển mạng lưới cở sở khám chữa bệnh BHYT ............................................. 59
4.1.4. Kết quả thực hiện bảo hiểm y tế của người nông dân........................................... 61
4.1.5. Tình hình tham gia và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của các hộ điều tra .................. 70
4.2. Các yếu tố anhr hưởng đến thực hiện bảo hiểm y tế của nông dân trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ....................................................................... 74
4.2.1. Các yếu tố thuộc về nông dân ............................................................................... 74
4.2.2. Các yếu tố thuộc về cơ quan khám chữa bệnh...................................................... 81
4.2.3. Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý bảo hiểm y tế ............................................. 85
4.3. Giải pháp tăng cường thu hút nông dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh .................................................................................. 88
4.3.1. Căn cứ ................................................................................................................... 88
4.3.2. Một số giải pháp tăng cường thu hút nông dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. ...................................................................... 89
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................... 99
5.1. Kết luận .................................................................................................................... 99
5.2. Kiến nghị................................................................................................................ 100
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 102
Phụ lục

...................................................................................................................... 105

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

XH

Xã hội



Lao động

QH

Quốc hội

BNN

Bộ nông nghiệp KCB

Khám chữa bệnh BHYTBB


Bảo

hiểm y tế bắt buộc BHYTTN

Bảo

hiểm y tế tự nguyện CMTND
Chứng minh thư nhân dân

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2013 đến 2015.............. 40
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất các nghành kinh tế của huyện qua 3 năm 2013 đến 2015..... 42
Bảng 4.1. Các bước và nội dung triển khai chính sách bảo hiểm y tế cho nông dân trên
địa bàn huyện Tiên Du .................................................................................. 52
Bảng 4.2. Trình độ cán bộ và cơ sở vật chất của bảo hiểm y tế huyện Tiên Du năm
2015 .............................................................................................................. 57
Bảng 4.3. Điều kiện cơ sở vật chất và nhân lực khám chữa bệnh trên địa bàn huyện Tiên
Du.................................................................................................................. 60
Bảng 4.5. Số lượng nông dân tham gia bảo hiểm của nông dân trên địa bàn huyện Tiên
Du.................................................................................................................. 62
Bảng 4.6. Mức độ tham gia bảo hiểm y tế của nông dân trên địa bàn huyện Tiên Du... 62
Bảng 4.7. Số nông dân tham gia bảo hiểm y tế theo xã của huyện Tiên Du năm 2015 63
Đồ thị 4.1. Thu bảo hiểm y tế của nông dân trên địa bàn huyện Tiên Du qua 3 năm từ
2013 - 2015 ................................................................................................... 68
Bảng 4.10. Thông tin chung về hộ điều tra..................................................................... 70
Bảng 4.11. Một số chỉ tiêu thể hiện sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh
của nông dân ở các xã điều tra ......................................................................

71
Bảng 4.12. Tỷ lệ chi phí khám chữa bệnh hàng năm ở các xã điều tra .......................... 73
Bảng 4.13. Tỷ lệ nông dân có hiểu biết về chính sách bảo hiểm y tế ............................. 74
Bảng 4.14. Tỷ lệ nông dân hiểu biết về các lợi ích tham gia BHYT .............................. 76
Bảng 4.18. Tổng hợp ý kiến của nông dân về thủ tục và chất lượng khám chữa bệnh
bằng thẻ bảo hiểm y tế .................................................................................. 81
Bảng 4.19. Tổng hợp ý kiến của nông dân về cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn và
trách nhiệm của y bác sỹ............................................................................... 83
Bảng 4.20. Tỷ lệ nông dân đánh giá về số lượng cấp thuốc khi sử dụng thẻ BHYT ..... 84
Bảng 4.21. Tỷ lệ hộ tiếp nhận thông tin về BHYT theo các nguồn thông tin ................ 86
Bảng 4.22. Tổng hợp ý kiến của nông dân về mức đóng và mức được hỗ trợ bảo hiểm y
tế ở các xã điều tra ........................................................................................ 87

7


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức hoạt động của BHXH huyện Tiên Du .................................... 46
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Tiên
Du.................................................................................................................. 56
Đồ thị 4.2. Tỷ lệ nông dân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh của
người dân ...................................................................................................... 72
Đồ thị 4.3. Tỷ lệ nông dân nhận thức về mức độ cần thiết tham gia bảo hiểm y tế ..... 75
Đồ thị 4.4. Tỷ lệ nông dân có hiểu biết về thủ tục khám chữa bệnh bằng thẻ bảo
hiểm y tế........................................................................................................ 77
Đồ thị 4.5. Tỷ lệ hộ nông dân đánh giá chất lượng thuốc khi sử dụng thẻ bảo
hiểm y tế ở các xã điều tra ............................................................................ 85
Đồ thị 4.6. Tỷ lệ nông dân đánh giá về mức đóng bảo hiểm y tế ở các xã điều tra ........ 88

vii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng
Tên Luận văn: “Nghiên cứu thực hiện bảo hiểm y tế của nông dân trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”.
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng thực hiện bảo hiểm y
tế của nông dân trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất giải pháp tăng
cường thu hút nông dân tham gia bảo hiểm y tế ở địa phương nhằm góp phần tăng
cường chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Thông tin thứ cấp được sử dụng từ các báo cáo, thống kê của tại huyện Tiên
Du và các tài liệu liên quan đến thực hiện BHYT đã được công bố. Số liệu sơ cấp
được thu thập bằng cách khảo sát 94 hộ nông dân có tham gia BHYT. Các phương
pháp thống kế mô tả, phương pháp so sánh sử dụng để phân tí ch, dánh giá thực trạng
thực hiện BHYT của nông dân tại huyện Tiên Du. Bảo hiểm Y tế (BHYT) có ý nghĩa
quan trọng hơn khi chi phí y tế và nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng. BHYT là
chính sách xã hội mang ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ cộng đồng được Đảng và
Nhà nước hết sức coi trọng.

Kết quả chính và kết luận
Qua nghiên cứu thực trạng cho thấy mức phổ biến chính sách, thực hiện công
tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn tổ chức triển khai các văn bản quy về BHYT cho
nông dân đang được cải thiện dần. Cơ quan, tổ chưc BHYT đã Kiên trì vận động, tuyên
truyền về lợi ích, hướng dẫn các thức thủ tục khi tham gia BHYT. Các sở sở KCB tại

huyện Tiên Du đang dần được cải thiện để đáp ứng được nhu cầu tham gia BHYT của
nông dân ngày càng lớn. Số giưởng bệnh qua 3 năm tăng từ 194 lên 240 giường bệnh,
số cán bộ y tế tăng từ 248 lên 281 cán bộ gốm các bác sĩ, y tá, dược sỹ. Qua nghiên cứu
cho thấy số lượng nông dân thâm gia BHYT những năm qua đã tăng lên. Số lượng quỹ
BHYT thu từ nông dân cũng tăng theo số lượng nông dân tham giá từ hơn 18,3 tỷ năm
2015. Tuy vậy, số lượng nông dân tham gia BHYT mới chỉ chiếm được hơn 23% trong
tổng số nông dân trên địa bàn huyện. Số lượng nông dân tham gia ở các xã đang có sự

8


khác nhau, những xã có điều kiện kinh tế tốt hơn thường có tỷ lệ tham gia nhiều hơn. Số
lượng nông dân tham gia BHYT đang ngày càng sử dụng thẻ BHYT trong việc khám
chữa bệnh ngày càng nhiều hơn. Nông dân đang có tần suất đi khám còn thấp, số lần sử
dụng các dịch vụ y tế ít hơn so với các nhóm đối tượng khác, việc được thanh toán
nhiều chi phí KCB cũng phản ánh ngược chiều so với điều kiện thực tế, nông dân là
nhóm đối tượng cần được chăm sóc sức khỏe nhiều hơn do có nhiều nguy cơ dẫn đến
việc suy giảm sức khỏe nhiều hơn. Sự hiểu biết của người nông dân về chính sách
BHYT đang còn ở mức mập mờ, chưa hiểu rõ ràng. Chính vì vậy họ nhận định tham gia
BHYT là để phòng khi ốm dau bệnh tật và để giảm chi phí khi đi KCB. Rất ít nông dân
nhận định được tham gia BHYT là để chia sẻ rủi ro với mọi người. Dẫn tới nông dân
mức độ tham gia BHYT tỷ lệ thuận với số tuổi của nông dân, càng già yếu thì càng
tham gia nhiều hơn. Bên cạnh đó mức dộ tham gia BHYT còn phụ thuộc vào thu nhập
của hộ đó. Qua khảo sát cho thấy, những hộ có thu nhập càng cao thì nhu cầu tham gia
BHYT càng lớn. Nguyên nhân nông dân chưa tham gia BHYT còn do yếu tố bên ngoài
như khi sử dụng BHYT đi khám gặp nhiều khó khăn, chất lượng về cơ sở vật chất cũng
như chất lượng cán bộ, bác sỹ chưa thật sự tốt. Lợi ích họ tham gia BHYT còn được
hưởng ít, họ thấy khó khăn trong việc làm thủ tục giấy tờ để hưởng chế độ BHYT. Từ
thực trạng chúng tôi đưa ra 3 nhóm giải pháp cho 3 đối tượng. Đối với nhóm cơ quan
bảo hiểm xã hội cần đẩy mạnh sự tham gia vào thực hiện BHYT của cả hệ thống chính

trị, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT, xây dựng mạng lưới đại lý
BHYT, công tác viên BHYT tốt hơn, đổi mới cơ chế tài chính, phương thức thanh toán,
giảm chi tiêu từ tiền túi của người dân trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, Tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra. Đối với nhóm cơ sở khám chữa bệnh cần nâng cấp
cơ sở khám chữa bệnh; Tăng cường chất lượng dịch vụ như thực hiện cải cách thủ tục
hành chính, áp dụng công nghệ thông tin, tổ chức thêm các đợt các điểm KCB về địa
phương, Nâng cao trình độ chuyên môn khám và điều trị; Nâng cao trình độ, nhận thức,
hành vi đội ngũ y, bác sỹ. Đối với nhóm nông dân cần thay đổi nhận thức của họ về
chính sách BHYT, lợi ích mà họ nhận được khi tham gia BHYT...

9


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Manh Hung
Thesis title: “Research on implementing to Health Insurance of farmers in Tien Du
district area, Bac Ninh province”.
Major: Economic Management

Code: 60340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
This reasearch

conducted to

evaluate situation of Health

Insurance


implementation of farmers in Tien Du district, from that proposing the solutions to
enhance farmers's attraction to Health Insurance in this area contributes improvements
of farmer's caring and protection.
Materials and Methods
Secondary data collected from reports, static reports, related documents of
Health Insurance implementation were published. Primary data were collected by
taking surveys 94 farmer households who bought Health Insurance. Descriptive
statistic, comparable methods were applied to analyze, evaluate situation of Health
Insurance implementation. Health Insurance played an important role in context of
increasing cost of health care services and demand of health care. Health Insurance is
social policy that has humanitarian meaning, social sharing fully supported by
Vietnam Social Party and Government.
Main Findings and Conclusions
According to research on situation, activities of propaganda of policies,
organizing of implementing regulation documents about Health Insurance to farmers
have

improved

gradually.

Organizations

providing

Health

Insurance


have

propagandized persistently about benefits, procedures of Health Insurance participation.
Health clinics in Tien Du district area has also improved to serve better Health
Insurance participation of farmers. During three years, the number of hospital beds
increased from 194 to 240 beds, the number of medical staffs grew from 248 to 281
staffs including doctors, nurses and pharmacists. Following that the number of farmers
participating Health Insurance has increased. Total funds of Health Insurance also grew
up to 18.3 billion VND in 2015. However, the number of farmers participating Health
Insurance accounted for 23 percent in total of farmers in Tien Du district. The number
of participating farmers was different among communes in this district, rich communes

10


normally had higher participating farmers than others. Participating farmers had less
treatment frequency, using health care services than others. Knowledge of farmers about
Health Insurance policies was dim. Therefore, they considered that Health Insurance
was useful when they got sick or Health Insurance would deduce their treatment fees.
There were few farmers realizing the benefit of Health Insurance that shared their risks
leading to direct proportion between number of participating farmers and their own
ages. Besides, income of farmers also affected to their willingess to participating Health
Insurance. Indeed, the higher income farmers had, the higher willingness they
participated to Health Insurance. Some outside factors also had effects when farmers
participating Health Insurance such as difficulty when using Health Insurance in
medical examination, low quality of facilities, doctors, medical staffs. The procedure to
participate Health Insurance was still complex. According the situation of farmers
paricipating Health Insurance, three groups of solutions would be proposed. To social
Insurance organizations, solutions were enhancing collaboration of whole politic
system, enhancing propaganda of Health Insurance rules, establishing network agencies

of Health Insurance, recruiting better medical collaborators, reforming financial
mechanism, payment method, reducing spending on health care examinations of
farmers, enhancing inspection activities. To medical clinics/hosipitals, solutions were
upgrading facilities, improving quality of services as reforming administrative
procedures, apllying new technologies, organizing more trips to local units, improving
medical profession, improving perspective, behavior of medical staffs. To farmers,
solutions were changing their viewpoints to Health Insurance policies, their own
participating Health Insurance.

11


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, Bảo hiểm Y tế (BHYT) có ý nghĩa quan trọng hơn khi chi phí y
tế và nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng. không ai có thể phủ nhận những
thành tựu của ngành y học mở ra cho con người những hy vọng mới , nhiều bệnh
hiểm nghèo đã tìm được thuốc phòng và chữa bệnh. Nhiều trang thiết bị y tế hiện
đại được đưa vào để chuẩn đoán và điều trị. Nhiều công trình nghiên cứu về các
loại thuốc đặc trị đã thành công. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tiếp cận với
những thành tựu đó đặc biệt là những người nghèo. Đại đa số người dân bình
thường không có đủ khả năng tài chính để khám chữa bệnh, còn những người
khá giả hơn cũng có thể gặp đói nghèo bất cứ khi nào. BHYT là cần thiết với tất
cả mọi người do nó có tác dụng rất thiết thực. Hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều đã triển khai BHYT dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên dù triển khai
dưới hình thức nào thì BHYT cũng có chung những tác dụng giúp những người
tham gia BHYT khắc phục khó khăn về kinh tế khi bất ngờ bị ốm đau, bệnh tật;
làm tăng chất lượng khám chữa bệnh và quản lý y tế; tạo ra sự công bằng trong
khám chữa bệnh; góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
BHYT là chính sách xã hội mang ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ cộng

đồng được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng. Thành công trong thực hiện
chính sách, pháp luật về BHYT là nền tảng bền vững góp phần bảo đảm an sinh
xã hội, hướng tới mục tiêu công bằng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân
dân. Ngay từ năm 1992, Điều 39 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã ghi: “thực hiện bảo hiểm y tế, tạo điều kiện để mọi người dân được
chăm lo sức khỏe” và được tiếp tục khẳng định tại Hiến pháp sửa đổi năm
2013:“thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức
khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Đây là định hướng quan trọng để
thúc đẩy tiến trình thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Sau hơn 24 năm thi
hành chính sách BHYT, BHYT đã từng bước phát triển, đạt được những thành
tựu quan trọng. Số người tham gia BHYT tăng, đặc biệt là người nghèo và các
đối tượng chính sách. Mức độ tiếp cận dịch vụ y tế của người dân tham gia
BHYT được cải thiện rõ rệt. BHYT đã tạo ra nguồn tài chính công đáng kể cho
công tác khám chữa bệnh, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng trong chăm
sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

1


Thực tế cho thấy, diện bao phủ BHYT hiện nay đã đạt trên 70% dân số,
tuy nhiên, số người tham gia BHYT chủ yếu tập trung vào đối tượng người lao
động trong cơ quan nhà nước; đối tượng được quỹ BHXH đóng và ngân sách nhà
nước hỗ trợ. Mặc dù Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm
2014 đã quy định BHYT là bắt buộc nhưng việc phát triển BHYT đối với một số
đối tượng vẫn gặp khó khăn. Đặc biệt là dối tượng nông dân, tình hình tham gia
và thực hiện BHYT còn rất hạn chế.. Cụ thể: 40% người lao động còn chưa tham
gia BHYT; hộ gia đình cận nghèo còn 60% và nhóm hộ nông - lâm - ngư - diêm
nghiệp còn 66% (Nguyễn Thị Minh, 2015). Nguyên nhân là trong thời gian qua
việc thực hiện chính sách BHYT còn thiếu chỉ đạo cụ thể và mạnh mẽ của các cấp

chính quyền, các đoàn thể xã hội. Chưa xác định tỷ lệ bao phủ BHYT như là một
chỉ tiêu về phát triển KT-XH dẫn đến sự hạn chế khi mở rộng đối tượng tham gia
đối với một số nhóm đặc thù. Nhận thức của các đối tượng về lợi ích của chính
sách BHYT còn hạn chế. Bên cạnh đó, chất lượng khám chữa bệnh, thậm chí
ngay cả những dịch vụ y tế thuộc phạm vi quyền lợi BHYT chưa được bảo đảm
và cơ chế thanh toán chi phí và cách thức tổ chức khám chữa bệnh BHYT với
nhiều thủ tục hành chính phức tạp cũng làm giảm đi tính hấp dẫn của BHYT.
Tính đến hiện nay số lượng người tham gia BHYT cả huyện Tiên Du
chiếm hơn 70%, nhưng trong đó số người nông dân tham gia BHYT chiếm tỷ lệ
còn thấp chỉ được 23,25%. Hiện nay để tham gia bảo hiểm y tế thì tất cả mọi
người trong gia đình đều phải tham gia. Mà trên thực tế, các hộ nông dân ở đây
chưa nhận thức được sự cần thiết tham gia BHYT. Chính vì vậy trong quá trình
thực hiện chính sách còn gặp nhiều khó khăn. Các nghiên cứu trước đây về
BHYT đã có nguyên cứu về tình hình thực hiện, sự tham gia BHYT của người
dân nhưng ở các địa phương khác, trên địa bàn huyện Tiên Du chưa có nghiên
cứu nào. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân do đâu mà thực mà thực trạng thực hiện
BHYT của nông dân tại huyện Tiên Du còn gặp nhiều bất cập như vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực hiện bảo hiểm y tế của nông dân
trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện bảo hiểm y tế của nông dân trên
địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường thu

2


hút nông dân tham gia bảo hiểm y tế ở địa phương nhằm góp phần tăng cường
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về nội dung thực hiện Bảo hiểm
Y tế của nông dân;
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện bảo hiểm y tế
của nông dân trên địa bàn huyên Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh những năm qua
- Đề xuất giải pháp tăng cường thu hút nông dân tham gia bảo hiểm y tế
trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh nhằm góp phần tăng cường chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe của người dân trong những năm tới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện bảo hiểm y tế của nông dân
được thực hiện qua các đối tượng khảo sát sau”
- Các hộ nông dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn huyên Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh
- Các cán bộ liên quan đến bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh.
- Cơ quan quản lý bảo hiểm y tế
1.3.2. Phạm vi về nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về thời gian
- Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập 2013-2015
- Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu ngày được thu thập 2016
- Các giải pháp đề xuất cho đến 2020
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
- Đề tài được nghiên cứu trên phạm vi huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Một
số nội dung chuyên sâu được khảo sát tại 1 số xã đại diện.
1.3.2.3. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực
hiện BHYT của nông dân trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, các giải
pháp đẩy mạnh BHYT cho nông dân.

3



1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa được lý luận về vài trò, nội dung thực
hiện BHYT của nông dân. góp phần củng cố nhận thức và vai trò BHYT của
nông dân trong chiến lược thực hiện BHYT toàn dân.
Nghiên cứu đã nêu rõ được thực trạng tình hình thực hiện BHYT của nông
dân trên địa bàn huyện Tiên Du. Số lượng nông dân tham gia BHYT, tình hình
về cơ sở vật chất phục vụ KCB cho nông dân, đặc biệt là nông dân tham gia
BHYT. Nghiên cứu cũng phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực
hiện BHYT của nông dân trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện
BHYT của nông dân. Nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp có khả năng áp dụng
cho địa phương và có giá trị tham khảo với các địa phương khác.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NÔNG DÂN
2.1.1. Các khái niệm
Khái niệm về bảo hiểm: Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm
cam kết bồi thường cho người tham gia bảo hiểm trong từng trường hợp xảy
ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia phải nộp một
khoản phí cho chính minh hoặc cho người thứ ba. Điều này có nghĩa là người
tham gia chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp các khoản phí
để hình thành quỹ dự trữ (quỹ bảo hiểm). Khi người tham gia gặp rủi ro dẫn
đến tổn thất, người tham gia bảo hiểm lấy quỹ dự trữ cấp hoặc bồi thường
thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm. Phạm vi bảo

hiểm là rủi ro mà người tham gia đăng ký ovwis ngư ời bảo hiểm (Phạm Thị
Định, 2005).
Bảo hiểm là một lĩnh vực rộng và phức tạp hàm chứa yếu tố kinh tế,
pháp lý và kỹ thuật nghiệp vụ đặc thù nên rất khó tìm ra được một định nghĩa
hoàn hảo thể hiện được tất cả các khía cạnh. Nếu chỉ xét về phương diện kinh
tế, “Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người
được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi
ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm
cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp khoản tiền gọi là phí bảo hiểm” (Phạm Thị
Lan Anh, 2007).
Khái niệm bảo hiểm xã hội “BHXH là sự thay thế hoặc bù đắp một phần
thu nhập cho người LĐ khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản,
TNLĐ & BNN, tàn tật thất nghiệp , tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở một quỹ tài
chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH có sự bảo hộ của nhà nước
theo pháp luật nhằm đảo bảo an toàn đời sống cho người LĐ và gia đình họ ,
đồng thời góp phần đảm bảo an toàn XH” (Võ Thành Tâm, 2008).
Theo Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 12/07/2006 : “BHXH là một tổ
chức của Nhà nước nhằm sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung do sự đóng góp của
người chủ sử dụng lao động, người lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm
bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị

5


giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Khoản
trợ cấp này giúp cho người lao động và gia đình họ sống ổn định, điều này còn
tác động đến cả an sinh xã hội”.
Khái niệm về bảo hiểm y tế: “Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp
dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà

nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định”
(Quốc hội, 2008).
Khái niệm về bảo hiểm y tế toàn dân: Thực tế, không có quốc gia nào trên
thế giới bảo đảm 100% dân số đều có thẻ BHYT. Những quốc gia đạt tỷ lệ bao
phủ BHYT cao có thể lên đến 95–98% dân số. Tuy nhiên, có những nhóm dân cư
BHYT không thể bao phủ hết, ví dụ người vô gia cư, người sống ở các vùng quá
xa xôi, hẻo lành, núi cao… Nếu để bao phủ BHYT con số ít còn lại này, chi phí
hành chính và quản lý để thực hiện là rất lớn, tốn kém và không hiệu quả. Vì vậy,
với những nhóm dân cư này, khi đau ốm, Nhà nước cần có những cơ chế hỗ trợ
tài chính bổ sung khác hiệu quả hơn, đỡ tốn kém hơn (ví dụ miễn giảm viện phí
trực tiếp, quỹ hỗ trợ KBCB…), chứ không nhất thiết phải bao phủ 100% dân số
có thẻ BHYT (Quốc hội, 2014).
Khái niệm về hộ nông dân: Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng(1993)
cho rằng: “ Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong
nông nghiệp và nông thôn”. Theo Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng “Hộ nông
dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm
nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”. Theo Nguyễn
Sinh Cúc (2001) cho rằng: “ Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc
50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động
trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây
trồng, bảo vệ thực vật…) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào
nông nghiệp”.
Nghiên cứu những khái niệm trên về hộ nông dân tác giả nhân thức cá
nhân tôi cho rằng: Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề
sản xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề
nông nghiệp. Ngoài hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt
động phi nông nghiệp ở các mức độ khác nhau.

6



2.1.2. Bản chất, nguyên tắc và vai trò của bảo hiểm y tế
2.1.2.1. Bản chất của Bảo hiểm Y tế
* Bảo hiểm y tế trước hết là một nội dung của BHXH – một trong những bộ phận
quan trọng của hệ thống bảo hiểm xã hội hay còn gọi là hệ thống an sinh xã hội
Thực chất, BHYT mang tính chất của BHXH là một hình thức bảo hiểm
sức khỏe của con người được các nước quan tâm phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên,
Việt Nam triển khai bảo hiểm y tế độc lập với BHXH. Vì vậy, BHYT Việt Nam
được tách ra với tên gọi riêng, không thuộc khái niệm bảo hiểm xã hội, mặc dù
đó là bảo hiểm mang tính chất xã hội và phi lợi nhuận (Phạm Thị Định, 2005).
* BHYT là một tổ chức cộng đồng đoàn kết tương trợ lẫn nhau
Ở các nước công nghiệp phát triển người ta định nghĩa BHYT trước hết
là một tổ chức cộng đồng đoàn kết tương trợ lẫn nhau, nó có nhiệm vụ gìn giữ
sức khỏe, khôi phục lại sức khỏe hoặc cải thiện tình hình sức khỏe của người
tham gia BHYT. Như vậy, trong hoạt động BHYT thì tính cộng đồng đoàn kết
cùng chia sẻ rủi ro rất cao; nó là nền tảng cho lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức
khỏe; nó điều tiết mạnh mẽ giữa người khỏe mạnh với người ốm yếu, giữa
thanh niên với người già cả và giữa người thu nhập thấp với người thu nhập
cao. Sự đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong BHYT là sự đảm bảo cho từng người
dựa trên cơ sở của sự đoàn kết không điều kiện, của sự hợp tác cùng chung
lòng, chung sức và gắn kết chặt chẽ với nhau. Theo định nghĩa BHYT nêu trên
thì sự đoàn kết tương trợ vừa mang ý nghĩa tự giác, vừa mang ý nghĩa cùng
chịu trách nhiệm và có sự thống nhất về quan điểm chung. Người ta còn cho
rằng: Đoàn kết tương trợ là nền tảng xã hội cho sự phát triển mỗi chế độ xã hội
loài người và nó mang lại một gương mặt nhân đạo mới cho chế độ xã hội đó.
Tính nhân đạo của hoạt động đoàn kết tương trợ sẽ đánh dấu bước tiến bộ của
thể chế xã hội. Đây cũng chính là bản chất nhân văn của hoạt động BHYT mà
chúng ta đề cập đến. Tuy nhiên đoàn kết tương trợ không chỉ là quyền được
nhận mà còn phải có nghĩa vụ đóng góp.
BHYT sẽ đảm bảo cho những người tham gia BHYT và các thành viên

gia định của họ những khả năng đề phòng, ngăn ngừa bệnh tật, phát hiện sớm
bệnh tật, chữa trị và khôi phục lại sức khỏe sau bệnh tật.
Ngoài ra khi sức khỏe của người nông dân càng được nâng cao hơn thì
tuổi thọ cũng ngày càng tăng. Mà tuổi thọ bình quân là một trong ba yếu tố cấu

7


thành lên chỉ số phát triển con người (HDI) do thế giới quy định. Việc nâng cao
tuổi thọ bình quân đồng nghĩa với HDI của Việt Nam tăng, góp phần to lớn trong
việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
2.1.2.2. Nguyên tắc trong bảo hiểm
- Góp phần ổn định kinh tế cho người tham gia từ đó khôi phục và phát
triển sản xuất đời sống, đồng thời tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế và xã hội
của đất nước (Phạm Thị Định, 2005).
- Phân phối lại tổng sản phẩm trong nước giữa những người tham gia
nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi tai nạn, rủi ro bất ngờ xảy ra gây
tổn thất đối với người tham gia bảo hiểm (Phạm Thị Định, 2005).
- Phân phối trong bảo hiểm là không đều, không bằng nhau, nghĩa là
không ai tham gia cũng được phân phối và phân phối số tiền như nhau. Phân phối
trong bảo hiểm là phân phối cho số ít người tham gia bảo hiểm không may gặp
rủi ro bất ngờ thiệt hại đến sản xuất và đời sống trên cơ sở mức thiệt hại thực tế
và điều kiện bảo hiểm (Phạm Thị Định, 2005).
- Hoạt động bảo hiểm dựa trên nguyên tác “số đông bù số ít”. Nguyên tác
được quán triệt trong quá trình lập quỹ dự trù bảo hiểm cũng như quá trình phân
phối bồi thường, quá trình phân tán rủi ro (Phạm Thị Định, 2005).
* Nguyên tắc bảo hiểm y tế
Theo Điều 3, luật BHYT năm 2014 nguyên tắc BHYT có 5 nguyên tắc sau:
(1) Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.
(2) Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương,

tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực
hành chính.
(3) Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm
vi quyền lợi của người tham gia BHYT.
(4) Chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT do quỹ BHYT và người tham
gia BHYT cùng chi trả.
(5) Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch,
bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.
2.1.2.3. Vai trò của bảo hiểm y tế đối với nông dân
BHYT là một chính sách xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy
động sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức cá

8


nhân có nhu cầu được bảo hiểm, từ đó hình thành nên một quỹ và quỹ này sẽ
được dùng để chi trả chi phí khám chữa bệnh, khi một người nào đó không may
mắc bệnh mà họ có tham gia BHYT (Phạm Thị Định, 2005).
Thứ nhất BHYT chính là biện pháp để xóa đi sự bất công giữa người giàu
và người nghèo, để mọi người có bệnh đều được điều trị với điều kiện họ có tham
gia BHYT. Với BHYT, mọi nguời sẽ được bình đẳng hơn, đặc biệt điều trị theo
bệnh, đây là một sự đặc trưng ưu việt của BHYT. BHYT mang tính nhân đạo cao
cả và được xã hội hóa theo nguyên tác “số đông bù số ít”. Số đông người tham
gia để hình thành quỹ và quỹ này được dùng để chi trả chi phí khám chữa bệnh
cho một số ít người không may gặp phải rủi ro bệnh tật. Tham gia BHYT vừa có
lợi cho mình, vừa có lợi ích cho xã hội. Sự đóng góp của mọi người chỉ là đóng
góp phần nhỏ so với chi phí khám chữa bệnh khi họ gặp phải rủi ro ốm đau, thậm
chí sự đóng góp của cả một đời người cũng không đủ cho một lần chi phí khi mắc
bệnh hiểm nghèo. Do vậy sự đóng góp của cộng đồng xã hội để hình hành nên
quỹ BHYT là tối cần thiết và được thực hiện theo phương châm: “Mình vì mọi

người, mọi người vì mình”, khi khỏe thì để hỗ trợ người ốm đau, khi không may
ốm đau thì lại nhận được sự đóng góp của cộng đồng, điều nay đã thực sự mang
lại sự công bằng trong khám chữa bệnh (Phạm Thị Định, 2005).
Thứ hai: BHYT giúp người tham gia khắc phục khó khăn, cũng như ổn
định về mặt tài chính khi không may gặp phải rủi ro ốm đau. Nhờ có BHYT,
nguời dân sẽ an tậm được phần nào về sức khỏe cũng như kinh tế, bời vì họ đã có
một phần là quỹ dự phòng của mình dành riêng cho vấn đề chăm sóc sức khỏe,
đặc biệt với những người nghèo chẳng may mắc bệnh. Như vậy, BHYT ra đời có
tác dụng khắc phục hậu quả và kịp thời ổn định được cuộc sống cho người dân khi
họ bị ốm đau, tạo cho họ một niềm lạc quan trong cuộc sống, từ đó giúp họ
yên tâm lao động sản xuất tạo ra của cải vât chất cho chính bản thân họ và sau đó
là cho xã hội, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của xã hội (Phạm Thị Định, 2005).
Thứ ba: Bảo hiểm y tế ra đời còn góp phần giáo dục cho mọi người dân
trong xã hội về tính nhân đạo theo phương châm: “Lá lành đùm lá rách”, đặc biệt
là giúp giáo dục cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ tuổi về tính cộng đồng thông qua
loại hình BHYT học sinh- sinh viên (Phạm Thị Định, 2005).
Thứ tư” BHYT làm tăng chất lượng khám chữa bệnh và quản lý y tế thông
qua hoạt động quỹ BHYT. Lúc đó trang thiết bị y tế sẽ hiện đại hơn, có kinh phí
để sản xuất các loại thuốc đặc trị chữa bệnh hiểm nghèo, có điều kiện nâng cấp

9


các cơ sở khám chữa bệnh một cách có hệ thống và hoàn thiện hơn, giúp người
dân khám chữa bệnh được thuận lợi. Đồng thời đội ngũ cán bộ y tế sẽ được đào
tạo tốt hơn, các y bác sỹ sẽ có điều kiện nâng cao tay nghề, tích lũy kinh nghiệm,
có trách nhiệm đối với công việc hơn, dẫn đến sự quản lý dễ dàng và chặt chẽ
hơn trong khám chữa bệnh (Phạm Thị Định, 2005).
Thứ năm: BHYT con có tác dụng góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân
sách Nhà nước.

Thứ sáu: Chỉ tiêu phúc lợi xã hội trong mỗi nước cũng biểu hiện trình độ
phát triển của nước đó. Do vậy BHYT là một công cụ vĩ mô của Nhà nước để
thực hiện tốt phúc lợi xã hội, đồng thời tạo nguồn tài chính hỗ trợ, cung cấp cho
hoạt động chăm sóc sức khỏe của người dân (Phạm Thị Định, 2005).
Thứ bảy: BHYT còn góp phần đề phòng và hạn chế những bệnh hiểm
nghèo theo phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Với việc kết hợp với các
cơ sở khám chữa bệnh BHYT kiểm tra sức khỏe, chăm sóc sức khỏe cho đại đa số
những người tham gia BHYT, từ đó phát hiện kịp thời những căn bệnh hiểm
nghèo và có phương pháp chữa trị kịp thời, tránh được những hậu quả xấu, mà
nếu không tham gia BHYT tâm lý người dân thường sợ tốn kém, do đó mà coi
thường hoặc bỏ qua những căn bệnh có thể dẫn đến tử vong (Phạm Thị Định,
2005).
Thứ tám: BHYT còn góp phần đổi mới cơ chế quản lý y tế.
Như vậy BHYT ra đời không những giúp người tham gia BHYT khắc
phục khó khăn về kinh tế khi gặp rủi ro ốm đau xảy ra mà còn giảm bớt gánh
nặng cho ngân sách Nhà nước, góp phần đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao chất
lượng và công bằng trong khám chữa bệnh.
2.1.3. Nội dung chính sách bảo hiểm y tế
* Đối tượng tham gia BHYT
Đối tượng của BHYT là sức khoẻ của con người, bất kỳ ai có sức khoẻ và
có nhu cầu bảo vệ sức khoẻ cho mình đều có quyền tham gia BHYT. Như vậy
đối tượng tham gia BHYT là tất cả mọi người dân có nhu cầu BHYT cho sức
khoẻ của mình hoặc một người đại diện cho một tập thể, một cơ quan …đứng ra
ký kết hợp đồng BHYT cho tập thể, cơ quan ấy (Quốc hội, 2014)
Trong thời kỳ đầu mới triển khai BHYT, thông thường các nước đều có
hai nhóm đối tượng tham gia BHYT là bắt buộc và tự nguyện. Hình thức bắt
10


buộc áp dụng đối với công nhân viên chức nhà nước và một số đối tượng như

người về hưu có hưởng lương hưu, những người thuộc diện chính sách xã hội
theo qui định của pháp luật ... hình thức tự nguyện áp dụng cho mọi thành viên
khác trong xã hội có nhu cầu và thường giới hạn trong độ tuổi nhất định tuỳ theo
từng quốc gia (Quốc hội, 2014).
* Phạm vi BHYT
Mọi đối tượng tham gia BHYT khi không may gặp rủi ro về ốm đau,
bệnh tật đi KCB đều được cơ quan BHYT xem xét chi trả bồi thường nhưng
không phải mọi trường hợp đều được chi trả và chi trả hoàn toàn chi phí KCB,
BHYT chỉ chi trả trong một phạm vi nhất định tuỳ điều kiện từng nước (Quốc
hội, 2014).
BHYT là hoạt động thu phí bảo hiểm và đảm bảo thanh toán chi phí y tế
cho người tham gia bảo hiểm. Mặc dù mọi người dân trong xã hội đều có quyền
tham gia BHYT nhưng thực tế BHYT không chấp nhận bảo hiểm thông thường
cho người mắc bệnh nan y nếu không có thoả thuận gì thêm (Quốc hội, 2014).
Những người đã tham gia BHYT khi gặp rủi ro về sức khoẻ đều được
thanh toán chi phí KCB với nhiều mức độ khác nhau tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên
nếu KCB trong các trường hợp cố tình tự huỷ hoại bản thân trong tình trạng
không kiểm soát được hành động của bản thân, vi phạm pháp luật … thì không
được cơ quan BHYT chịu trách nhiệm (Quốc hội, 2014).
Ngoài ra, mỗi quốc gia đều có những chương trình sức khoẻ quốc gia khác
nhau. Cơ quan BHYT cũng không có trách nhiệm chi trả đối với người được
BHYT nếu họ KCB thuộc chương trình này (Quốc hội, 2014).
* Phương thức BHYT
Theo Quốc hội, (2014).. Căn cứ vào mức độ thanh toán chi phí KCB cho
người có thẻ BHYT thì BHYT có nhiều phương thức thanh toán khác nhau, cụ
thể là:
- BHYT trọn gói là phương thức BHYT trong đó cơ quan BHYT sẽ chịu
trách nhiệm về mọi chi phí y tế thuộc phạm vi BHYT cho người được BHYT.
- BHYT trọn gói trừ các đại phẫu thuật là phương thức BHYT trong đó cơ
quan BHYT sẽ chịu trách nhiệm về mọi chi phí y tế thuộc phạm vi BHYT cho

người được BHYT , trừ các chi phí y tế cho các cuộc đại phẫu (theo quy định của
cơ quan y tế).

11


- BHYT thông thường là phương thức BHYT trong đó trách nhiệm của cơ
quan BHYT được giới hạn tương xứng với trách nhiệm và nghĩa vụ của người
được BHYT.
Đối với các nước phát triển có mức sống dân cư cao, hoạt động BHYT đã
có từ lâu và phát triển có thể thực hiện BHYT theo cả ba phương thức trên. Đối
với các nước đang phát triển, mới triển khai hoạt động BHYT thường áp dụng
phương thức BHYT thông thường.
Đối với phương thức BHYT thông thường thì BHYT được tổ chức dưới
hai hình thức đó là BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện. BHYT bắt buộc được
thực hiện với một số đối tượng nhất định được qui định trong các văn bản pháp
luật về BHYT. Dù muốn hay không những người thuộc đối tượng này đều phải
tham gia BHYT, số còn lại không thuộc đối tượng bắt buộc tuỳ theo nhu cầu và
khả năng kinh tế có thể tham gia BHYT tự nguyện.
* Phí BHYT
Theo Quốc hội, (2014), phí BHYT như sau:
- Phí BHYT là số tiền mà người tham gia BHYT phải đóng góp để hình
thành quỹ BHYT.
- Phí BHYT phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: xác suất mắc bệnh, chi phí y
tế, độ tuổi tham gia BHYT …ngoài ra có thể có nhiều mức phí khác nhau cho
những người có khả năng tài chính khác nhau trong việc nộp phí lựa
chọn…Trong đó chi phí y tế là yếu tố quan trọng nhất và nó phụ thuộc vào các
yếu tố sau: tổng số lượt người KCB, số ngày bình quân của một đợt điều trị, chi
phí bình quân cho một lần KCB, tần suất xuất hiện các loại bệnh…
- Phí BHYT thường được tính trên cơ sở các số liệu thống kê về chi phí y

tế và số người tham gia BHYT thực tế trong thời gian liền ngay trước đó. Phí
BHYT bao gồm cả chi phí quản lý cho cơ quan, tổ chức đứng ra thực hiện và
thường tính cho một năm. Việc tính phí không hề đơn giản vì nó vừa phải đảm
bảo chi trả đủ chi phí KCB của người tham vừa phải đảm bảo quyền lợi tối thiểu
với mức phí tương ứng.
* Quỹ BHYT
Theo Quốc hội, (2014), quỹ BHYT như sau:
- Tất cả những người tham gia BHYT đều phải đóng phí và Quỹ BHYT
được hình thành từ phần đóng góp này.

12


×