Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 129 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN TRỌNG VINH

PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CHO
NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN YÊN,
TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
thàng


năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Vinh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài
nhà trường.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể các thầy, các cô
đang công tác, giảng dạy tại Học viện nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các thầy cô
giáo trong Khoa Kinh tế & PTNT, Bộ môn Phát triển nông thôn – Học viện nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình
học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng trân trọng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Mai Thanh Cúc, Bộ
môn Phát triển nông thôn đã dành nhiều thời gian và công sức trực tiếp hướng dẫn tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ công nhân viên chức cơ
quan BHXH huyện Tân Yên, cơ quan BHXH tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực tập tại cơ quan.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và những
người thân đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Hà Nội, ngày thàng
năm 2016
Tác giả luận văn


Nguyễn Trọng Vinh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................
ii Mục lục ............................................................................................................................
iii

Danh

mục

chữ

viết

tắt

....................................................................................................... v Danh mục bảng
................................................................................................................ vi Danh mục sơ
đồ, đồ thị, hộp ........................................................................................... vii Trích yếu
luận văn ......................................................................................................... viii Thesis
abstract................................................................................................................... x Phần
1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..........................................................................
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................
2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.5. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................................
3
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện .......... 5
2.1. Cơ sở lý luận ..............................................................................................................
5
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản......................................................................................... 5
2.1.2. Phân loại bảo hiểm.................................................................................................. 7
2.1.3. Vai trò, bản chất và nguyên tắc của BHXHTN cho nông dân ...............................
8
2.1.4. Tổ chức phân cấp thu, chi BHXHTN ................................................................... 11
2.1.5. Nội dung của phát triển BHXHTN ......................................................................
13
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển BHXHTN cho nông dân ............................
16
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................
21
3


2.2.1. Kinh nghiệm phát triển BHXH tự nguyện của các nước trên thế giới ................. 21
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển BHXHTN cho nông dân ở Việt Nam ............................. 26
2.2.3. Một số công trình nghiên cứu liên quan tới phát triển BHXH tự nguyện .................
30

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................. 32
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................................
32

4


3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................................... 34
3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 42
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................................... 42
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin .................................................. 43
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin ............................................... 46
3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................... 47
Phần 4. Kết quả và thảo luận....................................................................................... 48
4.1. Tình hình triển khai chính sách BHXHTN trên địa bàn huyện Tân Yên ................ 48
4.1.1. Sự chỉ đạo của BHXH tỉnh Bắc Giang ................................................................. 48
4.1.2. Sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Tân Yên .............................................. 49
4.1.3. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Tân Yên ................................. 50
4.1.4. Sự hợp tác của cơ quan đoàn thể .......................................................................... 50
4.1.5. Sự hợp tác UBND các xã, thị trấn ........................................................................ 50
4.1.6. Sự chỉ đạo BHXH huyện Tân Yên ....................................................................... 51
4.2. Thực trạng phát triển BHXHTN cho nông dân huyện Tân Yên.............................. 54
4.2.1. Tổ chức thu, chi BHXH TN tại huyện Tân Yên ................................................... 54
4.2.2. Tình hình tham gia BHXHTN của nông dân huyện Tân Yên .............................. 59
4.2.3. Phát triển về số lượng đối tượng tham gia BHXHTN ......................................... 65
4.2.4. Phát triển dịch vụ BHXHTN ................................................................................ 67
4.2.5. Phát triển loại hình BHXH.................................................................................... 71
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bhxh tự nguyện...................................................
73

4.3.1. Nhóm yếu tố xuất phát từ phía tổ chức BHXH .................................................... 73
4.3.2. Các yếu tố xuất phát từ phía nông dân.................................................................. 80
4.3.3. Nhóm yếu tố khác ................................................................................................. 84
4.4. Định hướng và giải pháp phát triển BHXHTN cho nông dân trên địa bàn huyện
Tân Yên, tỉnh bắc giang ............................................................................................ 86
4.4.1. Định hướng và căn cứ đề xuất giải pháp .............................................................. 86
4.4.2. Giải pháp phát triển BHXHTN trên địa bàn huyện Tân Yên ............................... 88
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 98
5.1. Kết luận.................................................................................................................... 98
5.2. Kiến nghị.................................................................................................................. 99
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 101
Phụ lục .......................................................................................................................... 104

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ASXH

An sinh xã hội

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHXH BB


Bảo hiểm xã hội bắt buộc

BHXH TN

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHXH ND

Bảo hiểm xã hội nông dân

BHYT

Bảo hiểm y tế

CN - XD

Công nghiệp - Xây dựng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

ILO

Tổ chức Lao động thế giới


NCKH

Nghiên cứu khoa học

NLĐ

Người lao động

NSNN

Ngân sách Nhà nước

LLLĐ

Lực lượng lao động

SDLĐ

Sử dụng lao động

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TBXH

Thương binh xã hội

TM - DV


Thương mại - Dịch vụ

TNLĐ – BNN

Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Tình hình tham gia bảo hiểm của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2014 ....... 27

Bảng 3.1.

Phân tổ điều tra mẫu điều tra ................................................................... 43

Bảng 3.2.

Thu thập thông tin thứ cấp....................................................................... 44


Bảng 3.3.

Một số đặc điểm cơ bản của chủ hộ điều tra ........................................... 45

Bảng 4.1.

Các hoạt động tuyên truyền của BHXH huyện Tân Yên ........................ 54

Bảng 4.2.

Tình hình thu, chi BHXH huyện Tân Yên từ năm 2011 – 2014 ............. 58

Bảng 4.3.
59

Nhu cầu và kết quả tham gia BHXHTN của nhóm hộ điều tra ....................

Bảng 4.4.

Thống kê số lượng lao động về BHXH của huyện Tân Yên ................... 60

Bảng 4.5.

Tình hình tham gia BHXHTN của nhóm hộ điều tra .............................. 61

Bảng 4.6.

Tình hình tham gia BHXHTN theo ngành nghề của huyện Tân Yên
giai đoạn 2011 - 2014 .............................................................................. 63


Bảng 4.7.

Ý kiến đánh giá của người dân về BHXHTN ......................................... 69

Bảng 4.8.

Mức độ hài lòng của nhóm đối tượng tham gia BHXHTN ..................... 70

Bảng 4.9.

Ý kiến đánh giá của các hộ dân đã tham gia BHXHTN về thủ tục ......... 74

Bảng 4.10.

Nguyên nhân chính dẫn tới người dân chưa tham gia BHXHTN ........... 75

Bảng 4.11.

Công tác phục vụ ảnh hưởng đến kết quả phát triển BHXHTN.............. 77

Bảng 4.12.

Mức độ hiểu biết chính sách BHXH của người nông dân ảnh hưởng
đến kết quả phát triển BHXHTN ............................................................. 78

Bảng 4.13.

Yếu tố thu nhập hàng tháng của nông dân ảnh hưởng đến quyết định
tham gia BHXHTN.................................................................................. 81


Bảng 4.14 .

Yếu tố độ tuổi ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXHTN ............... 82

Bảng 4.15.

Mức phân chia trình độ giáo dục ............................................................. 83

Bảng 4.16.

Trình độ học vấn của nông dân ảnh hưởng đến quyết định tham
gia BHXH ............................................................................................... 83

Bảng 4.17.

Ma trận SWOT ........................................................................................ 86

6


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HỘP
Sơ đồ:
Sơ đồ 2.1. Các cấp quản lý thu BHXHTN .................................................................... 11
Sơ đồ 4.1. Tổ chức hoạt động của BHXH huyện Tân Yên ........................................... 52
Đồ thị:
Đồ thị 4.1. Tình hình tham gia bảo hiểm tự nguyện của nhóm hộ điều tra ................... 61
Đồ thị 4.2. Tình hình tham gia BHXHTN phân theo ngành nghề của huyện Tân Yên .....
64
Đồ thị 4.3. Nguyên nhân chưa tham gia BHXHTN của nông dân................................. 75

Hộp:
Hộp 4.1.

Hình thức tuyên truyền tới người dân về BHXH ......................................... 65

Hộp 4.2.

Các quy định nhằm thu hút người lao động tham gia BHXH TN ............... 66

Hộp 4.3.

Tham gia đào tạo, tập huấn các chương trình bảo hiểm............................... 67

Hộp 4.4.

Ý kiến về chất lượng phục vụ liên quan tới chăm sóc sức khỏe của
người tham gia BHXHTN ............................................................................
68

Hộp 4.5.

Ý kiến của người nông dân về phát triển loại hình BHXHTN .................... 71

Hộp 4.6.

Nguyên nhân chưa tham gia BHXHTN của nông dân................................. 76

vii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Trọng Vinh
Tên Luận văn: “Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”.
Ngành: Quản lý kinh tế:

Mã số: 60.34.04.10

Cơ sở đào tạo: Học viên Nông nghiệp Việt Nam
Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động hiện nay là một vấn đề có ý
nghĩa quan trọng được Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Trong những
năm qua, vị trí, vai trò, ý nghĩa và các mục tiêu của công tác này đã liên tục được đề cập
đến trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước và Chính phủ.
Huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang là vùng kinh tế hiện nay đang gặp rất nhiều khó
khăn trong công tác phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện…Xuất phát từ các tồn tại thực
tiễn hiện nay, tác giả thực hiện đề tài “Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông
dân trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”.
Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng
tới công tác phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang, trong đó tập trung nghiên cứu tại 3 điểm là xã Cao Thương, Xã Phúc Sơn, xã
Việt Ngọc các số liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015,
(số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2011 – 2015; số liệu sơ cấp thu thập năm 2014, 2015).
Từ đó đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển nhằm phát triển bảo
hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Đề tài tiến hành điều tra nghiên cứu 120 hộ dân tại 3 điểm nghiên cứu, các hộ
điều tra được lựa chọn ngẫu nhiên. Nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu thống kê để mô tả
hiện trạng công tác phát triển bảo hiểm trên địa bàn và các nhân tố ảnh hưởng đến công
tác đó, trên cơ sở đó xác định hạn chế của công tác phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện
trên địa bàn huyện. Đồng thời nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích SWOT nhằm
có cái nhìn tổng quát về các điểm mạnh, yếu, cơ hội cũng như thách thức trong hoạt

động phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyên.
Nghiên cứu chỉ ra hiện nay tỷ lệ nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
còn thấp. Trong đó, số lượng người tham gia chủ yếu thuộc nhóm lao động có thu nhập
cao (khá - trung bình), mức thu nhập ổn định. Chia theo ngành nghề tham gia bảo hiểm
thì ngành nông nghiệp là ngành có số lượng tham gia thấp hơn cả.

8


Công tác phát triển bảo hiểm tự nguyện còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định cụ
thể như: Chất lượng và số lượng cán bộ; điều kiện kinh tế xã hội; cơ sở vật chất, trang
thiết bị, công tác tuyên truyền, phổ biến về bảo hiểm xã hội …. còn mang tính ồ ạt, chưa
tập trung.
Luận văn xác định yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển bảo hiểm xã hội
tự nguyện là thu nhập, trình độ học vấn, mức độ nhận thức – hiểu biết bảo hiểm xã hội
tự nguyện, nhóm yếu tố chính sách, dịch vụ bảo hiểm và công tác tuyên truyền. Chính
sách bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được triển khai thực hiện nhiều năm nhưng bảo hiểm
xã hội tự nguyện vẫn chưa được người dân quan tâm và hưởng ứng. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến tình trạng này: thu nhập của người nông dân còn thấp và không ổn định,
mức độ hiểu biết của người dân về bảo hiểm xã hội tự nguyện còn rất hạn chế, thủ tục
rườm rà, công tác dịch vụ còn mang nặng tính hành chính, công tác thông tin truyền
thông chưa phát huy hết tác dụng… dẫn đến tình trạng nhu cầu thì nhiều khi triển khai
tham gia lại ít.
Đặc biệt luận văn đề ra các giải pháp cụ thể nhằm phát triển bảo hiểm xã hội tự
nguyện như: Hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định đối tượng tham gia, mức đóng phí,
điều kiện và mức hưởng chế độ, giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia…; Cải thiện chất lượng dịch vụ bảo hiểm xã hội nhằm nâng cao trách nhiệm
phục vụ nhân dân. Hàng năm có các cuộc thăm dò ý kiến của những người nông dân về
công tác quản lý, thái độ phục vụ hay chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện; Cần nâng cao
nhận thức của người dân về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện thông qua hình

thức tuyên truyền. Đặc biệt, quan tâm đến nội dung tuyên truyền về những lợi ích
thiết thực và tầm quan trọng của chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện không chỉ đối
với người trực tiếp tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà còn đối với cả cộng đồng.
Từ đó, khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với tinh thần tự
nguyện, tự giác cao; Tăng cường các giải pháp hỗ trợ sản xuất nâng cao thu nhập
cho nông dân dựa trên những thế mạnh của vùng.
Từ khóa: Bảo hiểm; Tự nguyện; Nông dân.

9


THESIS ABSTRACT
Voluntary social insurance for current employees is a significant issue is
important the Party, State, Government special attention. Over the years, the location,
role, meaning and the goals of this work has consistently been mentioned in many legal
documents of the Party , State and Government.
Tan Yen district, Bac Giang province's current economic areas are facing many
difficulties in the development of voluntary social insurance. ... Starting from the
current existence, the author implement the project "Development of voluntary social
insurance for farmers in Tan Yen district, Bac Giang province ".
Focused research topics assess the situation, identify the factors affecting the
development of voluntary social insurance Tan Yen district, Bac Giang province, where
research focuses on 3 points are Cao Thuong commune, Phuc Son commune, Viet Ngoc
commune data were collected during the period from 2011 to 2015, (secondary data
collected in 2011 to 2015; primary data collected in 2014, 2015). Since then propose
orientations and some solutions primarily developed to developing voluntary social
insurance in the district in the near future.
Subject research conducted survey of 120 households in three study sites, the
surveyed households were randomly selected. The study used the statistical indicators to
describe the current status of the development of insurance in the province and factors

that affect work; ... On that basis determine the limits of development work voluntary
social insurance in the district. At the same time research using SWOT analysis method
to have a general view of the strengths, weaknesses, opportunities and challenges in the
development activities voluntary social insurance.
The development of voluntary insurance exist certain limitations such as: The
quality and number of staff; social and economic conditions; facilities, equipment,
propagation and dissemination of social insurance is still on a massive, yet focused.
Thesis identify key factors affecting the development of voluntary social
insurance as income, education level, the level of awareness - understanding of
voluntary social insurance, group policy elements, translated insurance and propaganda.
Policy voluntary social insurance has been implemented for many years but voluntary
social insurance has not been interested citizens and responding. There are many causes
for this situation: the income of farmers is low and stable, the level of understanding of
the people on voluntary social insurance is very limited, cumbersome procedures, the

10


work of translation services are still heavily administrative, information and
communication activities do not promote effective ... lead to a situation when the
demand is much less deploy participate.
Especially thesis proposes to develop specific development of social insurance
voluntarily as: Improving the legal system as provided for audience participation, fee
levels, conditions and levels of entitlement, resolve disputes over the rights and
obligations of the parties ...; Improve the quality of insurance services to enhance social
responsibility to serve the people. Every year the poll of farmers on management,
service attitude or mode of voluntary social insurance; Need to raise awareness of
people about social policy of voluntary insurance in the form of propaganda. Especially
interested in content propaganda about the practical benefits and importance of social
insurance policies voluntarily not only for people directly involved in voluntary social

insurance, but also for the whole community Dong. From there, encouraging people to
participate in voluntary social insurance and voluntary, self-awareness is high;
Strengthening measures to support production increase income for farmers based on the
strengths of the region.
Keywords: Insurance; Voluntary; Farmer.

11


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXHTN) cho người lao động hiện nay là
một vấn đề có ý nghĩa quan trọng được Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặc biệt
quan tâm. Trong những năm qua, vị trí, vai trò, ý nghĩa và các mục tiêu của công
tác này đã liên tục được đề cập đến trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của
Đảng, Nhà nước và Chính phủ.
Trong nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển
phải sử dụng số lượng lao động lớn cho hoạt động SXKD, dịch vụ, nhu cầu tham
gia BHXH của những người trong độ tuổi lao động là rất lớn. Trong khi đó loại
hình BHXH BB mới chỉ áp dụng cho các đối tượng lao động làm việc trong các
doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, hội đoàn thể... còn số
lượng lớn lao động làm việc tại các hộ gia đình nông nghiệp, các làng nghề,
những người lao động tự do chưa thuộc đối tượng tham gia BHXHBB. Vì vậy,
việc mở rộng các loại hình BHXHTN để cho nhiều thành phần lao động đều có
thể tham gia nhằm huy động nguồn tài chính lớn và ổn định, góp phần đảm bảo
an sinh xã hội ngày một tốt hơn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
ngành BHXH. BHXHTN ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2008 nhưng tính
đến năm 2011, cả nước mới có 104.518 người tham gia BHXHTN trong đó tỷ lệ
nông dân tham gia rất thấp (Điều Bá Dược, 2012).
Huyện Tân Yên là một trong những huyện có số dân trong độ tuổi lao động

lớn, đa số vẫn là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, nghề thủ công
và các hoạt động dich vụ. Số lao động trên là nguồn lực để cơ quan BHXH huyện
Tân Yên mở rộng, phát triển hình thức BHXHTN. Nhưng qua nhiều năm triển
khai số lượng tham gia BHXHTN trên địa bàn đạt rất thấp. Trong khi đó, một bộ
phận người lao động có nhu cầu tham gia BHXH nhưng lại phải “gửi” đóng
BHXH vào các doanh nghiệp (mặc dù là không làm tại doanh nghiệp đó) với mức
đóng cao hơn mức đóng nhà nước quy định đối với loại hình BHXH BB.
Vậy thực trạng công tác phát triển BHXHTN trên địa bàn huyện Tân Yên
hiện nay ra sao? Đâu là yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia vào BHXHTN? Trong
điều kiện
1


hiện nay làm thế nào để thu hút người dân tham gia bảo BHXHTN?... Xuất phát
từ lý do trên, tôi quyết định nghiên cứu đề tài: "Phát triển bảo hiểm xã hội tự
nguyện cho nông dân trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1.
chung

Mục

tiêu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển BHXHTN cho nông dân huyện
Tân Yên tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển BHXHTN
cho nông dân trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ
thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển BHXHTN cho

nông dân;
- Đánh giá thực trạng phát triển BHXHTN cho nông dân huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển BHXHTN cho nông dân
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang;
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển BHXHTN cho nông dân huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận nào làm rõ vấn đề phát triển BHXHTN cho nông dân?
- Thực trạng phát triển BHXHTN cho nông dân ở huyện Tân Yên thời
gian qua như thế nào?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển BHXHTN của nông dân huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang?
- Những định hướng giải pháp nào cần đưa ra nhằm phát triển BHXHTN
cho nông dân huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên
cứu
- Người nông dân đã tham gia và thuộc đối tượng tham gia nhưng chưa
2


BHXHTN trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

3


- Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang và BHXH huyện Tân Yên
- Các tổ chức đoàn thể: Phòng Lao động và TBXH, Hội Nông dân, Hội
Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, ...

- UBND xã, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
=> Phát triển vấn đề bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển BHXHTN
cho nông dân; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển BHXHTN cho nông
dân; từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển BHXHTN cho nông dân trên địa
bàn huyện Tân Yên.
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu từ tháng 03 năm 2015 đến tháng
04 năm 2016. Số liệu thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về vấn đề
phát triển BHXHTN cho nông dân, chỉ ra bài học kinh nghiệm đối với phát triển
BHXHTN trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang;
- Luận văn đã tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển
BHXHTN cho nông dân trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang theo các
mặt:
+ Phát triển loại hình BHXHTN;
+ Phát triển số lượng người tham gia BHXHTN;
+ Phát triển chất lượng dịch vụ BHXHTN;
+ Vấn đề về thu, chi BHXHTN.
- Luận văn đã xác định các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển BHXHTN
cho nông dân trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang bao gồm:
+ Nhân tố thuộc về chính sách của Nhà nước;
+ Nhân tố thuộc về dịch vụ của cơ quan bảo hiểm;
4



+ Nhân tố thuộc về vấn đề thông tin tuyên truyền;
+ Nhân tố thuộc về bản thân người nông dân: Thu nhập; trình độ học vấn,
nhận thức; …
- Luận văn chỉ ra được các giải pháp nhằm phát triển BHXHTN cho nông
dân trên địa bàn huyên Tân Yên, tỉnh Bắc Giang như:
+ Quán triệt và thực hiện đồng bộ các chính sách Nhà nước về bảo hiểm
cho người dân;
+ Đổi mới mạnh mẽ công tác dịch vụ cửa cơ quan BHXH;
+ Phát huy hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền;
+ Tăng cường các giải pháp nhằm hỗ trợ sản xuất nâng cao thu nhập cho
nông dân …
- Đồng thời luận văn đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước; tỉnh Bắc
Giang; tổ chức chính trị, xã hội; và cơ quan BHXH nhằm phát triển vấn đề
BHXHTN cho nông dân./.

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số ít người
cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại, bằng cách mỗi
người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ
chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại
do rủi ro đó gây ra. Bảo hiểm là hình thức chuyển giao rủi ro. Mua bảo hiểm thực
chất là mua sự an tâm, là đổi lấy cái sự không chắc chắn có khả năng xảy ra thiệt
hại bằng sự chắc chắn thông qua việc bù đắp bằng tài chính.

Theo Luật BHXH (QH, 2006) và nay là Luật BHXH sửa đổi (QH, 2014)
giải thích khái niệm: "BHXH là sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho
người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ
sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH có sự bảo hộ
của Nhà nước theo pháp luật, nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao
động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội".
Theo Mạc Tiến Anh (2010) thì: “BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù
đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố rủi
ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, bằng cách hình
thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của người sử
dụng lao động, người lao động và sự bảo trợ của Nhà nước, nhằm đảm bảo an
toàn đời sống cho người lao động và cho gia đình họ, giúp phần bảo đảm an toàn
xã hội”.
Với tác dụng to lớn trong việc giảm gánh nặng ngân sách, cải thiện đời
sống cho đối tượng, bảo đảm ASXH bền vững, BHXH phát triển rộng rãi bảo
đảm cho mọi người lao động đều được tham gia, trong xã hội xuất hiện hình thức
BHXHTN. Hiện nay, trên thế giới tồn tại hai mô hình BHXHTN: thứ nhất,
BHXH TN áp dụng như là một hình thức BHXH bổ sung cho BHXH BB; thứ
hai, BHXHTN mở cho bất cứ người lao động nào tự nguyện tham gia. Mặc dù
mang tính chất tự nguyện nhưng chính sách BHXHTN vẫn là chính sách do Nhà
nước ban hành nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia. Nhà nước quy
6


định mức đóng góp để hình thành Quỹ BHXHTN đủ lớn để chi trả cho người
tham gia BHXHTN và xây dựng các chế độ mà người tham gia BHXH được
hưởng (bao gồm điều kiện hưởng, mức hưởng) để bảo đảm bù đắp rủi ro cho
người tham gia BHXHTN. Dưới góc độ tiếp cận đó, có thể đưa ra khái niệm về
BHXHTN như sau:

BHXHTN là một loại hình BHXH do Nhà nước ban hành để đảm bảo
thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải
những biến cố rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động bằng cách hình thành
và sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự tự nguyện đóng góp một phần thu
nhập của người lao động, người sử dụng lao động, nhằm đảm bảo an toàn đời
sống cho người lao động và cho gia đình họ, giúp phần bảo đảm an toàn xã hội.
Như vậy, loại hình BHXHTN chỉ có thể được hình thành và thực hiện trên
cơ sở:
Một là, có nhiều người lao động tham gia và có thể cả người sử dụng lao
động tự nguyện tham gia với điều kiện: có nhu cầu thực sự về BHXH; có khả
năng tài chính để đóng phí BHXHTN; có sự thống nhất với những quy định cụ
thể về mức đóng, mức hưởng, quy trình thực hiện, phương pháp quản lý, sử dụng
quỹ BHXHTN…của loại hình BHXHTN.
Hai là, có tổ chức, cơ quan đứng ra thực hiện chế độ, chính sách
BHXHTN như thu phí BHXH TN, quản lý quỹ BHXH TN, quản lý đối tượng
tham gia BHXH TN, thực hiện chi trả trợ cấp BHXHTN cho các đối tượng được
thụ hưởng.
Ba là, được Nhà nước bảo hộ và hỗ trợ khi cần thiết.
Trong Luật bảo hiểm xã hội, khái niệm BHXHTN là loại hình BHXH mà
người dân tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng góp và phương pháp
đóng góp phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH (QH, 2007).
BHXHTN cho nông dân là một loại hình BHXHTN, do Nhà nước ban
hành và áp dụng cho đối tượng là người lao động làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp.
Theo nghĩa thông thường, nông dân là những người tham gia vào sản xuất
nông nghiệp. Theo định nghĩa này, nông dân chỉ tham gia vào sản xuất nông
nghiệp. Trên thực tế, rất nhiều nông dân, ngoài việc tham gia vào sản xuất nông

7



nghiệp vẫn tham gia các hoạt động kinh tế khác như sản xuất tiểu thủ công
nghiệp, ngành nghề nông thôn và dịch vụ. Nông thôn ngày càng phát triển thì cơ
cấu ngành nghề trong nông thôn càng đa dạng. Do đó, khái niệm về nông dân cần
được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Nông dân là những người dân sống ở nông thôn
làm các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ khác nhau tùy theo khả
năng và lợi thế so sánh của họ (Đỗ Kim Chung, 2010).
Có thể hiểu khái niệm BHXHTN cho nông dân là một loại hình BHXHTN
do Nhà nước ban hành và áp dụng cho đối tượng là những người dân sống ở
nông thôn làm các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ khác nhau tùy
theo khả năng và lợi thế so sánh của họ.
2.1.2. Phân loại bảo hiểm
Trong Luật kinh doanh bảo hiểm (QH, 2000), chỉ ra:
Các loại hình bảo hiểm ngày càng được đa dạng và hoàn thiện. Từ chỗ
ngành bảo hiểm Việt Nam mới chỉ tiến hành một số nghiệp vụ bảo hiểm truyền
thống chủ yếu là bảo hiểm tài sản như: bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm tàu biển,
đến nay các doanh nghiệp bảo hiểm đã chú trọng hơn trong việc đa dạng hoá các
loại hình bảo hiểm và khai thác tốt hơn cả 3 nhóm nghiệp vụ bảo hiểm: bảo hiểm
con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm. Đồng thời, các quy tắc,
điều khoản, biểu phí bảo hiểm đã được nghiên cứu để phù hợp với không những
thị trường bảo hiểm Việt Nam mà còn với tập quán và thông lệ bảo hiểm thế giới
- Nếu phân loại theo đối tượng bảo hiểm thì có 3 loại:
+ Bảo hiểm tài sản;
+ Bảo hiểm con người (trong đó có bảo hiểm y tế);
+ Bảo hiểm nhân thọ.
- Nếu phân loại theo tính chất pháp lý thì có 2 hình thức:
+ Bảo hiểm bắt buộc;
+ Bảo hiểm tự nguyện.
- Nếu phân theo mục đích kinh doanh thì gồm có 2 hình thức:
+ Bảo hiểm xã hội;

+ Bảo hiểm thương mại.
- Theo thời gian hưởng trợ cấp thì có 2 loại:


+ Bảo hiểm ngắn hạn;
+ Bảo hiểm dài hạn.
2.1.3. Vai trò, bản chất và nguyên tắc của BHXHTN cho nông dân
2.1.3.1. Vai trò của BHXHTN
Theo Bộ LĐ – TB&XH (2007), BHXH nói chung và BHXHTN nói riêng
ra đời và phát triển ngày càng khẳng định được vai trò của mình trên nhiều
phương diện khác nhau trong thực tế cuộc sống cũng như trong phát triển kinh tế
xã hội. Có thể khái quát vai trò của BHXHTN trên các mặt sau:
- BHXHTN góp phần ổn định đời sống của người tham gia BHXH, đảm
bảo an toàn xã hội. Những người tham gia BHXHTN và gia đình họ sẽ được thay
thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi họ bị suy giảm, mất khả năng lao động,
mất việc làm hoặc chết. Nhờ có sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp thu nhập kịp
thời mà người tham gia BHXHTN nhanh chóng khắc phục được những tổn thất
vật chất, sớm phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục quá trình lao động,
hoạt động bình thường của bản thân.
- Tham gia BHXHTN còn giúp cho người lao động nâng cao hiệu quả
trong chi dùng cá nhân, giúp họ tiết kiệm những khoản tiền nhỏ, đều đặn để có
nguồn dự phòng cần thiết chi dùng khi già cả hay mất sức lao động. Đó không
chỉ là nguồn hỗ trợ vật chất mà còn là nguồn động viên tinh thần to lớn đối với
người nông dân khi gặp khó khăn, làm cho họ ổn định tâm lý, giảm bớt lo lắng
khi tuổi già.
- BHXHTN góp phần thực hiện công bằng xã hội. Phân phối trong BHXH
là sự chuyển dịch thu nhập mang tính xã hội, là sự phân phối lại giữa những
người có thu nhập cao, thấp khác nhau theo xu hướng có lợi cho những người có
thu nhập thấp; là sự chuyển dịch thu nhập của những người khỏe mạnh, may mắn
có việc làm ổn định cho những người ốm, yếu, gặp phải những biến cố rủi ro

trong lao động sản xuất và trong cuộc sống. Vì vậy, BHXHTN góp phần làm
giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.
2.1.3.2. Bản chất BHXHTN
a. Bản chất kinh tế của BHXHTN
Bản chất kinh tế của BHXH nói chung và BHXHTN nói riêng thể hiện ở
chỗ những người tham gia cũng đóng góp một khoản tiền trích trong thu nhập


(khoản đóng góp này sau khi đó chi tiêu cho các nhu cầu tối thiểu và các nhu
cầu cần thiết và không ảnh hưởng lớn đến đời sống và SXKD của cá nhân) để lập
một quỹ dự trữ. Mục đích của việc hình thành quỹ này để trợ cấp cho những
người tham gia BHXHTN khi gặp rủi ro dẫn đến giảm hoặc mất thu nhập. Như
vậy BHXH cũng là quá trình phân phối lại thu nhập. Xét trên phạm vi toàn xã
hội, BHXH là một bộ phận của GDP được xã hội phân phối lại cho những thành
viên khi phát sinh nhu cầu về BHXH như ốm đau, sinh đẻ, già yếu, chết... Xét
trong nội tại BHXH, sự phân phối của BHXH được thực hiện theo cả chiều dọc
và chiều ngang. Phân phối theo chiều ngang là sự phân phối giữa chính bản thân
người lao động theo thời gian (giữa thời gian lao động và thời gian nghỉ hưu).
Phân phối theo chiều dọc là sự phân phối giữa những người khỏe mạnh với người
ốm đau; giữa người trẻ và người già; giữa người có thu nhập cao với người có thu
nhập thấp. Nhờ sự phân phối lại thu nhập mà đời sống của người lao động và gia
đình họ luôn được đảm bảo trước những bất trắc và rủi ro xã hội (Phạm Trọng
Huế, 2013).
Tóm lại, BHXHTN được đặc trưng bằng sự vận động của các nguồn tài
chính trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ BHXHTN nhằm góp phần ổn định
cuộc sống của người tham gia và gia đình họ khi gặp rủi ro làm giảm hoặc mất
khả năng thu nhập từ lao động.
b. Bản chất xã hội của BHXHTN
Bản chất xã hội của BHXHTN được thể hiện ngay trong mục tiêu của nó.
BHXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Mục tiêu của bất kỳ hệ thống

BHXH nào cũng là mục tiêu xã hội. Điều này được thể hiện thông qua việc chi
trả chế độ BHXH. Người tham gia BHXHTN sẽ được thay thế hoặc bù đắp một
phần thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất khả lao động. Do có sự chia sẻ rủi ro giữa
những người tham gia BHXHTN nên mặc dù chỉ đóng một phần nhỏ trong thu
nhập của mình cho Quỹ BHXHTN, nhưng có thể được bồi hoàn một khoản thu
nhập đủ lớn để giúp họ trang trải rủi ro. Ở đây, Quỹ BHXHTN đó thực hiện
nguyên tắc "lấy của số đông, bù cho số ít" và BHXHTN được hiểu như một
chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi thu nhập của
họ bị giảm, bị mất. Trên góc độ vĩ mô, BHXHTN góp phần ổn định an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội, giúp phần XĐGN (Phạm Trọng Huế, 2013).
Tóm lại, hoạt động BHXHTN không vì mục tiêu lợi nhuận, mà hoạt
động vì mục đích bảo đảm sự phát triển lâu bền của nền kinh tế, góp phần ổn
định và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Điều này giải thích tại sao BHXH được coi là


một chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia.
2.1.3.3. Nguyên tắc của BHXHTN
Theo Bộ LĐ-TB&XH (2007) cho biết BHXHTN gồm các nguyên tắc sau:
- Người tham gia trên cơ sở tự nguyện và được lựa chọn mức đóng và
phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình;
- Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức lương
tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung;
- Mức hưởng BHXHTN được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng
BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXHTN;
- Người vừa có thời gian đóng BHXH BB vừa có thời gian đóng
BHXHTN được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở tổng thời gian
đã đóng BHXH BB và BHXHTN;
- Quỹ BHXHTN được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch;
được sử dụng đúng mục đích và hạch toán độc lập;
- Việc thực hiện BHXHTN phải đơn giản, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và

đầy đủ.
- Nguyên tắc quản lý thu
Luật BHXH (QH, 2014) đã quy định rõ: Quỹ BHXH được quản lý thống
nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước
bảo hộ, quỹ được thực hiện các biện pháp bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy
định của chính phủ. BHXH Việt nam giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác
quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách theo pháp luật của Nhà
nước. Các nguyên tắc cơ bản là:
- Nguyên tắc tập trung, thống nhất;
- Hạch toán độc lập với NSNN;
- Được Nhà nước bảo hộ;
- Được thực hiện các biện pháp bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy định
của Chính phủ.

10


Trong các nguyên tắc nêu trên, nguyên tắc tập trung thống nhất là nguyên
tắc cơ bản nhất trong công tác quản lý quỹ. Nội dung chính của nguyên tắc này
là: Tất cả các khoản thu BHXH đều được tập trung vào một quỹ do một cơ quan
quản lý, không chia quỹ ra nhiều quỹ nhỏ. Trên cơ sở quỹ được tập trung mới có
điều kiện để thực hiện sự chống thất thoát quỹ và sử dụng quỹ đúng mục đích.
Đồng thời khi quỹ được tập trung vào một đầu mối cũng tạo điều kiện thuận lợi
cho việc chỉ đạo của Chính phủ. Nguyên tắc hạch toán độc lập và được Nhà nước
bảo hộ cũng là nguyên tắc quan trọng để đảm bảo cho quỹ cân đối thu - chi được
thuận tiện. Khi có tiền nhàn rỗi, Nhà nước cho phép được đầu tư tăng trưởng, khi
thu không đủ chi được (Chính Phủ, 2006).
2.1.4. Tổ chức phân cấp thu, chi BHXHTN
Công tác quản lý thu BHXH là cách thức tổ chức của BHXH Việt Nam
quy định nhằm toàn bộ hệ thống tổ chức BHXH từ trung ương đến địa phương

hoạt động theo một phương thức thống nhất để luôn đảm bảo cho sự chỉ đạo thực
hiện, xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc trong thực hiện và kiểm soát,
đồng thời tạo thuận lợi cho người dân tham gia BHXH. Công tác quản lý thu
BHXHTN được phân thành 3 cấp quản lý theo sơ đồ dưới đây.
Theo sơ đồ trên việc phân cấp thu BHXH TN được chia làm ba cấp: Cấp
trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện. Trong 3 cấp quản lý thu thì:
BHXH Việt Nam
(Ban Thu)
Ghi chú:

BHXH tỉnh
(Phòng Thu)

Chỉ đạo:

BHXH huyện
(Cán bộ thu, đại lý)
Sơ đồ 2.1. Các cấp quản lý thu BHXHTN
Nguồn: BHXH Việt Nam (2008)

11


×