Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

Quản lý nhà nước về thể dục thể thao của huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 138 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ BƯỞI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỂ DỤC THỂ THAO
CỦA HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng
được sử dụng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Thị Bưởi

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế của mình, ngoài sự nỗ lực cố
gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các giảng
viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đặc biệt
là PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền đã nhiệt tình hướng dẫn Tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND Huyện Gia Lâm và các
phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện; khoa Quản lý TDTT - Đại học Thể dục Thể
thao Bắc Ninh; UBND các xã, thị trấn và Ban giám hiệu các trường THCS trên địa bàn.
Đặc biệt là các xã Bát Tràng, Ninh Hiệp và Cổ Bi đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Qua đây tôi cũng vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời chúc sức khoẻ và chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Phạm Thị Bưởi

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................
ii Mục lục ...........................................................................................................................
iii

Danh

mục

chữ

viết

tắt

...................................................................................................... vi Danh mục bảng
............................................................................................................... vii Danh mục
hình, sơ đồ ...................................................................................................... ix Trích yếu
luận văn ............................................................................................................ x Phần 1.
Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.
3

Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.


Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về thể dục thể thao .................................... 5

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 5

2.1.2.

Vai trò của quản lý nhà nước về thể dục thể thao............................................... 9

2.1.3.

Nội dung quản lý nhà nước về thể dục thể thao ............................................... 10

2.1.4.
10

Nguyên tắc quản lý nhà nước về thể dục thể thao ............................................

2.1.5.


Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thể dục thể thao .................... 13

2.2.

Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về thể dục thể thao...................................... 15

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý thể dục thể thao ở một số nước trong khu vực............... 15

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước ở một số địa phương ...................................... 25

2.2.3.

Những chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước về phát triển thể
dục thể thao việt nam ........................................................................................ 28
3


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 37

4


3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 37


3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên............................................................................................. 37

3.1.2.

Kinh tế - xã hội ................................................................................................. 40

3.1.3.

Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu............................................................. 47

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 48

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 48

3.2.2.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 51

3.2.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 51

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 55
4.1.


Thực trạng quản lý nhà nước về thể dục thể thao của huyện gia lâm

55

4.1.1.

Tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý ............................................................... 55

4.1.2.

Công tác lập kế hoạch quản lý, chỉ đạo về thể dục thể thao ............................. 63

4.1.3.

Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về
thể dục thể thao ................................................................................................. 68

4.1.4.

Thực trạng đầu tư nguồn lực cho phát triển tdtt ............................................... 71

4.1.5.

Thực trạng công tác đánh giá, khen thưởng trong lĩnh vực tdtt ....................... 76

4.1.6. Kết quả công tác quản lý nhà nước về thể dục thể thao của huyện gia lâm
............ 81
4.1.7.


Những thuận lợi khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về tdtt ................ 87

4.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tdtt trên địa bàn huyện gia
lâm, thành phố hà nội ....................................................................................... 90

4.2.1.

Sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương ............................ 91

4.2.2.

Đội ngũ cán bộ quản lý, hướng dẫn viên, cộng tác viên, huấn luyện viên
và giáo viên giáo dục thể chất .......................................................................... 93

4.2.3.

Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí chi tổ chức các hoạt động
thể dục thể thao ................................................................................................. 94

4.2.4.

Sự phối hợp của các bên tham gia .................................................................... 95

4.2.5.

Ý thức của người dân và cộng đồng về việc luyện tập thể dục thể thao .......... 97

4.3.


Định hướng và giải pháp chủ yếu tăng cường công tác quản lý nhà nước
về thể dục thể thao trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội giai
đoạn 2016-2020 .............................................................................................. 102

4.3.1.

Định hướng phát triển thể dục thể thao .......................................................... 102

4.3.2.

Nhiệm vụ quản lý nhà nước về thể dục thể thao ............................................ 102

4


4.3.3.

Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về tdtt ............................... 104

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 110
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 110

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 111

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 112

Phụ lục 1 ....................................................................................................................... 115

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt



Cao đẳng

CNVC

Công nhân viên chức

CSKD

Cơ sở kinh doanh

ĐH

Đại học

GĐTT

Gia đình thể thao


HĐND

Hội đồng nhân dân

KHKT

Khoa học kỹ thuật

MN

Mầm non

TCTTTT

Tổng cục thể dục thể thao

TDTT:

Thể dục thể thao

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở THPT

Trung học phổ thông TTQC:
Thể thao quần chúng TTTTC

Thể thao thành tích cao TTXS
Tiên tiến xuất sắc UBND

Ủy

ban nhân dân
VĐV

Vận động viên

VHTT

Văn hóa Thông tin

VHTTDL

Văn hóa Thể thao & Du lịch

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm........................................................ 39

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm .................................... 41


Bảng 3.3.

GTSX các ngành kinh tế do huyện quản lý ( theo giá so sánh 2010)
giai đoạn 2013-2015 .................................................................................. 43

Bảng 3.4.

GTSX các ngành kinh tế do huyện quản lý (theo giá hiện hành) giai
đoạn 2013-2015 ......................................................................................... 44

Bảng 3.5.

Số lượng và cơ cấu các thành phần KTTN trên địa bàn huyện Gia
Lâm giai đoạn 2013-2015. ......................................................................... 45

Bảng 3.6.

Tình hình phân bổ mẫu phỏng vấn ............................................................ 50

Bảng 4.1.

Thực trạng văn bản ban hành quản lý TDTT giai đoạn 2011-2015........... 62

Bảng 4.2.

Cách thức lập kế hoạch quản lý về thể dục thể thao .................................. 64

Bảng 4.3.

Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý TDTT huyện Gia Lâm ....... 67


Bảng 4.4.

Thực trạng công tác tuyển dụng, tập huấn cán bộ quản lý TDTT ............. 69

Bảng 4.5.

Thực trạng công trình thể dục thể thao trên địa bàn huyện Gia Lâm ....... 71

Bảng 4.6.

Thực trạng kinh phí chi hoạt động TDTT giai đoạn 2013-2015................ 73

Bảng 4.7.

Thực trạng đội ngũ HLV, CTV, Giáo viên GDTC giai đoạn 20132015 ........................................................................................................... 75

Bảng 4.8.

Định mức khen thưởng trong lĩnh vực TDTT huyện Gia Lâm năm
2013-2015 .................................................................................................. 80

Bảng 4.9.

Một số chỉ tiêu phát triển phong trào TDTT quần chúng của huyện
Gia Lâm năm 2013-2015 ........................................................................... 81

Bảng 4.10. Hệ thống các môn TDTT của huyện Gia Lâm........................................... 83
Bảng 4.11. Tổng hợp thành tích một số môn TDTT giai đoạn 2013-2015.................. 85
Bảng 4.12. Thống kê VĐV được tuyển chọn vào đội tuyển QG, TP giai đoạn

2013-2015 .................................................................................................. 87
Bảng 4.13. Các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến công tác quản lý TDTT trên
địa bàn huyện Gia Lâm (n=83) .................................................................. 91
Bảng 4.14. Đánh giá về việc ban hành các thể chế quản lý nhà nước đối với công
tác quản lý thể dục thể thao huyện Gia Lâm (n=83).................................. 92
Bảng 4.15. Mức độ ảnh hưởng nguồn nhân lực, vật lực đến hoạt động TDTT .......... 93

vii


Bảng 4.16. Thực trạng nguồn kinh phí tổ chức thi đấu, đầu tư CSVC phát triển
TDTT trên địa bàn huyện Gia Lâm ........................................................... 95
Bảng 4.17. Mức độ tổ chức các giải thể dục thể thao trên địa bàn .............................. 96
Bảng 4.18. Thực trạng các môn TDTT được người dân lựa chọn luyện tập, thi
đấu trên địa bàn huyện Gia Lâm (n=30) .................................................... 99
Bảng 4.29. Yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến luyện tập TDTT của người dân
trên địa bàn huyện Gia Lâm..................................................................... 100
Bảng 4.20. Thực trạng đối tượng luyện tập TDTT trên địa bàn huyện Gia Lâm...... 101
Bảng 4.21. Một số giải pháp chủ yếu tăng cường công tác quản lý nhà nước
nhằm phát triển sự nghiệp TDTT trên địa bàn huyện Gia Lâm ............... 105
Bảng 4.22. Giải pháp chủ yếu khuyến khích người dân thường xuyên luyện tập
TDTT trên địa bàn huyện Gia Lâm ......................................................... 106

8


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1.

Lễ khai mạc Sea Games 22 (năm 2003) tổ chức tại Việt Nam ................. 24


Hình 3.1.

Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm ........................................................... 37

Sơ đồ 2.1.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về TDTT ............................................ 34

Sơ đồ 4.2.

Bộ máy quản lý có sự tham gia ................................................................. 55

9


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Phạm Thị Bưởi
2. Tên luận văn: “Quản lý Nhà nước về thể dục thể thao của huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội”
3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Huyện Gia Lâm đang trên đà phát triển với nhiều bước ngoặt về kinh tế - xã hội.
Phát triển thể dục thể thao là một trong những vấn đề được các cấp, các ban ngành của
huyện đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua sự nghiệp thể dục thể thao của huyện từng
bước phát triển ổn định, vững chắc;
Tuy nhiên công tác quản lý nhà nước về thể dục thể thao của huyện cũng còn

một số hạn chế trong việc ban hành các chính sách khuyến khích nhằm thu hút các tổ
chức, đơn vị, cá nhân tham gia xã hội hóa thể dục thể thao, kinh phí từ ngân sách nhà
nước chi hoạt động thể dục thể thao chưa đáp ứng được yêu cầu, hệ thống cơ sở vật chất
như sân bãi, dụng cụ, phương tiện tập luyện chưa đồng bộ; thiếu cán bộ hướng dẫn hoạt
động thể dục thể thao xã, thị trấn...
Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về
thể dục thể thao của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” với mục tiêu nhằm: i) Hệ
thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về thể dục thể thao; ii)
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về thể dục thể thao; iii) Phân tích
những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thể dục thể thao và iv) Đề xuất một
số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về thể dục thể thao trên địa
bàn huyện Gia Lâm.
Các bên có liên quan bao gồm 83 cán bộ làm công tác quản lý về thể dục thể
thao ở huyện và các xã, 90 người dân ở các xã đã được thảo luận và phỏng vấn. Các nội
dung phỏng vấn và thảo luận tập trung vào đặc điểm hệ thống thể dục thể thao ở Gia
Lâm, việc ban hành các văn bản quản lý, việc tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, tổ
chức phát triển đội ngũ nhân lực cho hoạt động thể dục thể thao, phát triển cơ sở hạ tầng
phục vụ thể dục thể thao, các thuận lợi và khó khăn trong quản lý thể dục thể thao và
các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý. Các phương pháp phân tổ thống kê, thống
kê mô tả, phương pháp so sánh là những phương pháp chính để phân tích. Các nhóm chỉ
tiêu đánh giá bao gồm các chỉ tiêu về thực trạng công tác quản lý, kết quả hiệu quả quản
lý và nhóm các chỉ tiêu về yếu tố ảnh hưởng cũng đã được hệ thống.

10


Kết quả nghiên cứu cho thấy, quản lý nhà nước về thể dục thể thao thể hiện ở
công tác lập kế hoạch, triển khai và tổ chức thực hiện được đảm bảo thống nhất sự chỉ
đạo từ trên xuống, có sự phối hợp tham gia của các bên liên quan, trên cơ sở thực trạng
nguồn lực và nhu cầu của địa phương nhằm phát triển tối đa nguồn lực hiện có. Bên

cạnh đó xác định được các yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về
thể dục thể thao như: sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền; đội ngũ cán bộ
quản lý, HDV, CTV, giáo viên; hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị TDTT, sân bãi
luyện tập; sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể; chính sách động viên đối với lực lượng
làm công tác thể dục thể thao; nhu cầu tập luyện của người dân; hệ thống thi đấu các
môn thể dục thể thao.
Các nhóm giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về thể dục thể
thao của huyên Gia Lâm trong thời gian tới đã được đề xuất đó là i) Tăng cường công
tác lãnh đạo chỉ đạo; ii) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; iii) Tăng cường đầu tư cơ
sở vật chất, trang thiết bị luyện tập; iv) Huy động nguồn tài chính phục vụ phát triển sự
nghiệp thể dục thể thao trên địa bàn huyện Gia Lâm.

11


THESIS ABSTRACT
1. Author: Pham Thi Buoi
2. Thesis title: “State management of sport in Gia Lam district, Hanoi city”
3. Major: Economic management

Code: 60.34.04.10

4. University: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Gia Lam district is developing not only economics but also culture and society.
Sports development is one of the sectors that eye-caching of all levels and departments
in the district. In recent years, the sport field develops gradually stable and steady;
However, the activities of sport’s state management still had some limitations such as
lack of mechanisms and policies to attract encourage organizations, units and
individuals to participate in society and sports goods; state budget expenditure on sport
is very limited. Infrastructure systems such as yards, tools and training facilities are not

synchronized and lack of guidance and sports activities at communes/towns, etc.
Based on this problems, the research topic named "State management of Sport in
Gia Lam district, Hanoi city" was conducted with the following objectives: i) To
overview literature review about State management of Sport; ii) To Evaluate the status
of sport’s state management in Gia Lam district, Hanoi city; iii) To analyze of the
factors influencing on sport’s state management in Gialam district; iv) To propose some
solution enhancing state management of sport in the study area.
The data was collected form 83 sport state managers at district and commune
level. 90 people also were interviewed and group discussion. The interviews and group
discussion focused on sport infrastructure system; policies implementation, sport
activities organization; human development for sport sector; the advantages and
disadvantages in sports management and factors affecting on sport management.
Research indicators system includes indicators reflecting on the status of the
management activities, results management, efficiency management and the indicators
reveals factors influencing on sport management.
The study results showed that the state management of sport was expressed in
some aspects such as planning, implementing and monitoring. The management
activities are unified top-down mechanism. On the other hand, the state management of
sports had coordinated participation of stakeholders. The management based on
resources actual situation and needs of the local people in order to develop maximum
existing resources. Besides, research has identified the main factors affecting on sport’s
xii


state management such as the attention of the party committees, governments;
management staff, guides, collaborators, teachers; systems infrastructure and sports
facilities, training grounds; the coordination of the agencies; policy supporting for sport
workers; the needs exercise of people; competition system sports subjects. The solutions
to enhance sport state management of Gia Lam district in the near future has been
proposed: i) Strengthening the leadership skills of sport managers; ii) Improving the

quality of staffs; iii) Increasing investment in infrastructure, equipment and training; iv)
Mobilizing financial resources to develop of the sports sector in Gia Lam district.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển thể dục, thể thao là yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người,
tăng cường thể lực, tầm vóc, tăng tuổi thọ người Việt Nam và lành mạnh hóa lối
sống của thanh thiếu niên. Phát triển thể dục, thể thao là trách nhiệm của các cấp
ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân
trong đó ngành thể dục thể thao giữ vai trò nòng cốt trong thực hiện chính sách
phát triển thể dục thể thao của Đảng và Nhà nước (Thủ tướng Chính phủ, 2010).
Trong những năm gần đây, sự nghiệp thể dục thể thao nước ta đã có nhiều
tiến bộ. Thể dục thể thao quần chúng tiếp tục phát triển với nhiều hình thức đa
dạng, góp phần nâng cao sức khỏe, xây dựng lối sống lành mạnh, cải thiện đời
sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Thể thao thành tích cao có bước phát triển,
thành tích một số môn đạt trình độ Châu Á và Thế giới. Hệ thống cơ sở vật chất
được đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới. Hợp tác quốc tế về thể thao được tăng
cường, vị thế của thể thao Việt Nam được nâng cao nhất là khu vực Đông Nam Á
(Bộ chính trị, 2011).
Hà Nội với mục tiêu xây dựng thành công, phát triển sự nghiệp thể dục
thể thao Thủ đô nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc người Thủ đô, đáp ứng
nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô và đất nước, đạt được vị thế ngày
càng cao hơn trong các hoạt động thể dục thể thao Quốc gia và Quốc tế; mở rộng
và nâng cao chất lượng hoạt động thể dục thể thao quần chúng, hình thành nền
nếp rèn luyện thân thể thường xuyên cho mọi người dân; chú trọng nâng cao chất

lượng giáo dục thể chất cho thanh thiếu niên, học sinh; quan tâm phát triển phong
trào TDTT trong cán bộ, CNVC các cơ quan hành chính sự nghiệp, người cao
tuổi, người khuyết tật, người lao động tại các khu công nghiệp và trong lực
lượng vũ trang; đáp ứng cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa
- hiện đại hóa Thủ đô và đất nước; tập trung phát triển một số môn thể thao
thành tích cao tiêu biểu của Hà Nội và cả nước đạt trình độ tiên tiến trong khu
vực và tạo động lực cho phát triển thể dục thể thao quần chúng; phấn đấu thể thao
thành tích cao Hà Nội giữ vững vị trí đứng đầu cả nước và góp phần để thể thao
Việt Nam đứng trong tốp đầu khu vực Đông Nam Á. Xây dựng Hà Nội là trung
tâm đào tạo vận động viên và trọng tài cho quốc gia (UBND Thành phố Hà Nội,
2012).
1


Là huyện ngoại thành Hà Nội với dân số trên 271 nghìn người, phân bố
trên 20 xã, 2 thị trấn; việc quản lý các xã, thị trấn trên địa bàn huyện theo cụm:
cụm Nam Đuống (7 xã), cụm Bắc Đuống (7 xã, 1 thị trấn) và cụm Sông Hồng (6
xã, 1 thị trấn). Gia Lâm đang trên đà phát triển với nhiều bước ngoặt về kinh tế xã hội. Vì vậy việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững là
hết sức cần thiết; tăng trưởng kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội
trong đó chú trọng giải quyết các vấn đề con người là động lực góp phần thực
hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của huyện.
Phát triển thể dục thể thao trên địa bàn huyện được các cấp ủy Đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của huyện đặc biệt quan tâm,
trong thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng; sự nghiệp thể dục thể
thao của huyện từng bước phát triển ổn định, vững chắc, trong đó có thể thao
thành tích cao; phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển ngày càng sâu
rộng, có tác dụng nâng cao sức khỏe, thể chất, góp phần hình thành lối sống lành
mạnh cho người dân, tạo cơ sở cho việc phát hiện tuyển chọn và đào tạo vận
động viên, nâng cao thành tích các môn thể thao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thể dục thể thao Gia Lâm vẫn còn

những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về thể dục thể thao
như: việc cụ thể hóa các chính sách khuyến khích của huyện nhằm thu hút các tổ
chức, đơn vị, cá nhân tham gia xã hội hóa thể dục thể thao còn hạn chế (huy động
kinh phí tổ chức giải chưa nhiều, việc huy động nguồn kinh phí cho đầu tư cơ sở
vật chất chưa cao), kinh phí từ ngân sách nhà nước chi hoạt động thể dục thể thao
chưa đáp ứng được yêu cầu, hệ thống cơ sở vật chất như sân bãi, dụng cụ,
phương tiện tập luyện chưa đồng bộ; thiếu cán bộ hướng dẫn hoạt động thể dục
thể thao xã, thị trấn; cơ chế chính sách thu hút nhân tài phục vụ trong phát triển
thể dục thể thao không có; chế độ chính sách đối với lực lượng huấn luyện viên,
cộng tác viên chưa cao; giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường
làm nền cho phát triển năng khiếu thể thao và thể thao mũi nhọn chưa được đầu
tư thích đáng.
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay vấn đề này chưa được
nhiều nhà quản lý thể dục thể thao quan tâm. Đặc biệt trên địa bàn huyện Gia
Lâm vẫn chưa được nghiên cứu. Để tăng cường công tác quản lý nhà nước phục
vụ phát triển sự nghiệp thể dục thể thao thì việc đánh giá đúng thực trạng và tìm
ra các giải pháp tối ưu là rất cần thiết.
2


Xuất phát từ các lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản
lý nhà nước về thể dục thể thao của huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về thể dục thể
thao của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng trong thời
gian qua, đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phát triển thể
dục thể thao trên địa bàn trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà

nước về thể dục thể thao.
- Đánh giá thực trạng việc quản lý nhà nước về thể dục thể thao của huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua.
- Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về thể dục thể
thao của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất định hướng, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu tăng cường công
tác quản lý nhà nước về thể dục thể thao trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội giai đoạn 2016-2020.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Quản lý là gì? Quản lý nhà nước về thể dục thể thao là gì? Quản lý nhà
nước về thể dục thể thao bao gồm những nội dung gì?
- Thực trạng quản lý nhà nước về thể dục thể thao trên địa bàn huyện Gia
Lâm như thế nào?
- Có những yếu tố nào thúc đẩy và cản trở trong quản lý hoạt động thể dục
thể thao ở Huyện?
- Những giải pháp nào cần áp dụng để tăng cường việc quản lý nhà nước
về phát triển thể dục thể thao trên địa bàn huyện Gia Lâm?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhà nước về thể dục
thể thao và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về thể dục thể

3


thao của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Đối tượng khảo sát là các bên có
liên quan trong hoạt động quản lý nhà nước về thể dục thể thao.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về thể

dục thể thao của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; đánh giá ưu, nhược điểm,
những yếu tố ảnh hưởng và đưa ra giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà
nước về thể dục thể thao trên địa bàn nghiên cứu.
1.4.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu và áp dụng trên địa bàn huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội.
1.4.2.3. Phạm vi về thời gian
Các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được lấy từ năm 2013đến 2015.
- Các dữ liệu sơ cấp được thu thập vào năm 2015, 2016.
- Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2016-2020.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về
quản lý nhà nước về thể dục thể thao thông qua đó rút ra những bài học kinh
nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về thể dục thể thao.
Đề tài đã phản ánh rõ thực trạng việc quản lý nhà nước về thể dục thể
thao của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua (các nghiên
cứu trước đây chỉ đề cập đến phát triển phong trào TDTT quần chúng. Đặc biệt
nghiên cứu dưới góc độ quản lý nhà nước về TDTT chưa có…). Từ đó đánh giá
kết quả công tác quản lý nhà nước tác động đến hoạt động thể dục thể thao trên
địa bàn. Đề tài tiến hành nghiên cứu và điều tra ở hai nhóm đối tượng là người
quản lý, huấn luyện và người luyện tập thể dục thể thao. Xác định được các yếu
tố ảnh hưởng, đưa ra định hướng, nhiệm vụ và giải pháp giai đoạn 2016-2020.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỂ DỤC THỂ
THAO

2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Quản lý
Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ theo
góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Quản lý
là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.
Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và
nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.
Theo quan niệm của C. Mác đã viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp
hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng
đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện
những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất
khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ
cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cũng cần phải có nhạc
trưởng” (C.Mác và Ph.Ăng ghen, 2002).
Tức theo C.Mác thì quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt
được cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất. Ở đây C.Mác đã tiếp cận khái
niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý.
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay:
Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã
đề ra và đúng với ý trí của người quản lý trong điều kiện thời gian và không gian
nhất định.
Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của
xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này,
quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý.
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động
theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực
khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.
5



2.1.1.2. Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là tác động của bộ máy Nhà nước theo chức năng nhiệm vụ và bằng quyền lực Nhà nước đối với tất cả lĩnh vực đời sống xã hội của
toàn dân sinh sống và hoạt động trên toàn bộ lãnh thổ trong một quốc gia thống
nhất (Lê Quý Phượng và CS., 2014).
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước,
được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà
nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội
và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt.
Quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước gồm có lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó bộ máy nhà nước gồm
có: cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp (thực
hiện hoạt động lập pháp), cơ quan hành chính nhà nước là Chính phủ, các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp (thực hiện hoạt động
hành pháp); cơ quan tư pháp là hệ thống Tòa án nhân dân các cấp (thực hiện hoạt
động tư pháp).
Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước là hoạt động riêng của cơ quan hành
chính nhà nước. Theo nghĩa này thì quản lý nhà nước là hoạt động điều hành
công việc hàng ngày của bộ máy hành chính nhà nước.
Quản lý nhà nước có một số đặc trưng:
Thứ nhất: Chủ thể của quản lý nhà nước là các cơ quan nhà nước.
Thứ hai: Khách thể của quản lý nhà nước là các quá trình xã hội (trật tự
quản lý nhà nước, trật tự xã hội… do pháp luật quy định) và các hoạt động của
con người.
Thứ ba: Quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành. Chấp
hành là hoạt động thực hiện trong thực tế các quy định pháp luật của nhà nước.
Điều hành là hoạt động chỉ đạo trực tiếp đối với đối tượng bị quản lý. Đặc trưng
của hoạt động điều hành là ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới luật mang

tính chất pháp lý - quyền lực được đảm bảo bằng khả năng áp dụng cưỡng chế,
trong đó chủ yếu là văn bản cụ thể hoặc văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật.
Trong luận văn này, quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa hẹp, là hoạt
6


động chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước trong các
ngành và lĩnh vực của xã hội nhằm thực hiện những mục tiêu đã được đề ra để
phát triển đất nước.
2.1.1.3. Thể dục thể thao
Thể dục thể thao (TDTT) là hiện tượng xã hội có quan hệ chặt chẽ với
chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, là một trong các lĩnh vực văn hóa của
nhân loại, là hoạt động có tổ chức và quản lý mang tính xã hội đối với sự phát
triển thể chất tự nhiên của cơ thể (đang độ phát triển, đã phát triển hay đang bị
giảm sút do tuổi tác, bệnh tật) của mọi người dân sinh sống trong gia đình, nhà
trường và xã hội theo hướng phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn phục
vụ cho học tập, lao động sản xuất, chiến đấu và kéo dài tuổi thọ (Lê Quý Phượng
và cs., 2014).
Để có những định hướng phát triển thể dục thể thao cho phù hợp theo đối
tượng luyện tập thể dục thể thao phong trào hay thể thao thành tích. Thể dục thể
thao được phân thành thể dục thể thao cho mọi người, thể thao thành tích cao
(thể thao chuyên nghiệp). Tiêu chí đánh giá thể thao cho mọi người là tỷ lệ %
người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, tỷ lệ % gia đình đạt gia đình thể
thao, số chiến sỹ khỏe, số tiết giảng dạy, số giờ ngoại khóa về TDTT. Các tiêu
chí đánh giá thể thao thành tích cao là số huy chương đạt được ở các giải quốc
gia và quốc tế, các kỷ lục thể dục thể thao được xác lập.
+ Thể dục, thể thao cho mọi người (thể thao quần chúng): là hoạt động
tập luyện và vui chơi giải trí, thi đấu thể thao của các đối tượng nhân dân nhằm
thỏa mãn nhu cầu giữ gìn sức khỏe, tăng cường thể chất và tinh thần của bản thân
và tham gia các hoạt động văn hóa - xã hội của cộng đồng. Đối tượng của thể dục

thể thao cho mọi người là mọi tầng lớp nhân dân: nông dân, công nhân lao động,
cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, ở mọi lứa tuổi; là học sinh, sinh viên (Lê
Quý Phượng và cs., 2014).
+ Thể thao thành tích cao (TTTTC) và thể thao chuyên nghiệp: ngoài việc
tăng cường thể chất nói chung, là tìm kiếm, bồi dưỡng và phát triển năng lực thể
chất trội của từng cá thể, tìm được năng lực tối đa của họ để phát triển thành
người tài thể thao - vận động viên tài năng của quốc gia. Bản chất của quá trình
đó là bồi dưỡng - đào tạo người tài thể thao qua quá trình giáo dục - huấn luyện
hệ thống - khoa học của thể thao (Lê Quý Phượng và cs., 2014).
Nhiệm vụ chính của TTTTC là tìm cách khái quát, tìm hiểu tiềm năng thể
7


chất trội của từng cá thể để khai thác, phát triển, bồi dưỡng tiềm năng đó thành
năng lực với mức phát triển tối đa.
Vận động viên - người đại diện của TTTTC là niềm tự hào của dân tộc,
đất nước. Đó là người có năng lực thể chất trội đặc biệt, có đặc tính cá nhân đặc
thù như các tài năng khác, tức là giống nhau và không mang tính phổ biến.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (2002) “Tài năng thể thao là tổng hòa
những đặc điểm rất đa dạng về hình thái, chức năng, tâm lý, khả năng vận động
và những đặc điểm khác của con người, kết hợp với sự tập luyện kiên trì, lâu dài
có hệ thống để đạt thành tích cao, lập kỷ lục trong từng môn thể thao cụ thể và
được xã hội thừa nhận. Tài năng thể thao không hoàn toàn bẩm sinh. Bản thân
những tư chất sinh lý bẩm sinh chỉ là những tiền đề sinh học, phải được tiếp tục
phát triển như quá trình giáo dục, tập luyện, tiếp thu kỹ năng, kỹ xảo vận động.
Tài năng thể thao là mức độ phát triển cao của năng khiếu thể thao” (dẫn theo Lê
Quý Phượng và cs., 2014).
2.1.1.4. Quản lý thể dục thể thao
Quản lý thể dục thể thao là một bộ phận không thể thiếu được của quản
lý xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội của Đảng và Nhà nước.

Quản lý thể dục thể thao hướng vào hành động, suy nghĩ có ý thức, có tổ chức
của con người nhằm phát triển không ngừng sự nghiệp thể dục thể thao xã hội
chủ nghĩa đúng quy luật và phù hợp với điều kiện của đất nước. Quản lý thể
dục thể thao góp phần đắc lực vào quá trình đào tạo con người phát triển toàn
diện về đức, trí, thể, mỹ, có cuộc sống phong phú, lao động sáng tạo. Quản lý
thể dục thể thao còn bảo đảm cho sự phát triển thành tích thể thao cao (Nguyễn
Cẩm Ninh và cs., 2015).
Như vậy quản lý thể dục thể thao là hoạt động tổng hợp, có mục tiêu xác
định, có tổ chức thực hiện, có đánh giá hiệu quả nhằm phát triển sự nghiệp thể
dục thể thao hoặc thực hiện các mục tiêu của công tác thể dục thể thao và không
ngừng nâng cao hiệu quả của công tác thể dục thể thao.
2.1.1.5. Quản lý nhà nước về thể dục thể thao
Là tác động tổng hòa của Quản lý hành chính Nhà nước về thể dục thể
thao và Quản lý tổ chức xã hội về TDTT (trong đó quản lý hành chính nhà nước
về TDTT đóng vai trò giám sát - kiểm tra - chỉ đạo hành chính đối với Quản lý tổ
chức xã hội về TDTT) đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động mang

8


tính bắt buộc cũng như tự nguyện liên quan đến tập luyện - thi đấu - hưởng thụ
TDTT của các tầng lớp nhân dân trong các tổ chức cơ sở do Nhà nước bảo đảm
và do các tổ chức xã hội về TDTT bảo đảm (Lê Quý Phượng và cs., 2014).
2.1.1.6. Cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao
Theo quy định tại Điều 5, Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 được
Quốc hội khóa XI thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2007 thì cơ quan quản
lý nhà nước về thể dục thể thao gồm có:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thể dục thể thao.
2. Ủy ban thể dục thể thao (nay là Tổng cục Thể dục Thể thao) chịu trách
nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thể dục thể thao.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Ủy ban Thể dục Thể thao (nay là
Tổng cục TCTDTT) thực hiện quản lý nhà nước về thể dục thể thao theo thẩm
quyền.
4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về thể dục thể
thao ở địa phương theo phân cấp quản lý của Chính phủ.
Như vậy cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao ở đây gồm: các cơ
quan quản lý theo lãnh thổ và theo ngành. Trong đó cơ quan quản lý theo lãnh
thổ là: Chính phủ (Trung ương) - UBND tỉnh, thành phố - UBND quận, huyện,
thị xã - UBND xã, phường (địa phương); cơ quan quản lý chuyên môn theo
ngành là: Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch - Sở Văn hóa & Thể thao - Phòng Văn
hóa thông tin - Ban văn hóa, Thể thao.
Việc quy định cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao như vậy là đã
có sự vận dụng hài hòa nguyên tắc quản lý theo ngành và theo lãnh thổ nhằm
phát huy tối đa sự lãnh đạo về quản lý nhà nước của cơ quan ngang cấp và sự
lãnh đạo chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan cấp trên.
2.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về thể dục thể thao
Vai trò chính của Nhà nước trong lĩnh vực này trước hết là những định
hướng bằng những chính sách và luật pháp; đảm bảo những điều kiện cơ bản cho
sự phát triển TDTT (cán bộ, cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật…); thực hiện sự
kiểm soát và thống nhất quản lý công tác này ở các cấp, các ngành và các tổ chức
xã hội (Lê Quý Phượng và cs., 2014).
Để thực hiện vai trò đó Nhà nước có nhiệm vụ tiến hành công tác dự báo,
lập quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; ban hành pháp
9


luật, các chính sách và quy định của Nhà nước có liên quan đến hoạt động
TDTT; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, luật pháp trong các
hoạt động trên; trực tiếp phát triển và điều hành các cơ quan, tổ chức sự nghiệp
TDTT của Nhà nước; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; cơ sở nghiên cứu khoa

học; các cơ sở tập luyện TDTT quần chúng và cơ sở đào tạo vận động viên; các
công trình thể thao chủ yếu ở các cấp; phối hợp với các tổ chức xã hội, tổ chức
điều hành một số hoạt động thể thao quan trọng (Lê Quý Phượng và cs., 2014).
2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về thể dục thể thao
Theo quy định tại Điều 6, Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 được
Quốc hội khóa XI thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2007, nội dung quản lý
nhà nước về thể dục thể thao là:
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chính sách phát triển thể dục thể thao, các văn bản quy phạm pháp luật về
thể dục thể thao.
- Tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thể dục
thể thao.
- Kiểm tra, đánh giá phát triển thể dục thể thao quần chúng và hoạt động
thi đấu thể thao.
- Tổ chức, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công
nghệ trong lĩnh vực thể dục thể thao.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phát triển sự nghiệp thể dục
thể thao.
- Tổ chức, chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động thể dục
thể thao.
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hợp tác quốc tế về thể thao.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về thể dục thể thao.
2.1.4. Nguyên tắc quản lý nhà nước về thể dục thể thao
Nguyên tắc quản lý là quy tắc chỉ đạo, là luận điểm cơ bản, những tiêu
chuẩn hành động mà người và cơ quan quản lý phải tuân theo khi thực hiện
các mục tiêu quản lý trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định (Nguyễn Cẩm
Ninh và cs., 2015).

10



×