Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Cây gấc,tác dụng, cách trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.54 KB, 3 trang )

Cây gấc
Tên khoa học: Momordica cochinchinensis (Lour) Spreng.
họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Tên khác: Mộc miết (TQ) – Muricic (Pháp) – Cochinchina Momordica (Anh).
I. Bộ phận dùng:
1. Hạt gấc: Còn gọi là Mộc miết tử (TQ) là hạt lấy ở quả gấc chín (Semen
Momordicae) đã bóc vỏ màng và chế biến khô.
Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1983) và Dược điển Trung Quốc (1963),
(1997).
2. Dầu gấc: (Oleum Momordicae) là dầu ép từ màng đỏ bọc hạt gấc. Đã được ghi vào
Dược điển Việt Nam (1997).
3. Rễ gấc: Còn gọi là Phòng kỷ nam là rễ cây gấc (Radix Momordiae) phơi khô.
Mô tả: Cây gấc là một loại dây leo, mỗi năm lụi một lần, nhưng lại đâm chồi từ gốc
cũ lên vào mùa xuân năm sau. Lá mọc so le, chia thuỳ khía sâu tới ½ phiến lá. Hoa
đực, hoa cái riêng biệt, cánh hoa màu vàng nhạt. Mùa hoa tháng 4-5. Quả hình bầu
dục dài độ 15-20cm, đáy nhọn, ngoài có nhiều gai, khi chín màu vàng đỏ đẹp tươi.
Mùa quả tháng 6 đến tháng 2 năm sau. Gấc nếp thì thưa gai hơn gấc tẻ. Trong quả có
nhiều hạt xếp thành những hàng dọc, quanh hạt có màng màu đỏ máu, tươi. Bóc lớp
màng đỏ sẽ thấy hạt hình gần giống con ba ba nhỏ, ngoài có lớp vỏ cứng, mép có răng
cưa. Trong hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu. Gấc mọc hoang và được trồng khắp nơi
ở nước ta...Trồng bằng hạt hay giâm cành vàp các tháng 2 - 3, trồng một năm có thể
thu hoạch hàng chục năm. Ngay năm đầu đã có quả nhưng ít, càng về sau càng nhiều
quả.
Thu hái chế biến: Mua thu hái từ tháng 8 - 9 đến tháng 1 - 2 năm sau. Quả chín hái
về đem bổ, vét hạt với cả màng đỏ. Nếu để nấu xôi thì dùng tươi trộn với gạo (có thể
thêm ít rượu). Nếu để chế dầu gấc thì phải sấy hay phơi khô tới khi không còn dính
tay, bóc lấy màng đỏ tươi rồi lại phơi hay sấy khô ở nhiệt độ thấp (60-70
o
C). Tán nhỏ
màng rồi áp dụng một trong hai phương pháp sau:
1.Chiết bằng dung môi: Lấy kiệt bằng ete dầu hoả. Sau đó thu hồi ete bằng đun cách


thủy trong khí Nitơ hay khí carbonic. Cặn còn lại là dầu gấc. Để lâu dầu này sẽ để
lắng một lớp tinh thể caroten thô ở dưới, bên trên là lớp dầu no caroten. Tỷ lệ dầu
trong màng đỏ là 8p100. Trung bình 100kg quả gấc cho độ 1,9l dầu gấc.
2.Ép như dầu lạc: màng đỏ đã sấy khô, tán nhỏ, đem đồ lên rồi ép lấy dầu. Để lâu
cũng sẽ phân làm 2 lớp như trên.
Dùng cồn 95
o
C, loại acid tự do trong dầu chế theo 2 phương pháp trên thì được dầu
chế trung tính.
Dầu gấc: Dầu sánh, trong, màu đỏ tím đậm, mùi thơm vị ngọt, vị béo, không khé cổ.
Tỉ lệ caroten trên 0,15p100. Nếu có cặn phải là cặn caroten tinh thể. Dược điển Việt
Nam (1997) quy định dầu phải chứa ít nhất 0,1p100 β-caroten.
Hạt gấc: Khô, già, vỏ ngoài cứng đen, chắc, nặng, mép có răng cưa tù và rộng, trong
có nhân trắng ngà, có dầu, không bị thối đen. Nguyên hạt, không vỡ nát, không thối
nhân, không lẫn tạp chất là tốt.
Hiện nay, ta chưa có tiêu chuẩn chất lượng về rễ gấc.
Thành phần hoá học: Dầu gấc.
1ml dầu gấc có 30mg caroten tương ứng với 50.000 đơn vị quốc tế vitamin A.
Hạt gấc: Trong nhân hạt gấc có chất momordin (là một loại saponin), 6p100 nước,
2,9p100 chất vô cơ, 55,3p100 chất béo, 16,6p100 chất protid, 2,9p100 đường toàn bộ,
1,8p100 tanin, 2,8p100 cellulose và 11,7p100 chất không xác định được.
Ngoài ra còn có các men phosphatase, invectase và peroxydase.
II. Công dụng:
1. Màng gấc: Nhân dân ta dùng đồ xôi, ăn cả xôi và màng gấc.
2. Dầu gấc: Dầu gấc có tác dụng như những thuốc có vitamin A, dùng bôi lên các
vết thương, vết loét, vết bỏng làm cho chóng lành, lên da. Uống dầu gấc, người
bệnh chóng lên cân, tăng sức chống đỡ bệnh tật của cơ thể, do chất caroten dưới
tác dụng của men carotenase có nhiều trong gan sẽ tách β caroten thành hai
phần tử vitamin A. Dùng cho trẻ em chậm lớn, trong bệnh khô mắt, quáng gà.
Liều dùng: Dầu gấc: Mỗi ngày 2 lần, uống trước 2 bữa ăn chính mỗi lần ăn chính mỗi

lần 5 giọt, có thể tăng lên 25 giọt. Trẻ em 5-10 giọt 1 ngày. Dùng ngoài dưới dạng
thuốc mỡ 5-10p100 dầu gấc hay bôi bằng dầu nguyên chất (chữa bỏng).
3. Hạt gấc: Theo Đông y, hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, dùng chữa
các chứng bệnh ung thũng, mụn nhọt độc, tràng nhạt, eczema, viêm da thần
kinh,trĩ, phụ nữ sưng vú. Có thể chế thuốc viên hay tán bột uống. Liều uống từ
0,8-1,2g. Nhưng thường dùng đắp ngoài da đồ mụn nhọt. Nhân dân ta còn dùng
để đắp chữa chai bàn chân.
4. Rễ gấc: Sao vàng, tán mỏng, dùng uống chữa tê thấp sưng chân gọi là Phòng kỷ
nam.
5. Lá gấc: Viện Đông y dùng lá gấc với tầm gửi đắp ngoài ra làm thuốc tiêu sưng
tấy.
Bài thuốc:
Chữa sưng vú, giã nhân hạt gấc với ít rượu đắp chỗ sưng đau.
Lưu ý: Nhân hạt gấc còn gọi là Phiên mộc miết, theo Đông y có tính rất lạnh, ăn phải
thì cấm khẩu nguy hiểm.
III. Kỹ thuật trồng gấc
Gấc là một loại cây bán hoang dại, cây leo và chu kỳ gieo trồng đến thu hoạch là 9 tháng
đến 1 năm. Khi giá trị của cây gấc chưa được chú ý, nó chỉ được xem như một thứ gia vị,
dân gian sử dụng chủ yếu vào dịp lễ tết, giỗ chạp với các món truyền thống là xôi gấc,
một số dùng chế biến bánh keo như bánh cáy. Giá trị gấc vì thế rất thấp và cho nhau hàng
chục quả là chuyện bình thường. Hiện nay gấc đã được sử dụng trong công nghiệp dược
phẩm, chiết xuất dầu gấc với thành phần vitamin A và E... Cây gấc bắt đầu có vị thế đặc
biệt và trở thành cây xoá nghèo.
Một kg gấc có giá thu mua 2 – 2,5 ngàn đồng trả cho người trồng, một gốc gấc cho
thu hoạch 15- 20 quả, trong điều kiện trồng vo, nếu trồng có chăm sóc, định hướng
một gốc cho thu hàng tạ quả, sau thu quả, cắt dây để lại gốc, đến vụ gấc lại bắn mầ,
nên cây mới, cây vụ sau khoẻ hơn và cho năng suất cao hơn vụ trước.
Gấc là một loại cây trồng có sức chống chịu tuyệt vời, chưa thấy sâu bệnh hại, chim
chuột ít phá, thân lá gấc có mùi hôi nên cây trâu bò ít phá.
Giống gấc cho năng suất quả cao, nhiều hạt đã được trình diễn là giống gấc Diễn, quả

to, chín có màu đỏ tươi, ngoài ra có một số giống khác có màu vàng, quả nhỏ.
Gấc không kén đất và chỉ cần một khoảng đất nhỏ đã có thể trồng được một gốc, một
gốc có tuổi thọ 15 – 20 năm, đầu tư rất thấp, nhưng hiệu quả cao. Một số vùng trồng
gấc xen vải, trồng tận dụng, hoặc trồng ở ruộng cao, bạc màu, làm cọc tre, chăng dây
thép cho dây gấc leo, thu nhập cao gấp 2 –3 lần trồng lúa.
Gấc trồng từ dây là chủ yếu, nếu trồng từ hạt hạt phải được đồ chín.
Cách trồng từ dây: chọn giống gấc tốt, loại gấc nếp quả đỏ tươi khi chín, trọng lượng
quả đạt 1 – 1,5 kg, hàm lượng tinh dầu khá cao và được các cơ sở thu mua chế biến
dầu gấc ưa thích. Lấy một doạn dây dài khoảng 40 – 50cm , có thể cuộn lại như kiểu
trồng sắn dây, hoặc tận dụng có thể trồng giâm như cây khoai lang, đào hố, bón lót
phân chuồng, phân rác mục, đặt dây, lấp đất để hở 2 –3 đốt, tưới ẩm và dậy để bảo vệ,
khi nào mầm gấc bắn lên, gấc bò thì mắc dàn cho gấc leo> Một gốc gấc chăm sóc tốt
và cân đối cần diện tích leo dàn khoảng 5 – 6m
2
, tận dụng bờ rào, mái các công trình
phụ cũng có thể trồng được gấc.
Khi gấc leo giàn bón cho mỗi hốc 1 – 1,5kg NPK, để đẩy nhanh quá trình bám giàn,
không nên để quả gấc tốt dây, vì dây tốt quả sẽ ra ít.
Nhìn chung trồng gấc đơn giảm, đầu tư thấp trồng một lần thu nhiều năm, hiệu quả rất
cao nhất là đối với đất tận dụng, sản phẩm hiện được tiêu thụ tốt dùng cho chế biến.

×