Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

BẢN THUYẾT MINH Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia DI SẢN VĂN HOÁ VÀ CẤC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN- THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.45 KB, 87 trang )

BẢN THUYẾT MINH
Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia

DI SẢN VĂN HOÁ VÀ CẤC VẤN ĐỀ LIÊN QUANTHUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
(Cultural Heritage and related matters – Terms and definition)


Bản Thuyết minh
Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
Tên tiêu chuẩn: “ Di sản văn hoá và các vấn đề liên quan - Thuật ngữ và định nghĩa”
Cultural Heritage and related matters – Terms and definition
Tổ chức biên soạn tiêu chuẩn:
Tên tổ chức

: Cục Di sản Văn hóa

Địa chỉ

: 51, Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại

: 043.9436131

Tên cơ quan chủ quản : Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1 Đặt vấn đề
a. Tình hình đối tượng tiêu chuẩn hoá trong nước và quốc tế
* Trên thế giới
- Trên thế giới hiện nay đã có một số tổ chức như: UNESCO, ICOM, ICOMOS đã đề
cập đến các thuật ngữ và định nghĩa về di sản văn hóa. Cụ thể:
+ The Athens Charter for the Restoration of Historic Monuments


+ The Venice Charter
+ Conservation Concerning the Protection of the World Cultural and Natural Heritage
+ The Burra Charter
+ Charter for the Conservation of Historic Towns and Urban Areas – The Washington
Chaster
+ Charter for the Protection and Management of the Archacological Heritage
+ The Nara Document on Authenticity
+ Charter for the Protection and Management of Underwater Cultural Heritage
+ International Cultural Tourism Charter
+ Charter on the Built Vernacular Heritage
+ Hiến chương Asean về di sản văn hóa…..
Tuy nhiên, chưa có tổ chức quốc tế nào ban hành tiêu chuẩn về thuật ngữ và định
nghĩa đối với di sản văn hoá và các vấn đề có liên quan


* Tại Việt Nam
- Ở Việt Nam, tuy nhiều thuật ngữ và định nghĩa về di sản văn hoá đã được quy định
thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật, nhưng còn chưa đầy đủ và chi tiết, chưa
đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong thực tế đối với các thuật ngữ và định nghĩa của ngành
di sản văn hoá. Mặt khác, trong các tài liệu chuyên ngành (giáo trình, tài liệu dịch, đề tài
nghiên cứu khoa học…) thường có hiện tượng sử dụng nhiều thuật ngữ cho một nội dung
hoặc có những thuật ngữ lại được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Những văn bản pháp luật, tài liệu trong nước có quy định hoặc sử dụng các thuật ngữ
và định nghĩa về di sản văn hoá bao gồm:
+ Luật di sản văn hóa năm 2001.
+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật di sản văn hóa năm 2009.
+ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật di sản văn hóa;
+ Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ Văn hoá,

Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học
di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
+ Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hoá,
Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia
+ Thông tư số 18/2010/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hoá,
Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức và hoạt động của bảo tàng.
+ Các tài liệu, giáo trình giảng dạy về chuyên ngành di sản văn hóa.
Chưa có TCVN nào về thuật ngữ và định nghĩa đối với di sản văn hoá được xây dựng
và công bố.
b. Lý do mục đích xây dựng TCVN
* Lý do của việc xây dựng TCVN


Việc nghiên cứu, xây dựng và công bố Tiêu chuẩn Quốc gia thuật ngữ, định nghĩa sử
dụng trong ngành di sản văn hóa và các vấn đề liên quan xuất phát từ một số nhu cầu cấp
thiết sau đây:
- Đảm bảo sự thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ và định nghĩa chuyên ngành di
sản văn hoá trong công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng, vận hành các di sản văn hoá, giảng
dậy, trao đổi thông tin, hợp tác trong lĩnh vực di sản văn hoá,v.v...
- Nâng cao chất lượng của các hoạt động chuyên môn góp phần thiết thực vào sự phát
triển của sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
* Mục đích xây dựng TCVN
- Mục đích của dự án là nhằm thống nhất cách hiểu và cách sử dụng đối với các thuật
ngữ, định nghĩa sử dụng trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Tiêu chuẩn dự kiến đáp ứng các mục đích sau:
+ Thông tin, thông hiểu
+ An toàn sức khỏe, môi trường
+ Đổi lẫn






+ Tiết kiệm
+ Giảm chủng loại
+ Các mục đích khác (ghi





+ Thống nhất hóa



dưới)
+ Chức năng, công dụng, chất



lượng
+ Tiêu chuẩn có dùng để chứng nhận không?

Có 

Không 

- Căn cứ
+ Yêu cầu hài hòa tiêu chuẩn (quốc tế và khu vực):
+ Sự liên quan đến yêu cầu phát triển KT-XH:


Có 
Có 

Không
Không?

2. Nội dung chính của dự thảo TCVN
Nội dung của dự thảo tiêu chuẩn được soạn thảo trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn,
tài liệu của quốc tế và nước ngoài, kinh nghiệm và kết quả khảo sát thực tế của ngành di sản
văn hóa. Nội dung bố cục bao gồm:
TCVN: Di sản văn hoá và các vấn đề liên quan - Thuật ngữ và định nghĩa
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
2. Tiêu chuẩn trích dẫn


3. Những vấn đề chung về di sản văn hóa
4. Di sản văn hóa vật thể
5. Di sản văn hóa phi vật thể
6. Những vấn đề liên quan
Phụ lục tra cứu
Phụ lục 1. Mục lục tra cứu sắp xếp theo trật tự Tiếng Anh
Phụ lục 2. Mục lục tra cứu sắp xếp theo trật tự Tiếng Việt
Dự kiến số lượng các thuật ngữ và đinh nghĩa sẽ quy định trong tiêu chuẩn: khoảng
150 - 200 thuật ngữ
- Cơ sở chính dể xây dựng dự thảo TCVN
- Luật di sản văn hóa năm 2001;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật di sản văn hóa năm 2009;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

của Luật di sản văn hóa;
- Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ Văn hoá,
Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học
di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
- Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hoá,
Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia;
- Thông tư số 18/2010/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hoá,
Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức và hoạt động của bảo tàng;
- Tài liệu hướng dẫn về di sản văn hóa của UNESCO, ICOM, ICOMOS cụ thể:
+ The Athens Charter for the Restoration of Historic Monuments (1931)
+ The Venice Charter (1964)
+ Conservation Concerning the Protection of the World Cultural and Natural Heritage
(1972)
+ The Burra Charter (1999)


+ Charter for the Conservation of Historic Towns and Urban Areas – The Washington
Chaster (1987)
+ Charter for the Protection and Management of the Archacological Heritage (1990)
+ The Nara Document on Authenticity (1994)
+ Charter for the Protection and Management of Underwater Cultural Heritage (1996)
+ International Cultural Tourism Charter (1999)
+ Charter on the Built Vernacular Heritage (1999)
+ Hiến chương Asean về di sản văn hóa….. (2009)
- Các tài liệu liên quan đến chuyên ngành di sản
3. Giải thích nội dung của dự thảo TCVN
3.1 Những vấn đề chung của di sản văn hoá
3.1.1
Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
Replica

Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (BBT) là sản phẩm được làm giống như bản gốc về
hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc, trang trí và những đặc điểm khác.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Điều 4, khoản 8, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật di sản văn hóa năm 2009.
3.1.2
Bảo tồn di sản văn hóa
Preserve culture heritage
Bảo tồn di sản văn hóa (BBT) là hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài
Các vấn đề lưu ý
3.1.3
Chương trình ký ức thế giới
Memory of the World Programme


Chương trình ký ức thế giới (BBT) là một chương trình của UNESCO nhằm bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa ghi lại ký ức của nhân loại chống lại sự lãng quên, sự tàn phá của thời gian
và điều kiện khí hậu, sự phá hủy có chủ ý.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài
Các vấn đề lưu ý
3.1.4
Cơ sở dữ liệu di sản văn hóa
Cuture heritage database
Cơ sở dữ liệu di sản văn hóa (BBT) là một tập hợp thông tin về di sản văn hóa có cấu trúc dưới
dạng một tập hợp liên kết các dữ liệu chuyên ngành, lưu trên một thiết bị lưu trữ như đĩa hay
băng. Dữ liệu này được duy trì dưới dạng một tập hợp các tập tin chuyên biệt trong hệ điều hành
hay được lưu trữ trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa.
Nguồn tham khảo Việt Nam

Nguồn tham khảo nước ngoài
Các vấn đề lưu ý
3.1.5
Di sản tư liệu
Document heritage
Di sản tư liệu (BBT) là các vật mang tin có giá trị dưới nhiều dạng thức khác nhau như đá, gỗ,
giấy. CD, VCD...
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài
Các vấn đề lưu ý
3.1.6
Di sản văn hóa
Culture heritage
Di sản văn hóa (BBT) là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được
lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nó bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn
hóa vật thể.


Nguồn tham khảo Việt Nam
Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật di sản văn hóa năm 2009: Di sản văn hóa
quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm
tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ
khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3.1.7
Kiểm kê di sản văn hóa
Kiểm kê di sản văn hóa (BBT) là hoạt động nhằm nhận diện, xác định giá trị và lập danh mục di
sản văn hóa.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Điều 4, khoản 14, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật di sản văn hóa năm 2009.
3.1.8

Quản lý nhà nước về di sản văn hóa
Management of cultural heritage
Quản lý nhà nước về di sản văn hóa (BBT) là hoạt động xây dựng pháp luật, chính sách bảo
vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc chấp hành pháp luật,
chính sách đó theo thẩm quyền.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài
Các vấn đề lưu ý
3.1.9
Sưu tập
Colection
Sưu tập (BBT) là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hóa phi vật
thể, được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những đặc điểm chung về hình thức, nội
dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Điều 4, khoản 8, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật di sản văn hóa năm 2009.
3.1.10
Tư liệu hóa di sản văn hóa
Documentation


Tư liệu hóa di sản văn hóa (BBT) là quá trình sử dụng các loại phương tiện, thiết bị, vật liệu để
thu thập và lưu giữ các thông tin về di sản văn hóa dưới nhiều hình thức khác nhau.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài
Các vấn đề lưu ý

3.2 Bảo tàng
3.2.1
Bảo hiểm hiện vật bảo tàng

Object ínurance
Bảo hiểm hiện vật bảo tàng (BBT)
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài
Các vấn đề lưu ý
3.2.2
Bảo quản định kỳ hiện vật bảo tàng
Regular conservation
Bảo quản định kỳ hiện vật bảo tàng (BBT) là thực hiện áp dụng biện pháp bảo quản, phòng
ngừa và loại trừ các yếu tố gây hại hiện vật do thiên nhiên hoặc con người gây ra theo lịch/chu kỳ
thời gian đã định.
Bảo quản định kỳ hiện vật bảo tàng (NBS) là hoạt động bảo vệ, giữ gìn, phòng ngừa và loại trừ
các yếu tố gây hại hiện vật do thiên nhiên hoặc con người gây ra theo lịch/chu kỳ thời gian đã
định.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài
Các vấn đề lưu ý

3.2.3
Bảo quản phòng ngừa hiện vật bảo tàng
Preventive conservation


Bảo quản phòng ngừa hiện vật bảo tàng (BBT) là các biện pháp được sử dụng để ngăn ngừa
tối đa sự hủy hoại tự nhiên của hiện vật và sự hủy hoại hiện vật do thiên nhiên hoặc con người
gây ra.
Bảo quản phòng ngừa hiện vật bảo tàng (NBS ) là các biện pháp được sử dụng để ngăn ngừa
tối đa sự hủy hoại tự nhiên của hiện vật và sự hủy hoại hiện vật do thiên nhiên hoặc con người
gây ra.
Nguồn tham khảo Việt Nam

Quy định về tiêu chuẩn, trách nhiệm của cán bộ và người thực hành bảo quản hiện vật bảo
tàng theo QD số 47/2008/QĐ - BVHTTDL ngày 3/7/2008:
Nguồn tham khảo nước ngoài
Définition de la profession, ICOM-CC, Copenhague, 1984, et code de déontologie de
l’ICOM : Tập hợp tất cả các biện pháp và tác động/động thái đến hiện vật với mục đích tránh và
giảm thiểu các hư hại hay mất mát trong tương lai. Cho dù niên dại hay tình trạng của di sản như
thế nào thì các biện pháp và tác động đó được ghi nhận/thực hiện trong bối cảnh và môi trường
của một di sản văn hóa vật thể, phổ biến hơn là trong bối cảnh và môi trường của một nhóm các
di sản. Các biện pháp và tác động này là gián tiếp, không giao thoa/chồng chéo với chất liệu và
cấu trúc của di sản. Chúng không làm thay đổi bề ngoài của di sản.
3.2.4
Bảo quản trị liệu hiện vật bảo tàng
Treatment conservation
Bảo quản trị liệu hiện vật bảo tàng (BBT) là các biện pháp khoa học, kỹ thuật được sử dụng
tác động vào hiện vật nhằm loại trừ nguyên nhân gây hại và ổn định tình trạng hiện vật.
Bảo quản trị liệu hiện vật bảo tàng (NBS) là các biện pháp khoa học, kỹ thuật được sử dụng
tác động vào hiện vật nhằm loại trừ nguyên nhân gây hại và ổn định tỡnh trạng hiện vật.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Quy định về tiêu chuẩn, trách nhiệm của cán bộ và người thực hành bảo quản hiện vật bảo
tàng theo QD số 47/2008/QĐ - BVHTTDL ngày 3/7/2008:
Nguồn tham khảo nước ngoài
Définition de la profession, ICOM-CC, Copenhague, 1984, et code de déontologie de
l’ICOM : Tập hợp các biện pháp và tác động được thực hiện trực tiếp trên di sản văn hóa hoặc
một nhóm di sản văn hóa với mục đích ngăn chặn quá trình chủ động hư hại hoặc làm tăng
cường cấu trúc của di sản. Các biện pháp và tác động này chỉ được thực hiện khi các di sản bị đe


dọa hư hại trong thời gian ngắn hoặc tốc độ hư hại xảy ra nhanh. Các biện pháp và tác động này
đôi khi làm thay đổi bề ngoài của di sản.
3.2.5

Bảo tàng
Museum
Bảo tàng (BBT) là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày,
giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của
con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của
công chúng.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Điều 4, khoản 16, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật di sản văn hóa năm 2009.
Nguồn tham khảo nước ngoài
According to the ICOM Statutes, adopted during the 21st General Conference in Vienna,
Austria, in 2007: A museum is a non-profit, permanent institution in the service of society and its
development, open to the public, which acquires, conserves, researches, communicates and
exhibits the tangible and intangible heritage of humanity and its environment for the purposes of
education, study and enjoyment.
3.2.6
Bảo tàng cấp tỉnh
Provincial museum
Bảo tàng cấp tỉnh (BBT) là bảo tàng công lập thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng: sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di
sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người
về địa phương, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa
của công chúng.
Bảo tàng cấp tỉnh (NBS) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập bảo tàng cấp
tỉnh theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch ở địa phương; cấp
giấy phép hoạt động cho bảo tàng ngoài công lập theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập
bảo tàng. Bảo tàng cấp tỉnh là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập có giá trị tiêu biểu ở địa
phương;
Nguồn tham khảo Việt Nam
Điều 4, khoản 8, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật di sản văn hóa năm 2009.



3.2.7
Bảo tàng chuyên ngành
Specialised museum
Bảo tàng chuyên ngành (BBT) là bảo tàng công lập có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên
cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi
trường sống của con người về lĩnh vực tự nhiên, xã hội, khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Bảo tàng chuyên ngành (NBS) Bảo tàng chuyên ngành thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội ở Trung ương. Bảo tàng chuyên ngành là nơi bảo quản và trưng bày các
sưu tập có giá trị tiêu biểu về một chuyên ngành;
Nguồn tham khảo Việt Nam
3.2.8
Bảo tàng công lập
State Museum
Bảo tàng công lập (BBT) là các bảo tàng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành
lập, kinh phí hoạt động được ngân sách nhà nước cấp.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Điều 4, khoản 8, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật di sản văn hóa năm 2009.
Nguồn tham khảo nước ngoài
Các vấn đề lưu ý

3.2.9
Bảo tàng ngoài công lập
Private museum
Bảo tàng ngoài công lập (BBT) là các bảo tàng do tổ chức cá nhân thành lập và tự chủ về kinh
phí hoạt động, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp
phép hoạt động.
Bảo tàng ngoài công lập (NBS) Bảo tàng ngoài công lập là các bảo tàng thuộc sở hữu tư nhân,
được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép hoạt động, kinh phí hoạt động không sử dụng ngân
sách nhà nước Bảo tàng ngoài công lập là các bảo tàng thuộc sở hữu tư nhân, được Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh cấp phép hoạt động, kinh phí hoạt động không sử dụng ngân sách nhà nước
Nguồn tham khảo Việt Nam


Điều 4, khoản 8, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật di sản văn hóa năm 2009.

3.2.10
Bảo tàng quốc gia
National museum
Bảo tàng quốc gia (BBT) là bảo tàng công lập có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu,
trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi
trường sống của con người trong phạm vi cả nước, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập,
tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng.
Bảo tàng quốc gia (NBS) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập bảo tàng quốc gia. Bảo
tàng quốc gia là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập có giá trị tiêu biểu trong phạm vi cả nước.
3.2.11
Cho mượn hiện vật bảo tàng
Loan
Cho mượn hiện vật bảo tàng (BBT) là việc bảo tàng cho một tổ chức, cá nhân không thuộc bảo
tàng được phép sử dụng có thời hạn hiện vật của bảo tàng để trưng bày, giới thiệu phục vụ công
chúng, không vì mục đích lợi nhuận.
Cho mượn hiện vật bảo tàng (NBS) Việc một người hoặc một cơ quan giao một tài sản cá nhân
hoặc tài sản của cơ quan cho một cơ quan khác dựa trên cơ sở tin cậy lẫn nhau nhằm một mục
đích cụ thể. Điều này được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận rằng khi mục đích đã đạt được thì
tài sản đó sẽ được trao trả lại cho chủ nhân.
Nguồn tham khảo nước ngoài
/>Delivery of personal or institutional property by one person or institution to another in trust for a
specific purpose. This is done with the understanding that when that purpose is accomplished the
property is returned to the owner.
3.2.12

Chú thích hiện vật bảo tàng
Museum object label
Chú thích hiện vật bảo tàng (BBT) là văn bản khoa học giới thiệu thông tin về hiện vật một cách
ngắn gọn.


Chú thích hiện vật bảo tàng (NBS) là ê-ti-két giới thiệu hiện vật trưng bày một cách ngắn gọn và
mang tính khoa học, thường chiếm số lượng lớn. Nội dung của nó bao gồm tên gọi, niên đại, thời
gian khai quật hoặc sưu tầm, địa điểm hoặc nguồn gốc của hiện vật trưng bày. Nếu hiện vật trưng
bày là hiện vật mượn hoặc điều chuyển, hiến tặng thì còn phải ghi chú rõ cơ quan đã từng cất
giữ.
Nguồn tham khảo nước ngoài
Cơ sở bảo tàng học Trung Quốc, III, trang 361
3.2.13
Chủ đề trưng bày bảo tàng
Exhibition theme
Chủ đề trưng bày bảo tàng (BBT) là vấn đề chủ yếu được quán triệt trong một phần trưng bày
của bảo tàng. Các chủ đề trưng bày bảo tàng cấu thành nội dung trưng bày của bảo tàng.
Chủ đề trưng bày bảo tàng (NBS) là các phần nội dung nhỏ cấu thành nên tổng thể nội dung
trưng bày của bảo tàng.
3.2.14
Cửa hàng lưu niệm bảo tàng
Museum shop
Cửa hàng lưu niệm bảo tàng (BBT) là nơi bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ấn phẩm và
các sản phẩm lưu niệm khác liên quan đến hiện vật và nội dung trưng bày của bảo tàng, nhằm
mở rộng việc giới thiệu, quảng bá về bảo tàng và mang lại nguồn thu bổ sung cho hoạt động của
bảo tàng.
Cửa hàng lưu niệm bảo tàng (NBS) là nơi tập trung nhiều nhất những vật lưu niệm mang ý
nghĩa văn hóa sâu sắc, bản sắc và đặc biệt nhất. Hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng chính của
cửa hàng bảo tàng. Về một khía cạnh nào đó, phát triển cửa hàng bảo tàng cũng là biện pháp để

bảo tồn và giới thiệu nghề thủ công truyền thống, nâng cao đời sống cộng đồng. Cửa hàng bảo
tàng tạo ra nguồn thu hợp pháp của bảo tàng.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Luận văn Dr. Lý. Trang 30
3.2.15
Dịch vụ bảo tàng
Museum service


Dịch vụ bảo tàng (BBT) là việc tổ chức sử dụng các nguồn lực của bảo tàng phục vụ trực tiếp
nhu cầu học tập, nghiên cứu, tham quan, hưởng thụ văn hóa của công chúng, phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ và mang lại nguồn thu bổ sung cho hoạt động bảo tàng.
Dịch vụ bảo tàng (NBS) hoạt động dịch vụ của bảo tàng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
của bảo tàng và quy định của pháp luật có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, tham quan,
hưởng thụ văn hóa của công chúng hoặc đơn đặt hàng của tổ chức, cá nhân.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Thông tư 2010/TT-BVHTTDL quy định về tổ chức và hoạt động của bảo tàng
3.2.16
Đảm bảo an toàn hiện vật bảo tàng
Storage Security
Đảm bảo an toàn hiện vật bảo tàng (BBT) là việc thiết lập và thực hiện các biện pháp nhằm
ngăn chặn các yếu tố có thể làm hư hỏng, hủy hoại, mất mát hiện vật được lưu giữ trong kho bảo
tàng.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài
Các vấn đề lưu ý

3.2.17
Đăng ký hiện vật bảo tàng
Object Registration

Đăng ký hiện vật bảo tàng (BBT) là việc đăng ký hiện vật mới sưu tầm vào danh sách hiện vật
của bảo tàng.
Đăng ký hiện vật bảo tàng (BBT) là vấn đề mấu chốt của việc bảo quản và quản lý khoa học, là căn cứ
để kiểm tra số lượng và tình trạng tồn tại của hiện vật, đồng thời là căn cứ pháp lý để bảo quản tài săn văn
hoá quốc gia. Đăng ký hiện vật cần xây dựng được một bộ sổ sách đăng ký hoàn chỉnh và chuẩn xác, bao
gồm: sổ đăng ký hiện vật, sổ phân loại hiện vật, sổ đăng ký hiện vật tham khảo, sổ đăng ký hiện vật cho
mượn, sổ đăng ký hiện vật phục chế, trong đó, quan trọng nhất, cơ bản nhất là sổ đăng ký hiện vật.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Cơ sở bảo tàng học Trung Quốc, Chương 8
Nguồn tham khảo nước ngoài
Các vấn đề lưu ý


3.2.18
Đề cương sưu tầm hiện vật bảo tàng
Đề cương sưu tầm hiện vật bảo tàng (BBT) là văn bản thể hiện những vấn đề chủ yếu về mục
đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng dự kiến sưu tầm và những vấn đề khác có liên quan để theo đó
triển khai việc sưu tầm hiện vật cho bảo tàng trong một khoảng thời gian xác định.
Đề cương sưu tầm hiện vật bảo tàng (BBT) Là việc xác định nội dung trưng bày để đề xuất phạm vị,
số lượng và loại hình hiện vật dự kiến sưu sưu tầm cho phù hợp.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài
Các vấn đề lưu ý

3.2.19
Đề án trưng bày bảo tàng
Exhibition brief/ Exhibition plan/ Interpretive plan
Đề án trưng bày bảo tàng (BBT) là văn bản trình bày có hệ thống các nội dung chủ yếu làm cơ
sở cho việc xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và trưng bày bảo tàng.
Đề án trưng bày bảo tàng (BBT) chính là khung kết cấu của chủ đề trưng bày. Nói một cách văn tắt,

đề cương trưng bày là đại cương và chi tiết của trưng bày. Nêu rõ chủ đề của trưng bày, các mục tiêu
truyền tải thông tin chính và đối tượng công chúng mà trưng bày hướng tới, đồng thời cung cấp bản tóm tắt
về chủ đề chính, cách tiếp cận, chiến lược diễn giải và thị giác.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài
Cơ sở bảo tàng học Trung Quốc, mục I, trang 358
G.D. Lord & B. Lord (Eds.), The Manual of Museum Exhibitions Walnut Creek, CA: AltaMira Press, 2002.
(pp. 501-502):
States the primary subject matter of the exhibition, the main communication objectives and the projected
target audience, and provides a summary of the overall theme, approach and visual and interpretation
strategies.
Các vấn đề lưu ý
3.2.20


Giám định hiện vật
Object condition checking and technical assessment
Giám định hiện vật (BBT) là việc xác định giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, kinh tế của hiện vật.
Giám định hiện vật (BBT) là phân biệt rõ thật giả, khảo chứng nội hàm, thẩm định giá trị của hiện vật.
Nhiệm vụ này cũng cần bao gồm cả việc xác định tên gọi và xếp hạng hiện vật. Mục đích của việc giám
định hiện vật là bảo đảm tính khoa học của hiện vật, bảo vệ tài sản văn hoá khoa học có giá trị cho Trung
Quốc. Đồng thời, giám định hiện vật cũng nhằm quản lý khoa học, mở cửa trưng bày, nghiên cứu sử dụng
những hiện vật của bảo tàng. Giám định hiện vật phải nắm chặt "cửa ải" đầu tiên là thật giả, đồng thời đưa
ra những kết quả giám định về giá trị, tên gọi, niên đại, thứ hạng... của hiện vật. Chính vì vậy, giám định là
công việc quan trọng đầu tiên của việc nghiên cứu về hiện vật.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài
SPECTRUM:
The
UK

Museum
Documentation
Standard
(p.
107)
:8080/download/attachments/10944605/Spectrum+3.1+Condition+Checking
.pdf
The management and documentation of information about the make-up and condition of an object, and
recommendations for its use, treatment and surrounding environment.
Công tác quản lý và tư liệu hóa về việc chế tác và tình trạng của một hiện vật, đồng thời đề xuất việc sử
dụng, xử lý và môi trường xung quanh hiện vật.
Các vấn đề lưu ý

3.2.21
Giáo dục bảo tàng
Museum education
Giáo dục bảo tàng (BBT) là các hoạt động tạo cơ hội cho các đối tượng khách tham quan được
học tập, trải nghiệm thông qua quá trình tiếp xúc, tìm hiểu hiện vật, nội dung trưng bày và tham
gia các hoạt động của bảo tàng.
Giáo dục bảo tàng (BBT) không chỉ đơn thuần là tuyên truyền hay giáo dục mà thực chất là một công
việc tiếp tục nghiên cứu khoa học về hiện vật bảo tàng, đồng thời là một đóng góp vào sự nghiệp giáo dục
đào tạo nguồn lực con người cho đất nước.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Luận văn Dr. Lý. Trang 41
Nguồn tham khảo nước ngoài


Generally speaking, education means the training and development of human beings and
their capacities by implementing the appropriate means to do so. Museum education can be
defined as a set of values, concepts, knowledge and practices aimed at ensuring the visitor’s

development; it is a process of acculturation which relies on pedagogical methods,
development, fulfi lment, and the acquisition of new knowledge.
Các vấn đề lưu ý

3.2.22
Hiện vật bảo tàng
Museum object
Hiện vật bảo tàng (BBT) là sản phẩm vật chất do con người hoặc tự nhiên tạo ra trong quá trình
lịch sử, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mĩ đã trải qua quá trình xử lý khoa học và pháp
lý của bảo tàng, được bảo tàng sưu tầm, bảo quản nhằm phục vụ cho các hoạt động của bảo
tàng.
Hiện vật bảo tàng (BBT) là những bằng chứng vật chất minh chứng cho sự phát triển của thế giới tự
nhiên và xã hội có liên quan đến con người, bảo tàng căn cứ vào tính chất của mình để sưu tầm lưu giữ vì
mục đích nghiên cứu khoa học và giáo dục xã hội. Một hiện vật trong bộ sưu tập của một bảo tàng, được
sưu tầm vì bản thân hiện vật đó. Ví dụ: một băng cassette được sưu tầm với tư cách là băng cassette chứ
không phải vì thứ âm thanh nào đó được ghi trong băng đó.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Luận văn Dr. Lý
Nguồn tham khảo nước ngoài
Sự nghiệp bảo tàng nước Nga. Trang 233:
Hiện vật bảo tàng là đối tượng tự nhiên hay văn hoá lịch sử được nhập vào sưu tập của bảo tàng, là tư liệu
ban đầu của tri thức và tác động cảm xúc và mang tính giá trị bảo tàng.
BURCAW, G. E.. Introduction to Museum Work, 3rd Edition. AltaMira Press, 1997. p. 13:
An object in the collection of a museum, collected for its own sake. For example, a cassette tape collected
as such and not for whatever sound might have been recorded on it.
Các vấn đề lưu ý

3.2.23
Hiện vật phục chế



Restored Object
Hiện vật phục chế (BBT) là hiện vật được tái tạo theo nguyên mẫu phần đã mất hoặc hư hỏng
dựa trên cơ sở khoa học.
Hiện vật phục chế (BBT) Là hiện vật của bảo tàng đã được phục chế một phần.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài
Các vấn đề lưu ý
Ở Pháp, thuật ngữ phục dựng là các bước tiến hành để tu sửa làm cho hiện vật ở tình trạng tốt. Nghĩa rộng
hơn, phục dựng là việc can thiệp đến các di sản văn hóa bị hư hại với mục đích kéo dài sự tồn tại, phục vụ
tốt hơn cho công tác trưng bày mà vẫn tôn trọng tính toàn vẹn lịch sử và vẻ đẹp của di sản.

3.2.24
Hồ sơ hiện vật bảo tàng
Object profile
Hồ sơ hiện vật bào tàng (BBT) là tập hợp các tài liệu khoa học và pháp lý do bảo tàng lập ra
phản ánh toàn bộ quá trình sưu tầm, nghiên cứu, bảo quản, sử dụng và giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, thẩm mỹ của hiện vật bảo tàng.
Hồ sơ hiện vật bào tàng (BBT) Hồ sơ hiện vật bao gồm tư liệu lịch sử, ghi chép giám định, ghi chép tu
sửa, ghi chép sử dụng, những tác phẩm nghiên cứu có liên quan, ảnh, bản dập, bản vẽ, báo cáo kiểm
nghiệm có liên quan đến từng hiện vật…
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài
Cơ sở bảo tàng học Trung Quốc,
Các vấn đề lưu ý
3.2.25
Kế hoạch trưng bày bảo tàng
Collecting plan
Kế hoạch trưng bày bảo tàng (BBT) là văn bản thể hiện toàn bộ hiện vật và tài liệu trưng bày
theo nội dung chi tiết của Đề cương nội dung trưng bày bảo tàng.

Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài


Các vấn đề lưu ý

3.2.26
Khách tham quan bảo tàng
Visitors/audience
Khách tham quan bảo tàng (BBT) là những người đến bảo tàng để nghiên cứu,học tập, hưởng
thụ văn hóa thông qua trưng bày, hoạt động của bảo tàng và được bảo tàng phục vụ.
Khách tham quan bảo tàng (BBT) là đối tượng phục vụ của bảo tàng. Tìm hiểu khách tham quan, am
hiểu khách tham quan, tranh thủ khách tham quan, tổ chức khách tham quan, phục vụ khách tham quan,
thoả mãn nhu cầu của khách tham quan là tôn chỉ căn bản của bảo tàng.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài
Cơ sở bảo tàng học Trung Quốc, trang 417
Các vấn đề lưu ý
3.2.27
Kho bảo quản hiện vật bảo tàng
Museum store
Kho bảo quản hiện vật bảo tàng (BBT) là công trình xây dựng được thiết kế và lắp đặt trang
thiết bị phù hợp để lưu giữ lâu dài, đảm bảo an ninh, an toàn cho hiện vật bảo tàng.
Kho bảo quản hiện vật bảo tàng (BBT) là tổng thể được tổ chức một cách khoa học do lịch sử để lại
và thuộc về bảo tàng những hiện vật bảo tàng và những tài liệu bổ trợ khoa học, được bổ sung một cách hệ
thống phù hợp với quan điểm của bảo tàng.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài
Sự nghiệp bảo tàng của nước Nga, trang 296
Các vấn đề lưu ý


3.2.28
Không gian trưng bày bảo tàng
Exhibition space


Không gian trưng bày bảo tàng (BBT) bao gồm không gian trưng bày trong nhà, không gian
trưng bày ngoài trời, là khu vực dành cho việc trưng bày các sưu tập, hiện vật theo những chủ đề
nhất định.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài
Các vấn đề lưu ý

3.2.29
Khu khám phá trong bảo tàng
Discovery room
Khu khám phá trong bảo tàng (BBT) là khu vực dành cho khách tham quan thông qua các hoạt
động của mình, tự tìm hiểu, trải nghiệm về ý nghĩa và giá trị của hiện vật bảo tàng.
Khu khám phá trong bảo tàng (BBT) là một khu vực tách biệt với khu vực trưng bày của bảo tàng.
Bao gồm những bộ sưu tập có thể cầm nắm, tìm hiểu. Cung cấp những trải nghiệm tự nghiên cứu, tự giáo
dục. Thông qua những bộ sưu tập và thực hành (hoạt động) khu vực này cung cấp cho khách tham quan sự
hiểu biết về những bộ sưu tập lớn hơn của bảo tàng.
Bao gồm những hoạt động chính sau:
-

Cơ hội cầm nắm

-

Một nơi để ngồi


-

Đào tạo tốt nhân viên

-

Một cách nhìn gần hơn

-

Tự định hướng, tự thực hành

-

Giúp hiểu rõ hơn về những phần trưng bày khác của bảo tàng

Một nơi toàn gia đình có thể học tập cùng nhau
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài
In the 1991 publication Snakes, Snails and History Tails, Judith White answered the question this way: "A
discovery room is a separate area, within the context of a larger institution, containing a collection of objects
that can be touched and examined. It offers self-paced, self-directed educational activities. Through these
objects and activities, the room offers visitors a means for understanding a larger collection." Beyond that,
these are key:
• a chance to touch
• a place to sit down
• attentive, well-trained staff



• a closer look
• freedom to be curious
• self-directed, self-paced activities
• help in understanding the rest of the museum
• a place where families can learn together
Các vấn đề lưu ý

3.2.30
Kiểm kê hiện vật
Kiểm kê hiện vật (BBT) là việc xác lập cơ sở pháp lý, nội dung, ý nghĩa, giá trị, tình trạng bảo
quản của hiện vật; lập danh mục và hồ sơ hiện vật nhằm phục vụ hoạt động quản lý, bảo quản và
phát huy giá trị hiện vật.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài
Các vấn đề lưu ý

3.2.31
Loại bỏ hiện vật bảo tàng
Deaccession
Loại bỏ hiện vật bảo tàng (BBT) là việc đưa ra khỏi danh sách những hiện vật của bảo tàng
được xác định là không phù hợp với đối tượng, nội dung, phạm vi hoạt động của bảo tàng; hoặc
bị hư hỏng không có khả năng phục hồi, hoặc gây hại cho con người và môi trường; hoặc không
xác định chính xác về lịch sử, văn hóa, khoa học; hoặc không phù hợp với chuẩm mực đạo đức
nghề nghiệp; hoặc có nguồn gốc bất hợp pháp.
Loại bỏ hiện vật bảo tàng (BBT) Là việc loại bỏ những hiện vật không còn có giá trị, hay không phù
hợp với nội dung, ra khỏi danh sách hiện vật của bảo tàng.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài
Tài liệu hướng dẫn bảo tàng học của National Park Service, Hoa Kỳ:
Deaccessioning is the process of permanently removing National Park Service (NPS) museum collections

from a NPS unit’s ownership (title) and custody.


It should be a rare action. This chapter discusses the types of deaccessions that the NPS permits and
explains NPS deaccessioning procedures.
Các vấn đề lưu ý
3.2.32
Marketing bảo tàng
Museum Marketing
Marketing bảo tàng (BBT) là việc tổ chức hoạt động giới thiệu, quảng bá về bảo tàng nhằm thu
hút khách tham quan, các cá nhân, tổ chức đến với bảo tàng và hỗ trợ cho các chương trình hoạt
động của bảo tàng.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài
Các vấn đề lưu ý

3.2.33
Miêu tả hiện vật bảo tàng
Description of museum object
Miêu tả hiện vật bảo tàng (BBT) là việc sử dụng ngôn ngữ và thông tin phản ánh hình thức, biểu
hiện của hiện vật bảo tàng để phục vụ cho việc nghiên cứu, phân loại và phát huy giá trị của hiện
vật bảo tàng.
Miêu tả hiện vật bảo tàng (BBT) là việc miêu tả cụ thể hiện trạng của hiện vật, bao gồm hình thức,
hình dáng, chất liệu..và đặc điểm riêng của hiện vật.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài
Các vấn đề lưu ý

3.2.34
Nhà bảo tàng

Museum architecture
Nhà bảo tàng (BBT) là tổ hợp công trình kiến trúc và cảnh quan được quy hoạch và xây dựng
nhằm thỏa mãn nhu cầu tổ chức, trưng bày, bảo quản, đón tiếp khách tham quan và thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ khác của bảo tàng.


Nhà bảo tàng (BBT) là nghệ thuật thiết kế và cài đặt hoặc xây dựng một không gian sẽ được sử dụng
nhà bảo tàng các chức năng cụ thể, đặc biệt là các chức năng của triển lãm và trưng bày, phòng ngừa và
khắc phục hậu quả hoạt động bảo tồn, nghiên cứu, quản lý và tiếp khách.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài

(Museum) architecture is defi ned as the art of designing and installing or building a space
that will be used to house specifi c museum functions, more particularly the functions of
exhibition and display, preventive and remedial active conservation, study, management, and
receiving visitors.
Các vấn đề lưu ý
3.2.35
Niên đại tuyệt đối của hiện vật bảo tàng
Absolute dating
Niên đại tuyệt đối của hiện vật bảo tàng (BBT) là thông tin chính xác về thời gian hiện vật bảo
tàng được chế tác, sản xuất hoặc hình thành dựa trên các căn cứ khoa học.
Niên đại tuyệt đối của hiện vật bảo tàng (BBT) là Việc đặt tên và đoán định niên đại của hiện vật đã
được nêu trong phần giám định hiện vật. Trong đăng ký hiện vật, xác định niên đại của hiện vật phải căn cứ
vào kỷ địa chất, thời kỳ văn hoá khảo cổ, triều đại lịch sử hoặc thời kỳ lịch sử mà hiện vật tồn tại. Các văn
vật có trước khi thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa nếu có ghi năm cụ thể thì ghi năm đó vào
sổ, đồng thời ghi chú theo năm dương lịch; hiện vật không có niên đại cụ thể thì ghi triều đại lịch sử hoặc
thời kỳ lịch sử. Những hiện vật có niên đại sau khi thành lập nước thống nhất viết theo năm dương lịch.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài

Cơ sở bảo tàng học Trung Quốc. Bài 4, phần I
/>Absolute dating techniques attempt to pinpoint a discrete, known interval in time such as a day, year,
century, or millennia. Very few artifacts recovered from an archeological site can be absolutely dated.
Archeologists use several methods to establish absolute chronology including radiocarbon dating, obsidian
hydration, thermoluminescence, dendrochronology, historical records, mean ceramic dating, and pipe stem
dating.
Các vấn đề lưu ý


3.2.36
Niên đại tương đối của hiện vật bảo tàng
Relative dating
Niên đại tương đối của hiện vật bảo tàng (BBT) là thông tin về thời điểm chế tác, sản xuất
hoặc hình thành của hiện vật dựa trên sự so sánh các dấu hiệu chung với các hiện vật đã được
xác định niên đại.
Niên đại tương đối của hiện vật bảo tàng (BBT) là Thời gian chế tác, thời gian sử dụng, thời gian
bỏ đi, thời gian mai táng, thời gian khai quật, thời gian phát hiện, thời gian sưu tầm.
Nguồn tham khảo Việt Nam
Nguồn tham khảo nước ngoài
Cơ sở bảo tàng học Trung Quốc
/>
With relative dating, dates are expressed in relation to one another, for instance, earlier,
later, more recent, and so forth. Each object at an archeological site has a different time
relationship with every other object at that site. Artifacts deposited in one stratum-a more or
less homogeneous material, visually separable from other levels by a distinct change in
color, texture, or other characteristic-have a distinct relationship with artifacts recovered
from strata (plural of stratum) above or below them. These kinds of time relationships
between stratified layers are what archeologists call relative time or relative chronology.
Archeologists use several methods to establish relative chronology including geologic
dating, stratigraphy, seriation, cross-dating, and horizon markers.

Các vấn đề lưu ý
3.2.37
Phân loại hiện vật bảo tàng
Museum object type
Phân loại hiện vật bảo tàng (BBT) là việc chia hiện vật bảo tàng thành các nhóm dựa trên
những đặc điểm chính về chất liệu, giá trị sử dụng, niên đại và các đặc điểm có ý nghĩa phân biệt
khác theo yêu cầu quản lý, bảo quản và phát huy giá trị hiện vật của bảo tàng.


×