Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 24 trang )

TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN

SKKN NĂM HỌC 2016-2017

A. MỞ ĐẦU
I.
Lí do chọn đề tài
Trong những năm trở lại đây, đổi mới phương pháp dạy học được nói đến nhiều
trong quá trình giảng dạy. Trước địi hỏi của thực tiễn, nước ta đang trên con đường
hội nhập và phát triển thì đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học
là hết sức cần thiết. Luật giáo dục năm 2005 Điều 28.2 có ghi: “ Phương pháp dạy
học phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học,
khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
Và trong các mơn học tại cấp THPT, mơn Tốn là mơn rất quan trọng. Vì nó
khơng đơn thuần giúp học sinh hình thành kĩ năng tư duy, suy luận mà cịn giúp
học sinh hình thành nhân cách, kĩ năng sống. Hơn nữa một đặc trưng của mơn Tốn
là khả năng ứng dụng trong thực tế cao. Đặc biệt là mơn Tốn lớp 12, là mơn học
các em cần vượt qua trong kỳ thi THPT quốc gia. Dẫn tới việc đổi mới PPDH đã
được áp dụng trong từng lớp học đối với đặc trưng của mơn Tốn là một trong
những vấn đề cấp thiết hiện nay góp phần thực hiện thắng lợi theo chủ đề của năm
học 2016- 2017 là “ Kỷ cương- Nề nếp- Chất lượng- Hiệu quả ”. Để thực hiện tốt
mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên cần thực hiện tốt việc đổi mới công tác kiểm tra,
đánh giá, xếp loại học sinh.
Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh không chỉ đơn thuần đánh giá khả năng
tiếp thu và lĩnh hội kiến thức, cho điểm của học sinh để đánh giá. Song trên thực tế,
tại nhiều đơn vị trường THPT trong đội ngũ giáo viên vẫn chỉ thực hiện như trên
với những nguyên nhân căn bản sau:
Một là, việc đánh giá kết quả bài học( mà rộng hơn là: một chương, một phần
chương trình học, ...) giáo viên chưa chú trọng được mục tiêu và thiết kế bài học


giúp học sinh (HS) và giáo viên (GV) nắm bắt được thông tin liên hệ hai chiều để
điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Hai là, nội dung kiểm tra, đánh giá chưa toàn diện, bao gồm cả kiến thức, kĩ
năng và phương pháp hoặc là chỉ dừng lại tái hiện kiến thức va kĩ năng mà chưa đề
cấp đến khả năng sáng tạo của học sinh.
Ba là, vẫn cịn thói quen kiểm tra, đánh giá nặng về công tác cho điểm xếp loại
mà chưa chú trọng đến phê những ưu điểm và nhược điểm của HS khi làm bài,
chưa quan tâm đến việc điều chỉnh hoạt động và dạy của cả thầy và trị. Thơng qua
kết quả của HS, giáo viên chưa chú trọng việc dạy lấp chỗ hổng kiến thức cho học
sinh cũng như công tác bồi dưỡng cho học sinh. Chưa chú trọng đến các biện pháp
tự học, tự đánh giá của học sinh.
Đặc biệt đối với trường của chúng tôi là trường thuộc huyện miền núi, đa số là con
em người dân tộc như dân tộc Pa Kơ, Tà Ơi, Ka Tu, Pa Hy, phần lớn các em mất
kiến thức cơ bản, động cơ và thái độ học tập chưa xác định đúng nên việc tìm ra
những giải pháp mới động viên các em học tập lại càng có ý nghĩa quan trọng. Nói
GV: Đoàn Ngọc Hùng

Trang 1


TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN

SKKN NĂM HỌC 2016-2017

đến việc đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học khơng cịn quá xa lạ đối với đội
ngũ giáo viên các trường THPT nói chung và giáo viên trường THCS- THPT Hồng
Vân nói riêng. Bởi vì trong những năm gần đây Sở giáo dục Thừa Thiên Huế
thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ cũng như có
các văn bản về hướng dẫn đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học. Với kinh
nghiệm thực tế của bản thân và trên những cơ sở lý luận có sẵn tơi tập trung vào

việc xây dựng những kỹ thuật góp phần đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học
Toán 12 phù hợp với đối tượng học sinh của trường.
Để khắc phục những mặt hạn chế trên ngay tại đơn vị trường THCS- THPT
Hồng Vân với mơn Tốn 12 tơi có sáng kiến kinh nghiệm “ĐỔI MỚI KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MƠN TỐN 12 PHÙ HỢP VỚI ĐỐI TƯỢNG
HỌC SINH CỦA TRƯỜNG” thể hiện cụ thể qua các mặt sau:
Một là, ngay từ đầu năm học, đầu kì học, đầu chương học giáo viên cần xây
dựng kế học kiểm tra đánh giá học sịnh .Việc đánh giá kết quả bài học( mà rộng
hơn là: một chương, một phần chương trình học, ...) giáo viên cần chú trọng được
mục tiêu và thiết kế bài học giúp học sinh (HS) và giáo viên (GV) nắm bắt được
thông tin liên hệ hai chiều để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Hai là, nội dung kiểm tra, đánh giá cần toàn diện, bao gồm cả kiến thức, kĩ
năng và khả năng sáng tạo của học sinh phù hợp học sinh dân tộc.
Ba là, việc kiểm tra, đánh giá không dừng lại ở công tác cho điểm, xếp loại,
đánh giá học sinh mà cần chú trọng đến phê những ưu điểm và nhược điểm của HS
khi làm bài. Quan tâm đến việc điều chỉnh hoạt động và dạy của cả thầy và trị.
Thơng qua kết quả của HS, giáo viên thực hiện nghiêm túc có hiệu quả việc dạy lấp
chỗ hổng kiến thức cho học sinh cũng như công tác bồi dưỡng cho học sinh. Từ đó
đề xuất các biện pháp tự học, tự đánh giá của học sinh.
Cuối cùng, là việc áp dụng kĩ thuật trong công tác kiểm tra, đánh giá học sinh
là rất quan trọng đối với giáo viên. Trong thực tế nhiều giáo viên vẫn còn yếu và
thiếu về kĩ thuật kiểm tra đánh giá học sinh. Nội dụng sáng kiến kinh nghiệm sẽ
giải quyết căn bản vấn đề này.
II. Mục tiêu nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nhiệm “ ĐỔI MỚI KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MƠN TỐN 12 PHÙ HỢP VỚI ĐỐI
TƯỢNG HỌC SINH CỦA TRƯỜNG” giúp cho:
a. Về phía giáo viên:
- Một là, đánh giá được một cách toàn diện học sinh về kiến thức và kĩ năng giúp

học sinh (HS) và giáo viên (GV) nắm bắt được thông tin liên hệ hai chiều để điều
chỉnh hoạt động dạy và học.
- Hai là, giúp cho giáo viên xây dựng nội dung kiểm tra, đánh giá toàn diện, bao
gồm cả kiến thức, kĩ năng và phù hợp khả năng sáng tạo của học sinh. Xây dựng kĩ
GV: Đoàn Ngọc Hùng

Trang 2


TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN

SKKN NĂM HỌC 2016-2017

thuật trong công tác kiểm tra, đánh giá học sinh về kiến thức, kĩ năng và khả năng
sáng tạo của học sinh
- Ba là, việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh, người thầy phê những ưu điểm
và nhược điểm của HS khi làm bài. Qua đó để tâm đến việc điều chỉnh hoạt động
và dạy của cả thầy và trị. Thơng qua kết quả của HS, giáo viên thực hiện nghiêm
túc có hiệu quả việc dạy lấp chỗ hổng kiến thức cho học sinh nhằm giải quyết dứt
điểm học sinh yếu, kém, ngồi nhầm lớp trong từng tiết học, từng tuần học và từng
học kì.
b. Về phía học sinh:
Thơng qua nội dung kiểm tra, kết quả kiểm tra và những định hướng của giáo
viên về những mặt ưu điểm và nhược điểm từ đó tự xây dựng cho bản thân các biện
pháp tự học, tự đánh giá của học sinh.
Cuối cùng, là việc áp dụng kĩ thuật trong công tác kiểm tra, đánh giá học sinh là
rất quan trọng mà nội dung SKKN sẽ giải quyết căn bản nội dung này.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm ra những giải pháp, biện pháp cụ thể trong kĩ thuật
kiểm tra, đánh giá học sinh.
III. Phạm vi nghiên cứu

1. Phạm vi của đề tài: Vấn đề đổi mới kĩ thuật kiểm tra, đánh giá học sinh trong
mơn Tốn 12.
2.Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 27 tháng 08 năm 2016 đến hết ngày hết ngày 06
tháng 5 năm 2017.
B. NỘI DUNG
Chương I : CƠ SỞ LÍ LUẬN
I.
u cầu chung về cơng tác kĩ thuật kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được xác định từ mục tiêu
dạy học nhằm giúp người học và người thầy nắm được thông tin ngược chiều để
điều chỉnh.
Nội dung kiểm tra, đánh giá phải toàn diện, bao gồm cả kiển thức, kĩ năng, tư
duy và phương pháp, không chỉ yêu cầu thiên về tái hiện kiến thức và kĩ năng.
Việc kiểm tra đánh giá kết quả bài học cần tính đến ngay khi xác định mục tiêu
và thiết kế bài dạy nhằm giúp cho HS và GV kịp thời mắm được những thông tin
ngược chiều để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Để đổi mới công tác đánh giá, cần nắm vững mối quan hệ giữa kiểm tra lượng
giá và đánh giá, khắc phục thói quen khá phổ biến là khi GV chấm bài của HS chỉ
chú trọng đến cho điểm, ít cho lời phê ghi rõ ưu điểm của HS khi làm bài.
Trong PPDH đổi mới, để phát huy vai trò tích cực chủ động của HS, GV cần
hướng dẫn HS phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học của mình.
II.
Cơng tác kiểm tra – đánh giá
Mục đích đánh giá và các yêu cầu sư phạm
GV: Đoàn Ngọc Hùng

Trang 3


TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN


SKKN NĂM HỌC 2016-2017

1. Mục đích: Trong dạy học việc đánh giá HS nhằm mục đích sau
* Đối với HS: Cung cấp cho họ thông tin ngược chiều về quá trình học tập cảu bản
thân để họ tự điều chỉnh q trình học tập, kích thích hoạt động học tập, khuyến
khích năng lực tự đánh giá.
* Đối với GV: Cung cấp cho người thầy những thông tin cần thiết nhằm định xác
định đúng hơn về năng lực nhận thức của HS trong học tập, từ đó đề xuất các biện
pháp kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học, thực hiện mục đích dạy học.
Các yêu cầu sư phạm trong việc đánh giá HS: Khách qua, toàn diện, hệ thống,
cơng khai.
Q trình đánh giá:
Thơng thường gồm các khâu Lượng hóa– Lượng giá– Đánh giá– Ra quyết định.
Việc lượng hóa ở các trường THPT thơng thường là cho điểm.
Việc lượng giá ở các trường THPT thông thường là lượng giá theo tiêu chí.
Các kiểu q trình đánh giá( thường dùng trong nhà trường)
a) Đánh giá chuẩn được thiết kế để xác định điểm xuất phát của người học, trước
khi học một chủ đề nào đó, giúp cho GV định hướng dạy học.
b) Đánh giá từng phần được thực hiện trong quá trình dạy học một nội dung nào đó
giúp cho GV và HS nắm được thơng tin ngược về quá trình học tập, làm căn cứ cho
việc điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trị để có thực
hiện mục đích đạt ra.
c) Đánh giá tổng kết được thực hiện sau quá trình dạy học (tức là sau khi kết thúc
mơn học, khóa học,...), hướng vào thành phẩm cuối cùng nhằm hiểu được mức độ
thực hiện mục đích và đánh giá tổng quát kết quả học tập của HS.
2. Kĩ thuật đánh giá: Thông thường sử dụng câu hỏi và bài tập
Trong việc biên soạn và sử dụng câu hỏi, bài tập để kiểm tra đánh giá cần đảm
bảo những yêu cầu sau:
* Câu hỏi và bài tập phải phù hợp với yêu cầu của chương trình, với chuẩn kiến

thức kĩ năng tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sát với đối tượng
HS vùng miền.
* Câu hỏi và bài tập phải được phát biểu chính xác, rõ ràng để HS có thể hiểu một
cách đơn giản.
* Bên cạnh nhưng câu hỏi, bài tập hướng vào yêu cầu cơ bản cần chuẩn bị câu
hỏi, bài tập phải đào sâu, đòi hỏi phải vận dụng kiến thức một cách tổng
hợp, khuyến khích học sinh suy nghĩ tích cực.
* Việc đánh giá kết quả không đơn thuần là chỉ cho điểm mà kèm theo đó cần có
nhận xét ưu khuyết điểm về nội dung và hình thức trình bày và phương pháp
học tập, đề suất được phương hướng bổ cứu và kế hoạch giúp HS khắc phục.
* Công cụ đánh giá
a) Loại công cụ là đề kiểm tra viết: Trước đây, thường chỉ dùng cho tự các câu tự
luận, nay có thể được áp dụng cho cả câu hỏi TNKQ( trắc nghiệm khác quan)
b) Loại công cụ là câu hỏi:
+ Câu hỏi tự luận
GV: Đoàn Ngọc Hùng

Trang 4


TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN

SKKN NĂM HỌC 2016-2017

+ Câu hỏi TNKQ
3. Căn cứ vào các văn bản pháp quy:
+ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng;
+ Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Đề án đổi mới chương tr nh, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

+ Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh;
+ Công văn 5482 của Bộ GD- ĐT về dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng;
+ Căn cứ Hướng dẫn số 3031/BGDĐT-GDTrH ngày 26/8/2016 của Bộ GD&ĐT về
việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017;
+ Căn cứ vào Luật Giáo dục năm 2005;
+ Căn cứ vào hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra ban hành theo Công văn số
8773/BGDĐT - GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GDĐT;
+ Căn cứ công văn 1849/SGDĐT-GDTrH ngày 17 tháng 08 năm 2016 của Sở
GD&ĐT Tỉnh T.T Huế về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 – 2017;
+ Căn cứ vào Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của Trường THCS- THPT Hồng vân và
của cá nhân tôi năm học 2016- 2017;
Chương II : THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
I.
Thực trạng chung về công tác kiểm tra đánh giá:
1. Đối với HS:
- Đặc thù chung của Trường chúng ta nhiều học sinh yếu về học tập. Đặc biệt
phần lớn học sinh là con em dân tộc hạn chế về năng lực hoạt động, về khả
năng giao tiếp ứng xử, về năng lực thực hành,…
- Ý thức của một bộ phận học sinh trong học tập và rèn luyện chưa cao, điều
đó càng đặt ra cho chúng ta phải tìm ra phương pháp dạy học có sự lơi cuốn
đối với học sinh yếu, phát huy được tính tích cực của học sinh.
- Học sinh đã tích cực thực hiện nhiệm vụ theo sự điều khiển của giáo viên
nhưng chưa chủ động, thiếu sự sáng tạo, cịn mang tính dập khn, máy móc.
- Hầu như các mơn học đều liên quan đến các mơn Tốn. Việc trình bày một
bài tốn cũng tương tự như làm một bài văn, đủ ba phần mở bài, thân bài và
kết luận. Nhưng trong thực tế nhiều học sinh yếu về logic trình bày; sử dụng
ngơn ngữ và kí hiệu khơng hợp lý. Một số học sinh mất kiến thức cơ bản.
- Đổi mới trong hình thức thi tốt nghiệp THPT nên một số học sinh chưa định
hướng phương pháp học tập hợp lý, đặc biệt mơn Tốn thi trắc nghiệm 100%

với 50 câu hỏi trong 90 phút làm bài sẽ là thử thách khó khăn với các em.
2. Những khó khăn của GV:
Trong việc biên soạn và sử dụng câu hỏi, bài tập để kiểm tra đánh giá giáo viên
thông thường gặp phải:
Một là, cơng tác kiểm tra đánh giá của giáo viên cịn gặp rất nhiều khó khăn, do
chưa nắm vững chuẩn kiến thức kĩ năng tối thiểu theo qua định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, đối tượng học sinh.
GV: Đoàn Ngọc Hùng

Trang 5


TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN

SKKN NĂM HỌC 2016-2017

Hai là, câu hỏi và bài tập đơi khi phát biểu cịn thiếu chính xác, khơng ngắt
nghĩa, thiếu rõ ràng để học sinh có thể hiểu một cách đơn trị. Câu hỏi và bài tập
thiếu tính sáng tạo, vận dụng kiến thức tổng hợp.
Ba là, việc kiểm tra đánh giá và xếp loại của GV còn quá nặng về cho điểm.
Chưa quan tâm đến ưu khuyết điểm về nội dung và hình thức trình bày bài của HS
và phương pháp học tập, đề xuất phương hướng bổ cứu và kế hoạch giúp đỡ, đặc
biệt rèn luyện ý thức tự học, tự đánh giá của học sinh của học sinh.
Cuối cùng, việc lựa chọn hình thức kiểm tra của một số GV cịn rất hạn chế.
Ngoài ra, cần để cập đến kĩ thuật ra đề của một số GV còn yếu và thiếu, chưa đáp
ứng được công tác đổi mới kiểm tra đánh giá.
II. Những số liệu dẫn chứng minh hoạ
1. Thuận lợi:
Về phía chính quyền hết sức quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.
Cán bộ quản lí của Nhà trường đã chú trọng đến việc đổi mới cơng tác quản lí,

nâng cao chất lượng giáo dục và coi đó là thước đo để đánh giá hiệu quả công tác
của đơn vị trường. Với mục tiêu cụ thể trên, Nhà trường đã có những biện pháp cụ
thể trong công tác bồi dưỡng GV về cơng tác kiểm tra đánh giá.
2. Khó khăn :
* Đối với HS :
Thứ nhất đa số em HS hỏng một số kiến thức cơ bản. Ngoài ra các em đều sinh
ra trong các gia đình có hồn cảnh khó khăn khác nhau, một số em sống xa gia
đình, ở xa về ở trọ, kinh tế cịn nhiều khó khăn nên gia đình chưa tạo điều kiện tốt
cho các em học tập.
Thứ hai, việc tự học, tự rèn, tự đánh giá của học sinh thực hiện cịn chưa hiệu
quả vì các em nắm bắt kiến thức chưa liền mạch, do các em nghỉ học thường xuyên
nhiều.
* Đối với GV: GV hầu hết được đào tạo về đổi mới phương pháp kiểm tra đánh
giá ở môn Phương pháp tại các trường sư phạm cũng như tham gia các đợt tập huấn
do Sở giáo dục, do trường tổ chức nhưng việc có xây dựng, triển khai phương pháp
kiểm tra đánh giá chưa thật sự phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học.
3. Thông kê ban đầu:
Trong năm học 2016 - 2017 chất lượng mơn Tốn 12 gồm hai lớp 12/1, 12/2 tại
trường THCS- THPT Hồng Vân với 63 học sinh, có biểu số liệu cụ thể sau:
* Chất lượng năm học trước
Chất lượng năm học trước
Số
Ghi
lượng
Giỏi
Khá
Trung bình Yếu kém
Trên TB
chú
HS SL % SL %

SL
%
SL
% SL %
38,
63
4 6,3 8 12,7
27
42,9
24
39 61,9
1
GV: Đoàn Ngọc Hùng

Trang 6


TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN

SKKN NĂM HỌC 2016-2017

* Tỉ lệ mơn Tốn thi Tốt nghiệp THCS- THPT 2017 đạt trên 90%.
* Khảo sát chất lượng học sinh đầu năm ( GVBM cho kiểm tra ngày 23 tháng 9
năm 2016) có kết quả như sau:
Chất lượng khảo sát mơn Tốn 12
Số
Ghi
lượng
Giỏi
Khá

Trung bình
Yếu kém
Trên TB chú
HS SL % SL %
SL
%
SL
% SL %
33 52,4 30 47,6
63
1 1,6 6 9,5
23
3,5
* Đánh giá về việc tự học, tự rèn của HS
Tôi đã tiến hành phát phiếu với nội dung theo bảng và thu được kết quả sau:
Số
lượng
HS
63

Đánh giá ý thức tự học, tự rèn
Ghi
Tích cực
Thường xuyên Không thường xuyên chú
SL
%
SL
%
SL
%

11
17,5
24
38,1
28
44,4

Căn cứ vào bảng thông kê ban đầu ta có những nhận xét căn bản sau:
Thứ nhất, những em xếp loại học lực khá, giỏi đều tích cực trong cơng tác tự học tự
rèn luyện.
Thứ hai, những em xếp loại học lực trung bình đều khá thường xuyên việc tự học ,
tự rèn luyện.
Thứ ba, những em xếp loại học lực yếu không thường xuyên việc tự học, tự rèn.
Ngoài ra, việc kiểm tra đánh giá của giáo viên chưa thể được rõ nét tinh thần đổi
mới, chưa chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh tự học. Chất lượng đầu năm của
HS thấp do học sinh có thời gian nghỉ hè khơng ơn bài, tự học thường xuyên nên
học sinh chưa xây dựng được kế hoạch tự học tự rèn và đánh giá kiểm tra.

Chương III: BIỆN PHÁP - GIẢI PHÁP
I.
Những nét chung về đổi mới kiểm tra Mơn Tốn lớp 12
Thực hiện kiểm tra đánh giá mới là kiểm tra đánh giá ngay trong q trình học
tập của HS trên lớp, thơng qua hoạt động của cá nhân. GV tiến hành cho HS đánh
giá HS, hoặc GV đánh giá HS. Luyện tập thường xuyên như vậy sẽ hình thành
được thói quen tự kiểm tra đánh giá, đánh giá mình, đánh giá bạn. Khi đó việc đánh
GV: Đoàn Ngọc Hùng

Trang 7



TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN

SKKN NĂM HỌC 2016-2017

giá một nội dung dạy học sẽ được chính xác hơn. Đặc biệt trong PPDH và đề thi tốt
nghiệp THPT những năm gần đây đều định hướng hình thành và phát triển năng lực
người học như: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL sáng tạo, NL tự quản lí, NL
tính tốn, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng CNTT và truyền thơng, NL sử
dụng ngơn ngữ. Mơn Tốn có ưu thế trong việc hình thành và phát triển năng lực
tính tốn, với các thành tố cấu trúc là: thành thạo các phép tính; sử dụng được ngơn
ngữ tốn học; mơ hình hóa; sử dụng được cơng cụ tốn học (đo, vẽ, tính).
Đổi mới đánh giá khơng có nghĩa là thay cách đánh giá hiện hành bằng cách
đánh giá khác hiệu nghiệm hơn. Bên cạnh nâng cao chất lượng các hình thức kiểm
tra truyền thống , GV cần tìm hiểu, áp dụng và thử nghiệm và phát triển các
phương pháp TNKQ( câu đúng sai, câu nhiều lựa chọn, câu ghép đôi,...), nhận rõ
ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp để sử dụng phối hợp, hợp lí các
phương pháp kiểm tra truyền thống.
Cần khắc phục thói quen khá phổ biến là chỉ đánh giá HS thông qua điểm số
của bài kiểm tra. Đồng thời thay đổi thói quen là trong khi chấm GV chỉ chú trọng
đến khâu cho điểm, ít hoặc chưa chú trọng đến việc có những lời phê nêu rõ ưu
khuyết điểm của học sinh khi làm bài, không mầy quan tâm đến quyết định sau
kiểm tra nhằm điều chỉnh hoạt động dạy và học, bổ sung những kiến thức hổng của
HS, giúp đỡ riêng đối với HS yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi. Mặt khác cần có
biện pháp hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá, có thói quen đánh giá.
Ngay từ đầu năm thực hiện chỉ đạo chung về mặt chuyên môn của Ban giám
hiệu đó là kiểm tra chung 8 mơn trong cả 3 khối gồm: Toán Học, Ngữ Văn, Sinh
Học, Lịch Sử, Địa Lý, Hóa Học, Vật Lý và Anh Văn. Do đó mơn Tốn khối 12
cũng được thực hiện nghiêm túc cho tất cả các bài kiểm tra định kỳ.
II. Thay đổi hình thức, cách thức tiến hành kiểm tra thường xuyên
Theo phân phối chương trình mơn Tốn lớp 12 điểm kiểm tra thường xun của

mỗi học kỳ có ít nhất 4 cột điểm. Do đó chúng ta sử dụng nhuần nhuyễn các hình
thức, cách thức tiến hành kiểm tra tạo hứng thú học tập cho học sinh:
1.Vấn đáp:
- Kiểm tra bài cũ là một khâu không thể thiếu trong dạy học vì nếu khơng kiểm tra
giáo viên sẽ khơng nắm được tình hình học bài và chuẩn bị bài của học sinh, và nếu
không đánh giá cho điểm, nhận xét khuyến khích thì khơng có động lực cho việc
học bài đều đặn ở nhà, chẳng hạn kiểm tra qua việc giải bài tập, qua hệ thống cơng
thức về đạo hàm, tích phân,…
- Kiểm tra vấn đáp trong mơn Tốn có điểm khác với các môn xã hội là không kiểm
tra học thuộc lòng, nghĩa là nếu 1 học sinh học thuộc và trả lời trơi chảy lí thuyết
thì khơng có nghĩa học sinh đó sẽ làm được bài tập (mà làm được bài tập thì mới
có điểm trong kiểm tra định kỳ!) Như vậy quá trình kiểm tra vấn đáp phải thúc đẩy
được học sinh học tập kiến thức để làm được bài tập (chứ không phải là lý thuyết
suông), ngược lại nếu học sinh làm được bài tập thì sẽ trả lời tốt các câu hỏi vấn
đáp của giáo viên. Để đạt được điều đó câu hỏi của giáo viên phải tập trung vào các
kiến thức kĩ năng như:
GV: Đoàn Ngọc Hùng

Trang 8


TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN

SKKN NĂM HỌC 2016-2017

+ Điều kiện tồn tại của phương trình ...
+ Các bước giải loại toán khảo sát sự biến thiên, vẽ đồ thị hàm số...
+ Phương pháp tính các loại tích phân ...
+....
- Ngồi nội dung câu hỏi thì hình thức kiểm tra cũng là vấn đề đáng quan tâm, vì

một số học sinh khi có điểm miệng sẽ an tâm với việc khơng bị gọi tên nữa dẫn đến
chểnh mảng việc học kiến thức lí thuyết. Hoặc việc gọi học sinh lên bảng theo thứ
tự trong sổ điểm cũng làm cho học sinh biết được để đối phó. Như vậy cách gọi
phải ngẫu.
- Sau khi kiểm tra đầu giờ GV vẫn nên tiếp tục vấn đáp cho điểm học sinh ngay
trong giờ học để tăng sự tập trung của học sinh, tạo thêm cơ hội cho học sinh mắc
điểm yếu có thể gỡ điểm.
- Trong q trình kiểm tra vấn đấp lưu ý:
• Nêu câu hỏi rõ ràng và súc tích để học sinh nắm được chủ đích của câu hỏi
• Gắn câu hỏi với mục tiêu học tập
• Thu hút cả lớp
• Cho đủ thời gian chuẩn bị trả lời
• Ứng đáp thích hợp với câu trả lời của học sinh
• Tránh các câu hỏi có trả lời có hoặc khơng
• Thăm dị các câu trả lời đầu tiên khi cần thiết
• Tránh các câu hỏi giằng co, phỏng đoán và dồn ép
• Tránh hỏi học sinh những gì họ biết
• Đặt câu hỏi theo tiến trình hợp lý
2. Cho bài tập lớn:
- Với một số chương ngắn mà chưa có bài kiểm tra định kỳ, để học sinh có cái nhìn
tổng quát hệ thống với 1 lượng kiến thức trong thời gian dài thì cần phải hướng dẫn
học sinh tổng hợp, hệ thống kiến thức và các dạng bài tập. Cách đơn giản là GV
đưa ra một hệ thống bài tập đủ lớn, đa dạng phù hợp với học sinh và yêu cầu các
em tự phân dạng bài tập để giải, mỗi dạng sẽ trình bày cách giải của dạng đó sau đó
mới giải chi tiết. Khi học sinh làm xong thì yêu cầu nộp lại để chấm lấy vào điểm
thực hành, hoặc điểm miệng, hoặc đơn giản chỉ là điểm để động viên khích lệ.
3. Kiểm tra thường xuyên về tính chuyên cần, thái độ học tập của học sinh:
Muốn nâng cao chất lượng trong từng tiết học, từng buổi, từng học kỳ,... các em
phải chuyên cần đến trường, duy trì được số lượng trong từng tiết. Tuy nhiên thực
tế với trường chúng ta, một bộ phận học sinh thường bỏ tiết, thường xuyên vắng

học với nhiều lí do khác nhau. Vì vây tại các lớp tơi dạy đều có sổ theo dõi số vắng
riêng, hàng tuần hoặc hàng tháng có thơng báo với cả lớp cũng như giáo viên chủ
nhiệm. Thậm chí có một số trường hợp cá biệt, tôi viết thông báo gửi đến học sinh,
giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh về việc hạ điểm kiểm tra nếu vắng học quá
nhiều. Trong học kỳ I năm học này tôi đã sử dụng biện pháp này một lần và thấy
các em có tiến bộ.
4. Thiết kế bộ câu hỏi giúp học sinh giải câu hỏi được bốc xăm: (PHỤ LỤC 1)
GV: Đoàn Ngọc Hùng

Trang 9


TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN

SKKN NĂM HỌC 2016-2017

Mơn Tốn khối 12 có các tiết tăng tiết, chúng ta có thể sử dụng 1 tiết tổ chức cho
học sinh học tập, rèn luyện kỹ năng làm bài tập với hình thức cho học sinh bốc xăm
một câu hỏi và giải vào vở. Để thực hiện hình thức này cần chú ý:
- Xác định nội dung học sinh cần lĩnh hội và tiếp thu.
- Hệ thống câu hỏi rõ ràng, mạch lạc,đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Học sinh bốc xăm câu hỏi và giải vào vở. Để giải được học sinh sẽ đến các bạn
khá giỏi hoặc trực tiếp là GVBM thảo luận phương pháp giải.
- Còn lại 15 phút của tiết học GVBM gọi một số học sinh lên chấm và cho điểm.
Dù cho năm 2017, thi tốt nghiệp THPT Quốc gia mơn Tốn được thi theo hình
thức 100% trắc nghiệm khách quan nhưng vấn đề hiểu rõ kiến thức, trình bày bài
logic, hiểu bản chất Tốn học một cách đầy đủ thì ắc hẳn các em cảm thấy khơng
q khó khăn khi làm bài.
Thực tế tơi đã tiến hành dạy hai lớp 12/1 và 12/2 với bộ câu hỏi gồm 100 câu hỏi
gồm các chủ đề về ôn thi tốt nghiệp THPT 2017 và đã tạo được hứng thú học tập

cho học sinh. Nhìn chung đa số các em đã ý thức được việc tự học, trao đổi tìm ra
lời giải.
5. Kiểm tra và chấm điểm vở ghi, vở bài tập:
Đây là việc làm thường xuyên của mỗi giáo viên nhằm kiểm tra ý thức học tập
của học sinh. Khi kiểm tra giáo viên nên ghi nhận xét, ngày tháng kiểm tra.
6. Kiểm tra 15 phút và cho học sinh tự chấm điểm: (PHỤ LỤC 2)
Cách thức này được sử dụng vào tiết tăng tiết mơn Tốn. Giáo viên ra đề 15 phút,
sau đó học sinh giải vào giấy bài làm. Hết 15 phút GVBM thu bài theo bàn. Học
sinh sẽ nhận lại bài làm của bạn khác và chấm điểm bằng bút chì bài làm đó trên cơ
sở thang điểm hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên chỉ hướng dẫn về thang điểm
cho mỗi ý đúng chứ khơng giải chi tiết các ý đúng, mà phần đó do học sinh tự phát
hiện và tự đánh giá.
7. Hướng dẫn học sinh xây dựng và học tập theo bản đồ tư duy; làm một số
mơ hình liên quan đến bài học: (PHỤ LỤC 3)
Bản đồ tư duy là khái niệm rất quen với các em. Qua việc hướng dẫn học sinh
xây dựng BĐTD của từng bài, từng chương sẽ giúp học sinh hệ thống hóa được
lượng kiến thức cơ bản, đồng thời rèn luyện năng lực tự học của các em. Ngồi ra,
trong q trình dạy học, giáo viên u cầu học sinh làm một số mơ hình như làm
các khối đa diện đều bằng giấy hoặc đất sét; làm cái nón khi học bài Khái niệm về
mặt trịn xoay; ... v.v. GV sẽ yêu cầu học sinh nộp bài, có thể chấm lấy điểm thường
xuyên, sau đó trả lại cho các em có nhận xét, đánh giá về năng lực tự học, năng lực
thẩm mỹ,…
8. Kiểm tra đánh giá thơng qua việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học
theo chủ đề tích hợp liên mơn: (PHỤ LỤC 4)
Áp dụng phương pháp dạy học theo hoạt động nhóm trong các tiết học, đặc biệt
trong các giờ học theo chủ để tích hợp liên mơn góp phần tích cực trong việc đẩy
mạnh việc đổi mới PPDH như hiện nay. Trong q trình dạy học hoạt động nhóm,
giáo viên lưu ý đến khâu quản lý các nhóm, kiểm tra- đánh giá cho điểm khích lệ
GV: Đồn Ngọc Hùng


Trang 10


TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN

SKKN NĂM HỌC 2016-2017

các nhóm hoạt động tích cực. Bản thân tơi, trong các tiết tổ chức dạy học hoạt động
nhóm đều có cho điểm cá nhân hoặc điểm thi đua giữa các nhóm. Minh họa như
một số hình ảnh trong Phụ lục 4.
III. Kiểm tra định kỳ cần thiết kế ma trận đề phù hợp
1. Các yêu cầu đối với câu hỏi
 Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
 Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số
điểm tương ứng;
 Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
 Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
 Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực
hiện yêu cầu đó;
 u cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
 Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
 Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của
giáo viên ra đề đến học sinh;
 Đối với các em học sinh của Trường THCS- THPT Hồng Vân mỗi đề kiểm
tra nên có những câu hỏi đảm bảo đa số các em giải được 50%, bài kiểm tra
chung đầu tiên ra đề có kiến thức vừa phải để khơng tạo căng thẳng quá đối
với các em.
2. Xây dựng công tác kiểm tra đánh giá theo năng lực học sinh:
Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra:

Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau
khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên
người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm
tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học
sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp. Ở Tổ chuyên môn của
trường, giáo viên bộ môn Tốn nói riêng và các mơn khác nói chung đã được thực
hiện khá tốt việc ra đề kiểm tra định kỳ của khối 12.
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:
 Đề kiểm tra tự luận;
 Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
 Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu
hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp
lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để
nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác
hơn. Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau
GV: Đồn Ngọc Hùng

Trang 11


TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN

SKKN NĂM HỌC 2016-2017

hoặc cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc
làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi
mới cho học sinh làm phần tự luận.
Theo như Quy chế thi của kỳ thi THPT Quốc gia 2017, mơn Tốn thi trắc

nghiệm khách quan 100%. Vì vậy GV dựa trên tinh thần chỉ đạo của Sở, của trường
và Tổ chuyên môn để tiến hành xây dựng đề hợp lý.
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng
chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ:
nhận biết, thơng hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp
độ cao).Trong mỗi ơ là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ %
số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi
chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho
từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức. Một số đề kiểm tra Toán khối 12 đã
được sử dụng trong năm học 2016-2017 được kèm theo trong phần Phụ lục 5.
Như chúng ta biết, chiều ngày 28/9, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã
chủ trì họp báo cơng bố phương án thi 2017. Theo đó, cơ bản phương án thi 2017
giống như dự thảo và đặc biệt Môn Toán được quyết định thi trắc nghiệm. Cấu trúc
đề thi mơn Tốn gồm 50 câu, thi trong 90 phút và kiến thức chủ yếu nằm trong
chương trình Tốn 12. Bám sát tinh thần đó cũng như theo chỉ đạo của Sở giáo dục
và đào tạo T.T Huế, tôi đã ra đề KTĐK Toán 12 theo định hướng phát triển năng
lực học sinh, đồng thời giúp các em dần quen với hình thức thi TNKQ.
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số
câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trạn đề qui định.
Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thỏa mãn các
yêu cầu của từng câu hỏi.
Trong các đề kiểm tra định kỳ mơn Tốn khối 12 ở trường, tôi đã và sẽ tiến
hành như sau:
 Bài số 1: Kết hợp câu hỏi TN điền vào chỗ trống với câu hỏi tự luận
 Bài số 2: TNKQ kết hợp câu hỏi điền vào chỗ trống
 Bài số 3: TNKQ 80% và Tự luận 20%
 Bài số 4, 5, 6 trong HK II: TNKQ 80% và Tự luận 20%

 Bài thi thử THPT Quốc gia 2017: TNKQ 100%
Xây dựng được đề trắc nghiệm kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực
của học sinh không quá khó, cái khó để có một bài kiểm tra chất lượng là chúng ta
cần đánh giá được độ phân biệt, độ tin cậy của bài trắc nghiệm, thậm chí phân tích
được từng câu hỏi trắc nghiệm. Muốn làm được điều này các nhân tôi, tổ chuyên
môn cùng nhà trường tiếp tục nghiên cứu có kế hoạch xây dựng ngân hàng câu hỏi
TNKQ cấp trường. Sau mỗi bài kiểm tra chúng ta cần đánh giá chất lượng một số
GV: Đoàn Ngọc Hùng

Trang 12


TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN

SKKN NĂM HỌC 2016-2017

câu hỏi TNKQ. Về cơ bản chúng ta cần hiểu rõ các phương pháp trắc nghiệm khách
quan minh họa trong sơ đồ sau đây:

Trong các đề KTĐK ở trên tôi kết hợp giữa tự luận và TNKQ dạng nhiều lựa
chọn, dạng điền khuyết. Và tiêu chuẩn bài TNKQ dạng nhiều lựa chọn thể hiện ở
các yếu tố như sau:
Khi xây dựng câu hỏi, bài toán TNKQ nhiều lựa chọn phải đảm bảo các tiêu
chuẩn của nó thì mới đảm bảo độ giá trị và độ tin cậy khi sử dụng. Câu TNKQ
nhiều lựa chọn có các tiêu chuẩn định tính và định lượng.
- Tiêu chuẩn định lượng
+ Các câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn dùng để đánh giá thành quả học tập thường có
độ khó trong khoảng 20 → 80%, tốt nhất nằm trong khoảng 40 → 60%, độ phân
biệt từ 0,2 trở lên, độ tin cậy của bài trắc nghiệm phải từ 0,6 → 1,0, …
- Tiêu chuẩn định tính

+ Câu dẫn: Phải bao hàm tất cả những thông tin cần thiết về vấn đề được trình bày
một cách rõ ràng, ngắn gọn, súc tích và hồn chỉnh.
+ Các phương án chọn: Phương án chọn phải bảo đảm là chính xác hoặc chính xác
nhất. Câu nhiễu phải có tính hấp dẫn và có vẻ hợp lý đối với người chưa nắm vững
vấn đề. Các phương án chọn phải tương tự hoặc đồng nhất về mặt ngữ pháp.
Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và bảng điểm
Việc xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm đối với bài KT cần bảo đảm
các yêu cầu:
- Về nội dung: đảm bảo khoa học và chính xác;
- Về cách trình bày: đảm bảo cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu;
- Phù hợp với ma trận đề KT.
IV. Đánh giá về hiệu quả áp dụng các giải pháp thực hiện
Với việc áp dụng nhiều kỹ thuật, hình thức khác nhau trong kiểm tra đánh giá
mơn Tốn 12 ở hai lớp, tơi nhận thấy đạt được một số kết quả nhất định.
- Hiểu và nắm được tâm lý, khả năng học Toán của các em.
GV: Đoàn Ngọc Hùng

Trang 13


TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN

SKKN NĂM HỌC 2016-2017

- Chất lượng bộ mơn HK I có tiến triển so với năm ngồi:

Chất lượng năm học trước
Ghi
Khá
Trung bình Yếu kém

Trên TB
chú
SL %
SL
%
SL
% SL %
4,8 16 25,4
23
36,5
21 33,3 42 66,7

Số
lượng
Giỏi
HS SL %
63

3

- Học sinh hai lớp có tự tin hơn khi học và trả lời liên quan mơn Tốn.
- Phát triển được các năng lực cần thiết như: NL tính tốn, NL thẩm mỹ, NL hoạt
động nhóm, NL tự học, NL giao tiếp,...

C. KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa đề tài đối với công tác
Với trách nhiệm và tâm huyết của một người thầy, chắc hẳn trong chúng ta ln
suy nghĩ để tìm ra phương pháp dạy phù hợp với tình hình mới. Nhất là trong thời
đại bùng nổ thơng tin, cũng như những khó khăn khách quan tại đơn vị. Chính vì
vậy đề tài này càng có ý nghĩa với bản thân tơi trong q trình cơng tác. Tơi sẽ

thường xun vận dụng các kỹ thuật và mơ hình cụ thể trên để phát huy tính tích
cực hoạt động qua việc đổi mới kiểm tra, đánh giá của học sinh học mơn Tốn.
Nếu chúng ta tổ chức được những thói quen tốt nhằm phát huy tính tích cực, tự
học, tự đánh giá của học sinh sẽ giúp học sinh tự tin hơn, bày tỏ những gì mình
GV: Đồn Ngọc Hùng

Trang 14


TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN

SKKN NĂM HỌC 2016-2017

hiểu biết cho các bạn trong nhóm, trong lớp do vậy các em cảm thấy u thích bộ
mơn Tốn hơn và kết quả học tập cũng tiến bộ hơn.
Với ý nghĩa của đề tài, bản thân tôi sẽ nhân rộng áp dụng trong q trình giảng dạy
khơng chỉ ở khối 12 mà kể cả khối 10, khối 11. Đồng thời xem đó là những kinh
nghiệm để đồng nghiệp trong tổ, trong trường cùng trao đổi, học hỏi nhằm không
ngừng nâng cao chất lượng bộ mơn Tốn nói riêng và các mơn học khác nói chung
của trường. Muốn thực hiện tốt và đồng đều chúng ta phải thấy được vai trò của
giáo viên rất quan trọng trong vấn đề nâng cao chất lượng môn học. Mỗi giáo viên
phải biết lựa chọn những cái gì nên áp dụng, vận hành hợp với từng đối tượng học
sinh của đơn vị.
II. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển
Vẫn cịn đó những khó khăn và hạn chế trong việc triển khai, sử dụng các kỹ
thuật và mô hình nhưng tơi tin rằng với sự nổ lực của bản thân, cùng với sự hợp tác
của đồng nghiệp tôi sẽ thu được những kết quả tích cực trong thời gian tới. Việc
vận dụng các kỹ thuật và mơ hình phát huy tính tích cực hóa của học sinh nên thực
hiện một cách linh hoạt, khéo léo chắc chắn sẽ góp phần tích cực hóa hoạt động
nhận thức của học sinh trong dạy học Tốn.

Người viết sáng kiến

ĐỒN NGỌC HÙNG

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT:…………………………………
………………………………………………..

……………, ngày tháng năm 2016
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
GV: Đoàn Ngọc Hùng

Trang 15


TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN

SKKN NĂM HỌC 2016-2017

………………………………………………..
ĐIỂM:…………………………………..

XẾP LOẠI: …………………………….
TỔ TRƯỞNG

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KH-SK CỦA ĐƠN VỊ

NHẬN XÉT:…………………………………
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
ĐIỂM:…………………………………..
XẾP LOẠI: …………………………….
CHỦ TỊCH HĐ KH-SK CỦA ĐƠN VỊ

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KH-SK NGÀNH GD&ĐT

NHẬN XÉT:…………………………………
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
ĐIỂM:…………………………………..
XẾP LOẠI: …………………………….
CHỦ TỊCH HĐ KH-SK NGÀNH GD&ĐT

PHỤ LỤC 1

(Bộ 100 câu hỏi tự luận ôn thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2017)

GV: Đoàn Ngọc Hùng

Trang 16


TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN

SKKN NĂM HỌC 2016-2017

PHỤ LỤC 2
(Một số bài kiểm tra 15’ do học sinh tự đánh giá cho điểm,
sau đó giáo viên chấm lại và nhận xét đánh giá từng học sinh)

GV: Đoàn Ngọc Hùng

Trang 17


TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN

GV: Đoàn Ngọc Hùng

SKKN NĂM HỌC 2016-2017

Trang 18


TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN


GV: Đoàn Ngọc Hùng

SKKN NĂM HỌC 2016-2017

Trang 19


TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN

SKKN NĂM HỌC 2016-2017

PHỤ LỤC 3
(Một số ảnh minh họa về BĐTD và mơ hình do học sinh thiết kế)

GV: Đoàn Ngọc Hùng

Trang 20


TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN

GV: Đoàn Ngọc Hùng

SKKN NĂM HỌC 2016-2017

Trang 21


TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN


SKKN NĂM HỌC 2016-2017

PHỤ LỤC 4
(Kiểm tra đánh giá thông qua việc tổ chức hoạt động nhóm
trong dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn)

GV: Đoàn Ngọc Hùng

Trang 22


TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN

SKKN NĂM HỌC 2016-2017

PHỤ LỤC 5
(Một số đề kiểm tra định kỳ mơn Tốn 12)

GV: Đồn Ngọc Hùng

Trang 23


TRƯỜNG THCS- THPT HỒNG VÂN








SKKN NĂM HỌC 2016-2017

Bài số 1: Kết hợp câu hỏi TN điền vào chỗ trống với câu hỏi tự luận
Bài số 2: TNKQ kết hợp câu hỏi điền vào chỗ trống
Bài số 3: TNKQ 80% và Tự luận 20%
Bài số 4 trong HK II: TNKQ 80% và Tự luận 20%
Bài thi thử THPT Quốc gia 2017: TNKQ 100%

GV: Đoàn Ngọc Hùng

Trang 24



×