Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Vận hành, bảo dưỡng và chạy thử cho thiết bị đóng cắt hạ thế 400V

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 116 trang )

Doosan Power System India Pvt. Ltd.
Tầng 16, DLF S uare, Jacaranda marg,
Near NH-8, DLF Phase - II
Gurgaon, Haryana - 122002, (Ấn Độ)

B

29.03.13

C.W.Kim

S.G.Kim

S.G.Kim

Dành cho nhận xét

A

27.12. 12

C.W.Kim

S.G.Kim

S.G.Kim

Tham khảo

Bản
sửa


đổi

Ngày

Người thực
hiện

Người kiểm
tra

Người phê
duyệt

Thông tin Chỉnh sửa
Chi tiết

Chủ đầu tư

CÔNG TY TNHH ĐIỆN LỰC
AES-VCM MÔNG DƯƠNG
Bên tư vấn

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
XÂY DỰNG ĐIỆN 2

Tổng thầu

Doosan Heavy Industries & Construction Co., Ltd
Nhà thầu phụ:


PC: T10206

Dự án:

DỰ ÁN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN ĐỐT THAN
Mông Dương II 2 x 560MW (NET)

Mã UAS: CQ02
Mã KKS: BF

Tiêu đề

Hướng dẫn Vận hành, Bảo dưỡng, Lắp đặt
& Chạy thử Thiết bị đóng cắt hạ thế, Tủ điều khiển
động cơ, và Máy biến áp khô
Tài liệu số

T10206-CQ02-P0BF-144869
Hệ thống: Thiết bị đóng cắt hạ thế

Unit: P0
Reg. No: 144869
Bản sửa đổi: B
Trang số 1
trên 116
Phòng: Điện


NỘI DUNG


1. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT HẠ THẾ 400V

2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TỦ ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ 400V

3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY BIẾN ÁP KHÔ


Trung tâm Năng lượng GL
Thiết bị đóng cắt hạ thế

www.lsis.com


Trung tâm Năng lượng GL
Thiết bị đóng cắt hạ thế

Hướng dẫn Vận hành, Bảo
dưỡng, và Chạy thử cho
Thiết bị đóng cắt hạ thế 400V




Nội dung

1. MÔ TẢ THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT
2. ĐÓNG KIỆN
3. TIẾP NHẬN, BỐC DỠ & LƯU KHO
3.1
3.2

3.3

Tiếp nhận
Bốc dỡ
Lưu kho

4. LẮP ĐẶT
4.1
4.2
4.3
4.4

Lắp đặt
Nền móng
Lắp đặt
Lắp ráp

5. VẬN HÀNH
5.1
5.2
5.3
5.4
5.5

Chạy thử nghiệm
Vận hành chuyển mạch
Chuyển tiếp và đo đạc
Bộ sấy
Thanh cái


6. THỬ NGHIỆMVÀ KIỂM TRA
7. LƯU Ý AN TOÀN
7.1
7.2

Vận chuyển Máy và Thiết bị Điện
Chống điện giật

8. BẢO DƯỠNG
8.1
8.2
8.3
8.4
8.5
8.6

Khái Quát
Phân loại Kiểm tra Định kỳ
Bảo dưỡng và Sửa chữa Thiết bị
Sửa chữa Hư hỏng Bên ngoài
Lịch Bảo dưỡng
Quy trình Bảo dưỡng Dự phòng của Các loại Thiết bị

9. XỬ LÝ
9.1
9.2

Thiết bị đóng cắt hạ thế

Xử lý Hàng ngày và Kiểm tra Tại chỗ

Xử lý qua việc Kiểm tra Định kì

‐ 3 -


CẢNH BÁO
Thiết bị thiết bị đóng cắt hạ thế an toàn và hiệu quả nếu thực hiện đúng các biện
pháp an toàn. Mức điện thế và năng lượng cao có thể gây hại và dẫn đến chết người
hoặc chấn thương nếu không tuân thủ các biện pháp an toàn
1. Không bao giờ được làm việc gần dây có điện hoặc dây nóng. Không gỡ nắp che
bu lông, mở cửa vào, hoặc các tấm tiếp xúc đã bắt vít khi thiết bị có điện. Các dây
nóng được che bởi các tấm chắn, và không bao giờ được bỏ các tấm chắn, trừ
khi dây đã cắt điện.
2. Không được sử dụng aptomat có định mức khác với thiết bị. Không bao giờ sử
dụng điện áp cắt thấp hơn điện áp cắt trong thiết kế.
3. Chỉ những người được cấp phép mới được vận hành hoặc bảo dưỡng thiết bị
đóng cắt. Chỉ những viên bảo dưỡng đã được chứng nhận mới được làm việc gần
các thiết bị hạ thế và phải thành thạo các thao tác chung với thiết bị đóng cắt
này. Phải đào tạo thợ vận hành sử dụng đúng cách thiết bị đóng cắt và các thiết bị
của nó. Phải đào tạo chống giật điện và các biện pháp y tế chữa bỏng điện đối với
cả hai đối tượng nhân viên này.
4. Không được tắt sống khi thiết bị đóng cắt đang có điện. Phía sau cầu giao có điện
áp nguy hiểm. Chúng tự động đóng khi gỡ bộ cắt để tránh tai nạn do tiếp xúc.
5. Không được lắp bộ cắt hở, bộ cắt kiểm tra, thiết bị kiểm tra và nối đất, hoặc các
thiết bị khác vào một phần đang có điện. Chỉ được tiến hành kiểm tra với những
dụng cụ trên khi đã cắt điện đường điện chính.
6. Không được đóng aptomat bằng tay tại mạch có điện.
7. Không được cắt hoặc mở mạch thứ cấp của máy biến dòng khi chúng đang nối
vào mạch có điện. Sẽ có điện áp cao khi tiếp xúc. Đặt máy biến dòng dự phòng
gần phía cuộn thứ cấp.

8. Khi để hở mạch để thử nghiệm, sửa chữa hoặc kiểm tra, khóa aptomat hoặc cắt
các bộ cắt mạch và gắn thẻ hoặc đánh dấu để người khác biết để đảm bảo an
toàn. Thêm vào đó, phải tiếp đất các đường truyền để chống tai nạn do đóng
mạch bất ngờ hoặc truyền điện ngược.

Thiết bị đóng cắt hạ thế

‐ 4 -


1

MÔ TẢ THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT

Sách hướng dẫn sử dụng này mô tả những vấn đề chung và cơ bản cần thiết cho
việc đóng gói, lưu kho, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, và kiểm tra để đảm bảo an
toàn cho người vận hành, và tối ưu hóa sự vận hành của thiết bị.
Phải sử dụng hướng dẫn song song với những bản vẽ và tài liệu được cung cấp
kèm theo.
Thiết bị đóng cắt là dạng thiết bị bảo vệ cho hệ thống phân phối điện. Thiết bị đóng
cắt được thiết kế phù hợp sẽ hạn chế khả năng hỏng, ngăn ngừa các lỗi nghiêm
trọng do dòng điện, bảo vệ trực tiếp và toàn bộ hệ thống với chi phí thấp.
Những bộ phận chính của thiết bị đóng cắt vỏ kim loại là aptomat, đường truyền và
dây cáp, rơ le, thiết bị điều khiển và cấu trúc vỏ kim loại.
Tất cả các thành phần đều có chức năng riêng, nhưng mục tiêu chung của chúng là
để phân phối điện năng với khả năng hỏng thấp nhất, cùng với đó, có thể phản ứng
nhanh với hiện tượng ngắn mạch trước khi gây ra hỏng hóc nghiêm trọng đối với các
thiết bị.
Aptomat là thiết bị cắt mạch. Trong một hệ thống điển hình, mỗi đường cấp điện có
một aptomat riêng, trong khi đó, mỗi đường đến cũng có một bộ cắt. Chúng được

thiết kế để ngăn cản dòng điện có sự cố chạy qua, đồng thời vẫn cho dòng bình
thường chạy qua.
Thiết bị phân phối điện là các Thanh cái và dây cáp. Chúng cách điện cho dòng điện
chạy qua với mặt đất và với các dây khác tùy theo mức điện áp.
Các rơ le là cảm biến của hệ thống. Chúng phản ứng với hiệu điện thế, điện áp, tần
số hoặc các điều kiện khác của hệ thống. Khi những điều kiện này phù hợp với các
mức được định trước, rơ le sẽ khởi động bộ cắt thích hợp.
Sử dụng các thiết bị điều khiển để kiểm tra hoặc điều khiển các tham số của hệ
thống. Có đèn báo trạng thái đóng hoặc cắt của các bộ cắt. Công tắc điều khiển sẽ
đóng hoặc mở các bộ cắt, bật hoặc tắt rơ le, các thiết bị, hoặc chọn chế độ hoạt động
[vd: từ xa hoặc bằng tay hoặc tự động].
Đồng hồ sẽ cho biết giá trị hiệu điện thế, điện áp, tần số hoặc các tham số liên quan
khác.

Thiết bị đóng cắt hạ thế

- 5 -


Cấu trúc của thiết bị đóng cắt đa dụng. Chúng bảo vệ con người khỏi các hỏng hóc
hoặc các tác động của môi trường. Nó bảo vệ con người khỏi dòng điện và nguồn
năng lượng có hại. Chúng tách biệt các phần của thiết bị đóng cắt với nhau.
Cuối cùng, chúng hỗ trợ các thiết bị khác nhau, và cung cấp vị trí lắp cho các thiết bị
này.
Thiết kế các thiết bị có khả năng chống lại các chất lỏng xâm nhập, tuy nhiên các
chất lỏng có thể ảnh hưởng tới tính toàn vẹn của lớp cách điện và nên tránh.
Công suất của thiết bị (Thiết bị đóng cắt hạ thế)
□ Điện áp định mức
□ Tần số định mức
□ Dòng ngắn mạch định mức có thể chịu

□ Hiệu điện thế điều khiển
□ Dòng định mức

:400V
:50Hz
:65kA/1 giây
:DC 220V
:5000A/3200A

[Sơ đồ Phác họa]

Thiết bị đóng cắt hạ thế

- 6 -


[Sơ đồ một sợi]

Thiết bị đóng cắt hạ thế

- 7 -


2

ĐÓNG KIỆN

Đặt cẩn thận giấy chống nước xuống đáy.
Có đặt các túi hút ẩm silicat trong mỗi khối và đóng kín để đảm bảo giữ được trạng
thái không khí khô, khối lượng xấp xỉ 10 kg một tủ.

Để ý các cảnh báo và lưu ý trong hộp. Bắt bu lông định góc nâng trên đỉnh của thiết
bị đóng cắt vỏ kim loại. Sử dụng chúng để nâng và vận chuyển vỏ đựng theo mốc
nâng trong vỏ trước khi mở hộp.
Khuyến cáo không mở hộp đựng thiết bị đóng cắt trước khi đưa đến địa điểm lắp
đặt. Để di chuyển thiết bị đóng cắt sau khi đã mở hộp, sử dụng các con lăn đường
kính nhỏ nếu không có cần cẩu.
Trong quá trình vận chuyển, phải đặc biệt chú ý để không làm rơi thiết bị đóng cắt
hạ thế do trọng lượng của nó tương đối lớn.

Thiết bị đóng cắt hạ thế

- 8 -


3

TIẾP NHẬN, BỐC DỠ VÀ LƯU KHO

Vận chuyển thiết bị đóng cắt càng hoàn thiện càng tốt. Trước khi giao hàng là
hàng nguyên kiện lắp ráp bởi nhà máy và sau đó gỡ ra từng phần để vận chuyển.
Phần cứng, các bộ phận nhỏ và vỏ được đóng hộp và vận chuyển cùng với khối
thiết bị đóng cắt. Các bộ cắt, ắc quy và các thành phần chính thường được vận
chuyển trong thùng các tông riêng biệt. Có gắn thẻ tên cho các hộp các tông, vỏ đựng
và hộp để việc giao nhận và lắp ráp được dễ dàng.

3.1

Tiếp nhận

Khi nhận thiết bị đóng cắt, kiểm tra các thiết bị xem có hư hỏng không. Phải thông

báo lại toàn bộ các hư hỏng phát hiện được cho công ty vận chuyển và đại diện của
nhà sản xuất càng sớm càng tốt.
Phải so sánh thiết bị đóng cắt với danh mục đóng kiện để đảm bảo đủ các bộ phận.
Chú ý rằng các chi tiết nhỏ có thể được đóng kèm với các kiện lớn. Điều này sẽ được
ghi chú trong chứng từ vận chuyển.

3.2

Bốc dỡ

Trước khi bốc dỡ, tham khảo bản vẽ để xác định trọng lượng của các chi tiết đang
tiếp nhận. Phải thật cẩn thận để tránh làm hỏng thiết bị đóng cắt trong quá trình bốc
dỡ. Chỉ sử dụng các thiết bị đủ công suất nâng, với đội ngũ chuyên nghiệp để bốc dỡ
các thiết bị điện lớn.
Trước khi bỏ ra khỏi vỏ, có thể di chuyển thiết bị bằng cần cẩu với việc sử dụng dây
cáp phía dưới vỏ đựng. Sử dụng các con lăn phía dưới bàn trượt đúng cách để di
chuyển thiết bị đóng cắt.
Sau khi bỏ thiết bị đóng cắt ra khỏi vỏ, phải di chuyển chi tiết bằng cần cẩu dùng
xích và xà treo. Thường thì các bộ cắt đã có sẵn mắt treo.
Kéo rê hoặc trượt thiết bị đóng cắt trên mặt đất có thể làm hỏng phần đế, làm méo
phần vỏ và khiến cho đá, bui bẩn lọt vào trong thiết bị đóng cắt.
Nâng không đúng cách hoặc không dùng xà treo có thể dẫn tới hư hỏng cho phần
vỏ do có lực nén tác động. Sử dụng thiết bị nâng không đúng tải trọng hoặc đội ngũ
không được đào tạo

Thiết bị đóng cắt hạ thế

- 9 -



có thể dẫn tới việc làm rơi hoặc làm cong thiết bị đóng cắt, dẫn tới hư hỏng, móp méo
và sai lệch.
CÁP NÂNG
XÀ TREO

XÀ TREO

BỀ MẶT SÀN

Hình 1. KHUYẾN CÁO CHỈ DI CHUYỂN THIẾT BỊ KHI Ở TRONG
NHÀ THEO HƯỚNG NÀY, SỬ DỤNG CÁC CON LĂN
(MỖI CON LĂN PHẢI ĐỠ PHẦN TRƯỚC, GIỮA, VÀ SAU CỦA RÃNH SÀN)

3.3

Lưu kho

Nếu thiết bị sẽ được bảo quản trong thời gian dài hơn quy định vài ngày, phải chuẩn
bị bảo quản và phương tiện dưới các điều kiện sau.
Mở hộp đựng thiết bị đóng cắt nhưng phải để tất cả các tấm nhựa bảo quản đúng vị
trí.
Chọn vị trí sạch, khô và không có chất bay hơi có hại. Phải đặt thiết bị đóng cắt trên
nền phẳng để tránh bị móp méo. Không được đặt trực tiếp lên bùn hoặc bụi bẩn. Phải
đặt tấm lót sàn dưới thiết bị đóng cắt. Che bằng tấm phủ nặng để tránh bụi bẩn lọt
vào bên trong. Phải thông khí hợp lý để loại bỏ hơi ngưng tụ

Thiết bị đóng cắt hạ thế

- 10 -



Nếu có thể bị ẩm hoặc ngưng hơi, phải có bộ gia nhiệt đặt trong thiết bị đóng cắt để
chống hư hại. Gỡ bỏ nhựa, giấy, bảng, hoặc các loại sợi ở cạnh lò sưởi. Không sử
dụng lò sưởi gần khu vực có chất lỏng hoặc khí dễ cháy.
Trong các điều kiện khắc nghiệt, (ví dụ như tuyết rơi, mưa, gió to) phải bảo quản
thiết bị đóng cắt trong nhà hoặc trong hầm trú.
Phải bảo quản ắc quy và bộ cắt theo các yêu cầu trong hướng dẫn sử dụng. Nhìn
chung, những yêu cầu này thường nghiêm ngặt hơn yêu cầu đối với bộ chuyển
mạch.
Cảnh báo!
Không đi trên nóc các tủ (các điểm yếu trên thiết bị xả áp). Thiết bị xả áp có thể bị
hư hại.
SỐ
1

2

3

4

5

6

7

MÔ TẢ
DỰNG THẲNG ĐỨNG TỪ PHÍA BÊN NÀY,
KHÔNG ĐỂ NGHIÊNG

DỄ VỠ, BỐC DỠ
CẨN THẬN
GIỮ NƠI
KHÔ RÁO
KHÔNG DÙNG
MÓC, KHÔNG ĐỘT
MÓC TẠI
ĐÂY
KHÔNG LẬT, KHÔNG
LÀM RƠI

TRỌNG TÂM

Thiết bị đóng cắt hạ thế

ĐÁNH DẤU

VỊ TRÍ
MẶT
BÊN
-

-

MẶT
TRƯỚC
-

-


-

- 11 -


4

LẮP ĐẶT

4.1 Lắp đặt
Đối với viêc lắp đặt tại chỗ, phải hoàn thiện phòng chuyển mạch, có sẵn nguồn điện
và nguồn chiếu sáng, có khóa, khô ráo và có thiết bị thông gió.
Phải hoàn thiện tất cả các công tác chuẩn bị cần thiết như đóng mở dễ dàng, đi dây
để cấp nguồn và nối cáp điều khiển tới thiết bị đóng cắt.
Phải đảm bảo trần nhà tại vị trí lắp đặt các cấu trúc cầu dao tiếp địa trên đỉnh của
khối thiết bị đóng cắt có đủ không gian mở cho khối xả áp.

4.2 Nền móng
Trước khi đặt thiết bị đóng cắt, nền móng phải bằng phẳng và cố định. Khu vực lắp
đặt phải bằng phẳng với sai số trong khoảng cộng trừ 2 mm.
Phải tuân thủ điều này đúng cả khi lắp trực tiếp thiết bị đóng cắt vào bảng đế, gắn
trên ray hoặc bất kì loại giá đỡ nào.
Phần không gian thoáng khoảng 1,2 m phía trước thiết bị đóng cắt phải bằng phẳng,
với sai số trong khoảng cộng, trừ 3 mm.
Nền không phẳng có thể dẫn tới việc cửa và buồng máy biến thế vận hành sai. Việc
che nắng mưa có thể không được điều chỉnh đúng cách.
Bộ cắt có thể lăn ra, vào [lên xuống do từ tính]. Việc điều chỉnh và nối dây sẽ khó
khăn.
Vùng không bằng phẳng phía trước của phần bên trong sẽ ảnh hưởng tới cửa, các
bộ cắt lăn vào và các thành phần của máy biến thế.

Đối với thiết bị đóng cắt trong nhà, khuyến cáo không để vị trí nào bị phồng [vd: ống
bọc, dây, đầu nối đất] lên xung quanh nền xi măng, mặc dù đối với mục đích này, đã
giũa sẵn các lỗ.
Việc này sẽ ngăn chặn các lỗi khi lắp đặt thiết bị. Do thiết bị đóng cắt ngoài trời được
lắp trên đế lăn của nó, sẽ có ít vấn đề phát sinh hơn, và có một số chỗ lồi do chủ ý.
Phải hoàn thiện toàn bộ các công tác chuẩn bị nền bê tông trước khi đặt thiết bị
đóng cắt. Bao gồm việc san nền, khoan lỗ và hoàn thiện.

Thiết bị đóng cắt hạ thế

- 12 -


Thêm vào đó, lỗi vật lý do thực hiện các công tác bê tông sau khi đặt thiết bị đóng cắt
như các công tác bê tông sẽ tạo ra bụi, có thể gây hại cho thiết bị đóng cắt.

[Nền móng của các Thiết bị Trong nhà]

4.3 Lắp đặt
Trước khi đặt thiết bị đóng cắt lên nền móng, phải dỡ bỏ tất cả vật liệu phục vụ việc
đóng gói và vỏ hộp. Đối với thiết bị đóng cắt được chuyển thành hai khối, phải lắp đặt
khối trung tâm trước. Phải lắp phần thiết bị đóng cắt trước phần cánh.
Định vị và căn chỉnh phần đầu tiên của thiết bị đóng cắt. Việc căn chỉnh chính xác phần
đầu tiên là rất quan trọng do phần thứ hai sẽ được gắn vào phần này.
Phần nối tiếp có thể đặt vào cả hai phía của phần tâm. Phải căn chỉnh từng phần khi
đặt.
Sau khi đã đặt; kiểm tra để chắc chắn chúng bằng phẳng và thẳng đứng. Nếu chúng
không phẳng hoặc không thẳng đứng, phải chèn cái chêm vào điểm mà thiết bị đóng
cắt sẽ đè chặt lên nền móng. Chêm thiết bị đóng cắt đến khi nó nằm phẳng và vuông
góc.

Gỡ các phần giá và bệ đỡ tạm thời. Phải sơn những mục này bằng màu khác để dễ
nhận biết

4.4 Lắp ráp
4.4.1 Lắp ráp trong nhà

Thiết bị đóng cắt hạ thế

- 13 -


Sau khi căn chỉnh và cân bằng thiết bị đóng cắt, phải bắt bu lông chúng lại với
nhau. Gắn các phần lại với nhau cẩn thận. Có thể mất vài phút để chêm nhằm dễ
dàng lắp ráp. Siết chặt các bu lông để gắn chắc chắn các phần lại với nhau. Khi đã
lắp ráp xong, neo thiết bị đóng cắt với nền móng. Vị trí neo đã được quy định tại bản
vẽ lắp đặt.
4.4.2 Đấu thanh nối chính giữa các phần
Liên kết giữa các phần được tạo lập bởi việc bắt bu lông các phần lại với nhau. Khi
đã căn chỉnh các tuyến nối, có thể trực tiếp bắt bu lông lên các thanh nối các buồng.
Khi không thể thực hiện điều này, có các khớp nối cho các đường nối.
Làm sạch mặt tiếp xúc bằng các chất không cháy, các giải pháp làm sạch an toàn
và lau sạch bằng vải không ăn mòn. Bắt bu lông cách phần lại với nhau. Nối các
phần đệm, nếu có
*Phải siết toàn bộ các Thanh cái có bắt ốc với giá trị lực siết đúng
chuẩn như trong bảng A.

[Đường Nối Chính ]
Bảng A
Giá trị lực siết đối với phần cứng
của thiết bị đóng cắt

(Đồng hoặc Nhôm)
C
Cỡ bu lông

Thiết bị đóng cắt hạ thế

Lực siết(kg·f·cm)

- 14 -


M6
M8
M10

70~100
200~245
350~490

M12

600~850

M16

1500~2040

Lắp cáp vào đúng Thanh cái tới các cực, sử dụng kẹp tạm thời nếu cần, và cắt dây
theo độ dài tương ứng. Cắt phần cách điện theo kích thước hợp lý, cẩn thận, tránh
làm hỏng bất kì bó cáp nào.

Cả hai đầu cáp nối vào phần cuối của các thanh xả tại phần sau của buồng.
Có thể sử dụng chất bôi trơn không oxi hóa trên các bề mặt này.
Kẹp dây cáp cố định vào bệ đỡ cáp.
Lưu ý!
● Kiểm tra lần cuối để đảm bảo không còn dụng cụ, vật liệu xây dựng, hoặc
các vật thể khác trong thiết bị đóng cắt.
4.4.3 Đấu nối dây điều khiển
Thiết kế thiết bị đóng cắt tiên ích cho việc kết nối dễ dàng. Tại mỗi phía của các
vách vận chuyển, đều có các khối đầu kết nối. Các dây gắn mác trước được cuốn
thành một bộ để có thể đi dây sang đến phía đối diện của kiện hàng. Tham khảo
phần lược đồ và đi dây để biết chi tiết việc đi dây thực tế.
4.4.4 Thanh cái tiếp đất
Thanh cái tiếp đất chạy phía dưới chân của mỗi bộ phận của thiết bị đóng cắt. Có
các dây nối để nối các phần với thanh cái tiếp đất. Khi hoàn thiện, toàn bộ các thanh
cái tiếp đất sẽ được buộc lại với nhau. Khi nối dây cáp tiếp đất với đầu nối, tham
khảo lực siết cho bu lông chuẩn ở "Bảng A".
4.4.5 Máy biến Dòng
Các máy biến dòng nếu không được nối khi vận chuyển sẽ là ngắn mạch. Việc này
gây ra do có khối ngắn mạch. Khi lắp, phải gỡ khối gắn mạch trên bất kì máy biến dòng
nào.
Chú ý!
Nếu máy biến dòng dự phòng đang không tải, để nó ở trạng thái ngắn mạch để
tránh tạo ra dòng cao thế trong cuộn thứ cấp. Không bao giờ được để cuộn thứ
cấp hở

4.4.6 Đấu nối Dây cáp Sơ cấp

Thiết bị đóng cắt hạ thế

- 15 -



Trong trường hợp đầu nối dây cáp sơ cấp với các cực hoặc đường truyền,
phải tuân thủ các bước sau;
● Trước khi đấu nối các dây cáp tới, mở bộ cắt mạch sơ cấp.
● Tháo tấm che cho cáp tới và kéo cáp tới đủ đến đầu cuối của bộ cắt mạch.
● Xem xét đường kính và số lượng cáp tới, đục lỗ cho cáp tới đi vào. Đặc
biệt, khi sử dụng chốt giữ cáp, đục lỗ dựa trên đường kính của chốt giữ
cáp.
● Bên trong bảng, phải điều chỉnh độ dài cáp tới theo bán kính cong của
dây.
Trong trường hợp cáp tới gần như vuông góc tại phần dưới của bảng,
phải chú ý để không làm hỏng phần cách điện của cáp.
● Luồn cáp tới thông qua tấm che đã đục lỗ và gắn chặt vào nó.
● Khi nối cáp nối đất với đầu nối, tham khảo lực siết cho bu lông chuẩn ở
"Bảng A".
4.4.7 Đấu nối ống thanh cái
Đấu nối Ống thanh cái với thiết bị đóng cắt thực hiện trực tiếp vào trong hộp. Ống
thanh cái được đấu nối trực tiếp vào thiết bị đóng cắt hoặc thông qua mối nối mở
rộng. Ống thanh cái được đấu nối với thiết bị đóng cắt thông qua bộ nối linh hoạt.
Đấu nối được cách điện bằng vòng đệm hoặc bằng băng cuốn.
4.4.8 Đấu nối Dây cáp Điều khiển
Kéo đầu nối cho cáp điều khiển từ bên ngoài, sử dụng đầu nối 15 A hoặc 30 A để
bù lại phần suy giảm của điện áp do tiết diện của nó lớn hơn tiết diện dây cáp điều
kiển của thiết bị đóng cắt.
Tại mối nối hoặc tại cáp tới, tiến hành các công tác có trong bản vẽ
(sơ đồ đi dây và mạch).
4.4.9 Làm sạch
Phải làm sạch tất cả thiết bị đóng cắt để tránh những lỗi về sau. Phải gỡ tất cả rác,
giấy, các phần thừa khỏi thiết bị đóng cắt. Khuyến cáo hút chân không thiết bị đóng

cắt để khử bụi và bẩn. Lau sạch lớp cách điện đường truyền chính bằng giẻ sạch.
Không sử dụng chất pha loãng, vec ni loãng hoặc chất thơm như Benzen, Xylene,
Tri-clo, Triclene, MEK, MIBK, Toluol Benzol, A xê tôn hoặc Cacbon tetraclorua, do
chúng sẽ làm hỏng lớp cách điện.
Các chất tẩy cho phép lầ Freon TF, cồn biến chất, Iso Propyl, hoặc VM và P
Naphtha.
4.4.10 Thử nghiệm và kiểm tra Trước Vận hành
Trong quá trình kiểm tra tại nhà máy, thiết bị đóng cắt đã vượt qua các thử nghiệm
về điều khiển, đo đạc, megom và hipot đối với đường truyền chính, và đã được kiểm
tra để đảm bảo chúng đúng, hoàn thiện. Khi lắp tại địa điểm, phải kiểm tra lại để đảm
bảo đã lắp đúng thiết bị đóng cắt.

Thiết bị đóng cắt hạ thế

- 16 -


4.4.11 Mạch Sơ cấp
Phải kiểm tra megom đối với mạch sơ cấp trước khi cấp điện. Giá trị tối thiểu
là 100 megom giữa pha với mặt đất và giữa pha với pha. Có thể phải gỡ cầu
chì máy biến thế do thường đấu dây máy biến thế theo hình delta hoặc theo mạng
wye.
Không cần phải thử nghiệm hiệu điện thế cao, nhưng nếu cần, phải tuân theo tiêu
chuẩn của IEC. Phải cắt nguồn điều khiển và nguồn máy biến thế khi thực hiện bài
thử nghiệm này. Phải kiểm tra megom bộ cắt mạch trước khi cấp điện. Giá trị điện trở
cách điện giữa pha với pha và pha với mặt đất tối thiểu là 200 megom.
4.4.12 Cài đặt rơ le
Mỗi hệ thống phân phối có thuộc tính riêng, và phải cài đặt rơ le theo thuộc tính. Cài
đặt rơ le cách điện có trong sách hướng dẫn của từng loại. Phải cài đặt kết hợp với
thiết bị đóng cắt, và với các thiết bị thượng, hạ nguồn của thiết bị đóng cắt.


Thiết bị đóng cắt hạ thế

- 17 -


5

VẬN HÀNH

Lưu ý về an toàn khi làm việc
Công việc và các thủ tục vận hành liên quan phải được tiến hành một cách cẩn trọng
bởi các chuyên viên được đào tạo thành thạo với công việc lắp đặt, có tính toán đến tất
cả các quy định về an toàn theo IEC và các cơ quan chuyên môn liên quan khác cũng
như bất kỳ quy định và hướng dẫn lao động của địa phương

Cảnh báo!
Không được đi bộ trên các bề mặt trên đỉnh các tủ điều khiển thiết bị
đóng cắt (Các điểm gãy vỡ do giảm áp suất).
Thiết bị giảm áp có thể bị hư
hỏng.

5.1 Thử nghiệm
5.1.1 Công tác chuẩn bị
Trong khi chuẩn bị thử nghiệm, phải thực hiện các công việc sau đây trước khi đấu
nối với nguồn điện cao thế:
● Kiểm tra tình trạng chung của thiết bị đóng cắt xem có bị hư hỏng hoặc bị lỗi
không.
● Kiểm tra bằng mắt thường các thiết bị chuyển mạch, các bộ phận có thể tháo
rời, các tiếp điểm tách biệt, các bộ phận cách điện, vv...

● Kiểm tra mạch nối giữa thanh tiếp đất đến dây dẫn tiếp đất lắp đặt
(sau đây là các quy định an toàn phù hợp).
● Kiểm tra công tác sơn xem có bị hư hỏng, và nếu cần thiết, hãy tô sửa qua.
● Loại bỏ toàn bộ vật liệu dư, tạp chất và các dụng cụ khỏi thiết bị đóng cắt.
● Vệ sinh thiết bị đóng cắt, mài các bộ phận cách điện bằng vải sạch, khô, mềm,
không bị tước sợi. Lau sạch dầu mỡ và bụi bẩn bị bám vào.
● Tháo toàn bộ nắp máy, ... một cách chính xác bị tháo rời trong quá trình lắp đặt và
các quy trình thử nghiệm.
● Phải tháo các bu lông vòng nâng trên các bộ cắt mạch chân không dòng điện
cường độ cao nếu vẫn được lắp vào.
● Thực hiện thử điện áp xoay chiều của các mạch chính theo IEC 60298 nếu
cần thiết. Lưu ý đặc biệt đến các máy biến áp và cáp, vv... trong suốt quy
trình này.
● Bật điện áp phụ trợ và điều khiển lên.

Thiết bị đóng cắt hạ thế

- 18 -


● Thực hiện các vận hành thử nghiệm khi chuyển mạch các thiết bị bằng tay
hoặc bằng điều khiển điện,và đồng thời giám sát các đồng hồ chỉ báo vị trí tương
ứng.
● Kiểm tra khóa liên động cơ điện xem có hoạt động hiệu quả không mà không
cần dùng lực.
● Đặt thiết bị bảo vệ trong thiết bị dóng cắt theo các giá trị cần thiết và kiểm tra
chức năng bằng thiết bị thử nghiệm.
● Hướng dẫn công nhân vận hành về các thông tin cơ bản xử lý thường xuyên
bộ chuyển mạch.
● Kiểm tra tình trạng sẵn vận hành và tình trạng chuyển mạch của các hệ thống

điện dòng hướng lên và hướng xuống của bộ chuyển mạch.
Tùy thuộc vào sự phân chia trách nhiệm, cũng có thể cần thiết kiểm tra các thiết bị
sau đây trong khu vực giáp ranh với bộ chuyển mạch;
● Cáp điện
● Cáp điện phụ trợ
● Nguồn điện phụ trợ
● Hệ thống điều khiển từ xa
● Thiết bị phòng bộ chuyển mạch
● Các tình trạng phòng bộ chuyển mạch
5.1.2 Khởi động
● Tuân thủ các quy định an toàn liên quan.
● Đảm bảo rằng các bộ cắt mạch/ cầu dao trong hệ thống trong tình trạng OFF.
● Tháo các mạch mối tiếp đất và đoản mạch hiện có trong khu vực chuyển
mạch tới hạn.
● Kích hoạt cáp cấp điện.
● Đấu nối bộ chuyển mạch từng bước, quan sát tín hiệu và đồng hồ chỉ thị.
● Kiểm tra dây dẫn điện trong pha, nếu thấy cần thiết, khi cáp đường dây đến
và phần bộ chuyển mạch.
● Tiến hành tất cả các phép đo và kiểm tra tất cả các chức năng phụ thuộc vào
nguồn điện cao áp sẽ đang được kết nối
● Cảnh giác với mọi loại bất thường.

5.2 Vận hành đóng cắt
Thực hiện vận hành cắt điện với cửa trước đóng!

Thiết bị đóng cắt hạ thế

- 19 -



5.2.1 Bộ phận có thể tháo dời
Chèn thủ công từ vị trí thử nghiệm/ cắt đến vị trí vận hành;
● Kết nối phích cắm điện điều khiển.
● Đóng cửa trước
● Đảm bảo rằng các bộ phận này trong vị trí OFF.
● Lắp khuỷu điều khiển tay trên lỗ cửa trước, sau khi mở lỗ này cho chúng
bằng cách vặn nắp
● Quay khuỷu theo chiều kim đồng hồ (xấp xỉ 30~40 vòng) cho đến khi dừng
● Và bộ phận có thể rút ra được trong vị trí vận hành.
● Quan sát đồng hồ chỉ báo vị trí
● Tháo khuỷu điều khiển bằng tay

Lưu ý: Không được dừng phần có thể tháo rời trong bất kỳ điểm trung
gian nào vị trí trong phạm vi dịch chuyển giữa vận hành và vị trí thử nghiệm/
cắt kết nối!

Việc rút khỏi vị trí vận hành vào vị trí thử nghiệm/cắt kết nối;
● Đảm bảo rằng các bộ phận này trong vị trí OFF
● Làm ngược lại các quy trình được mô tả trên đây để chèn vào vị trí vận hành.
Lưu ý quan trọng:
Chèn và rút các bộ cắt mạch (và các bộ phận có thể rút ra khác) phải thực
hiện một cách từ từ, để tránh bất kỳ chấn động nào có thể gây biến dạng
khóa liên động. Nếu các vận hành này bị ngăn chặn thì nó sẽ không tác
động lên khóa liên động và kiểm tra để đảm bảo đúng trình tự vận hành.
Ngoài ra hãy tham chiếu tài liệu kỹ thuật của các bộ chuyển mạch đối với
lắp đặt

Không cần thiết thử nghiệm điện thế cao nhưng nếu muốn thực hiện điều này nên
tuân thủ theo các tiêu chuẩn IEC. Phải cắt kết nối các máy áp công suất điều khiển
và điện thế trong quá trình thử nghiệm.


Thiết bị đóng cắt hạ thế

- 20 -


Thận trọng:
Phải luôn chèn hoặc rút khi mở máy!
Rút từ vị trí thử nghiệm/ cắt kết nối đến lên trên xe sửa chữa:
● Mở cửa khoang chứa bộ cắt mạch/ cầu dao.
● Rút phích cắm điện điều khiển và đặt vào vị trí bảo quản trên bộ phận có thể
rút ra được.
● Đỗ Xe sửa chữa vị trí tại độ cao hướng với mặt trước của tủ điều khiển.
● Rút phần có thể tháo dời ra lên trên xe sửa chữa và xiết nó trong các móc trên
xe tải.
● Xuất xe sửa chữa ra khỏi bảng điều khiển bộ chuyển mạch.
● Siết chặt vị trí cửa chắn vào khóa móc.

Chèn từ se sửa chữa vào vị trí thử nghiệm/cắt kết nối;
● Thực hiện quy trình được mô tả trên đây để rút theo trình tự ngược lại.

5.3 Chuyển tiếp và đo lường
Rơ le và đồng hồ đo có chức năng tự động để đo và ghi lại thông tin về hệ thống.
Nếu bất kỳ biến số nào của hệ thống vượt quá giới hạn đặt trước, rơ le sẽ cắt các
bộ cắt mạch phù hợp. Trong một số trường hợp, các rơ-le có thể được thiết lập lại
bằng tay. Ngoài ra, một số rơ-le có thể vận hành các rơ le khóa liên động và ngăn
ngừa vận hành bộ cắt cho đến khi rơ le khóa được thiết lập lại. Tham chiếu các bản
vẽ dạng biểu đồ để biết thông tin cụ thể về hệ thống chuyển tiếp.

5.4 Thiết bị cấp nhiệt

Trong các điều kiện thông thường các thiết bị cấp nhiệt sẽ không vận hành. Các
thiết bị cấp nhiệt giảm ngưng tụ bằng cách nâng nhẹ bộ chuyển mạch trên mức nhiệt
độ môi trường xung quanh. Phải thay thế các thiết bị cấp nhiệt bị hỏng sớm nhất

5.5 THANH CÁI
5.3.1 Truy nhập THANH CÁI
Thanh cái có điện nằm sau các bảng điều khiển được bắt bằng bu lông. Tuyệt đối
không được tháo các bảng điều khiển này cho đến khi Thanh cái đã được khử kích
hoạt. Kiểm tra các bản vẽ xây dựng trước khi thực hiện công việc này. Các bản vẽ
này cho thấy cách vách ngăn phải được tháo chạm tới bất kỳ Thanh cái cụ thể nào.
Phải phân vùng Thanh cái bộ chuyển mạch để cách ly đoản mạch, quá áp hoặc các
lỗi khác và hạn chế tác động của chúng. Luôn thay thế các vách ngăn khi đã thực
hiện xong công việc.

Thiết bị đóng cắt hạ thế

- 21 -


5.3.2 Vệ sinh và Kiểm tra THANH CÁI
Thanh cái máy đo Megom, pha đến pha, và pha tiếp đất. Ghi lại các kết quả cũng
như nhiệt độ và độ ẩm trong một nhật ký bảo dưỡng của bộ chuyển mạch. Các chỉ
số sẽ giúp hiển thị nếu có bất kỳ xuống cấp tịnh tiến chất cách điện.
Kiểm tra chất cách điện Thanh cái xem có dấu hiệu bị xuống cấp không. Rạn, nứt li
ti, tạo vết, lắng cặn hoặc bay màu là những dấu hiệu xuống cấp. Lưu ý đặc biệt đến
các khu vực xung quang giá đỡ thanh cái, chất cách điện Thanh cái, các khớp nối
Thanh cái và các kết nối Thanh cái. Sau khi kiểm tra, dùng giẻ lau sạch Thanh cái.

Thiết bị đóng cắt hạ thế


- 22 -


6

THỬ NGHIỆM VÀ KIỂM TR A

Sau khi thiết bị đã được lắp đặt và thực hiện tất cả các đấu nối, nên thử và kiểm
tra trước khi đưa vào vận hành. Phải đảm bảo trang thiết bị được lắp đặt phù hợp
và tất cả các đấu nối là chính xác.
Hướng dẫn thử nghiệm thiết bị như rơ-le, dụng cụ đo và đồng hồ đo được cung
cấp trong văn bản kèm theo Sổ tay hướng dẫn O & M. Thiết lập rơle bảo vệ phải
phù hợp với bảng thiết lập rơ le
Vận hành bộ cắt có các thiết bị kèm theo có thể được thử nghiệm trong tổ máy
trong khi thiết bị được kích hoạt bằng di chuyển thanh răng bộ cắt vào trong vị trí
thử nghiệm và gài bộ nối thứ cấp.
Điều này được hoàn thành bằng cách hạ tay điều khiển về phía tay phải của cơ chế
bộ cắt và đầy về phía trước cho đến khi bộ nối gài vào.
Không cần thiết phải thử điện thế cao để kiểm tra tính nguyên vẹn của chất cách
điện nếu tuân thủ cần thận các hướng dẫn trong sách này.
Nếu bên mua muốn thực hiện thử điện thế cao, điện áp thử không được vượt quá
75% điện áp nhà máy theo IEC.
Phải cắt kết nối máy biến thế và máy biến áp công suất trong quá trình thử
nghiệm cao áp.

Thiết bị đóng cắt hạ thế

‐23‐



×