Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ý thức pháp luật cho học sinh tại trường THPT lê quý đôn, huyện trực ninh, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐỖ VĂN BIỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC - Ý THỨC PHÁP LUẬT






CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ QUÝ ĐÔN,
HUYỆN TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐỖ VĂN BIỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC - Ý THỨC PHÁP LUẬT







CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ QUÝ ĐÔN,
HUYỆN TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: Đặng Quốc Bảo

HÀ NỘI - 2017


LỜ I CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, học
viên đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và động viên rất quý báu của Thầy Cô, Gia
đình, bạn bè, anh chị em và đồng nghiệp.
Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến PGS.TS-Đặng Quốc
Bảo, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Thầy đã cho em hiểu biết thêm nhiều kiến thức về khoa học quản lý giáo dục cũng
như giúp em rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo dạy tại Trường Đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định, Ban giám hiệu, các
đồng chí cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh trường THPT Lê Quý Đôn,
Nam Định đã tạo điều kiện, cho ý kiến giúp đỡ, nhiệt tình cộng tác, cung cấp số liệu
liên quan trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Dù đã có nhiều cổ gắng trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, song
không thể tránh khỏi thiếu sót. Học viên rất mong nhận được sự góp ý kiến của quý
báu của các thầy cô, anh chị em đồng nghiệp và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Đỗ Văn Biền

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BGH

Ban Giám hiệu

CBQL

Cán bộ quản lý

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CMHS

Cha mẹ học sinh

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo


GDCD

Giáo dục công dân

GDĐĐ

Giáo dục đạo đức

GV

Giáo viên

GVBM

Giáo viên bộ môn

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

HS

Học sinh

NXB

Nhà xuất bản

QLGD


Quản lý giáo dục

TNCS HCM

Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

THPT

Trung học Phổ thông

XHCN

Xã hội Chủ nghĩa

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơ n .............................................................................................................. i
Danh mục các chữ viết tắt..................................................................................... ii
Mục lụ c ................................................................................................................. iii
Danh mục các bảng, các biểu đồ, bản đ ồ ......................................................... viii
M Ở Đ Ầ U ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT
-t

r p

2


_______ ___ _____ ____ __1 _ •

r

__ _____ r __ ____ fy.__

-*■tỵ.

rn

1 .1. Tông quan nghiên cứu vân đ ề ...................................................................7

1.2. Khái niệm cơ bản của đề tà i...................................................................... 10
1.2.1. Đạo đức, pháp luật và giáo dục đạo đức- ý thức pháp lu ậ t............... 10
1.2.2. Quản lý, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức- ý thức pháp lu ậ t........ 15
1.3.

Hoạt động giáo dục đạo đức- ý thức pháp luật cho học sinh ở trường

THPT

19

1.3.1. Đặc điểm của trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân.......... 19
1.3.2. Đặc điểm của giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh THPT
20
1.3.3. Các thành tố của hoạt động giáo dục đạo đức- ý thức pháp luật cho học
sinh ở trường THPT....................................................................................................... 21
1.4. Vai trò của các chủ thể trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý
thức pháp luật cho học sinh tại trường T H P T .........................................................27

1.5. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức- ý thức pháp luật cho HS
...........................................................................................................................................28

iii


1.6.

Các yêu tô tác động đên quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức

pháp luật cho học sinh tại trường T H P T ...................................................................32
1.6.1. Yếu tố khách q u a n ................................................................................... 32
1.6.2. Yếu tố chủ q u a n ....................................................................................... 35
Tiểu kêt chương 1 ............................................................................................. 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC - Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT LÊ
QUÝ ĐÔN - NAM ĐỊNH
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên c ứ u ............................................................ 38
2.2. Tình hình về Giáo dục và Đào đào Nam Đ ịn h ...................................... 40
2.3. Tiên trình xây dựng và phát triển của trường THPT Lê Quý Đôn,
huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Đ ịn h .............................................................................42
2.4. Thực trạng và Nguyên nhân giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho
học sinh tại trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Đ ịn h ......44
2.4.1. Thực trạng đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh tại trường THPT
Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Đ ịn h .......................................................44
2.4.2. Thực trạng giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh tại trường
THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Đ ịn h ........................................... 50
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho
học sinh tại trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
...................................................................................................................................... 59

2.5.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức


pháp luật



o

»/



o







o

o





»/


tại trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định

........................................................................................................................................ 61

iv


2.5.2. Thực trạng về tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức




o











o

o






- ý thức pháp luật tại trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam
Đ ỉnh.................................................................................................................................. 64
2.5.3. Thực trạng về chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức ỊTpháp
tr luật




o







o

o





»/




tại trường TH PTLê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Đ ịn h ........................ 65
2.5.4. Thực trạng kiểm tra - đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức - ý
thức pháp luật cho học sinh tại trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh
Nam Đ ịn h
2.6.

67
Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý

thức pháp luật cho học sinh tại trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh,
tỉnh Nam Đ ịn h .............................................................................................................. 68
2.6.1. M ặt tích cực, hạn c h ê ............................................................................. 68
2.6.2. Những nguyên n h â n ..............................................................................71
Tiểu kêt chương 2 ............................................................................................. 74

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC - Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ
ĐÔN - NAM ĐỊNH
3.1. Đổi mới giáo dục, những yêu cầu đặt ra cho giáo dục Nam Định và
nguyên tắc đề xuất biện ph áp ..................................................................................... 75
3.1.1. Đổi mới giáo dục....................................................................................... 75
3.1.2. Những yêu cầu đặt ra cho giáo dục Nam Đ ịnh.................................... 76
3.1.3. Nguyên tắc đề xuất biện p h á p ................................................................ 77
3.1.3.1. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm nhà trường và thực tiễn địa phương
77
3.1.3.2. Đảm bảo thực hiện đồng bộ các biện p h á p ......................................... 78

v



3.1.3.3. Đảm bảo tính hiệu quả, khả thi............................................................ 79
3.1.3.4. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển trong xây dựng môi trường sư phạm
thân thiện trong nhà trường......................................................................................... 79
3.2.

Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật

cho học sinh tại trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
................................................................................................................................80
3.2.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho
học sinh phù hợp với đặc điểm trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh
Nam Đ ịn h

80

3.2.2. Tổ chức các hoạt động nâng cao về vai trò, trách nhiệm của các tổ
chức, các nhân trong và ngoài nhà trường trong giáo dục đạo đức - ý thức pháp
luật cho học s in h .......................................................................................................... 83
3.2.3. Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm về
phương pháp giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học s in h ............................88
3.2.4. Kiểm tra, đánh giá xếp loại trong công tác giáo dục đạo đức - ý thức
pháp luật cho học sinh tại trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam
Đ ịnh

90
3.2.5. Cung ứng điều kiện tinh thần, vật chất cho hoạt động giáo dục đạo đức
o

o




/

#





o

o





- ý thức pháp luật cho học sinh tại trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh,
tỉnh Nam Đ ịnh............................................................................................................... 92
3.3. Mối quan hệ giữa các biện p h á p ............................................................. 95
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện p h á p ................. 98
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 101
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM K H Ả O ............................................................................. 105
PHỤ L Ụ C ......................................................................................................... 108
vi



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức, pháp lu ậ t.......45
Bảng 2.2: Thái độ của học sinh với những quan niệm về đạo đức - ý thức pháp
lu ậ t.................................................................................................................................. 46
Bảng 2.3: Hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật của học sinh trong hai năm học
gần đ â y ............................................................................................................................48
Bảng 2.4: Thực trạng thực hiện mục tiêu và nội dung giáo dục đạo đức - ý thức
pháp lu ậ t.........................................................................................................................50
Bảng 2.5: Đánh giá thực trạng sử dụng các hình thức giáo dục đạo đức- ý thức
pháp luật cho học sinh THPT Lê Quý Đ ô n ................................................................. 51
Bảng 2.6: Thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục đạo đức - ý thức pháp
lu ậ t.................................................................................................................................. 52
Bảng 2.7: Đánh giá mức độ sử dụng các biện pháp giáo dục đạo đức - ý thức
pháp luật cho học sin h ................................................................................................... 54
Bảng 2.8: Đánh giá thực trạng việc đánh giá kết quả rèn luyện, thực hiện giáo
dục đạo đức - ý thức pháp luật của học sin h ................................................................ 55
Bảng 2.9: Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục đạo đức-ý thức pháp
luật cho học sinh T H PT .................................................................................................56
Bảng 2.10: Nhận thức của giáo viên về vai trò cần phải có quản lý giáo dục đạo
đức - ý thức pháp luật cho học sin h .............................................................................. 59
Bảng 2.11: Nhận thức của học sinh về vai trò của giáo dục đạo đức - ý thức
pháp lu ậ t..........................................................................................................................61
Bảng 2.12: Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức
pháp lu ậ t..........................................................................................................................62
Bảng 2.13: Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động dục đạo đức - ý
thức pháp lu ậ t..................................................................................................................64

vii



Bảng 2.14: Các hình thức triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức - ý thức pháp
lu ậ t.................................................................................................................................. 65
Bảng 2.15: Thực trạng chỉ đạo thực hiện kê hoạch hoạt động giáo dục đạo đức ý thức pháp lu ậ t.............................................................................................................. 66
Bảng 2.16: Thực trạng kiểm tra - đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức
pháp lu ậ t..........................................................................................................................68
Bảng 2.17: Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục
đạo đức - ý thức pháp luật cho học sin h ...................................................................... 71
Sơ đồ 1.6: Quan hệ các chức năng quản lý........................................................28
Bản đồ 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định.................................................38
Biểu đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp....................................................96
Biểu đồ 3.2:Tầm quan trọng của việc cung ứng điều kiện tinh thần, vật chất cho
hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS................................................97
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện p h áp ....................98
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện p h áp .......................99

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành công cuộc đổi
mới sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm xây
dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Thể hiện,
tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) quyết định
định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đổi mới về giáo
dục khẳng định: “Nhiệm vụ và mục tiệụ cơ bản củạ giáọ dục là nhằm xậy dựng
những cọn người và thế hệ thiết thạ gắn bó với lý tưởng độc lập dận tộc và chủ
nghĩạ xã hội, có đạọ đức trọng sáng, có ý chí kiện cường xậy dựng và bảọ vệ tổ
qụốc; CNH-HĐH đất nước, giữ gìn và phát hụy các giá trị vặn họá củạ dận tộc, có
nặng lực tiếp thụ tinh họạ vặn họá nhận lọại; phát hụy tiềm nặng củạ dận tộc và

con người Việt Nạm, có ý thức cộng đồng và phát hụy tính tích cực củạ cá nhận,
làm chủ tri thức khọạ học và công nghệ hiện đại, có tư dụy sáng tạọ, có kỹ nặng
thực hành giỏi, có tácphọng công nghiệp, có tính tổ chức kỷ lụật; ...” [10].
Tính chất, nguyên lý của giáo dục Việt Nam được khẳng định trong Điều
3- Luật Giáo dục 2005: “Nền giáọ dục Việt Nạm là nền giáọ dục xã hội chủ nghĩạ
có tính nhận dận, dận tộc, khọạ học, hiện đại, lấy chủ nghĩạ Mác- Lệnin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Họạt động giáọ dục phải được thực hiện theọ
ngụyện lý học đi đôi với hành, giáọ dục kết hợp với lạọ động sản xụất, lý lụận gắn
liền với thực tiễn, giáọ dục nhà trường kết hợp với giáọ dục giạ đình và giáọ dục
xã hội ” [28].
Công cuộc đổi mới đòi hỏi đồng thời phải thực hiện nhiều khâu quan trọng,
trong các vấn đề hình thành các giá trị đạo đức, xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp
luật thì vấn đề giáo dục đạo đức, nhận thức pháp luật cho nhân dân đặc biệt cho
thanh niên trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của quốc gia dân tộc.

1


Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy
sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực
hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn, có
khả năng ứng dụng vào trong thực tiễn.
Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại
và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát
huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.
Mục đích của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con người phát triển toàn
diện, có khả năng đáp ứng với sự thay đổi của khoa học và công nghệ, có đủ sức
cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế. Trong các tiêu chí đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện thì giáo dục pháp luật được coi là cái gốc, đạo đức

được coi là nền tảng nhân cách của mỗi con người.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt khi nước ta chuyển từ nền
kinh tế sản xuất tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước, tính cạnh tranh của kinh tế thị trường
làm xuất hiện một số mặt trái và cùng với các tệ nạn xã hội đã tác động rất lớn đến
một bộ phận thế hệ trẻ đặc biệt một số thanh niên, HS, sinh viên sa vào lối sống tùy
tiện, cẩu thả và thực dụng. Do vậy việc giáo dục đạo đức, ý thức pháp luật và quản
lí giáo dục đạo đức, ý thức pháp luật cho HS trở lên cấp thiết.
Mặt trai cua cơ chê thị trường cung anh hương tiêu cực đến sư nghiêp giao
duc, trong đo sư suy thoai vê đao đức, vi phạm pháp luật, nhưng gia tri nhân văn
giảm sút, lối sống chạy theo đồng tiền tác động không tốt đến đại đa số thanh niên
và học sinh được đánh giá thực trạng giao duc, đao tao Nghi quyết Đại hội Đảng
kho a VIII: “Đặc biệt đáng lo ngại là môt bô phận học sinh, sinh viên có) tinh trạng
suy thoáii vệ đạọ đức, mơ nhạt vệ lý/ tưởng, theo lối seing thực dụng, thiếu hoàii bào
lập thân, lập nghiệp vi tưởng lài của bàn thân vài đật nưởc. Trong những nặm tới
cần tặng cường giáọ dục tư tưởng đạọ đức, ý thức công dận, lòng yệụ nước, chủ
2


nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh... tổ chức cho học sinh tham gia các
hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục
toàn diện”.... [10] làm ảnh hưởng đến những quan điểm về đạo đức, ý thức thực
hiện pháp luật, nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này.
Do đó, đã đến lúc cần phải tăng cường giáo dục giáo dục đạo đức, pháp luật,
lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin ... tổ chức cho HS tham gia các hoạt động xã
hội, văn hóa thể thao phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu giáo dục toàn diện.
Tuy nhiên, trong một thời gian khá dài, nền giáo dục của chúng ta chỉ mới
chú trọng truyền thụ trẻ những kiến thức khoa học mà quên đi giáo dục các kỹ
năng mềm cho học sinh. Sự thiếu đồng bộ trong công tác giáo dục được thể hiện
“thiên về dạy chữ, nhẹ về dạy người” đã dẫn đến hậu quả là tình trạng xuống cấp

về đạo đức, vi phạm pháp luật. Do đó, trong tình hình hiện nay, giáo dục toàn diện
nói chung, giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho thế hệ trẻ nói chung, cho học
sinh nói riêng được đặt ra như một tất yếu khách quan.
Huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định có 21 xã và thị trấn, là một huyện thuần
nông, học sinh là con em vùng nông thôn của tỉnh Nam Định, đời sống kinh tế còn
gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp nên hoạt động giáo dục đạo đức, pháp
luật cho học sinh có nhiều hạn chế, bất cập. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi
những mặt tiêu cực của đời sống xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới ý thức, lối sống
của học sinh, nhất là lứa tuổi học sinh THPT. Vì vậy, công tác giáo dục đạo đức, ý
thức pháp luật cho học sinh THPT là vấn đề cấp thiết của nhà trường hiện nay. Từ
lý do nêu trên tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động giáo dục đạo
đức - ý thức pháp luật cho học sinh tại trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực
Ninh, tỉnh Nam Đ ịnh”.
2,

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt

động quản lý giáo dục đạo đức, pháp luật cho HS trường THPT, từ đó đề xuất một
số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh
tại trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
3


3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho HS tại trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh tại
trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Xác định cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật
cho học sinh tại trường THPT.
4.2. Khảo sát thực trạng quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho
học sinh tại trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định trong
những năm qua, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân.
4.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp
luật cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật tại trường THPT
Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
4.4. Khảo nghiệm về tính khả thi và cần thiết của các biện pháp đề xuất.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh
tại trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định?
Hiện trạng quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh tại
trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định có ưu điểm, nhược
điểm, thuận lợi và khó khăn gì?.
Các hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật hiện nay cần những biện
pháp quản lý nào để học sinh vận dụng được vào đời sống hàng ngày?
6. Giả thuyết khoa học
Những năm gần đây, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật
cho học sinh đã có nhiều cải tiến song vẫn còn những bất cập, hiệu quả chưa cao.
Nếu xác định được các biện pháp quản lý hoạt động trên một cách hợp lý thì sẽ
4


nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh tại trường
THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: Tại trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh
Nam Định.
- Khảo sát quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật từ năm học 2015­

2016 đến năm học 2016-2017.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thông qua việc nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những tài liệu Văn kiện,
Nghị quyết của Đảng, tư liệu Luật pháp về lĩnh vực giáo dục, các đề tài nghiên cứu
khoa học... để hình thành hệ thống vấn đề nghiên cứu trong luận văn.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi: Thu thập thông tin từ đội
ngũ CBQL, GV, HS về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức
pháp luật cho HS tại trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Tổng kết các kinh nghiệm
quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh tại trường
THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
+ Phương pháp thu thập và phân tích xử lý số liệu: Thống kê, lập bảng nhằm
thu thập các thông tin về thực trạng quản lý giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật
cho học sinh tại trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
+ Phương pháp khảo nghiệm: khảo nghiệm để minh chứng tính khả thi của
các giải pháp được đưa ra trong luận văn..
+ Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn với một số CBQL như
lãnh đạo, GV cốt cán nhà trường nhằm thu thập thông tin thêm, bổ sung cho việc
đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học
sinh tại trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
5


9. Những đóng góp của đề tài
+ về mặt lý luận: Làm rõ khái niệm đạo đức, pháp luật, giáo dục đạo đức, ý
thức pháp luật và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật trong
trường THPT hiện nay.
+ về mặt thực tiễn:

- Khẳng định thực trạng giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật ở trường
THPT chưa có hiệu quả, xác định nguyên nhân hình thành các giá trị đạo đức và
việc thực hiện pháp luật cho học sinh còn chậm.
- Cần thay đổi tư duy và giải quyết vấn đề giáo dục đạo đức - ý thức pháp
luật cho học sinh THPT trong nhà trường một cách đồng bộ.
10. Kế hoạch nghiên cứu:
- Tháng 9 năm 2016: Nghiên cứu để hoàn thành đề cương giáo dục đạo đức ý thức pháp luật cho học sinh trường THPT
- Tháng 10 đến tháng 11 năm 2016: Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý hoạt
động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh THPT.
- Từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017: Nghiên cứu thực trạng và đề
xuất giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh
tại trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
11. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục thì
nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp
luật cho học sinh THPT.
- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp
luật cho học sinh tại trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
- Chương 3: Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật
cho học sinh tại trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC - Ý THỨC PHÁP LUẬT
CHO HỌC SINH THPT
-t


?

rp Ạ ____

_____________

1_ •Ạ _______r

f

_
_Ạ _
_J-A

^

1 .1. Tông quan nghiên cứu vấn đề
Điều chỉnh hành vi con người, xã hội có nhiều công cụ khác nhau, trong đó
pháp luật và đạo đức là những công cụ quan trọng. Bên cạnh những ưu thế vốn có,
cả pháp luật và đạo đức đều có những hạn chế nhất định, song giữa chúng luôn có
mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Chính vì vậy, để quản
lý xã hội một cách có hiệu quả, cần phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa pháp luật
với đạo đức.
Chủ nghĩa Mác - Lênin luôn khẳng định "Đạọ đức là một hình thái ý thức xã
hội" [10], có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển cá nhân và xã hội, có
nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng. Đạo đức được hình thành,
phát triển cùng với lịch sử hình thành xã hội loài người và luôn được mọi tầng lớp,
giai cấp, mọi thời đại quan tâm, xem nó như động lực tinh thần để hoàn thiện nhân
cách con người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy định chuẩn mực hướng con

người người tới chân, thiện, mỹ chống lại cái giả dối, cái ác cái xấu... Các chuẩn
mực đạo đức xuất hiện do nhu cầu của đời sống xã hội, là sản phẩm của lịch sử xã
hội, do cơ sở KT - XH quyết định.
Trong quan niệm truyền thống dân tộc Việt Nam, giáo dục đạo đức luôn
được coi là vấn đề cơ bản trong quan hệ Đức và Tài của nhân cách con người. Văn
hóa hương ước làng quê Việt Nam có nhiều quy định ràng buộc và yêu cầu cao về
giáo dục con người sống có đạo đức, thậm chí đề cao đạo đức là cốt cách con
người. Ngay từ thuở ấu thơ con trẻ đã được răn dạy “cái nết đánh chết cái đẹp”,
“tốt gỗ hơn tốt nước sơn ".
Là người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước ta, Bác Hồ là người đặc
biệt quan tâm đến đạo đức và giáo dục đạo đức cho cán bộ, HS. Bác đã chỉ rõ rằng
7


đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Thể hiện đạo đức
cách mạng là: Trung với nước, hiếu với dân; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư;
yêu thương con người; tinh thần quốc tế trong sáng. Bác luôn căn dặn Đảng ta
phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, HS thành
những người thừa kế xây dựng XHCN vừa “hồng” vừa “chụyện ” [31].
Tuy nhiên, để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, con người sử dụng không
chỉ có quy phạm đạo đức mà còn có quy phạm pháp luật, tôn giáo, tín ngưỡng, quy
phạm thẩm mỹ,... Trong đó quy phạm pháp luật có một vai trò đặc biệt quan trọng
trong quản lý xã hội.
Theo học thuyết Mác- Lênin, pháp luật xuất hiện, tồn tại và phát triển trong
xã hội có giai cấp. Khi có trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp cầm quyền đã
thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung, thống
nhất thành ý chí nhà nước được thể hiện qua các văn bản pháp luật điều chỉnh các
quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát triển theo một trật tự ổn định phù hợp với ý chí, nguyện vọng của giai cấp
cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

Do đó, pháp luật và đạo đức đều gồm những quy tắc xử sự chung để hướng
dẫn cho mọi người trong xã hội các quy định chung nhất, cho nên chúng có các đặc
điểm:
+ Là khuôn khổ những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xử sự cho
mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể căn cứ
vào các quy định cụ thể thì đều xử sự theo cách thức mà chuẩn mực đạo đức, ý
thức pháp luật đã nêu ra.
+ Là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Căn
cứ vào các quy định của pháp luật, các quy tắc đạo đức, có thể xác định được hành
vi nào là hợp pháp, hành vi nào là hợp đạo đức, hành vi nào là trái pháp luật, hành
vi nào là trái đạo đức.

s


+ Được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân
cụ thể đã xác định được mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội
do chúng điều chỉnh.
Pháp luật và đạo đức đều phản ánh sự tồn tại của xã hội trong những giai
đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Chúng là kết quả của quá trình nhận thức đời
sống của chính mình, đều chịu sự chi phối, đồng thời tác động lại đời sống kinh tế
xã hội.
Bản chất của sự kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội của nhà
nước chính là phát huy thế mạnh và khắc phục hạn chế của hai công cụ pháp luật
và đạo đức. Tuy nhiên, nếu như ở phương Tây có câu thành ngữ “Cụộc đi sặn
không đáng sợ bằng lúc chiạ phần”, cho thấy phương Tây đề cao pháp luật hơn
đạo đức, kết quả là xã hội nhiều luật nhưng đạo đức thì ít đến tối thiểu, ngay cả hôn
nhân và gia đình là kết quả của những tính toán về lợi ích thì ở Phương Đông nhất
là khi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Không sợ thiếụ, chỉ sợ không công bằng; không
sợ nghèọ, chỉ sợ lỏng dân khôngyện ” [30], Người đã đưa ra lời giải đúng đắn cho

vấn đề kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội mà phương Tây đến nay
vẫn chưa thực hiện được.
v ề mục tiêu giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật, tác giả Phạm Minh Hạc đã
nêu rõ: “Trạng bị chọ mọi người những tri thức cần thiết về tư tưởng chính trị, đạọ
đức nhân vặn, kiến thức pháp lụật và vặn hóạ xã hội. Hình thành ở mọi công dân
thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đạọ đức trọng sáng đối với bản thân, mọi
người, với sự nghiệp cách mạng củạ Đảng, dân tộc và với mọi hiện tượng xay rạ
xụng qụạnh. Tổ chức tốt giáọ dục giới trẻ; rèn lụyện để mọi người tự giác thực
hiện những chụẩn mực đạọ đức xã hội, có thói qụen chấp hành qụy định củạ pháp
lụật, nỗ lực học tập và rèn lụyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tụệ vàọ sự nghiệp
CNH- HĐH đất nước’" [ló, tr . 168-170].
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu trên đi sâu vào việc xác định các nội dung
giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật, định hướng các giá trị và các biện pháp giáo
9


dục đạo đức, pháp luật cho HS THPT là vấn đề cần thiết. Vì vậy, tác giả chọn đề
tài “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật cho học sinh tại
trường TH P TLê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Đ ịnh" với hy vọng đây
là sự kế thừa cần thiết các nghiên cứu đi trước và cùng góp phần thêm công sức và
sự vận dụng hệ thống lý luận quản lý giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức - ý thức pháp luật HS trường THPT Lê Quý Đôn, cũng như các
trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định có điều kiện tương đồng.
1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Đạo đức, pháp luật và giáo dục đạo đức- ý thức pháp luật
* Đạo đức:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội “Đạọ đức là những tiệụ chụẩn,
ngụyện tắc được dư lụận xã hội thừạ nhận, qụy định hành vi, qụạn hệ cọn người
đối với nhạụ và đối với xã hội" [40, tr. 297].
Theo tác giả Phạm Khắc Chương, Hà Nhật Thăng: “Đạọ đức là một hình

thái ý thức xã hội nhờ đó mà cọn người tự giác điềụ chỉnh hành vi củạ mình sạọ
cho phù hợp với lợi ích cọn người và với tiến bộ xã hội trọng qụạn hệ giữạ cọn
người với cọn người, giữạ cá nhân và xã hội" [8, tr.4].
Dưới góc độ Triết học, đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý
thức xã hội, bao gồm những nguyên lý, quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của
con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng. Căn cứ vào những quy
tắc ấy, người ta đánh giá hành vi, phẩm giá của mỗi người bằng các quan niệm về
thiện ác, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ, danh dự [20, tr. 145].
Dưới góc độ Giáọ dục học, đạo đức là một mặt của nhân cách, bao gồm một
hệ thống các quan niệm về cái thiện, cái ác, cái tốt, cái xấu... trong mối quan hệ
của con người với con người [20, tr. 170-171].
Ngày nay, đạo đức được định nghĩa như sau: “Đạọ đức là một hình thái ý
thức xã hội đặc biệt bạọ gồm một hệ thống những qụạn điểm, qụạn niệm, những
qụy tắc, ngụyện tắc, chụẩn mực xã hội. Nó rạ đời, tồn tại và biến đổi từ nhụ cầụ
10


của xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với
lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa
con người với con người, giữa cá nhân và xã hội ” [20, tr. 12].
Vì vậy trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách có 3 thành tố:
Hành vi đạo đức, hành vi pháp luật, hành vi văn hoá được coi là phẩm đức của con
người hoàn thiện gồm hai mặt đức và tài. Trong đó hành vi đạo đức được đánh giá
là thành tố quan trọng nhất, tốt đẹp nhất theo triết lý: “Pháp luật là đạo đức tối
thiểu. Đạo đức là pháp luật tối đa ”.
* Pháp luật:
Cũng như nhà nước, pháp luật là một hiện tượng xã hội có vị trí đặc biệt
quan trọng trong đời sống chính trị của xã hội có giai cấp. Theo học thuyết Mác Lênin, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Những
quy phạm pháp luật chứa đựng trong các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành sẽ hoàn toàn mất hết ý nghĩa nếu nó không được thực hiện, nghĩa

là không đi vào đời sống bằng hành vi của các chủ thể pháp luật. Do đó, “Thực
hiện pháp luật là qúa trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của
pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ
chức” [5, tr. 17].
Hành vi thực hiện pháp luật là những xử sự (hành động hoặc không hành
động) của các chủ thể pháp luật (các cá nhân, tổ chức) phù hợp với những yêu cầu
của các quy phạm pháp luật, có ích cho xã hội, nhà nước và cá nhân.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, thời kỳ cộng sản nguyên thủy
con người sống chung và hưởng chung thành quả lao động nên xã hội không có sự
phân hóa giàu nghèo, không có sự phân biệt giai cấp, là thời kỳ không có nhà
nước và do vậy không có pháp luật. Hành vi con người và các thành viên trong xã
hội được điều chỉnh bởi các quy phạm đạo đức, phong tục, tập quán, tín ngưỡng.
Khi Nhà nước ra đời, pháp luật xuất hiện, bên cạnh việc sử dụng các quy
phạm đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán, giai cấp cầm quyền đã sử
11


dụng công cụ pháp luật để duy trì trật tự, quản lý xã hội. Trong xã hội có giai cấp,
pháp luật chính là yếu tố điều chỉnh giai cấp về các quan hệ xã hội, nhằm hướng
các quan hệ xã hội phát triển theo một mục tiêu, trật tự phù hợp với ý chí của giai
cấp cầm quyền, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội. Bản
chất của pháp luật thể hiện rõ tính giai cấp của nó, vì pháp luật phản ánh ý chí của
Nhà nước, của giai cấp nắm quyền.
“Pháp lụật là hệ thống những qụi tắc xử sự chụng dọ nhà nước bạn hành và
đảm bảọ thực hiện bằng qụyền lực nhà nước ” [5, tr. 5].
Từ những nhận xét trên, có thể hiểu pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự
do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của
giai cấp nắm quyền lãnh đạo và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo
ra trật tự và ổn định trong xã hội.
Pháp luật nhà nước XHCN Việt Nam là hệ thống các quy phạm do nhà nước

Việt Nam, đại diện cho quyền lực của giai cấp công nhân nhưng thể hiện ý chí,
nguyện vọng lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và toàn thể dân
tộc, có tính chất bắt buộc chung đối với toàn xã hội, nhằm điểu chỉnh các quan hệ
trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
* Giáo dục:
Trước hết giáo dục là hoạt động hay quá trình được tổ chức một cách có hệ
thống có mục đích với nội dung, phương pháp, phương tiện nhằm tác động đến sự
phát triển tinh thần, thể chất của nhóm đối tượng nào đó, làm cho họ dần dần có
được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra.
Giáo dục theo nghĩa hẹp là một trong hai quá trình bộ phận tạo nên quá trình
sư phạm tổng thể. Theo cách hiểu này thì hoạt động giáo dục tác động trực tiếp đến
hệ thống giá trị, tư tưởng, tình cảm, đạo đức của đối tượng giáo dục.
Như vậy, có thể hiểu: Giáọ dục là họạt động hướng tới cọn người thông qua
một hệ thống các hiện pháp tác động nhằm trụyền thụ những tri thức và kinh
nghiệm, rèn lụyện kỹ nặng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạọ đức cần thiết
12


chọ đối tượng, giúp hình thành và phát triển nặng lực, phẩm chất, nhân cách phù
hợp với mục đích, mục tiệụ chụẩn bị chọ đối tượng thạm giạ lạọ động sản xụất và
đời sống xã hội. [38].
* Giáo dục đạo đức:
Giáo dục đạo đức là tác động có ý thức nhằm hình thành cho con người ý
thức, tình cảm, động cơ và hành vi đạo đức đúng đắn, trên cơ sở giúp họ tiếp thu
được các quan điểm, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội và giúp họ
thể hiện các quan điểm, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong hoạt động sống (hệ
thống hành vi, hành động, thói quen...) của cá nhân. Dựa trên các quan điểm,
nguyên tắc ấy con người phân biệt, lựa chọn các quan hệ đạo đức đúng đắn, phê
phán những hành vi đạo đức không phù hợp với yêu cầu xã hội.
Giáo dục đạo đức còn có vai trò quan trọng trong trường hợp pháp luật chưa

hoàn thiện, nhờ có đạo đức, người ta sẽ biết kiềm chế, không lợi dụng khe hở của
pháp luật để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, Giáọ dục đạọ đức là qụá trình tác động có mục đích đến đối tượng
giáọ dục nhằm giúp chọ nhân cách mỗi người phát triển đúng đắn, có hành vi ứng
xử đúng mực trọng mối qụạn hệ cá nhân với xã hội, cá nhân với mọi người xụng
quanh và củạ cá nhân với chính mình.
* Giáo dục ý thức pháp luật:
Pháp luật là sự biểu hiện ý thức pháp luật của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động. Giáo dục ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp để xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Giáo dục ý thức pháp luật là nhân tố thúc đẩy việc thực hiện pháp luật trong
đời sống xã hội
Giáo dục ý thức pháp luật thể hiện sự nhận thức và thái độ của họ đối với
quy định của pháp luật. Vì vậy, nếu giáo dục ý thức pháp luật càng được nâng cao
thì tinh thần tôn trọng pháp luật, thái độ tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật
càng được bảo đảm.
13


Những thay đổi khách quan trong đời sống xã hội trước hết được phản ánh
trong ý thức pháp luật sau đó mới được thể hiện thành các quy phạm pháp luật
tương ứng. Không có giáo dục ý thức pháp luật phù hợp với bản chất và những
điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của xã hội thì không thể xây dựng
được hệ thống pháp luật đồng bộ và phù hợp.
Giáo dục ý thức pháp luật giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc áp dụng
pháp luật. Để áp dụng đúng đắn một quy phạm pháp luật đòi hỏi phải có sự hiểu
biết chính xác nội dung và yêu cầu của quy phạm đó, phải giải thích và làm sáng tỏ
nội dung và ý nghĩa của quy phạm đó. Điều này có ý nghĩa đối với đối tượng giáo
dục ý thức pháp luật ở mọi lứa tuổi, giúp họ nhận thức đầy đủ về pháp luật như:
bản chất, giá trị, thuộc tính. Giáo dục ý thức pháp luật có sức mạnh, khả năng tác

động ưu thế hơn so với ý thức, thái độ của đối tượng giáo dục. ... Vì vậy, đòi hỏi
giáo dục ý thức pháp luật của những người áp dụng pháp luật phải đã phát triển
đầy đủ, họ phải có một nền tảng văn hóa pháp lý vững chắc.
Giáo dục ý thức pháp luật như là sản phẩm trực tiếp của hoạt động sáng tạo
pháp luật, do đó nó phản ánh giáo dục ý thức pháp luật của cơ quan làm luật, của
nhân dân. Việc nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật, kiên quyết ngăn chặn vi phạm
pháp chế trong một mức độ nhất định làm cho các quan điểm, quan niệm về pháp
luật được hình thành và phát triển một cách đúng đắn và rõ nét hơn. Việc giáo dục
ý thức pháp luật xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện
pháp luật có hiệu quả.
Giáo dục ý thức pháp luật trước hết phải có những tri thức cần thiết về pháp
luật và đời sống pháp luật; phải biết cách truyền tải kiến thức pháp luật đến đối
tượng; phải hiểu được nhân thân, hoàn cảnh, môi trường sống của đối tượng, có
khả năng minh họa những vấn đề xảy ra trong đời sống bằng các thuật ngữ,
nguyên tắc, quy định pháp luật cụ thể.

14


Như vậy, giáo dục ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng,
tình cảm của con người thể hiện thái độ, sự đánh giá về tính công bằng hay không
công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của pháp luật hiện hành.
1.2.2. Quản lý, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức- ý thức pháp luật
* Quản lý:
Quản lý là một dạng lao động xã hội mang tính đặc thù, gắn liền và phát
triển cùng với lịch sử phát triển của loài người. Từ khi có sự phân công lao động
trong xã hội đã xuất hiện một dạng lao động đặc biệt, đó là tổ chức, điều khiển các
hoạt động lao động theo những yêu cầu nhất định.
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý theo những cách tiếp cận khác
nhau như:

+ “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể
(quản lý người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý (đối tượng quản lý)
về các mặt chỉnh thể, văn hóa, xã hội, kinh tế, bằng một hệ thống các luật lệ, các
chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các giải pháp cụ thể nhằm tạo ra
môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”. [24, tr. 7].
+ “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thế quản lý
(người quản lý) đến khách thế quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm
làm cho tổ chức vận hành và đạt được những mục đích của tổ chức ” [21, tr. 8].
+ “Quản lý là bảo đảm sự hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến
đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống tới trạng thái mới
thích ứng với hoàn cảnh m ới” [13, tr. 8].
Theo Frederick, W.Taylor, tác giả của học thuật quản lý theo khoa học thì:
“Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó
hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.
Theo thuyết quản lý hành chính của Henry Fayol thì: “Quản lý hành chính
là dự báo và lập kế hoạch, tổ chức và điều khiển, phối hợp và kiểm tra”.

15


×