Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

NHẬN ĐỊNH LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.29 KB, 24 trang )

ÔN TẬP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
chú thích:
LTHADS: Luật Thi hành án dân sự 2008; sửa đổi, bổ sung 2014
NĐ 62: Nghị định số 62/2015/NĐ-CP
1) Phí thi hành án là khoản tiền mà người được thi hành án và người phải thi
hành án có nghĩa vụ phải nộp khi tổ chức thi hành án dân sự
- Nhận định: Sai.
- CSPL: Đ60; K7 Đ3 Luật Thi hành án dân sự 2008; sửa đổi, bổ sung 2014
- Vì theo K7 Đ3 và điều 60 LTHÁDS thì phí thi hành án dân sự là khoản tiền mà
người được thi hành án có nghĩa vụ nộp; người phải thi hành án không có nghĩa
vụ phải nộp phí thi hành án.
2) Người phải thi hành án, người được thi hành án dân sự đều có thể là người
phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự.
- Nhận định: đúng.
- CSPL: K1, K2 Đ 73 LTHADS 2008; sửa đổi, bổ sung 2014
- Vì theo K1, K2 Đ 73 LTHADS 2008; sửa đổi, bổ sung 2014 thì:
 người phải thi hành án dân sự chịu chi phí cưỡng chế thi hành án trong các
trường hợp:”
- Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án;
- Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế,
phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng
chế thi hành án;
- Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá
lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều
này;
- Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài
sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi
thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án;
- đ) Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ;
- Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng
chế thi hành án.


 Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
-

Chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ
trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá;
1


- Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết
định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.
Do đó, Người phải thi hành án, người được thi hành án dân sự đều có thể là người
phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự.
3) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền được tham gia vào việc thực
hiện biện pháp cưỡng chế thi hành án mà mình có liên quan.
- Nhận định: Đúng.
- CSPL: Điểm a khoản 1 điều 7b LTHADS 2008; sửa đổi, bổ sung 2014
- Vì: theo Điểm a khoản 1 điều 7b LTHADS 2008; sửa đổi, bổ sung 2014 về
quyền và nghĩa vụ của người có quyền, nghĩa vụ liên quan thì họ có quyền tham
gia vào việc thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành án mà mình có liên quan.
4) Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết
định hoãn thi hành án
- Nhận định trên: sai
- CSPL: điểm a khoản 1 điều 23; K1 Điều 48 LTHADS.
- Vì: Theo điểm a khoản 1 điều 23; K1 Điều 48 LTHADS thủ trường cơ quan thi
hành án dân sự mới là người có thẩm quyền ra quyết định hoãn thi hành án dân
sự.
Hơn nữa, theo k2 đ 167 LTHADS thì Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc
Bộ Tư pháp có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công
tác thi hành án dân sự và thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự
theo quy định của Chính phủ.

5) Người được thi hành án dân sự chỉ là cá nhân, tổ chức được hưởng quyền và
lợi ích hợp pháp từ bản án, quyết định được thi hành.
- Nhận định: sai
- CSPL: K2 Đ3 LTHADS
- Vì theo K2 Đ3 LTHADS thì người được thi hành án dân sự không chỉ là cá
nhân, tổ chức mà còn có cơ quan được hưởng quyền, lợi ích hợp pháp từ bản án,
quyết định được thi hành.
6) Phí thi hành án là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nộp
đơn yêu cầu thi hành án
- Nhận định trên: Sai
2


- CSPL: k7 đ3 LTHADS
- Vì theo k7 đ3 LTHADS thì phí thi hành án là khoản tiền mà người được thi
hành án phải nộp khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định chứ không
phải là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nộp đơn yêu cầu thi
hành án.
7) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ phải thông báo cho cơ
quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về nơi cư trú
- Nhận định trên: đúng.
-CSPL: K2 Đ7 LTHADS
-Vì theo k2 đ7 LTHADS thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ
phải thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi nơi cư trú
8) Ủy ban nhân dân có quyền giám sát hoạt động thi hành án dân sự của cơ
quan thi hành án dân sự.
- Nhận định trên: Sai.
-CSPL: K1 Đ12 LTHADS
-Vì theo K1 Đ12 LTHADS thì cơ quan có thẩm quyền giám sát hoạt động của cơ
quan thi hành án dân sự là Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc Việt

Nam.
Vì vậy, Ủy ban nhân dân không có quyền giám sát hoạt động thi hành án dân sự
của cơ quan thi hành án dân sự
9) Quyền yêu cầu thi hành án là quyền của người được thi hành án
- Nhận định trên: sai.
-CSPL: Điểm b khoản 1 điều 7a LTHADS.
-Vì theo điểm b khoản 1 điều 7a LTHADS thì người phải thi hành án dân sự vẫn
có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án theo quy
định của LTHADS.
Vì vây, Quyền yêu cầu thi hành án không chỉ là quyền của người được thi hành
án mà còn là quyền của người được thi hành án
10)

Người được thi hành án dân sự chỉ là cá nhân được hưởng quyền và

lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành.
- nhận định trên: Sai
-CSPL: K2 Đ3 LTHADS

3


- Vì theo K2 Đ3 LTHADS thì người được thi hành án dân sự không chỉ là cá nhân
mà còn là tổ chức, cơ quan được hưởng quyền, lợi ích hợp pháp từ bản án, quyết
định được thi hành.
11)Cơ quan thi hành án dân sự phải báo cáo với Tòa án kết quả thi hành bản
án, quyết định
- nhận định trên: sai
-CSPL: k7 đ14; k7 đ16 LTHADS
-vì theo k7 đ14; k7 đ16 LTHADS thì cơ quan thi hành án dân sự chỉ phải báo cáo

với Tòa án kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu. Vì vậy, việc báo
cáo với Tòa án kết quả thi hành bản án, quyết định không phải lúc nào cũng là
nghĩa vụ của cơ quan thi hành án dân sự.
12)

Thời hạn yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành đối với

bản án, quyết định của đương sự là 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật
- nhận định trên: Sai.
-CSPL: K1 Đ 30 LTHADS
-Vì theo K1 Đ30 LTHADS thì Thời hạn yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết
định thi hành đối với bản án, quyết định của đương sự là 5 năm, kể từ ngày bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn (trong
trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định
hoặc trường hợp bản án, quyết định thi hành theo định kỳ)
13)
Ngày yêu cầu thi hành án là ngày người yêu cầu nộp đơn yêu cầu thi
hành án trực tiếp taị cơ quan thi hành án dân sự.
- nhận định trên: sai
- CSPL: k1 đ 31 LTHADS
- Vì: ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc
trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Do đó, ngày yêu cầu thi hành án không phải luôn là ngày ngưới yêu cầu nộp đơn
yêu cầu thi hành án trực tiếp tại cơ quan thi hành án dân sự.

4


14)


Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án do Bộ trưởng Bộ tư

pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm
- Nhận định: sai.
-CSPL: K1 Đ 22 LTHADS
-Vì theo K1 đ 22 LTHADS thì Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án
dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm. Còn Thủ trưởng, Phó
thủ trưởng cơ quan thi hành án trong quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ
nhiệm, miễn nhiệm.
Vì vậy, không phải mọi Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án đều do
Bộ trưởng Bộ tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm.
15)
Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thể có thẩm quyền thi hành
các bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành
án cấp quân khu.
- Nhận định trên: sai
-CSPL: Điểm d khoản 1 điều 35 LTHADS
-Vì theo điểm d khoản 1 điều 35 LTHADS về thẩm quyền thi hành án thì cơ quan
thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định do
cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.
-Do đó, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thể có thẩm quyền thi hành các
bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án cấp
quân khu.
16)
Cơ quan thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền thi hành các bản
án, quyết định thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện
- Nhận định trên: Đúng.
-CSPL: Điểm đ khoản 3 đ35 LTHADS
-vì theo Điểm đ khoản 3 điều 35 LTHADS về thẩm quyền thi hành án thì cơ quan

thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định do cơ
quan thi hành án dân sự cấp huyện ủy thác.
Do đó, Cơ quan thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền thi hành các bản án,
quyết định thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện

5


17)

Sau khi nhận được quyết định giải quyết phá sản của Tòa án, trong

thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, Thủ trưởng cơ
quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án
- nhận định trên: Sai
-CSPL: Điểm e khoản 2 điều 36 LTHADS
-Vì theo điểm e khoản 2 điều 36 LTHADS thì đối với quyết định của Tòa án giải
quyết phá sản thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi
hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định.
Vì vậy, thời hạn Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi
hành án là 03 ngày làm việc chứ không phải là 05 ngày trong trường hợp nhận
được quyết định giải quyết phá sản của Tòa án.
18)
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định hoãn thi
hành khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành án ít nhất 24 giờ trước thời điểm
cưỡng chế đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế.
- Nhận định trên: Sai
-CSPL: K1,2 Đ48 LTHADS
-Vì theo k1, 2 đ48 LTHADS thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thể ra
quyết định hoãn thi hành khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành án ít hơn 24 giờ

trước thời điểm cưỡng chế đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế trong
trường hợp xét thấy cần thiết.
Vì vậy, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự không chỉ ra quyết định hoãn thi
hành khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành án ít nhất 24 giờ trước thời điểm
cưỡng chế đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế mà còn có thể ra quyết
định hoãn khi nhận được yêu cầu hoãn ít hơn 24h nhưng xét thấy cần thiết.
19)
Khi căn cứ ra quyết định về thi hành án không còn, người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại có quyền ra quyết định hủy quyết định về thi
hành án đó.
- Nhận định trên: Sai.
-CSPL: Điểm a khoản 3 Điều 37 LTHADS
-Vì theo điểm a khoản 3 điều 37 LTHADS thì người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại có quyền ra quyết định hủy quyết định về thi hành án khi căn cứ ra
quyết định về thi hành án không còn nhưng Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp
dưới, Chấp hành viên thuộc quyền quản lý trực tiếp không tự khắc phục sau khi
có yêu cầu.
6


Do đó, Khi căn cứ ra quyết định về thi hành án không còn, người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại không có quyền ra quyết định hủy quyết định về thi hành án
đó khi Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp dưới, Chấp hành viên thuộc quyền
quản lý trực tiếp tự khắc phục sau khi có yêu cầu.
20)
Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong thời
hạn 24 giờ, kể từ khi Tòa án ra quyết định, Thủ trưởng cơ quan thi hành án
phải ra quyết định thi hành án.
- Nhận định trên: sai
-CSPL: khoản 2 điều 36 LTHADS

-Vì theo khoản 2 điều 36 LTHADS thì đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra ngay quyết định
thi hành án.
Vì vậy, Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, kể từ khi Tòa án
ra quyết định, Thủ trưởng cơ quan thi hành án phải ra ngay quyết định thi hành án
chứ không phải trong thời hạn 24 giờ.
21)
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có quyền ra quyết định hủy
quyết định về thi hành án của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý trực tiếp
của mình khi quyết định về thi hành án có vi phạm pháp luật.
- nhận định trên: sai
-CSPL: Điểm b khoản 3 điều 37 LTHÁDS
-Vì theo điểm b khoản 3 điều 37 LTHADS Người có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại có quyền ra quyết định hủy quyết định về thi hành án của Chấp hành viên
thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình khi quyết định về thi hành án có vi phạm
pháp luật với điều kiện là theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền về sự vi phạm
pháp luật đó.
vì vậy, nếu không theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền thì mặc dù quyết định
về thi hành án của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý trực tiếp của người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại có vi phạm pháp luật nhưng người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại vẫn không được ra quyết định hủy quyết định thi hành
án đó.
22)
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự không có quyền ra quyết định
hủy quyết định về thi hành án do mình ban hành.
- Nhận định trên: đúng
-CSPL: K3 Điều 37 LTHADS
-Vì theo khoản 3 điều 37 LTHADS thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
(người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án) chỉ có quyền ra quyết định
hủy quyết định về thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp

dưới, Chấp hành viên thuộc quyền quản lý trực tiếp.
7


Do đó, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự không có quyền ra quyết định hủy
quyết định về thi hành án do mình ban hành.
23)
Khi ban hành các quyết định liên quan đến thi hành án, cơ quan thi
hành án dân sự chỉ có trách nhiệm thông báo cho đương sự thi hành án.
- nhận định trên: sai
-CSPL: K1 Đ39 LTHADS
-Vì theo K1 Đ39 LTHADS thì khi ban hành các quyết định liên quan đến thi hành
án, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm thông báo cho đương sự và người
có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung văn
bản đó.
vì vậy, khi ban hành các quyết định liên quan đến thi hành án, cơ quan thi hành án
dân sự không chỉ có trách nhiệm thông báo cho đương sự thi hành án mà còn phải
thông báo cho người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
24)
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ có quyền ra quyết định
hoãn thi hành án khi có đơn yêu cầu hoãn của người có thẩm quyền
- nhận định trên: sai.
-CSPL: K1 Đ48 LTHADS
-Vì theo K1 Đ48 LTHADS thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự vẫn có
quyền chủ động ra quyết định hoãn thi hành án khi thuộc một trong các trường
hợp tại khoản 1 điều 48 LTHADS.
Do đó, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự không chỉ có quyền ra quyết định
hoãn thi hành án khi có đơn yêu cầu hoãn của người có thẩm quyền mà còn có
quyền chủ động ra quyết định hoãn khi thuộc các trường hợp theo quy định của
pháp luật

25)
Trong thời gian hoãn thi hành án, người phải thi hành án không phải
chịu lãi suất chậm thi hành án.
- Nhận định trên: Đúng
-CSPL: K2 Đ48 LTHADS
-Vì theo K2 Đ48 LTHADS:”… trong thời gian hoãn thi hành án, người phải thi
hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án.”
26)
Việc phong tỏa tài khoản chỉ được tiến hành sau khi Chấp hành viên
ra quyết định phong tỏa tài khoản.
- nhận định trên: sai
-CSPL: k2 đ67 LTHADS
-vì theo K2 Đ67 LTHADS thì trong trường hợp cần phong tỏa ngay tài khoản mà
chưa ban hành quyết định phong tỏa thì Chấp hành viên lập biên bản yêu cầu cơ
quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án phong
tỏa tài khoản đó. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, CHV phải ra quyết
8


định phong tỏa tài khoản và gửi quyết định này kèm biên bản cho VKSND cùng
cấp.
vì vậy, việc phong tỏa tài khoản vẫn được tiến hành trước khi CHV ra quyết định
phong tỏa tài khoản.
27)
Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tạm
giữ tài sản, giấy tờ liên quan đến việc thi hành án mà đương sự đang quản lý,
sử dụng.
- nhận định trên: sai
-CSPL: K1 Đ68 LTHADS
-Vì theo K1 Đ68 LTHADS thì CHV đang thực hiện nhiệm vụ thi hành án mới có

quyền tạm giữ tài sản, giấy tờ liên quan đến việc thi hành án mà đương sự đang
quản lý, sử dụng.
vì vậy, CHV của cơ quan thi hành án dân sự nhưng không được phân công thực
hiện nhiệm vụ thi hành án trong vụ án cụ thể đó thì vẫn không có thẩm quyền tạm
giữ tài sản, giấy tờ liên quan đến việc thi hành án mà đương sự đang quản lý, sử
dụng.
28)
Người phải thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án đối với
việc định giá tài sản
- nhận định trên: sai
-CSPL: điểm c khoản 1 điều 73 LTHADS
-Vì theo điểm c khoản 1 điều 73 LTHADS thì người phải thi hành án phải chịu
chi phí cưỡng chế thi hành án đối với việc định giá tài sản trừ quy định tại điểm a
khoản 2 ( người được thi hành án phải chịu chi phí định giá lại tài sản khi người
đó yêu cầu định giá lại trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về
định giá.) và điểm a khoản 3 (ngân sách nhà nước trả chi phí định giá lại tài sản
khi có vi phạm quy định về định giá.)
vì vậy, không phải lúc nào người phải thi hành án cũng phải chịu chi phí định giá
tài sản mà vẫn có trường hợp người được thi hành án hoặc ngân sách nhà nước
chi trả.
29)
Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án đối
với việc định giá lại tài sản.
- nhận định trên: sai
-CSPL: Điểm a khoản 2 điều 73 LTHADS
-Vì theo điểm a khoản 2 điều 73 LTHADS thì người được thi hành án phải chịu
chi phí cưỡng chế thi hành án đối với việc định giá tài sản nếu người được thi
hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định
về định giá.


9


Theo điểm a khoản 3 điều 73 LTHADS thì trường hợp người được thi hành
án có yêu cầu định giá lại tài sản do do có vi phạm quy định về định giá thì Ngân
sách nhà nước trả chi phí cưỡng chế thi hành án.
vì vậy, không phải lúc nào người được thi hành án cũng phải chịu chi phí cưỡng
chế thi hành án đối với việc định giá lại tài sản.
30)
Chi phí cưỡng chế thi hành án do Chính phủ quy định theo danh mục
cụ thể.
- nhận định trên: sai
-CSPL: K4;5 Đ73 LTHADS
-Vì theo k4 đ73 LTHADS thì CHV là người có thẩm quyền dự trù chi phí cưỡng
chế và theo K4 Đ73 LTHADS thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự duyệt
theo đề xuất của CHV.
Như vậy, chi phí cưỡng chế thi hành án không phải do Chính phủ quy định theo
danh mục cụ thể mà sẽ do CHV dự trù và Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
duyệt.
31)
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có quyền xét miễn, giảm các
khoản chi phí cưỡng chế thi hành án
- nhận định trên: sai
-CSPL: k5 điều 73 LTHADS
-Vì theo K5 Đ73 LTHADS:”…Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi tổ chức
việc thi hành án thực hiện việc xét miễn, giảm các khoản chi phí cưỡng chế thi
hành án”
Nên không phải Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nào cũng có quyền xét
miễn, giảm các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án.
32)

Khi có dấu hiệu tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh việc thi hành án dân
sự, Chấp hành viên có quyền tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời đối với người phải thi hành án
- Nhận định trên: Đúng.
-CSPL: K1 Đ66 LTHADS
-Vì theo K1 Đ66 LTHADS:” CHV có quyền tự mình …áp dụng ngay biện pháp
bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh
việc thi hành án…”
33)
Chi phí thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của
Tòa án do ngân sách nhà nước thanh toán
-Nhận định trên: sai
-CSPL: K1 Đ133 LTHADS
-Vì theo K1 Đ133 LTHADS thì chi phí thi hành quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời của Tòa án được tạm ứng từ ngân sách nhà nước. Trong trường
hợp người yêu cầu Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
10


không đúng thì người đó phải thanh toán các chi phí thực tế do việc thi hành
quyết định đó.
Như vậy, không phải ngân sách nhà nước luôn thanh toán chi phí thi hành quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án mà vẫn có trường hợp
người yêu cầu áp dụng phải thanh toán.
34)
Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án dân sự thuộc Thủ
trưởng cơ quan thi hành án dân sự
- nhận định trên: sai
-CSPL: K1 Đ49 LTHADS
-Vì theo K1 Đ49 LTHADS thì Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết

định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm có thẩm quyền ra quyết định tạm đình
chỉ thi hành án.
Như vậy, Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án dân sự không chỉ
thuộc Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự mà còn thuộc về Người có thẩm
quyền kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
35)
Người giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự có quyền thu hồi
quyết định về thi hành án trái pháp luật
- nhận định trên: Sai.
-CSPL: K1 Đ37 LTHADS
-Vì theo K1 Đ37 LTHADS thẩm quyền ra quyết định thu hồi quyết định về thi
hành án thuộc về người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án chứ không
phải người giải quyết khiếu nại.
36)
Khi có đơn khiếu nại về thi hành án, Cơ quan thi hành án phải thụ lý
để giải quyết
- nhận định trên: sai
-CSPL: Đ148 LTHADS
-Vì theo Đ148 LTHADS thì khi có đơn khiếu nại về thi hành án, Cơ quan thi
hành án chỉ phải thụ lý khi đơn thuộc thẩm quyền giải quyết và không thuộc các
trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết tại điều 141 LTHADS.
Vì vậy, không phải lúc nào Khi có đơn khiếu nại về thi hành án, Cơ quan thi hành
án cũng phải thụ lý để giải quyết
37)
Người ra quyết định về thi hành án dân sự có quyền thu hồi quyết định
về thi hành án của mình
- nhận định trên: Đúng.
-CSPL: K1 Đ37 LTHADS
-Vì theo K1 Đ37 LTHADS thì người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án
ra quyết định thu hồi quyết định về thi hành án khi có các trường hợp theo quy

định pháp luật.
11


Do đó, Người ra quyết định về thi hành án dân sự có quyền thu hồi quyết định về
thi hành án của mình
38)
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có quyền thu hồi quyết định về
thi hành án của Chấp hành viên
- nhận định trên là Đúng.
-CSPL: K1 Đ37 LTHADS
-Vì người có thẩm quyền thu hồi các quyết định về thi hành án là người có thẩm
quyền ra quyết định về thi hành án. Theo đó, người có thẩm quyển a quyết định
về thi hành án là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự. ( điều 36 LTHADS)
39)
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự có
quyền sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án
- Nhận định trên: sai
-CSPL: K2 Đ37 LTHADS
-Vì theo k2 đ37 LTHADS thì người có thẩm quyền ra quyết định sửa đổi, bổ sung
quyết định về thi hành án trong trường hợp quyết định về thi hành án có sai sót
mà không làm thay đổi nội dung vụ việc thi hành án.
Nên nếu ngoài trường hợp luật quy định thì người có thẩm quyền khiếu nại về thi
hành án dân sự không có quyền sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án.
40)
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự chỉ có
quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với quyết định về thi hành án
- nhận định trên: sai
-CSPL: K3 Đ37 LTHADS
-Vì theo k3 đ37 LTHADS thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi

hành án dân sự không chỉ có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với quyết định
về thi hành án mà còn có quyền ra quyết định hủy hoặc yêu cầu hủy quyết định
về thi hành án.
41)
Ngay khi xác định được quyết định về thi hành án trái pháp luật,
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có quyền ra ngay quyết định hủy
quyết định trái pháp luật đó.
- nhận định trên: Sai
- CSPL: điểm b khoản 3 điều 37 LTHADS
- Vì theo điểm b khoản 3 điều 37 LTHADS thì Ngay khi xác định được quyết
định về thi hành án trái pháp luật, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
không có quyền ra ngay quyết định hủy quyết định trái pháp luật đó mà còn phải
đợi kết luận của cơ quan có thẩm quyền rồi mới ra quyết định hủy được.
42)
Trong trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án
ngay.
- nhận định trên: đúng
12


-CSPL: K1 Đ44 LTHADS
-Vì theo K1 Đ44 LTHADS:”….trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay…”
Do đó, trong trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án ngay
43)
Chấp hành viên chỉ có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án
khi có yêu cầu bằng văn bản của đương sự.
- nhận định trên: sai

-CSPL:K1 Đ66 LTHADS
-Vì theo K1 Đ66 LTHADS thì CHV không chỉ có quyền áp dụng biện pháp bảo
đảm thi hành án khi có yêu cầu bằng văn bản của đương sự mà còn có quyền tự
mình áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy
hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
44)
Quyết định của Tòa án về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với
khoản thu nộp ngân sách nhà nước có hiệu lực pháp luật ngay
- nhận định trên: sai
-CSPL: K1 Đ64 LTHADS
-Vì theo K1 Đ64 LTHADS thì Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của
Tòa án có thể bị Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Hết thời hạn
kháng nghị, Viện kiểm sát không kháng nghị thì quyết định của Tòa án có hiệu
lực thi hành.
Do đó, Quyết định của Tòa án về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản
thu nộp ngân sách nhà nước không có hiệu lực pháp luật ngay.
45)
Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong thời
hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, Thủ trưởng cơ quan
thi hành án phải ra quyết định thi hành án.
-Nhận định trên: Sai
-CSPL: K2 Đ36 LTHADS
-Vì theo K2 Đ36 LTHADS thì Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời kể từ ngày nhận được quyết định, Thủ trưởng cơ quan thi hành án phải
ra ngay quyết định thi hành án chứ không phải là trong thời hạn 03 ngày làm việc
46)
Phiên họp xét kháng nghị về miễn giảm nghĩa vụ thi hành án đối với
khoản thu nộp ngân sách nhà nước phải có sự tham dự của đại diện cơ quan
thi hành án dân sự đã lập hồ sơ đề nghị xét miễn giảm
-Nhận định trên: sai

-CSPL: K3 Đ63 LTHADS
-Vì theo K3 Đ63 LTHADS thì Phiên họp xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án do
một Thẩm phán chủ trì, có sự tham dự của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp, cơ
quan thi hành án dân sự đã đề nghị xét miễn, giảm.
13


do đó, Phiên họp xét kháng nghị về miễn giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản
thu nộp ngân sách nhà nước không chỉ phải có sự tham dự của đại diện cơ quan
thi hành án dân sự đã lập hồ sơ đề nghị xét miễn giảm mà còn phải có sự tham dự
của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp
47)
Thời hạn ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu là 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành án.
- nhận định trên: Đúng
-CSPL: K1 Đ36 LTHADS
-Vì theo K1 Đ36 LTHADS:” … Thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu
là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án.”
Do đó, Thời hạn ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu là 05 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành án.
48)
Trong các trường hợp tổ chức thi hành án dân sự, Chấp hành viên đều
phải xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
- nhận định trên: Đúng
-CSPL: K1 Đ44 LTHADS
-vì theo K1 Đ44 LTHADS thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn tự
nguyện thi hành án mà NPTHA không tự nguyện thi hành thì CHV tiến hành xác
minh.
49)
Trường hợp tổ chức thi hành phần bản án về trả lại tiền, tài sản cho

đương sự, Chấp hành viên không phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành
án của người phải thi hành án.
- nhận định trên: sai
-CSPL: K1 Đ44 LTHADS
-Vì theo K1 Đ44 LTHADS trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn tự
nguyện thi hành án mà NPTHA không tự nguyện thi hành thì CHV tiến hành xác
minh. Do đó, pháp luật quy định mọi trường hợp thi hành án đều phải tiến hành
xác minh điều kiện thi hành án.
50)
Thời hiệu khiếu nại lần 2 về thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày ban
hành quyết định giải quyết khiếu nại.
- Nhận định trên: Sai.
-CSPL: K2 Đ140 LTHADS
-Vì theo K2 Đ140 LTHADS:”…. Lần khiếu nại tiếp theo, thời hiệu là 15 ngày, kể
từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.”
14


vì vậy, Thời hiệu khiếu nại lần 2 về thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày nhận được
quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền chứ không phải ngày
ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
51)

Quyết định của Tòa án về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với

khoản thu nộp ngân sách nhà nước có thể bị kháng nghị theo thủ tục tái
thẩm.
- Nhận định trên: Đúng
-CSPL: K5 Đ64 LTHADS
-Vì theo K5 Đ64 LTHADS thì trong Trường hợp sau khi quyết định cho miễn,

giảm thi hành án có hiệu lực mà phát hiện người phải thi hành án có hành vi cất
giấu, tẩu tán tài sản để xin miễn, giảm, trốn tránh việc thi hành án thì cơ quan thi
hành án dân sự, Viện kiểm sát đã đề nghị xét miễn, giảm có trách nhiệm đề nghị
Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật tố tụng hình sự và tố tụng dân sự xem xét việc kháng nghị quyết định
miễn, giảm thi hành án theo thủ tục tái thẩm.
Do đó, Quyết định của Tòa án về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản
thu nộp ngân sách nhà nước có thể bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
52)

Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát đối với quyết định thi hành án

dân sự là 15 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định thi hành án
- nhận định trên Sai
-CSPL: K2 Đ160 LTHADS
-Vì theo K2 Đ160 LTHADS thì Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp
là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày nhận được
quyết định hoặc phát hiện hành vi vi phạm.
Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát
cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc phát hiện
hành vi vi phạm.
vì vậy, Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát đối với quyết định thi hành án dân
sự không phải lúc nào cũng là 15 ngày,và không phải kể từ ngày ban hành quyết

15


định thi hành án mà thời hạn kháng nghị có thể là 15 hoặc 30 ngày, kể từ ngày
nhận được quyết định hoặc phát hiện hành vi vi phạm
53)


Trong trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp

tạm thời, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án
ngay.
- nhận định trên: Đúng.
-CSPL: K1 Đ44 LTHADS
-Vì theo K1 Đ44 LTHADS:”… trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay.”
54)

Trong trường hợp chủ động ra quyết định thi hành án, Chấp hành

viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án trong thời hạn 10 ngày
làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án.
- Nhận định trên: sai
-CSPL: K1 Đ44 LTHADS
-Vì theo K1 Đ44 LTHADS thì Trong trường hợp chủ động ra quyết định thi hành
án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án trong thời hạn
10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải
thi hành án không tự nguyện thi hành chứ không phải kể từ ngày ra quyết định thi
hành án.
55)

Khi có đơn khiếu nại về thi hành án, Cơ quan thi hành án phải thụ lý

để giải quyết.
- nhận định trên sai
-CSPL: Đ148 LTHADS
-Vì theo Đ148 LTHADS thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận

được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và không thuộc trường hợp quy
định tại Điều 141 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu
phải thụ lý để giải quyết.
vì vậy, không phải lúc nào Khi có đơn khiếu nại về thi hành án, Cơ quan thi hành
án phải thụ lý để giải quyết mà đơn khiếu nại phải thuộc thẩm quyền giải quyết
16


và không thuộc trường hợp quy định tại Đ141 thì cơ quan thi hành án mới phải
thụ lý.
56)

Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự không có thẩm quyền

giải quyết khiếu nại về thi hành án
- nhận định trên: sai
-CSPL:K3 Đ142 LTHADS
-Vì theo K3 Đ142 LTHADS thì thủ trưởng có quan quản lý thi hành án dân sự
thuộc Bộ Tư pháp giải quyết đối với các khiếu nại sau đây:
 Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành
án dân sự cấp tỉnh;
 Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi
hành án dân sự cấp tỉnh. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ
quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
vì vậy, Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự vẫn có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại về thi hành ánCơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh không có
quyền trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định
57)

Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh không có quyền trực tiếp tổ chức


thi hành bản án, quyết định
- nhận định trên sai
-CSPL: K2 Đ14 LTHADS
-Vì theo K2 Đ14 LTHADS thì cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có quyền trực
tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định.
58)

Nếu các đương sự thỏa thuận được về nội dung thi hành án thì việc thi

hành án được thi hành theo thỏa thuận của đương sự.
-nhận định trên: Sai
-CSPL: K1 Đ6 LTHADS
-Vì theo K1 Đ6 LTHADS nếu các đương sự thỏa thuận được về nội dung thi hành
án thì việc thi hành án được thi hành theo thỏa thuận của đương sự với điều kiện
thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã
hội.

17


Vì vậy, nếu các đương sự thỏa thuận được về nội dung thi hành án nhưng nội
dung thỏa thuận trái đạo đức xã hội hoặc vi phạm điều cấm của pháp luật thì việc
thi hành án không được thi hành theo thỏa thuận của đương sự.
59)

người phải thi hành án có thu nhập, tài sản là người có điều kiện thi

hành án.
- Nhận định trên là sai

-CSPL: K6 Đ3 LTHADS
-Vì theo K6 Đ3 LTHADS thì người có điều kiện thi hành án là trường hợp người
phải thi hành án có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài sản; tự mình hoặc
thông qua người khác thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
do đó, người phải thi hành án có thu nhập, tài sản nhưng không có nghĩa vụ về tài
sản thì không phải là người có điều kiện thi hành án.
60)

Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền mua

tài sản bán đấu giá nhưng bản án, quyết định bị đình chỉ thi hành án thì cơ
quan thi hành án vẫn tiếp tục giao tài sản cho người mua được tài sản bán
đấu giá.
- nhận định trên sai
- CSPL: K2 Đ103 LTHADS
-Vì theo k2 đ103 LTHADS thì Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá
đã nộp đủ tiền mua tài sản bán đấu giá nhưng bản án, quyết định bị kháng nghị,
sửa đổi hoặc bị hủy thì cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục giao tài sản, kể cả thực
hiện việc cưỡng chế thi hành án để giao tài sản cho người mua được tài sản bán
đấu giá, trừ trường hợp kết quả bán đấu giá bị hủy theo quy định của pháp luật
hoặc đương sự có thỏa thuận khác.
vì vậy, Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài
sản bán đấu giá nhưng bản án, quyết định bị đình chỉ thi hành án thì cơ quan thi
hành án mà kết quả bán đáu giá bị hủy theo quy định của pháp luật hoặc đương
sự có thỏa thuận khác thì không tiếp tục giao tài sản cho người mua được tài sản
bán đấu giá.
18


61)


tài sản kê biên và đưa ra bán đấu giá nhưng không có ai mua mặc dù

giảm giá nhiều lần thì trả lại cho người phải thi hành án.
-nhận định trên: Sai
-CSPL: K2; k3 Đ104 LTHADS
-Vì theo K2; k3 Đ104 LTHADS thì tài sản kê biên và đưa ra bán đấu giá nhưng
không có ai mua mặc dù giảm giá nhiều lần thì người được thi hành án có quyền
nhận lại tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án. Trong trường hợp người được
thi hành án không đồng ý nhận lại tài sản thì mới giao lại cho người phải thi hành
án.
Vì vậy, tài sản kê biên và đưa ra bán đấu giá nhưng không có ai mua mặc dù giảm
giá nhiều lần thì không mặc nhiên trả lại cho người phải thi hành án mà phải xem
xét ưu tiên cho người được thi hành án nhận lại tài sản để trừ vào số tiền được thi
hành án.
62)

tài sản tranh chấp thì không được kê biên để thi hành án.

- Nhận định trên: Sai
-CSPL: Đ87 LTHADS
-Vì theo Đ87 LTHADS thì tài sản tranh chấp không thuộc các trường hợp không
được kê biên để thi hành án.
63)

Chỉ có thủ trưởng cơ quan thi hành án mới có thẩm quyền ra Quyết

định tạm đình chỉ thi hành án.
-Nhận định trên: Sai
-CSPL: K1 Đ49 LTHADS

-Vì theo K1 Đ49 LTHADS thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo
về việc tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thi hành
án của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc
thẩm, tái thẩm.
Do đó, không chỉ có Thủ trưởng cơ quan thi hành án mà người có thẩm quyền
kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cũng có thẩm
quyền ra Quyết định tạm đình chỉ thi hành án.
19


64)

Người yêu cầu thi hành án phải là người có quyền lợi được Tòa án

tuyên trong bản án, quyết định dân sự.
- Nhận định trên: sai
-CSPL: Điểm a khoản 1 điều 7; điểm b khoản 1 điều 7a; k2 đ3 LTHADS
-Vì theo điểm a khoản 1 điều 7 và điểm b khoản 1 điều 7a thì người có quyền yêu
cầu thi hành án bao gồm người được thi hành án và người phải thi hành án.
Trong khi đó, theo khoản 2 điều 3 LTHADS thì người có quyền lợi được Tòa án
tuyên trong bản án, quyết định dân sự là người được thi hành án.
Vì vậy, người yêu cầu thi hành án không nhất thiết phải là người có quyền lợi
được Tòa án tuyên trong bản án, quyết định dân sự mà còn có thể là người phải
thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định thi hành( người phải thi hành án dân
sự.)
65)

Công cụ lao động được dùng làm phương tiện sinh sống của người

phải thi hành án và gia đình thì không được kê biên

-nhận định trên: sai
-CSPL: Điểm đ khoản 2 điều 87 LTHADS
-Vì theo điểm đ khoản 2 điều 87 LTHADS thì công cụ lao động, có giá trị không
lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải
thi hành án và gia đình thì mới không được kê biên,
Do đó, nếu công cụ lao động, có giá trị không lớn nhưng không phải là phương
tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của NPTHA và gia đình thì vẫn bị kê biên
66)

Tài sản kê biên, đấu giá không thành thì Chấp hành viên giao lại cho

người phải thi hành án.
- nhận định trên: sai
-CSPL: K2 Đ104 LTHADS
-Vì theo K2 Đ104 LTHADS thì tài sản skê biên, đấu giá không thành từ lần giảm
giá thứ hai trở đi thì người được thi hành án có quyền nhận tài sản để trừ vào số
tiền được thi hành án.
Vì vậy, Tài sản kê biên, đấu giá không thành thì Chấp hành viên không giao lại
cho người phải thi hành án mà ưu tiên giao cho người được thi hành án.
20


67)

Các đương sự chỉ được thỏa thuận thi hành án trước khi cơ quan thi

hành án dân sự ra quyết định thi hành án.
-Nhận định trên: Sai
-CSPL: K1 Đ6 Luật; K2 Đ5 NĐ 62
-Vì theo K1 Đ6 Luật thì Đương sự có quyền thỏa thuận về việc thi hành án, nếu

thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã
hội. Kết quả thi hành án theo thỏa thuận được công nhận.
Theo K2 Đ5 NĐ 62 thì Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định
thi hành án, đương sự vẫn có quyền tự thỏa thuận.
Nên các đương sự không chỉ được thỏa thuận thi hành án trước khi CQTHADS ra
quyết định thi hành án mà còn có thể thỏa thuận sau đó.
68)

Chấp hành viên chỉ được kê biên quyền sử dụng đất để thi hành án khi

quyền sử dụng đất đó đã có GCNQDSĐ.
- nhận định trên: sai
-CSPL: K2 Đ110 LTHADS
-Vì theo K2 Đ110 LTHADS thì Người phải thi hành án chưa được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất mà thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc diện quy
hoạch phải thu hồi đất, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được kê
biên, xử lý quyền sử dụng đất đó.
Nên chấp hành viên vẫn được kê biên quyền sử dụng đất để thi hành án khi quyền
sử dụng đất chưa có GCNQSĐ nhưng thuộc trường hợp được cấp GCNQSDĐ
theo quy định của pháp luật về đất đai
69)

Cơ quan thi hành án chỉ ra QĐ thi hành án khi có đơn yêu cầu thi

hành án của đương sự.
-Nhận định trên: Sai
-CSPL: K2 Đ36 LTHÁDS
-Vì theo K2 Đ36 LTHADS vẫn có trường hợp CQTADS chủ động ra QĐ thi hành
án:

21


 Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án;
 Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;
 Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; các khoản thu
khác cho Nhà nước;
 Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;
 đ) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
 Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.
Vì vậy, CQTHADS ra QĐ THA khi có đơn yêu cầu thi hành án của đương sự
hoặc chủ động ra QĐ THADS.
70)

Chấp hành viên chỉ có quyền định giá tài sản kê biên từ mười triệu

đồng trở xuống.
- nhận định trên: sai
-CSPL: K3 Đ98 LTHADS
-Vì theo K3 Đ98 LTHADS thì Chấp hành viên có quyền ra QĐ định giá tài sản kê
biên trong các trường hợp sau đây:
 Không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều
này;
 Tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà đương
sự không thỏa thuận được với nhau về giá.
Nên chấp hành viên không chỉ có quyền định giá tài sản kê biên từ 10 triệu đồng
trở xuống.
71)

việc thông báo trực tiếp cho đương sự chỉ do Chấp hành viên tiến


hành.
- Nhận định trên: sai
- CSPL: K1 Đ12 NĐ 62
-Vì theo khoản 1 điều 12 NĐ 62 thì việc thông báo trực tiếp cho đương sự không
chỉ do Chấp hành viên tiến hành mà còn do:
Do Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án giao văn bản cần
thông báo cho người được thông báo;
Do bưu tá; người được cơ quan thi hành án ủy quyền; tổ trưởng tổ dân phố;
trưởng thôn, làng, ấp, bản, khóm, buôn, phum, sóc; Ủy ban nhân dân, công
an cấp xã; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; Giám thị trại giam, trại tạm giam,
Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được
22


thông báo có địa chỉ, cư trú, công tác, chấp hành hình phạt tù giao văn bản
cần thông báo cho người được thông báo.
72)

Người được thi hành án phải chịu phí thi hành án khi nhận tiền bồi

thường thiệt hại theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật do Tòa án
tuyên.
- Nhận định trên: sai
-CSPL: k1 đ47 NĐ62
-Vì theo K1 Đ47 NĐ62 thì người được thi hành án không phải chịu chi phí thi
hành án khi nhận tiền bồi thường theo bản án, quyết định đã có hiệu lực do Tòa
án tuyên
73)


Sau khi cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án thì các

đương sự không có quyền tự thỏa thuận về việc thi hành án dân sự.
-Nhận định trên: sai
-CSPL: K2 Đ5 NĐ62
-Vì theo K2 Đ5 NĐ 62 thì Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết
định thi hành án, đương sự vẫn có quyền tự thỏa thuận
74)

Bản án, quyết định được đưa ra thi hành án phải là bản án, quyết định

do Tòa án tuyên và đã có hiệu lực pháp luật.
-nhận định trên: sai
-CSPL: k2 Đ2 LTHADS
-Vì theo k2 Đ2 LTHADS thì có bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật vẫn
được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị:
Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi
việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại
về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm
việc;
Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
75)

việc thông báo trực tiếp cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ

liên quan có thể do bưu tá; tổ trưởng tổ dân phố; trưởng thôn; UBND, công
an cấp xã thực hiện.
- nhận định trên: đúng
23



-CSPL: k1 đ12 NĐ62
-Vì theo K1 Đ12 NĐ62 Việc thông báo trực tiếp cho đương sự, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan được thực hiện như sau:

Do Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án giao văn bản cần
thông báo cho người được thông báo;

Do bưu tá; người được cơ quan thi hành án ủy quyền; tổ trưởng tổ dân phố;
trưởng thôn, làng, ấp, bản, khóm, buôn, phum, sóc; Ủy ban nhân dân, công an cấp
xã; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ
quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được thông báo có địa chỉ,
cư trú, công tác, chấp hành hình phạt tù giao văn bản cần thông báo cho người
được thông báo.
76)

Khi người được thi hành án chết, cơ quan thi hành án ra QĐ đình chỉ

thi hành án.
-Nhận định trên: sai
-CSPL: Điểm b khoản 1 điều 50 LTHADS
-Vì theo điểm b khoản 1 điều 50 LTHADS thì khi người được thi hành chết
nhưng theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án,
quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa
kế thì CQTHA mới ra QĐ đình chỉ thi hành án.
77)

chi phí cưỡng chế trong trường hợp không thu được tiền của người

phải thi hành án được thanh toán từ ngân sách nhà nước.

-Nhận định trên: sai
-CSPL: Điểm b khoản 1 điều 43 NĐ 62
-Vì theo Điểm b Khoản 1 Điều 4 NĐ 62 thì ngân sách nhà nước chi trả các khoản
chi phí cưỡng chế trong trường hợp không thu được tiền của người phải thi hành
do tài sản kê biên không bán được theo quy định tại Khoản 3 Điều 104 Luật Thi
hành án dân sự.
Nên chi phí cưỡng chế trong trường hợp không thu được tiền của người phải thi
hành án nhưng không do tài sản kê biên không bán được thì ngân sách nhà nước
không thanh toán.

24



×