Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Tin học ở trường THCS Lai Hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 21 trang )

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................2
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................3
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................3
B. PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................................4
II. THỰC TRẠNG...............................................................................................5
III. GIẢI PHÁP....................................................................................................7
1. Giải pháp áp dụng trò chơi.........................................................................7
a. Nguyên tắc áp dụng phương pháp trò chơi trong giờ dạy Tin học......7
b. Lồng ghép trò chơi vào các phân môn Tin học.....................................8
c. Lựa chọn thời gian vận dụng trò chơi...................................................8
d. Lựa chọn nội dung tổ chức trò chơi.......................................................9
e. Sử dụng phương tiện khi tổ chức trò chơi............................................9
f. Chọn cách tổ chức trò chơi có hiệu quả..................................................9
2. Một số trò chơi để vận dụng trong giảng dạy môn Tin học....................10
1. Trò chơi đoàn tàu tri thức...................................................................11
b. Trò chơi bí mật trong quả bóng............................................................12
c. Trò chơi quay bao lì xì............................................................................12
d. Vươn lên tầm cao mới............................................................................13
3. Ví dụ cụ thể.................................................................................................13
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.....................................14
1. Đối với giáo viên.........................................................................................14
2. Đối với học sinh..........................................................................................15
V. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM..........................................................16
C. KẾT LUẬN.......................................................................................................18
I. GIÁ TRỊ CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................18
II. KIẾN NGHỊ...................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................19



Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú
trong giờ học Tin học ở trường THCS Lai Hưng

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học luôn là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo
dục nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Một
trong số những biện pháp để đạt được mục đích trên đó là sử dụng trò chơi. Trò
chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằng
trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận
dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Tin học, kết hợp với những phương
pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay.
Đối với học sinh trung học cơ sở thì hoạt động vui chơi là nhu cầu không thể
thiếu và nói giữ vai trò quan trọng đối với các em. Nếu giáo viên biết tổ chức cho
học sinh chơi một cách hợp lí, khoa học trong giờ học sẽ mang lại hiệu quả giáo
dục cao. Đối với môn Tin học, một môn được các em học sinh cho là môn học khó,
khô khan, không hứng thú và đầy áp lực. Chính vì vậy việc vận dụng trò chơi trong
giờ học môn Tin học ở trường THCS sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong
các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động
hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy
sáng tạo,… Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt
kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua bộ môn Tin
học.
Qua 2 năm dạy học, được giảng dạy hầu hết các lớp bậc THCS tôi luôn
mong muốn làm thế nào để học sinh của mình năng động sáng tạo hơn, hứng thú
trong học tập, giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực, làm sao để các em có cảm giác “
học mà chơi, chơi mà học” để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
Thông qua thực tế giảng dạy, dự giờ học hỏi ở đồng nghiệp cộng với các đợt
tập huấn chuyên môn bản thân tôi mạnh dạn áp dụng tổ chức một số trò chơi trong

giờ dạy môn Tin học và thấy không khí của mỗi tiết học sôi nổi hẳn lên, đến giờ
GV: Hoàng Thị Thanh

2


Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú
trong giờ học Tin học ở trường THCS Lai Hưng

học các em không còn cảm thấy căng thẳng mà rất háo hức mong đợi, học sinh
trong lớp hoạt động tích cực và đồng đều, các em mạnh dạn trình bày ý kiến, nêu
thắc mắc,…từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững
hơn do đó mà kết quả học tập cũng được nâng cao. Vì vậy, tôi chọn và nghiên cứu
đề tài: “Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát huy tính năng động của học
sinh, gây hứng thú trong giờ học Tin học ở Trường THCS Lai Hưng”, rất mong
nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn để đề tài
phát huy hiệu quả cao hơn.
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu trong tiết học Tin học của 7 lớp 7A3, 7A4, 7A5, 9A1, 9A2,
9A3, 9A4, 9A5 tại trường Trung học cơ sở Lai Hưng trong khoảng thời gian từ
tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng phương pháp điều tra khảo
sát bằng phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin về thực trạng học sinh thụ động và ít
hứng thú với giờ học Tin học qua đó xác định nguyên nhân của thực trạng làm cơ
sở cho việc xác lập các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học bằng
cách vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Tin học ở trường THCS
Lai Hưng .
Bên cạnh đó tôi còn sử dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập các biểu
hiện sinh động, khách quan về thái độ, hứng thú cũng như mức độ tham gia hoạt

động trong giờ học của học sinh.
Phương pháp thử nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm nhằm mục đích
kiểm tra kết quả của việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Tin học
theo quy trình được xác định trong đề tài. Ngoài ra tôi còn sử dụng một số phương
pháp chứng minh, minh họa, so sánh...
GV: Hoàng Thị Thanh

3


Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú
trong giờ học Tin học ở trường THCS Lai Hưng

B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong Luật Giáo dục điều 24.2 đã ghi: “ Phương pháp giáo dục cơ sở phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”. Có thể nói cốt lõi của
đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen
học tập thụ động của học sinh.
Căn cứ vào mục tiêu trên cùng với việc dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của lứa
tuổi học sinh THCS: ham tìm hiểu, tiếp cận, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán.
Do đó việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Tin học là hết sức cần thiết
và có ích. Trò chơi có tác dụng giúp học sinh:
+ Tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài học phát huy tính năng
động của các em.
+ Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng thẳng
trong học tập của học sinh. Phát triển tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy

luận.
+ Tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học.
+ Tăng cường khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, và giữa học sinh
với nhau, giúp học sinh rèn luyện các khả năng ứng xử, giao tiếp.
+ Thu hút cả lớp theo dõi tham gia các hoạt động.
Khi chơi, các em tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả
mà không nghĩ là mình đang học. Kiến thức cung cấp trong giờ Tin học sẽ được
giảm nhẹ, quá trình học tập diễn ra một cách tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn.

GV: Hoàng Thị Thanh

4


Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú
trong giờ học Tin học ở trường THCS Lai Hưng

Do vậy quan điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động
học tập” là phù hợp với từng lứa tuổi, từng môn học đặc biệt là đối với môn Tin
học.
II. THỰC TRẠNG
William Arthur Ward, một nhà giáo dục lỗi lạc của nước Mỹ đã từng nói “
Chỉ nói thôi là thầy giáo xoàng. Giảng giải là thầy giáo tốt. Minh họa biểu diễn là
thầy giáo giỏi. Gây hứng thú trong học tập là thầy giáo vĩ đại”. Điều đó cho thấy
việc gây hứng thú đối với học sinh trong giờ học vô cùng quan trọng. Vậy nên nếu
như giờ học không có sự thu hút đối với các em thì chắc chắn tiết học sẽ trở nên
nhàm chán, khô khan. “ Học mà chơi, chơi mà học” thì ai giáo viên nào cũng biết
nhưng biết cách tổ chức các hoạt động giúp học sinh học- chơi, chơi - học thì
không nhiều giáo viên làm được.
Trước yêu cầu đó đòi hỏi người giáo viên dạy Tin học không chỉ nỗ lực học

tập để nâng cao trình độ chuyên môn mà còn phải cần nỗ lực trau dồi củng cố
thường xuyên về kiến thức khoa học khác cũng như các phương pháp, hình thức
dạy học hiện đại vào trong quá trình dạy học. Nếu thầy cô giáo giỏi chuyên môn và
có tâm huyết với nghề, thì tất nhiên sẽ biết cách khơi gợi tạo ra sự hứng thú và
cuốn hút học sinh hăng say học tập và thích phát biểu ý kiến trong lớp để xây dựng
bài học.
Năm học 2018- 2019 tôi được phân công giảng dạy 7 lớp 7A3, 7A4, 7A5,
9A1, 9A2, 9A3, 9A4 trong những giờ dạy của bản thân cũng như qua những lần dự
giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy một điều rằng hiện nay đang xuất hiện một thực
trạng học sinh ngày càng thụ động không chịu phát biểu xây dựng bài. Nhiều lần
thầy cô giáo đặt câu hỏi, dù chỉ là những câu hỏi trong sách giáo khoa nhưng hỏi
đi hỏi lại 2, 3 lượt nhưng các em vẫn ngồi im thin thít, và chính thầy cô là người
phải trả lời câu hỏi do mình đặt ra, những tình huống như vậy thường gây tâm lí

GV: Hoàng Thị Thanh

5


Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú
trong giờ học Tin học ở trường THCS Lai Hưng

ức chế cho thầy cô rất nhiều, thậm chí chán nản, không tha thiết với công việc của
mình.
Theo kết quả khảo sát (ngày 28/08/2018) học sinh 7 lớp mà tôi trực tiếp
giảng dạy về việc em có hay phát biểu trong giờ học Tin học hay không? Và các em
có hứng thú với môn học này hay không? Kết quả thu được như sau:
Hay phát

Hứng thú


Không hứng thú

biểu (hs)

(hs)

(hs)

39

12

10

29

7A4

37

10

15

22

7A5

37


8

14

23

9A1

33

9

15

18

9A2

33

10

12

21

9A3

33


12

16

17

9A4

33

7

16

17

Lớp

Sĩ số

7A3

Từ kết quả trên ta thấy tình trạng lớp học tương đối trầm, tỷ lệ phát biểu
chiếm dưới 30%, rồi đến tỷ lệ những học sinh hứng thú với môn học chưa đến 50%
Nguyên nhân gây nên hiện tượng học sinh thụ động trong giờ học Tin học bắt
nguồn từ tâm lý chung của học sinh đã quá quen với phương pháp giảng dạy thủ
công, sợ bị chê cười khi phát biểu sai, chưa tự tin vào năng lực của mình, ngại
ngùng, rụt rè khi đứng lên trả lời trước đám đông; do các em lười học, không chịu,
hoặc rất ít chuẩn bị bài trước ở nhà mà có thói quen đợi đến lớp chờ thầy cô giảng

rồi chép vào vở; chưa hiểu rõ tác dụng của việc phát biểu xây dựng bài; do không
khí các giờ Tin học trên lớp nhiều tiết còn tẻ nhạt, thiếu hấp dẫn...
Nếu tình trạng lãnh đạm, thụ động, ít hoặc không phát biểu trong giờ học
của học sinh cơ sở nói chung và giờ học Tin học nói riêng kéo dài thì không chỉ ảnh
hưởng đến chất lượng dạy và học trong hiện tại mà còn có tác động tiêu cực sau
này. Điều đó sẽ tạo ra những thế hệ người lao động, đội ngũ trí thức kém năng động
GV: Hoàng Thị Thanh

6


Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú
trong giờ học Tin học ở trường THCS Lai Hưng

luôn nhút nhát, e dè, sợ sệt khi phát biểu trước đám đông, thiếu bản lĩnh, tự tin
trong giao tiếp, không dám nói lên sự thật, chống lại cái sai trái..
Qua tham khảo đồng nghiệp và thực tế giảng dạy tôi muốn được cùng các
đồng nghiệp chia sẻ, trao đổi một số biện pháp mà bản thân tôi đã làm trong thời
gian qua để khắc phục tình trạng trên như sau:
III. GIẢI PHÁP
Phương pháp và hình thức dạy học môn Tin học rất phong phú, đa dạng bao
gồm các phương pháp hiện đại: hoạt động nhóm, đặt và giải quyết vấn đề, nghiên
cứu trường hợp điển hình, trò chơi, dự án, động não... và các phương pháp truyền
thống: thuyết trình, đàm thoại, …Mỗi phương pháp dạy học đều có mặt tích cực và
hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài và đòi hỏi những điều kiện thực hiện
riêng.Vì vậy, giáo viên không nên phủ định hoặc lạm dụng phương pháp nào. Điều
quan trọng là căn cứ vào nội dung, tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ nhận
thức của học sinh và năng lực, sở trường của giáo viên, căn cứ vào điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể của lớp, của trường mà lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp
dạy học một cách hợp lý. Trong dạy học môn Tin học, có thể vận dụng phương

pháp “Trò chơi” nhằm: Hình thành tri thức mới, hình thành kỹ năng, củng cố tri
thức.
1. Giải pháp áp dụng trò chơi.
a. Nguyên tắc áp dụng phương pháp trò chơi trong giờ dạy Tin học
Giáo viên cần chú ý đến đặc thù của từng phân môn; lưu ý mối quan hệ giữa
trò chơi với hệ thống câu hỏi; vận dụng linh hoạt, hợp lí, đúng mức và đúng lúc để
không xáo trộn nhiều không gian lớp học, nhanh chóng ổn định lớp học khi trò chơi
kết thúc; trò chơi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho
tất cả các tiết học, đôi khi gây phản cảm, phản tác dụng; trò chơi bao giờ cũng kết
thúc bằng thưởng cho người (đội) thắng hoặc xử phạt nhẹ nhàng cho vui (dí dỏm, tế
nhị).
GV: Hoàng Thị Thanh

7


Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú
trong giờ học Tin học ở trường THCS Lai Hưng

b. Lồng ghép trò chơi vào các phân môn Tin học
Do đặc thù của mỗi phân môn, việc vận dụng lồng ghép trò chơi có những
điểm khác nhau:
- Lý thuyết: Tùy thuộc vào bài ( bài mới, ôn tập…), lượng kiến thức, mục
tiêu bài học, thời lượng để áp dụng hình thức trò chơi: trò chơi nhỏ dành cho một
hoạt động dạy học hay trò chơi lớn cho cả tiết học. Đa số các bài lý thuyết ở bộ
môn Tin học đều có thể lồng ghép rất nhiều trò chơi.
- Thực hành: Đối với bài thực hành thì nên sử dụng trò chơi với mức độ vừa
phải. Vừa đủ để học sinh có thể tìm hiểu các kiến thức mới, nhưng cũng phải dành
nhiều thời gian cho thực hành cá thao tác đã học ở tiết lý thuyết. Trò chơi cần gắn
với các bài tập, hoặc các hình thức thực hành, luyện tập khác mà giáo viên nghĩ ra.

Có thể vận dụng trò chơi trong một số tiết học và không nên thực hiện hình thức
này trong cả tiết, với phân môn này, việc lồng ghép hình thức trò chơi không thể
thay thế được các phương pháp cũng như hình thức tổ chức lớp học đặc thù như
thực hành, luyện tập, hoạt động theo nhóm hay cá nhân tự luyện tập các kĩ năng…
Do đó không nên gượng ép, để cố tình đưa trò chơi vào tất cả các giờ học làm Tin
học.
c. Lựa chọn thời gian vận dụng trò chơi.
Khi áp dụng phương pháp trò chơi vào trong giờ học, giáo viên phải biết lựa
chọn thời điểm nội dung bài cần áp dụng trò chơi cho thích hợp, cụ thể là:
- Sử dụng trò chơi vào đầu giờ học để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài
mới:
Cách vận dụng đó, vừa kiểm tra được kiến thức bài cũ để giải quyết trò chơi,
đồng thời bước đầu nhận ra nội dung kiến thức bài học mà các em sắp được học.
Bên cạnh đó, còn tạo tâm lý thoải mái, phấn khởi, học sinh hào hứng học tập hơn,
giải tỏa tâm lý mệt mỏi, căng thẳng tinh thần do giờ học trước hoặc mệt mỏi do
hoàn cảnh xung quanh gây ra.
- Sử dụng trò chơi nhằm hình thành tri thức mới, kỹ năng mới:
GV: Hoàng Thị Thanh

8


Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú
trong giờ học Tin học ở trường THCS Lai Hưng

Trò chơi thường được tổ chức sau khi đã tìm hiểu hoạt động 1 (tìm hiểu chung,
tìm hiểu ngữ liệu...), từ những kiến thức thực tế qua hoạt động 1, vận dụng những
kiến thức đó, giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh khám phá, phát hiện ra tri thức
mới, tri thức đó nằm ngay trong nội dung bài học và hình thành kỹ năng cho học
sinh.

- Sử dụng trò chơi nhằm củng cố tri thức, hình thành thái độ:
Khác với việc tổ chức trò chơi vào các thời điểm và mục đích khác nhau như
trên, ở thời điểm tổ chức trò chơi để củng cố tri thức, hình thành thái độ có mục
đích khác đó là: để học sinh thâu tóm được nội dung bài học, giúp khắc sâu, nhớ rõ
hơn nội dung vừa học xong. Thời điểm tổ chức trò chơi với mục đích này thiết nghĩ
vào cuối giờ học là hợp lý nhất.
d. Lựa chọn nội dung tổ chức trò chơi.
Nội dung phải vừa sức học, phải đảm bảo đủ thông tin kiến thức mà học sinh
đã nắm được, không dễ quá và cũng không khó quá.
Nội dung cần phù hợp với cuộc sống thực tế của học sinh, giúp các em dễ vận
dụng vào thực tiễn. Nội dung trò chơi phải có tính khả thi, trò chơi đưa ra phải phù
hợp với thực tế trường, lớp.
e. Sử dụng phương tiện khi tổ chức trò chơi.
Để hấp dẫn học sinh, giáo viên nên có phần thưởng, ví dụ phần thưởng đơn
giản nhất là cho điểm tốt, tuyên dương…Các trò chơi phải đa dạng, tránh lặp đi lặp
lại, đơn điệu, thiếu hấp dẫn. Cần có phượng tiện đầy đủ, một số phương tiện thường
dùng như máy chiếu, loa, trò chơi tin học
f. Chọn cách tổ chức trò chơi có hiệu quả.
Trò chơi có thể tổ chức theo các bước sau:


Bước phổ biến trò chơi:

+ Giáo viên giúp học sinh nắm vững trò chơi như: Tên trò chơi, nội dung, cách
chơi, cách phân thắng bại…

GV: Hoàng Thị Thanh

9



Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú
trong giờ học Tin học ở trường THCS Lai Hưng

+ Giáo viên có thể chọn tất cả hoặc một số học sinh tham gia trò chơi, bảo đảm
qua các giờ học, lần lượt học sinh được tham gia tất cả, đặc biệt chú ý những học
sinh nhút nhát, ít phát biểu.
 Bước học sinh thực hiện trò chơi:
+ Các em thảo luận với nhau về việc thực hiện trò chơi.
+ Một nhóm học sinh thực hiện trò chơi trước lớp, cả lớp theo dõi.
+ Những em khác, nhóm khác có thể tiếp tục thực hiện trò chơi


Bước tổng kết, đánh giá:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá việc thực hiện trò chơi: trò chơi có

được thực hiện đúng quy tắc không, có phù hợp với nội dung bài học không, có thể
rút ra bài học gì qua trò chơi này? Giáo viên nhận xét, đánh giá chung và tuyên bố
nhóm (hay cá nhân) thắng cuộc (nếu có).
- Giáo viên khen thưởng nhóm có kết quả tốt bằng cách:
+ Tặng một tràng pháo tay cùng với những lời động viên khen ngợi.
+ Ghi điểm các thành viên trong nhóm.
+ Trao thẻ đỏ cho nhóm thực hiện tốt, thẻ xanh cho nhóm chưa tốt.
+ Trao thưởng một hoặc hai gói quà cho đội thắng.
Như vậy, với những biện pháp đã vận dụng vào từng thời điểm, mục đích, nội
dung khác nhau thật sự phát huy tác dụng, giờ dạy học thực sự là giờ “vừa học, vừa
chơi”, kết hợp được giữa “học và hành”, hấp dẫn học sinh và gây sự chú ý học hơn
nhiều.
2. Một số trò chơi để vận dụng trong giảng dạy môn Tin học
Việc sáng tạo và lựa chọn một số trò chơi để vận dụng vào giờ dạy học nhằm

nâng cao hiệu quả giờ học môn Tin học ở trường THCS Lai Hưng nói riêng và
trong trường THCS nói chung là một vấn đề hết sức cần thiết. Trong quá trình dạy
học tôi đã vận dụng thành công một số trò chơi sau:

GV: Hoàng Thị Thanh

10


Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú
trong giờ học Tin học ở trường THCS Lai Hưng

Một số trò chơi quen thuộc như: Ngôi sao may mắn, ô chữ bí mất, mảnh
ghép bí ẩn, rung chuông vàng, chiếc nón kỳ diệu, trúc xanh..
Bản thân tôi cũng tìm hiểu, vận dùng một số trò chơi mới được tạo bằng
phần mềm Microsoft Power Point như:
1. Trò chơi đoàn tàu tri thức

Cách chơi: các nhóm bốc thăm để chọn lượt chơi, nhóm chơi được chọn toa tàu,
mỗi toa là một câu hỏi, nếu nhóm trả lời đúng thì sẽ được chọn toa tiếp theo, sai sẽ
phải dừng cuộc chơi và nhường cho nhóm tiếp theo.`
Áp dụng: có thể lồng ghép trong phần tìm hiểu kiến thức mới nhằm huy
động tính tích cực của tất cả học sinh trong lớp, em nào cũng phải động não và hoạt
động kể cả học sinh yếu kém

GV: Hoàng Thị Thanh

11



Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú
trong giờ học Tin học ở trường THCS Lai Hưng

b. Trò chơi bí mật trong quả bóng

Cách chơi: Giáo viên cho các em xung phong chọn bóng, mỗi quả bóng sẽ
chứa một câu hỏi, nếu trả lời đúng, bóng sẽ được vào lưới, và học sinh đó sẽ được 1
điểm tốt.
Áp dụng: Với trò chơi này chúng ta có thể áp dụng cho tất cả các bài học đặc
biệt là ở các bài, áp dụng chơi vào đầu giờ để giới thiệu bài mới nhằm gây hứng thú
với học sinh hoặc lúc củng cố để các em khắc sâu nội dung bài học.
c. Trò chơi quay bao lì xì

Cách chơi: Học sinh dùng chuột để quay kim đồng hồ, kim chỉ vào bao lì xì
nào thì học sinh phải trả lời câu hỏi trong bao đó, trong các bao lì xì sẽ có một số

GV: Hoàng Thị Thanh

12


Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú
trong giờ học Tin học ở trường THCS Lai Hưng

bao may mắn. Học sinh trả lời đúng câu hỏi hoặc chọn được bao may mắn sẽ được
cộng điểm tốt tương ứng với bao lì xì đó.
Áp dụng: Kiểm tra bài cũ hoặc củng cố kiến thức
d. Vươn lên tầm cao mới

Cách chơi: Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi theo mức độ khó dần, mỗi

lần trả lời đúng sẽ được lên một bậc tiếp theo.
Áp dụng: trong các bài ôn tập, phần củng cố kiến thức
3. Ví dụ cụ thể
Bài 9: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ. (Tin học 7)
-

Kiểm tra bài cũ bằng trò chơi “Quay bao lì xì”:

Slide 1
GV: Hoàng Thị Thanh

slide 2
13


Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú
trong giờ học Tin học ở trường THCS Lai Hưng

Slide 3

Slide 4

Slide 5

Slide 6

IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Qua việc tổ chức trò chơi học tập cho học sinh trong một số giờ học Tin học tôi
thấy đã đạt được một số kết quả sau:
1. Đối với giáo viên

- Không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị, thời gian của tiết dạy mà giáo viên
và học sinh vẫn đảm bảo được nội dung kiến thức của bài học.
- Tạo được tình huống có vấn đề rất sinh động và hấp dẫn để giáo viên khắc sâu
kiến thức. Từ đó làm cho không khí lớp học sôi nổi, giảm sự đơn điệu, tăng hứng
thú học tập cho học sinh nhờ đó đã nâng cao hiệu quả việc dạy và học đặc biệt với
những em sức học yếu, chậm, nhút nhát.
- Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục một cách sáng tạo và hiệu quả.
GV: Hoàng Thị Thanh

14


Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú
trong giờ học Tin học ở trường THCS Lai Hưng

2. Đối với học sinh
Giúp các em
- Rèn luyện tư duy, tác phong nhanh nhạy biết xử lý tình huống linh hoạt.
- Học sinh thích thú với trò chơi trong giờ học do đó năng động hăng say phát
biểu xây dựng bài vì vậy mà các em tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.Các em có điều
kiện cùng chuẩn bị bài học, chủ động trong học tập...
- Để thấy rõ hiệu quả và tính khả thi của đề tài ta sẽ so sánh 2 bảng số liệu ghi
kết quả khảo sát ý kiến và chất lượng học tập các lớp tôi giảng day trước và sau khi
áp dụng phương pháp lồng ghép trò chơi trong dạy học Tin học :
* Khi chưa áp dụng đề tài
Lớp

Sĩ số

7A3


Hay phát Hứng thú Không hứng thú

Điểm KT đầu

biểu (hs)

(hs)

(hs)

năm >TB

39

12

10

29

28

7A4

37

10

15


22

27

7A5

37

8

14

23

27

9A1

33

9

15

18

20

9A2


33

10

12

21

28

9A3

33

12

16

17

22

9A4
33
7
* Sau khi áp dụng đề tài

16


17

18

Hay phát

Hứng

Không hứng

Điểm KT HK I

biểu (hs)

thú (hs)

thú (hs)

>TB

39

20

29

10

38


7A4

37

18

22

15

37

7A5

37

22

23

14

36

9A1

33

18


18

15

30

9A2

33

19

21

12

29

9A3

33

20

17

16

32


9A4

33

18

17

16

29

Lớp

Sĩ số

7A3

GV: Hoàng Thị Thanh

15


Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú
trong giờ học Tin học ở trường THCS Lai Hưng

Kết quả khảo sát ngày 5/02/2019 cho thấy so với kết quả khảo sát đầu năm như
phần thực trạng đã nêu thì rõ ràng hình thức dạy học này đã khắc phục phần nào
nhược điểm học tập thụ động ở học sinh, giúp học sinh hứng thú, chủ động, giáo
viên cũng có thể phát huy tốt tính sáng tạo trong giảng dạy và đích cuối cùng là kết

quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt .
Điều này giúp tôi tin tưởng vào thành công của đề tài. Chắc chắn kết quả học
tập của năm học 2018-2019 và năm sau sẽ đạt cao hơn.
Tuy nhiên, thành công của đề tài còn nhờ vào sự nhiệt tình hưởng ứng của đội
ngũ giáo viên Tin học trường THCS Lai Hưng và đã được học sinh tích cực đón
nhận, học tập và rèn luyện. Để hoàn thiện hơn nữa đề tài, xin được tiếp nhận những
ý kiến góp ý của quý đồng nghiệp.
V. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quá trình thử nghiệm “Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát huy tính
năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Tin học ở THCS Lai Hưng”
tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:
1/ Việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Tin học có rất nhiều tác dụng, tuy
nhiên khi sử dụng nó không nên quá lạm dụng, chỉ sử dụng trong thời gian ngắn
như khởi động buổi học, giới thiệu một nội dung mới hoặc để củng cố một vấn đề
của bài học. Nếu trong buổi học thấy tình trạng học sinh mệt mỏi cũng có thể sử
dụng trò chơi học tập để giúp học sinh thay đổi trạng thái, lấy lại tinh thần học
tập, việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Tin học vừa giúp học sinh thấy thoải
mái, vừa phát huy tính tự lực của các em đồng thời vẫn có những điểm tựa để ghi
nhớ kiến thức của bài học thông qua nội dung chơi.
2/ Giáo viên cần đầu tư nhiều vào việc thiết kế các loại trò chơi dạy học, hình
thức tổ chức phải phong phú, hấp dẫn mới thu hút, lôi cuốn được tất cả học sinh

GV: Hoàng Thị Thanh

16


Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú
trong giờ học Tin học ở trường THCS Lai Hưng


tham gia vào quá trình học tập một cách tự nhiên và có tình thần trách nhiệm xây
dựng bài. Từ đó, chất lượng dạy và học bộ môn Tin học ngày càng được nâng cao.
3/ Ngoài ra giáo viên cần nghiên cứu tùy theo số lượng học sinh, điều kiện cơ
sở vật chất để tổ chức các trò chơi sao cho phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
nếu tổ chức trò chơi không tốt sẽ bị hạn chế về ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
4/ Trong quá trình dạy học, giáo viên cần yêu cầu học sinh nghiêm túc trong
học tập và thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị học tập của học sinh ở nhà,
phải theo dõi quá trình học tập của học sinh để làm cơ sở cho quá trình kiểm tra
đánh giá được khách quan hơn, tạo động cơ học tập tốt cho học sinh.
5/ Căn cứ vào nội dung chương trình giảng dạy môn Tin học, giáo viên có thể
sưu tầm và thiết kế các loại trò chơi cho từng bài thuộc từng phần học và nghiên
cứu sử dụng phối hợp giữa sử dụng phương pháp trò chơi vào dạy học và các
phương pháp dạy học khác.

GV: Hoàng Thị Thanh

17


Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú
trong giờ học Tin học ở trường THCS Lai Hưng

C. KẾT LUẬN
I. GIÁ TRỊ CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề tích cực hóa học tập của học sinh trong dạy học nói chung môn Tin
học nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt, việc làm này có tác dụng thúc đẩy sự
phát triển trí tuệ cho học sinh, kích thích tư duy của các em, phát huy tính năng
động, nâng cao hứng thú học tập cho bộ môn. Trong số những biện pháp dạy học
tích cực hóa, sử dụng trò chơi được xem là một trong những phương pháp dạy học
hiệu quả, nhằm tạo ra quá trình tương tác, thu hút, động viên học sinh tham gia

hợp tác để nâng cao tính tự giác tạo cơ hội cho các em thực hành vận dụng những
kinh nghiệm, những tri thức đã học để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
môn Tin học.
Kết quả thực nghiệm cho phép khẳng định việc sử dụng trò chơi trong dạy
học môn Tin học giúp cho học sinh chủ động tham gia vào quá trình học tập, làm
cho học sinh hứng thú với môn học và các em thực sự trở thành chủ thể của hoạt
động học, kết quả học tập của các em dần được nâng cao đã chứng minh được tính
đúng đắn của những giải pháp mà đề tài đặt ra.
II. KIẾN NGHỊ
Để có thể ứng dụng đề tài trên một cách hiệu quả và rộng hơn, kính đề nghị
nhà trường tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ
giáo viên để đáp ứng được yêu cầu dạy học theo phương pháp trò chơi. Đồng thời
trang bị thêm cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho dạy học, có chính sách động viên
cho giáo viên thiết kế các phương tiện dạy học mới để phục vụ tốt cho giảng dạy.
Lai Hưng, ngày 7 tháng 2 năm 2019
Người thực hiện.
Hoàng Thị Thanh
GV: Hoàng Thị Thanh

18


Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú
trong giờ học Tin học ở trường THCS Lai Hưng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học trò chơi – Nguyễn Thị Bích Hồng- Tạp chí khoa học
ĐHSP HCM
2. Phương pháp dạy học tích cực môn Tin học- This Tạ Thị Lê Bình
3. Phương pháp dạy học - GS Phan Trọng Luân- NXB Giáo dục. 2000

4. Tạp chí dạy học ngày nay- Nhiều tác giả- NXBGiáo dục. 2006
5. Bộ sách giáo khoa Tin học dành cho THCS 11- NXB Giáo dục.

GV: Hoàng Thị Thanh

19


Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú
trong giờ học Tin học ở trường THCS Lai Hưng

ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS LAI HƯNG
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

GV: Hoàng Thị Thanh

20



Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú
trong giờ học Tin học ở trường THCS Lai Hưng

ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BÀU BÀNG
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

GV: Hoàng Thị Thanh

21



×