Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Vậy quyền im lặng được hiểu thế nào nên sử dụng khi nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.44 KB, 1 trang )

Vậy quyền im lặng được hiểu thế nào Nên sử dụng khi nào?
Quyền im lặng là một quyền hợp pháp được công nhận, một cách rõ ràng hoặc theo quy ước, trong nhiều hệ
thống pháp luật trên thế giới. Đây là quyền của nghi phạm, của người bị kháng cáo, trong một vụ án có quyền
im lặng, không phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hay tự buộc mình có tội. Theo quyền này, một công
dân được mặc định là vô tội cho đến khi các cơ quan pháp luật chứng minh được người đó có tội, luật pháp
công nhận quyền này căn bản phán xử dựa trên chứng cứ.
Quyền im lặng là một phương tiện quan trọng để hạn chế bức cung, nhục hình - nguyên nhân dẫn đến oan sai
trong tố tụng hình sự. Đây được xem là điều không quá khó hiểu khi mà điều tra viên trong trường hợp dùng
các cách thức không công bằng để chứng minh việc phạm tội của người bị điều tra. Tình trạng mớm cung
hoặc thêm bớt vào lời khai không phải chưa từng xuất hiện trong các vụ án ở Việt Nam. Do đó việc im lặng tới
khi có sự tham gia của luật sư là cách thức bảo vệ đơn giản nhất và có thể áp dụng cho mọi người Ví dụ,
trong vụ Hoa hậu Phương Nga, việc các bằng chứng mà cô đưa ra trong quá trình khai báo với cơ quan điều
tra bỗng biến thành “chứng cứ” chống lại cô, dẫn đến việc cô tuyên bố sử dụng quyền im lặng vì không còn tin
vào VKS.
Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã cụ thể hóa một số nguyên tắc cơ bản thực thi quyền con
người, quyền công dân của Hiến pháp 2013 như nguyên tắc “Suy đoán vô tội” (Điều 13), “Xác định sự thật của
vụ án” (Điều 15), “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị
hại, đương sự” (Điều 16), “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” (Điều 26). Tuy nhiên cũng có thể thấy rõ
khái niệm về Quyền im lặng không được quy định cụ thể mà chỉ có nội dung chứa những ý chính nhắc về nó,
cụ thể là quyền của người bị buộc tội tại các điều 59 đến 62 BLTTHS. Quyền này của người bị buộc tội (gồm
người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) được thể hiện như sau: “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến,
không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”. Quyền này được thể
hiện xuyên suốt từ khi bị bắt, bị khởi tố cho đến xét xử. Đây chính là tinh thần cốt lõi của “Quyền im lặng” được
thể hiện trong BLTTHS 2015.



×