Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Nghệ thuật miêu tả tâm lí của Stendhal trong tiểu thuyết “Đỏ và đen”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.33 KB, 17 trang )

* Đề tài: Nghệ thuật miêu tả tâm lí của Stendhal trong tiểu thuyết“Đỏ và đen”
I. Giới thiệu chung:
1. Bối cảnh thời đại:
Cuộc cách mạng tư sản Pháp bắt đầu từ năm 1789 đến 1799 đã mở ra một thời kì mới trong lịch sử châu Âu, lực
lượng dân chủ và cộng hòa lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, Giáo hội Công giáo Pháp cũng phải trải qua nhiều
thay đổi. Trong lịch sử thế giới, đây được xem như cuộc cách mạng tư sản duy nhất đã chiến thắng triệt để chế độ
phong kiến lâu đời. Sức ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Pháp rất lớn lao, nhất là đối với các quốc gia theo chế độ
phong kiến thời bấy giờ.
Sau giai đoạn khởi đầu Cách mạng tư sản Pháp, khi phái Jacobins gọi chính quyền do mình lập nên là “Thiết chế
khủng bố” (La Terreur), tồn tại từ ngày 26/7/1793 – 27/7/1794, là cuộc thành trừng của phái Jacobin nhằm vào
các đối thủ chính trị, chủ yếu là những người theo phái Girondin. Các nhà lãnh đạo của phái Jacobin dựa vào sự
hậu thuẫn của quần chúng để thực hiện các chiến dịch thanh trừng chính trị của mình, với hàng loạt vụ xử chém
những nhân vật nổi tiếng như vua Louis XVI, hoàng hậu Marie Antoinette.
Ngày 27/7/1794, chính quyền Jacobin sụp đổ trong cuộc chính biến của phái Thermidor. Sau cách mạng, tầng lớp
tư sản mới – tức tư sản tài chính, vốn làm giàu bằng cách tích trữ của cải trong những năm cách mạng, lên nắm
chính quyền, thành lập của chế độ Đốc chính. Tư sản Thermidor muốn thủ tiêu những thành quả của phái Jacobins
cũng như đàn áp những cuộc nổi dậy của phái bảo hoàng, vốn mong muốn khôi phục chế độ quân chủ. Thời kì
này, tướng Napoléon Bonaparte rất được xem trọng do đàn áp những cuộc phiến loạn trong nước, cũng như giành
chiến thắng trên những chiến trường lớn ở Ý và Ai Cập.
Vào ngày 9/11/1799 - hay 18 tháng Brumaire (Sương mù) theo lịch Cộng hòa Pháp, Napoléon làm cuộc đảo
chính, chế độ Ðốc chính chấm dứt, ông thiết lập chế độ Tổng tài (1799) và nền Đế chế I (1804), nền độc tài quân
sự bắt đầu. Năm 1814, đế chế của Napoleon sụp đổ, nước Pháp bước vào giai đoạn Trùng hưng, còn được gọi là
Bourbon Phục hoàng. Louis XVIII lên trị vì, dòng họ Bourbon đưa các thế lực phong kiến trở lại nắm chính
quyền, đẳng cấp quý tộc và tăng lữ đòi lại ruộng đất bị tịch thu từ thời Cách mạng Pháp. Năm 1830, nhân dân
Pháp nổi dậy làm cuộc Cách mạng tháng Bảy, lật đổ Charles X, chấm dứt thời kỳ Bourbon Phục hoàng.

2. Tác giả:
Stendhal (23/11/1783 – 23/3/1842) tên thật là Henri Mari Beyle, xuất thân trong một gia đình trí thức. Mẹ ông mất
sớm, để lại một niềm thương tiếc sâu sắc cho Stendhal khi ấy mới bảy tuổi. Cha ông là Chérubin Beyle, một luật
sư ở Hội đồng nghị viện thành phố Grenoble, rất mộ đạo và sùng bái hai thứ: những giá trị cũ và đồng tiền.
Stendhal có mâu thuẫn lớn với cha nhưng ông lại đặc biệt yêu quý ông ngoại, một người có tư tưởng tiến bộ,


khoáng đạt và say mê Voltaire, có ảnh hưởng đến nhà văn sau này. Không chấp nhận lối giáo dục bảo thủ của cha,
Henri thường lén đọc sách của những triết gia Áng sáng thế kỷ XVIII như Cabanis, Diderot, d’Holbach… và thừa
hưởng của họ những quan điểm duy vật về thế giới, lòng tin tưởng vào trí tuệ, lý trí của con người và thái độ phê
phán giới tu hành và quý tộc.
Năm 1796, Stendhal đậu vào trường trung học lớn nhất Grenoble và học rất giỏi: năm 1798 đạt giải nhất về văn
chương, năm 1799 là giải nhất về toán. Vào thời kỳ này, ông thường tuyên bố mình là “một người Jacobin yêu
nước và vô thần”, chống lại tính bảo hoàng và ngoan đạo của gia đình.


Năm 1799, Henri lên Paris học trường Bách khoa; nhưng lại bỏ học đi theo đội quân viễn chinh của Napoléon
Bonaparte đến nhiều nước.
Năm 1814, đế chế Napoléon sụp đổ, triều đại Bourbón được khôi phục, Stendhal rời nước Pháp sang cư trú tại
Milan (Ý). Năm 1821, ông bị chính quyền Ý trục xuất vì bị tình nghi có liên hệ với phong trào cách mạng
Carbonari. Sau đó, ông có sáng tác một số tiểu luận: Tiểu luận về tình yêu (1822), Racine và Shakespeare (1823).
Trong thời gian này, Stendhal cho ra đời những tiểu thuyết đã làm nên tên tuổi ông sau này: Đỏ và Đen (1830) và
Tu Viện thành Parme (1839). Sinh thời, Stendhal bỏ dở một số tác phẩm như: Lucien Leuwen (1835), Hồng và
Xanh lá (1837).
Đêm 22 – 8 – 1842, ông chẳng may bị bệnh huyết áp đột ngột và mất trên đường phố Paris, để lại cuốn tiểu thuyết
dang dở Lamiel (viết từ 1839 – 1842, xuất bản năm 1889). Thi hài ông được mai táng ở nghĩa trang Montmartre
với bia mộ được ghi một cách khiêm tốn theo di chúc: “A. Beyle, người Milan. Đã sống, đã viết, đã yêu”.
Ông được xem là người mở đầu cho trào lưu chủ nghĩa hiện thực trong văn học Pháp.

3. Vài nét về tác phẩm:
3.1. Hoàn cảnh sáng tác:
Cuối thời kì Trùng Hưng, báo chí phát triển mạnh, đưa tin tức đến cho độc giả nhanh hơn. Theo Stendhal, khoảng
ngày 25, 26/10/1828, ông đã có những ý tưởng đầu tiên về nhân vật Julien, sau đó bắt tay vào viết ngay và mang
bản thảo đầu tiên về Paris vào tháng 11/1829. Sự kiện gây cảm hứng cho nhà văn là vụ án đã được ông thuật lại
trong Dạo chơi ở Rome, một anh thợ làm đồ gỗ Lafácgơ giết người yêu để trừng phạt sự phản bội cũng như sự
xúc phạm và một vụ xảy ra tại Grenoble, đăng ở mục thời sự trong Nhật báo tòa án (La Gazette des Tribunaux) từ
28 đến 31/ 12/ 1827: một thanh niên là Antoine Berthet, con một thợ thủ công theo học ở chủng viện, sau đó làm

gia sư ở một gia đình giàu có được bà chủ yêu dấu. Vì ghen anh ta giết bà này. Thế là bị kết án tử hình. Chỉ một
năm sau, tức năm 1830, Đỏ và Đen được xuất bản.
Trong ấn bản đầu tiên, Stendhal có đề dưới nhan đề tác phẩm dòng phụ đề “thời sự của năm 1830”, như vậy thì
thời gian trong tác phẩm cũng trùng khớp với thời gian trong thế giới thực của độc giả. Đây cũng là sự thay đổi cơ
bản trong tiểu thuyết của Stendhal, mở đầu cho xu hướng của tiểu thuyết hiện thực hiện đại. Có lẽ vì vậy, phải đến
những năm 80 của thế kỉ XIX, độc giả mới nhận ra giá trị của tác phẩm và nhiệt liệt đón nhận.
Đỏ và Đen là một cuốn tiểu thuyết tâm lí chính trị xã hội xoay quanh nhân vật trung tâm Julien Sorel trong những
năm cuối của thời kì Trùng Hưng ở Pháp, được xem là một tác phẩm hiện thực xuất sắc.

3.1. Tóm tắt:
Xã hội trong thời kì Trùng Hưng được chia thành ba đẳng cấp: quý tộc, tăng lữ và tư sản. Tác giả đã cho nhân vật
chính lần lượt trải qua cuộc sống với cả ba đẳng cấp trong tiểu thuyết Đỏ và Đen.
Julien Sorrel là một chàng thanh niên trẻ, con út của một người thợ xẻ ở vùng quê Verrières. Tuy vậy, anh vô cùng
hâm mộ Napoléon Bonaparte và luôn luôn khao khát sự thành đạt, đổi đời. Cuộc đời Julien sang trang khi người
bố tham tiền bắt anh làm gia sư cho những đứa con của ông thị trưởng de Rênal vì anh biết tiếng La tinh. Tại đây,


anh gặp người vợ của thị trưởng là bà Louis de Rênal và quyết định xem việc chinh phục người phụ nữ này là
bước đầu của cuộc tiến thân vào giới thượng lưu. Bà de Rênal là một phụ nữ đa cảm, lâu nay phải phục tùng với
ông chồng thô bỉ, dốt nát nên đã bị chinh phục bởi tính cách mạnh mẽ của chàng gia sư trẻ tuổi. Tuy nhiên, vùng
Verrières có những tranh chấp ngầm về quyền lợi giữa những kẻ có quyền thế luôn ganh ghét nhau, cuộc tình
vụng trộm không được bao lâu thì bị đàm tiếu. Thị trưởng de Rênal sợ tai tiếng làm tổn hại đến thanh danh hơn là
đau khổ vì việc vợ ngoại tình. Bà de Rênal và Julien Sorrel cùng lập mưu để đánh lạc hướng ông thị trưởng, buộc
ông ta để Julien ra đi trong yên bình.
Anh được tu sĩ Chélan giới thiệu vào học thần học tại một chủng viện ở thành Besançon, mượn phương tiện “áo
chùng đen”, mong sau này có chút chức sắc trong giáo hội để tiến thân. Julien không thể chịu nổi sự giả tạo trong
chủng viện nên không thể thiết lập được một mối quan hệ nào, nhưng lại khiến cho vị tu sĩ Pirard khó tính cảm
phục vì khí phách của anh. Khi bị cắt chức, Cha Pirard được người bạn là hầu tước de La Môle lo cho công việc
mới, ông giới thiệu Julien làm thư kí cho vị hầu tước.
Với tài năng của mình, anh được Hầu tước tin dùng và yêu quý. Con gái hầu tước là tiểu thư Mathilde thông

minh, có cá tính mạnh mẽ đã dần dần bị chinh phục bởi Julien. Sau khi biết Mathilde có thai, hầu tước buộc phải
thu xếp, biến Julien thành một quý tộc và tạo cho anh tương lai danh vọng bằng của con đường binh nghiệp (đồng
phục “đỏ”) để xứng đáng cưới Mathilde. Thế lực tôn giáo ở Verrières vốn ghét sự thành đạt quá nhanh của những
thanh niên như Julien, bà de Rênal bị một Linh mục buộc phải viết thư tố cáo với Hầu tước về mối quan hệ giữa
Julien với bà trước đây. Julien Sorrel bị tổn thương nặng nề, từ chối mọi sự đính chính để cứu vãn tương lai. Anh
trở về Verrières ám sát bà de Rênal, dù bà không chết, anh vẫn bị kết án tử hình. Trong chính lúc bị nhốt trong
ngục, anh nhận ra tình yêu đích thực với bà de Rênal, giải tỏa được mâu thuẫn của cuộc đời và chấp nhận bước
lên đoạn đầu đài. Mathilde đã ôm thủ cấp của người yêu và tự tay chôn với sự giúp đỡ của Fouqué – người bạn
thân của Julien. Sau ba ngày Julien bị xử tử, bà de Rênal cũng mất đột ngột trong vòng tay các con.

II. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật:
1. Miêu tả tâm lý qua ngoại hình, cử chỉ:
Steandhal có sự hiểu biết rất sâu sắc về nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội bấy giờ, ông chỉ cần miêu tả ngoại
hình của một nhân vật là độc giả có thể đoán ra ngay nhân vật ấy thuộc hạng người gì và tâm tư của họ ra sao.
Stendhal chống lại mọi sự kéo dài, ông không dung sự mô tả rườm rà. Ở điểm này bút pháp của ông khác hẳn bút
pháp của Victo Hugo cũng như của Balzac thường thiên về những mô tả kéo dài về ngoại hình, ngoại vật.
Stendhal, trái lại, mô tả rất ngắn.
1.1. Julien Sorel
“Anh ta là một chàng thanh niên nhỏ nhắn, khoảng 18 – 19 tuổi, vẻ ngoài yếu ớt, nét mặt không đều đặn nhưng
thanh tú, và mũi mỏ diều. Một thân hình thon thả và cân đối, biểu hiện vẻ nhẹ nhàng hơn là sức mạnh . Ngay tư
thời thơ ấu, cái vẻ cực kì ưu tư và nước da xanh lợt của anh đã làm cho bố anh nghĩ rằng anh sẽ không sống
được, có sống cũng chỉ là gánh nặng cho gia đình.”
Stendhal đã sử dụng thủ pháp đối lập miêu tả ngoại hình của Julien. Có thể thấy rõ rằng Julien khác biệt với
những thành viên còn lại trong gia đình cả về ngoại hình lẫn tính cách, thậm chí có những độc giả sau này cho


rằng anh thực chất là con hoang của mẹ anh và một người đàn ông khác chứ không phải con ruột của bố anh. Anh
bị cha và hai anh đối xử tệ, bị đánh đập, khinh rẻ vì vẻ ngoài yếu ớt và lúc nào cũng đọc sách.
Sự đối lập còn vô cùng rõ nét ở đôi mắt của Julien, trái với cơ thể yếu ớt, Julien có một “khuôn mặt xinh đẹp” đầy
biểu cảm, báo hiệu một tính cách khác thường của nhân vật.

“Đôi mắt to đen lánh những lúc yên lặng, biểu hiện sự suy nghĩ và lòng nồng nhiệt, lúc này đây, đương long lên
một vẻ căm hờn hết sức dữ dội… Tóc màu hạt dẻ sẫm, mọc rất thấp, làm cho anh anh có một cái trán bé tí và
những lúc dữ tợn có vẻ mặt dữ tợn…”
Thực tế, có vẻ Julien không nhận ra khuôn mặt xinh đẹp và khí phách của anh là một lợi thế rất lớn, không chỉ với
phái nữ mà còn với nhiều người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau. Ngay khi còn sống trong gia đình thợ xẻ, vẻ
ngoài của anh cũng đã khiến nhiều cô gái trong làng có cảm tình. Khi gặp bà de Rênal lần đầu, Julien cũng khiến
bà ngạc nhiên, vì trước đó bà cứ ngỡ một gia sư biết tiếng La tinh hẳn là một thầy tu già cỗi, khó tính và sẽ đánh
các con bà.
Thậm chí, khi lần đầu tiên trình diện trước tòa sau một thời gian bị nhốt trong ngục, Julien khiến cho tất cả mọi
người trong phòng xử án xúc động trước vẻ ngoài của anh.
“Ngày hôm đó, người ta tưởng chưng anh chưa đến hai mươi tuổi, anh ăn mặc rất giản dị, nhưng có một vẻ hoàn
toàn ưu nhã, mái tóc và vầng trán anh trông rất xinh. Sắc mặt của Julien xanh nhợt. Vưa ngồi xuống ghế gỗ, anh
liền nghe thấy tứ phía có tiếng nói:
- Trời! Anh ta đẹp trai quá!...Thật là một đức trẻ thơ...trông người đẹp hơn ảnh nhiều.”
Vì sống trong hoàn cảnh gia đình bất công, ngay từ rất sớm, Julien đã nhận ra rằng để lấy lòng người khác, để
tránh đòn roi và sự chú ý từ bố, hai người anh trai, anh phải biết diễn xuất. Khi lần đầu tiên khoác lên bộ đồ gia
sư, Julien đã khiến cho tất cả người nhà de Rênal ngạc nhiên trước sự thay đổi toàn diện, từ người con út yếu ớt
của người thợ xẻ đến một chàng thành niên trí thức đạo mạo.
“Sau cùng, Julien hiện ra. Anh đã thành một người khác hẳn. Bảo rằng anh có vẻ trang nghiêm thì không được
đúng; anh là sự trang nghiêm hiện thân. Anh được giới thiệu với bọn trẻ và nói chuyện với chúng bằng một thái
độ khiến chính ông de Rênal cũng phải ngạc nhiên.”
Nhưng có những điều mà Julien mãi mãi không che giấu được và chính những điều đó tạo ra nhiều kẻ thù, cũng
khiến nhiều người yêu mến tuyệt đối; đó là khí phách của tuổi trẻ và một tính khí bốc đồng. Khi còn sống trong
gia đình thợ xẻ, Julien vẫn đeo mặt nạ, đóng kịch lừa bố và anh trai để tránh đòn roi, đinh ninh rằng anh che giấu
ý chí mãnh liệt rất giỏi. Thực tế, khi còn ở Verrières, sau những lần xích mích với Julien thì đến một kẻ thờ ơ như
ông de Rênal cũng thấy được ý chí của anh, hối hận vì đã rước về nhà “một con người có khí phách”.
Đến chủng viện, “Julien tha hồ làm ra vẻ bé mọn và ngu dốt, anh cũng không thể vưa lòng họ được, anh khác họ
quá.” Các giáo sĩ được lựa chọn trong hàng nghìn người nên rất tinh tế trong cách nhìn người, dù Julien có nhún
mình đến mấy, anh cũng không thể che giấu được khí phách bẩm sinh. Thậm chí dù đã rất lõi đời khi vào làm việc
cho Hầu tước de La Mole, Julien vẫn không thể che giấu được con người thật của anh. Một lần khi thấy em gái

mình quá tâng bốc Julien, Nobert khó chịu và nói rằng nếu có một cuộc cách mạng nữa xảy ra, Julien chính là
người sẽ đưa cả gia đình de La Mole lên máy chém.


Ngoài ngoại hình, Julien lại có một khí phách mãnh liệt, khát vọng tiến thân lên xã hội thượng lưu. Khí phách của
Julien đã khiến vị linh mục Pirard khó tính cảm phục, được Hầu tước de La Mole sủng ái và được tiểu thư de La
Mole yêu. Vì mặc cảm, Julien lại không ý thức được lợi thế của anh về tướng mạo lẫn khí phách vô cùng nổi bật
đó, thay vào đó cho rằng anh có kiến thức sâu rộng nhìn thấu được sự phức tạp của những xung đột ngầm phức
tạp trong xã hội Trùng Hưng đang đi dần đến sự lụi tàn. Sự ngộ nhận này cho thấy Julien rất thiếu kinh nghiệm
trong cuộc sống, cộng với sự mặc cảm đã khiến Julien có những suy nghĩ, cử chỉ kì quặc trong mắt người khác và
đem lại những sai lầm xấu hổ cho anh trong công cuộc tiến thân.
Ví dụ, khi ở chủng viện, Julien từ đầu đã thể hiện ngay anh là một người có học thức rộng, thông minh hơn các
sinh đồ cùng lứa, vì vậy bị các đồng môn ghen ghét và mất điểm trong mắt các giáo sĩ. Bởi vì ở các xứ đạo thời
bấy giờ, để có thể tiến thân, người ta không coi trọng một kẻ thông minh, học rộng mà là một kẻ xu nịnh, bé mọn,
và phải biết lấy lòng các tu sĩ cấp cao.
Hay khi làm việc thử cho Hầu tước de la Mole, Julien viết sai chính tả một từ và không hề đính chính khiến vị
Hầu tước ban đầu đánh giá sai năng lực của anh. Ngay sau đó, trong lần đầu ra mắt tại phòng khách nhà Hầu tước,
Julien liền trở thành trò cười vì cách ăn vận không hợp với kiểu cách quý tộc, cụ thể là không đeo bít tất trắng.
“Tôi muốn nói là hãy đi bít tất vào. Arsène sẽ nhắc ông điều đó; hôm nay tôi sẽ xin lượng thứ dùm ông.”
Với Julien, độc giả có thể thấy Stendhal khá ưu ái và miêu tả khá chi tiết về ngoại hình lẫn những cử chỉ kín đáo
nhất. Qua đó, Julien hiện lên với hình ảnh tiêu biểu của một chàng thanh niên trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết nhưng còn
non trẻ, thiếu kinh nghiệm. Julien Sorel sinh ra nhầm thời nên anh không thể chịu nổi những kiểu cách giả tạo của
xã hội thượng lưu, khả năng diễn xuất của anh không thể che giấu được khí phách, tài năng kiệt xuất của anh
trong mắt những kẻ còn xảo quyệt hơn nhiều lần.

1.2. Linh mục Pirard
Đây là nhân vật duy nhất trong tác phẩm có sự cường điệu của tác giả trong việc xây dựng ngoại hình, có sự đối
lập giữa ngoại hình và tính cách.
“Sự xúc động và nỗi khiếp sợ của Julien lớn đến nỗi anh thấy hình như sắp nhã ngất đi. Một nhà triết học có thể
nói, có lẽ sai lầm chăng: Đó là ấn tượng mãnh liệt của cái xấu xí gây cho một tâm hồn sinh ra để yêu cái đẹp.

…Con mắt đã hoa của Julien trông thấy lờ mờ một cái mặt dài ngoẵng và đầy những đốm đỏ, trư ở vầng trán
trắng nhợt như xác chết. Giữa hai gò má và cái trán trắng nhợt,lấp lánh hai con mắt đỏ và đen. Các đường viền
rộng lớn của vầng trán đó được vạch rõ bằng bộ tóc dày, đẹp và đen như huyền.”
Stendhal đã xây dựng vị linh mục Pirard như một hình ảnh tiêu biểu cho tầng lớp tăng lữ của thời đại: một con
người mộ đạo, coi thường những phù hoa vật chất và vô cùng khắc khổ.
“Anh trông thấy một người ngồi trước một cái bàn và mặc một bộ áo tu sĩ rất tã, y có vẻ giận dữ và cầm lấy hết
cái nọ đến cái kia, một đống các mảnh giấy vuông mà ý xếp thứ tự trên mặt bàn, sau khi đã viết vào đấy nhiều
chữ.”


Tuy nhiên, càng về sau, những cử chỉ, hành động của Pirard lại bộc lộ một nét tính cách khác nơi ông. Cha Pirard
lại là người che chở cho Julien trong chủng viện đầy rẫy sự giả tạo. Khi bị cắt chức, ông cũng gửi một bức thư
phàn nàn về những lần bị ức hiếp trong quá khứ. Những hành động, cử chỉ đó cho thấy Cha Pirard là một người
ngăn nắp, liêm khiết, ghét sự xu nịnh giả tạo và nhất là có con mắt nhìn người. Khi lần đầu chất vấn Julien, ông đã
nhìn thấu được sự giả dối của anh nhưng cũng đồng thời nhìn ra được nhiệt huyết, tài năng của anh. Có lẽ trong
quá khứ, Cha Pirard cũng từng là một tu sĩ nhiệt huyết nhưng sống trong sự giả tạo của tầng lớp tăng lữ lâu năm
đã khiến ông càng hoài nghi, khắc khổ hơn để giữ được mình. Nhưng chính sự liêm khiết nơi Cha Pirard đã khiến
Hầu tước de La Mole cảm phục và thu xếp cho ông một công việc mới sau khi ông bị cắt chức.
Có thể nói, qua nhân vật Cha Pirard, độc giả vẫn còn thấy thấp thoáng sự lãng mạn trong văn phong của Stendhal.

1.3. Bà de Rênal
Nếu như ngoại hình nhân vật Julien được nhà văn chú ý khắc họa, thì ngoại hình bà de Rénal chỉ được giới thiệu
một cách khái quát qua những điểm nổi bật nhất: là “một người đàn bà tầm vóc cao, thân hình cân đối, đã tưng là
hoa khôi của địa phương… nước da lộng lẫy…Bà có vẻ giản dị, và dáng đi trẻ trung, tâm hồn đó chưa hề nhiễm
thứ duyên dáng, điệu bộ”.
Julien chưa bao giờ thấy “một con người ăn mặc sang trọng như thế và nhất là một người có nước da lộng lẫy
như thế, ăn nói dịu dàng”. Bà đẹp đến nỗi Julien lần đầu tiên gặp mặt phải “kinh ngạc vì sắc đẹp của bà, anh
quên tất cả, ngay cả chuyện đến đây làm gì, anh cũng quên phứt”, “lúc đó có thể thề rằng bà ta chỉ mới hai mươi
tuổi”. Và điểm nổi bật nhất của bà de Rênal mà tác giả cố ý miêu tả chính là “đôi cánh tay trắng muốt” mà không
ít lần Julien đã từng “hôn chi chít lên bàn tay bà những cái hôn nồng cháy”.

Đôi cánh tay trắng muốt của bà de Rénal thể hiện rõ đẳng cấp của bà, một người phụ nữ quý tộc – nghĩa là không
phải làm những công việc vất vả, và một tâm hồn giản dị, ngây thơ và mộ đạo. Dù không được miêu tả chi tiết về
ngoại hình, nhưng tác giả dành ra những dòng tinh tế để miêu tả những hành động, cử chỉ của bà.
“Bà de Rênal thuộc vào loại đàn bà tỉnh lẻ, mà người ta rất có thể cho là ngu dại, trong mười lăm ngày đầu tiên
được gặp. Bà chả có chút kinh nghiệm gì về đời sống, và chẳng buồn nói năng gì. Bẩm sinh có một tâm hồn u nhã
và kiêu kỳ, cái bản năng hạnh phúc tự nhiên của tất cả muôn loài làm cho nhiều khi bà không để ý một tí gì đến
mọi hành động của những con người thô bỉ mà sự tình cờ đã ném bà vào giữa đám họ”.
Bà de Rénal cũng là người nhạy cảm, thậm chí thiếu kinh nghiệm trong đời sống đến độ còn không ý thức được
tội lỗi của việc ngoại tình. Vì vậy, tình yêu của bà và Julien đến tự nhiên, không có sự tính toán như tình yêu giữa
Julien và Mathilde.
Chẳng hạn, khi gặp Julien trong bữa sáng ngày hôm sau đêm vụng trộm, bà Rênal không thể nào không “đỏ dừ
dẫm mặt mày, không một giây phút nào không nhìn anh”.
Tuy nhiên, những cử chỉ, hành động của bà lại cho thấy một con người kiên quyết, giàu tình thương và sẵn sàng
bảo vệ những người yêu quý. Khi đứa con trai út của bà bị bệnh, bà nhất quyết cắt đứt với Julien vì tin rằng tội lỗi
của việc ngoại tình đã khiến Chúa trừng phạt thằng bé. Một trong những đêm gặp gỡ hiếm hoi giữa hai người sau
khi Julien ra khỏi nhà de Rênal, anh đã vô cùng ngạc nhiên khi bà có đủ sức mạnh để nhấc cái thang nặng trịch
mang đi cất, tránh sự theo dõi của gia nhân.


1.4. Mathilde de La Mole
Trước khi Julien đến Paris, bà de Rênal từng cảnh báo anh về những người con gái Paris dạn dĩ và nhân vật
Mathilde de La Mole mang những nét đặc trưng của một cô gái Paris trẻ tuổi và là tổng hòa của những điều tốt
đẹp của giới quý tộc.
“…anh trông thấy một cô con gái, tóc rất vàng và thân hình rất cân đối, đến ngồi ngay trước mặt anh… anh nghĩ
bụng chưa bao giờ được trông thấy một đôi mắt đẹp đến thế. Nhưng đôi mắt đó báo hiệu một tâm hồn hết sức
lạnh lùng. Về sau, Julien thấy đôi mắt đó biểu lộ nỗi chán chường của kẻ lạnh lùng quan sát nhưng vẫn nhớ bổn
phận phải oai vệ.”
Ban đầu, Julien so sánh đôi mắt đó với đôi mắt của bà de Rênal, song vì chưa có đủ kinh nghiệm xã giao nên anh
không thể phân biệt được sự khác nhau đó, cho rằng Mathilde cũng giống như mẹ cô, một phụ nữ quý tộc theo
phái bảo hoàng và coi thường những người xuất thân từ tầng lớp thấp.

“…đôi mắt cô Mathilde… chốc chốc lại sáng ngời lên, chính là vì ngọn lửa của trí tuệ đột xuất. Khi mắt bà de
Rênal long lanh, thì lại là ngọn lửa của những tâm tình nhiệt liệt, hay vì hậu quả của một nỗi bất bình hào hiệp
khi nghe kể chuyện một hành vi độc ác nào.”
Đặc biệt, khi gặp Julien lần đầu, Mathilde de La Mole mặc đồ tang. Nhất là khi xuất hiện tại vũ hội, sự tương
phản giữa trang phục giản dị hiện tại của cô với trang phục lộng lẫy hôm trước, chiếc áo dài đen này làm cho cái
đẹp của thân hình cô nổi hơn nhiều. Julien luôn thắc mắc, cô có dáng điệu một bà hoàng hậu, nhưng tại sao cô lại
để tang. Sau này, Julien biết được lý do là vì nguồn cơn một câu chuyện xảy ra tận thế kỉ 16.
Ngày 30/4/1545, một trong những người thuộc dòng họ de La Mole, Boniface de La Mole, con người đẹp nhất
đương thời và Anniban do Coconasso bị chặt đầu ở quãng trường Bãi Sỏi vì tham gia vào công cuộc giải cứu
những người bằng hữu bị cầm tù bởi hoàng hậu Catherine de Medicis. Boniface là nhân tình yêu quý của hoàng
hậu Marguerite vương quốc Navarre, và bà đã dám hỏi xin tên đao phủ cái đầu của tình nhân bà. Vì vậy dòng họ
La Mole từ đó chọn ngày 30/4 hằng năm để tang. Cô Mathilde vì cảm động và ngưỡng mộ câu chuyện đó nên
luôn tự xưng là Mathilde Marguerite và trịnh trọng để tang trong ngày này.
Qua sự ương ngạnh của bộ đồ tang, Mathilde de La Mole hiện lên như một tiểu thư thông minh, sắc sảo và hoài
niệm về một thời đại con người sống với khí phách hiên ngang ở thế kỉ 16, đặc biệt chán ghét và muốn chống lại
những kiểu cách giả tạo trong xã hội thượng lưu, coi thường anh trai Nobert vì anh ta không để tang trong ngày
30/4. Có thể thấy Mathilde lý trí và có kinh nghiệm ứng xử hơn bà de Rénal, nhưng giống bà ở chỗ cô cũng không
hề có kinh nghiệm yêu đương. Vì vậy, tình yêu giữa Mathilde và Julien không hề êm đềm mà đầy sự tính toán.
Mathilde de La Mole cũng có những hành động kì lạ, vô cùng thất thường khiến Julien hốt hoảng và phiền lòng.
Khi Julien xuất hiện trong buồng, “cô ôm ghì lấy anh làm anh ngạt thở”, “cô rời khỏi tay anh và quỳ xuống chân
anh” và nói rằng cô sẵn dàng làm nô lệ cho Julien. Mathilde thắp nến, tự lấy kéo cắt tóc để Julien thấy cô yêu anh
thực sự và đã hết tính kiêu ngạo rồi. Hay Julien tỏ vẻ mệt mỏi, cô quay phắt lại phía anh, hay khi nghe Julien nói
có thể anh có tình với bà thống chế de Fervaques, cô “giật bắn mình”, lại nhìn Julien, giật mình rùng rợn.


Cách cư xử thất thường đó của Mathilde cho thấy dù rất ghét xã hội thượng lưu đương thời, cô cũng không thể
dứt bỏ được sự bốc đồng, kiêu hãnh đã ăn sâu vào máu của tầng lớp cao quý.

2. Diễn biến tâm lí nhân vật dưới sự tác động của hoàn cảnh:
2.1. Ở Verrières

a/ Trước khi đến nhà ông de Rênal:
“Hắn là một thầy tu trẻ, giỏi tiếng La-tinh và sẽ làm cho lũ trẻ tiến bộ, vì hắn tính tình cương nghị. Hắn là con
cưng của lão thiếu tá quân y có Bắc đẩu bội tinh”.
Julien hiện lên gián tiếp qua lời kể của ông de Rênal như vậy.
Mặc dù là đứa con út ốm yếu của người thợ xẻ gỗ, ngay từ nhỏ, Julien đã không thừa hưởng sự cục mịch của
những người lao động chân tay. Anh sớm bộc lộ nét trầm tính, sự suy tư, cho thấy một con người nhiều nỗi phiền
muộn. Một tính cách như vậy cùng với ngoại hình nổi bật, khác biệt với những người còn lại trong gia đình khiến
anh bị bố ruột và hai anh trai bạc đãi, khinh rẻ.
“Một cái bớp rất phũ làm cho quyển sách Julien đang cầm bay vút xuống suối; một cái bớp thứ hai cũng phũ như
thế, đập vào đầu, làm cho anh mất thăng bằng… Mặc dầu bị cái bớp mạnh làm choáng óc và máu mê đầm đìa,
Julien cũng men lại gần chỗ ngồi chính thức của mình, cạnh lưỡi cưa. Anh rưng rưng nước mắt, vì đau đớn thể
xác ít hơn là vì mất quyển sách yêu quý”.
Dần dần, Julien có ý nghĩ rằng mình bị tất cả mọi người coi khinh, tạo nên sự mặc cảm trong tâm lý đến tận khi
anh mười chín tuổi, bao gồm cả mặc cảm về bản thân lẫn mặc cảm vì xuất thân từ tầng lớp thấp kém. Và sự mặc
cảm này sẽ theo anh trong cuộc hành trình xuyên suốt tác phẩm. Nhiều nhà nghiên cứu đã thán phục Stendhal vì ở
một thời mà ý niệm giai cấp vẫn chưa rõ ràng trong nhận thức của những người đương thời, ông đã thể hiện sự
mặc cảm về xuất thân của Julien như một động lực vô thức chi phối những quyết định, hành động của anh.
Một tài năng quá rõ rệt như Julien không thể khiến người khác làm ngơ, anh được cha xứ Chélan dạy về Thần
học, sắp xếp sẵn con đường tiến thân cho Julien vào chủng viện. Trước đó, Julien được dạy tiếng La tinh và lịch
sử bởi một viên thiếu tá quân y già từng chiến đấu trong quân đội của Napoléon, thừa hưởng lý tưởng anh hùng
của thế kỉ 18 cùng với sự thần tượng với Napoléon. Khi ông bác sĩ quân y chết, ông đã di tặng anh tấm huân
chương Bắc Đẩu bội tinh của ông, những món tiền chưa lĩnh của lương quân nhân hưu trí và ba bốn chục quyển
sách. Trong đó, anh chỉ tin hai quyển sách duy nhất là Những lời thú tội của Rousseau và Hồi ký Sainte-Hélène
của Napoleon.
Chính nhờ ông bác sĩ quân y, Julien mới có ý chí hãnh tiến, hòa vào tinh thần chung của thời đại. Tâm lí muốn
thoát ra khỏi “những điều kiện thấp hèn” là tâm lý phổ biến của lớp thanh niên bình dân đã qua cách mạng 1789.
Trong thời kì Trùng Hưng ở Pháp, tư tưởng tiến thân để có được địa vị cao, nhận nhiều lợi lộc bao trùm khắp mọi
tầng lớp chứ không chỉ riêng Julien. Chẳng hạn, một người thuộc tầng lớp tư sản như ông de Rênal phải lấy một
người thuộc tầng lớp quý tộc như bà de Rênal mới mong được tiến thân lên đẳng cấp cao hơn. Nhưng ý chí hãnh
tiến của Julien mạnh mẽ như vậy còn vì bị sự khinh rẻ trong gia đình.



Julien làm việc tại xưởng gỗ nhưng sở thích lớn nhất của anh vẫn là đọc sách, điều khiến lão Sorel vô cùng tức
giận vì bản thân lão không biết chữ, nên ngày càng đánh đập anh nhiều hơn. Thậm chí, lão ghét Julien đến mức
khi anh được mời làm gia sư cho nhà de Rênal với lương cao, lão Sorel vẫn khiến Julien nghĩ rằng anh bị đưa vào
làm người ở cho gia đình đó, khiến Julien hoảng hốt đến mức có ý định bỏ trốn, thậm chí nhập ngũ.
Vì sống trong hoàn cảnh bất công, ngay từ rất sớm, Julien đã nhận ra rằng để lấy lòng người khác, để tránh đòn
roi và sự chú ý từ bố, hai người anh trai, anh phải đeo rất nhiều mặt nạ, giả tạo với rất nhiều đối tượng khác nhau.
Với cha xứ Chélan anh thể hiện mình là một người mộ đạo, học thuộc lòng tất cả bộ kinh Tân ước bằng tiếng
Latin, thuộc bộ Nói về Giáo hoàng của ông Maistre, nhưng Julien không hề tin những bộ sách này với những
người xung quanh, anh thể hiện rằng anh chỉ là đứa con út yếu ớt của người thợ xẻ gỗ. Tuy nhiên, Julien có vẻ
không ý thức rằng những lớp mặt nạ của anh không thể đánh lừa được ai, khí phách quá rõ rệt của một anh thanh
niên trẻ tuổi luôn khiến cha Chélan nản lòng vì biết Julien sẽ không hợp với lối sống của tăng lữ.
Là người thông minh, có chí khí và nghị lực, lại được học hành nên như một điều tự nhiên, Julien vượt ra ngoài
cái khuôn khổ tầm thường của gia đình anh. Không ai có thể ngờ được rằng đằng sau cái bộ mặt giống như con
gái, yếu ớt, xanh xao và dịu dàng kia lại che giấu cái quyết tâm không gì lay chuyển nổi là thà chịu muôn ngàn cái
chết còn hơn là không đạt tới giàu sang.
“...ngay tư thời thơ ấu, anh đã có những lúc cuồng nhiệt. Khi đó anh mơ màng khoái trá một ngày kia anh sẽ
được giới thiệu với những người đàn bà đẹp của Paris... Lẽ nào anh lại không được một người trong bọn đó yêu
anh như Bonarparte... đã được yêu bởi phu nhân de Beauharnas trứ danh”.
“Đối với Julien, đạt tới giàu sang, là trước hết phải ra khỏi Verrières, anh thù ghét quê hương của anh”.
Từ lâu đã hình thành nên những suy nghĩ như vậy, Julien cảm thấy vô cùng bất bình khi lão Sorel ép anh vào làm
cho nhà ông de Rênal, có suy nghĩ rằng công việc đó sẽ trói buộc anh ở quê hưng và thà chết còn hơn phải “chịu
cái nước phải cùng ăn với bọn người ở”.
Stendhal đã vô cùng khéo léo trong việc sử dụng biện pháp đối lập để miêu tả sự hình thành tính cách nhân vật:
Julien có ngoại hình mảnh mai, xanh xao nhưng bên trong lại là người có chí khí, tham vọng lớn; xuất thân từ một
gia đình thất học nhưng anh lại là người duy nhất trong gia đình được học hành và bị xa lánh. Vì vậy, việc Julien
muốn xác lập vị trí của mình trong xã hội là một điều tất yếu.
b/ Khi làm gia sư tại nhà ông thị trưởng de Rênal:
Lúc mới đến nhà ông thị trưởng, Julien vẫn còn sự rụt rè, sự phân vân không biết nên nhận việc hay là bỏ trốn.

Nhưng ngay sau đó, sự phân vân được thay thế bằng sự choáng ngợp trước căn biệt thự rộng lớn và vẻ đẹp của bà
de Rênal.
“Julien vội quay lại, và sửng sốt vì khóe mắt nhìn thấy vẻ duyên dáng và ân cần cùa bà de Rênal, anh quên bớt
đôi phần nỗi rụt rè. Chả mấy chốc, kinh ngạc vì sắc đẹp của bà, anh quên tất cả, ngay cả chuyện anh đến đây để
làm gì, anh cũng quên phứt.”
Julien chưa từng “thấy một con người ăn mặc sang trọng như thế và nhất là một người đàn bà có nước da lộng
lẫy như thế”, đó là một ấn tượng sâu sắc làm thay đổi cuộc đời anh, dù bản thân Julien chưa nhận thức được điều
này.


Lúc này, Julien vẫn còn sự mặc cảm rất nặng do mới thoát khỏi sự bạo hành, khinh ghét của gia đình nên anh
thường hay có những suy nghĩ, hành động kì quặc khiến nhiều người cho là bộc phát, bốc đồng. Trong đó, nhất là
sự mặc cảm vì xuất thân thấp hèn. Chẳng hạn, khi anh hôn tay bà de Rênal để tỏ sự tôn trọng, như anh đọc thấy
trong tiểu thuyết, thì lại khiến bà cảm thấy ngại ngùng nên rụt tay lại. Ngay lập tức, Julien nghĩ rằng bà khinh bỉ
anh.
Khi bà de Rênal, cảm thương trước sự thiếu thốn của anh gia sư trẻ tuổi, có nhã ý tặng anh vài đồng luy để may áo
lót mình nhưng không muốn cho ông de Rênal biết, Julien đã hiểu lầm ý tốt của bà, lại cho rằng bà khinh anh, liền
nghiêm nghị mà nói: “Tôi bé mọn, thưa bà, nhưng tôi không thấp hèn, điều đó bà chưa nghĩ kỹ. Tôi sẽ không
bằng một tên đầy tớ nếu tôi tự đặt vào cái thế phải giấu giếm ông de Rênal bất cứ điều gì có liên quan đến đồng
tiền của tôi”.
Trong mối tình với bà de Rênal, Julien cũng bộc lộ sự thiếu kinh nghiệm sống lẫn kinh nghiệm yêu đương. Khi đã
quen dần với cuộc sống mới, Julien quyết định chinh phục bà de Rênal như một bổn phận anh hùng theo phong
cách của Napoleon. Lúc này, Julien chưa yêu bà mà chỉ xem bà như một thử thách cần vượt qua. Tuy nhiên, Julien
lại đem binh pháp ra để tán tỉnh bà, tạo ra những tình huống éo le.
Một ví dụ cho sự thiếu kinh nghiệm của Julien, khi bà de Rênal đẩy tay anh ra trong phút ngượng ngập đầu tiên
hoặc bởi ghen tuông sau này (với tấm ảnh Napoléon mà bà tưởng là ảnh một người đàn bà), ý nghĩ đầu tiên của
anh là “anh chỉ nhìn thấy ở bà de Rênal một người đàn bà giàu có”. Julien lúc này có ý nghĩ táo bạo rằng anh có
“bổn phận” làm cho kỳ được bà không rụt tay về khi anh đụng phải. Khi bàn tay đó nằm yên trong tay anh, tâm
hồn anh tràn ngập hạnh phúc, chẳng phải vì anh yêu bà de Rênal, nhưng vì anh đã làm bổn phận của anh - bổn
phận anh hùng.

Phải trong những lần tiếp xúc sau, Julien và bà de Rênal mới dần hiểu nhau hơn. Và từ đó Julien đã đem lòng yêu
bà de Rênal, một mối tình vụng trộm với một người phụ nữ lớn hơn anh cả về tuổi tác lẫn địa vị, nhưng không hề
tính đến những rắc rối mà mối tình này sẽ mang lại cho anh.
Khoảng thời gian tại nhà ông de Rênal là khoảng thời gian êm đềm nhất trong đời Julien và là khi anh tự đắc nhất.
Tại đây, lần đầu tiên Julien đã có môi trường phù hợp để thể hiện tài năng, cho phép anh tiếp xúc với một tầng lớp
cao trong xã hội, tích lũy kinh nghiệm ứng xử lẫn kinh nghiệm tình ái. Anh tự hào vì được một người phụ nữ như
bà de Rênal yêu, vì tiếng tăm về học thức của anh được lan rộng khắp mọi nơi. Julien thậm chí không tăng mức
thù lao với ông thị trưởng như một biểu hiện rằng giờ đây Julien đã hiểu được giá trị của bản thân, ý thức được tài
năng của mình.
Nhưng thật không may cho bà de Rênal, khi anh sắp yêu bà thắm thiết vì anh vẫn hay suy tư: “bà hiền hậu, dịu
dàng và yêu ta thắm thiết. nhưng bà ấy được nuôi dưỡng ở phe đối địch”. Napoleon thần tượng của lòng anh đặc
trưng cho thời đại anh hùng không trở lại, lại làm thức tỉnh cái “bổn phận” nơi anh, làm anh phải đánh bại những
kẻ đã hạ nhục anh, những kẻ thống trị “chỉ cần một tâm hồn đầy tớ”.
Stendhal luôn giữ cho tâm hồn Julien một khối mâu thuẫn không bao giờ dứt giữa tình yêu với bà de Rênal và
tham vọng vươn lên trong xã hội. Hơn nữa, mối mâu thuẫn ngày càng tăng dần theo điều kiện và hoàn cảnh, qua
những hành động của nhân vật. Nội tâm nhân vật càng ngày càng phức tạp và ngòi bút của tác giả ngày càng tinh
vi hơn qua những chuyển biến trong suy nghĩ và hành động.
2.2. Khi học Thần học tại chủng viện thành Besançon


Cha Chélan ngay từ đầu đã vạch ra con đường này cho Julien nhưng vì có sự can thiệp của ông de Rênal nên phải
đến bây giờ mới thực hiện được. Bản thân anh cũng đinh ninh đây là con đường tiến thân phù hợp nhất với xuất
thân của anh, vì các sinh đồ chủ yếu xuất thân từ tầng lớp thấp.
Chủng viện là nơi Julien học những bài học vỡ lòng về thực tế nghiệt ngã của xã hội thời bấy giờ mà Stendhal gọi
là “Kinh nghiệm đầu tiên về cuộc đời” – tên chương 27. Đây là một không gian khép kín, như một xã hội thu nhỏ
có cấp bậc riêng, không liên quan đến cấp bậc, giai cấp trong xã hội bên ngoài. Trong chủng viện, các sinh đồ
phải tỏ ra nịnh nọt bề trên thì mới mong được tiến thân. Nhưng Julien không biết được điều đó nên đã mắc hàng
loạt sai lầm không thể cứu vãn.
Nếu ở Verrières người ta coi trọng những người có chức quyền thì ở chủng viện, các sinh đồ coi trọng những
người giàu có và rất chướng mắt khi thấy Julien có xuất thân giống họ nhưng lại mang những nét quý phái. Chẳng

hạn, Julien có “đôi bàn tay trắng trẻo và không thể nào giấu được”, anh lại còn có thói quen sạch sẽ nên các sinh
đồ vốn là “các anh nhà quê bẩn thỉu” rất ghét.
Ngoài ra, có thể vì trước đây Julien được sống sung túc ở nhà de Rênal nên anh tỏ vẻ rất thờ ơ, bình thản với món
xúc xích và bắp cải người ta dọn cho các sinh đồ ăn trong những ngày đại khánh tiết. “Hạnh phúc, đối với những
gã sinh đồ đó, cũng giống như đối với các nhân vật chính trong tiểu thuyết của Voltaire, cần nhất là được ăn
ngon.”
Vì xuất thân hèn mọn nên những sinh đồ vào chủng viện ngoài ý định được đưa vào một xứ đạo giàu có nào đó thì
còn là vì được ăn uống đầy đủ. Hành động thờ ơ với món ăn đạm bạc của Julien khiến họ càng căm ghét anh hơn.
Nhưng sai lầm lớn nhất là Julien nghĩ rằng anh được học hành nên nếu thể hiện sự giỏi giang của mình trong
chủng viện, anh sẽ chứng tỏ được ưu thế so với những sinh đồ khác. Sau này, Julien nhận ra anh đã tạo thêm
nhiều kẻ thù mỗi ngày vì chứng tỏ điều đó. Bởi vậy, dù có cố che giấu đến đâu, các đồng môn ai cũng rõ anh có
“đầu óc cứng cỏi”, anh suy tưởng và phán đoán chứ không noi gương người khác.
“Thì ra ở đây học vấn không có nghĩa lí gì!...sự tiến bộ trong giáo điều, trong môn thánh sử,v.v…chỉ đáng kể bề
ngoài thôi. Tất cả những điều người ta nói về vấn đề đó đều là làm cho những thằng điên rồ như ta phải sa vào
cạm bẫy… Anh anh Sazel, học giỏi hơn ta, nhưng bao giờ cũng tống vào trong bài làm vài lỗi thô kệch, làm cho
anh phải tụt xuống hàng thứ năm mươi, nếu có được nhất, thì chỉ là do sự sơ ý.”
“Khi thấy anh trình bày giỏi hơn họ những ý kiến của chính họ, thì họ đâm ra ghét, ông Chélan đã vụng tính cho
Julien,... Vậy, tài ăn nói của Julien lại là một tội nặng mới của anh.”
Không những thế, anh lại có những cử chỉ vô thức cho thấy anh hơn hẳn những kẻ thô bỉ đó. Ví dụ, các sinh đồ
cần phải luyện tập để đạt đến tình trạnh non culpa – một dáng vẻ không có gì tỏ ra là xã giao thế tục, xem đời
sống ở thế giới này là hoàn toàn hư không. Julien đã bị đánh bại bởi “những anh nhà quê thô bỉ nhất”, vì họ dốt
nát nên không có gì phải suy nghĩ, còn anh dù có cố mấy cũng không thể thoát khỏi dáng vẻ suy tưởng. Đến lúc


này, Julien mới có sự vỡ lẽ về cuộc đời, cẩn trọng trong từng hành động, cử chỉ: “Phải giảo quyệt tưng phút, anh
nghĩ thêm, thật là khó khăn vô cùng!”
Khi đã hiểu rõ cuộc sống trong chủng viện, Julien chấp nhận rằng anh vẫn còn non nớt kinh nghiệm xã giao,
không thể tự thân tiến chức mà phải cần sự giúp đỡ. Khi Fouque đến thăm, Julien đã nhận được lương thực,
những món quà bạn gửi vào; chính vì vậy, đám sinh đồ trong chủng viện không dám bắt nạt Julien nữa vì nghĩ gia
đình anh rất giàu có. Julien cũng ít tiếp xúc với các sinh đồ đồng lứa hơn, tìm cách tiếp cận những giáo sĩ cấp cao.

Anh được cha Flilair coi trọng vì giúp ông trang hoàng giáo xứ trong một dịp đặc biệt. Và sau này, anh còn được
giám đốc chủng viện, cha Pirard, yêu quý vì khí phách, sự thông minh kiệt xuất khác hẳn với đám sinh đồ dốt nát,
chỉ biết nịnh nọt kẻ có quyền.
2.3. Julien ở Paris:
Từ những kinh nghiệm yêu đương ở Verrières và kinh nghiệm xã giao anh học được trong chủng viện, Julien áp
dụng khá trơn tru vào cuộc sống mới, vào công việc mà Hầu tước de la Mole giao cho, khiến ông vô cùng sủng ái.
Vì một lần xích mích với kẻ hầu của một nhà ngoại giao, Julien được vị này loan tin đồn rằng anh là con hoang
của một gia đình quý tộc quyền thế. Nghĩa là lúc này, Julien đã tích lũy được nhiều của cải và có được danh tiếng
nhất định.
Độc giả nhận thấy rằng Julien có vẻ đã hài lòng với cuộc sống hiện tại và chưa có ý định tiến thân thêm nữa,
nhưng một nhân tố xuất hiện là Mathilde de La Mole, đưa cuộc đời anh đến bước ngoặt. Khi Julien làm thư lý cho
Hầu tước de La Mole, Stendhal chủ yếu thể hiện những khúc mắc trong nội tâm của Julien qua tình yêu của anh
với Mathilde.
a/ Tình yêu với Mathilde de La Mole
Julien dè dặt bước vào tình yêu với Mathilde bằng sự hồ nghi. Ban đầu, sự hồ nghi chỉ dừng lại ở sự băn khoăn:
"Nàng có yêu ta không?" Càng dấn gần tình yêu thì sự đa nghi của anh lại tăng lên.
Khi nhận được bức thư tình của Mathilde, có một sự đắc thắng hiện lên trong Julien. Tuy nhiên, anh dù sung
sướng đến mấy cũng cố nén mình lại, rồi lại bắt đầu tự hỏi liệu có phải đó là một âm mưu, phải chăng Mathilde
muốn hại anh, lấy Julien làm trò cười cho đám bạn quý tộc. Sự đa nghi đối với Mathilde lớn đến mức, Julien viết
sẵn một bức thư cho Fouque, tính trước việc hủy hoại thanh danh của cô nếu muốn hại anh. “...Nhưng danh dự
chỉ có một!” Ở đây, trong nội tâm của Julien có sự mâu thuẫn dữ dội, anh vừa nghi ngờ Mathilde nhưng cũng vừa
muốn chứng tỏ bản lĩnh với cô.
Trong giai đoạn này, Julien gần như đánh mất lý trí trong công cuộc theo đuổi Mathilde, thiên rất nhiều về cảm
xúc. Đã nhiều lần anh nhìn ngắm Mathilde và thầm nhận xét về dáng đi "uyển chuyển" của nàng, hay trang phục
của nàng "anh lấy làm vui thích trong thấy sự tương phản giữa trang phục giản dị của cô với trang phục lộng lẫy
hôm trước."..."Chiếc áo dài đen này làm cho cái đẹp của thân hình cô nổi hơn nhiều. Cô có dáng điệu của một bà
hoàng hậu...". Thế nhưng, trong lòng anh vẫn có một sự khinh bỉ chung cho giới thượng lưu, và sự khinh bỉ đó
cũng đặt vào Mathilde, gọi Mathilde là "búp bê Paris". Trong nội tâm Julien có sự mâu thuẫn lớn về Mathilde như
vậy , nàng sinh ra trong giới thượng lưu nhưng nàng có một cái đầu hơn hẳn họ, nàng vừa kiêu ngạo vừa dễ
thương.

Julien vẫn luôn tự nhủ mình "phải triệt cái trò cảm xúc ngu dại này đi mới được". Anh không cho phép mình yếu
mềm trong tình yêu, cũng như không cho phép lòng kiêu hãnh của mình chùn xuống. Trong tình yêu với cô de La


Mole, Julien lạnh lùng và ích kỷ, đầy ghen tuông vì trò chơi tình ái với cô. Julien cảm thấy ghen tức khi Mathilde
kể cho anh nghe về những bức thư cô gửi cho những chàng trai ái mộ cô: " Julien kêu lên; và tất cả nỗi lòng ghen
tuông cay đắng của một gã tình nhân bị ruồng bỏ nổ bùng trong câu đó.... Anh đau đớn nhận xét thấy rằng trong
khi nói, cô lại phát hiện thêm được nhiều điều trong lòng cô." Từ những nối ghen tuông, cái mặc cảm về thân
phận mình càng hiện lên rõ ràng trong Julien.
Sự mâu thuẫn giữa lý trí và cảm xúc của Julien trong giai đoạn này thường khiến anh hành động vô cùng bốc
đồng. Khi leo cầu thang lên cửa sổ phòng Mathilde, tay anh vẫn lăm lăm khẩu súng. Khi cãi nhau với Mathilde vì
ghen tuông, Julien đã rút thanh gươm cổ, suýt ra tay hạ sát cô.
"Thật quả không phải là cái thứ khoái lạc của tâm hồn mà xưa kia anh đã tưng đôi khi cảm thấy với bà de Rênal.
Trong những cảm nghĩ lúc đầu này không có tí gì là âu yếm." Julien có vẻ đã mệt mỏi và nhận ra sự khác biệt
trong tình yêu với bà de Rênal. Tuy ở bên Mathilde, hình ảnh bà de Rênal vẫn thường xuyên xuất hiện trong sự so
sánh ngầm của Julien khi anh nhìn Mathilde.
Khi nghe tin Mathilde có thai "Anh gần như quên cả cái nguyên tắc xử sự của anh. Làm sao có thể cố ý lạnh lùng
và xúc phạm đối với cô gái tội nghiệp kia, đã vứt bỏ thân danh vì ta?". Tình thương của anh dâng lên, và anh bông
trở nên quyền uy trước Mathilde. Lần đầu tiên, anh tự nhận mình là chồng của Mathilde và tỏ ra hết sức trách
nhiệm, lo lắng cho nàng: "Danh dự của em là vô can, anh là chồng em. Thân phận của cả hai chúng ta sắp biến
đổi, do cái hành vi chủ yếu đó. Anh cũng có quyền của anh." Mọi chuyện vỡ lở, Hầu tước khi biết sự thực đã cực
kỳ giận dữ, Julien nửa muốn chết để chuộc tội với hầu tước đơ La Mole, nhưng nửa còn lại anh nghĩ đến đứa con
của anh: "Ông cứ giết ta đi, càng tốt, đó là một sự vui lòng mà ta hiến cho ông... Nhưng, trời ơi, ta yêu cuộc
đời...Ta còn phải sống vì đứa con của ta."
b/ Bị phản bội và quyết định bắn bà de Rênal
Việc Mathilde có thai với Julien đã khiến ông hầu tước de La Mole buộc lòng phải đưa Julien lên làm trung úy để
phần nào xứng với con gái ông. Lúc này, Julien đã có những biểu hiện mệt mỏi, chán ghét rõ rệt với sự giả dối của
xã hội thượng lưu. Con đường binh nghiệp chưa thành hiện thực thì Julien hay tin ông de La Mole nhận được thư
tố cáo anh từ bà de Rênal. Đây là cao trào trong diễn biến tâm lý của Julien, lúc này anh gần như đã buông bỏ mọi
thứ và đón nhận tin dữ với một vẻ hết sức bình tĩnh:“ Anh không thể chê trách ngài dơ La Mole được… Ngài xử

sự đúng lý và cẩn trọng. Có người cha nào lại muốn đem con gái yêu gả cho con người như vậy”. Nghĩa là chỉ
trong một thời gian ngắn, tâm lý của Julien đã có sự thấu suốt cuộc đời anh, xã hội và cả thời đại anh đang sống,
điều sẽ được diễn giải khi Julien trong ngục.
2.4. Julien sau khi bắn bà de Rênal và bị nhốt trong ngục.
Trong Đỏ và Đen, thực chất của vụ án xử Julien không phải là một vụ ám sát vì tình mà phái tự do muốn “trừng
trị tuyệt nhiên niềm hi vọng của một lớp người”. Anh bị kết tội bởi tòa án của phái “tự do” – tức bọn Valenod,
không phải Charles X, cũng không phải những phe phái tôn giáo. Cả hai thế lực này đã nhận ra bên nào cứu được
Julien Sorel thì sẽ nắm được sự ủng hộ của dân chúng. Julien biết điều đó nên kháng cự sự giúp đỡ từ mọi phía,
anh chán ghét xã hội và thời đại anh đang sống nên không muốn làm lợi cho bên nào, dù chắc chắn một điều rằng
sự giàu có và tiến chức sẽ rải thảm đón anh nếu anh chấp nhận chỉ một sự giúp đỡ. Đến đây, Julien đã có sự phát
triển vượt bậc về mặt nhận thức, vì nếu là con người trước khi bắn bà de Rênal, anh sẽ chấp nhận ngay sự ưu ái đó
để được tiến thân.


3. Độc thoại nội tâm:
Trong Đỏ và Đen, tần số độc thoại của các nhân vật khá lớn và bộc lộ được nội tâm phong phú của các nhân vật
thuộc nhiều tầng lớp. Ở đây, nhóm chỉ chọn Julien để phân tích. Lối viết độc thoại nội tâm của Stendhal rất độc
đáo và có sự cách tân lớn.
Mạch truyện không trơ tru mà có những khúc mắc, đột ngột xen vào những mảng độc thoại nội tâm. Cách viết
như vậy làm bộc lộ một cách tinh tế sự căng thẳng của Julien khi anh phải tự lực đối phó với một thế giới đầy
những bất công, mâu thuẫn và cũng là sự tự phát hiện ra chính con người anh, tài năng của anh.
Ví dụ, khi Julien so sánh mình với những đứa trẻ nhà ông Rênal:“…thật chẳng bù với mình, Julien nghĩ. Ngày
hôm qua đấy thôi, bố mình còn đánh mình. Những người giàu kia thật là sung sướng”.

3.1. Julien ở Verrières:
Trong mỗi chặn đường đời của nhân vật chính Julien Sorel, Stendhal đều cho nhân vật độc thoại nội tâm trong
từng hoàn cảnh cụ thể để bộc lộ nội tâm phức tạp của anh. Ở Verrières, những đoạn độc thoại nội tâm của Julien
cho thấy anh vẫn còn rất thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống và khác bốc đồng.
Như đã đề cập ở phần trên, Julien có sự mặc cảm rất lớn với xuất thân của mình nên khi biết sẽ làm gia sư cho nhà
ông Rênal, anh nghĩ:“… phải tư bỏ tất cả những cái đó thôi, anh nghĩ thầm, chứ không chịu cái nước phải cùng

ăn với bọn người ở…; thà chết còn hơn…, đêm nay mình trốn đi;…Nhưng như thế thì mình hết cả tiến thân, hết
cả tham vọng, hết mong cái nghề tu sĩ nó dẫn tới tất cả mọi địa vị”.
Suy nghĩ này cho thấy Julien vô cùng kiêu hãnh, một tính cách rất không phù hợp với xuất thân lẫn hoàn cảnh
hiện tại. Dù được tham gia vào xã hội thượng lưu, Julien phải làm gia sư, một công việc lương cao nhưng chịu sự
kinh rẻ, cùng với sự mặc cảm địa vị bản thân nên Julien cảm thấy thù ghét những con người giàu có ở đây, kể cả
những đứa trẻ con ông Rênal: “…thật chẳng bù với mình, Julien nghĩ. Ngày hôm qua đấy thôi, bố mình còn đánh
mình. Những người giàu kia thật là sung sướng”.
Trong cuộc gặp lần đầu với bà de Rênal, thì anh có ý thể hiện sự tôn trọng và đã hôn tay bà với ý nghĩ: “…mình
thật là hèn nhát nếu không thực hiện một hành động có thể có lợi cho mình, và làm giảm bớt lòng khinh bỉ mà
người đàn bà đẹp này chắc hẳn có đối với một anh thợ nghèo vưa rứt ra khỏi máy cưa”. Nhưng suy nghĩ ấy lại
cho thấy sự thiếu kinh nghiệm ứng xử của anh, vì hành động đó khiến bà de Rênal cảm thấy khó xử và rút tay lại.
Khi nhận được sự quan tâm của bà de Rênal thì anh lại nghĩ: “…đó, anh nghĩ bụng, những kẻ nhà giàu kia là như
thế đó, họ làm nhục người ta, rồi tưởng có thể đền bù mọi chuyện bằng một vài trò khỉ”. Nhất là khi quyết định
trở thành tình nhân của bà de Rênal, Julien lúc này vẫn muốn lợi dụng tình cảm của bà Rênal để đạt điều mình
mong muốn chứ không yêu bà. “Người đàn bà này không thể khinh bỉ ta được nữa, vậy thì, anh tự nhủ, ta phải
cảm sắc đẹp của bà ta mới được; ta có bổn phận đối với mình, là phải làm tình nhân của bà ta”. Dường như
chính vì sự mặc cảm, sự tự tin quá mức vào những kiến thức lý thuyết trong sách, Julien có những suy nghĩ,
những phán đoán sai lầm, khác hoàn toàn với thực tế. Nghĩa là Julien đã hiểu sai bà de Rênal, cho rằng bà khinh
bỉ anh nên anh mới phải chinh phục bà như một nhiệm vụ theo phong cách Napoléon.


Rồi Julien dần dần hiểu được tình yêu chân thành lớn lao của bà Rênal, trước đây không phải bà khinh bỉ, thương
hại anh mà thực sự quan tâm đến anh: “…mặc dầu nàng là quý tộc, và ta là con một anh thợ, nàng yêu ta,…Đối
với nàng, ta không phải là một tên hầu phòng đảm nhiệm chức vụ tinh thần.”
Trên đường đến thăm Fouqué, Julien khám phá ra một cái hang và vào đó ẩn náu, “ở đây, anh nói, mắt sáng long
lanh vì vui sướng, thiên hạ không thể nào làm gì hại ta được…và ta được tự do!”. Có thể thấy trong nội tâm của
Julien, cái hang ấy như hoang đảo của Robinson, nơi anh không còn phải đeo mặt nạ diễn xuất với bất kì ai, đây là
chi tiết sẽ được lặp lại ở cuối tác phẩm.
Đặc biệt, qua độc thoại nội tâm của Julien, độc giả thấy được một nhận định khác biệt với thời đại: “Những bọn
quý phái kia, họ sẽ trở thành cái gì, nếu chúng ta được đấu tranh với họ bằng võ khí ngang nhau!” Tức là từ lúc

lập ra con đường tiến thân, Julien đã không lường hết được sự cắm rễ sâu sắc trong chính trị của tầng lớp thượng
lưu. Một nhận định sai lầm mà anh đã nhận ra ở cuối tác phẩm và do đó tự chuốc lấy cái chết cho mình.

3.2. Julien ở chủng viện:
Julien được giới thiệu đến chủng viện Besacon để học thần học, như biết trước được số phận của mình nơi đây,
trước khi bước vào Julien đã nghĩ: “Cái địa ngục trên trần gian là đây, ta sẽ khó lòng thoát khỏi nơi này”.
Julien khi mới bước vào chủng viện đã mắc hàng loạt sai lầm vì sự tự đắc của mình.
“Hồi ở Verrières ta thật là tự đắc quá!...Thế mà ta cứ ngu dại tự hào mãi! Bao giờ ta cũng được xếp hạng thứ
nhất, như vậy chỉ tổ đem lại cho ta thêm những kẻ thù ráo riết mà thôi.”
Tâm lý Julien có sự chuyển biến rất dữ dội khi nhận ra từ giờ phút này anh mới bước vào đời thực sự. Julien sẽ
phải luôn đặt mình trong trạng thái căng thẳng nhất, phải thật cẩn thận, nhún nhường với những kẻ ngu dốt ghen tị
với học thức, khí phách của anh.
“Ta cứ tưởng là đương sống; kì thực ta mới chuẩn bị cho cuộc sống; bây giờ đây ta mới thật sự vào đời, chung
quanh toàn những kẻ thù thật sự, mà đời sẽ là như thế cho đến bao giờ ta hoàn thành vai trò. …thật là khó khăn
vô cùng!”
Nhưng Julien ngày càng không chịu được lối sống trong chủng viện và dần dần anh bị cô lập, bị ức hiếp bởi
những người xung quanh. Cuối cùng, anh chấp nhận bản thân trước giờ là một kẻ mơ tưởng viển vông, dần dần
cẩn trọng hơn trong lời nói cử chỉ.
3.3. Julien sau khi bắn bà de Rênal và bị nhốt trong ngục.
Trong tiểu thuyết, chỉ có hai lần là nhân vật Julien được tự do, hoàn toàn ở riêng một mình để: lần thứ nhất ở
trong hang đá trên đường đi thăm Fouqué, lần thứ hai là ở trong ngục. Đặc biệt, ở phân đoạn trong ngục, Julien có
những suy nghĩ rất sâu sắc về cuộc đời anh trước khi chết.


Trong phần này, tâm lý của Julien không còn có sự mâu thuẫn nhiều nữa mà chủ yếu là sự suy tư về cuộc đời cũ
và khám phá bản thân anh, là những diễn giải của Stendhal cho quyết định ám sát bà de Rênal. Ngoài ra Stendhal
cũng hóa giải mọi sự khúc mắc, mâu thuẫn trong nội tâm của Julien Sorel từ đầu tác phẩm đến khi anh vào ngục
theo một trình tự logic của tâm lý.
“Thôi thế là hết. Anh nói to khi hồi tỉnh lại; Phải rồi, mười lăm ngày nữa, là máy chém… hoặc tự sát trong
khoảng thời gian đó”.

Julien bắn bà de Rênal không phải vì muốn trả thù bà đã tố cáo anh mà vì muốn tự sát. Ở đây, sự lựa chọn, vai trò
chủ động của nhân vật có ý nghĩa quan trọng làm nên giá trị cho tiểu thuyết hiện thực. Cái quyết định của Julien
tuy bất ngờ nhưng lại phù hợp với quy luật tâm lý. Julien đảm bảo mình phải chết, cự tuyệt nỗ lực của Fouque và
Mathilde muốn cứu anh ra. Thậm chí nếu không bị chém đầu, anh vẫn sẽ tìm đến với cái chết. “Ta sẽ chết. Cái
chết, tự bản thân nó đối với mắt anh không lấy gì làm khủng khiếp. Tất cả cuộc đời anh tư trước đến nay chỉ là
một sự chuẩn bị dài cho sự tai họa,...”
Theo dòng nội tâm của Julien, độc giả nhận thấy anh đã có ý thức sâu sắc về cuộc sống trước giờ luôn bị đặt trong
sự căng thẳng, và từ khi bị nhốt trong ngục thì anh cảm thấy rất thanh thản khi được tự do suy nghĩ, không phải
đóng kịch với ai. Nhà giam đối với Julien không phải chốn ngục tù, mà đây là nơi để anh tĩnh tâm, để anh có dịp
đối diện với chính mình. Vì chán ghét thực tại, quá kinh tởm bộ mặt giả tạo của một xã hội đang khủng hoảng,
mấp mé sự suy tàn, Julien chẳng còn thiết đến việc sống chết nữa. Anh hoàn toàn rơi mình vào dòng suy tưởng
của riêng anh, Julien nhất quyết không chống án.
Khi nghĩ về những kẻ thù anh đã đối mặt trong cả ba tầng lớp mà anh đã trải qua, Julien không còn cảm thấy căm
thù họ nữa mà thấy những kẻ đó thật đáng thương: “…bọn Valenod và tất cả những kẻ giảo quyệt tầm thường ngự
trị ở Verrières, sẽ được dịp vênh vang đắc ý biết bao! Chúng rất lớn ở nước Pháp, chúng tập trung tất cả mọi ưu
thế xã hội. Tư trước đến nay, ít ra ta vẫn có thể tự nhủ: chúng được tiền bạc, thực đấy, mọi vinh dự chồng chất
lên đầu chúng, nhưng ta đây, có sự cao quý của trái tim.”
Và Julien cũng xác định thực chất mối tình giữa anh và Mathilde.“...một mối tình cuồng nhiệt đến như vậy, mà ta
là đối tượng, thế mà chẳng làm cho lòng ta mảy may cảm động! Mà hai tháng trước đây, ta yêu nàng biết bao!”
Vì đã quyết định buông xuôi tất cả nên khi biết tin bà de Rênal vẫn còn sống, Julien tỏ ra vô cùng đau khổ và lo
sợ bà hiểu lầm hành động của anh là một sự dẹp bỏ vật ngán đường trong cuộc tiến thân. Và anh khẳng định chính
bà mới là tình yêu đích thực của cuộc đời anh:“Chà! Ta đã yêu bà de Rênal, nhưng cách xử sự của ta thật đã tàn
khốc. Ở đây, cũng như ở những chuyện khác, tài đức giản dị và khiêm tốn đã bị bỏ rơi để chạy theo cái gì lộng
lẫy”.
Julien đã để cho hai nửa tình yêu và tham vọng đấu tranh với nhau suốt đời anh, thế nhưng trong thời khắc này,
chính trong nội tâm Julien mới quyết định lựa chọn của anh. Julien đã bật khóc khi gặp lại de Rênal, như một sự
ân hận, nỗi đau khổ từ đấy mà bộc lộ.
Đây là một lối suy nghĩ mang đậm tính thời đại mà Stendhal rút ra được và đúc kết trong những dòng nội tâm của
Julien. Có thể thấy trong thời kì Trùng Hưng ở Pháp, tư tưởng tiến thân để có được địa vị cao, nhận nhiều lợi lộc
bao trùm khắp mọi tầng lớp chứ không chỉ riêng Julien. Julien Sorel là nhân vật có ý chí hãnh tiến nhất trong tác

phẩm, nhưng cũng đồng thời là người duy nhất trong tác phẩm đã nhận ra đến tận cùng sự vô nghĩa của xã hội
thượng lưu và thoát khỏi nó cũng như thoát ly khỏi thời đại mà anh đang sống. Ngay từ đầu, Julien muốn tiến thân
lên địa vị cao không chỉ vì tiền bạc mà vì muốn tài năng của anh được công nhận xứng đáng, nghĩ rằng đó là một
công cuộc cao cả xứng tầm với thần tượng Napoleon.


Chính nhờ những dòng độc thoại nội tâm này, Stendhal mới khiến cho độc giả hiểu tâm lý của Julien khi anh ám
sát bà de Rênal: anh đã sắp xếp sẵn cái chết cho chính mình. Đến đây, Julien chấp nhận lý tưởng cả đời anh chỉ là
sự mơ tưởng vô cùng viển vông, hoàn toàn bất khả với sự bế tắc của thời đại anh đang sống.
Julien lúc này đã được giải thoát khỏi những mâu thuẫn khiến anh luôn sống trong lo sợ, không một phút được thả
lỏng và sống hạnh phúc bên bà de Rênal những ngày cuối đời trong tù. Có thể nói, thời gian trong ngục có lẽ là
thời gian sống trong sạch và là chính mình nhất, anh thanh thản đối mặt với cái chết. Qua đó, nhân vật Julien mới
thực trưởng thành hoàn toàn về mặt tâm lý trong những ngày ngắn ngủi cuối đời.
“Ta cô quạnh ở đây, trong cái ngục tối này; nhưng trước kia ta đã không sống cô quạnh trên trái đất; ta vẫn có
cái tư tưởng mãnh liệt về bổn phận. Cái bổn phận mà ta đã tự đề ra cho ta, dù đúng dù sai… đã như một cái thân
cây chắc chắn để ta dựa vào trong cơn giông bão, ta lảo đảo, ta xao xuyến. Dẫu sao ta cũng chỉ là một con
người… song ta đã không bị cuốn đi.”
III. Tổng kết:
Qua tiểu thuyết“Đỏ và đen”, Stendhal đã bộc lộ sự sắc sảo trong việc miêu tả tâm lý nhân vật. Các nhân vật của
ông thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, nhưng Stendhal, với ngòi bút tinh tế, đã đi sâu vào những tâm tư tình cảm
kín đáo của nhân vật. Khác với những nhà văn của phái lãng mạn, bất cứ nhân vật nào trong tác phẩm cũng đều cá
tính và có đời sống riêng. Stendhal không kiểm soát họ mà để nhân vật thỏa sức hành động, sống như chính con
người của thế giới thực đang sống, nhất là Julien Sorel. Đặc trưng của nhân vật này là sự vận động của nội tâm
bên trong, của đời sống tinh thần. Ngoài ra, lối viết độc thoại nội tâm của Stendhal có sự đổi mới ở chỗ có những
câu thoại được chuyển thẳng từ tác giả sang nhân vật, từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất, không hề xuống dòng
hay mở ngoặc kép. Điều này khiến người đọc có cảm giác gần gũi với nhân vật, như thể hiện thực của tác phẩm
đang diễn ra trước mắt, là dấu hiệu của tiểu thuyết hiện đại.




×