Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Tác động của đa dạng hóa nghề nghiệp đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn huyện gò công đông tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH

NGÔ TRƯỜNG DUY

TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA NGHỀ NGHIỆP
ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN
HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Tác động của đa dạng hóa nghề
nghiệp đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền
Giang” là nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Tiến
Khai.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 5 năm 2018
Học viên:Ngô Trường Duy



ii

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, với
sự nỗ lực của bản thân, sự hướng dẫn tận tình của quý Thầy, Cô Khoa Đào tạo Sau
Đại học, đến nay tôi đã hoàn tất luận văn “Tác động của đa dạng hóa nghề nghiệp
đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền
Giang”.
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Người hướng dẫn khoa
học của tôi –P.GS TS Trần Tiến Khai đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong
quá trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Đào tạo Sau Đại học Trường Đại
học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những thông tin, kiến thức quan
trọng về ngành Kinh tế học mà tôi đã theo đuổi.
Xin trân trọng cảm ơn anh Nguyễn Thanh Điền – Chi Cục Thống kê huyện
Gò Công Đông đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập dữ
liệu, đặc biệt là trong quá trình điều tra phỏng vấn để lấy dữ liệu sơ cấp phục vụ cho
luận văn này.
Tôi cảm ơn các anh, chị và bạn bè, những người đã cho tôi những lời khuyên
chân thành và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài của mình.
Cuối cùng, tôi muốn nói lời cảm ơn đến gia đình tôi, có lẽ nếu không có sự
giúp đỡ của gia đình, tôi sẽ khó lòng theo đuổi được ước mơ của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 5 năm 2018
Học viên: Ngô Trường Duy


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đa dạng hóa nghề nghiệp được xem như là một chiến lược sinh kế được cả
thế giới quan tâm. Theo các nghiên cứu trên thế giới, đa dạng hóa sinh kế đóng một
vai trò quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển,
giúp giảm rủi ro từ các cú sốc, góp phần tăng thêm tích lũy. Các hộ gia đình nông
thôn đa dạng hóa có thu nhập bình quân đầu người cao hơn những hộ thuần nông.
Dựa trên nền tảng lý thuyết khung sinh kế bền vững, nghiên cứu đã sử dụng
bộ dữ liệu tự khảo sát từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2017 gồm 200 mẫu để phân tích.
Áp dụng mô hình hồi quy OLS, với nhân tố chính là chỉ số đa dạng hóa nghề nghiệp
và các nhóm nhân tố vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn tự nhiên, vốn
xã hội, đặc điểm khu vực để đánh giá tác động của đa dạng hóa nghề nghiệp tới thu
nhập của hộ gia đình nông thôn trên địa bàn huyện GCĐ. Kết quả nghiên cứu đã chỉ
ra rằng: Đa dạng hóa nghề nghiệp có tác động tích cực đến thu nhập của hộ gia đình
nông thôn huyện GCĐ, hộ càng đa dạng hóa thì có thu nhập càng cao.
Ngoài ra, các nhân tố khác như quy mô hộ, tỷ lệ thành viên trong hộ hoạt
động nông nghiệp, tỷ lệ thành viên trong hộ hoạt động phi nông nghiệp, giới tính
chủ hộ, tuổi chủ hộ, số năm đi học bình quân của tất cả lao động trong hộ, được
nhận thấy cũng có tác động đến thu nhập bình quân của hộ.
Trong khi đó, các nhân tố được kỳ vọng như: tín dụng, mối quan hệ, diện
tích đất sản xuất kinh doanh, đường giao thông, khoảng cách đến chợ huyện,
khoảng cách đến khu công nghiệp đã không có ý nghĩa thống kê.


iv

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..........................................................................................................i
Lời cảm ơn .............................................................................................................ii
Tóm tắt luận văn ................................................................................................. iii
Mục lục.................................................................................................................. iv

Danh mục hình ...................................................................................................... v
Danh mục bảng ..................................................................................................... vi
Danh mục từ viết tắt ............................................................................................vii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................. 1
1.1. Lý do nghiên cứu. ......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu. .................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu. ...................................................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................ 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................. 4
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu. ............................................................................... 4
1.7. Kết cấu của luận văn..................................................................................... 5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 6
2.1. Lý thuyết khung sinh kế bền vững (Sustainable livelihoods framework SLF) .................................................................................................................... 6
2.2. Đa dạng hóa sinh kế và đa dạng hóa thu nhập. .............................................. 9
2.3. Lý thuyết về rủi ro. ..................................................................................... 10
2.4. Các yếu tố tác động đến đa dạng hoá thu nhập. ........................................... 11
2.5. Đo lường đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình. ........................................ 15
2.6. Các mô hình nghiên cứu liên quan. ............................................................. 18
2.7. Tổng quan về nông thôn huyện Gò Công Đông .......................................... 22
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................................................... 26
3.1. Khung phân tích ......................................................................................... 26
3.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu........................................................................... 29
3.3. Biến đại diện và mô tả biến trong mô hình.................................................. 34


iv

3.4. Phương pháp và mô hình nghiên cứu. ......................................................... 39
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 41
4.1. Thành phần thu nhập. ................................................................................. 41

4.2. Các đặc trưng cơ bản của biến .................................................................... 42
4.3. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy............................................................ 48
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ....................................... 54
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 54
5.2. Gợi ý chính sách ......................................................................................... 56
5.3. Hạn chế của đề tài ...................................................................................... 57
5.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 59
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 66
Phụ lục 1: Thống kê mô tả biến ......................................................................... 66
Phụ lục 2: Mô hình hồi quy OLS ....................................................................... 66
Phụ lục 3: Kiểm đinh phương sai thay đổi ......................................................... 67
Phụ lục 4: Kiểm định phân phối chuẩn phần dư ................................................. 67
Phụ lục 5: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ................................................ 68


v

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững (Nguồn DFID, 1999)
Hình 3.1. Khung phân tích nghiên cứu
Hình 4.1. Sự phân bố thu nhập bình quân đầu người
Hình 4.2. Sự phân bố đa dạng hóa
Hình 4.3. Phân bổ trình độ học vấn trung bình của hộ
Hình 4.4. Phân bổ diện tích đất sản xuất kinh doanh của hộ


vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Biến động diện tích đất đai theo phân loại
Bảng 2.2. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo
thành thị nông thôn
Bảng 3.1. Bảng tóm tắt và kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình
Bảng 3.2. Mô tả cơ cấu mẫu
Bảng 4.1. Thành phần các nguồn thu nhập, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và
khoảng biến thiên từng thành phần thu nhập của hộ gia đình nông thôn trên địa bàn
huyện GCĐ.
Bảng 4.2. Bảng thống kê số lượng thành viên trong hộ
Bảng 4.3. Mô hình hồi quy tác động của đa dạng hóa nghề nghiệp đến thu nhập.


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
ĐBSCL

Giải nghĩa Tiếng Việt
Đồng bằng sông Cửu Long

GCĐ

Gò Công Đông

GSI

Chỉ số Gni-Simpson


HI

Chỉ số Herfindahl-Simpson

NYS
NYSPC
SFL
UBND

Số lượng các nguồn thu nhập
Số lượng nguồn thu nhập bình quân đầu người
Khung sinh kế bền vững
Ủy ban nhân dân


1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
Đa dạng hóa thu nhập được xem là một trong những chiến lược sinh kế quan
trọng giúp các hộ gia đình quản lý rủi ro trước các cú sốc đồng thời tăng tích lũy,
góp phần ổn định cuộc sống. Chương mở đầu sẽ trình bày lý do chọn đề tài, cũng
như mục tiêu và ý nghĩa của nghiên cứu, đồng thời tóm lược phương pháp, dự liệu
và phạm vi nghiên cứu.
1.1. Lý do nghiên cứu.
Kể từ khi tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến nay, kinh tế nước
ta không ngừng tăng trưởng, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên thu
nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp. Đời sống một số bộ phận
dân cư còn gặp nhiều khó khăn, nhất là những hộ gia đình ở nông thôn, vùng sâu,
vùng xa.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nông nghiệp trọng điểm của cả

nước, đây là vùng có tỷ lệ nghèo thấp thứ 3 cả nước sau vùng Đông Nam Bộ và
đồng bằng sông Hồng (Phạm Mỹ Duyên, 2015). Song tỷ lệ nghèo của đồng bào
thiểu số còn cao, số hộ cận nghèo còn lớn và đời sống của người nghèo còn gặp
nhiều khó khăn đặc biệt ở khu vực nông thôn. Sản xuất và dịch vụ nông nghiệp trở
thành nguồn sinh kế chính cho nông hộ ở ĐBSCL. Tuy nhiên, nông nghiệp được
xem là lĩnh vực nhạy cảm với biến đổi khí hậu (BĐKH) và ĐBSCL được dự báo là
một trong các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất do các hiểm họa tự nhiên. Thực tế,
các hiểm họa tự nhiên, chẳng hạn như nhiệt độ cao, lũ, mưa bất thường, thiếu nước
ngọt, xâm nhập mặn, xảy ra thường xuyên cũng như việc thay thay đổi sử dụng
nước ở thượng nguồn của con người gây thiệt hại đáng kể đến sản xuất nông nghiệp
và sinh kế của nông hộ. Thêm vào đó, sự thay đổi các điều kiện tự nhiên và kinh tế
xã hội ở đồng bằng, chẳng hạn như phát triển đê bao ở vùng ngập lũ, các dự án ngọt
hóa ở vùng ven biển, suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, các chính sách phát
triển nông nghiệp và nông thôn, biến động giá nông sản,… cũng gây ra các tác động
cả tích cực và tiêu cực cho nông hộ trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược
sinh kế nhằm đạt được các kết quả sinh kế kỳ vọng.


2

Tiền Giang là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long nằm trải dài
trên bờ Bắc sông Tiền với chiều dài trên 120 km và nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, có tìm năng đất, nước, sinh thái và khí hậu thuận lợi. Cây lúa là cây
lương thực trọng điểm của tỉnh, với sản lượng hàng năm đạt trên 1,3 triệu tấn, xuất
khẩu trên 300 ngàn tấn gạo, góp phần bảo đảm an ninh lương thực Quốc gia. Tuy
nhiên, Tiền Giang vẫn là một tỉnh nghèo có thu nhập bình quân đầu người thấp so
với trung bình cả nước và là một trong những tỉnh chậm phát triển trong khu vực
ĐBSCL (UBND tỉnh Tiền Giang, 2016).
Được hình thành trên lưu vực hai sông Vàm Cỏ và Sông Tiền, huyện Gò
Công Đông có tổng diện tích đất tự nhiên 26.768 ha với dân số 143.648

người/36.195 hộ, dân số sống tập trung ở khu vực nông thôn là 123.186 người,
chiếm 85,7% dân số toàn huyện. Kinh tế của huyện phát triển theo hướng nôngngư nghiệp - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ, trong đó
nông ngư nghiệp đóng vai trò chủ lực. Tổng số hộ nghèo toàn huyện hiện có là
1.970 hộ/35.789 hộ, chiếm tỷ lệ 5,5% (2015).
Không nằm ngoài xu hướng chung của vùng, trong những năm gần đây trước
những bất ổn từ cú sốc bên ngoài về giá cả, thời tiết, biến đổi khí hậu làm đời sống
thu nhập của nông hộ tại nông thôn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể trong năm 2015 tình
hình hạn hán, xâm nhập mặn xuất hiện lấn sâu và kéo dài đã làm cho 2.437,2 ha lúa
Đông Xuân và 881,65 ha lúa hè thu bị thiệt hại nặng. Tổng diện tích gieo trồng lúa
năm 2016 là 29.697 ha, thấp hơn năm 2015 là 3.298 ha. Năng xuất thu hoạch bình
quân cả năm 2016 đạt 52,70 tạ/ha, thấp hơn năm 2015 là 5,07 tạ/ha, Sản lượng
lương thực năm 2016 đạt 146.766 tấn, thấp hơn năm 2015 là 44.034 tấn (UBND
huyện Gò Công Đông, 2015). Qua đó cho thấy, huyện Gò Công Đông cần phải có
những biện pháp cụ thể để phản ứng với tác động từ các cú sốc bên ngoài mà giải
pháp đa dạng hóa nghề nghiệp để tăng thu nhập cho nông hộ là tất yếu.
Chiến lược đa dạng hóa nghề nghiệp giúp phân tán các rủi ro từ các hoạt
động nông nghiệp đầy rủi ro từ các cú sốc. Tuy nhiên, trên thực tế không phải hộ
nào cũng có thể đa dạng hóa nghề nghiệp để tăng thêm thu nhập cải thiện đời sống.


3

Như vậy có thể thấy việc nghiên cứu đa dạng hóa nghề nghiệp tăng thu nhập ở hộ
gia đình là phức tạp. Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn huyện chưa có nghiên cứu
định lượng nào để phân tích tác động của đa dạng hóa nghề nghiệp đến thu nhập
của hộ gia đình.
Vì vậy, đề tài phân tích “ Tác động của đa dạng hóa nghề nghiệp đến thu
nhập của hộ gia đình nông thôn huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang” là cần
thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.

1.2.1. Mục tiêu chung.
Đánh giá tác động của đa dạng hóa nghề nghiệp đến thu nhập của hộ gia đình
nông thôn huyện Gò Công Đông.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể.
- Phân tích cấu trúc nghề nghiệp và mức độ đa dạng hóa nghề nghiệp của hộ
gia đình nông thôn huyện Gò Công Đông.
- Phân tích tác động của đa dạng hóa nghề nghiệp đến thu nhập của hộ gia
đình nông thôn huyện Gò Công Đông.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ gia đình nông thôn huyện
Gò Công Đông.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu.
Nghiên cứu nhằm vào việc trả lời các câu hỏi sau:
- Tình hình việc làm của hộ gia đình nông thôn huyện Gò Công Đông hiện
nay như thế nào?
- Hộ gia đình nông thôn huyện Gò Công Đông có cấu trúc nghề nghiệp và
mức độ đa dạng hóa nghề nghiệp như thế nào?
- Đa dạng hóa nghề nghiệp có tác động đến thu nhập của hộ gia đình nông
thôn huyện Gò Công Đông hay không?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Các hộ gia đình ở khu vực nông thôn trên địa bàn
huyện Gò Công Đông.
- Phạm vi nghiên cứu:


4

+ Về không gian: nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn các xã thuộc nông
thôn của huyện Gò Công Đông.
+ Về thời gian: bộ dữ liệu khảo sát, điều tra thực tế trong thời gian từ tháng
6/2016 đến tháng 6/2017.

1.5. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức.
- Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính: Kỹ
thuật thảo luận nhóm, tham khảo ý kiến các chuyên gia quản lý trực tiếp ở các mảng
kinh tế để cung cấp thêm cơ sở lý thuyết thực tiễn nhằm giúp phát hiện các vấn đề
liên quan đến luận văn nghiên cứu, là căn cứ quan trọng để đưa ra mô hình nghiên
cứu chính thức và thiết kế bảng câu hỏi trong nghiên cứu định lượng.
- Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng:
Phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu để tạo lập dữ liệu sơ
cấp, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa nghề nghiệp và tác động của đa
dạng hóa nghề nghiệp đến thu nhập bằng phần mềm Stata 12.0 và Microsoft Office
2016.
Luận văn sử dụng phương pháp định lượng với hàm hồi quy để tìm ra các
yếu tố ảnh hưởng yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa nghề nghiệp. Bên cạnh đó,
luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thấy được tổng quan địa bàn
nghiên cứu và làm rõ thêm tác động của của đa dạng hóa nghề nghiệp đến thu nhập
của hộ gia đình nông thôn.
Trên cơ sở đó, kết hợp với các kết quả phân tích định tính để đưa ra một số
gợi ý chính sách cho địa phương phục vụ việc nâng cao thu nhập cho hộ gia đình
nông thôn huyện Gò Công Đông.
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu.
Đa dạng hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nông
thôn bền vững ở Việt Nam. Nghiên cứu tác động của của đa dạng hóa nghề nghiệp
đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn trên địa bàn huyện Gò Công Đông nhằm


5

phân tích mức độ tác động của đa dạng hóa nghề nghiệp đến thu nhập của nông hộ

trên đia bàn huyện. Từ đó giúp cho chính quyền địa phương hoạch định, ban hành
cơ chế, chính sách hiệu quả để phát triển kinh tế huyện Gò Công Đông. Nâng cao
đời sống cho hộ gia đình nông thôn.
1.7. Kết cấu của luận văn.
Luận văn được kết cấu thành 05 chương, gồm:
Chương 1. Tổng quan: Trình bày tóm lược lý do nghiên cứu; mục tiêu
nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp
nghiên cứu; ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu của luận văn.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết: Trình bày các lý thuyết liên quan; tổng quan các
nghiên cứu trước trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài; trình bày tổng quan
về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang.
Chương 3. Thiết kế nghiên cứu:Trên cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên
cứu có liên quan, chương này sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, nguồn dữ liệu, thang đo và mô hình nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả thống kê, mô tả, phân
tích dữ liệu nghiên cứu, giải thích các kết quả xuất hiện trong mô hình kinh tế
lượng.
Chương 5. Kết luận, gợi ý chính sách: Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả
gợi ý một số chính sách nhằm giúp hộ gia đình trên địa bàn nâng cao thu nhập, ổn
định cuộc sống và phát triển bền vững. Đồng thời cuối chương này cũng nêu ra
những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Cũng như nhiều nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập trong và ngoài nước
trước đây, lý thuyết khung sinh kế bền vững được xem là lý thuyết nền tảng của
nghiên cứu. Bên cạnh đó, ở chương này cũng đề cập đến một số khái niệm về đa
dạng hóa, cũng như các quan điểm phân loại thành phần thu nhập và cách thức đo

lường mức độ đa dạng hóa thu nhập của một số nghiên cứu trước đây. Một số mô
hình nghiên cứu thực nghiệm có liên quan cũng được trình bày trong chương này.
2.1. Lý thuyết khung sinh kế bền vững (Sustainable livelihoods
framework - SLF).
Cũng như nhiều nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập trong và ngoài nước
trước đây, lý thuyết khung sinh kế bền vững được xem là lý thuyết nền tảng của
nghiên cứu.
“Sinh kế bao gồm các năng lực, tài sản (tích trữ, nguồn năng lực, sự đòi hỏi
và quyền tiếp cận) và các hoạt động cần thiết để đảm bảo cho một phương tiện sinh
sống: sinh kế bền vững có thể đối phó và phục hồi trước và sau những cú sốc, duy
trì hoặc tăng cường năng lực và tài sản, tạo các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ
tiếp theo; và đóng góp vào lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cấp địa phương và
toàn cầu trong ngắn hạn và dài hạn” (Chambers & Conway, 1991, p.6).

Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững (Nguồn DFID, 1999)


7

Khung sinh kế bền vững trình bày các nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh kế
của người dân, và mối quan hệ điển hình giữa các nhân tố này. Các nhân tố đó bao
gồm: (1) tài sản sinh kế; (2) tiến trình thay đổi cấu trúc; (3) chiến lược sinh kế; (4)
kết quả sinh kế; (5) các bối cảnh bị tổn thương (cú sốc, xu hướng, sự dao động theo
thời vụ). Ba nhân tố là tài sản sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế có mối
quan hệ nhân quả và chịu sự tác động bởi các nhân tố bên ngoài là hai nhân tố cơ
chế - chính sách và các bối cảnh gây bất lợi.
2.1.1. Vốn sinh kế: Theo khung phân tích sinh kế bền vững con người sử
dụng năm loại tài sản vốn, hay hình thức vốn để kiếm sống, đảm bảo an nin sinh kế
hay giảm nghèo, bao gồm: Vốn vật chất (Physical capital), vốn tài chính (financial
capital), vốn xã hội (social capital), vốn con người (human capital) và vốn tự nhiên

(natural capital) (hình 1.1).
(1) Vốn con người (Human capital): bao gồm toàn bộ các kiến thức, kỹ năng,
sức khỏe, tinh thần…mà con người có được nhằm để theo đuổi và đạt được các kết
quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ. Xét ở cấp độ hộ gia đình, vốn con người
được thể hiện quy mô hộ, chất lượng lao động hộ cũng như khả năng quản lý...
(2) Vốn tự nhiên (Natural capital): bao gồm tất cả các tài nguyên thiên nhiên
như đất, nước, không khí… mà con người có thể tiếp cận được để tạo ra thu nhập
hoặc phục vụ cho các mục tiêu sinh kế của họ.
(3) Vốn tài chính (Financial capital): là tất cả các nguồn tài chính mà con
người có được và sử dụng để hoàn thành các mục tiêu sinh kế của họ, bao gồm các
khoản dự trữ hay các nguồn lực tài chính từ các khoản vay hoặc từ người thân
(4) Vốn vật chất (Physical capital): bao gồm cơ sở hạ tầng và các loại hàng
hóa mà con người sản xuất để hỗ trợ phục vụ các hoạt động sinh kế.
(5) Vốn xã hội (Social capital) : là hệ thống mạng lưới các mối quan hệ, liên
kết phụ thuộc lẫn nhau, sự trao đổi thông tin giữa các thành viên nhóm nhằm để
theo đuổi các mục tiêu sinh kế.


8

2.1.2. Cơ cấu và quá trình chuyển đổi.
Là sự thay đổi các yếu tố về thể chế, tổ chức, chính sách pháp luật và sự thay
đổi này có thể tác động tích cực hay tiêu cực đến chiến lược sinh kế do nó tác động
đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn.
2.1.3. Chiến lược sinh kế.
Chiến lược sinh kế là khả năng lựa chọn, phối hợp các tài sản sinh kế của
nông hộ một cách tối ưu nhất nhằm để hoàn thành các mục tiêu của hộ như các hoạt
động đầu tư sản xuất và tái sản xuất
Chiến lược sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào tình trạng tài sản, các chính sách,
các tổ chức và quy trình cũng như bối cảnh tổn thương. Scoones (1998) trong

chương trình nghiên cứu và khung sinh kế bền vững cho rằng dựa theo nhiều tiêu
chí khác nhau, nhiều kiểu chiến lược và hoạt động sinh kế được xác định như thâm
canh, quảng canh nông nghiệp, đa dạng hóa hay di cư. Thâm canh là việc gia tăng
sản xuất tạo ra nhiều sản lượng hơn trên một đơn vị đất canh tác; quảng canh là việc
tăng sản lượng do tăng diện tích canh tác. Đa dạng hóa là việc lập ra danh mục các
hoạt động đầu tư nhằm để tăng thu nhập và ứng phó với các rủi ro gây biến động
thu nhập. Di cư là việc di chuyển để tìm kiếm kế sinh nhai ở những nơi khác.
2.1.4. Kết quả sinh kế.
Kết quả sinh kế là thành tựu hay kết quả của chiến lược sinh kế như thu nhập
cao hơn, tăng hạnh phúc, giảm thiểu rủi ro, cải thiện được an ninh lương thực, sử
dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên.
2.1.5. Bối cảnh bị tổn thương.
Bối cảnh bị tổn thương là những tác động tiêu cực hay bất lợi từ những hiểm
họa mà con người không thể lường trước được, và hầu như những tác động này con
người khó có thể điều khiển được trong ngắn hạn. Vì vậy trong phân tích sinh kế
bền vững ngoài việc đề cập hộ sử dụng tài sản sinh kế như thế nào để đạt được các
kết quả sinh kế như mong muốn còn phải đề cập đến khả năng hộ đối mặt và phục
hồi trước những bối cảnh tiêu cực trên. Các nhân tố tài sản sinh kế và chiến lược
sinh kế là các yếu tố bên trong, phụ thuộc vào nội tại con người. Các nhân tố bên


9

ngoài bao gồm bối cảnh bị tổn thương, cơ cấu kinh tế, cơ chế và chính sách. Kết
quả sinh kế sẽ có tác đông ngược lại vài tài sản sinh kế. Phương pháp tiếp cận sinh
kế nhằm xác định một cách thực tế và chính xác các điểm mạnh về nguồn lực vốn
của hộ và cách thức hộ chyển những điểm mạnh này thành các kết quả sinh kế tích
cực. Trong bối cảnh dễ bị tổn thương và sự hạn chế đối với việc tiếp cận với các
loại hình tài sản sinh kế nhất địn, hộ phải tìm cách tăng trưởng và kết hợp những tài
sản mà họ có để đảm bảo sự sống, tồn tại và phát triển. Đa dạng hóa là một trong

những chiến lược sinh kế quan trọng hiện nay.
2.2. Đa dạng hóa sinh kế và đa dạng hóa thu nhập.
Đa dạng hóa là hoạt động đa dạng đầu tư nhằm mục đích tăng thêm tích lũy
và tái đầu tư, đồng thời để ứng phó và đương đầu trước các rủi ro hay thích ứng lâu
dài với các hoạt động sinh kế (Scoones, 1998)
Theo Minot và cộng sự (2006), đa dạng hóa là việc hộ sử dụng hiệu quả các
nguồn lực nhằm mục đích tăng thu nhập từ nhiều nguồn lưc khác nhau để cải thiện
cuộc sống và hạn chế những rủi ro. Đa dạng hóa trong nông nghiệp là xu hướng phổ
biến hiện nay xuất phát từ yêu cầu sử dụng tối ưu các nguồn lực trong thị trường
nông nghiệp đầy bất ổn. Các xu hướng trong chiến lược đa dạng hóa hiện nay bao
gồm: đa dạng hóa theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường thay vì
tự cung, tự cấp; đa dạng hóa các ngành nghề trong nông nghiệp kết hợp với các hoạt
động phi nông nghiệp và đa dạng hóa theo hướng từ sản xuất các sản phẩm có giá
trị thấp sang sản xuất các sản phẩm dịch vụ có giá trị cao hơn.
Đa dạng hóa sinh kế được định nghĩa như là quá trình hộ xây dựng một danh
mục đa dạng hóa các hoạt động sinh kế nhằm cải thiện mức sống và quản lý rủi ro
từ các cú sốc (Ellis, 2000)
Theo Alderman và Paxson (1992) thì đa dạng hóa thu nhập - income
diversification đã được sử dụng như một chiến lược mà hộ gia đình dùng để hạn chế
biến đổi thu nhập hộ gia đình và để đảm bảo mức thu nhập tối thiểu.
Theo số liệu của Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2016 đã chỉ ra rằng đa
dạng hóa làm tăng thu nhập và doanh nghiệp hộ gia đình mang lại lợi ích cao nhất.


10

Các hoạt động phi nông nghiệp cũng giúp làm giảm mức độ tổn thương trước các
rủi ro ở những người có tay nghề đồng thời cũng làm tăng mức chi tiêu của họ. Báo
cáo cũng đã chỉ ra rằng việc giảm nguồn lao động trong nông nghiệp do chuyển
sang hoạt động phi nông nghiệp không làm giảm nguồn thu từ nông nghiêp. Nhưng

dường như việc làm phi nông nghiệp làm gia tăng khoảng cách về thu nhập giữa hộ
giàu và hộ nghèo.
Thu nhập phi nông là nguồn thu nhập có được từ các hoạt động sản xuất phi
nông nghiệp như tiền công, tiền lương từ các việc làm phi nông nghiệp hoặc các
hoạt động phi nông nghiệp tự làm. Ngoài ra còn các nguồn thu nhập từ cho thuê đất
đai hoặc tài sản, kiều hối, tiền gởi từ nơi khác trong nước về và các nguồn tiền khác
từ đô thị chuyển về nông thôn. Đa dạng hóa thu nhập được chia làm 02 loại: đa
dạng hóa chủ động và đa dạng hóa bị động. Một mặt, để đảm bảo sự tồn tại, các hộ
gia đình nghèo ở nông thôn bắt buộc phải đa dạng hóa thu nhập vì họ thiếu tài sản
nông nghiệp đủ để duy trì sinh hoạt (Haggblade và cộng sự, 2005; Lay và Schuler,
2008; Reardon và Taylor, 1996). Mặt khác, các hộ gia đình nông thôn với nguồn lực
dồi dào sẽ đã dạng hóa các hoạt động sinh kế để tăng thêm tài sản của họ. Hai dạng
đa dạng hóa sinh kế trên minh họa liên kết mạnh mẽ đối với kết quả phúc lợi.
Từ những quan điểm trên có thể thấy, đa dạng hóa sinh kế là một trong
những chiến lược sinh kế. Đa dạng hóa thu nhập là thước đo của đa dạng hóa sinh
kế. Đa dạng háo thu nhập là việc lập ra danh mục đa dạng hóa các hoạt động đầu tư
nhằm tăng thu nhập, giảm thiểu các biến động thu nhập của hộ gia đình nông thôn.
Mức độ đa dạng hóa thu nhập chính là mức độ đa dạng hóa của các thành phần thu
nhâp.
2.3. Lý thuyết về rủi ro.
“Rủi ro” được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu, tuy nhiên
định nghĩa về rủi ro được đưa ra với nhiều góc nhìn khác nhau. Theo Frank Knight
(1964): “Rủi ro là những biến cố khó có thể đo lường được” hay “rủi ro là sự bất
trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi” (Allan Willett
,1951). Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết những hoạt động của con người. Khi


11

có rủi ro người ta không thể dự đoán chính xác được kết quả. Nguy cơ rủi ro xuất

hiện bất cứ khi nào khi một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể
đoán trước. Trong nông nghiệp, rủi ro được thể hiện qua những kết quả tiêu cực
xuất phát từ phán đoán không hoàn hảo như là sự thay đổi của khí hậu và biến động
giá. Các yếu tố này bao gồm sự thất thường của tự nhiên (ví dụ như sâu hại, dịch
bệnh) hay thời tiết không nằm trong sự kiểm soát của sản xuất nông nghiệp. Rủi ro
nông nghiệp cũng bao gồm các biến động bất lợi về giá cả đầu vào và đầu ra. Như
vậy, rủi ro nông nghiệp là những bất trắc, tổn thất xảy ra cho người sản xuất nông
nghiệp gây ra bởi nhiều nguyên nhân như: thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, giá cả,
giống… Có nhiều cách để phân loại rủi ro trong nông nghiệp, tuy nhiên nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng nó gồm 5 nhóm rủi ro sau: Rủi ro sản xuất (production risk),
rủi ro giá (price or marketing risk), rủi ro thể chế (institutional risk), rủi ro do con
người (individual risk) và rủi ro tài chính (financial risk) (George R. Patrick và ctv,
1985; Gudbrand Lien và ctv, 2003; James Hanson và ctv, 2004; World Bank, 2005)
2.4. Các yếu tố tác động đến đa dạng hoá thu nhập.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số lý do tại sao các hộ gia đình cố gắng đa
dạng hóa nguồn thu nhập của họ. Trong đó có hai lý do được phân loại là nhân tố
kéo và nhân tố đẩy (Barrett, Reardon và Webb, 2001; Davis và Bezemer, 2003;
Ellis, 2000). Trong đó nhân tố kéo là những điều kiện tạo thuận lợi để các hộ gia
đình tăng thu nhập, đạt được sự tích lũy giàu có nhờ vào lợi thế cạnh tranh của vốn,
các công nghệ cao, kỹ năng và nguồn lực. Nhân tố đẩy là những điều kiện bất lợi
mà hộ gia đình phải đối diện như thời tiết, sự thay đổi về chính sách và sự thất bại
của thị trường tín dụng hoặc bảo hiểm. Ngoài ra, đa dạng hóa có xu hướng phổ biến
trong nông nghiệp xuất phát từ yêu cầu sử dụng hiệu quả các nguồn lực để giảm
thiểu rủi ro gây ra bởi những bất lợi từ môi trường sản xuất, thị trường nông nghiệp,
tín dụng (Barrett, Reardon và Webb, 2001).
Cụ thể, lo lắng sự rủi ro của thị trường tín dụng có thể làm cho các hộ gia
đình đa dạng hóa nguồn thu nhập của họ để trả cho các đầu vào nông nghiệp như
hạt giống, phân bón, lao động, vốn nông nghiệp và sức kéo động vật (Abolo Sarah,



12

2012; Savadogo và cộng sự, 1995). Một số nông hộ cũng có thể làm nông nghiệp
địa phương và đầu tư phi nông nghiệp bằng cách bán sức lao động trên thị trường
lao động như thông qua di cư và sau đó sử dụng các khoản tiền gửi để thành lập
doanh nghiệp phi nông nghiệp và đầu tư vào giáo dục (Reardon, 1997). Đa dạng
hoá thu nhập có thể được sử dụng như chiến lược sinh kế để dùng giảm nguy cơ
hơn rủi ro hơn là tích luỹ thu nhập trong các nước đang phát triển (Barrett, Reardon
và Webb, 2001). Như vậy có nghĩa là, đa dạng hoá thu nhập thường bị ảnh hưởng
bởi nhân tố đẩy hơn nhân tố kéo trong các đất nước đang phát triển.
Theo Ellis (1998), những nguyên nhân và kết quả của sự đa dạng hóa là khác
nhau phụ thuộc vào các yếu tố như tố vị trí, tài sản, thu nhập, cơ hội và các mối
quan hệ xã hội. Ngoài ra các yếu tố như giới tính, địa vị xã hội, mạng lưới, các hiệp
hội cũng có ý nghĩa rất quan trọng đến đa dạng hoá thu nhập của hộ. Ví dụ như, phụ
nữ nghèo thất học, thiếu các mối quan hệ xã hội, có thể không được tiếp cận cơ hội
tốt hơn nam giới như học vấn với mạng lưới xã hội mạnh mẽ trong cộng đồng
(Barrett, Reardon và Webb, 2001). Nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế như đất
đai, trong khi đó áp lực dân số ngày càng tăng nhanh cũng là nguyên nhân chính
dẫn đến sự gia tăng các hoạt động phi nông nghiệp (Ellis, 2005; Lay et al, 2008).
Hơn nữa Lay et al. (2008) chỉ ra rằng sự suy giảm độ màu mỡ của đất đai làm giảm
quy mô nông nghiệp ở các hộ gia đình nghèo vì vậy để đảm bảo sự sống cần phải đa
dạng hóa trong các hoạt động phi nông nghiệp. Ngoài ra, sự đa dạng hóa trong thu
nhập của hộ gia đình phải kể đến sự ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như công nghệ
tiên tiến và sự mở rộng của trình độ học vấn (Reardon, 1997). Một trong những yếu
tố quyết định quan trọng nhất của thu nhập phi nông nghiệp là trình độ học vấn, đòi
hỏi lao động phải có kỹ năng với mức lương cao. Các công việc làm công ăn lương
với kỹ năng và trình độ giáo dục là rào cản tiếp cận thu nhập cao trong vùng nông
thôn Châu Phi (Barrett, Reardon và Webb, 2001).
Với lý thyết sinh kế bền vững, việc khả năng các hộ gia đình đa dạng hóa thu
nhập rất nhiều vào các nguồn vốn mà hộ tiếp cận. Nó giải thích tại sao các hộ gia

đình không có cơ hội tham gia vào các hoat động phi nông nghiệp như nhau, và do


13

đó ít đa dạng thu nhập (Abdulai và CroleRees, 2001). Các tài sản đó cho phép các
hộ gia đình tham gia vào nông nghiệp cũng như các hoạt động phi nông nghiệp,
thường được phân loại như là con người, vật chất, tài chính, tự nhiên và vốn xã hội.
Vốn được nhắc đến trong Reardon và cộng sự (2007) và lý thuyết sinh kế
bền vững đề cập đến không chỉ tài sản riêng của gia đình mà còn là khả năng tiếp
cận với tài sản công cộng. Tại hộ gia đình việc thực hiện đa dạng hóa thu nhập có
thể bị ảnh hưởng và quyết định bởi các đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, trình
độ, học vấn, dân tộc...Vốn con người không chỉ bao gồm số lượng thành viên trong
hộ mà còn đề cập đến chất lượng lao động trong hộ đó. Chất lượng lao động được
thể hiện qua các yếu tố giáo dục, kinh nghiệm, sức khoẻ (Ellis, 2000). Theo nghiên
cứu Ellis (1998) và Reardon (1997), các hộ gia đình nông thôn có lực lượng lao
động nhiều thường có xu hướng tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp nhiều hơn.
Trình độ giáo dục thấp là nguyên nhân cản trở đến khả năng tiếp cận với các công
việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp mang lại thu nhập cao hơn (Abdulai và
Delgado,1999).
Vốn tự nhiên trong đó bao gồm việc sở hữu đất đai của hộ gia đình nông
thôn có thể đóng một vai trò quan trọng trong đa dạng hóa thu nhập. Thu nhập và
khả năng tiếp cận tính dụng trong nông nghiệp có mối tương quan với diện tích đất
của hộ gia đình. Việc sở hữu đất đai lớn hơn có thể giúp hộ gia đình tăng thêm thu
nhập thông qua các hoạt động sản xuất nông nghiệp hoặc việc bán đất, tiếp cận tính
dụng cho phép một hộ gia đình tạo ra nguồn lực để di chuyển ra khỏi nông nghiệp
nhưng đồng thời sở hữu đất đai lớn hơn cũng có thể làm cho nông nghiệp là một lựa
chọn hấp dẫn hơn. Hộ gia đình sở hữu đất đai nhỏ hơn hoặc không có đất đai có thể
bị đẩy vào các hoạt động phi nông nghiệp do hạn chế nguồn lực đất đai. Một số
nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng nắm giữ đất đai lớn hơn làm tăng khả năng

hộ gia đình đa dạng hoá vào trong các nguồn thu nhập khác ngoài trồng trọt như
chăn nuôi và các hoạt động phi nông nghiệp ở miền Bắc Mali (Abdulai và
CroleRees, 2001). Ngược lại, việc nắm giữ đất đai lớn hơn tại các hộ gia đình nông


14

thôn ở Việt Nam làm giảm sự đóng góp từ thu nhập trong lĩnh vực phi nông nghiệp
(Minot và cộng sự, 2006).
Vốn xã hội được đề cập đến như mạng lưới bạn bè và đối tác kinh doanh dựa
trên mức độ tin tưởng lẫn nhau. Trong lĩnh vực nông nghiệp, vốn xã hội là đặc biệt
quan trọng đối với thương nhân thu gom các loại cây trồng, những người kinh
doanh với loại hàng hóa mau hỏng, và những người tham gia vào thương mại đường
dài. Biến được sử dụng làm đại diện đo lường vốn xã hội như là thành viên trong
các tổ chức và kết nối, được sử dụng để xác định tác động của vốn xã hội vào sự đa
dạng hóa (Reardon và cộng sự, 2007).
Vốn tài chính là các khoản tiết kiệm và các khoảng vay mà hộ gia đình tiếp
cận được (Ellis, 2000). Để kiểm tra vai trò tiềm năng của vốn tài chính đến quyết
định đa dạng hoá thu nhập ở hộ gia đình, Escobal (2001) đã sử dụng trị giá của vật
nuôi và tiếp cận tín dụng làm chỉ số đại diện cho vốn tài chính. Thị trường tài chính
hoạt đông kém làm cho tiết kiệm của các hộ gia đình ở Peru được tính bằng trị giá
vật nuôi và vàng.
Ở cấp khu vực vốn vật chất được thể hiện qua cơ sở hạ tầng và thể chế và có
một vay trò quan trọng trong thúc đẩy đa dạng hóa thu nhập của các hộ gia đình.
Tiếp cận cơ sở hạ tầng tốt hơn như đường giao thông giúp giảm chi phí giao dịch,
vận chuyển, cũng như tăng cường cơ hội tham gia vào các hoạt động phi nông
nghiệp (Barrett và Reardon, 2001; Davis, 2003 ; Ellis, 2000; Reardon và cộng sự,
2007).
Trong các nghiên cứu ở Tazania, Lanjouw và cộng sự (2001) cho thấy rằng
tiếp cận thị trường tốt hơn làm tăng thu nhập phi nông nghiệp. Tiếp cận tài sản công

cộng như đường xá, điện, nước và tài sản cá nhân như giáo dục và tiếp cận tín dụng
có ảnh hưởng đến khả năng của các hộ gia đình và mức độ tham gia của họ vào sự
đa dạng hóa thu nhập (Babatunde và Qaim, 2009; Escobal, 2001).
Tất cả những điều kiện hạn chế hoặc cho phép các hộ gia đình đa dạng hóa
có thể thay đổi. Dân số tăng nhanh và tình trạng thiếu đất màu mỡ thường được xác
định là nguyên nhân chính cho sự gia tăng của các hoạt động phi nông nghiệp và di


15

cư (Barrett và cộng sự, 2000; Bryceson, 2002b; Lay và Schuler, 2008). Ngược lại,
các yếu tố khác ở cấp hộ gia đình, đặc biệt là mở rộng giáo dục có thể cho phép một
vài hộ gia đình để vượt qua các rào cản kỹ năng và kiếm được lợi nhuận cao hơn từ
các hoạt động phi nông nghiệp tại địa phương hoặc di cư. Ngoài ra, tiến bộ công
nghệ, cơ sở hạ tầng tốt hơn, tăng cường liên kết với thị trường bên ngoài nền kinh tế
địa phương, các công cụ địa phương phát triển, như thương mại nông nghiệp hoặc
tăng trưởng đến một khu vực đô thị, hoặc chỉ đơn giản là tăng trưởng bình quân đầu
người và tăng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ phi thực phẩm có thể dẫn đến một khu
vực phi nông nghiệp phát triển (Haggblade và cộng sự, 2002; Lay và Schuler,
2008).
2.5. Đo lường đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đinh.
Có rất nhiều phương pháp đo lường chỉ số đa dạng hóa thu nhập, tuy nhiên
mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.
2.5.1. Đo lường bằng tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp trong tổng thu nhập
hộ gia đinh.
Một số nghiên cứu đo lường đa dạng hóa thu nhập bằng cách ước tính tỷ lệ
thu nhập phi nông nghiệp trong tổng thu nhập hộ gia đình (Block và Webb, 2001;
Schwarze và Zeller, 2005). Giả định trong những nghiên cứu này là tỷ lệ các khoản
thu nhập phi nông nghiệp của hộ cao thì mức độ đa dạng hóa cao và ít bị tổn thương
trước những cú thời tiết, trong môi trường nông thôn nơi mà nông nghiệp là sinh kế

chính.
Tuy nhiên, việc sử dụng tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp làm chỉ số đo lường
đa dạng hóa thu nhập của hộ gặp khó khăn khi giữa các hộ gia đình có giá trị tính
toán tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp bằng nhau thì chỉ số này không đánh giá được
mức độ đa dạng từ cáchộ phát sinh thu nhập phi nông nghiệp từ một nguồn hay
nhiều nguồn thu nhập. Ngoài ra, tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp được xem như một
biện pháp đo lường đa dạng hoá thu nhập chủ yếu khu vực nông thôn, ít có liên
quan trong khu vực đô thị, vì hầu hết các nguồn thu nhập có xu hướng là phi nông
nghiệp (Ersado, 2003).


16

2.5.2. Đo lường bằng số lượng các nguồn thu nhập.
Ersado (2003) đã sử dụng số lượng các nguồn thu nhập bình quân đầu người
(NYSPC – the number of income sources per capita) để đo lường đo dạng hoá thu
nhập.

Trong đó:
NYS: số lượng các nguồn thu nhập.
NES: Số lượng lao động trong một hộ gia đình.
Theo công thức trên thì một hộ gia đình có hai nguồn thu nhập sẽ đa dạng
hơn hộ gia đình có một nguồn thu nhập duy nhất. Tuy nhiên, do không thể hiện
được sự khác biệt khi so sánh giữa các hộ gia đình có cùng số nguồn thu nhập bình
quân đầu người trong hộ với tỷ trọng thu nhập khác nhau từ các hoạt động, nên đây
cũng chính là hạn chế của NYSPC. Cụ thể, một hộ gia đình có được 95% thu nhập
từ nông nghiệp và 05% từ tiền lương cũng có cùng một nguồn thu nhập như một hộ
gia đình với 50% thu nhập từ nông nghiệp và 50% từ tiền lương lao động.
2.5.3. Đo lường bằng chỉ số Shannon.
Chỉ số đa dạng sinh học Shannon được sử dụng để đánh giá sự đa dạng của

các loài trong sinh học. Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu trước, tác giả đo lường
đa dạng hóa thu nhập bằng chỉ số Shannon như Schwarze và Zeller (2005)

Trong đó:
S là số nguồn thu nhập và Pi là tỷ trọng thu nhập từ hoạt động i trong tổng
thu nhập hộ gia đình.
Chỉ số cân bằng Shannon E được tính như sau:


×