Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI BƯU CHÍNH, CHUYỂN PHÁT TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 94 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
---------***---------

QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI BƯU
CHÍNH, CHUYỂN PHÁT TỈNH NINH
THUẬN ĐẾN NĂM 2020
--------------------

Ninh Thuận, 02 – 2014


PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH
Bưu chính - viễn thông là ngành kinh tế - kỹ thuật và dịch vụ quan trọng
thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân. Đây là ngành có vai trò
làm nền tảng cho sự vận hành của lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh,
quốc phòng của mỗi quốc gia. Cùng với sự phát triển của lĩnh vực viễn thông,
Bưu chính Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển về mạng lưới, khoa
học công nghệ, thị trường, đổi mới tổ chức kinh doanh, quản lý nhà nước trong
lĩnh vực bưu chính…
Trong thời gian gần đây sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong bối
cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu đã đặt ra những yêu cầu và thách thức mới đối
với sự phát triển của ngành bưu chính. Hội nhập quốc tế làm thay đổi căn bản thị
trường bưu chính. Qui mô thị trường không chỉ bó hẹp trong phạm vi địa
phương và quốc gia mà nhanh chóng mở rộng ra phạm vi quốc tế, và do vậy
mang tính cạnh tranh quốc tế. Các loại hình dịch vụ cũng như phương thức cung
ứng dịch vụ trên thị trường cũng có sự khác biệt về chất so với thị trường truyền
thống trước đây. Mặt khác, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ
cũng tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho bưu chính, với các loại hình dịch vụ mới


ra đời, thay thế hay bổ sung các loại hình dịch vụ cũ. Ngoài ra sự phát triển
nhanh chóng của công nghệ thông tin và các phương tiện vận tải đã làm thay đổi
về chất chất lượng cung cấp dịch vụ, nhất là việc giảm thiểu thời gian chuyển
phát. Những thay đổi khách quan đó đặt ra nhu cầu đổi mới đối với toàn bộ
ngành, cả trên giác độ quản lý Nhà nước lẫn hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhằm xác định mục tiêu, định hướng cho phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, tỉnh Ninh Thuận chủ trương tăng cường công tác quy hoạch trên địa bàn.
Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 đã
2


đặt ra mục tiêu phát triển tổng quát: “Xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến
của Việt nam trong tương lai, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, môi trường đầu tư,
kinh doanh thông thoáng, có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng
tránh thiên tai; kinh tế phát triển nhanh, bền vững theo mô hình kinh tế “xanh,
sạch”; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, gắn với
việc giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo việc làm, xóa
đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; bảo đảm
quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.”
(QHTT-2020, tr. 2).
Để nâng cao hiệu quả hoạt động, theo kịp sự phát triển chung của toàn
ngành bưu chính của cả nước, để phát huy, thực hiện tốt vai trò ngành kết cấu hạ
tầng của nền kinh tế, đóng xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá của tỉnh, cần thiết phải xây dựng Qui hoạch mạng lưới bưu chính, chuyển
phát tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020. Qui hoạch sẽ xác lập định hướng phát
triển bưu chính, chuyển phát và là cơ sở cho công tác quản lý nhà nước đối với
ngành trên địa bàn tỉnh .
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
Xây dựng Qui hoạch mạng lưới bưu chính, chuyển phát của tỉnh Ninh
Thuận đến năm 2020 dựa trên các căn cứ pháp lý sau:

1. Các văn bản pháp lý của Trung ương
1. Luật Bưu chính 49/2010/QH12 ban hành ngày 28/6/2010 và các văn
bản hướng dẫn thi hành Luật Bưu chính;
2. Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển bưu chính, viễn thông Việt
Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

3


3. Quyết định 1222/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ,
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận
đến năm 2020;
4. Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển bưu chính, viễn thông Việt
Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
2. Các văn bản pháp lý của địa phương
1. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Ninh Thuận lần thứ XII;
2. Quyết định số 33/QĐ-UBND ngày 25 tháng 1 năm 2011 của UBND
Tỉnh Ninh Thuận về chương trình xây dựng Quy hoạch;
3. Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 28 tháng 1 năm 2011của UBND Tỉnh
Ninh Thuận về việc tăng cường công tác quy hoạch trên địa bàn tỉnh;
4. Quyết định số 21/2011/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2011 của
UBND Tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Quy định về lập, thẩm định, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận;
6. Quyết định số 48/QĐ-UBND ngày 08/3/2012 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh về việc phê duyệt danh mục dự án quy hoạch năm 2012;
7. Quyết định số 640/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh về việc phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2012 thực

hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch tỉnh Ninh Thuận (đợt 1);
8. Quy hoạch phát triển đến năm 2020 của các ngành, địa phương.
III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA QUY HOẠCH
- Phân tích và đánh giá các lợi thế, các yếu tố tiềm năng, nguồn lực phát
triển cũng như những khó khăn và hạn chế đối với việc phát triển mạng lưới
bưu chính, chuyển phát của tỉnh.
4


- Phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng phát triển mạng lưới bưu chính,
chuyển phát của tỉnh trong thời gian qua. Trên cơ sở đó rút ra những điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với sự phát phát triển mạng lưới bưu chính,
chuyển phát đến năm 2020.
- Dự báo nhu cầu về phát triển bưu chính, chuyển phát đến năm 2020. Dự
báo khả năng huy động các nguồn lực để thực hiện mục tiêu phát triển mạng
lưới bưu chính, chuyển phát của tỉnh đến năm 2020.
- Xác định quan điểm, định hướng phát triển mạng lưới bưu chính,
chuyển phát phù hợp với chiến lược và qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.
- Xây dựng và luận chứng các phương án quy hoạch phát triển mạng lưới
bưu chính, chuyển phát của tỉnh đến năm 2020, trên cơ sở khai thác hợp lý và
hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng và lợi thế của tỉnh.
- Đề xuất các giải pháp và lộ trình triển khai thực hiện phương án quy
hoạch. Đề xuất các dự án liên quan để thực hiện qui hoạch.
- Qui hoạch sẽ là cơ sở cho việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh, là cơ sở cho công tác quản lý Nhà nước của các cấp
chính quyền trên địa bàn tỉnh đối với ngành bưu chính, chuyển phát. Qui hoạch
còn là cơ sở để các doanh nghiệp xác định chiến lược và lập kế hoạch đầu tư,
phát triển sản xuất, kinh doanh.
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI QUY HOẠCH

- Phạm vi về không gian: Trong phạm vi ranh giới hành chính của tỉnh
Ninh Thuận.
- Phạm vi thời gian: Qui hoạch được xây dựng cho giai đoạn từ nay đến
2020, với mốc thời gian nghiên cứu:
+ Đánh giá hiện trạng tình hình phát triển mạng lưới bưu chính, chuyến phát
của tỉnh giai đoạn 2006 - 2012.

5


+ Các nội dung chỉ tiêu của qui hoạch được tính cho cả thời kỳ và theo từng
mốc thời gian 2015 và 2020.
- Phạm vi các ngành, lĩnh vực: mạng lưới bưu chính, chuyển phát trên
địa bàn tỉnh, không phân biệt cấp quản lý.
V. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY
HOẠCH
- Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa.
- Phương pháp dự báo.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp chuyên gia qua tư vấn và hội thảo.
- Các phương pháp toán và sử dụng công nghệ thông tin.
VI. SẢN PHẨM CỦA QUY HOẠCH
1- Báo cáo tổng hợp.
2- Báo cáo tóm tắt.
3- Phụ lục các bảng biểu số liệu và danh mục các dự án.
4- Hệ thống bản đồ qui hoạch.
VII. THỜI GIAN THỰC HIỆN QUY HOẠCH
Thời gian thực hiện quy hoạch theo đúng trình tự, thủ tục xây dựng quy
hoạch dựa trên những qui định hiện hành.

VIII. LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Chủ đầu tư: Sở Thông tin và Truyền thông
- Cơ quan tư vấn: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Các cán bộ của trường Đại học Kinh tế Quốc dân với trình độ từ thạc sỹ trở
lên.
6


- Các cán bộ của trường Đại học Kinh tế Quốc dân và địa phương điều tra,
khảo sát thực địa, thu thập các tài liệu, số liệu đã có ở địa phương và các cơ quan liên
quan ở trung ương.
- Cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, sở, ban ngành địa phương và trung ương
tham gia xây dựng qui hoạch.

7


PHẦN I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
VÀ HIỆN TRẠNG NGÀNH BƯU CHÍNH, CHUYỂN PHÁT
CỦA TỈNH NINH THUẬN

I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN
PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI BƯU CHÍNH CHUYỂN PHÁT
1. Đặc điểm tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp
tỉnh Khánh Hoà, Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng
và phía đông giáp biển Đông. Tỉnh có diện tích tự nhiên phần đất liền là 3.358
km2, với 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6 huyện, với 65 xã, phường,

thị trấn. Thành phố Phan Rang Tháp Chàm, thành phố thuộc tỉnh, là trung tâm
chính trị, kinh tế và văn hoá của tỉnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách
sân bay quốc tế Cam Ranh 60 km, cách thành phố Nha Trang 105 km và cách
thành phố Đà Lạt 110 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã
hội. Tỉnh có bờ biển dài 105 km. Về hệ thống giao thông quốc gia và liên tỉnh
có đường quốc lộ 1A, quốc lộ 27 và đường sắt thống nhất. Trên địa bàn tỉnh có
sân bay Thành Sơn, nhưng hiện nay đường hàng không kết nối với các thành
phố lớn của cả nước phải thông qua sân bay quốc tế Cam Ranh.
Như vậy, xét về vị trí địa lý đối với mạng lưới bưu chính, chuyển phát,
Ninh Thuận có những thuận lợi trong phát triển thị trường bưu chính chuyển
phát trong quan hệ liên vùng và với cả nước. Tuy nhiên, do là một tỉnh miền

8


Trung, giao thông với các thành phố lớn và cả nước còn nhiều khó khăn, nên
gặp nhiều hạn chế trong phát triển dịch vụ bưu chinh, chuyển phát.
1.2. Khí hậu
Ninh Thuận là tỉnh thuộc loại khô hạn nhất so với cả nước. Khí hậu
thuộc loại nhiệt đới gió mùa, với hai mùa, mùa khô và mùa mưa. Hàng năm,
Ninh Thuận đều bị ảnh hưởng của bão, thời tiết biến đổi phức tạp. Đặc điểm
khí hậu thời tiết đó gây không tít trở ngại cho bưu chính, chuyển phát trên địa
bàn tỉnh.
1.3. Địa hình, đất đai
Về địa hình, Ninh Thuận có ba vùng là vùng núi, đồi gò bán sơn địa và
đồng bằng ven biển. Địa hình vùng núi chiếm 63,2% diện tích của tỉnh. Vùng
đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% diện tích tự nhiên, chủ yếu tập trung ở phía Tây
các huyện Ninh Phước, Thuận Bắc và Ninh Sơn. Đặc điểm địa hình đó gây
không ít khó khăn cho việc đáp ứng nhu cầu bưu chính, nhất là cho các vùng
miền núi, vùng sâu, vùng xa.

2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1. Thực trạng kinh tế
Bảng 1.1 trình bày tổng quan các chỉ tiêu kinh tế của tỉnh trong giai đoạn
2006-2012.
Trong giai đoạn 2006-2012, Ninh Thuận đạt được tốc độ tăng trưởng
liên tục, bình quân trên 10% năm. Tính theo giá thực tế, tổng sản phẩm bình
quân đầu người năm 2012 đạt 19.162.000 đồng, chỉ bằng khoảng một nửa so
với mức bình quân chung của cả nước. Như vậy, tuy đạt được những thành tựu
kinh tế quan trọng, nhưng Ninh Thuận vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất
của nước ta.
9


Về cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn, năm 2012 nông nghiệp chiếm tỷ
trọng 39,31%, tỷ trọng của công nghiệp và xây dựng là 22,3%, tỷ trọng của
dịch vụ là 35,2%. Như vậy xét về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành của Ninh Thuận
vào loại lạc hậu, kém phát triển. Đây là một tỉnh thuần nông, giá trị tổng sản
phẩm trên địa bàn chủ yếu do sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và xây dựng tạo
ra. Vai trò của công nghiệp và các ngành dịch vụ quan trọng rất nhỏ bé.
Về vốn đầu tư, tổng vốn đầu tư thực hiện thời kỳ 2006-2012 tăng, tuy
nhiên qui mô vẫn rất nhỏ bé. Về cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế, tỷ
trọng vốn Nhà nước có xu hướng giảm, chiếm 61% năm 2006 xuống còn 25%
năm 2012. Vốn ngoài quốc doanh chiếm khoảng trên 50%, nhưng khoảng 2/3
là đầu tư nhỏ lẻ của các hộ gia đình. Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài từ chỗ
chiếm tỷ trọng không đáng kể, năm 2012 đã chiếm khoảng 17%.
Về ngoại thương, năm 2012 xuất khẩu đạt 62 triệu USD, nhập khẩu 11
triệu USD. Tăng trưởng xuất khẩu thời kỳ 2006 – 2012 không ổn định. Số liệu
trên cho thấy sự nhỏ bé, manh mún của ngoại thương Ninh Thuận.
Về thu ngân sách của tỉnh, trong suốt thời kỳ 2006-2012, thu trên địa
bàn mới chiếm khoảng từ 18-24% tổng thu, đáp ứng từ 16-26% tổng chi trên

ngân sách của tỉnh, hay khoảng 50-55% chi thường xuyên của tỉnh. Trợ cấp
ngân sách từ trung ương chiếm từ 57-70% thu ngân sách trên địa bàn.

10


Bảng 1.1. Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Ninh Thuận giai đoạn 2006-2012
Năm
2006
2007
2008
2009
Chỉ tiêu
1. Dân số (người)
551.429
555.838
560.735
565.793
2. Tổng sản phẩm (giá thực tế - tỷ
3.124,3
3.832,0
5.091,5
5.845,3
đồng)
Trong đó:
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản
1.369,1
1.709,1
2.329,3
2.611,5

- Công nghiệp và xây dựng
594,2
748,7
1.062,0
1.255,9
- Dịch vụ
1.161,0
1.374,2
1.700
1.977,9
3. Tốc độ tăng giá trị sản xuất (năm
14,1
11,4
8,4
7,0
trước = 100, %)
4. Tổng sản phẩm bình quân đầu người
5,665
6, 894
9,080
10,331
(giá thực tế - triệu đồng)
5. Xuất khẩu hàng hóa (nghìn USD)
32.800
43.300
65.391
40.753
6. Nhập khẩu hàng hóa (nghìn US$)
4.700
16.600

25.774
9.696
7. Vốn đầu tư thực hiện (giá thực tế - tỷ
1.850
2.450
3.350
4.150
đồng)
Trong đó:
- Vốn Nhà nước
1.132
1.211
1.640
1.718
- Vốn ngoài quốc doanh
713,6
1.177
1.716
1.900
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
4,2
62
440
532
10. Thu nhập bình quân đầu người một
388
560
tháng (giá thực tế -nghìn đồng)
Nguồn: Cục Thống kê Ninh Thuận. Niên giám thống kê 2012.


2010

2011

568.214
7.167,5

570.07
9.371,4

2012
Sơ bộ
574.414
11.006,7

2.962,3
1.593,0
2.612,2
10,6

3.935,8
2.022,4
3.413,2
10,4

4.327,1
2.454,40
4.225,2
10,3


12,614

16,439

19,162

46.465
19.069
5.017

75.749
25.539
5.320

62.000
11.000
5.909

2.231
2.386
400
1.104

2.234
2.826
270
-

1.510
3.361

1.038
-


Hình 1.1. Tổng sản phẩm và vốn đầu tư
2.2. Hạ tầng kỹ thuật và xã hội
Về mạng lưới giao thông, các đường quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh gồm
Quốc lộ 1A (64,5 km), Quốc lộ 27 (66 km) và Quốc lộ 27B (44 km). Các tuyến
đường này đã được nâng cấp cải tạo, rải thảm nhựa bê tông và tráng nhựa.
Ngoài ra có 10 tuyến tỉnh lộ và tuyến đường Kiền Kiền – Mỹ Tân với tổng
chiều dài 322,54 km. Tổng chiều dài đường liên huyện là 189,9 km, đường đô
thị 128,24 km, đường liên xã 238,3 km. Các tuyến đường này cũng đã được
đầu tư nâng cấp. Ngoài ra nhiều tuyến đường mới đang được xây dựng, nâng
cấp và mở rộng. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn đã có đường giao thông
đến trụ sở ủy ban nhân dân. Về đường sắt, đường sắt Thống Nhất chạy qua tỉnh
có chiều dài 67 km.
Tóm lại, hệ thống giao thông trên địa bàn đã được Nhà nước cũng như
địa phương đầu tư, nâng cấp một cách đáng kể. Tuy nhiên, mật độ đường bình
quân trên diện tích cũng như trên đầu dân vẫn thấp hơn bình quân chung của cả


nước. Hệ thống đường giao thông như vậy có thể đáp ứng nhu cầu bưu chính,
chuyển phát của người dân trên địa bàn tỉnh.
2.3. Thu nhập, mức sống dân cư và trình độ phát triển giữa các vùng
Về mức sống, thu nhập bình quân đầu người tháng của tỉnh đạt nhìn
chung cao hơn mức bình quân chung của Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung, nhưng thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Ngoài ra chất lượng
xóa đói giảm nghèo chưa vững chắc, tình trạng tái nghèo còn cao, đời sống nhân
dân đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó,
trên địa bàn tỉnh, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt động văn hóa, thể thao,

vui chơi giải trí còn kém phát triển, thậm chí ở vùng sâu vùng xa còn đơn sơ.
Ngoài ra thiết chế văn hóa chưa theo kịp nhu cầu của xã hội. Cho nên mức độ
hưởng thụ văn hóa, tinh thần của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn rất
hạn chế.
Xét về chỉ số giá trị sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất bình quân đầu
người của TP. Phan Rang – Tháp Chàm chỉ 220.000 đ/người một năm, trong
khi đó giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đầu người lại cao nhất, đạt
9.893.000 đ/người, gấp đôi mức bình quân của tỉnh. Các chỉ tiêu tương ứng của
huyện Bác Ái là 761.000 đ/người và 60.000 đ/người, huyện Ninh Sơn
1.217.000 đ/người và 1.990.000 đồng/người, huyện Ninh Hải 545.000 đ/người
và 3.470.000 đ/người, huyện huyện Ninh phước 939.000 đ/người và 1.320.000
đ/người, huyện Thuận Bắc 1.212.000 đ/người và 7.673.000 đ/người, và huyện
Thuận Nam 587.000 đ/người và 2.496.000 đ/người.
Có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển giữa các huyện, thành phố.
TP. Phan Rang – Tháp Chàm có kinh tế công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp
chiếm tỷ trọng không đáng kể. Có thể nói, huyện Bác Ái là huyện kinh tế kém
phát triển nhất, hầu như chưa có công nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp/
đầu người cũng rất thấp.
13


Chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ phản ánh sức mua của dân
cư, do đó là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức sống của dân cư. Chỉ tiêu
này có sự khác biệt lớn giữa các thành phố và huyện của tỉnh. Theo số liệu của
Cục Thống kê Ninh Thuận năm 2009, trong khi tổng mức bán lẻ bình quân đầu
người của TP. Phan Rang – Tháp Chàm đạt 26.910.000 đ/người, các huyện khác
đều thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh. Các huyện có mức bình quân thấp
nhất gồm Bác Ái 3.370.000 đ/người, Ninh Phước 3.730.000 đ/người.
Phân tích và so sánh các chỉ tiêu trên chúng ta có thể thấy được sự chênh
lệch về trình độ phát triển và mức sống của các huyện, thành phố trong tỉnh. Sự

chênh lệch đó là khá lớn. Các huyện có điều kiện kinh tế khó khăn nhất gồm
Bác Ái, Ninh Phước.
2.4. Dân số và xã hội
Dân số Ninh Thuận năm 2012 là 574.414 người. Đây là tỉnh có số dân ít
nhất trong số các tỉnh Duyên hải miền Trung. Mật độ dân số của tỉnh là 171
người/ km2. Mật độ dân số phân bổ không đều. Theo số liệu của Cục Thống kê
Ninh Thuận, năm 2012, mật độ dân số của TP. Phan Rang – Tháp Chàm là
2.072 người/ km2, huyện Ninh Phước 372, huyện Ninh Hải 357, huyện Thuận
Bắc 121, huyện Thuận Nam 99, huyện Ninh Sơn 94 và huyện Bác Ái 24 người/
km2.
Về cơ cấu dân số theo giới tính, tỷ lệ nam có xu hướng tăng nhanh và
đều đặn trong những năm gần đây, từ 49,5% năm 2006 lên 50,2% vào năm
2012, cao hơn mức bình quân của cả nước. Đây là xu hướng thay đổi không
lành mạnh trong cơ cấu dân số. Phân theo thành thị, nông thôn, tỷ lệ dân số
sống ở nông thôn giảm từ 67,6% năm 2006 xuống 64% năm 2012, thấp hơn
mức bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên có sự khác biệt lớn giữa các địa
phương trên địa bàn tỉnh. Trong khi tỷ lệ dân số thành thị ở TP. Phan Rang –

14


Tháp Chàm là 94,5%, tỷ lệ đó ở các huyện Ninh Sơn là 15,6%, Ninh Hải
17,4% và Ninh Phước 13,4%.
Bảng 1.2. Dân số trên địa bàn tỉnh
2006

2007

2008


2009

2010

2011

2012

Năm
Chỉ
1. tiêu
Dân 551.429 555.838 560.735 565.793 568.214 570.070 574.414
số bình
quân
(người)
2.

cấu dân
số (%)
- Nam
49,5
49,5
49,6
49,8
50
50,2
50,2
- Nữ
50,5
50,5

50,4
50,2
50
49,8
48,8
- Thành
32,4
32,4
36,2
36,1
36,0
36,0
36,0
thị
- Nông
67,6
67,6
63,8
63,9
64
64,0
64,0
thôn
3. Tốc
6
8
9
9
4
3

8
độ tăng
(‰)
4. Tỷ lệ
17,97
17,68
17,33
19,20
19,10
18,8
18,1
sinh
(‰)
5. Tỷ lệ
5,03
5,00
4,88
5,00
6,2
6,63
5,9
chết
(‰)
6. Tỷ lệ
12,94
12,68
12,45
14,20
12,9
12,17

12,2
tăng tự
nhiên
(‰)
Nguồn: Cục Thống kê Ninh Thuận. Niên giám thống kê 2013.
Tỷ lệ sinh của dân số tăng trong những năm gần đây, từ 17,97‰ năm
2006 tăng lên 19,1‰ năm 2010 và 18,1% năm 2012, cao hơn mức bình quân
của cả nước và vào loại cao nhất trong số các tỉnh Duyên hải miền Trung. Tỷ lệ

15


tăng tự nhiên của dân số giao động khoảng 12,5-14,2‰, cao hơn mức bình
quân chung của cả nước và các tỉnh Duyên hải miền Trung lân cận.
Về cơ cấu dân số theo dân tộc, theo kết quả điều tra dân số năm 2009,
trên địa bàn tỉnh có 34 dân tộc, trong đó dân tộc kinh có 432.399 người, chiếm
76,5%, và các dân tộc khác 132.594 người, chiếm 23,5%. Trong số các dân tộc
ít người, dân tộc Chăm có 67.274 người, chiếm 11,9%, dân tộc Raglay 58.911
người, 10,4%, dân tộc Cơ ho 2.860 người, 0,5%, dân tộc Hoa 1.847 người,
0,3%, dân tộc Nùng 567 người, 0,1%, dân tộc Chu ru 521 người, 0,1%. Ở nước
ta, dân tộc Chăm và dân tộc Raglay cư trú chủ yếu trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận.
Về cơ cấu dân số theo tôn giáo, Ninh Thuận có 184.557 người theo các
tôn giáo, chiếm 32,7% dân số tỉnh. Trong số đó Công giáo chiếm 35,6%, phật
giáo 23,4%, Bà la môn 22,1%, Hồi giáo 13,8%, Tin lành 4,1% và Cao đài 1%.
Như vậy xét về qui mô và cơ cấu dân số, Ninh Thuận không có được qui
mô phát triển thị trường như thuận lợi như nhiều tỉnh lân cận thuộc miền
Trung. Hơn nữa, với mật độ dân số phân bổ không đồng đều và tỷ lệ đồng bào
các dân tộc ít người lớn sẽ là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc đáp ứng nhu cầu
bưu chính của mọi người dân trên địa bàn tỉnh.

3. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra đối với qui hoạch mạng
lưới bưu chính, chuyển phát
Qua sự phân tích ở trên chúng ta có thể rút ra những nhận xét chung và
những vấn đề đặt ra đối với qui hoạch mạng lưới bưu chính, chuyển phát của
tỉnh:
Thứ nhất, Ninh Thuận là một tỉnh có qui mô dân số nhỏ và là một trong
những tỉnh nghèo, khó khăn nhất của miền Trung cũng như cả nước. Thu nhập
và mức sống của người dân thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Đây là một khó
16


khăn cũng như là hạn chế cơ bản đối với sự phát triển bưu chính, chuyển phát
của tỉnh.
Thứ hai, Ninh Thuận không những là một tỉnh nghèo mà còn có sự khác
biệt khá lớn về trình độ phát triển giữa các vùng, miền, các huyện trong tỉnh.
Trước hết đó là sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa các vùng trên địa bàn
tỉnh. Ninh Thuận là một tỉnh có địa hình đa dạng với ba vùng đồng bằng ven
biển, bán sơn địa và vùng núi. Dân cư Ninh Thuận đa dạng, có nhiều đồng bào
các dân tộc sinh sống với trình độ phát triển không đồng đều, phân bố không
đều, văn hóa, tập quán, ngôn ngữ có những khác biệt nhất định. Dân cư ở vùng
đồng bằng, ven biển sống tập trung, trong khi đồng bào các dân tộc miền núi
sống rải rác và vẫn còn canh tác nương rẫy. Đặc điểm đó làm phát sinh những
khó khăn nhất định trong bố trí mạng lưới bưu chính, chuyển phát. Ngoài ra
còn có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa nông thôn và
thành thị, giữa các huyện đồng bằng, ven biển và các huyện miền núi. Điều đó
gây không ít khó khăn cho việc thỏa mãn đồng đều nhu cầu về bưu chính,
chuyển phát của nhân dân trong tỉnh.
Thứ ba, bên cạnh những khó khăn và thách thức đó, Ninh Thuận vẫn có
những thuận lợi cơ bản cho sự phát triển bưu chính chuyển phát. Mạng lưới cơ
sở hạ tầng đã phủ khắp địa bàn tỉnh. Kinh tế xã hội những năm qua đã có

những bước phát triển mạnh mẽ. Về triển vọng, dự án các nhà máy điện hạt
nhân đang được chính phủ triển khai. Đó là những nhân tố cơ bản thúc đẩy thị
trường bưu chính sẽ có những bước phát phát triển vượt bậc trong những năm
tới.
Kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung có được cải thiện nhưng
vẫn còn kém, nhất là khu vực nông thôn.

17


II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH, CHUYỂN PHÁT
CỦA TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2005 – 2012
1.

Tổng quan về thị trường bưu chính, chuyển phát trên địa bàn

tỉnh Ninh Thuận
Trên thị trường bưu chính chuyển phát của tỉnh Ninh Thuận hiện nay có
các đơn vị sau tham gia kinh doanh:
1. Bưu Điện tỉnh Ninh Thuận, là đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc,
thuộc Tổng công ty Bưu Điện Việt Nam, được thành lập theo quyết định số
566/QĐ-TCCB ngày 6 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam. Bưu điện tỉnh Ninh Thuận là một bộ phận cấu thành
của mạng Bưu chính công cộng, hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích
cùng các đơn vị thành viên khác trong một dây chuyền công nghệ bưu chính,
chuyển phát liên hoàn, thống nhất cả nước, có mối liên hệ với nhau về tổ chức
mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ để thực hiện những mục
tiêu của Nhà nước. Bưu Điện tỉnh Ninh Thuận hoạt động theo Luật doanh
nghiệp, các quy định khác của pháp luật, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng
công ty Bưu Điện Việt Nam. Đây là doanh nghiệp Nhà nước.

Như vậy, Bưu điện tỉnh Ninh Thuận là doanh nghiệp chịu trách nhiệm
cung ứng dịch vụ bưu chính, chuyển phát trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, thực thi
cả hai nhiệm vụ hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích. Trên địa bàn tỉnh,
đây là đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển phát lớn nhất, có truyền thống, kinh
nghiệm lâu đời và thương hiệu. Bưu điện tỉnh Ninh Thuận hiện nay vẫn chiếm
thị phần lớn nhất, nhưng đang chịu áp lực giảm dần do sự cạnh tranh của các
doanh nghiệp khác và tư nhân. Theo ước tính của Bưu điện tỉnh Ninh Thuận,
đến thời điểm cuối năm 2012, so với các doanh nghiệp có sản phẩm và quy trình
khai thác tương đồng với Bưu Điện, thị phần của Bưu điện tỉnh như sau:
- Bưu phẩm : 80%
18


- Bưu kiện + bưu chính ủy thác : 35%
- Chuyển phát nhanh : 43%
- Phát hành bưu chính: 70%
Tổng thị phần các dịch vụ bưu chính, chuyển phát: 45%
2. Tổng công ty Bưu chính Vietel, Chi nhánh Bưu chính Vietel Ninh
Thuận. Đây là chi nhánh duy nhất của Vietel tại Ninh Thuận. Tổng công ty Bưu
chính Vietel chưa lập được bưu cục cấp 2 tại các huyện. Chi nhánh bắt đầu hoạt
động từ tháng 8 năm 2008. Hiện nay Chi nhánh có 06 lao động trong hợp đồng,
10 lao động ngoài hợp đồng và 04 cộng tác viên. Cơ sở kinh doanh đi thuê.
Hoạt động chuyên chở theo tuyến của Tổng công ty có:
- Kết nối chuyến thư đi: 07h hằng ngày : xe ô tô Công ty.
- Đón chuyến thư về: 14h hằng ngày: Xe ôtô hợp đồng.
Giá cước do Tổng công ty qui định, không chênh lệch nhều so với Tổng
công ty Bưu Điện Việt Nam. Đến nay mạng lưới của Chi nhánh đã phủ hết các
huyện về cả thu nhận và chuyển, phát. Tuy nhiên dự kiến đến tháng 4 năm 2014
mới nhận và phát đạt được 100% xã. Về chất lượng dịch vụ, nhờ mô hình linh
hoạt, Chi nhánh luôn bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của khách hàng, thậm chí

thời gian chuyển phát nhanh hơn so với Bưu điện tỉnh.
Về cung ứng dịch vụ, Chi nhánh cung cấp các dịch vụ bưu chính, trong đó
dịch vụ chuyển phát là chủ yếu và các dịch vụ không bưu điện khác. Chi nhánh
không cung cấp dịch vụ công ích và dịch vụ dưới 8000 đồng. Đến nay Chi
nhánh Vietel tỉnh Ninh Thuận chủ yếu mới cung cấp 3 loại hình dịch vụ là Bưu
phẩm thường, Phát hành báo chí và Chuyển phát nhanh. Sản lượng các loại dịch
vụ được cung ứng được trình bày ở Bảng 1.3. Các dịch vụ truyền thống cơ bản
khác như bưu phẩm ghi số, bưu kiện, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, tiết
kiệm bưu điện, chuyển tiền nhanh, bưu chính ủy thác hầu như chưa được cung
ứng. Chi nhánh dự kiến sẽ mở rộng cung ứng các loại dịch vụ này trong những
năm tới.
19


Bảng 1.3. Sản lượng dịch vụ Bưu chính, chuyển phát của Vietel
Dịch vụ

Năm
Bưu phẩm thường
400
600
715
721
742

2008
2009
2010
2011
2012


Phát hành báo chí
135.691
136.239
210.000
210.620
213.324

Chuyển phát nhanh
6.100
9.394
11.278
14.657
16.754

Nguồn: Tổng công ty Bưu chính Vietel, Chi nhánh Bưu chính Vietel Ninh
Thuận.
3. Một số đơn vị tư nhân khác tham gia cung cấp dịch vụ trên thị trường
như Công ty Cổ phần chuyển phát nhanh Hợp Nhất, thiết lập 01 Văn phòng đại
diện tại Ninh Thuận. Hệ thống ngân hàng cũng là đối thủ cạnh tranh trên thị
trường này, nhất là trong dịch vụ chuyển tiền an toàn, nhanh chóng, gía cước rẻ
với thủ tục đơn giản.
Về mặt quản lý Nhà nước, ba công ty trên chịu sự quản lý trực tiếp của Sở
Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Thuận.
4. Ngoài ra còn có những hoạt động kinh doanh không chính thức của tư
nhân như chuyển phát của tư nhân qua hệ thống vận tải đường sắt, xe khách. Tư
nhân cung cấp các loại hình dịch vụ cũng rất đa dạng như chuyển thư, bưu
phẩm, tiền, hàng hóa, báo chí v.v. Đây là loại hình dịch vụ có ưu điểm tiện lợi,
linh hoạt, thời gian chuyển phát nhanh. Tuy nhiên đây là hoạt động không phép,
không nộp thuế, không chịu sự quản lý của Nhà nước và dễ có rủi ro cho khách

hàng. Do vậy cần có biện pháp quản lý để để đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Do vai trò chi phối của Bưu điện tỉnh Ninh Thuận trên thị trường, cho nên
thực trạng hoạt động cung ứng bưu chính, chuyển phát của Bưu điện tỉnh Ninh
Thuận cũng chính là thực trạng bưu chính chuyển phát của tỉnh Ninh Thuận.
Hiện trạng hoạt động của các đơn vị khác, nhất là Chi nhánh Bưu chính Vietel
20


Ninh Thuận đã được trình bày đầy đủ ở trên. Do vậy dưới đây khi trình bày về
hiện trạng cung ứng dịch vụ bưu chính, chuyển phát và hoạt động sản xuất kinh
doanh của ngành, sẽ chủ yếu tập trung vào phân tích hiện trạng hoạt động của
Bưu điện tỉnh Ninh Thuận.
2. Hiện trạng cung ứng dịch vụ bưu chính, chuyển phát và hoạt động
sản xuất kinh doanh của ngành
2.1. Mô hình tổ chức
Như trình bày ở phần trên, ngành bưu chính, chuyển phát trên địa bàn tỉnh
hiện thời chỉ có ba đơn vị có tư cách pháp nhân hoat động, gồm: Bưu điện tỉnh
Ninh Thuận, Chi nhánh Bưu chính Vietel Ninh Thuận và Công ty Cổ phần
chuyển phát nhanh Hợp Nhất. Tuy nhiên trong các đơn vị cung ứng đó, chỉ có
Bưu điện tỉnh Ninh Thuận là đơn vị kinh doanh có truyền thống và bề dày, đã
hình thành được một mạng lưới cung ứng rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Còn các
đươn vị khác mới gia nhập ngành, chưa có được một mạng lưới rộng khắp, nên
hiện trạng mô hình tổ chức của ngành cũng chính là mô hình tổ chức của Bưu
điện tỉnh Ninh Thuận.
Mô hình tổ chức của Bưu điện tỉnh Ninh Thuận được thể hiện ở sơ đồ sau:

21


MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH NINH THUẬN


Hình 1.2. Mô hình tổ chức của Bưu điện tỉnh Ninh Thuận
Nguồn: Bưu điện tỉnh Ninh Thuận


Sơ đồ tổ chức cho thấy, trực thuộc Ban Giám đốc Bưu điện Tỉnh có hai bộ
phận chính:
1.

Các phòng chức năng gồm: Phòng Tổ chức-Hành chính; Phòng Kế

toán, Thống kê-Tài chính; Phòng Kế hoach-Kinh doanh; và Phòng Kỹ thuậtNghiệp vụ.
2.

Các đơn vị kinh doanh trực thuộc có tư cách pháp nhân gồm:

- Trung tâm Giao dịch Bưu Điện Phan Rang;
- Trung tâm Kinh doanh Tiếp thị;
- Trung tâm Khai thác chuyển phát;
- Trung tâm Bưu Điện 16/4;
- Trung tâm Bưu Điện Tháp Chàm;
- Bưu Điện Khu vực Ninh Hải - Thuận Bắc;
- Bưu Điện Khu vực Ninh Phước - Thuận Nam;
- Bưu Điện Khu vực Ninh Sơn – Bác Ái.
Đến nay (2013) các đơn vị kinh doanh trên đều thuộc sở hữu Nhà nước.
2.2. Hệ thống mạng điểm phục vụ
2.2.1. Về mạng bưu cục
Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 17 điểm Bưu cục nhưng chỉ 16 điểm
đang hoạt động. Bình quân 2,3 điểm/ 1 huyện, thành phố. Tạm ngưng 01 điểm
Thuận Nam do kém hiệu quả.

Toàn tỉnh hiện có 41 điểm bưu điện văn hóa xã (bình quân 0,63 điểm/ 1
xã, phường), trong đó tạm ngưng hoạt động 11 điểm. Có nhiều nguyên nhân của
việc ngưng hoạt động như địa điểm thuộc khu vực giải tỏa, hoặc do thiếu nhân
viên, hoặc hoạt động ở khu vực thưa dân cư, kém hiệu quả v.v. Tuy nhiên mô
hình điểm bưu điện văn hóa xã vẫn được đánh gía cao. Có nhiều điểm hoạt động


hoạt động rất hiệu quả, cung cấp rất nhiều loại hình dịch vụ. Đây còn là loại
hình giúp phủ kín mạng lưới hoạt động trên địa bàn.
Về điểm đại lý đa dịch vụ, trước có 39 điểm, nay chỉ còn 7. Đây là những
đại lý Bưu điện tỉnh ký hợp đồng với tư nhân. Do không hiệu quả tư nhân tự
ngưng hoạt động.
Trên tổng thể, 100% số xã phường có điểm phục vụ, với 17 bưu cục, 41
điểm văn hóa xã và 15 điểm có thùng thư. Một số điểm tạm ngưng hoạt động
như kể trên nhưng vẫn có thùng thư. Hiện nay bán kính phục vụ là 3,77 km/ 1
điểm và bình quân 7271 người/ 1 điểm phục vụ. (Số liệu được sử dụng ở đây
được cập nhật từ kết quả khảo sát vào tháng 10 năm 2013). Số liệu về mạng lưới
bưu chính, chuyển phát của Bưu điện tỉnh được trình bày ở Bảng 1.4.
Bảng 1.4. Mạng lưới bưu chính, chuyển phát bưu điện tỉnh Ninh Thuận
(Tính đến đầu tháng 8/2013)
TP, huyện
Toàn tỉnh
Phan Rang
- Tháp Chàm
Bác Ái
Ninh Sơn
Ninh Hải
Ninh Phước
Thuận Bắc
Thuận Nam


Diện tích

Mật độ
Số
Số lượng bưu cục
dân số
Xã,
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
(Km2)
(người/km2) phường
3.358
171
65
1
5
10
79,4
2.072
16
1
0
3
1.027,3
771,3
253,9
342,4
319,2
564,5


24
94
357
372
121
99

9
8
9
9
6
8

0
0
0
0
0
0

1
1
1
1
1
0

Điểm
phục vụ


2
2
0
0
3

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Bưu điện tỉnh Ninh Thuận.
Như vậy mạng lưới bưu cục đã phủ khắp các huyện, thành phố trong tỉnh.
Tuy nhiên mật độ phân bổ không đồng đều, phụ thuộc vào diện tích tự nhiên và
mật độ dân số. Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có 4 bưu cục. Huyện miền
núi Bác Ái mật độ dân số thấp nhất có 1 bưu cục. Huyện Thuận Nam tuy mật độ
24

73
16
9
9
10
12
6
11


dân số thấp nhưng diện tích tự nhiên lớn, dân cư phân bố rải rác gồm nhiều cụm
nên có 3 bưu cục. Nhận xét chung là số lượng bưu cục cũng như phân bổ bưu
cục trên địa bàn tỉnh về cơ bản là hợp lý xét trên cả hai tiêu chí phục vụ và kinh
doanh. Chi tiết về mạng bưu cục được trình bày trong Phụ lục I và Phụ lục II.
Về chất lượng dịch vụ, chuyển phát được thực hiện theo trình của Tổng
công ty, ăn khớp giữa các khâu, không để tồn đọng, đáp ứng chỉ tiêu thời gian

theo yêu cầu khách hàng. Nhìn chung, chất lượng dịch vụ được đảm bảo, đáp
ứng nhu cầu thực tế.
2.2.2. Về mạng vận chuyển các cấp
● Đường thư cấp 1: có 02 tuyến
- Chuyến thư phổ thông theo tuyến:
Phan Rang  Bình Thuận  Tp Hồ Chí Minh.
Phan Rang  Nha Trang, Quy Nhơn , Đà Nẵng, Hà Nội .
- Chuyến thư EMS theo tuyến:
Phan Rang Qui Nhơn
Khánh Hòa
Bình Thuận
TTKTVC Tp Hồ Chí Minh ( gồm các tỉnh còn lại)
- Hệ 1: Phan Rang  Hà Nội
Tp Hồ Chí Minh
Bình Thuận
● Đường thư cấp 2: có 03 tuyến
- Từ thứ 2 đến thứ 6: Tần xuất đóng và vận chuyển ngày 2 chuyến.
25


×