Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.39 KB, 13 trang )

Quá trình lập Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Quảng Ninh
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
và việc xây dựng thương hiệu “Nụ cười Hạ Long”
A. Về công tác lập quy hoạch
I. Quá trình lập Quy hoạch
Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TV ngày 20/3/2012 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy Quảng Ninh về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng chiến
lược, lập, quản lý và thực hiện quy hoạch trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Công văn số 829/UBND-QH2 ngày 08/3/2012 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về việc triển khai lập các Quy hoạch của tỉnh, trong đó giao Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư, là cơ quan đầu mối tiến hành ký kết hợp
đồng với đơn vị tư vấn lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh;
Căn cứ Quyết định số 1154/QĐ-UBND ngày 03/5/2013 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về việc ủy quyền cho các Sở, ban ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân
các địa phương liên quan triển khai lập Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Quy
hoạch xây dựng và các Quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tỉnh
Quảng Ninh;
Được sự ủy quyền của UBND tỉnh Quảng Ninh, ngày 07/6/2013, Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch và Tập đoàn tư vấn BCG (Mỹ) đã tiến hành ký kết Hợp
đồng tư vấn lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh. Dự án gồm 3
giai đoạn I, II và III, tổng thời gian thực hiện là 16 tuần.Trước khi tiến hành ký kết
hợp đồng với đơn vị tư vấn BCG, tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành làm việc với nhiều
đơn vị tư vấn hàng đầu trong nước và nước ngoài như: EGIS, Monitor,
Mackency..sau đó đã lựa chọn BCG là đơn vị tư vấn.
Sau khi ký kết hợp đồng với đơn vị tư vấn, chủ đầu tư là Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Tổ chuyên trách của Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công tác lập quy hoạch do 01 đồng chí
Lãnh đạo Sở là tổ trưởng cùng các cán bộ nhân viên thuộc Sở; thành lập Hội đồng
thẩm định Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, thành viên là các đại diện các sở
ban ngành liên quan, các chuyên gia trong lĩnh vực lập quy hoạch và đại diện của
03 doanh nghiệp du lịch lớn trên địa bàn tỉnh.


* Đối với đơn vị tư vấn, sau khi ký hợp đồng đã tổ chức triển khai các nội
dung công việc gồm:
1.Triển khai các công việc thu thập thông tin, phân tích đánh giá hiện trạng,
tiến hành khảo sát các địa điểm (đã thực hiện hơn 100 cuộc phỏng vấn đối với một
số lãnh đạo cơ quan Trung ương, lãnh đạo Tỉnh, giám đốc doanh nghiệp du lịch
trên địa bàn, các chuyên gia về du lịch, nhà đầu tư tiềm năng; tiến hành khảo sát
trên 1.000 khách du lịch để thu thập dữ liệu, tìm hiểu sở thích, mối quan tâm của
du khách; khảo sát thực địa hơn 30 điểm du lịch trọng yếu của tỉnh Quảng Ninh và
một số điểm du lịch phổ biến khác của Việt Nam như: Cát Bà-Hải Phòng, Hội AnQuảng Nam, Hà Nội và Hồ Chí Minh; phối hợp tổ chức 03 cuộc Hội thảo chuyên

1


đề tại Thành phố Hạ Long để lấy ý kiến các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch,
chuyên gia về du lịch ở trong và ngoài nước).
2. Hoàn thành xây dựng Đề cương chi tiết Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết
định số 2611/QĐ-UBND.
3. Hoàn thành báo cáo giai đoạn I, II và III. Mỗi giai đoạn báo cáo đều được
Hội đồng xem xét cho ý kiến. Các ý kiến đều được Tổ chuyên trách của Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp đầy đủ để chuyển cho đơn vị tư vấn nghiên cứu,
tiếp thu, chỉnh sửa. Quá trình xây dựng quy hoạch đã được Hội đồng thẩm định tổ
chức họp 4 lần cho ý kiến về các nội dung của quy hoạch. Sau đó bản Quy hoạch
tiếp tục được Thường trực Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy nghe và cho ý kiến
để bổ sung hoàn thiện.
4. Sau khi có ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy và Ban thường vụ Tỉnh ủy,
Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn BCG tiếp tục hoàn thiện, cuối cùng bản Quy hoạch
được trình tới Hội đồng nhân dân tỉnh nghe, cho ý kiến và thông qua nội dung quy
hoạch.
II. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh:

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 có tổng số 392 trang, kết cấu gồm 5 phần bao gồm: (1) Mở đầu, (2)
Đánh giá các nguồn lực và hiện trạng du lịch Quảng Ninh; (3) Định hướng và
khuyến nghị, (4) Giải pháp phát triển; (5) Tổ chức thực hiện; trong đó trọng tâm
được thể thể hiện ở phần (2), (3) và (4).
1/ Phần mở đầu: Bản Quy hoạch đưa ra xu thế phát triển của du lịch thế
giới và trong khu vực gồm 5 xu thế chính có ảnh hưởng đến du lịch Quảng Ninh từ
nay cho đến năm 2020: (1) Sự trỗi dậy của Trung Quốc, (2) Tầng lớp trung lưu mới
nổi, (3) Mạng internet và kết nối di động, (4) Tăng trưởng trong du lịch sinh thái,
(5) Tìm kiếm trải nghiệm thực tế); đánh giá tình hình phát triển du lịch Việt Nam,
du lịch Quảng Ninh và khu vực; xác định sự cần thiết của việc lập quy hoạch
nhằm: (1) thu hút khách du lịch khắp thế giới, (2) xây dựng một hệ thống cơ sở hạ
tầng hiện đại, (3) phát triển ngành du lịch xanh và bền vững, (4) xây dựng thương
hiệu du lịch Quảng Ninh, (5) đào tạo nâng cao kỹ năng cho nguồn nhân lực, (6)
nâng cao phần đóng góp từ du lịch cho GDP của tỉnh, (7) tạo cơ hội việc làm và
nâng cao thu nhập cho cộng đổng.
2/ Phần đánh giá các nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch Quảng
Ninh:
Bản Quy hoạch đã tập trung phân tích đánh giá 5 nội dung gồm: (1) Nguồn
lực cho phát triển du lịch Quảng Ninh, (2) Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch
Quảng Ninh, (3) Đánh giá thị trường, sản phẩm và công tác quản lý du lịch, (4)
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với phát triển du lịch Quảng
Ninh, (5) Những đánh giá khác.

2


Các nội dung đánh giá được thể hiện một cách khách quan, độc lập, phương
pháp đánh giá đa dạng, phản ánh được hiện trạng du lịch Quảng Ninh ở nhiều góc
độ khác nhau.

3/ Phần định hướng và khuyến nghị:
Đơn vị tư vấn đã đưa ra căn cứ, quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
a/ Quan điểm của quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh:
- Quan điểm của tư vấn trong bản quy hoạch này về cơ bản đồng thuận với
những quan điểm mà tỉnh Quảng Ninh đưa ra tại Nghị quyết 07 của BCH Đảng bộ
tỉnh Quảng Ninh về phát triển du lịch Quảng Ninh là:
 Phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả; có
trọng tâm, trọng điểm; để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm
tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh; góp phần quan trọng thực
hiện 3 đột phá chiến lược gắn chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu”
sang “xanh”.
 Phát triển du lịch dựa vào nguồn lực nội tại được xác định là chiến lược, cơ
bản và lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá.
 Phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn, phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên, giữ
gìn và phát huy bản sắc dân tộc, các giá trị văn hoá, gìn giữ cảnh quan và
bảo vệ môi trường.
 Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế biển, góp phần tích cực, hiệu quả
vào xây dựng Quảng Ninh thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc
phòng - an ninh, phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế. Phát
triển du lịch phải gắn chặt với lộ trình xây dựng Khu hành chính - kinh tế
đặc biệt Vân Đồn và Khu kinh tế cửa khẩu tự do Móng Cái.
 Phát huy tối đa tiềm năng lợi thế đặc trưng về tự nhiên, yếu tố con người, xã
hội, lịch sử văn hóa Quảng Ninh và đẩy mạnh liên kết vùng cho phát triển du
lịch.
b. Mục tiêu:
- Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng
điểm du lịch hàng đầu quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản
phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao, thương hiệu mạnh, mang đậm

bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh, có năng lực cạnh tranh với các nước trong
khu vực và quốc tế; thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và bảo đảm quốc phòng - an ninh.
- Tầm nhìn đến 2030:
Xuất phát từ những quan điểm và mục tiêu nói trên, tầm nhìn phát triển Du
lịch Quảng Ninh đến năm 2030 được khái quát trên những tiêu chí sau:
(1) Là một trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế;
3


(2) Một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia;
(3) Trung tâm công nghiệp văn hóa giải trí, nghỉ dưỡng;
(4) Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất –kỹ thuật du lịch đồng bộ, hiện đại;
(5) Có sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc,chuyên nghiệp chất lượng cao;
(6) Có thương hiệu mạnh và sức hấp dẫn toàn cầu;
(7) Có năng lực cạnh tranh quốc tế;
(8) Có điều kiện, năng lực liên kết, liên doanh với các hãng hàng không, các
tập đoàn du lịch hàng đầu thế giới.
- Để đạt được những mục tiêu này, tỉnh Quảng Ninh cần thực hiện những
chiến lược sau:
+ Chiến lược tổng quan là: Tập trung vào các phân khúc khách du lịch mục
tiêu quan trọng nhất và phát triển các dịch vụ du lịch phù hợp với các phân khúc
trong 4 trung tâm du lịch trọng điểm.
+ Chiến lược cụ thể là: Trong giai đoạn phát triển mới, Quảng Ninh cần tập
trung vào 3 phân khúc chính: khách du lịch Châu Âu, khách du lịch Trung Quốc và
khách du lịch có thu nhập cao.
- Một số dự báo chỉ tiêu phát triển:
+ Quy hoạch tổng thể du lịch Quảng Ninh dự kiến sẽ giúp tăng mạnh doanh
thu, với mục tiêu doanh thu hàng năm sẽ là 1,5 tỷ USD, so với mức 205 triệu USD
ở thời điểm hiện tại. Điều này đồng nghĩa với mức tăng trưởng doanh thu hàng

năm là trên 25%.
+ Đến năm 2020, lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh hàng năm
ước đạt khoảng 7,4 triệu lượt và lượng khách du lịch nội địa sẽ là khoảng 8 triệu
lượt.
+ Dự kiến đến năm 2020, đóng góp của du lịch vào GDP sẽ tăng gấp đôi, đạt
mức 10%. Đây là một dự đoán khả thi vì dự kiến doanh thu ngành du lịch sẽ tăng
tới 7 lần (từ 200 triệu USD hiện nay lên 1,5 tỷ USD năm 2020) và tổng giá trị GDP
dự kiến sẽ tăng khoảng 3,5 lần (2,15 tỷ USD hiện nay lên 6,3 tỷ USD vào năm
2020).
4/ Phần giải pháp phát triển:
Trong bản Quy hoạch,Tập đoàn tư vấn BCG đã đề xuất 56 giải pháp (trong
đó có 13 giải pháp ưu tiên hàng đầu) và được phân thành 8 nhóm giải pháp gồm:
(1) Nhóm giải pháp về tiếp thị quảng bá và xây dựng thương hiệu, (2) Nhóm
giải pháp về sản phẩm du lịch mới, (3) Nhóm giải pháp về các dự án hạ tầng giao
thông vận tải, (4) Nhóm giải pháp về các dự án hạ tầng du lịch, (5) Nhóm giải
pháp về dự án xây dựng và bồi dưỡng nhân lực, (6) Nhóm giải pháp về dự án bảo
vệ môi trường, (7) Nhóm giải pháp về quản trị công và hợp tác, (8) Nhóm các giải
pháp khác.
- Danh mục các giải pháp cụ thể như sau:
4


1. Nhóm giải pháp về tiếp thị quảng bá và xây dựng thương hiệu
1

Thành lập Cơ quan Tiếp thị Điểm đến du lịch Quảng Ninh (QNDMA

2

Triển khai các công cụ kỹ thuật số mới


3

Phát triển các mối quan hệ hợp tác quan trọng

4

Xây dựng khẩu hiệu (slogan) và biểu tượng (logo) cho Quảng Ninh

5

Xây dựng các điểm đặc trưng cho mỗi thành phố, thôn làng của Quảng Ninh

6

Xây dựng các hoạt động tổ chức quanh năm và xây dựng lịch tổ chức các sự
kiện

7

Xuất bản ấn phẩm “50 điều nên làm ở Quảng Ninh”
2. Nhóm giải pháp về sản phẩm du lịch mới

8

Phát triển mạng lưới đường mòn dạo bộ ở các khu vực đồi núi trên địa bàn
Quảng Ninh

9


Xây dựng địa điểm cắm trại trên các đảo

10 Tạo điều kiện thuận lợi để thành lập các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm du
lịch mới tại khu vực vịnh và xung quanh vịnh
10 Tạo điều kiện cần thiết để đưa thành phố Hạ Long trở thành trung tâm thu hút
a khách du lịch của tỉnh Quảng Ninh, nhất là thu hút khách du lịch về đêm.
11 Xây dựng một nhà bảo tàng khoa học sinh thái tự nhiên tại thành phố Hạ
Long
12 Xây dựng quan hệ đối tác với những doanh nghiệp kinh doanh du lịch
chuyên nghiệp để phát triển thêm các điểm thu hút du lịch văn hóa
13 Mở rộng Bảo tàng Quảng Ninh
14 Kêu gọi một công ty hay một tổ chức tư vấn chuyên về phát triển sòng bạc để
giúp phát triển khu vui chơi phức hợp có casino ở huyện Vân Đồn
15 Xây dựng chuỗi sân gôn đẳng cấp quốc tế tại Quảng Ninh
16 Đăng cai một giải du lịch gôn Châu Á tại Quảng Ninh vào năm 2020
17 Phát triển một khu phức hợp mua sắm cao cấp có giảm giá
18 Kéo dài hành trình
19 Đăng cai tổ chức lễ hội
3. Nhóm giải pháp về các dự án hạ tầng giao thông vận tải
20 Mở rộng hệ thống cảng hành khách tại Vân Đồn
21 Thu hút khách tàu biển quốc tế
22 Đẩy nhanh tiến độ dự án nâng cấp các tuyến đường bộ quan trọng
23 Cải thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ xe khách, xe buýt
24 Sân bay Quảng Ninh (Sân bay quốc tế Vân Đồn)
5


25 Tăng cường dịch vụ bay thuê chuyến
26 Dịch vụ bay trực thăng Hà Nội - Hạ Long/ Vân Đồn (có thể mở rộng thêm
các chuyến bay trong nội tỉnh)

27 Dịch vụ thủy phi cơ trong tỉnh Quảng Ninh
4. Nhóm giải pháp về dự án hạ tầng du lịch, bao gồm các cơ sở lưu trú, nâng
cấp các điểm du lịch và tăng cường các hoạt động du lịch
28 Gia tăng nguồn cung khách sạn
29 Tìm kiếm mối quan hệ đối tác với những khách sạn có thương hiệu quốc tế
30 Nâng cao chất lượng và tính thống nhất của cơ sở lưu trú bằng cách hoàn
thiện hệ thống xếp hạng sao khách sạn
31 Phát triển các khu du lịch sinh thái trên các đảo thuộc huyện Vân Đồn
32 Phát triển một hệ thống quản lý hành trình cho tàu du lịch trên Vinh Hạ Long
và Vịnh Bái Tử Long
33 Áp dụng mức trần số tàu thuyền hoạt động trên Vịnh Hạ Long & Vịnh Bái
Tử Long
34 Tạo điều kiện dễ dàng tiếp cận hơn cho khách du lịch nước ngoài tới các
điểm du lịch văn hóa trọng điểm
35 Hỗ trợ thành lập một trường dạy nấu ăn và kinh doanh nhà hàng
36 Thiết lập một khu tập trung phục vụ bán thức ăn đường phố của địa phương
37 Dịch vụ biên dịch thực đơn
38 QuangNinhKids - những chuyến du lịch miễn phí được tổ chức bởi sinh viên
học tiếng Anh
39 Cập nhật biển báo đường dây nóng
40 Xếp hạng độ an toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn
uống
5. Nhóm giải pháp về dự án xây dựng và bồi dưỡng nhân lực
41 Trung tâm học ngoại ngữ tại Quảng Ninh
42 Tài trợ cho các khóa thực tập của học viên ngành du lịch
6. Nhóm giải pháp về dự án bảo vệ môi trường
43 Tăng cường quy định quản lý môi trường và công tác thực thi
44 Tăng cường nguồn lực dành cho công tác quản lý chất thải
45 Phân bổ thêm nguồn lực cho công tác quản lý chất thải, cải thiện các quy
định về môi trường và công tác thực thi

46 Chia sẻ thông tin để triển khai chương trình kiểm tra hiện trạng môi trường
47 Thúc đẩy dự án thí điểm dán nhãn sinh thái Cánh buồm xanh cho tàu du lịch
6


48 Tăng cường chiến dịch thu gom, xử lý rác thải
49 Đưa thông tin về Quảng Ninh lên trang web thủ tục điện tử Việt Nam hoặc
xây dựng một trang web riêng tương tự
7. Nhóm giải pháp về quản trị công và hợp tác
50 Tạo cơ chế “một cửa” để phê duyệt giấy phép cho các doanh nghiệp du lịch
quy mô nhỏ
51 Khuyến khích các chính sách thị thực mở dành cho tất cả cán bộ ngành du
lịch
52 Xây dựng phong cách làm việc chủ động và chặt chẽ với nhà đầu tư và
doanh nghiệp
53 Đảm bảo sự phối hợp hiệu quả hơn giữa các bên liên quan liên quan trong
lĩnh vực đầu tư du lịch tại QN
8. Nhóm các giải pháp khác
54 Cải thiện dự báo thời tiết
55 Số liệu thống kê du lịch
56 Quản lý hoạt động du lịch MICE (Hội họp, Khen thưởng, Hội thảo và Triển
lãm)
Trong đó có 13 giải pháp ưu tiên hàng đầu:
1

Thành lập Cơ quan Tiếp thị Điểm đến du lịch Quảng Ninh (QNDMA)

2

Kêu gọi một công ty hay một tổ chức tư vấn chuyên về phát triển sòng bạc để

giúp phát triển khu vui chơi phức hợp có casino ở huyện Vân Đồn

3

Phát triển một khu phức hợp mua sắm cao cấp có giảm giá

4

Đẩy nhanh tiến độ dự án nâng cấp các tuyến đường bộ quan trọng

5

Sân bay Quảng Ninh (Sân bay quốc tế Vân Đồn)

6

Tìm kiếm mối quan hệ đối tác với những khách sạn có thương hiệu quốc tế

7

Phát triển các khu du lịch sinh thái trên các đảo thuộc huyện Vân Đồn

8

Trung tâm học ngoại ngữ tại Quảng Ninh

9

Tăng cường quy định quản lý môi trường và công tác thực thi


10 Tăng cường nguồn lực dành cho công tác quản lý chất thải
11 Tăng cường chiến dịch thu gom, xử lý rác thải
12 Xây dựng phong cách làm việc chủ động và chặt chẽ với nhà đầu tư và
7


doanh nghiệp
13 Đảm bảo sự phối hợp hiệu quả hơn giữa các bên liên quan liên quan trong
lĩnh vực đầu tư du lịch tại QN
- Bốn ý tưởng mang tính đột phá mới do BCG đưa ra gồm:
1. Tạo ra một khu du lịch biển “Mới lạ và Sang trọng” tại Vân Đồn;
2. Đẩy nhanh tiến độ nâng cấp các tuyến đường bộ quan trọng;
3. Liên kết với các Tập đoàn khách sạn có thương hiệu quốc tế;
4. Thành lập Cơ quan tiếp thị điểm đến du lịch Quảng Ninh.
III. Một số ý kiến từ quá trình lập Quy hoạch
1.Công tác đảm bảo quy định theo luật pháp Việt Nam:
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 do Tập đoàn tư vấn BCG thực hiện đã đáp ứng được yêu cầu và đảm
bảo thực hiện trình tự theo quy định tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày
07/9/2006 của Chính Phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày
07/9/2006 của Chính Phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội, Quyết định số 1279/QĐ-UBND ngày 20/5/2013 về phê
duyệt Nhiệm vụ quy hoạch, Quyết định số 2611/QĐ-UBND ngày 27/9/2013 về
nhiệm vụ Đề cương chi tiết của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2. Công tác chỉ đạo và phối hợp:
Trong qúa trình thực hiện quy hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên trao đổi, bám sát cùng đơn vị tư vấn BCG

tham gia về mặt nội dung, phối hợp giải quyết các quy trình thủ tục để đảm bảo
đúng tiến độ và yêu cầu đặt ra đối với việc lập Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Quảng Ninh; thực hiện chế độ báo cáo tiến độ hàng tuần cho UBND tỉnh.
3. Phương pháp làm việc:
Qúa trình làm việc với đơn vị tư vấn nước ngoài cho thấy phong cách làm
việc rất chuyên nghiệp, đảm bảo nguyên tắc về thời gian, tôn trọng các nội dung đã
ký kết trong hợp đồng tư vấn. Các chuyên gia tư vấn cũng thể hiện quan điểm độc
lập, sử dụng nhiều phương pháp phân tích đánh giá, nhất là việc sử dụng các nguồn
đánh giá về tâm lý, cảm nhận của du khách khi đến Quảng Ninh.
4. Tư duy lập quy hoạch:
Đội ngũ tư vấn lập quy hoạch là các chuyên gia nước ngoài có nhiều kinh
nghiệm quốc tế, tư duy khoa học thực tế, tầm nhìn chiến lược. Bản Quy hoạch đã
phân tích rõ nét xu thế phát triển du lịch hiện nay, đồng thời căn cứ hiện trạng, tiềm
8


năng và nguồn lực của tỉnh Quảng Ninh đề đưa ra định hướng phát triển du lịch
phù hợp nhất.
5. Sức lan tỏa của Quy hoạch:
Kết quả bước đầu cho thấy, sau khi Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Quảng Ninh được công bố, hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ninh đã có
nhiều sôi động. Một loạt các nhà đầu tư chiến lược đã tiến hành khảo sát, làm việc
với tỉnh Quảng Ninh như: Tập đoàn Sun group, Vingroup, My Way... với rất nhiều
các dự án lớn về lĩnh vực du lịch dịch vụ đang tích cực triển khai như: Công viên
Đại Dương Hạ Long, Khách sạn cao cấp tại Đảo Rều, Bệnh viện khách sạn quốc tế
Hòn Gai, Cảng du thuyền Tuần Châu, các dự án sân golf tại Hùng Thắng ( Tp. Hạ
Long), Hoàng Tân ( Thị xã Quảng Yên)...vv
6. Một số khó khăn:
Đây là lần đầu tiên tỉnh Quảng Ninh thuê tư vấn nước ngoài lập quy hoạch,
do đó chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề thương thảo hợp đồng; quá trình

làm việc trực tiếp cũng bộc lộ một số khó khăn nhất định về ngôn ngữ, tư duy và
phương pháp làm việc có sự khác biệt. Đối tác nước ngoài thường bám vào nội
dung của Hợp đồng để thực hiện một cách khá cứng nhắc, trong khi thực tế có
nhiều nội dung cần được điều chỉnh và chia sẻ cho phù hợp, đặc biệt là nguyên tắc
về thời gian của Hợp đồng.
B. Chương trình xây dựng thương hiệu “Nụ cười Hạ Long”
Sau khi Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 được công bố. Tỉnh Quảng Ninh tiến hành triển khai việc
xây dựng thương hiệu thông qua Dự án “ Nụ cười Hạ Long”. Việc xây dựng
thương hiệu Quảng Ninh với “ Nụ cười Hạ Long” là một bước cụ thể hóa của Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh ở góc độ phát triển thương hiệu Hạ
Long – Quảng Ninh đã được đề cập trong bản Quy hoạch.
I. Quá trình lập Đề án Nụ cười Hạ Long
Thực hiện văn bản số 1445TB/TU ngày 29/9/2014 của Tỉnh ủy Quảng Ninh
về chiến lược xây dựng thương hiệu địa phương; Căn cứ văn bản số 5542/UBNDDL2 ngày 06/10/2014 của UBND tỉnh về việc triển khai thông báo số 1445-TB/TU
ngày 29/9/2014. Trong đó, giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành nghiên
cứu lập đề án và ký hợp đồng với đơn vị tư vấn xây dựng thương hiệu “Nụ cười Hạ
Long” để báo cáo UBND tỉnh phê duyệt, tổ chức thực hiện.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã làm việc với Công ty Lê và Anh em
(LeBros) – đơn vị tư vấn lập đề án. Quá trình thực hiện Đề án đã triển khai hoàn
thành các công việc sau:
- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, ngày 18/10/2014 Ủy
ban nhân dân tỉnh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo nội dung dự thảo Đề án và góp
ý chỉnh sửa các nội dung liên quan (Thông báo số 236/TB-UBND ngày 21/10/2014
của Ủy ban nhân dân tỉnh). Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đơn vị được giao
9


nhiệm vụ nghiên cứu lập và ký hợp đồng lập Đề án đã tổng hợp các ý kiến của các
đơn vị tham gia và chuyển cho đơn vị tư vấn nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh sửa.

- Ngày 20/10/2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được văn bản số
174/2013 của Công ty Le Bros về việc Tờ trình xin ý kiến phát động Nụ cười Hạ
Long kèm theo Đề án đã được chỉnh sửa, bổ sung nội dung theo chỉ đạo của đồng
chí Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 18/10/2014.
- Ngày 23/10/2014, Sở VHTTDL ban hành văn số 2533/SVHTTDL-PTTN
về việc đề nghị tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện đề án “Nụ cười Hạ Long”.
Văn bản đã được gửi đến 200 đơn vị, trong đó có 27 Sở, Ban, ngành trong tỉnh và
các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, nhà hàng, khách sạn, cơ sở đạt chuẩn…Đến
nay, các đơn vị đã có văn bản và thư trả lời, 100% đánh giá cao ý tưởng của đề án,
một số đơn vị có ý kiến tham gia xây dựng đề án rất sát thực.
- Ngày 24/10/2014, Sở VHTTDL nhận được văn bản số 175/2014/LeBros
ngày 22/10/2014 về việc phát động Chiến dịch Nụ cười Hạ Long. Cùng ngày, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với đơn vị tư vấn nhanh chóng tiến hành
thực hiện quay 01 video clip tổng thời lượng từ 03 đến 3,5 phút (được ghép từ 09
đến 10 video clip, thời lượng 30 giây mỗi clip) phục vụ công tác phát động chương
trình “Nụ cười Hạ Long”. Nội dung trong các video là lời kêu gọi tham gia chương
trình “Nụ cười Hạ Long” của các đồng chí Lãnh đạo tỉnh. Các video clip này dùng
để phát sóng liên tục trên kênh truyền hình Quảng Ninh và biên tập thành video
phát sóng trong chương trình truyền hình trực tiếp Lễ kỉ niệm 20 năm UNESCO
công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới ngày 01/11/2014.
- Ngay sau Lễ phát động chương trình “Nụ cười Hạ Long”, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch cũng như các đơn vị trên toàn tỉnh đã tích cực, chủ động hưởng
ứng Chương trình Nụ cười Hạ Long. Chương trình phát động Nụ cười Hạ Long
của Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh bước đầu đã nhận được nhiều phản hồi tích cực
thông qua bình luận ở các trang báo mạng, đặc biệt là qua mạng xã hội Facebook

Fanpage
( /> . Theo thống kê của Công ty Le Bros,
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có khoảng 50 trang báo điện tử viết về Chương
trình này và hàng chục ngàn tin nhắn ủng hộ Nụ cười Hạ Long.

- Ngày 07/11/2014, Sở Thông tin Truyền thông có văn bản số 945 /STTTTBCXB V/v tuyên truyền hòm thư góp ý và số điện thoại đường dây nóng chương
trình “Nụ cười Hạ Long”. Trong đó, công bố hòm thư góp ý và số điện thoại đường
dây nóng tiếp nhận thông tin, các ý kiến đóng góp, những đề xuất, kiến nghị của
nhân dân, du khách trong và ngoài nước về các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch,
trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng và sản phẩm du lịch của
tỉnh. Số điện thoại đường dây nóng: 0336.282.282 ; Email:


10


Hiện nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang phối hợp với đơn vị tư vấn
(Công ty Lê và Anh em) chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện nội dung Đề án để gửi tới
thành viên Hội đồng thẩm định nhằm phục vụ cuộc họp Hội đồng thẩm định lần 2.
II. Nội dung của Đề án Nụ cười Hạ Long
Đề án gồm 6 phần: (1) Sự cần thiết và cơ sở chính trị, pháp lý xây dựng Đề
án; (2) Đánh giá thực trạng của công tác xây dựng thương hiệu địa phương ở Quảng
Ninh; (3) Quan điểm, mục tiêu và nội dung xây dựng và triển khai đề án; (4) Nội
dung chi tiết các hợp phần; (5) Tổ chức thực hiện; (6) Kết luận
Đơn vị tư vấn đã tập trung 2 nội dung gồm: (1) Thực trạng của công tác xây
dựng thương hiệu địa phương ở Quảng Ninh; (2) Nội dung chi tiết các hợp phần
triển khai thực hiện Đề án.
Đề án được xây dựng cơ bản đã bám sát chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
tại các Thông báo: số 1145/TB - TU ngày 29/9/2014; số 1517-TB/TU ngày
11/12/2014 và số 1531 – TB/TU ngày 31/12/2014. Đề án đã cập nhật nội dung văn
bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác phát triển du lịch
như nghị Quyết số 07 - NQ/TU ngày 24/5/2013 của BCH Đảng bộ Tỉnh về phát
triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030. Kết
luận số 29 - KL/TU ngày 25/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nhiệm vụ giải
pháp phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013 - 2015; Quy hoạch tổng thể

phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
1. Quan điểm:
Đề án “Nụ Cười Hạ Long” là hoạt động tiền đề cho chiến lược xây dựng
thương hiệu địa phương cho toàn tỉnh Quảng Ninh, tuy nhiên, cũng là tiền đề để
xây dựng hình ảnh chung cho cả nước Việt Nam. Sự tiên phong của Quảng Ninh
trong xây dựng thương hiệu sẽ là động lực thúc đẩy chung cho tiến trình xây dựng
thương hiệu quốc gia cho Việt Nam. Vì vậy, quan điểm chủ đạo là: Xây dựng nhận
thức chung và lòng nhiệt thành của cán bộ, nhân dân Quảng Ninh về ý thức xây
dựng thương hiệu địa phương; Xây dựng niềm tự hào chung của nhân dân Việt
Nam, tiến tới thúc đẩy tinh thần hợp tác vì thương hiệu chung của quốc gia.
2. Mục tiêu:
Đề án “Nụ Cười Hạ Long” nhằm thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Đảng,
Chính phủ trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập quốc tế đến năm
2020, định hướng đến 2030 trong đó xác định rõ địa bàn, đối tác, nhà đầu tư, sản
phẩm chiến lược; thể hiện ý chí, quyết tâm của tỉnh Quảng Ninh trong việc định vị
mục tiêu phát triển đến năm 2020 trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại,
trung tâm du lịch quốc tế, một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả
nước.
Đề án “Nụ Cười Hạ Long” làm cơ sở và tiền đề cho lộ trình chiến lược xây
dựng thương hiệu địa phương cho tỉnh Quảng Ninh, nhằm định vị Quảng Ninh
thành địa điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, kinh doanh, khách du lịch và người
11


dân sinh sống; giúp gia tăng hiệu quả phát triển cho ngành du lịch dịch vụ của tỉnh,
góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Đồng thời thay đổi nhận thức cho con người
biến Quảng Ninh thực sự là mảnh đất của những nụ cười, của sự mến khách, thân
thiện và lịch thiệp; Tạo hiệu ứng lan tỏa sang các địa phương nổi tiếng du lịch
khác, làm nền tảng cho chương trình “Nụ Cười Việt Nam” sau này và lan tỏa ra thế
giới.

Việc thực hiện thành công đề án “Nụ Cười Hạ Long” sẽ đưa Quảng Ninh
tiếp tục là địa phương đi đầu cả nước với nhiều ý tưởng cải cách mới, có hiệu quả
thực tiễn, có sức lan tỏa đối với cộng đồng và xã hội.
3. Chiến lược triển khai:
Đề án được triển khai qua 2 cột trụ song song, bao gồm: Xây dựng văn hoá
“Nụ cười Hạ Long”, và quảng bá văn hoá “Nụ cười Hạ Long” (35 hợp phần
chính).
- Xây dựng văn hoá “Nụ cười Hạ Long” bao gồm 05 giai đoạn: (1) Giai
đoạn phát động (đã triển khai thực hiện) với video clip phát động chương trình Nụ
cười Hạ Long với hình ảnh của 09 đồng chí Lãnh đạo tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, lập Fanpage, Group page, kênh Youtube chính thức của Chương trình
Nụ cười Hạ Long. (2) Giai đoạn 1: Biết, với các hoạt động chính như tuyên truyền
mục đích, ý nghĩa của chiến dịch, vận động và hướng dẫn các cá nhân, tổ chức và
cộng đồng dân cư tích cực hưởng ứng chương trình. Xây dựng bộ quy tắc ứng xử
để triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả. (3) Giai đoạn 2: Hiểu,đây là giai đoạn
then chốt với sự tham gia các các lãnh đạo cấp tỉnh. Giai đoạn này sẽ triển khai các
lớp tập huấn về Nụ cười. (4) Giai đoạn 3: Hành động, sau một quá trình tuyên
truyền vận động đây là giai đoạn đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội bằng các hành
động thiết thực, ý nghĩa dựa trên bộ quy tắc ứng xử đã được xây dựng ở giai đoạn
1. Kỳ vọng của giai đoạn này sẽ góp phần thay đổi hành vi của mỗi người dân,
người dân sẽ tự giác, chủ động trải lòng mến khách và thân thiện đối với du khách
khi đến với Quảng Ninh. (5) Giai đoạn 4: Lan tỏa, đến giai đoạn này kỳ vọng Nụ
cười Hạ Long sẽ trở thành nét văn hóa của toàn tỉnh Quảng Ninh, là hoạt động
thường ngày, toàn dân sẽ đón chào các nhà đầu tư, nguồn nhân lực và khách du
lịch đến Quảng Ninh với thái độ niềm nở, thân thiện và mến khách.
- Quảng bá văn hoá “Nụ cười Hạ Long” chính là quảng bá văn hoá “Nụ cười
Hạ Long” trong cả nước, sau đó sẽ phát triển sang các khu vực thị trường trọng
điểm, tiến tới lan toả trên thị trường thế giới. Bao gồm các nội dung chính (1)
Chiến lược quảng bá: thực hiện đồng bộ trên 3 kênh đó là quảng cáo, marketting và
quan hệ công chúng. (2) Đối tượng truyền thông gồm 04 nhóm đối tượng chính là:

nhóm 1 phạm vi toàn tỉnh, nhóm 2 phạm vi toàn quốc, nhóm 3 các thị trường nước
ngoài mục tiêu, nhóm 4 thị trường quốc tế. (3) Các giai đoạn triển khai: Đề án chi
làm 03 giai đoạn triển khai, giai đoạn 1 Lôi kéo trước khi quyết định, quảng cáo
vào các phương tiện truyền thông; giai đoạn 2 tạo ấn tượng khi đã đến, quảng cáo
12


trên các phương tiện trực giác tại chỗ như các bảng quảng cáo tấm lớn, tờ rơi, tập
gấp; giai đoạn 3 tiếp tục gợi nhớ khi đã đi, truyền thông trực tiếp qua các phương
tiện kỹ thuật số...(4) Tổng hợp các kênh truyền thông
4. Lộ trình triển khai thực hiện:
Dự kiến, toàn bộ chiến dịch kéo dài trong 24 tháng, song song cho cả 2 cột
trụ của chiến dịch. Chi tiết như sau:
- Tháng 10 - 12/2014: Đệ trình, phê duyệt và phát động chương trình “Nụ
cười Hạ Long”.
Từ tháng 01/2015 - 6/2015: Giai đoạn 1: Biết.
Trong giai đoạn này, mục đích là tuyên truyền, vận động để mỗi người dân
trong tỉnh đều biết đến chương trình “Nụ Cười Hạ Long”, theo chiến lược lan toả
từ trên xuống dưới (top-down).
Từ tháng 7/2015 - 12/2016 Giai đoạn 2: Hiểu.
Đây là giai đoạn then chốt, với sự tham gia của các lãnh đạo cấp Tỉnh. Hình
ảnh lãnh đạo Tỉnh dẫn đầu trong chiến dịch với “nụ cười” và “trái tim” sẽ là sự cổ
vũ và sức lôi kéo mạnh mẽ nhất đối với cán bộ các cấp và người dân. Giai đoạn
này cũng đẩy mạnh truyền thông trong tỉnh và trong cả nước.
Từ tháng 01/2016 - 6/2016: Giai đoạn 3: Hành động.
Ở giai đoạn này, chương trình sẽ góp phần thay đổi hành vi của mỗi người
dân, từ đó sẽ tự giác, chủ động trải lòng mến khách và thân thiện đối với mỗi người
khách đến Hạ Long, và thúc đẩy những người xung quanh cùng thay đổi.
Từ sau tháng 7/2016: Giai đoạn 4: Lan toả.
Đến giai đoạn này, kỳ vọng “Nụ Cười Hạ Long” sẽ trở thành nét văn hoá của

toàn tỉnh Quảng Ninh, là hoạt động thường ngày, toàn dân sẽ đón chào các nhà đầu
tư, nguồn nhân lực và khách du lịch đến Quảng Ninh với một thái độ niềm nở, thân
thiện và mến khách.
Hiện nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đơn vị tư vấn đang tích cực để
hoàn thiện Đề án “Nụ cười Hạ Long”. Đề án “Nụ cười Hạ Long” là một bước đi
đột phá trong việc phát triển thương hiệu du lịch Hạ Long và xây dựng thương hiệu
địa phương Quảng Ninh, là sự kết hợp giữa tư duy sáng tạo và hành động thực tiễn,
góp phần tạo ra một hình ảnh mới, ấn tượng mới cho Di sản - Kỳ quan thiên nhiên
thế giới và không gian kinh tế năng động vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tác
động tích cực đến các hoạt động thu hút đầu tư, du lịch, phát triển thương mại, dịch
vụ, mở rộng quan hệ hợp tác và hội nhập quốc tế của tỉnh Quảng Ninh.
Đề án “Nụ cười Hạ Long” là tiền đề quan trọng để tạo ra sự chuyển biến
toàn diện trong mọi tầng lớp nhân dân về tư duy, nhận thức, phong cách quan hệ,
ứng xử, xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh, lịch sự, thân thiện, hiếu khách nền tảng văn hóa để Quảng Ninh có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển
bền vững./.
13



×