Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.57 KB, 45 trang )


LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay đời sống của con người ngày càng cao, họ không những có
nhu cầu đầy đủ về vật chất mà còn có nhu cầu được thoả mãn về tinh thần như
vui chơi, giải trí và du lịch. Do đó, du lịch là một trong những ngành có triển
vọng.
Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên
thế giới nhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận. Du lịch là một ngành
“công nghiệp không có ống khói”, mang lại thu nhập GDP l
ớn cho nền kinh
tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá
hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới. Nhận thức được điều này, Đảng và nhà
nước đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi
nhọn.
Việc nghiên cứu về du lịch trở nên cấp thiết, nó giúp chúng ta có một
cái nhìn đầy đủ, chính xác về du lịch. Điều này có ý nghĩa cả về phươ
ng diện
lí luận và thực tiễn. Nó giúp du lịch Việt Nam đạt được những thành tựu mới,
khắc phục được những hạn chế, nhanh chóng đưa du lịch phát triển đúng với
tiềm năng của đất nước, nhanh chóng hội nhập với du lịch khu vực và thế
giới.
Báo cáo thực tập của em đề cập đến những nhận thức cơ bản về du
lịch,
"Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam". Do sự hạn
chế về kiến thức và thời gian nên không tránh khỏi những thiếu sót, em mong
nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo.









CHƯƠNG I
TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH LÀ TẤT YẾU
KHÁCH QUAN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRUỜNG

1) Khái niệm về tăng trưởng và phát triển kinh tế
1.1) Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra hoạt động
của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là năm, quý).
Giả sử kế
t quả đầu ra của nền kinh tế của một quốc gia được ký hiệu
là Y: Yo là kết quả đầu ra của năm 0, Yn là kết quả đầu ra của năm n. Khi đó
tăng trưởng của nền kinh tế của năm n so với năm 0 được biểu thị bằng mức
tăng trưởng tuyệt đối hoặc tốc độ tăng trưởng như sau:
Mức tăng trưởng tuy
ệt đối:
Δ Yn = Y
n
- Y
0

Tốc độ tăng trưởng:
g =
Error!
=
Error!




1.2) Phát triển kinh tế
1.2.1) khái niệm:
Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt
kinh tế- xã hội của một quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng.
1.2.2) Nội dung chủ yếu của phát triển kinh tế
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế dài hạn, Đây là điều kiện tiên quyết để
tạo ra những tiến bộ về kinh t
ế- xã hội, nhất là ở các nước đang phát triển thu
nhập thấp.
Thứ hai, cơ cấu kinh tế- xã hội thay đổi theo hướng tiến bộ. Xu
hướng tiến bộ của quá trình thay đổi này ở những nước đang phát triển, đang
hoặc chưa trải qua quá trình công nghiệp hoá thể hiện ở quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và đô thị hoá; đó không đơn thuần
là sự giă tăng về quy mô, mà còn bao hàm việc mở rộng chủng loại và nâng
cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra; hoạt động của
nền kinh tế ngày càng gia tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh, t
ạo cơ sở cho
việc đạt được những tiến bộ xã hội một cách sâu rộng.
Thứ ba, những tiến bộ kinh tế- xã hội chủ yếu phải xuất phát từ động
lực nội tại. Đến lượt mình kết quả của những tiến bộ kinh tế đạt được lại làm
gia tăng không ngừng năng lực nội sinh của nền kinh tế (thể hiệ
n ở những tiến
bộ về công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nguồn vốn trong
nước…).
Thứ tư, đạt được sự cải thiện sâu rộng chất lượng cuộc sống của mọi
thành viên trong xã hội như là hàng đầu và là kết quả của sự phát triển.
Đương nhiên một kết quả như thế không chỉ là sự ra tăng thu nhập bình quân
đầu ngươi, một s

ố bình quân có thể che lấp đằng sau nó sự phân phối bất bình
đẳng, nạn đói nghèo, thất nghiệp và những thụ hưởng khác về giáo dục, y tế,
văn hoá…
1.2.3) Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để phát triển kinh tế. Ở những
nước đang phát triển, đặc biệt là những nước đang phát triển có mức thu nhậ
p
bình quân đầu người thấp, nếu không đạt được mức tăng trưởng tương đối cao
và liên tục trong nhiều năm, thì khó có điều kiện kinh tế để cải thiện mọi mặt
của đời sống kinh tế- xã hội.
Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần, không phải là điều
kiện đủ để phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế có thể
được thực hiện bởi
những phương thức khác nhau và do đó có thể dẫn đến những kết quả khác
nhau. Nếu phương thức tăng trưởng kinh tế không gắn với sự thúc đẩy cơ cấu
kinh tế xã hội theo hướng tiến bộ, không làm gia tăng, mà thậm chí còn làm
xói mòn năng lực nội sinh của nền kinh tế, sẽ không thể tạo ra sự phát triển
kinh tế. Nếu phương thức tăng trương kinh tế chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho
nhóm dân cư này, cho vùng này, mà không hoặc đem lại lợi ích không đáng
kể cho nhóm dân cư khác, vùng khác thì tăng trưởng kinh tế như vậy sẽ khoét
sâu vào bất bình đẳng xã hội. Những phương thức tăng trưởng như vậy, rốt
cục, cũng chỉ là kết quả ngắn hạn, không những không thúc đẩy được phát
triể
n, mà bản thân nó cũng khó có thể tồn tại được lâu dài.

2) Các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế

2.1) Tổng sản phẩm trong nước (GDP) và tổng sản phẩm quốc
dân (GNP)
Các chỉ tiêu GDP và GNP thông qua sử dụng thước đo tiền tệ có thể

tổng hợp được kết quả đầu ra hết sức phong phú và đa dạng về chủng loại,
mục đích sử dụng về chất lượng của nền kinh tế. Nhờ đó cung cấp một công
cụ hữu hiệu cho việc đ
ánh giá sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của một quốc
gia.
2.1.1) Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các
hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bởi các yếu tố sản xuất trong
lãnh thổ kinh tế của một nước trong một thời kỳ nhất định.
Ba phương pháp đo lường tổng s
ản phẩm thu nhập trong nước:
Thứ nhất, phương pháp sản xuất còn gọi là phương pháp giá trị gia
tăng. Theo phương pháp này GDP tổng hợp giá trị gia tăng của mọi doanh
nghiệp trong nền kinh tế. Giá trị gia tăng được tính bằng cách lấy giá trị tổng
sản lượng trừ đi giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch vụ mua ngoài đã được
sử dụng hết trong quá trình sản xuất của doanh nghi
ệp.
Thứ hai, phương pháp thu nhập đo lường GDP trên cơ sở thu nhập
tạo ra trong quá trình sản xuất hàng hoá chứ không phải là giá trị của bản thân
hàng hoá.
GDP= w + i + R +Pr +Te
Trong đó: w là thu nhập từ tiền công, tiền lương
i là tiền lãi nhận được từ cho doanh nghiệp vay tiền
R là thuê đất đai, tài sản
Pr là lợi nhuận
Te là thuế gián thu mà chính phủ nhận được
Thứ ba, phương pháp chi tiêu sử dụng các thông tin từ luồng chi tiêu
để mua hàng hoá và dịch vụ cuối cùng. Vì tổng giá trị hàng hoá bán ra phải
bằng tổng số tiền được chi ra để mua chúng, nên tổng chi tiêu để mua hàng
hoá và dịch vụ cuối cùng phải bằng GDP

GDP= C +I +G +X - M
Trong đó: C là các khoản chi tiêu củ
a các hộ gia đình về hàng hoá và
dịch vụ
I là tổng đầu tư của khu vực tư nhân
G là chi tiêu của chính phủ về hàng hoá và dịch vụ
X – M là xuất khẩu ròng
2.1.2) Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
Tổng sản phẩm quốc dân đo lường toàn bộ thu nhập hay giá trị sản
xuất mà các công dân của một quốc gia tạo ra trong một thời kỳ nhất định,
không kể trong hay ngoài phạm vi lãnh th
ổ quốc gia.
GNP= GDP + thu nhập ròng nhận được từ nước ngoài

2.2) Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
Mức tăng trưởng kinh tế tuyệt đối:
ΔGDP
n
= GDP
n
- GDP
0

Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
g =
Error!
=
Error!

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của một giai đoạn:

g =
GDPo
GDPoGDPn
n

- 1
2.3) Các chỉ tiêu phát triển kinh tế
Để phản ánh nội dung khác nhau của khái niệm phát triển kinh tế cần
phải có các nhóm chỉ tiêu khác nhau:
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng
kinh tế hàng năm hay bình quân năm của một giai đoạn nhất định.
- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự biến đổi về cơ cấu kinh tế xã hội:
chỉ số cớ cấu kinh tế theo ngành trong GDP; chỉ số cơ
cấu về hoạt động ngoại
thương; tỷ lệ dân cư sống trong khu vực thành thị trong tổng số dân; tỷ lệ lao
động làm việc trong các ngành công nghịêp, nông nghiệp và dịch vụ…
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng cuộc sống gồm:
Thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng thu nhập
bình quân đầu người.
Các chỉ số về dinh dưỡng: số calo bình quân/ người/ năm.
Các ch
ỉ số về giáo dục: tỷ lệ người biết chữ, số năm đi học bình
quân… Các chỉ số này phản ánh trình độ phát triển giáo dục của một quốc gia
và mức độ hưởng thụ dịch vụ giáo dục của dân cư.
Các chỉ số về y tế: tỷ lệ trẻ em trong các độ tuổi, số bác sĩ trên một
nghìn dân… Các chỉ số này phản ánh trình độ phát triển y tế
của một quốc gia
và mức độ hưởng thụ các dịch vụ y tế của dân cư.
Các chỉ số phản ánh về công bằng xã hội và nghèo đói: tỷ lệ nghèo
đói và khoảng cách nghèo đói, chỉ tiêu phản ánh mức độ bình đẳng giới, chỉ

số phản ánh công bằng xã hội. Ngoài ra, có thể có các chỉ tiêu khác như các
chỉ tiêu phản ánh sử dụng nước sạch hay các điều kiện về k
ết cấu hạ tầng kinh
tế xã hội khác…
- Chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số này được tổng hợp từ
ba chỉ số: thu nhập bình quân đầu người, mức độ phổ cập giáo dục, tuổi thọ
trung bình. Như vậy HDI không chỉ phản ánh mức sống vật chất, mà còn đo
lường cả mức sống tinh thần của dân cư. HDI đo lường chính xác hơn ch
ất
lượng cuộc sống của dân cư.

3) Khái niệm về du lịch và các loại hình du lịch

3.1) Khái niệm về du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến
không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó
có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội
dung du lịch vẫn chưa thống nhất.
Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau,
mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do v
ậy có bao nhiêu tác
giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa.
Dưới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của
từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu
cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào
sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”.
Kaspar cho rằng du lịch không chỉ
là hiện tượng di chuyển của cư dân
mà phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó. Chúng ta cũng
thấy ý tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff “du lịch là tổng hợp

các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú
tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc
thường xuyên của họ”. (Về sau định nghĩ
a này được hiệp hội các chuyên gia
khoa học về du lịch thừa nhận)
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn
thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara-
Edmod

đưa ra định nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng
của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá
trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền
đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn
nhu cầu hiểu biết và giải trí.”
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư
Việt Nam
đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt.
Theo các chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng
sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ
ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh…”. Theo định nghĩa thứ hai, du lịch
được coi là “một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt
nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ
đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là
tình hữu nghị với dân tộ
c mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh
mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch
vụ tại chỗ.
Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch
thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là:
- Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi

của cá nhân hay t
ập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ,
nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo
việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở
chuyên cung ứng.
- Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy
sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong th
ời gian
rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức
khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
3.2) Các loại hình du lịch
Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tuỳ
thuộc tiêu chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam
phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây.
3.2.1) Phân chia theo môi trường tài nguyên
- Du lịch thiên nhiên
-
Du lịch văn hoá
3.2.2) Phân loại theo mục đích chuyến đi
- Du lịch tham quan
- Du lịch giải trí
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch khám phá
- Du lịch thể thao
- Du lịch lễ hội
- Du lịch tôn giáo
- Du lịch nghiên cứu (học tập)
- Du lịch hội nghị
- Du lịch thể thao kết hợp
- Du lịch chữa bệnh

- Du lịch thăm thân
- Du lịch kinh doanh
3.2.3) Phân loại theo lãnh thổ hoạt động
- Du lịch qu
ốc tế
- Du lịch nội địa
- Du lịch quốc gia
3.2.4) Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch
- Du lịch miền biển
- Du lịch núi
- Du lịch đô thị
- Du lịch thôn quê
3.2.5) Phân loại theo phương tiện giao thông
- Du lịch xe đạp
- Du lịch ô tô
- Du lịch bằng tàu hoả
- Du lịch bằ
ng tàu thuỷ
- Du lịch máy bay
3.2.6) Phân loại theo loại hình lưu trú
- Khách sạn
- Nhà trọ thanh niên
- Camping
- Bungaloue
- Làng du lịch
3.2.7) Phân loại theo lứa tuổi du lịch
- Du lịch thiếu niên
- Du lịch thanh niên
- Du lịch trung niên
- Du lịch người cao tuổi

3.2.8) Phân loại theo độ dài chuyến đi
- Du lịch ngắn ngày
- Du lịch dài ngày
3.2.9) Phân loại theo hình thức tổ chức
- Du lịch tập thể
- Du lịch cá thể
- Du lịch gia đình
3.2.10) Phân lo
ại theo phương thưc hợp đồng
- Du lịch trọn gói
- Du lịch từng phần
4) Vị trí, vai trò của ngành du lịch và hệ thống các ngành của
nền kinh tế quốc dân
Xu hướng mang tính quy luật của cơ cấu kinh tế thế giới chỉ ra rằng tỉ
trọng nông nghiệp từ chiếm vị thế quan trọng đã dần nhường cho công nghiệp
và cuối cùng vai trò của kinh tế dịch v
ụ sẽ chiếm vai trò thống soái. Hiện nay
ở các nước có thu nhập thấp, các nước Nam Á, châu Phi nông nghiệp vẫn còn
chiếm trên 30% GNP, công nghiệp khoảng 35%. Trong khi đó các nước có
thu nhập cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Italia…trên 70% GNP do nhóm
ngành dịch vụ đem lại, nông nghiệp chỉ đóng khoản 3-5% tổng sản phẩm
quốc dân.
Vai trò của du lịch trong ngành dịch vụ cũng ngày càng rõ nét. Theo
hội đồng du lịch và lữ hành thế giới, năm 1994 du lịch quốc tế trên toàn thế
giới đã chiếm 6% GNP, tức là có doanh thu gần 4000 tỷ đô la, vượt trên công
nghiệp ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Du lịch thu hút trên 200 triệu lao
động chiếm hơn 12% lao động trên thế giới.
Ở Việt Nam xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã được th

hiện rõ qua các năm: Năm 2001, nông nghiệp chiếm 23,24% GDP, công

nghiệp chiếm 57,91% GDP, dịch vụ chiếm 38,63% GDP. Năm 2005, nông
nghiệp chiếm 21,76% GDP, công nghiệp chiếm 60,41% GDP, dịch vụ chiếm
38,15% GDP. Với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thì du lịch đóng
góp lớn cho nền kinh tế. Du lịch đã nộp hàng ngàn tỷ đồng vào ngân sách nhà
nước. Ngoài ra cùng với sự phát triển của du lịch cũng dễ tạo điều kiện cho
các ngành kinh t
ế khác cùng phát triển. Với những thuận lợi, những mặt tích
cực mà phát triển du lịch đem lại thì du lịch thực sự có khả năng làm thay đổi
bộ mặt kinh tế của nước ta.

5) Vai trò của ngành du lịch đối với tăng trưởng và phát triển
kinh tế của đất nước
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích,
một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở
thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các
nước. Về mặt kinh tế, du lịch đ
ã trở thành một trong những ngành kinh tế
quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Mạng lưới du lịch đã được
thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các lợi ích kinh tế mang lại từ
du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối
với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu dùng
các hàng hoá thông thường còn có những nhu cầ
u tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu
nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…
Sự khác biệt giữa tiêu dùng dịch vụ du lịch và tiêu dùng các hàng hoá
khác là tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản
xuất ra chúng. Đây cũng là lý do làm cho sản phẩm du lịch mang tính đặc thù
mà không thể so sánh giá cả của sản phẩm du lịch này với giá cả của sản
phẩm du lịch kia một cách tuỳ tiện được. Sự tác động qua lại của quá trình
tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch tác động lên lĩnh vực phân phối lưu

thông và do vậy ảnh hưởng đến các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội.
Bên cạnh đó, việc phát triể
n du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành
kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan bệ đến nhiều
lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du
lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ
tăng lên đáng kể. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành kinh tế du
lịch không ngừng mở rộng hoạt độ
ng của mình thông qua mối quan hệ liên
ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh
tế quốc dân. Hơn nữa, các hàng hoá, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất
lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, hấp dẫn. Do đó nó đòi hỏi
các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo cải tiến, phát triển các loại hàng
hoá. Để làm được điều này, các doanh nghiệp bắ
t buộc phải đầu tư trang thiết
bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao đáp ứng được
nhu cầu của du khách.
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán
cân thu chi của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa
điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại,
phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch
ở nước ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn
hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế
phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng
kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…
Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần gi
ải quyết vấn
đề việc làm. Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng
lớn lao động. Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết
các vấn đề xã hội.

Du lịch Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đóng góp rất nhiều cho
sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Tốc độ tăng trưởng hơn
14%/năm gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.

6) Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số nước và của Việt
Nam
Du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt, điều này có
nghĩa là tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du
lịch. Trong các điều kiện đặc trưng đối với sự phát triển du lịch, các chuyên
gia nghiên cứu về du lịch đều khẳng định rằng tài nguyên du lịch là yếu tố
quyết
định và quan trọng nhất. Nhận thức rõ điều này nhiều nước đã đưa ra
những chính sách nhằm bảo vệ các tài nguyên du lịch, trong đó bảo vệ môi
trường là một yếu tố quan trọng.
Trung Quốc là một trong những nước đã đạt được thành tựu lớn trong
việc bảo vệ môi trường để phát triển du lịch. Từ năm 1997, chính phủ Trung
Quốc đã 7 năm liền tổ ch
ức toạ đàm trong thời gian họp quốc hội để nghe báo
cáo về môi trường. Qua đó chính phủ Trung Quốc có những biện pháp cụ thể
để cải tạo và bảo vệ môi trường. Các cơ chế chính sách về bảo vệ môi trường
được thiết lập, tăng vốn đầu tư bảo vệ môi trường, khuyến khích mọi người
dân bảo vệ môi trường. Với sự cố gắng củ
a chính phủ, của toàn dân Trung
Quốc nạn ô nhiễm môi trường đã được kiểm soát toạ thuận lợi cho du lịch
phát triển một cách bền vững. Chính phủ Trung Quốc không ngừng tăng vốn
đầu tư vào bảo vệ môi trường, từ năm 1996 đến năm 2000, Trung Quốc đã chi
360 tỉ nhân dân tệ. Nhờ đó Trung Quốc đã xây dựng và bảo vệ hơn 1227 khu
bảo tồn thiên nhiên, hàng triệu hecta rừng với nhi
ều chủng loại động thực vật
phong phú rất phù hợ cho phát triển du lịch sinh thái- một loại hình du lịch có

xu thế tăng trong thời gian gần đây. Để bảo vệ sự phong phú của sinh vật,
Trung Quốc là một trong những nước tham gia ký kết rất sớm “công ước tính
đa dạng sinh vật”. Đồng thời chính phủ Trung Quốc tập trung sửa đổi và đưa
ra luật mở để nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường. Tính đến nay,
đã có 6 bộ luật, hơn 30 đạo luật về bảo vệ môi trường đã được ban hành, do
đó môi trường Trung Quốc đã được kiểm soát và cải tạo đáng kể.
Môi trường không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triể
n du lịch mà nó còn
ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người, do đó việc bảo
vệ môi trường được nhiều nước quan tâm như Singapo, Nhật Bản… Nhờ đó,
du lịch ở những nước này đã phát triển mạnh, đóng góp lớn vào sự phát triển
kinh tế nói chung.
Bởi vị trí, vai trò của du lịch đem lại không chỉ về mặt kinh tế mà còn
về
mặt xã hội, văn hoá, môi trường…là rất lớn nên trong những năm qua du
lịch đã được Đảng và nhà nước quan tâm phát triển. Trải qua hơn 40 năm
hình thành và phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, được sự quan tâm
lãnh đạo của Đảng và nhà nước, các cấp, các ngành, sự hưởng ứng của nhân
dân, sự giúp đỡ, hỗ trợ quốc tế và nỗ lực của toàn ngành, du lịch Việt Nam đã
có nhữ
ng phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với du lịch
các nước trong khu vực, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên du lịch Việt Nam còn có những khó
khăn, hạn chế cả về chủ quan lẫn khách quan, nên phát triển chưa ổn định,
thiếu bền vững, hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của
đất nước.

n 40 năm phát triển và đổi mới ngành du lịch đã cho những kinh
nghiệm quý báu:
Một là: từ định hướng đúng đắn của Đảng việc quán triệt đầy đủ vai

trò và tác dụng nhiều mặt của du lịch, cũng như những mặt trái, những hiện
tượng tiêu cực có thể phát sinh và đi liền với hoạt động du lịch ở mọi cấp, mọi
ngành hiện nay là rất cấp thiế
t cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trong tình hình
thế giới hiện nay với xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và xã hội hoá du lịch,
quan hệ về mọi mặt giữa các nước vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh
trì phát triển du lịch là hướng chiến lược, yếu tố góp phần trực tiếp vào sự
phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện công nghiệp
hoá và hiện đại hoá đất nước.
Hai là: du lịch chỉ phát triển nhanh, bền vững khi có một chiến lược
quốc gia về phát triển du lịch và được cụ thể hoá bằng chương trình hành
động quốc gia. Cần có một sự ch
ỉ đạo tập trung thống nhất, đúng hướng và
nhanh chóng từ cấp cao trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước đến các
cấp thừa hành ở các bộ, ngành trung ương và địa phương, tạo môi trường cho
du lịch phát triển đúng hướng và hiệu quả.
Ba là: quản lý nhà nước về du lịch cần tăng cường trên tất cả các lĩnh
vực: cơ chế chính sách ưu tiên phát triển, phù hợp với đi
ều kiện đất nước và
hợp với thông lệ quốc tế và xu thế phát triển du lịch thế giới; phải đâu tư ban
đầu bằng ngân sách nhà nước và huy động nhiều nguồn vốn khác; có bộ máy
tổ chức tương ứng nhiệm vụ chính trị, đảm bảo ổn định, quan tâm đào tạo
phát triển nguồn nhân lực du lịch và giáo dục du lịch toàn dân; phối hợp đồng
bộ, thườ
ng xuyên liên ngành, địa phương ở tất cả hoạt động liên quan đến du
lịch trong va ngoài nước.
Bốn là: ngành du lịch phải đi đầu làm nòng cốt trong nghiên cứu, triển
khai chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch và
thể chế hoá thành các luật lệ, biện pháp và chương trình cụ thể. Thường xuyên
nghiên cứu thông tin, kinh nghiệm phát triển du lịch thế giới, tổng kết thực

tiễn kịp th
ời để phát huy thế mạnh và tiềm năng to lớn về du lịch của các
ngành, các địa phương.


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH Ở NƯỚC TA
TRONG THỜI GIAN QUA

1) Sự cần thiết phát triển du lịch ở nước ta
Trải qua hai cuộc chiến tranh đất nước ta đã bị tàn phá nặng nề, nền
kinh tế suy sụp, dân ta nghèo khổ, các nước còn e dè trong quan hệ với ta.
Trước tình hình đó nước ta cần phát triển kinh tế, khẳng định vị thế trên
trường quốc tế. Đảng và nhà nước đã nhận thức được tầm quan trọng của mỗi
ngành trong đó có ngành du lị
ch.
Đảng và nhà nước đã xác định “du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp
quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã
hội hoá cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ
dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo
việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước” (Trích pháp lệnh du lịch
2/1999) và coi “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong
đường lối phát tri
ển kinh tế xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước” (Trích chỉ thị 46/CTTW ban bí thư trung ương đảng
khoá VII, 10/1994) và “phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế
mũi nhọn” (Trích văn kiện đại hội đảng khoá IX)
Ảnh hưởng của du lịch đến kinh tế: Du lịch đã đóng góp rất lớn vào sự
phát triển kinh tế của đất nước. Tình
đến thời điểm này, hoạt động du lịch đã

mang lại doanh thu hàng tỉ USD và nộp vào ngân sách nhà nước hàng ngàn tỉ
đồng. Hàng năm các ngành cố gắng xuất khẩu hàng hoá để thu ngoại tệ về
cho đất nước và du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả nhất. Bởi du lịch
là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hoá công nghiệp, tiêu dùng…
được trao đổi qua con đường du lịch, các hàng hoá được xuất khẩu mà không
phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế. Mặt khác, du lịch còn là
ngành “xuất khẩu vô hình” hàng hoá du lịch. Đó là cảnh quan thiên nhiên, khí
hậu, giá trị của di tích lịch sử, văn hoá…
Quy luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trên thế giới hiện nay cũng như ở Việt Nam là giá trị ngành dịch vụ ngày càng
chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm xã hội và trong số ngườ
i có việc làm.
Để đi tìm hiệu quả của đồng vốn thì du lịch là một lĩnh vực kinh doanh hấp
dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch đem lại tỷ xuất lợi nhuận cao, vì
vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với ngành công nghiệp nặng, giao
thông vận tải mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức tạp.
Chính đặc điểm này rất phù h
ợp với tình hình nước ta- một nước còn nghèo
nàn, lạc hậu, thiếu vốn đầu tư, sự cần thiết hiện đại hoá nền kinh tế Việt Nam
điều đó có ý nghĩa to lớn. Du lịch là cầu nói giao lưu kinh tế có quan hệ chặt
chẽ với chính sách mở cửu của đảng và nhà nước do đó phát triển du lịch là
việc cần thiết đối với nước ta.
Ngoài những lợi ích về
mặt kinh tế mà du lịch đem lại, du lịch còn có
ý nghĩa về mặt xã hội. Du lịch có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng
cường sức sống cho người dân. Trong một chừng mực nào đó du lịch có tác
dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người.
Mặt khác qua những chuyến du lịch mọi người có điều kiện tiếp xúc v
ới nhau,
gần gũi nhau hơn nhờ đó mọi người hiểu nhau hơn và làm tăng thêm tình

đoàn kết trong cộng đồng.
Bên cạnh đó do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thì
hàng loạt máy móc đã được tạo ra thay thế con người trong quá trình lao động
sản xuất do đó dẫn đến một lượng người bị thất nghiệp và gây sức ép lên nền
kinh tế của đất nước. Nh
ưng nhờ có sự phát triển của du lịch và dịch vụ mà
một lượng lớn những người này đã có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định.
Chính du lịch đã góp phần làm giảm gánh nặng cho nền kinh tế của dất nước,
góp phần đưa nền kinh tế của nước nhà phát triển ổn định và nhanh chóng.
Ảnh hưởng của du lịch đến văn hoá: một trong những chức năng của
du lịch là giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng. Khi đi du lịch, du khách luôn
muốn được xâm nhập vào các hoạt động văn hoá của địa phương qua đó du
khách có thêm những hiểu biết mới. Du lịch còn góp phần cho việc phục hồi
và phát triển văn hóa dân tộc. Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hoá trong
chuyến đ
i của du khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý, yểm trợ cho việc
khôi phục, duy trì, các di tích, lễ hội, sản phẩm làng nghề… Du lịch đã góp
phần đưa hình ảnh đất nước ta đến với bạn bè quốc tế đồng thời giúp chúng ta
có cái nhìn rộng hơn bên ngoài mà qua đó ta làm cho cuộc sống tinh thần trở
nên phong phú và đầy đủ hơn.
Ảnh hưởng của du lịch đến môi trường: mục đích chủ yếu của du
khách khi
đi du lịch là được tiếp xúc, đắm mình trong thiên nhiên, được cảm
nhận một cách trực giác sự hùng vĩ, trong lành, tươi mát và nên thơ của các
cảnh quan thiên nhiên. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết sâu sắc hơn về tự
nhiên, thấy được giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con người. Điều này
có nghĩa là bằng thực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp phần rất tích cực vào sự
nghi
ệp giáo dục môi trường, một vấn đề toàn thế giới đang hết sức quan tâm.
Nhu cầu du lịch nghỉ ngơi tại những khu vực có nhiều cảnh quan thiên

nhiên đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường. Để đáp ứng nhu cầu du
lịch phải dành những khoảng đất đai có môi trường ít bị xâm phạm, xây dựng
các công viên bao quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ môi
trường, bảo vệ nguồn n
ước, không khí nhằm tạo nên môi trường sống phù
hợp với nhu cầu của du khách. Để gia tăng thu nhập từ du khách phải có
chính sách maketing, chính sách tu bổ bảo vệ tự nhiên để điểm du lịch ngày
càng hấp dẫn.
Ảnh hưởng của du lịch đến an ninh, chính trị: trước hết cần khẳng
định du lịch là chiếc cầu nối hoà bình giữa các dân tộc trên thế giới. Hoạt
động du lịch giúp cho các dân tộc xích lại gầ
n nhau hơn, hiểu hơn về giá trị
văn hoá của đất nước bạn.

×