Tải bản đầy đủ (.pptx) (70 trang)

Bài giảng CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM CHƯƠNG III đầy đủ nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.75 MB, 70 trang )

CHƯƠNG III: VĂN HÓA TỔ
CHỨC ĐỜI SỐNG TẬP THỂ
Bài 1: Tổ chức nông thôn
Bài 2: Tổ chức quốc gia
Bài 3: Tổ chức đô thị


Bài 1: Tổ Chức Nông Thôn
1. Khái niệm
Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ
những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở đó,
người dân sinh sống chủ yếu bằng nông
nghiệp.
Ở Việt Nam, cho đến năm 2009, có đến
70,4% dân số sống ở vùng nông thôn, trong khi
tỷ lệ này vào năm 1999 là 76,5%.


2. Tổ chức
2.1. Tổ chức nông thôn theo huyết thống: gia đình
và gia tộc
- Những người cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật
thiết với nhau thành đơn vị cơ sở là gia đình và đơn
vị cấu thành là gia tộc. Tổ chức nông thôn theo huyết
thống coi trọng gia đình, lấy gia đình là hạt nhân.
- Theo truyền thống Việt Nam, người chồng là người
đứng đầu một gia đình và hộ gia đình (gia trưởng).
- Gia trưởng: là người đứng đầu, điều hành mọi hoạt
động gia đình, có trách nhiệm nặng nề.



Câu hỏi thảo luận:
Anh (chị) hãy
cho biết mặt tích
cực và tiêu cực của
tính gia trưởng.
Trong bối cảnh
hiện nay, tính gia
trưởng có nên tồn
tại hay không?


Gia đình
a. Gia đình người Việt trước Bắc thuộc:
- Khái niệm: Gia đình là 1 cộng đồng người chung sống và gắn bó
với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, hôn nhân, quan hệ huyết
thống, quan hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch
sử hình thành từ rất sớm và đã trải qua 1 quá trình phát triển lâu
dài, có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội.
- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình truyền thống trước Bắc
thuộc tồn tại theo 2 nguyên lí cơ bản:
+ Nguyên lí Đực – Cái: trọng yếu tố cái, âm tính, vai trò của người
phụ nữ được coi trọng.


VD: mẫu hệ, con cái theo mẹ, đàn bà làm chủ gia đình, phụ nữ có địa vị trong
xã hội. => Nguyên nhân: phong tục “quần hôn” => con cái sinh ra không xác
định đc bố.
+ Nguyên lí Già – Trẻ: trọng người già
VD: “Kính già, già để tuổi cho”, “Uống nước nhớ nguồn”.
a. Gia đình người Việt sau Bắc thuộc: Sau khi các thế lực phong kiến phương

Bắc xâm lược và đô hộ nước ta trong hơn 1000 năm, chúng đã du nhập nhiều
yếu tố văn hóa giao thoa vào nước ta, làm xuất hiện gia đình“vỏ Tàu lõi Việt”.
“Vỏ Tàu”: Chế độ gia đình phụ hệ, phân biệt họ nội họ ngoại (“nhất nội nhị
ngoại”). Về hình thức, người đàn ông làm chủ gia đình, có thể lấy đa thê. Con
cái phải theo họ cha, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”  đó là tư tưởng Nho giáo
mang tính gia trưởng, trọng nam khinh nữ.


 “Lõi Việt”: Những ảnh hưởng nói trên chỉ là lớp phủ bên ngoài, phải đi

sâu vào nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống mới thấy được cái
“lõi Việt”.
– Quy mô: gia đình hạt nhân hoặc có xu hướng hạt nhân hóa
– Vai trò của người chồng và người vợ đối với việc dưỡng dục con cái

là như nhau.
– Kinh tế: tiểu nông tự cung tự cấp.
– Người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong gia đình đc gọi là “nội

tướng”.
– Xuất hiện nạn tảo hôn (“Lấy chồng từ thuở 13”).
– Nguyên lí Già – Trẻ vẫn được coi trọng.


- Việc xưng hô các thành viên trong gia đình tùy thuộc
về nề nếp truyền thống gia đình và vùng miền nơi gia
đình sinh sống. Có hơn 60 cách xưng hô khác nhau. Ở
miền Bắc, bố đẻ gọi là cha, nhưng lại là ba nếu ở miền
Nam, đôi khi là "tía".
- Nhiều gia đình sống cùng nhau chung một huyết

thống gọi là đại gia đình hay gia tộc, họ. Người đứng
đầu trong đại gia đình gọi là tộc trưởng.
- Thông thường một gia đình điển hình ở Việt Nam có
3 thế hệ: ông bà, cha mẹ và con cái hay còn gọi là "tam
đại đồng đường". Cũng có vài trường hợp có gia đình
có đến 4 thế hệ gọi là "tứ đại đồng đường"  hay 5 thế
hệ "ngũ đại đồng đường”.


Câu hỏi thảo Gia đình Việt có những chức năng
gì?
luận


- Hệ thống tôn ti chặt chẽ, phân biệt rạch ròi với
cửu tộc: Kị/Cố - Cụ - Ông – Cha – Tôi- Con –
Cháu – Chắt - Chút. Tính tôn ti dẫn đến mặt trái là
óc gia trưởng.
- Gia tộc có 5 yếu tố cơ bản: từ đường, gia phả, mồ
mả, hương hỏa, trưởng tộc. Sức mạnh gia tộc thể
hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau. Người
trong họ có trách nhiệm cưu mang nhau “sẩy cha
còn chú, sẩy mẹ bú dì”; hỗ trợ nhau về trí tuệ “nó
lú nhưng chú nó khôn”; chỗ dựa về chính trị “một
người làm quan cả họ được nhờ”.


Từ đường dòng họ Phạm Hữu và Gia phả dòng họ Nguyễn
Đông Tác



- Làng và gia tộc
nhiều khi đồng
nhất: đặng xá,
ngô xá, trần
xá…
- Quan hệ huyết
thống phụ hệ
theo hàng dọc,
theo thời gian,
là cơ sở của
tính tôn ti.

Cổng làng mang tên một dòng họ


1.2. Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú:
Xóm và Làng
- Những người sống gần nhau có xu hướng liên
kết chặt chẽ với nhau.
- Tổ chức nông thôn thành làng xóm nhằm
+ Đối phó với môi trường tự nhiên, đáp ứng nhu
cầu của ngành nông nghiệp lúa nước.
+ Đối phó với môi trường xã hội (trộm, cướp…).
=> Tạo sự liên kết chặt chẽ “bán anh em xa mua
láng giềng gần”


- Khái niệm: Làng là 1 đơn vị cộng cư có 1 vùng đất chung của cư
dân nông nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu

nông tự cung tự cấp, mặt khác, là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế
thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình – tông tộc gia trưởng,
đảm bảo sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy.
- Hình thành: nguyên lí “cùng huyết thống” và nguyên lí “cùng chỗ”
+ Cội nguồn: làng là nơi ở của 1 họ (nay không còn) để lại dấu ấn
tên làng. VD: Phạm Xã, Nguyễn Xã, Lê Xã, …
+ Cùng chỗ: Các thành viên trong làng cùng sinh sống trên 1 địa
bàn nên tự có ý thức gắn kết với nhau.


- Cơ cấu: “nửa kín nửa hở” (GS Trần Quốc Vượng) thể hiện tính linh hoạt

của mô hình làng xã và là cái nôi, cơ sở bảo tồn các giá trị văn hóa truyền
thống.
+ “Nửa kín”: tính tự trị, ý thức tự quản của làng
Hình thức: khép kín (lũy tre, cổng làng). Những làng Việt xưa thường có
lũy tre bao quanh tạo tành 1 thành lũy kiên cố bảo vệ làng và hạn chế sự giao
lưu bên ngoài.
Hương ước (lệ làng) Mỗi làng có những hệ thống phép tắc quy định riêng
như quy định treo cưới, khuyến học, các hình phạt, …(Phép vua thua lệ làng)
Tín ngưỡng: Thờ thần Thành hoàng làng - thần bảo trợ cho làng
Đời sống kinh tế theo mô hình tự cung tự cấp , có tổ chức họp chợ nhưng
theo phiên hàng tháng hoặc không có


+ Nửa hở: quan hệ liên làng, siêu làng
Liên kết chống lũ lụt, chống ngoại xâm.
Quan hệ hôn nhân vượt ra khỏi phạm vi làng.
Tâm linh: đình tổng, hội vùng, miền, quốc gia, kết chiềng/chạ.
Kinh tế: Đời sống kinh tế có sự giao lưu buôn bán ngoài làng,

nông cụ , vải , đặc biệt là sản vật địa phương. Hệ thống chợ phiên
đc tổ chức luân phiên.
- Các loại hình làng Việt:
+ Làng thuần nông (Làng Quỳnh Đô, Thanh Trì, HN; Làng
Đông Sơn, Thanh Hóa ; …)
+ Làng nghề (Làng gố Bát Tràng, Làng Đổng Kỵ Bắc Ninh làm
gỗ mỹ nghệ, Làng Cót làm vàng mã ở Cầu Giấy, HN,…)
+ Làng buôn
+ Làng chài (Làng chài Cửa Vạn, Làng chai Mũi Né, …)


- Cách tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú dựa
trên quan hệ hàng ngang và không gian => nguồn
gốc của tính dân chủ => tạo nên mặt trái là thói dựa
dẫm, ỷ lại, đố kỵ, cào bằng.


LÀNG BẮC BỘ
Hình thành từ rất sớm

LÀNG NAM BỘ
Hình thành muộn hơn, có sự kế thừa
và dịch chuyển mô hình làng miền
Bắc vào.

Phân chia dọc bờ sông và khu vực Phân chia rải rác, không cụm chặt.
đồng bằng.
Quy định cộng đồng chặt chẽ.
Quy định cộng đồng lỏng lẻo.
Làng khép kín, mang tính chất tự cấp, Mang tính mở, không gian sinh hoạt

tự túc.
phóng khoảng hơn.
Làng có lịch sử lâu đời, tồn tại qua
nhiều thế hệ.
Các thành viên trong làng sống định
cư.

Làng được thành lập một cách nhanh
chóng và cũng tan rã nhanh chóng/
Các thành viên dễ dàng di chuyển đến
nơi khác.

Có những quy chế chặt chẽ, hương Chưa có những quy chế chặt chẽ,
ước, lệ làng.
chưa có hương ước, lệ làng.


1.3. Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp
và sở thích: Phường, Hội

- Những cư dân sinh sống bằng ngành nghề khác làm
nông tạo thành đơn vị Phường: phường gốm, phường
giấy, phường vải, phường mộc…
- Hội nhằm liên kết những người cùng sở thích, thú
vui, đẳng cấp: Hội văn phả, hội võ phả, hội cờ
tướng…

=> Đặc trưng của Phường, Hội là tính dân chủ, những
người cùng phường, hội tương trợ và giúp đỡ lẫn
nhau.



Một phường bán hàng trang trí Noel hiện nay


Phố bán đèn lồng – Hội An


1.4. Tổ chức nông thôn theo truyền thống
nam giới: Giáp
Đây là tổ chức được giao nhiệm vụ bảo vệ làng
xóm, chỉ có đàn ông tham gia, mang tính cha truyền
con nối (Cha ở giáp nào, con ở giáp nấy).
Đứng đầu là ông Cai Giáp, giúp việc cho cai giáp
là các ông lềnh: lềnh nhất, lềnh hai, lềnh ba… Trong
nội bộ giáp phân biệt 3 lớp tuổi: ti ấu (nhỏ - 18t), đinh
và lão(vinh dự tối cao của thành viên trong giáp =>
trọng tuổi già).


Vinh dự tối cao của các thành viên là được lên
lão. Số tuổi lên lão là 60.
Truyền thống trọng tuổi già. 60 tuổi = tú tài,
70 tuổi = cử nhân, 80 tuổi = tiến sỹ/
=> Là tổ chức mang tính hai mặt:
- Tổ chức theo chiều dọc lớp tuổi => Mang tính
tôn ti, môi trường tiến thân bằng tuổi tác.
- Tổ chức theo chiều ngang (những người cùng
làng) => Mang tính dân chủ.



1.5. Tổ chức nông thôn theo đơn vị hành
chính: Thôn và Xã
Về mặt hành chính, Làng được gọi là Xã (Xã có
thể gồm 1 vài làng), Xóm được gọi là Thôn (Thôn có
thể gồm 1 vài Xóm). Nông thôn Nam bộ còn có Ấp.
Mô hình Xã:
- Dân cư: dân chính cư và ngụ cư.
- Điền thổ: công điền, tư điền.
- Thứ hạng: chức sắc, chức dịch, lão, đinh, ti ấu.
- Biểu tượng: đình làng, lũy tre, cây đa, bến nước…


- Dân cư:
+ Dân chính cư (còn gọi là nội tịch), là dân gốc của
thôn, dân chính cư được hưởng nhiều quyền lợi hơn
dân ngụ cư rất nhiều. Bao gồm chức sắc, chức dịch,
lão, đinh, ti ấu.
+ Dân ngụ cư (còn gọi là ngoại tịch), là dân ở nơi
khác đến, những người dân này chỉ được làm một số
nghề mà dân chính cư không muốn làm như: làm
thuê, làm mướn, làm mõ,... trong khi vẫn phải thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ như dân chính cư. Dân ngụ
cư thường bị khinh rẻ, coi thường. Dân ngụ cư muốn
thành dân chính cư thì phải: cư trú ở làng hơn ba đời,
có một ít điền sản.


×