Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TRUYỀN THỐNG NGỮ văn của NGƯỜI VIỆTx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.43 KB, 16 trang )

Câu 1: Cơ sở để xác lập các truyền thống Ngữ Văn?
Tiếng việt là ngôn ngữ của người việt,là tiếng phổ thông của dân tộc ít
người,là ngôn ngữ quốc gia việt Nam.Qua quá trình tồn tại,hoạt động và phát
triển hàng nghìn năm,tiếng Việt đã hình thành và lưu truyền nhiều thói quen
sử dụng ngôn ngữ khác nhau.
Trong hoạt động ngôn ngữ có không ít những thói quen hoặc có tính chất cá
nhân hoặc chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn.cũng có những thói quen
được hình thành,củng cố qua nhiều thế hệ,được cả cộng đồng chấp nhận và sử
dụng,có hiệu quả tích cực trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ.những thói
quen ngôn ngữ ấy còn phản ánh nhiều nét đặc trưng trong đời sống văn hóa
tinh thần của cộng đồng dân tộc Việt.
Do đó chúng ta cần chọn lựa để tìm hiểu kĩ lưỡng những thói quen sử dụng
ngôn ngữ nhằm duy trì và phát huy hiệu quả của chúng.
Để xác lập những thói quen sử dụng ngôn ngữ tiêu biểu,xác định truyển thống
ngữ văn của người việt,dựa vào 3 cơ sở sau:
1.Thói quen sử dụng ngôn ngữ được gọi là truyền thống ngữ văn phải có cơ
sở ngôn ngữ học chắc chắn.Nghĩa là có thể giải thích được những điều kiện
nào trong cơ cấu tiếng việt cho phép hình thành,lưu truyền thói quen đó trong
hoạt động giao tiếp hàng ngày từ xưa đến nay.
Các truyền thống ngữ văn đều nảy sinh chủ yếu từ các đặc điểm về loại
hình,phần nào từ đặc điểm về nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng
việt.*Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng việt:
Tiếng Việt thuộc họ Nam Á:
Được dựa trên những lập luận chính của A.G Haudricourt
- Vấn đề lớp từ vựng cơ bản trong tiếng Việt.
Ông cho rằng khi xếp loại nguồn gốc tiếng Việt thì cái quyết định là từ vựng
cơ bản.Để chứng minh cho lập luận trên tác giả đã khảo sát,thực hiện bằng
cách so sánh chi tiết những nhóm từ cơ bản chỉ các bộ phận cơ thể trong tiếng
việt với từng ngôn ngữ cụ thể của ngôn ngữ Môn khmer và ngôn ngữ thái có
trong vùng đông Nam Á văn hóa.
Các ngôn ngữ Môn-khmer


các ngôn ngữ thái
Việt
mườn phong bana khmu môn thái dioi sui
g

Qua bảng so sánh,ông có cơ sở phân loại các từ Việt tương ứng với các ngôn
ngữ Môn khmer theo ba cấp:


Thư nhất những từ chung cho hầu hết các ngôn ngữ Nam Á,trường hợp
tóc,tai,mắt,mũi,tay.
Thứ hai,những từ chỉ gặp trong tiếng phong,còn trong những ngôn ngữ khác
thì khác nhau,trường hợp trốc,tai,miệng,lưỡi,môi
Thứ ba những từ không gặp trong tiếng mường,trong tiếng phong nhưng lại
gặp trong các ngôn ngữ Môn khmer
Ngược lại,khi so sánh tiếng Việt với các ngôn ngữ Thái lại không thấy có sự
tương ứng đều đặn.Từ những phân tích và chứng minh trên ông đã cho thấy
sự tương ứng về từ vựng cơ bản giữa tiếng việt voiws các ngôn ngữ Môn
khmer là sự tương ứng mang tính cội nguồn,khác với sự tương ứng giữa tiếng
việt với tiếng thái.
Câu 2: Loại hình ngôn ngữ Tiếng Việt và việc xác lập các truyền thống
Ngữ Văn?
Câu 3: Phân tích sắc thái văn hóa của người Việt qua cách dùng từ xưng
hô?
Dùng từ xưng hô trong giao tiếp là một truyền thống của người Việt.Người
Việt Nam rất quan tâm đến dùng từ xưng hô bởi nét văn hóa trong ứng xử
được thể hiện rất rõ trong việc sử dụng từ xưng hô khi thực hiện giao
tiếp.Chính vì vậy ta có thể nhận thấy sắc thái văn hóa của người việt qua cách
dùng từ xưng hô.
Xưng hô là một nghi thức lời nói của người Việt,dùng từ xưng hô trong giao

tiếp thể hiện phông chung của người Á Đông:xưng: khiêm,hô:tôn nghĩa là thể
hiện tính khiêm tốn của người Phương Đông hạ mình để nâng người khác
lên.Người Việt còn là nền văn hóa duy tình chứ không phải duy lí như văn
hóa phương Tây.Chính vì vậy trong khi dùng từ xưng hô trong giao tiếp tính
văn hóa cũng như văn hóa trọng tình sẽ được thể hiện qua việc lựa chọn các
từ xưng hô thích hợp để nhằm duy trì mối quan hệ thân tộc hay quan hệ xã hội
xung quanh.
Chẳng hạn: Nếu người hội thoại là đàn ông có tuổi ngang với anh mình thì gọi
bằng anh và xưng em,ít tuổi hơn bố mình thì gọi bằng chú và xưng cháu.
Nếu người hội thoại là phụ nữ ngang tuổi với chị mình thì gọi
bằng chị và xưng em.Nếu ít tuổi hơn mẹ mình thì gọi bằng cô và xưng cháu.
Với nền văn hóa trọng tình cho nên người Việt kéo toàn bộ quan hệ xã hội vào
quan hệ gia đình được thể hiện ở chỗ sử dụng cách xưng hô ở các miền khác
nhau thì cũng có sự lựa chọn từ thân tộc khác nhau.
Chẳng hạn:
Trong quan hệ xã hội,từ cô,chú được sử dụng để chào người trên mới
gặp.Như đến nhà bạn chơi:
Cháu chào cô chú ạ.
Trong quan hệ thân tộc,từ cô chú được sử dụng để xưng hô với


Xem xét các từ xưng hô với các ngôn ngữ khác ta thấy ngôn ngữ và văn hóa
trong tiếng Việt được biểu hiện qua hệ thống từ vựng phong phú hơn
Ví dụ: Trong tiếng Anh,từ Tôi bị trung hòa nghĩa tình thái,dường như không
tạo ra được các cặp xưng gọi nhằm biểu thị ý nghĩa tình thái trong thái độ của
người tham gia đối thoại.
I am a student.
I am a pupil.
còn từ tôi trong tiếng việt có thể tạo ra rất nhiều cặp từ xưng gọi để biểu thị
các nét nghĩa này:

1.Tôi và ông không thù không oán sao ông lại gây sự với tôi
Cặp từ xưng hô tôi-ông biểu thị mối quan hệ giao tiếp giưa ngôi 1 và ngôi 2
nhưng ở đây muốn nhấn mạnh thông tin về quan hệ giữa mình và đối tượng
giao tiếp.
2.Tôi và ông vào uống bia đi.
Người nói muốn thể hiện mối quan hệ thân mật,bình đẳng giữa mình và đối
tượng.Đối tượng giao tiếp có thể tương đương về tuổi tác nhưng cũng có thể
nhỏ hơn mình.
3.Tôi không phải là cháu ông đâu nhé.
Người nói muốn nhân mạnh thông tin đó là sự phản ứng trước hành vi ứng xử
theo kiểu gia đình trị.Người nói muốn nhắc nhở tính bình đẳng trong quan hệ
mà không tính đén quan hệ thân tộc hay tuổi tác.
có thể sử dụng thành cặp với các từ khác
Ông (tôi) Ông tôi năm nay đã ngoài 60.
Bà (tôi)
Em (tôi) Em tôi học rất giỏi.
Bố(tôi),Mẹ(tôi),Anh(tôi).....
Tuy nhiên hệ thống các từ xưng hô có thể sử dụng gắn liền với quan hệ tình
cảm và vị thế của người tham gia giao tiếp nhằm thể hiện,vận dụng một cách
sáng tạo chiến lược giao tiếp của mình.Cách sử dụng này phản ánh nét đặc
trưng của văn hóa Việt là tính uyển chuyển,năng động,sáng tạo,không cứng
nhắc,rập khuôn theo một mô thức có sẵn.
Ví dụ:Mẹ có đun nước cho bố không?
1.Mẹ có thể là lời người chồng xưng hô gọi vợ là mẹ,gọi thay cho con cái
2.Mẹ có thể là lời người bố hỏi người con.
3.Mẹ có thể là lời người khác hỏi đứa trẻ.
Ví dụ:
Nhà tôi có ở nhà không chú?
*Nhà người anh,người chị dâu nói với em trai,em chồng hỏi về chồng mình,
vợ mình

Ví dụ:
Nhà con đi đâu rồi hả mẹ?
*Nhà có thể là lời con trai,con gái,con dâu,con rể nói với mẹ mình


Ví dụ: Nhà cháu ăn cơm đi.
*Nhà là lời ông bà nói với cháu.
Ví dụ: Nhà cháu ăn cơm no quá rồi.
*Nhà là lời cháu nói với ông bà.
Ví dụ: Nhà em chưa đi học sao?
*Nhà là lời của anh chị nói với em.
Ví dụ: Nhà em đi học nhé.
*Nhà lời của em nói với anh chị
Ví dụ:Nhà nó đi chợ à?
*Nhà là lời của chồng nói với vợ.
Từ xưng hô trong quan hệ vợ chồng có thể thay đổi theo thời gian,tuổi tác:
Tuổi trẻ: Nam: anh –em,tôi-em
Nữ: Em-anh,tôi-anh
Trung niên:Chồng: Tôi-bà,tôi-bà nó
Vợ: Tôi-ông,tôi-ông nó.
Tuổi già: Chồng: Tôi-cụ,mình-ông,tôi-đằng ấy
Vợ:Tôi-cụ,mình-ông,em-đằng ấy
Ví dụ: Ai ơi! Về ăn cơm. Ngôi 2
Cơm ai nấu?
Ngôi 3
Nấu cho ai?
Ngôi 2
Những từ xưng hô của người Việt có sự can thiệp của văn hóa phương Đông
Trọng nam khinh nữ yếu tố nam đặt trước
,trọng xỉ hơn trọng tước,theo vai vế. được biểu hiện:

Yếu tố nam đặt trước:Ông –bà,bố-mẹ,cậu-dì,chú-thím,bác-bá
Quy tắc trước sau theo vai vế: Ông-cha,bố-con,mẹ-con,chú-thím,bác-cháucậu-cháu,cháu-chắt.
Quy tắc nội trước,ngoại sau:Cô-cậu,cô-dì,chú-dì...

Câu 4: Các kiểu chơi chữ trong thơ ca?
Thứ nhất:Khai thác phương tiện ngữ âm.
1,Lặp âm đầu
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mù.
Mộng mị mỏi mòn mai một một
Mĩ miều may mắn mấy mà mơ
Mưa-Tú mỡ.
Hay
Danh giá gì gian díu giống dê
Bạc bồ,bạc bó,bẩn bề bề


B Rúc ra rúc rích,râu ria rậm
Hang hốc hung hăng hí hoáy:hề
2.Lặp vần:
Ví dụ:
Lễ mễ bê để tế
Nàng quàng quáng,chàng màng
Kể lể thề quê tệ
Chàng hoang mang,bàng hoàng.
(Đả kích thói mê tín dị đoan)
3.Lặp thanh điệu:
Ví dụ: Trời buồn làm gì trời rầu rầu
Anh yêu em xong anh đi đâu
Lắng tiếng gió thét thấy tiếng khóc

Một bụng một dạ một nặng nhọc
Ảo tưởng chỉ để khổ để tủi
Nghĩ mãi,gỡ mãi lỗi vẫn lỗi
Thương thay cho em căm cho anh
Tình hoài càng ngày càng tầy đình
Lê Ta-Tình hoài
4.Dùng thanh bằng(hoặc trắc cho các tiếng)
Ví dụ:
Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương
Tản đà
Hay:
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
Xuân Diệu
5.Dùng các đơn vị gần âm,khác nghĩa:
Ví dụ:Làm bí thư hoài có...bí thơ?
Tố Hữu
6.Dùng các đơn vị đồng âm khác nghĩa.
Ví dụ:Chàng Cóc ơi.Chàng Cóc ơi!Thiếp bén duyên chàng có thế thôi/Nòng
nọc đứt đuôi từ đây nhé/Nghìn vàng khôn chuộc thói bôi vôi
Hồ Xuân Hương-Khóc Tổng Cóc
Thứ hai: Sử dụng cách nói lái:
Do ràng buộc của thi luật nên chơi chữ bằng cách nói lái ít được sử dụng
trong thơ.tuy nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương nói lái được sử dụng khá phổ
biến.có hiệu quả thẩm mĩ cao.
Quán sứ sao mà khách vắng teo/Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo/Chày kinh tiểu
để suông không đấm/Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo
Chùa quán sứ-Hồ Xuân Hương
Thứ 3: Biện pháp chiết tự:



Bài thơ chiết tự của Hồ Chí Minh trong tập Nhật kí trong tù sử dụng biện
pháp chiết tự rất tài tình.
Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc
Hoạn quá đầu thời thủy kiến trung
Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại
Lung khai trúc sản xuất chân long.
Trên bề mặt câu chữ:chữ từ,bỏ chữ nhân ra,cho chữ hoặc vào thành chữ
quốc,chữ hoạn bỏ phần trên còn lại chữ trung,chữ ưu(ưu sầu) thêm bộ nhân
thành chữ ưu(ưu điểm),chữ lung bỏ bộ trúc rõ ràng là chữ long.
Nghĩa hình tượng của bài thơ:Người tù ra khỏi nhà lao sẽ dựng nên nghiệp
nước.Sau cơn hoạn nạn ấy mới thấy rõ người trung.Người biết lo âu là người
ưu điểm lớn.Nhà lao mở cửa thì con rồng thật sẽ bay ra.
Thứ 4: biện pháp xếp chữ,xếp hình:
Xếp chữ là biện pháp tổ chức các tiếng đứng ở một vị trí nào đó trong các câu
thơ nhằm thể hiện thông tin gián tiếp kín đáo.Chẳng hạn lời chúc thọ Cụ
Hồ muôn tuổi,bài thơ khuyết danh sau đây:
Cụ ngồi thong thả buông cần trúc
Hồ nước mênh mông rực ánh hồng
Muôn dặm đài sen hương tỏa ngát
Tuổi già vui thú với non sông.
Câu 5: Phân tích và lí giải cách dùng loại từ để phản ánh sự vật hiện
tượng vào ngôn ngữ?
Loại từ là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong tiếng
Việt.Trong các đơn vị được gọi là loại từ vừa có phần nghĩa chỉ số lượng vừa
có phần nghĩa chỉ chất lượng.
Loại từ là các từ có vai trò như sau:
*.Loại từ chỉ từng cá thể sự vật,hiện tượng(do danh từ đứng sau biểu thị):
Trong câu tiếng Việt,danh từ chỉ sự vật hiện tượng xuất hiện trong hai trường

hợp:không có loại từ đi kèm ở trước,có một loại từ trực tiếp đi kèm ở trước.
Ví dụ:
1.Chị ấy rất thích đọc tiểu thuyết
2.Chị ấy rất thích đọc cuốn tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình
3.Em yêu bộ đội
4.Em yêu chú bộ đội.
Ta thấy các câu 1-3 các danh từ tiểu thuyết và bộ đội không có từ loại ở trước
thì nó chỉ gọi tên một loại sự vật,hiện tượng chung.không có tính cá biệt.
Còn ở các câu 2-4 trước các danh từ có các loại từ cuốn(tiểu thuyết),chú(bộ
đội) thì sự vật hiện tượng mà từ gọi tên có tính xác định,tính cá biệt,tức là đề
cập đến một hiện tượng đơn nhất,tách biệt với các sự vật,hiện tượng cùng loại
khác.
*Loại từ chuyển hóa từ loại cho động từ và tính từ:


Các từ loại Cái ,sự,việc,cuộc,nỗi,niềm,mối có vai trò ngữ pháp khá đặc
biệt:chúng có vai trò như một hình vị cấu tạo từ để giúp cho một số từ chỉ
hành động hoặc một số từ chỉ tính chất,trạng thái tâm lí hay sinh lí chuyển
loại thành các danh từ trừu tượng.hiện tượng này thể hiện nhu cầu phát triển
danh từ chỉ các khái niệm trừu tượng trên cơ sở các đơn vị có sẵn( động
từ,tính từ) kết hợp với nhau
Ví dụ:
-ăn – mặc là động từ,nhưng khi sử dụng các từ loại cái thì chuyển sang danh
từ
Lo cho cái ăn cái mặc
-đẹp – chết:
Cái nết đánh chết cái đẹp
-Vui:tính từ
* Loại từ phân loại sự vật,hiện tượng:
Đây là vai trò ngữ nghĩa nổi bật của loại từ khi được dùng trực tiếp trước

danh từ chỉ sự vật,hiện tượng.Vai trò này của loại từ chứng tỏ khi gọi tên sự
vật,hiện tượng người Việt đồng thời quan tâm đến việc phân loại chúng một
cách hệ thống thông qua việc chọn dùng một loại từ phù hợp trước danh từ.
Loại từ Con chỉ ra sự vật do danh từ đứng sau biểu thị là thuộc loại động vật
1.Con ong làm mật yêu hoa
Con cá bơi yêu nước,con chim ca yêu trời
Con người muốn sống con ơi
Phải yêu đồng chí yêu người anh em.
Tố Hữu
Con trong con người chỉ chung loại động vật xã hội,phân biệt với các loại
động vật tự nhiên.
2.Muốn làm con chim hót
Muốn làm một nhành hoa
3.con gà cục tác lá chanh/Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi/Con chó khóc đứng
khóc ngồi/Ông ơi đi chợ mua tôi của riềng
Ca dao
Ngoại lệ,loại từ con đứng trước một số danh từ không chỉ động vật như con
sông,con đò,con sóng,con thuyền,con dấu,con bài...Đây chỉ là cách dùng do
áp lực từ cách dùng phổ biến nói trên của loại từ:các sự vật hay đồ vật này
thường có đặc điểm hoạt động hoặc có đặc điểm hình dạng giống động vật.
+Loại từ Cái được dùng rộng rãi,có tác dụng chỉ ra sự vật do danh từ đứng
sau biểu thị là thuộc loại đồ vật.
Ví dụ:
1.Nhà nàng ở cạnh nhà tôi/Cách nhau cái chậu mồng tơi xanh rờn.
Nguyễn Bính
2.Các tổ hợp:cái cuốc,cái chổi,cái áo,
Ngoại lệ:Có một số trường hợp loại từ cái đứng trước các danh từ chỉ động
vật thường nhỏ bé,yếu ớt



Ví dụ:
Cái cò cái vạc,cái nông
Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò
Bà còng đi chợ trời mưa/Cái tôm cái tép đi đưa bà còng
Ca dao
Cách dùng này phải chăng thể hiện tư tưởng yếm thế của người nông dân,tự
coi mình như các đồ vật,không có khả năng phản kháng trước những áp
bức,bất công.
+Các loại từ khác có vai trò phân loại sự vật,hiện tượng thành những lớp nhỏ
hơn.
Loại từ đôi:đi với danh từ chỉ loại đồ vật gồm hai phần làm thành cặp
Ví dụ:Đôi đũa,đôi giày,
Loại từ chiếc:đi với danh từ chỉ các đồ vật vốn làm thành đôi nhưng đã bị tách
khỏi đồ vật kia trong đôi.
Ví dụ:Lạc mất chiếc giày,đánh mất đôi hoa tai

Câu 6: Vai trò của âm tiết đối với thói quen sử dụng ngôn ngữ của người
Việt?40
Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong chuỗi âm thanh và là đơn vị có trong
mọi ngôn ngữ.Nhưng tính âm tiết là đặc điểm nổi bật nhất về mặt lọai hình
của Tiếng Việt.
Tính âm tiết không chỉ tác động đến một loạt các đặc điểm khác trong cơ cấu
nội tại của tiếng Việt
Tính âm tiết có vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhiều thói quen sử dụng
ngôn ngữ của người việt trong giao tiếp.
Trước hết,người Việt thường rút gọn khi nói,tức là lược bỏ hình vị trong các
từ ghép nghĩa,để cho hình vị còn lại lâm thời mang nghĩa và được sử dụng
như cả từ ghép.
Chẳng hạn:Cử nhân người việt gọi là ông cử
Tú tài gọi là cậu tú

Nghị viên gọi là ông nghị
Chánh tổng gọi là cụ chánh
Lí trường gọi là ông lí,trương tuần gọi là anh tuần,tài xế gọi là bác tài.
Cách phiên âm các từ vay mượn châu Âu thành những từ đon tiết là do áp lực
cuả tính đơn âm của tiếng Việt.
Enveloppe gọi là lốp
Kilograme gọi là kí/lô
-Trong nhiều trường hợp,người Việt đối xử với các âm tiết không có nghĩa từ
vựng trong các từ láy như những từ đon.
Chẳng hạn:
Bạn bè người Việt quen gọi là thằng bạn thằng bè


Chán chường gọi là bướm chán ong chường
Chim chóc gọi là con chim con chóc
Nước nôi gọi là nước với nôi
Hỏi han gọi là hỏi với han
-Người Việt có cách làm từ điển khá đặc biệt:lấy một âm tiết Hán Việt đối
chiếu với một âm tiết thần việt,dùng âm tiết thuần việt giải thích nghĩa cho âm
tiết Hán Việt
Chẳng hạn:Thiên –trời,địa-đất,cử-cất,tồn-còn,tử-con,tôn-cháu,lục-sáu,tamba...
Có khi còn diễn ca theo kiểu:
Thiên trời,địa đất,vân mây
Vũ mưa,phong gió,nhật ngày,dạ đêm.
-Người Việt còn lấy âm tiết làm đơn vị đo lường để tạo ra các thể thơ.Các thể
năm chữ,sáu chữ,bảy chữ,tám chữ, là mô phỏng thơ ca Trung Quốc nhưng thể
lục bát sáu tám là Thuần Việt.
-Dựa vào tính âm tiết,người việt tạo ra các kiểu thị giác như thơ hình quả
trám:
Thơ hình thoi:

Xưa và nay
xưa
anh về
cây sứ trắng
mùi hương đê mê
mắt huyền nhìn anh long lanh
bao năm trôi thầm lặng
anh về trăng bay
hương sứ đắng
mũi cay
nay
Ngô hữu đoàn
Thơ hình tròn
N
H
A.
N
Về
Đông
đợi
Gởi
ngẩn
Bạn
ngơ
Tình
lòng
Chung
tấm
Một



-Đặc biệt dựa trên đặc điểm tính âm tiết,người Việt có nhiều kiểu chơi chữ
hết sức thú vị,độc đáo tạo thành truyền thống chơi chữ.
Câu 7: Vai trò của từ ngữ trong chơi chữ.
Câu 8: Nêu cách sử dụng vần trong thơ Việt Nam? 75
Xét về vị trí trong dòng thơ ,vần thơ Việt Nam được phân chia một cách
truyền thống thành vần chân và vần lưng.
1.Vần trong thơ Đường luật:
Trong thơ ca cổ điển Việt Nam,các bài thơ thường được làm theo thể thơ
Đường luật.Ở thể này,xét về thanh điệu các âm tiết trong mỗi bài đều bị luật
bằng trắc chi phối một cách nghiêm ngặt kể cả ngũ ngôn,lục ngôn cũng như
thất ngôn.Có hai thể chính vốn được coi là thể hoàn chỉnh đó là bát cú và
tuyệt cú.Trong hai thể này vần được quy định hết sức chặt chẽ.
+Vần trong thể bát cú:
Dù là ngũ ngôn bát cú hay thất ngôn bát cú thì vần vẫn được phân bố theo
một quy luật thống nhất.mô hình về sự phân bố của vần trong cấu trúc chung
của bài thơ như sau:
-Không có vần lưng,chỉ có vần chân ở các dòng 1.2.4.6.8
-Thường chỉ vần bằng
-Các âm tiết bắt vần thường cùng vận mẫu
Chẳng hạn có thể quan sát quy luật phân bố của vần trong thể bát cú qua bài
Thu điếu của Nguyễn Khuyến:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

+Sự phân bố của vần trong thể tuyệt cú:
-Ở một bài thơ tuyệt cú 4 dòng cũng như thể bát cú,chỉ có vần chân chứ
không có vần lưng.
Phổ biến nhất là những bài có ba vần chân theo kiểu 1.2.4
Ví dụ:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hồ chí minh-Cảnh khuya
-Số vần ít nhất của một bài tuyệt cú là hai.Trong trường hợp này,vần thường ở
dòng thứ hai và thứ tư


Lổm chổm vài hàng tỏi
Lơ thơ mấy khóm gừng
Vẻ chi tèo teo cảnh
Thế mà cũng tang thương
Trong thơ ca hiện đại,lối thơ tuyệt cú vẫn còn nhưng có sự phát triển rõ rệt.
Thư nhất nếu như trước đây,hình thức 4 dòng như trên là một bài thì ngày
nay,đồng thời với truyền thống đó,nó còn tồn tại với tư cách là một khổ trong
một bài thơ dài.Ví dụ Bài thơ Bác ơi của Tố Hữu gồm 13 khổ có hình thức tứ
tuyệt.
Thứ hai,trong phạm vi một khổ tứ tuyệt như thế,sự phân bố của vần cũng đa
dạng hơn thơ tứ tuyệt truyền thống.Điều đó được biểu hiện ở chỗ ngoài các
kiểu 1,2,4 và 2,4 vần còn được phân bố theo nhiều kiểu khác:
-Khi có hai vần,sự phân bố có thể ở hai dòng giữa 2,3.
Ví dụ:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi

Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Minh Huệ-Đêm nay Bác không ngủ
-Trong nhiều trường hợp,khổ thơ tứ tuyệt có thể có tới 4 vần,tức là dòng nào
cũng có một vần.Khi có 4 vần sự phân bố như sau:
1.Các dòng lẻ bắt vần với nhau,các dòng chẵn bắt vần với nhau tạo thành thế
đan chéo hay gián cách kiểu abab.
Ví dụ: Chả có chuyện gì đâu
Buổi chiều trên đường Láng
Chúng mình đi với nhau
Suốt khoảng dài im lặng
Nguyễn Huy Dung-Những khoảng lặng
2.dòng thứ hai bắt vần với dòng thứ ba,dòng thứ nhất bắt vần với dòng thứ tư
tạo nên sự ôm nhau kiểu abba
Ví dụ:
Anh lên xe trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ
Em xuống núi nắng về rực rỡ
Cái nhành cây gạt mối riêng tư.
Phạm /tiến Duật-Trường Sơn đông Trường Sơn tây
3.Hai dòng đầu bắt vaanf với nhau,hai dòng sau bắt vần với nhau tạo thành
hai cặp liền nhau kiểu aabb.Ví dụ:
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò;
Xuân Diệu-


-Một dặc điểm nữa sự phân bố vần trong thơ tứ tuyệt dù là có hai,ba hay bốn

vần thì dòng thứ hai bao giờ cũng có một vần.
Cuối cùng ở những bài thơ có các khổ thơ tứ tuyệt,giữa các khổ với nhau có
thể có vần liên kết hoăc không hề ràng buộc với nhau bằng vần.Khi giữa các
khổ không có quan hệ vần luật thì tính độc lập của từng khổ cao hơn,nhát cắt
giữa các khổ rõ ràng hơn.
2.Vần trong thể lục bát:
Ở dạng đơn giản nhất một bài thơ lục bát chỉ có hai dòng,mỗi dòng có một
vần:dòng lục mang vần chân,dòng bát mang vần lưng ở âm tiết thứ 6 hoặc thứ
4.Ví dụ:
Trăm năm ai chớ quên ai
Chỉ thêu nên gấm,sắt ,mài nên kim
Và:Gối chăn gối chiếu không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em
Ca dao
-Song có nhiều bài thơ lục bát không chỉ có một mà có nhiều cặp lục
bát.Trong trường hợp này,dòng bát không chỉ có vần lưng mà còn có cả vần
chân ở cuối âm tiết cuối.
Láng giềng đã ddor đèn đâu
Chờ em chừng giập miếng giầu em sang
Đôi ta cùng ở một làng
Cùng đi một ngõ vội vàng chi anh
Nguyễn Bính-Hình như
Ở dòng bát,vần lưng và vần chân bao giờ cũng đối lập với nhau về âm
vực:nếu vần lưng là thanh có âm vực thấp(thanh huyền) thì vần chân nhất
thiết phải mang âm vực cao(thanh ngang) và ngược lại.Khi vần lưng ở âm
tiết thứ 6 thì cả hai khả năng này đều có thể xảy ra.Nhưng khi vần lưng rơi
vào âm tiết thứ 4 thì âm tiết này chỉ có thể mang thanh thấp chứ không thể
mang thanh cao,do đó vần chân trong trường hợp này chỉ có thể mang thanh
cao nhất mà thôi.
Ví dụ:

Câu 9: Phân tích các yếu tố tạo sự hòa âm trong vần thơ? 83
Trong năm thành phần cấu tạo âm tiết tiếng Việt thanh điệu,âm cuối,âm chính
là những yếu tố chính tham gia vào việc tạo nên sự hòa âm cho các vần thơ
Việt Nam.Đây chính là những yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự tương đồng
về âm hưởng,tạo ra sự hòa phối âm cho các âm tiết hiệp vần.Để đảm bảo sự
hòa âm giữa các âm tiết hiệp vần thì bản thân từng cặp yếu tố tương đương
nhau phải được sắp xếp,phân bố theo nguyên tắc nhất định.Hay nói cách khác
ddeerr có sự hòa âm cá yếu tố tham gia hiệp vần phải được phân bố theo
những quy luật nhất định.
Các yếu tố tạo ra sự hòa âm cho vần thơ.


1.Thanh điệu:Chức năng hòa âm của thanh điệu biểu hiện ở chỗ:Các âm tiết
hiệp vần chỉ có thể mang hai thanh cùng tuyền điệu(cùng bằng hoặc trắc),tức
là đồng nhất một đặc trưng ngữ âm(đường nét/âm điệu) rất quan trọng của
thanh điệu.Ở các thể thơ quenthuoocj như lục bát,song thất lục bát và các thể
thơ mô phỏng Trung Quốc ( Đường luât,cổ phong),nguyên tắc cùng tuyền
điệu trong vần thơ là bắt buộc(vi phạm nguyên tắc ấy sẽ phá vỡ sự hòa
âm).Trắc nghiệm:
1.Rễ si đâm ra trắng xóa/Mưa to gió lớn hẳn là đến nơi?
2.Buông cầm xóc áo vội ra/Hương còn thơm nức,người đà vắng tanh
Nguyễn Du
Hay
Anh đi công tác Lào Cai/Còn em ở lại Yên Bài tỉnh cu.
Cố nhiên,phân bố thanh điệu trong vần thơ theo nguyên tắc cùng tuyền điệu
có vai trò to lớn trong hòa âm nhưng hoàn toàn không phải duy nhất.Trong
thơ hiện đại,để tạo ra sự hòa âm cho các vần thơ,các cặp thanh không cùng
tuyền điệu cũng tạo ra sự hòa âm.Chẳng hạn:
Không có chân có cánh/Mà lại gọi là sông?/Không có lá có cành/Sao gọi là
ngọn gió?

Xuân Quỳnh-Vì Sao?
2.Âm cuối:Trong các yếu tố tạo nên tính chất phần vần,âm cuối có vai trò
quan trọng hơn cả.Vần at có âm hưởng khác ăn,ai,a...Người ta hay dựa vào
cách kết thúc(âm tiết) để phân loại các âm tiết Việt(và cũng là một cách phân
loại vần) là khẳng định vai trò của âm cuối.Trong các hiệp vần thơ Việt
Nam,tính chất của từng loại vần(mở,nửa mở,nửa khép và khép) giữ một vai
trò quan trọng trong việc tạo nên sự hài âm(mà tính chất của từng loại vân flaf
do âm cuối quyết định).Vì thế,trong hiệp vần thơ âm cuối được phân bố theo
những nguyên tắc hết sức nghiêm ngặt.Sự hòa âm của vần thơ Việt Nam sẽ có
được khi:
-Có sự đồng nhất các âm cuối(phụ âm,bán âm,zero),ở hai âm tiết hiệp vần.Ví
dụ:
Bờ rào cây bưởi không hoa/qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo/Lợn không
nuôi đặc ao bèo/Dầu không dây chẳng buồn leo vào giàn/Giếng thơi mưa
ngập nước tràn/Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều
Nguyễn Bính-Qua nhà)
-Hai âm cuối có sự đồng nhất về đặc trưng vang(mũi).
Ví dụ:Một thời gian như gió sương tan/Một đời như nắng võ vàng ngoài hiên
Nguyễn Thị Tâm Đăng-Một thời một đời
Hay: Thôi em cứ việc sang rằm/Mặc thơ anh vẽ nên vần trăng lu
Hồng Thanh Quang-Điệu cũ.)
-Hai âm cuối hiệp vần đồng nhất đặc trưng vô thanh.
Ví dụ: Nghìn năm thác trắng trời/Tôi một lần vượt thác/năm mảng bè buộc
chặt/Quay cuồng trong sóng sôi
Nguyễn quốc Anh-Qua thác Vũ Môn


3.Âm chính:
Trong âm tiết,âm chính có vai trò quyết định âm sắc nên nó cũng có vai trò
nhất định trong việc tạo ra sự hòa âm cho vần thơ.Vì thể để góp phần vào sự

hòa âm cho vần thơ,âm chính cũng có quy luật phân bố khá chặt chẽ.Cụ thể
hai nguyên âm là âm chính trong hai âm tiết hiệp vần phải.
-Đồng nhất hoàn toàn
Ví dụ: Thu về lạnh sắc tà dương/Hoàng cung chừng đã hơi hương bay dồn
Bích Khê-Huế đa tình
Hôm nay dưới bến xuôi đò/Thương nhau qua lỗ tò vò nhìn nhau
Nguyễn Bính-Không đề
-Đồng nhất đặc trưng âm sắc:cùng hàng,khác độ mở.
Ví dụ: Đò em lên xuống Ba Lòng/chở người cán bộ lên vùng chiến khu
Lương An-Cô lái đồ
Rót nghiêng năm tháng vào li/Mắt nheo bóng xế tay che tuổi bồn
Thanh Nam-Đêm cuối năm.
-Đồng nhất đặc trưng âm lượng(khác hàng,cùng độ mở)
Ví dụ: Có lẽ nào anh lại mê em/Một cô gái không nhìn rõ mặt/Đại đội thanh
niên ddi lấp hố bom/Áo em hình như trắng nhất
Phạm Tiến Duật-Gửi em cô thanh niên xung phong
Tôi nhận ra hình dáng quê mình/Vẫn chân chất,bình thường,giản dị/Trong
giọng nói còn pha nhiều thổ ngữ/Trong dáng đi tất bật vội vàng.
Đào Xuân Quý-Đi trên đường phố quê hương
Tóm lại vần là yếu tố quan trọng trong cấu tạo thành ngữ,tục ngữ,câu đối,câu
đố tiếng Việt.Vì vaayj người Việt có thói quen nói có vần có vè.Vần được
người Việt sử dụng thường xuyên trong lời ăn tiếng nói hàng ngày và trong
sáng tác thơ ca thuộc mọi thể loại,ở mọi thời đại.dùng vần là một truyền thống
ngữ văn lâu đời trong cấu tạo và sử dụng ngôn ngữ của người Việt
Câu 10: Nêu các biểu hiện về sử dụng hiện tượng chuyển loại của từ?88
Hiện tượng chuyển loại của từ hầu hết các hiện tượng chuyển loại của từ đều
có thể giải thích được hướng chuyển tức là nhận ra từ loại nào chuyển sang từ
loại nào..Chuyển loại là kết quả của tính năng động sáng tạo của người Việt
trong sử dụng ngôn ngữ,phản ánh tư duy vừa thực tế vừa linh hoạt của người
Việt.Hiện tượng chuyển loại là biểu hiện nguyên lí tiết kiệm của ngôn ngữ,tận

dụng một hình thức ngữ âm vào những vai trò ngữ pháp khác nhau.
Biểu hiện về sử dụng hiện tượng chuyển loại của từ:
Hiện tượng những từ cùng gốc,cùng hình thức ngữ âm mà có thể dùng theo từ
loại khác nhau.Đáng chú ý nhất là:
*,Thực từ và hư từ:
Đây là hiện tượng được gọi là sự hư hóa hoặc ngữ pháp hóa của thực từ,có thể
nhận thấy trong nhiều ngôn ngữ.
+Sự chuyển loại danh từ Của thành kết từ Của:
1.Nhà ông Nam có nhiều của


Hay:Của mình thì giữ bo bo. Danh từ
2.Sách của thư viện rất nhiều
Trái đất này là của chúng mình. Kết từ
-Chuyển loại danh từ thành kết từ còn có các trường hợp các từ
trên,dưới,trong,ngoài...
Dùng sau phụ tố chỉ phương hướng,trước phụ tố chỉ đích của hoạt
động,những danh từ này có thể coi đã chuyển thành kết từ.
1.trèo lên trên
danh từ
2.trèo lên trên núi
kết từ
3.lặn xuống dưới
danh từ
4.lặn xuống dưới nước kết từ
Chúng cũng là kết từ khi được dùng để đưa một danh từ làm thành phần ngoài
nòng cốt trong câu.
Ví dụ: Ngoài vườn,hoa đang nở
Trên trời,mây trắng như bông.
Một

số
động
từ
chuyển
động

hướng
như
:ra,vào,lên,xuống,sang,qua,về,tới... có thể thành phụ từ chỉ hướng.
Ví dụ: 1.Tôi lên Nam Đàn
2.Trèo lên cây bưởi hái hoa.
*Động từ và danh từ:
-Có thể nhận thấy sự chuyển loại của khá nhiều động từ cảm nghĩ thành danh
từ.
Ví dụ:1.Chúng tôi suy nghĩa chưa thật chín chắn
Động từ
2.Những suy nghĩa chưa thật chín chắn của chúng tôi Danh từ
Trường lợp này phần lớn là những từ hai tiếng:suy nghĩ,đắn đo,tính toán,dằn
vặt,lo lắng,nhận thức,trăn trở,đánh giá...
-Một số động từ có thể dùng làm danh từ đơn vị.
Ví dụ:
1.Các xã viên đang bó lúa Động từ
2.Những bó lúa đã đưa lên xe. Danh từ
Các trường hợp này chủ yếu là từ đơn tiết như :gánh
(nước),xe(cát)gói(quà),cuộn(giấy)...
-Cũng có trường hợp,một số động từ đơn tiết chỉ hoạt động và chỉ công cụ của
hoạt động khó xác định quá trình chuyển loại như:cày,bừa,đục,cưa,cuốc,cân...
Ví dụ:1.Sáng nay tôi cày được hai sào ruộng. Động từ
2.Cái cày này rất nặng Danh từ
*Tính từ và danh từ:

Một số tính từ phần lớn là từ hai tiếng có thể dùng thành danh từ trừu
tượng.Đó là các từ như:vất vả,khó khăn,gian khổ,tổn thất,thất bại,đau
thương...
Ví dụ:Chuyến đi điền dã vừa rồi khá vất vả. Tính từ
Những vất vả của chuyến đi điền dã vừa rồi Danh từ


Câu 11: So sánh từ xưng hô Ông trong tiếng Việt và tiếng Hán?
Câu 12: Nêu cơ sở của hiện tượng chơi chữ?61
Chơi chữ vừa là trò chơi trí tuệ vừa là một phương tiện chuyển tải những hàm
lượng thông tin đặc biệt.
Chơi chữ thành thú chơi truyền thống của người Việt,không chỉ phổ biến
trong văn chương mà còn thường gặp trong lời nói hàng ngày.
Chơi chữ được xác lập trên cơ sở sau:
1.Tiềm năng về âm thanh và chữ Viết của tiếng Việt là rất lớn vừa phong phú
vừa đa dạng.Tiếng Việt có nhiều từ đồng âm như:
Ngày xuân em di chợ Hạ/Mua cá thu về chợ hãy còn đông/ai bảo rằng em đã
có chồng/Giận mình em đổ cá xuống sông.
Một trăm thứ dầu , dầu chi không ai thắp ?
Một trăm thứ bắp , bắp chi không ai rang ?
Một trăm thứ than , than chi không ai quạt ?
Một trăm thứ bạc , bạc chi bán không ai mua ?
Trai nam nhi đối đặng , gái bốn mùa xin theo .
Nam nhi đáp lễ :
Một trăm thứ dầu , dầu xoa không ai thắp ;
Một trăm thứ bắp , bắp chuối chẳng ai rang ;
Một trăm thứ than , than thân không ai quạt ;
Một trăm thứ bạc , bạc tình chẳng ai mua :
Trai nam nhi đà đối đặng , gái bốn mùa tính răng ?
Từ gần âm,

từ láy,
từ điệp âm Duyên duyên ý ý tình tình ,
Đây đây , đó đó , tình tình ta ta .
.Có nhiều từ ngữ vay mượn từ các ngôn ngữ khác.Tồn tại nhiều hệ thống chữ
viết khác nhau như chữ Hán
Con cu mà đậu nhánh mè
Chữ thập , chữ tứ , nhất đè chữ tâm .
***** là chữ ĐỨC .
,chữ Nôm,chữ Pháp,chữ quốc ngữ
Hai ngừơi đứng bắt tay nhau ,
Chạm trán ,chạm đầu ,mà chẳng chạm chân .
***** là chữ A.
Câu 13: Phân tích kiểu chơi chữ trong hai câu dưới đây:
Câu 14: Nêu khả năng chuyển loại của từ Con trong tiếng Việt?



×