Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thực trạng bệnh dại ở người tại các tỉnh trung du, miền Núi phía Bắc và hiệu quả can thiệp truyền thông thay đổi hành vi trong trường học (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.28 KB, 26 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
---------

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

THỰC TRẠNG BỆNH DẠI Ở NGƯỜI TẠI
CÁC TỈNH TRUNG DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ
HIỆU QUẢ CAN THIỆP TRUYỀN THÔNG
THAY ĐỔI HÀNH VI TRONG TRƯỜNG HỌC
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 62.72.03.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Hà Nội - 2018


1
MỞ ĐẦU
Bệnh Dại đã và đang là vấn đề y tế công cộng đe dọa sức khỏe và
kinh tế của người dân sống trên toàn cầu. Bệnh xảy ra ở hơn 150
quốc gia ở các mức độ khác nhau với hơn một nửa dân số Thế giới
sống trong vùng có bệnh Dại lưu hành. Mỗi năm có hơn chục triệu
người bị động vật Dại hoặc nghi Dại cắn phải đi tiêm phòng bằng vắc
xin (VX) trong đó có tới hơn 40% nạn nhân là trẻ em dưới 15 tuổi; có


khoảng 59.000 người chết do bệnh Dại, 30-60% số người tử vong là
trẻ em dưới 15 tuổi với phí tổn hàng năm lên tới hàng tỷ đô la.
Tỷ lệ mắc Dại ở Việt Nam khá cao, đứng thứ 14 trên Thế giới và
đứng đầu trong danh sách tử vong do các bệnh truyền nhiễm. Số
người đi tiêm VX Dại hàng năm khoảng nửa triệu người với tốn phí
hơn 300 tỷ đồng mỗi năm. Trong thời gian gần đây, bệnh Dại đã và
đang gia tăng ở các tỉnh miền núi phía bắc, chiếm tới 54% số ca tử
vong của cả nước. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng bệnh Dại tại
khu vực Miền núi và trung du phía Bắc là cần thiết cả về khoa học và
thực tiễn nhằm cung cấp thêm bằng chứng khoa học cho công tác
phòng chống bệnh Dại cho vùng này cũng như cả nước.
Mặt khác trẻ em là nhóm đối tượng có nguy cơ cao chiếm tỷ lệ
lớn trong nhóm bị phơi nhiễm với bệnh Dại nên cần thiết được quan
tâm và can thiệp giảm thiểu nguy cơ. Theo Liên minh Toàn cầu
phòng chống bệnh Dại, truyền thông giảm thiểu nguy cơ đối với trẻ
em lứa tuổi đến trường là một trong những biện pháp hiệu quả bền
vững trong việc làm giảm tỷ lệ trẻ em bị động vật cắn từ đó góp phần
giảm tỷ lệ phơi nhiễm chung của cộng đồng. Để đánh giá hiệu quả
của biện pháp truyền thông bệnh Dại tại trường học, nghiên cứu lựa
chọn Phú Thọ là tỉnh trung tâm của Vùng Trung du và miền núi phía
Bắc, liên tục có số trường hợp tử vong đứng đầu cả nước từ nhiều
năm gần đây để tiến hành điều tra và can thiệp. Kết quả của nghiên
cứu sẽ cung cấp thêm bằng chứng khoa học cho chương trình khống
chế và loại trừ bệnh Dại về hiệu quả của can thiệp truyền thông nhằm
giảm số trường hợp tử vong. Vì vậy, nghiên cứu được triển khai với
hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng mắc và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với bệnh
Dại ở người tại các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, giai đoạn
2010-2015.



2
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông thay đổi hành vi phòng
chống bệnh Dại ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại 3
huyện của tỉnh Phú Thọ, 2015-2016.
Những điểm mới về khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
- Luận án cung cấp những thông tin có giá trị về thực trạng
bệnh Dại tại khu vực trung du, miền núi phía bắc giúp nắm rõ đặc
điểm dịch tễ học bệnh Dại tại khu vực này, từ đó có giải pháp phù
hợp để khống chế bệnh Dại góp phần giảm tử vong do dại trên cả
nước, giảm gánh nặng kinh tế, bệnh tật góp phần bảo vệ sức khỏe
cộng đồng, an sinh xã hội.
- Điều tra về thực trạng tỷ lệ trẻ em bị chó mèo cắn phơi nhiễm
với bệnh Dại ở lứa tuổi 6-15 tuổi chưa tìm thấy ở nghiên cứu nào trên
thế giới. Nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp thêm những số liệu có giá
trị và hữu ích cho các nghiên cứu khác, và đồng nghiệp tham khảo.
- Giáo dục truyền thông phòng chống bệnh Dại trong trường
học là một trong những giải pháp hiệu quả và bền vững, biện pháp
giảng dạy cho giáo viên sau đó giáo viên giảng dạy lại cho học sinh
thông qua tiết dạy kỹ năng sống giúp giảm thiểu tỷ lệ học sinh bị chó
mèo cắn, giảm gánh nặng bệnh tật và kinh tế. Trẻ biết cách xử lý vết
thương và nói với cha mẹ về việc phải tiêm vắc xin phòng dại khi bị
cắn và cần phải tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó sẽ góp phần hạn
chế tử vong do bệnh Dại. Các thầy cô giáo cũng sẽ là những tuyên
truyền viên bền vững dạy qua nhiều thế hệ học trò. Việc mở rộng
truyền thông trong trường học này ra các tỉnh trọng điểm và toàn
quốc là một trong những giải pháp chính trong chiến lược khống chế
tiến tới loại trừ bệnh Dại ở Việt Nam.
- Ngoài ra luận án cũng sẽ là minh chứng đóng góp cho hoạt động
giảng dạy các vấn đề y tế công cộng, dịch tễ học tại cơ sở đào tạo.

CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 137 trang không kể tài liệu tham khảo và phụ lục, có
41 bảng, 16 biểu đồ, 3 sơ đồ và 9 hình. Mở đầu 2 trang; tổng quan 38
trang; đối tượng và phương pháp 22 trang; kết quả 47 trang; bàn luận 25
trang; kết luận 2 trang và kiến nghị 1 trang.
Có 127 tài liệu tham khảo, 37 tài liệu tiếng Việt, 90 tài liệu tiếng
Anh.


3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Một số khái niệm, đặc điểm về bệnh Dại
Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm và lâu đời
nhất được biết đến của loài người do vi rút Dại gây ra làm tổn thương
hệ thần kinh trung ương. Bệnh ở trên động vật (ĐV) máu nóng và lây
sang người qua những vết cắn, cào, liếm. Nguồn truyền chủ yếu là
chó, mèo, dơi, hoẵng, chồn, sói… Thời kỳ ủ bệnh của bệnh Dại trên
người dài thường từ 2 đến 6 tuần và phát bệnh khoảng 1 tuần thì chết.
1.1.1 Định nghĩa bệnh Dại
Một người có biểu hiện hội chứng thần kinh cấp tính (viêm não)
dưới các thể lâm sàng là kích động (bệnh Dại thể hung dữ) hoặc hội
chứng liệt (bệnh Dại thể trầm cảm) tiến triển đến hôn mê và tử vong,
thường là do suy hô hấp, trong vòng 7-10 ngày sau xuất hiện triệu
chứng đầu tiên nếu không được điều trị tích cực.
Bệnh Dại rất nguy hiểm khi đã mắc thì hầu như tử vong 100%
tuy nhiên có thể điều trị dự phòng (ĐTDP) được bệnh Dại bằng biện
pháp duy nhất là tiêm vắc xin (VX) Dại và/hoặc huyết thanh kháng
dại (HTKD) càng sớm càng tốt sau khi phơi nhiễm.
1.1.2 Điều trị dự phòng bệnh Dại

Định nghĩa phơi nhiễm bệnh dại
Là người bị chó, mèo, động vật dại, nghi dại cắn, cào, liếm hoặc
bị nước bọt dính vào niêm mạc (như mắt, miệng, niêm mạc bị trầy
xước) hoặc tiếp xúc qua da bị tổn thương và niêm mạc với bệnh
phẩm/vi rút Dại tại phòng thí nghiệm [6].
Khi bị ĐV cắn, ngay lập tức phải xối rửa vết thương bằng nước
và xà phòng trong vòng 15 phút hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn
bằng cồn 400-700 hoặc cồn i ốt để là giảm thiệu lượng vi rút Dại tại
vết cắn. Trong trường hợp bắt buộc phải khâu do vết thương quá lớn,
mất nhiều máu nguy hiểm đến tính mạng sau khi đã tiêm phong bế
HTKD vào tất cả các vết. Tùy trường hợp cụ thể có thể áp dụng thêm
tiêm phòng uốn ván và sử dụng kháng sinh.
1.2 Thực trạng mắc và điều trị dự phòng bệnh Dại
Bệnh Dại phổ biến trên toàn Thế giới, hơn 150 nước lưu hành
bệnh Dại trên ĐV với 3,3 tỷ người sống trong vùng nguy cơ mắc
bệnh Dại mà chủ yếu là các nước Châu Á và Châu Phi, 15 triệu


4
người bị ĐV Dại hoặc nghi Dại cắn phải đi ĐTDP bằng VX. Phần
lớn các trường hợp này được báo cáo từ những nước thuộc vùng
nhiệt đới, nơi có tới 3/4 dân số Thế giới sinh sống. Việc điều tra và
ghi nhận ca bệnh Dại trên người còn nhiều thiếu hụt và không có số
liệu. Các yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh Dại ở người là người bị
cắn nhiều hơn ở nhóm trẻ <15 tuổi nguy cơ mắc Dại cao hơn (40%),
bị chó chạy rông cắn, vết thương sâu, cắn vào đầu, không sử dụng xà
phòng và nước để làm sạch vết thương và tiêm VX sau khi cắn. Việc
thực hiện các biện pháp kiểm soát bệnh Dại kém đã dẫn đến sự bùng
nổ và phát triển bệnh Dại.
Ở Việt Nam, bệnh Dại lưu hành và phát triển ở hầu hết các tỉnh,

thành phố. Trong 6 năm từ 1994-2009, miền Bắc cũng dẫn đầu BN
mắc Dại trong cả nước. Từ 2009-2011, đặc điểm dịch tễ học bệnh
Dại tại khu vực miền bắc cũng ghi nhận bệnh Dại ở miền bắc lưu
hành cao với 15/28 tỉnh thành có ca bệnh, ca bệnh xảy ra quanh năm
nhưng cao hơn vào mùa hè. Điều kiện khí hậu ở Việt Nam với nét
đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm đã tạo điều kiện cho sự lây
truyền của bệnh Dại dễ dàng hơn các miền khác. Tỷ lệ tử vong do
bệnh Dại ở trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tỷ lệ cao (45,8%).
Số ĐTDP bệnh Dại trên dưới 500.000 người mỗi năm trong đó
40% là trẻ em dưới 15 tuổi. Tỷ lệ người đi tiêm phòng cũng phân bố
tương đối đều qua các tháng, tuy nhiên các tháng nắng nóng từ tháng
3-8 thì tỷ lệ tiêm phòng cao hơn các tháng khác. Có thể nhiệt độ tăng
ảnh hưởng đến đàn chó gây ra chó dễ kích động và cắn người nhiều
hơn dẫn đến lượng người đi tiêm VX Dại nhiều hơn.
1.3 Truyền thông thay đổi hành vi phòng chống bệnh Dại trong
học sinh ở trường học
1.3.1 Khái niệm truyền thông thay đổi hành vi
Truyền thông thay đổi hành vi là một quá trình làm việc với cá
nhân, cộng đồng và xã hội để đạt được 2 mục đích: Phát triển các
chiến lược truyền thông để thúc đẩy các hành vi tích cực, thích hợp
với mong muốn của người làm truyền thông, tạo ra một môi trường
hỗ trợ mà sẽ cho phép những người bắt đầu quá trình thay đổi hành vi
sẽ có thể duy trì những hành vi tích cực đó.
Truyền thông thay đổi hành vi chú trọng đến mục đích cao nhất
là thay đổi một hành vi nào đó của người nhận tin theo mục đích của
người truyền tin vì vậy nó rất coi trọng việc tạo ra môi trường tốt
nhất để việc thay đổi hành vi diễn ra.


5

1.3.2. Kiến thức, thái độ, hành vi về bệnh Dại ở học sinh trong
trường học
Kiến thức về cơ bản bệnh Dại bao gồm hiểu biết về mức độ nguy
hiểm, nguyên nhân, đường truyền của bệnh Dại, cách xử trí khi tiếp
xúc với ĐV, khi bị ĐV tấn công. Truyền thông tăng cường kiến thức
là một trong những biện pháp chính để PCBD.
Cuộc điều tra cho thấy phần lớn các hộ gia đình của các trẻ ở
nông thôn đều có nuôi chó, tỷ lệ này cao hơn ở thành thị. Phần lớn
các trẻ chưa có được những thói quen vệ sinh thích hợp khi tiếp xúc
với vật nuôi dù trẻ có kiến thức về việc PCBD. Trong khi đó trẻ em
lại là nhóm thường xuyên tiếp xúc, chơi đùa với chó.
1.3.3. Hiệu quả truyền thông phòng chống bệnh dại trong trường học
Mô hình truyền thông PCBD trong trường học của Liên minh
toàn cầu về PCBD và Tổ chức Y tế Thế giới đã nêu rõ Sở Giáo dục
Đào tạo và Sở Y tế đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục
bệnh Dại. Việc đưa giáo dục bệnh Dại vào chương trình học bắt đầu
bằng một cuộc thảo luận bàn tròn với một số giáo viên (GV), tiếp đó
là lập kế hoạch chuyên sâu, hội thảo để xây dựng kế hoạch bài học,
định hướng/đào tạo GV, và thử nghiệm thí điểm kế hoạch bài học
phát triển trong 6 tháng. Số liệu về tình hình bệnh Dại trong nước
cùng với kết quả đáng chú ý của các chương trình thí điểm (bao gồm
cả phản ứng của cộng đồng) đã thúc đẩy Bộ Y tế đưa giáo dục bệnh
Dại trong chương trình học. Sách hướng dẫn đào tạo GV đã được xây
dựng cho một số tỉnh ở Philippines cung cấp kế hoạch bài học về
cách lồng ghép nhận thức và giáo dục bệnh Dại với chương trình giáo
dục tiểu học hiện tại. Sổ tay Hướng dẫn về Chương trình Ngăn ngừa
Bệnh Dại được phân phát cho các trường học trong toàn khu vực vào
đầu năm 2014 và sẽ là cơ sở cho việc giáo dục PCBD ở trẻ em để
giúp nâng cao nhận thức về bệnh tật ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm
Dại ở nhóm dân số dễ bị tổn thương này [27],[55].



6
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tương ứng với 2 mục tiêu, đề tài được tiến hành với hai nội dung
NC là mô tả số liệu giám sát tại 14 tỉnh Trung du và miền núi phía
Bắc, và lựa chọn tỉnh Phú Thọ là tỉnh đại diện tiến hành NC cắt
ngang và can thiệp truyền thông PCBD trong trường học.
2.1
MỤC TIÊU 1 – NGHIÊN CỨU MÔ TẢ
2.1.1 Đối tượng NC
- BN mắc bệnh Dại
- Người bị phơi nhiễm được ĐTDP bệnh Dại
2.1.2 Địa điểm NC: 14 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc:
Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc
Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lai Châu,
Điện Biên, Sơn La và Hoà Bình.
2.1.3 Thời gian NC: Thực hiện trong 2 năm, từ 1/2014-1/2016
2.1.4 Thiết kế NC: NC mô tả hồi cứu và tiến cứu tất cả các trường
hợp mắc bệnh Dại, ĐTDP bệnh Dại sau phơi nhiễm từ 2010 -2015.
Để tìm hiểu sâu hơn diễn biến của số lượng người tiêm VX Dại theo
thời gian NC dựa trên đánh giá mối liên quan với các yếu tố về điều
kiện tự nhiên có ảnh hưởng gì đến việc ĐV cắn người hay không
nhằm đáp ứng VX vào từng tháng đảm bảo nhu cầu VX đầy đủ.
2.1.5 Cỡ mẫu: Toàn bộ 318 ca mắc Dại có chẩn đoán lâm sàng bệnh
Dại và toàn bộ 228.416 trường hợp đến ĐTDP tại các điểm tiêm VX
Dại của tuyến huyện của 14 tỉnh.
2.1.6 Các nhóm chỉ số dùng trong NC
 Tỷ lệ mắc và ĐTDP phân theo tuổi, giới
 Yếu tố dịch tễ: Phân bố BN tử vong, người ĐTDP theo địa dư,

thời gian
 Tỷ lệ mắc, người ĐTDP phân theo nguồn truyền bệnh Dại: Loại
ĐV, tình trạng ĐV khi cắn BN.
 Tỷ lệ mắc, ĐTDP phân theo mức độ nguy cơ phơi nhiễm vi rút
Dại: Vị trí vết cắn, số lượng vết cắn, mức độ vết cắn của BN.
 Tỷ lệ mắc phân theo tình trạng tiêm VX/HTKD của BN mắc Dại
 Yếu tố liên quan tới thời gian ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh trung
bình theo vị trí vết cắn, số lượng vết cắn, mức độ vết cắn của BN.
 Các lý do dẫn đến việc không tiêm VX sau phơi nhiễm của BN.


7
 Các chỉ số về dữ liệu thời tiết để phân tích mối liên quan đến số
lượng BN đi tiêm VX Dại do ĐV cắn: Chỉ số nhiệt độ, giờ nắng,
lượng mưa, độ ẩm.
 Tỷ lệ người tiêm VX Dại phân theo việc sử dụng phác đồ tiêm
phòng bệnh Dại.
2.2
MỤC TIÊU 2 – ĐIỀU TRA CẮT NGANG - CAN THIỆP
2.2.1 Cơ sở lựa chọn địa điểm nghiên cứu can thiệp tỉnh Phú Thọ
Dựa trên mô tả tại mục tiêu 1 về thực trạng bệnh Dại tại các tỉnh
Trung du và miền núi phía Bắc, lựa chọn Phú Thọ là tỉnh có tỷ lệ mắc
Dại cao nhất thuộc khu vực này để làm điểm can thiệp. Thêm vào đó
Phú Thọ có địa dư nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc,
đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc Địa hình mang đặc điểm địa hình
của miền núi và trung du. Vì vậy Phú Thọ là tỉnh có thể đại diện cho
các tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.
Hơn nữa giải pháp can thiệp bằng truyền thông trong phòng
chống các bệnh đã được chứng minh hiệu quả ở nhiều bệnh tật khác
nhau và truyền thông bệnh Dại trong trường học là một giải pháp đạt

được hiệu quả bền vững và lâu dài đã được liên minh toàn cầu PCBD
khuyến cáo các nước trên Thế giới áp dụng để tăng cường nhận thức
của trẻ em đây nhóm đối tượng nhạy cảm với tỷ lệ bị ĐV cắn cao,
nguy cơ phơi nhiễm lớn hơn các nhóm tuổi khác. Vì vậy NC lựa chọn
Phú Thọ là tỉnh được tiến hành can thiệp bằng giải pháp truyền thông
PCBD ở nhóm trẻ em từ 6-15 tuổi trong trường học.
2.2.2 Lựa chọn huyện/xã/trường nghiên cứu
NC cắt ngang và can thiệp được tiến hành tại 3 huyện Hạ Hòa,
Yên Lập, Thanh Ba của Phú Thọ là 3 huyện có mắc dại và chưa có
bất kỳ giải pháp can thiệp nào tiến hành tại các đây để việc can thiệp
và đánh giá hiệu quả can thiệp được hạn chế tối thiểu các yếu tố khác
ảnh hưởng đến NC.
2.2.3 Đối tượng nghiên cứu: HS tiểu học và THCS (6-15 tuổi)
2.2.4 Thiết kế nghiên cứu
NC cắt ngang: Điều tra trước can thiệp (TCT) vào đầu năm học
tháng 9/2015. NC can thiệp: Tiến hành các biện pháp truyền thông
trong năm học. Điều tra sau can thiệp: Kết thúc năm học 5/2016 và
đánh giá hiệu quả sau can thiệp sử dụng NC đối chứng.


8
+ So sánh ngang giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng ở 2 giai
đoạn trước và sau can thiệp.
+ So sánh dọc so sánh trước và sau can thiệp trong cùng nhóm.
2.2.7 Cỡ mẫu và chọn mẫu.
Bước 1: lập danh sách các xã của 3 huyện trên để tiến hành điều
tra, can thiệp. Lựa chọn 1 xã đã có BN mắc Dại trong giai đoạn 20102014 và 1 xã không có ca bệnh mắc Dại, không liền kề với các xã đã
được chọn là nhóm can thiệp và có các đặc điểm tương đồng về dân
số, địa lý, văn hóa và lối sống tương tự các xã thuộc nhóm được can
thiệp là nhóm chứng.

Công thức tính cỡ mẫu: NC giả thiết rằng tỉ lệ phơi nhiễm ở HS
là khoảng 5,1% (Một NC dựa vào cộng đồng ở Sri Lanka tiến hành
theo dõi 1 năm trên 6.968 người ghi nhận có 357 (5,1%) người phơi
nhiễm với dại nhưng chỉ có 35 người đi tiêm VX đầy đủ. Can thiệp
có thể làm giảm tỉ lệ này xuống khoảng 3%. Giả thiết này với sai sót
I là α = 0.05 và power = 0.90, số đối tượng cần tuyển tối thiểu tính
theo công thức

Trong đó:
= (p1+p2)/2
Zα/2 = 1,96 (Giá trị của phân phối chuẩn cho xác suất α/2,
tương ứng với α = 0,05)Zβ = 1,28 (Giá trị của phân phối chuẩn cho
xác suất β, tương ứng với β = 0,10)
Cỡ mẫu nhóm can thiệp cần 1.849 HS và nhóm chứng cần
1.849 HS
Bước 2: Phối hợp với phòng Giáo dục ba huyện trên lựa chọn
mỗi huyện có 2 xã và mỗi xã có 1 trường tiểu học và 1 trường THCS,
có 6 trường thực hiện truyền thông và 6 trường làm nhóm chứng.
Tiến hành điều tra cắt ngang toàn bộ các HS của trường. Tổng số có
3.815 HS đã tham gia NC (1.966 HS ở trường can thiệp và 1.849 HS
từ các trường chứng).
Bước 3: Tiến hành can thiệp truyền thông tại các trường can
thiệp và theo dõi liên tục số lượng trẻ em bị ĐV cắn trong 9 tháng.
* Tại khối trường được can thiệp


9
Nhóm NC tiến hành 6 lớp tập huấn cho toàn bộ các thầy cô giáo
ở 6 trường can thiệp của 3 huyện về các nội dung truyền thông (phần
dưới đây). Các thầy cô giáo sau khi được tập huấn sẽ tiến hành giảng

dạy cho toàn bộ HS của tất cả các lớp trong trường.
Nội dung truyền thông: nguy cơ bệnh Dại, cách giảm thiểu nguy
cơ bị chó cắn và cách PCBD sau khi bị ĐV cắn.
Thời gian thực hiện: giờ ngoại khóa, giờ sinh hoạt thứ 7 hàng tuần.
Tài liệu truyền thông nguy cơ: Sử dụng tài liệu, vở học sinh của
Dự án khống chế và loại trừ bệnh Dại xây dựng có tham khảo nội
dung của Tổ chức bảo vệ ĐV Thế giới, worldrabiesday.org. Can
thiệp truyền thông trong trường học dựa trên mô hình của Liên minh
toàn cầu PCBD.
* Nội dung truyền thông can thiệp:
Mức độ nguy hiểm của bệnh Dại; Đường truyền bệnh Dại;
Nguồn truyền bệnh Dại; Cách hạn chế bị ĐV cắn: 5 cách hạn chế bị
ĐV cắn bao gồm: (1) Không chạy nhanh gần chó. (2) Không trêu
chọc chó, không lại gần chó khi chó đang ăn, ngủ hoặc khi chó mẹ
đang cho con bú. (3) Không nhìn thẳng vào mắt chó. (4) Khi một con
chó gầm gừ đến sát thì không được quay đầu chạy. Đứng yên tại chỗ,
tay duỗi hai bên, cho chó ngửi và rồi nó sẽ bỏ đi. (5) Nếu bị chó tấn
công hãy giả vờ ngồi im, cuộn tròn như quả bóng, che mặt lại.
- Cách xử lý khi bị chó mèo cắn, cào, liếm: Rửa vết thương và đi
tiêm VX. Cách nói với cha mẹ khi bị chó mèo cắn, cào, liếm: Nói
ngay cho cha mẹ và người thân biết khi bị chó mèo cắn, cào, liếm.
- Các thông tin chính cần nói với cha mẹ để PCBD cho chó và cho
người gồm: (1) Khi nuôi chó mèo thì phải tiêm VX Dại cho chó mèo.
(2) Chó mèo nuôi phải được rọ mõm, xích nhốt. (3) Khi bị chó mèo
cắn phải rửa ngay vết thương với nước xà phòng và đi đến cơ sở y tế
để được các bác sỹ tư vấn tiêm VX Dại.
Theo dõi tỷ lệ ĐV cắn ở HS tại các trường hàng tuần bằng cách
mỗi trường sẽ có 3 cộng tác viên liên tục theo dõi ở các lớp. Mỗi HS
bị ĐV cắn sẽ được thông báo để các cộng tác viên ghi vào sổ và lưu
lại thông tin về thời gian, hoàn cảnh bị cắn và cách xử lý của trẻ và

gia đình đối với trẻ. Theo dõi liên tục trong vòng 9 tháng và kết thúc
đánh giá bằng điều tra cắt ngang vào tháng 3-5/2016 với cỡ mẫu là
điều tra lại toàn bộ HS trong trường trên.


10
* Tại khối trường nhóm chứng
Tiến hành điều tra KAP toàn bộ HS của trường của nhóm chứng
cùng thời điểm sau 9 tháng tương đương với trường được can thiệp.
Sau khi đã thu hồi phiếu đánh giá của toàn bộ HS trường học trên.
Chương trình PCBD sẽ thực hiện quy trình Giảng dạy bệnh Dại cho
các GV trong trường và các thầy cô giáo sẽ giảng dạy lại cho HS như
khối trường tại nhóm can thiệp trước. Chương trình cũng tiếp tục
phát tặng toàn bộ các HS của 3 trường nhóm chứng quà tặng là vở
HS có mang thông điệp truyền thông PCBD tương tự với các được
truyền thông.
Tiêu chí đánh giá hiệu quả trước và sau can thiệp:
- Kiến thức về bệnh Dại
- Cách phòng bệnh Dại
- Tỷ lệ học sinh bị chó mèo cắn
- Cách xử trí khi bị chó mèo cắn
- Tỷ lệ HS được tiêm phòng Dại sau khi bị phơi nhiễm
2.2.12 Khía cạnh đạo đức
Đề tài NC nhằm phục vụ cho chiến lược PCBD của ngành Y tế,
ngành Thú y và thay đổi nhận thức của HS giúp các em có nhận thức
tốt hơn về bệnh Dại từ đó các em cũng là tuyên truyền viên trực tiếp
tại mỗi gia đình. NC được tiến hành với sự tham gia trả lời tự nguyện
của các đối tượng được phỏng vấn. Tôn trọng thông tin cá nhân của
đối tượng NC và được bảo mật bằng cách mã hóa. Điều tra viên và
giám sát viên tuân thủ đề cương trong việc thu thập số liệu, tiếp xúc

với người dân, ban giám hiệu, HS.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thực trạng bệnh nhân mắc bệnh Dại ở khu vực Trung du miền núi phía Bắc 2011-2015
Phân bố 318 trường hợp mắc Dại ở địa bàn NC ghi nhận ở mọi
lứa tuổi. Tuổi nhỏ nhất là 2 và lớn nhất là 83, trung bình là 34 ± 20
tuổi. Tuổi trung bình của nam giới là 39,7 ± 21,7 và nữ giới là 30,4 ±
19,5 tuổi. Nhóm tuổi ≤15 tuổi cao hơn các nhóm tuổi khác
(p<0,00001). Tỷ lệ mắc của nam/nữ = 2 (p<0,00001).
Diễn biến theo tháng ghi nhận số tử vong trung bình cao hơn từ
tháng mùa nắng nóng, từ 5 đến tháng 7 (38 ± 4,4 người) so với các
tháng còn lại (22 ± 3,4 người) (p<0,001).


11
3.1.2 Phân bố bệnh nhân mắc Dại theo địa dư, 2010-2015

Hình 3.1. Phân bố bệnh nhân mắc Dại theo tỉnh, 2010-2015
2 tỉnh mắc nhiều nhất là Phú Thọ và Sơn La, thấp hơn là Điện
Biên, Hà Giang, Tuyên Quang và Yên Bái, thấp nhất trong khu vực
là Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hòa Bình, Lai Châu, Lạng Sơn,
Lào Cai và Thái Nguyên
3.1.3 Phân bố bệnh nhân mắc Dại theo nguồn truyền bệnh dại
68,7% nạn nhân không có thông tin cắn thêm những người khác
và 31,3% có ghi nhận thông tin tình trạng chó cắn nạn nhân có cắn
nhiều người khác nhau.
Phần lớn (94,7%) do chó cắn, sau đó là mèo chiếm 1,3%, còn lại
4,1% là do tiếp xúc. Chó cắn BN ở trạng thái bất thường như ốm
(31,8%) hoặc chạy rông (36,8%), biểu hiện Dại là 7,4%. Chó bình
thường cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể 24%
3.1.4 Phân bố bệnh nhân mắc Dại theo vị trí bị cắn, thời gian ủ

bệnh và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân
Hơn một nửa (53,6%) ở bị cắn ở vùng chân, ở vùng tay chiếm tỷ
lệ 30,8% và vùng thân là 2,1%, vùng đầu mặt cổ là 13,5%.
Thời gian ủ bệnh, được tính từ thời gian bị ĐV cắn đến lúc phát
bệnh, thì thời gian ủ bệnh trung bình là 118 ± 116 ngày, ngắn nhất là
10 ngày và dài nhất là 849 ngày. Thời gian ủ bệnh từ 1-3 tháng chiếm
45,2%, từ 4 tháng đến một năm chiếm 35,8%.
Triệu chứng lâm sàng Dại thường gặp là sốt (41,5%), sợ ánh sáng
(36,3%), co giật (25,1%), đau đầu (21,9%), biểu hiện kích thích như
gào thét (11,6%) và liệt (5,5%).
3.1.5 Lý do liên quan đến mắc Dại
Lý do chủ yếu là chủ quan, 17% là không hiểu biết là bị chó cắn
phải tiêm VX Dại. Vẫn còn 6% người sử dụng thuốc nam để chữa


12
bệnh Dại. Đáng lưu ý là có tới 5% là trẻ em không nói với bố mẹ khi
bị chó cắn dẫn đến tử vong.
3.1.6 Phân bố tỷ lệ mắc Dại/100.000 dân, 2010-2015 và dự đoán
xu hướng mắc Dại

Tỷ lệ TV /100.000 dân

0.8
0.6
0.4
0.2
0
2010


2011

2012

2013

2014

2015

Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ tử vong bệnh Dại /100.000 dân theo năm, 20102015 và dự đoán xu hướng mắc bệnh
Tỷ lệ mắc Dại trung bình trong 5 năm là 0,45/100.000 dân.
Mô hình hồi quy tuyến tính y = -0,046 x + 0,621 như biểu đồ 3.5
cho thấy tỷ lệ mắc Dại có xu hướng giảm.

3.2 Thực trạng tiêm vắc xin Dại trên người ở khu vực Trung du
và miền núi phía Bắc, 2010-2015
Phân bố 228.416 người đi tiêm VX, trẻ em ≤15 tuổi giao động
chiếm tỷ lệ cao từ 28,6% đến 42,1% và tổng số của cả khu vực chiếm
tới 33,4%. Tỷ lệ trẻ em ≤15 tuổi đi tiêm VX Dại cao hơn nhóm > 15
tuổi (p<0,005). Nam giới (54,9%) nhiều hơn nữ giới (45,1%) ở tất cả
các tỉnh. Tỷ lệ nam/nữ chung là 1,21.
3.2.1 Phân bố số tiêm vắc xin theo thời gian, 2010-2015
Số tiêm VX trung
bình

3500
3250

3000

2750
2500

1

2

3

4

5

6

7 8
Tháng

9

10 11 12

Biểu đồ 3.6 Diễn biến số tiêm vắc xin trung bình theo tháng

Năm


13
Số tiêm trung bình theo tháng cao hơn vào mùa nắng nóng, từ
tháng 3 - 8 (3.324 ± 49 người) so với số tiêm trung bình theo tháng từ

tháng 9 đến tháng 2 năm sau (3.036 ± 255 người). (p<0,001).
Phân tích đa biến mối liên quan của số lượng người tiêm VX với
các yếu tố khí hậu ghi nhận tổng số tiêm VX tăng khi nhiệt độ trung
bình tháng tăng, liên quan có ý nghĩa thống kê. Khi nhiệt độ trung
bình trong tháng tăng lên 20C thì nguy cơ người bị ĐV cắn đi tiêm
VX tăng lên 4% (p < 0,0005).
3.2.2 Phân bố người tiêm vắc xin theo ngày bị cắn đến ngày tiêm
Phần lớn người bị ĐV cắn đi tiêm phòng trong vòng 15 ngày,
thấp nhất là Tuyên Quang (75,9%) cao nhất là Cao Bằng (94,7%). Tỷ
lệ chung của vùng đạt 86,6%, vẫn còn 13,4% (30.465 người) đi tiêm
phòng VX dại sau 15 ngày.
3.2.3 Phân bố người tiêm vắc xin theo vị trí bị cắn và phác đồ điều
trị dự phòng
57,2% ở bị cắn ở vùng chân, bị cắn ở vùng tay chiếm tỷ lệ
33,2%, vùng thân là 6,3%. Thấp nhất là ở vùng đầu mặt cổ chỉ 3,3%.
Như vậy vị trí bị cắn vùng càng cao thì tỷ lệ càng thấp (p <0,05)
48,1% BN có vết thương là độ 2, độ 1 là 33,8%, độ 3 18,1%.
Phần lớn (67,3%) người tiêm theo đường tiêm bắp còn lại là tiêm
trong da. Các tỉnh có tỷ lệ tiêm trong da thấp như Hà Giang (3,9%),
Điện Biên (6,4%)
3.2.4 Các phản ứng sau tiêm chủng vắc xin dại
Có 42.533 BN (18,6%) có phản ứng phụ, trong đó 55,2% ghi
nhận phản ứng phụ tại chỗ và 44,8% là phản ứng toàn thân.
3.2.5 Phân bố người tiêm huyết thanh kháng dại ở các tỉnh
BN đến tiêm VX có chỉ định tiêm HTKD chiếm 15,5%, dao động
thấp 0,9% (Hòa Bình) đến 30,5% (Thái Nguyên).
Mối tương quan cho thấy số tiêm HTKD hàng tháng tương quan
với vết thương ở mức độ 1 (r = 0,18), độ 2 (r = 0,57) và độ 3 (r = 0,61).
3.2.6 Phân bố tỷ lệ/100.000 dân của người tiêm vắc xin Dại, 20102015 và dự đoán xu hướng tiêm vắc xin Dại



14

Tỷ lệ tiêm VX
/100.000 dân

Hình 3.2 Tỷ lệ tiêm vắc xin Dại trên 100.000 dân theo tỉnh
Các tỉnh có tỷ lệ tiêm cao nhất (>300/100.000 dân) là Phú Thọ,
Bắc Giang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Điện Biên và Thái
Nguyên. Tỷ lệ tiêm VX thấp (≤ 200/100.000 dân) là Hà Giang, Hòa
Bình và Bắc Cạn. Tỷ lệ cao hơn (201-≤300/100.000 dân) là ở các
tỉnh: Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng và Lai Châu.
500

400
300
200

100
0

2010

2011

2012

2013

2014


2015

Biểu đồ 3.11 Tỷ lệ tiêm vắc xin/100.000 dân theo năm, 2010-2015
Tỷ lệ tiêm VX dự phòng trung bình là 330/100.000 dân. Mô hình
hồi quy tuyến tính y = 51,4x + 150,1 cho thấy tỷ lệ tiêm VX dự
phòng Dại trung bình có xu hướng tăng mỗi năm.
3.3. Thực trạng kiến thức và thực hành bệnh Dại ở học sinh tại
Phú Thọ
Tỷ lệ HS nam/nữ: 52,5/47,5 = 1,1, dân tộc thiểu số chiếm 32,7%
và số HS tiểu học chiếm 52,1%. Tỷ lệ HS nam/nữ giữa 2 cấp không
có sự khác biệt có ý nghĩa ở dân tộc kinh nhưng tỷ lệ này ở nhóm
dân tộc thiểu số ở cấp 1 là 1,18 thấp hơn cấp 2 là 1,29.
81,4% nhà HS có nuôi chó hay mèo. Số chó trong mỗi gia đình
dao động từ 1 đến 17 con. Phần lớn mỗi gia đình chỉ nuôi 1 chó
và/hoặc 1 con mèo. Số mèo trong mỗi gia đình giao động từ 1 đến 9


15
con. Tỷ lệ chó mèo được tiêm VX chỉ có 22,1%. Sự khác biệt về số
hộ gia đình có nuôi chó mèo, tỷ lệ chó mèo được tiêm VX và thực
hiện việc nhốt chó thường xuyên khác biệt không đáng kể giữa 2
nhóm trường chứng và truyền thông.
3.4 Hiệu quả can thiệp học đường truyền thông phòng chống dại
3.4.1 Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và thái độ về bệnh
Dại cho học sinh
Bảng 3.39 Nguồn thông tin học sinh nghe về bệnh Dại
(câu hỏi nhiều lựa chọn)
CSHQ (%)
Hiệu quả

Hành vi
(%)
Truyền thông Chứng
Đã từng nghe nói đến bệnh
31,9
- 12,5
44,4
Dại
p<0,05
p>0,05
Nguồn thông tin
1,4
- 17,7
19,1
Tivi
p>0,05
p>0,05
6,2
-50,1
56,3
Sách báo
p>0,05
p>0.05
54,2
-50,1
104
Loa đài
p<0,05
p<0,05
-7,9

-59,8
51,9
Tờ rơi
(p>0,05)
(p<0,05)
-11,5
-39,3
27,8
CBYT
(p>0,05)
(p<0,05)
0,5
9,5
47,8
Cán bộ thú y
(p>0,05)
(p<0,05)
199,5
-10,3
209,8
GV
(p<0,05)
(p>0,05)
Tỷ lệ trẻ được nghe từ thầy cô giáo tương đương nhau ở nhóm bệnh
và nhóm chứng trước khi can thiệp. Tỷ lệ này tăng lên đáng kể sau khi
can thiệp ở nhóm bệnh (p<0,05) và thay đổi ít ở nhóm chứng.


16
Bảng 3.40 Hiệu quả về nâng cao nhận thức của học sinh về đặc điểm

bệnh Dại (* Câu hỏi nhiều lựa chọn)
Nhóm can thiệp

Nhóm chứng

Nội dung
đánh giá

TC
CSH
TC SC CSH
SCT
T
Q
p
T
T
Q
p
(%)
(%)
(%)
(%) (%) (%)
Nguồn truyền bệnh Dại*
67,3 82,8 23,1 <0,05 73,0 63,3 -13,3 >0,05
Chó
Mèo

43,5 79,5


Đường lây truyền*
Bị chó mèo
65,1 77,2
cắn, cào, liếm
Chăm sóc
4,7 7,5
chó, mèo mà
chân tay bị
xây sát
Mổ thịt chó
4,0 10,2
mèo
Biểu hiện bệnh Dại ở chó*
Chạy rông,
52,2 63,8
cắn người vô
cớ
Hàm trễ,
48,2 60,3
nước dãi
chảy, lười thè
ra khó rụt lại
Liệt, khó đi
1,9 15,2
lại được

HQC
T

36,5


82,8

<0,05 49,5 43,4 -12,4 >0,05

95,3

18,7

<0,05 70,9 62,5 -11,9 >0,05

30,6

59,6

<0,05

8,7

7,0 -19,3 >0,05

78,9

155,3 <0,05

7,4

4,1 -44.0 >0,05 199,2

22,4


<0,05 62,6 54,3 -13,2 >0,05

35,5

24,9

<0,05 52,6 44,3 -15,7 >0,05

40,7

709,3 <0,05

1,2

8,2 604,4 >0,05 104,9

Tỷ lệ trẻ nhận thức đúng về đường truyền, nguồn truyền, biểu hiện
bệnh Dại tăng ở nhóm được can thiệp (p<0,05) và hầu như không thay
đổi ở nhóm chứng.


17
Bảng 3.41 Hiệu quả thay đổi cách phản ứng của học sinh ở các học
sinh đã bị chó mèo tấn công trước và sau can thiệp
Nhóm can thiệp
Nhóm chứng
SC CSH
CSH
HQ

Nội dung
TCT
TCT SCT
T
Q
Q
CT
p
p
đánh giá
%
%
%
%
%
%
27,2 14,2 -47,8 <0,05 21,0 21,2 1,1 >0,0 -48,8
Chạy trốn
5
(chưa đúng)
Ném gậy đánh 17,6 9,1 -48,3 <0,05 16,0 12,1 -24,5 >0,0 -65,9
chó (chưa
5
đúng)
23,2 19,9 -14,3 >0,05 18,5 18,2 -1,8 >0,0 -12,5
Sợ hãi, giãy
5
dụa, gào khóc
(chưa đúng)
Đứng im tại

chỗ (đúng)

31,2 52,8 69,4 <0,05 27,2 32,4

19,2

>0,0 50,1
5

Thái độ đúng của trẻ đã tăng 69,4% ở nhóm can thiệp và các thái
độ chưa đúng giảm rõ rệt ở nhóm can thiệp như chạy trốn giảm 47%;
Ném gậy đánh chó giảm 48,3% (p<0,05). Ở nhóm chứng các tỷ lệ
này tăng hoặc giảm không đáng kể (p>0,05).
3.4.2 Hiệu quả của việc can thiệp làm giảm tỷ lệ học sinh bị chó,
mèo cắn sau can thiệp
Tỷ lệ trẻ em bị phơi nhiễm với bệnh Dại ở nhóm can thiệp giảm
đi đáng kể (25,5%) sau khi được nghe truyền thông (p<0,05). Trong
khi đó tỷ lệ trẻ bị phơi nhiễm tại nhóm chứng lại tăng nhiều so với
giai đoạn trước (70,6%).
3.4.3 Hiệu quả của việc can thiệp tăng tỷ lệ học sinh tiêm phòng
vắc xin Dại sau khi bị phơi nhiễm
Trong khi tỷ lệ trẻ bị phơi nhiễm đi tiêm VX Dại ở nhóm được
can thiệp truyền thông học đường tăng 44,7% so với tỷ lệ trẻ phơi
nhiễm đi tiêm VX Dại thì tỷ lệ trẻ bị phơi nhiễm đi tiêm VX Dại ở
nhóm chứng lại giảm 33,9% so với tỷ lệ của 9 tháng trước đó
(p<0,05).


18
Chương 4: BÀN LUẬN

4.1 Thực trạng mắc Dại ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc,
2010-2015
Phân bố số tử vong do dại xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhóm trẻ em
<15 tuổi có tỷ lệ tử vong cao hơn các nhóm tuổi khác. Kết quả tương
tự NC ở Trung Quốc từ 2003 đến 2012 ghi nhận nhóm này chiếm
21,3% số BN Dại [104]. Số tử vong cao ở nhóm này có thể được giải
thích do đây là nhóm tuổi hiếu động, thích chơi với chó mèo và hay
trêu chọc chó mèo, tuy nhiên do các em còn nhỏ nên kiến thức về
bệnh Dại có thể còn chưa biết và khả năng tự vệ khi bị chó mèo tấn
công cũng kém hơn, mặt khác nhiều trẻ nhỏ sau khi bị chó mèo cắn
sợ không dám nói với người lớn để có biện pháp xử lý PCBD dẫn
đến nguy cơ phơi nhiễm và tử vong bệnh Dại cao hơn.
31,3% cùng con chó cắn BN có cắn thêm người khác cắn nhiều
người khác. Điều này là do tập tục chó thả rông, không được kiểm
soát và việc chó không được tiêm phòng ở vùng nông thôn Việt Nam.
Việc cùng một chó cắn nhiều người được xem là yếu tố nguy cơ [98].
Nguồn bệnh chủ yếu do chó cắn. Tình trạng chó bình thường tại
thời điểm cắn chiếm 24% là một yếu tố gây cho người bị cắn chủ
quan và không đi tiêm phòng VX với suy nghĩ chỉ chó lên cơn Dại
mới gây nên bệnh Dại. Các tỷ lệ về tình trạng chó khi cắn thay đổi
tùy thuộc vào địa phương với những đặc tính khác nhau về cách nuôi
chó, tại Iran thì tỷ lệ BN mắc Dại bị chó chạy rông cắn 68,75% [54].
Thời gian ủ bệnh trung bình là 118 ± 116 ngày, ngắn nhất là 10
ngày và dài nhất là 849 ngày. Tương tự một số NC khác về đặc điểm
lâm sàng và dịch tễ học bệnh Dại ở người tại Philippine ghi nhận thời
gian ủ bệnh thay đổi lớn nhưng có 42,7% là thời gian ủ bệnh từ 91
đến 365 ngày [50]. Còn NC ở Bali, Indonesia thì ước tính thời gian ủ
bệnh là 110 ± 118 ngày, từ 12 đến 720 ngày [110].
NC chỉ ra tỷ lệ mắc Dại trung bình trong thời gian 2010 - 2015
có xu hướng giảm. Số tử vong trung bình theo tháng cao hơn từ tháng

5 đến tháng 7 so với các tháng còn lại. Sự khác nhau về phân bố theo
thời gian (tháng - năm) và không gian (tỉnh) của những trường hợp
mắc Dại gợi ý mối liên quan giữa các yếu tố khí hậu với mắc Dại vì
chó mắc bệnh và cắn người nhiều hơn trong khoảng thời gian mùa hè
mà không được điều trị dự phòng thích hợp. Điều này đã được một số
NC khác đề cập đến như số liệu giám sát ở Lào, 2010-2016 ghi nhận


19
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa việc tăng BN mắc Dại có xét
nghiệm dương tính vào mùa hè ở Lào hay NC ở Trung Quốc, 20042013 ghi nhận gia tăng trường hợp Dại ở người vào mua hè và mùa
thu, nhất là từ tháng 8 - 10 hay tháng 11 đến tháng 4 [52, 125].
Tỷ lệ tử vong tại các tỉnh khu vực này có xu hướng tăng
15,6%/năm gần gấp 2 lần so với tỷ lệ tăng của cả nước đòi hỏi phải có
những giải pháp tập trung và toàn diện cho khu vực này, đặc biệt là tại
các tỉnh trọng điểm. Giảm được số ca tử vong ở những tỉnh này cũng
sẽ làm giảm đáng kể số cả mắc Dại trên cả nước.
4.2 Thực trạng điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh Dại ở khu
vực Trung du và miền núi phía Bắc, 2010-2015
Tổng số 228.892 người đi tiêm VX, tỷ lệ nhóm tuổi ≤ 15 tuổi tiêm
VX Dại cao hơn các nhóm tuổi còn lại (p<0,05). Tuổi trung bình mắc
Dại là 34 tuổi tương tự NC ở BV Nhi ở CapeTown, Nam Phi trong
thời gian 13,5 năm của 2.021 trẻ bị chó cắn ghi nhận nam giới chiếm
68% [53]. Điều tra KAP ở Cambodia ghi nhận trẻ < 15 tuổi bị chó
cắn là 10% nhiều hơn so với người ≥ 15 tuổi chỉ 4,4% [75].
Tỷ lệ đi sau 15 ngày kể từ khi bị cắn là 13,7%, tuy nhiên cũng có
những trường hợp ủ bệnh Dại ngắn thậm chí có NC còn đề cập đến
thời gian ủ bệnh chỉ có 4 ngày và thường thời gian ủ bệnh ở trẻ em
ngắn hơn người lớn [98, 109]. Do đó, việc tiêm chậm sau 15 ngày
cũng là một nguy cơ gây tử vong cho thấy hiểu biết về bệnh Dại của

cộng đồng còn rất hạn chế nên cần những chiếc lược truyền thông và
PCBD ở cộng đồng sâu rộng hơn nữa. Vấn đề chậm trễ đi tiêm VX
theo hướng dẫn chuyên môn là một vấn đề hiện hữu ở nhiều quốc gia
trên Thế giới như NC ở tỉnh Hamadan, Iran ghi nhận. NC còn cho
thấy việc chậm trễ đi tiêm VX của người dân địa phương liên quan
đến giới tính người bị cắn, loại ĐV cắn và khoảng cách từ nhà đến
nơi có tiêm chủng VX [69].
Một số NC về mức độ tổn thương liên quan đến tuổi và người lớn
thường bị cắn ở mức độ 3 nhiều hơn [39]. Vấn đề tiêm VX khi có
chẩn đoán vết thương do ĐV cắn ở độ 1 chiếm 33,8% là cần quan
tâm vì theo hướng dẫn của Chương trình PCBD Quốc Gia cũng như
của TCYTTG thì không có chỉ định tiêm VX khi vết thương độ 1.
Việc phân độ vết thương và xử lý phù hợp hay chưa là điều tồn tại
không chỉ ở trong nước và cả trên Thế giới. Các NC có đề cập đến
như tại Iran có đến 1.188.579 trường hợp tiêm VX từ 2001- 2011 mà


20
chỉ định điều trị dự phòng Dại không thực hiện theo hướng dẫn của
TCYTTG [54]. Tuy nhiên, khi BN phơi nhiễm với bệnh Dại đến cơ
sở y tế để tư vấn và tiêm VX thì cán bộ y tế (CBYT) khó tư vấn theo
hướng không cần tiêm bởi nguy cơ mắc bệnh Dại không phải hoàn
toàn không xảy ra với những vết thương độ 1, y văn vẫn nêu ra có
những trường hợp mắc Dại mà BN chỉ bị vết xước nhẹ mà không hề
bị chảy máu [43].
Tỷ lệ tiêm VX dự phòng trung bình ở các tỉnh Trung du và miền
núi phía Bắc đạt 330/100.000 dân và có xu hướng tăng theo năm
[20]. Tỷ lệ tiêm VX Dại thay đổi khác nhau theo mỗi địa phương hay
mỗi quốc gia tùy vào nhiều yếu tố. NC ở Sri Lanka theo dõi 1 năm
trên 6.968 người ghi nhận có 357 (5,1%) người phơi nhiễm với Dại

nhưng chỉ có 35 người đi tiêm VX đầy đủ [122]. Tuy thời gian ủ
bệnh của bệnh Dại thường dài, từ 1-3 tháng nhưng này có thể liên
quan đến việc tăng kiến thức và thực hành của cộng đồng về cách
duy nhất điều trị phòng bằng VX khi bị chó cắn mà một số NC ở
vùng này đã nêu ra [4].
Số tiêm trung bình theo tháng cao hơn từ tháng 3 - 8. Tương tự
như tử vong ở trên, kết quả NC cho thấy sự khác nhau về phân bố
theo thời gian (tháng - năm) của số lượng người tiêm phòng VX Dại
gợi ý về mối liên quan giữa các yếu tố khí hậu với tiêm phòng VX
Dại vì chó cắn mắc bệnh nhiều hơn trong khoảng thời gian mùa hè.
Khi nhiệt độ trung bình trong tháng tăng lên 20C thì nguy cơ ĐV cắn
tăng khiến số tiêm VX tăng lên 4% (p < 0,0005). Số tiêm VX là phản
ánh của việc người bị chó cắn phải đi tiêm VX và chỉ số này phần nào
thể hiện việc tăng hoạt động của vi rút Dại ở chó vào thời gian này.
Kết quả NC về diễn biến số trường hợp Dại ở người theo không gian
và thời gian ở Trung Quốc trong 10 năm (2004-2013) ghi nhận kết quả
tương tự NC này là số trường hợp Dại ở người có tương quan dương
tính với nhiệt độ [125].
4.3 Hiệu quả can thiệp truyền thông trong trường học
Hiệu quả của truyền thông trong việc nâng cao kiến thức về
bệnh Dại tùy thuộc và cách thức truyền thông cũng như đối tượng
NC. Kết quả tương tự như truyền thông bằng dưới dạng cuốn vở viết
cho HS ở Vũng Tàu ghi nhận kiến thức đúng về ĐV truyền bệnh Dại
tăng từ 57,9% lên 86,4% trong khi truyền thông trực tiếp tăng từ
57,5% lên 95,4% [12].


21
Hành vi đúng của trẻ đã tăng 69,4% và các hành vi chưa đúng
giảm rõ rệt ở nhóm can thiệp như chạy trốn (chưa đúng) giảm 47%;

Ném gậy đánh chó giảm 48,3%. Tỷ lệ này cũng tương đương với hiệu
quả của truyền thông giáo dục sức khỏe có hiệu quả rõ rệt trong việc
HS có những hành động đúng để phòng ngừa chó cắn như NC ở 8
trường tiểu học ở Sydney, Úc ghi nhận có đến 79% HS trường triển
khai can thiệp trong khi trường chứng chỉ có 9% có hành động đúng là
tiếp cận hay rời xa chó một cách chậm rãi [47].
Hiệu quả làm giảm tỷ lệ học sinh bị chó mèo cắn
Tỷ lệ trẻ em bị phơi nhiễm với bệnh Dại do chó mèo cắn ở nhóm
can thiệp giảm đi đáng kể (CSHQ = 25,5%) sau khi được nghe truyền
thông. Kết quả NC này cho thấy sự thành công của quá trình truyền
thông ở các trường, còn nhóm không can thiệp nằm trong xu hướng
chung của toàn địa phương như kết quả NC đã thể hiện tỷ lệ và xu
hướng tiêm VX dự phòng đã thể hiện sự gia tăng bị chó cắn trong thời
gian gần đây. Bên cạnh kết quả tỷ lệ HS bị chó cắn ở nhóm trường can
thiệp giảm thì hiệu quả còn thể hiện rõ trong hành vi đi tiêm VX Dại
khi bị chó cắn ở nhóm trường này tăng lên (CSHQ = 44,7%).
Theo số liệu báo cáo về tiêm VX dại cho đàn chó của Chi Cục
Thú y tỉnh Phú Thọ tại các xã triển khai NC đã gia tăng đáng kể trong
đợt tiêm phòng tháng 9-10/2015 (tăng 60%) và tháng 3-4/2016 (65%)
và sự gia tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05) trong khi số lượng tiêm
phòng dại ở các xã không triển khai can thiệp gia tăng không đáng kể
(p>0,05) [22].
Trong quá trình giám sát theo dõi liên tục hàng tuần thì tỷ lệ học
sinh bị ĐV cắn đã giảm đi và số học sinh được tiêm VX dại sau khi
bị chó mèo cắn tăng lên ở nhóm được can thiệp (p<0,05) nhưng
không theo dõi được tỷ lệ người trong gia đình trẻ bị phơi nhiễm có
đi tiêm hay không. Tuy nhiên theo báo cáo tổng hợp của TTYTDP
tỉnh Phú Thọ thì tỷ lệ tiêm VX Dại tại 3 huyện này trong và sau thời
gian can thiệp tại 3 huyện này tăng lên 36% [27].
Tính hữu dụng của truyền thông PCBD trong trường học

Cải thiện kiến thức, thái độ, thực hành và các kỹ năng của GV về
bệnh Dại, các thầy cô sẽ giảng dạy và nhắc lại các thông điệp này
hàng năm trong các đợt sinh hoạt ngoại khóa giúp HS nhớ lâu hơn.
Hiệu quả cải thiện kiến thức, thái độ, hành vi của HS tiểu học và
THCS được thể hiện rõ ở các bảng 3.40 và hiệu quả này tương đương
với hiệu quả tại NC của Philippin [95].


22
Hiệu quả bền vững từ việc các thầy cô giáo sẽ giảng dạy HS qua
nhiều thế hệ khác nhau và đây là sự ổn định bền vững trong truyền
thông PCBD.
Tính khả thi của truyền thông PCBD trong trường học
Dễ thực hiện vì tính sẵn có do nhóm đối tượng đích và nhóm
thầy cô giảng dạy tập trung tại cùng 1 địa điểm, có thể giảng dạy với
số lượng lớn các em học sinh, giúp đạt hiệu quả cao, thời gian giảng
dạy ngắn, tiết kiệm các chi phí.
Việc tiếp nhận thêm 1 chương trình mới khá thuận lợi đối với các
thầy cô giáo. Mặt khác chương trình được triển khai ngắn gọn, đơn
giản, hữu ích và gần gũi nên khả năng chấp nhận của ngành giáo dục
là rất cao, của HS cũng rất cao [95].
Ưu nhược điểm của truyền thông PCBD trong trường học
Ưu điểm: thực hiện nhanh, dễ thực hiện, hiệu quả cao và lâu dài.
Nhược điểm: Để triển khai trên diện rộng bước đầu phải đào tạo
một số lượng lớn GV trong khi kinh phí của ngành y tế và ngành thú
y hỗ trợ cho hoạt động này còn hạn hẹp. Gia tăng thêm nội dung
chương trình cần phải giảng dạy cho HS nhưng GV không có thêm kinh
phí cho việc giảng dạy này.
4.4 Hạn chế của đề tài
• NC mô tả về thực trạng mắc và điều trị dự phòng bệnh Dại

thu thập số liệu dựa trên hệ thống số liệu giám sát nên một số chỉ số
không theo chủ ý của tác giả NC.
• NC cắt ngang điều tra HS từ lớp 1 dến lớp 9 có phần khó
khăn cho các lớp 1, 2 nên khắc phục bằng thiết kế bộ câu hỏi dựa trên
kiến thức khuyến cáo từ WHO và Liên Minh Toàn Cầu phòng chống
bệnh dại và trực tiếp cán bộ trong nhóm NC phỏng vấn từng học sinh
của nhóm này
• NC cắt ngang và can thiệp bằng truyền thông PCBD trong
trường học mới đánh giá được hiệu quả thay đổi kiến thức và hành vi
ở học sinh mà chưa có đủ kinh phí để đánh giá hiệu quả ảnh hưởng
đến cộng đồng và người thân trong gia đình của học sinh.

Cách phân tích số liệu của mục tiêu 2 còn hạn chế là chưa
khử được một số yếu tố nhiễu có thể do một số yếu tố tác động
dương tính và âm tính ở nhiều cá nhân cũng như kết quả không khái
quát hóa được theo từng đối tượng nghiên cứu.


23
KẾT LUẬN
1. Thực trạng bệnh Dại trên người ở khu vực Trung du và miền núi
phía Bắc, 2010-2015
 Tỷ lệ mắc Dại trung bình cao (0,45/100.000 dân) và có xu hướng
giảm. Số tử vong trung bình theo tháng cao hơn trong những tháng
nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 7. Số tử vong cao nhất ở các tỉnh Phú
Thọ và Sơn La.
 Mắc Dại ở địa bàn NC ghi nhận ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên tỷ lệ
mắc Dại cao hơn ở nhóm trẻ em dưới 15 tuổi.
 Nguồn truyền bệnh Dại (94,7%) chủ yếu là do chó cắn. Phần lớn
con vật cắn BN ở trạng thái không bình thường (ốm, chạy rông, lên

cơn dại Dại). Tuy nhiên tình trạng chó bình thường cũng chiếm một
tỷ lệ đáng kể (24%) cần phải lưu ý chó bình thường vẫn có nguy cơ
truyền bệnh Dại.
 Tỷ lệ điều trị dự phòng bệnh Dại trung bình thấp (330/100.000
dân) và có xu hướng tăng mỗi năm. Tỷ lệ này cao hơn từ tháng 3-8.
Khi nhiệt độ trung bình trong tháng tăng lên 20C thì nguy cơ bị động
vật cắn người tăng lên dẫn đến số người phải tiêm VX tăng lên 4%.
 Tỷ lệ tiêm ở giới nam cao hơn nữ và tỷ lệ trẻ dưới 15 tuổi tiêm
VX phòng Dại cao hơn nhóm tuổi còn lại. Còn 13,4% đi tiêm rất
muộn sau 15 ngày kể từ khi bị cắn.
 Mức độ phác đồ tiêm bắp nhiều (67,3%) (giá thành cao) ít sử
dụng phác đồ tiêm trong da (giá thành thấp) dẫn đến giảm tiếp cận
VX của người dân. 15,5% số người tiêm VX phải sử dụng thêm
HTKD. Vẫn còn tình trạng chỉ định tiêm HTKD với vết thương độ 1.
2. Thực trạng học sinh tiểu học và trung học cơ sở phơi nhiễm
với bệnh dại và hiệu quả của can thiệp truyền thông phòng chống
bệnh dại trong trường học
 Tỷ lệ HS tiểu học và THCS bị phơi nhiễm bệnh dại cao (29,7%)
 Kiến thức của HS về bệnh dại thấp (61,3% HS biết bệnh Dại là
bệnh nguy hiểm có thể gây chết người) (55,5% HS biết biểu hiện của
chó Dại).
 Tỷ lệ trẻ có thái độ phản ứng đúng nếu bị chó tấn công chiếm tỷ
lệ thấp 30,6%.
 Kết quả truyền thông cho thấy hiệu quả về PCBD tăng có ý nghĩa
thống kê ở các trường CT so với trường không triển khai CT.


24
 Tăng kiến thức về: Nguồn truyền bệnh là chó, mèo; đường lây
truyền là do bị chó mèo cắn, cào, liếm tăng, biết chăm sóc chó, mèo

mà chân tay bị xây sát có thể mắc bệnh Dại hay mổ thịt chó mèo có
thể mắc Dại; Mô tả đúng về biển hiện của chó Dại: chó chạy rông,
cắn người vô cớ, hàm trễ, nước dãi chảy, lười thè ra khó rụt lại và
liệt, khó đi lại được.
 Tác động thay đổi hành vi phản ứng của trẻ ở các trẻ đã bị chó
mèo tấn công tăng có ý nghĩa trẻ biết đứng im tại chỗ và những phản
ứng chưa đúng giảm như chạy trốn và ném gậy, đánh chó.
 Hiệu quả tốt ở tỷ lệ HS bị chó, mèo cắn ở nhóm can thiệp đã
giảm đi đáng kể (CSHQ=25,5%) sau truyền thông.
 Hiệu quả tốt ở tỷ lệ HS bị phơi nhiễm đi tiêm VX phòng Dại ở
nhóm được can thiệp truyền thông học đường đã tăng
(CSHQ=44,7%) sau truyền thông phòng chống bệnh dại.
KIẾN NGHỊ
 Chính quyền địa phương và các ban ngành của 14 tỉnh khu vực
Trung du và miền núi phía Bắc cần tăng cường truyền thông giáo dục
sức khỏe về bệnh Dại cho cộng đồng tại khu vực này, ưu tiên thời
điểm trước tháng 3 hàng năm, quan tâm nhiều hơn đến nhóm trẻ em
dưới 15 tuổi.
 Dự đoán số người tiêm VX sẽ tăng do vậy các công ty cung ứng
VX và các điểm tiêm VX cần tăng cường, đảm bảo nguồn cung cấp
VX dại, HTKD cho người bị phơi nhiễm đặc biệt vào mùa nắng nóng
từ tháng 3- 8, tăng cường sử dụng phác đồ tiêm trong da, dự phòng
tránh để xảy ra tình trạng thiếu hụt VX, HTKD.
 Chính phủ cần có chỉ đạo và chính sách hỗ trợ cho công tác
PCBD cho khu vực trung du và miền núi phía Bắc này bao gồm phát
triển mạng lưới, dịch vụ tiêm phòng Dại cả động vật và người để
thuận lợi cho công tác tiêm phòng nhằm tăng tỷ lệ tiêm VX Dại cho
cả người và động vật; Hỗ trợ 1 phần hay hoàn toàn kinh phí cho việc
tiêm VX, nhất là đối tượng trẻ em.
 Truyền thông PCBD trong trường học cho học sinh tiểu học và

THCS là biện pháp hiệu quả để giảm thiểu tỷ lệ trẻ em bị phơi nhiễm
với bệnh Dại, tăng tỷ lệ tiêm phòng dại cho HS bị phơi nhiễm, và cần
được triển khai nhân rộng ra các tỉnh khác trong khu vực trung du và
miền núi phía Bắc, tiến đến nhân rộng ra trên cả nước.


×