Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng chống sốt rét cho người dân ngủ rẫy ở hai huyện của tỉnh Khánh Hòa và Gia Lai (2014-2017) (FULL TEXT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
------------------*------------------

HỒ ĐẮC THOÀN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT
CHO NGƯỜI DÂN NGỦ RẪY Ở HAI HUYỆN
CỦA TỈNH KHÁNH HÒA VÀ GIA LAI (2014-2017)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI-2018


5

MỤC LỤC

Trang
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục ........................................................................................................... ...........i
Danh mục những chữ viết tắt....................................................................................ii
Danh mục các hình..................................................................................................vii


Danh mục các bảng.................................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. Tình hình sốt rét trên thế giới, ở Việt Nam và tại khu vực miền

Trung-Tây Nguyên

3

1.1.1. Tình hình sốt rét trên thế giới

3

1.1.2. Tình hình sốt rét ở Việt Nam và khu vực miền Trung-Tây nguyên

6

1.1.3. Tình hình sốt rét ở 2 tỉnh Gia Lai và Khánh Hòa

8

1.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh sốt rét

10


1.2.1. Tác nhân gây bệnh

10

1.2.2. Khối cảm thụ (con người)
1.2.3. Trung gian truyền bệnh sốt rét

14
14


6

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lan truyền sốt rét tự nhiên

16

1.2.5. Sự phân bố bệnh sốt rét

17

1.2.6. Mùa truyền bệnh sốt rét

18

1.2.7. Các nghiên cứu về dịch tễ bệnh sốt rét

19


1.3. Các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét

25

1.3.1. Chiến lược loại trừ sốt rét

25

1.3.2. Điều trị bệnh nhân sốt rét cắt đứt nguồn bệnh

26

1.3.3. Phòng chống trung gian truyền bệnh sốt rét cắt đứt nguồn lây

28

1.3.4. Truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét

30

1.3.5. Phòng bệnh bằng vắc xin sốt rét

31

1.3.6. Các nghiên cứu về biện pháp phòng chống sốt rét

31

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


37

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

37

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

37

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

37

2.2. Phương pháp nghiên cứu

38

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

38

2.2.2. Nội dung nghiên cứu

40

2.2.3. Một số thuật ngữ và biến số trong nghiên cứu

44


2.2.4. Cách tính của một số chỉ số trong nghiên cứu

48

2.2.5. Các kỹ thuật nghiên cứu

51

2.2.6. Vật liệu nghiên cứu và công cụ thu thập số liệu

51


7

2.2.7. Xử lý mẫu vật

51

2.2.8. Nội dung và chỉ số đánh giá

51

2.3. Xử lý và phân tích số liệu

52

2.4. Khống chế sai số

53


2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

53

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

55

3.1. Một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và yếu tố liên quan đến mắc sốt rét
của người dân ngủ rẫy tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa và

55

huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, 2014-2015.
3.1.1. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân ngủ rẫy tại địa điểm nghiên cứu

55

3.1.2. Một số đặc điểm ký sinh trùng sốt rét tại địa điểm nghiên cứu

59

3.1.3. Một số đặc điểm muỗi sốt rét tại địa điểm nghiên cứu

61

3.1.4. Kiến thức và thực hành phòng chống bệnh sốt rét của người dân

66


ngủ rẫy
3.1.5. Một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét của người dân ngủ rẫy

68

3.2. Hiệu quả can thiệp bằng màn một đỉnh tẩm hóa chất tồn lưu lâu
kết hợp với truyền thông phòng chống sốt rét cho người ngủ rẫy tại

70

điểm nghiên cứu, 2016-2017.
3.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân sốt rét, mật độ véc tơ sốt rét trước can thiệp

70

3.2.2. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân ngủ rẫy sau can thiệp

71

3.2.3. Mật độ véc tơ sốt rét sau can thiệp

74

3.2.4. Hiệu lực diệt tồn lưu của màn 1 đỉnh tẩm hóa chất tồn lưu lâu

78

3.2.5. Hiệu quả truyền thông giáo dục thực hành phòng chống sốt rét


79

3.2.6. Sự chấp nhận của cộng đồng đối với màn 1 đỉnh tồn lưu lâu

80


8

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

83

4.1. Một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và yếu tố liên quan đến mắc sốt rét
của người dân ngủ rẫy tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa và huyện

83

Krông Pa, tỉnh Gia Lai, 2014-2015.
4.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ sốt rét tại địa điểm nghiên cứu
4.1.2. Một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét của người dân ngủ rẫy tại địa
điểm nghiên cứu.

83
95

4.2. Hiệu quả can thiệp bằng màn một đỉnh tẩm hóa chất tồn lưu lâu kết
hợp với truyền thông phòng chống sốt rét cho người ngủ rẫy tại điểm

99


nghiên cứu, 2016-2017.

4.2.1. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân ngủ rẫy sau can thiệp

100

4.2.2. Mật độ véc tơ sốt rét trước và sau can thiệp

102

4.2.3. Hiệu lực diệt tồn lưu của màn 1 đỉnh tẩm hóa chất tồn lưu lâu

105

4.2.4. Hiệu quả truyền thông giáo dục nâng cao thực hành phòng chống sốt
rét.
4.2.5. Sự chấp nhận của cộng đồng với màn một đỉnh tẩm hóa chất tồn lưu
lâu.

110

111

4.3. Tính khoa học, tính mới và tính thực tiễn của luận án

114

4.3.1. Đóng góp mới của luận án


114

4.3.2. Ý nghĩa khoa học

115

4.3.3. Ý nghĩa thực tiễn

115

4.4. Một số hạn chế của đề tài luận án

115

KẾT LUẬN

117

KHUYẾN NGHỊ

119


9

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


10


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACTs

(Artemisinin-based Combine Therapies) Phác đồ thuốc điều trị sốt
rét phối hợp chứa dẫn chất Artemisinin

An.

Anopheles

BĐTR

Bẫy đèn trong nhà rẫy

BĐNR

Bẫy đèn ngoài nhà rẫy

BNSR

Bệnh nhân sốt rét

c/đ/đ

Con/ đèn/ đêm

c/g/n


Con/ giờ/ người

c/ng/đ

Con/người/ đêm

cs

Cộng sự

CSHQ

Chỉ số hiệu quả

CT

Can thiệp

DCTD

Di cư tự do

DSC

Dân số chung

DTSR

Dịch tễ sốt rét


ĐC

Đối chứng

ĐLC

Độ lệch chuẩn

ELISA

(Enzyme-linked Immunosorbent Assay) Kỹ thuật hấp thụ miễn
dịch liên kết enzyme

HQCT

Hiệu quả can thiệp

KAP

Knowledge, Attitude, Practice (Kiến thức, thái độ, thực hành)


11

KSTSR
LLINS

Ký sinh trùng sốt rét
Long Lasting Insecticide Treated Nets (màn tẩm hóa chất tồn lưu
lâu)


MNNR

Mồi người ngoài rẫy

MNTR

Mồi người trong rẫy

MT-TN

miền Trung và Tây nguyên

NXB

Nhà xuất bản

P.

Plasmodium

PCR

Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi cao phân tử)

PCSR

Phòng chống sốt rét

SCT


Sau can thiệp

SR

Sốt rét

SR-KST-CT

Sốt rét Ký sinh trùng-Côn trùng

SRLH

Sốt rét lưu hành

SRLS

Sốt rét lâm sàng

TCT

Trước can thiệp

TB

Trung bình

TCYTTG

Tổ chức Y tế thế giới


TDSR

Tiêu diệt sốt rét

TTGD

Truyền thông giáo dục

TTSR

Thanh toán sốt rét

TVSR

Tử vong sốt rét

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


12

WHOPES

WHO Pesticide Evaluation Scheme (Cơ quan đáng giá hóa chất diệt
côn trùng của Tổ chức Y tế thế giới)



13

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 1.1. Mối liên quan giữa các yếu tố trong lan truyền bệnh sốt rét

10

Hình 1.2. Chu kỳ của ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể muỗi và người

12

Hình 2.1. Bản đồ 4 xã nghiên cứu ở huyện Khánh Vĩnh và Krông Pa

37

Hình 2.2. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

39

Hình 3.1. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân theo giới tính tại Khánh

58

Vĩnh
Hình 3.2. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân theo giới tính tại Krông Pa

59


Hình 3.3. Cơ cấu các loài ký sinh trùng sốt rét ở người dân ngủ rẫy

59

Hình 3.4. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét có sốt ở người dân ngủ rẫy

60

Hình 3.5. Thực hành ngủ màn của ở người dân ngủ rẫy tại 2 huyện

67

Hình 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân sốt rét ở điểm can thiệp và đối chứng sau
73
can thiệp
Hình 3.7. Mật độ các véc tơ bằng phương pháp mồi người trong rẫy tại 4
thời điểm sau can thiệp
Hình 3.8. Mật độ các véc tơ bằng phương pháp mồi người ngoài rẫy tại 4
thời điểm sau can thiệp
Hình 3.9. Mật độ véc tơ bằng phương pháp bẫy đèn trong rẫy tại 4 thời điểm
sau can thiệp

75

76

76


14


Hình 3.10. Mật độ véc tơ theo phương pháp bẫy đèn ngoài rẫy tại 4 thời
điểm sau can thiệp
Hình 3.11. Hiệu lực diệt tồn lưu của màn một đỉnh tồn lưu lâu

77
78

Hình 3.12. Hiệu lực diệt tồn lưu của màn một đỉnh tồn lưu lâu qua số
79
lần giặt


15

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. Số ca mắc và tử vong do sốt rét của một số quốc gia Châu Á

4

Bảng 1.2. Tình hình sốt rét toàn quốc giai đoạn 2011-2014

7

Bảng 1.3. Tình hình sốt rét ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên 2011-2014

8


Bảng 1.4. Tình hình bệnh nhân sốt rét tỉnh Gia Lai từ năm 2011-2014

9

Bảng 1.5. Tình hình bệnh nhân sốt rét tỉnh Khánh Hòa từ năm 2011-2014

9

Bảng 2.1. Các hoạt động thực hiện ở nhóm can thiệp và nhóm đối chứng

44

Bảng 2.2. Các biến số theo mục tiêu nghiên cứu

45

Bảng 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng điều tra tại Khánh Vĩnh

55

Bảng 3.2. Một số đặc điểm của đối tượng điều tra tại Krông Pa

56

Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân qua 4 đợt điều tra tại 2 huyện

57

Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân theo nhóm tuổi tại Khánh Vĩnh


57

Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc sốt rét của người ngủ rẫy theo nhóm tuổi tại Krông

58

Pa
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm giao bào của người tại Khánh Vĩnh và Krông Pa

60

Bảng 3.7. Thành phần loài Anopheles tại Khánh Vĩnh và Krông Pa

61

Bảng 3.8. Mật độ các véc tơ sốt rét tại Krông Pa và Khánh Vĩnh tháng 10/2014

62

Bảng 3.9. Mật độ các véc tơ sốt rét tại Krông Pa và Khánh Vĩnh tháng

62

6/2015
Bảng 3.10. Mật độ các véc tơ sốt rét tại Krông Pa và Khánh Vĩnh tháng 9/2015

63


16


Bảng 3.11. Mật độ các véc tơ sốt rét tại Krông Pa và Khánh Vĩnh tháng
12/2015
Bảng 3.12. Mật độ các véc tơ sốt rét qua 4 đợt điều tra (2014-2015)
Bảng 3.13. Mật độ các véc tơ sốt rét thu thập bằng mồi người và bẫy đèn
trong nhà qua các tháng điều tra (2014-2015)
Bảng 3.14. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét của các véc tơ sốt rét tại Khánh
Vĩnh và Krông Pa
Bảng 3.15. Kiến thức đúng về nguyên nhân, đường lan truyền và triệu chứng

63
64
64

65

66

bệnh sốt rét
Bảng 3.16. Kiến thức đúng về cách phát hiện và điều trị khỏi bệnh sốt rét

66

Bảng 3.17. Kiến thức đúng về phòng chống bệnh sốt rét

67

Bảng 3.18. Thực hành khám chữa bệnh của người dân khị bị sốt, nghi ngờ mắc
sốt rét
Bảng 3.19. Giới tính, nhóm tuổi và dân tộc liên quan đến mắc bệnh SR

Bảng 3.20. Kiến thức về bệnh sốt rét và biện pháp phòng chống sốt rét liên
quan đến mắc sốt rét

68
68
69

Bảng 3.21. Tần suất ngủ rẫy và ngủ màn khi ngủ rẫy liên quan đến mắc
69
sốt rét

Bảng 3.22. Mật độ véc tơ sốt rét tại 2 điểm nghiên cứu trước can thiệp

70

Bảng 3.23. Tỷ lệ mắc sốt rét tại 2 điểm nghiên cứu trước can thiệp

70

Bảng 3.24 Kết quả hoạt động can thiệp tại 02 xã được can thiệp

71

Bảng 3.25. So sánh tỷ lệ bệnh nhân sốt rét tháng 5/2016 và cùng kì tháng
5/2017

71


17


Bảng 3.26. So sánh tỷ lệ bệnh nhân sốt rét tháng 7/2016 và cùng kì tháng

72

7/2017
Bảng 3.27. So sánh tỷ lệ bệnh nhân sốt rét tháng 9/2016 và cùng kì tháng

72

9/2017
Bảng 3.28. Hiệu quả can thiệp trung bình qua 3 đợt điều tra so cùng kỳ năm
2016

73

Bảng 3.29. So sánh mật độ véc tơ sốt rét tháng 5/2016 và cùng kỳ 5/2017

74

Bảng 3.30. So sánh mật độ véc tơ sốt rét tháng 7/2016 và cùng kỳ 7/2017

74

Bảng 3.31. So sánh mật độ véc tơ sốt rét tháng 9/2016 và cùng kỳ 9/2017

75

Bảng 3.32. Mật độ véc tơ sốt rét ở 2 điểm nghiên cứu qua 4 đợt điều tra sau
can thiệp

Bảng 3.33. Mức độ nhạy cảm của An. dirus với giấy thử Alphacypermethrine 30 mg/m2
Bảng 3.34. Tỷ lệ thực hành ngủ màn của người dân trước và sau can thiệp

77

78
79

Bảng 3.35. Tỷ lệ thực hành khi bị sốt và nghi ngờ mắc sốt rét trước và sau
79
can thiệp
Bảng 3.36. Một số đặc điểm của người được phỏng vấn.

79

Bảng 3.37. Tình hình sử dụng màn tại các điểm nghiên cứu

81

Bảng 3.38. Tác dụng phụ khi sử dụng màn một đỉnh tẩm hóa chất tồn lưu lâu

82

Bảng 3.39. Thực trạng ngủ màn 1 đỉnh của người dân tại điểm can thiệp

82


18


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACTs

(Artemisinin-based Combine Therapies) Phác đồ thuốc điều trị sốt
rét phối hợp chứa dẫn chất Artemisinin

An.

Anopheles

BĐTR

Bẫy đèn trong nhà rẫy

BĐNR

Bẫy đèn ngoài nhà rẫy

BNSR

Bệnh nhân sốt rét

c/đ/đ

Con/ đèn/ đêm

c/g/n

Con/ giờ/ người


c/ng/đ

Con/người/ đêm

cs

Cộng sự

CSHQ

Chỉ số hiệu quả

CT

Can thiệp

DCTD

Di cư tự do

DSC

Dân số chung

DTSR

Dịch tễ sốt rét

ĐC


Đối chứng

ĐLC

Độ lệch chuẩn

ELISA

(Enzyme-linked Immunosorbent Assay) Kỹ thuật hấp thụ miễn
dịch liên kết enzyme

HQCT

Hiệu quả can thiệp

KAP

Knowledge, Attitude, Practice (Kiến thức, thái độ, thực hành)


19

KSTSR
LLINS

Ký sinh trùng sốt rét
Long Lasting Insecticide Treated Nets (màn tẩm hóa chất tồn lưu
lâu)


MNNR

Mồi người ngoài rẫy

MNTR

Mồi người trong rẫy

MT-TN

miền Trung và Tây nguyên

NXB

Nhà xuất bản

P.

Plasmodium

PCR

Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi cao phân tử)

PCSR

Phòng chống sốt rét

SCT


Sau can thiệp

SR

Sốt rét

SR-KST-CT

Sốt rét Ký sinh trùng-Côn trùng

SRLH

Sốt rét lưu hành

SRLS

Sốt rét lâm sàng

TCT

Trước can thiệp

TB

Trung bình

TCYTTG

Tổ chức Y tế thế giới


TDSR

Tiêu diệt sốt rét

TTGD

Truyền thông giáo dục

TTSR

Thanh toán sốt rét

TVSR

Tử vong sốt rét

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


20

WHOPES

WHO Pesticide Evaluation Scheme (Cơ quan đáng giá hóa chất diệt
côn trùng của Tổ chức Y tế thế giới)


21


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium gây nên và
muỗi Anopheles truyền theo đường máu, bệnh lưu hành địa phương, có thể gây
dịch nhưng có thuốc điều trị đặc hiệu và phòng chống được [36].
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2014, châu Á có 352 triệu
người có nguy cơ mắc sốt rét cao với 1,5 triệu bệnh nhân sốt rét và 776 người tử
vong sốt rét [128]. Ở Việt Nam, trước năm 1991 tình hình sốt rét rất nghiêm trọng,
hàng năm có tới hàng triệu người mắc, hàng ngàn trường hợp tử vong sốt rét với
hàng trăm vụ dịch sốt rét. Sau gần 30 năm nỗ lực thực hiện, công tác phòng chống
sốt rét (PCSR) đạt được nhiều thành tựu quan trọng, các chỉ số sốt rét đã giảm thấp
nhưng nguy cơ sốt rét quay trở lại vẫn rất cao.


22

Người dân ở các vùng sốt rét lưu hành trình độ dân trí thấp cùng các tập
quán du canh, ngủ rẫy, không sử dụng màn... gây nhiều khó khăn cho công tác
phòng chống bệnh sốt rét [31]. Hơn nữa, tại Việt Nam đã xác định ký sinh trùng
sốt rét kháng với nhiều loại thuốc sốt rét hiện dùng, đặc biệt là kháng với thuốc
điều trị hiệu lực cao artemisinin và dẫn xuất [3].
Khu vực miền Trung-Tây Nguyên có hơn 70% dân số sống trong vùng nguy
cơ sốt rét với biến động dân cư lớn, tình hình sốt rét phức tạp nhất Việt Nam: hàng
năm số bệnh nhân sốt rét và ký sinh trùng sốt rét chiếm gần 75%; sốt rét ác tính
và tử vong sốt rét chiếm trên 80% so với cả nước. Trong đó, hai tỉnh Gia Lai và
Khánh Hòa là trọng điểm sốt rét của khu vực có số bệnh nhân sốt rét (BNSR) tập
trung chủ yếu ở đối tượng dân di biến động, nhất là cộng đồng dân tộc thiểu số
canh tác nương rẫy và ngủ rẫy thuộc vùng sốt rét lưu hành nặng. [81].
Đặc điểm nhà rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số nằm rải rác trên núi cao,
nơi có véc tơ truyền bệnh sốt rét mật độ cao; diện tích nhà rẫy nhỏ, vách thưa, đơn

giản, trong có bếp nấu ăn thường đốt lửa ban đêm không đủ chỗ treo màn. Cùng
với đó, người dân chưa có ý thức tự phòng chống sốt rét, không đến cơ sở y tế
khám bệnh khi có sốt nên không được phát hiện và điều trị kịp thời [48].
Các biện pháp phòng chống véc tơ sốt rét đang được áp dụng hiện nay như
tẩm màn, phun tồn lưu tường vách với hóa chất diệt muỗi chỉ được thực hiện và
có hiệu quả ở khu vực dân cư cố định (thôn, bản, làng), nhưng hiệu quả bảo vệ
còn hạn chế cho những người ngủ rẫy [2].
Xuất phát từ những đặc thù sốt rét trên, việc nghiên cứu đặc điểm dịch tễ
sốt rét và các biện pháp can thiệp phòng chống sốt rét phù hợp, hiệu quả cho người
dân có tập quán ngủ rẫy với câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: Đặc điểm dịch tễ
bệnh sốt rét ở khu vực nhà rẫy có gì khác với ở khu dân cư sống trong vùng sốt rét
lưu hành? Yếu tố nào liên quan đến vấn đề mắc sốt rét của người dân ngủ rẫy?
Biện pháp phòng chống sốt rét nào là hiệu quả nhất cho đối tượng ngủ rẫy?


23

Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch
tễ và biện pháp phòng chống sốt rét cho người dân ngủ rẫy ở hai huyện của tỉnh
Khánh Hòa và Gia Lai (2014-2017)” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và yếu tố liên quan đến mắc sốt rét
của người dân ngủ rẫy tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa và huyện Krông
Pa, tỉnh Gia Lai, 2014-2015.
2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống sốt rét cho
người dân ngủ rẫy tại điểm nghiên cứu, 2016-2017.


24

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sốt rét trên thế giới, ở Việt Nam và tại khu vực miền TrungTây Nguyên
1.1.1. Tình hình sốt rét trên thế giới
Năm 1956, Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) phát động chiến dịch “Tiêu
diệt sốt rét (TDSR)” trên quy mô toàn cầu có thời hạn 10-12 năm với 4 giai đoạn
[40]: Giai đoạn chuẩn bị (2 năm); Giai đoạn tấn công (4 năm), Giai đoạn củng
cố (3 năm) và Giai đoạn bảo vệ (nhiều năm) [42].
Trong 10 năm đầu (1956-1965) chương trình này đã đem lại nhiều thành
công, bệnh SR bị tiêu diệt ở các nước châu Âu, một số nước châu Á thuộc Liên
Xô (cũ), một số nước cận đông, Bắc Mỹ, châu Úc, một số nước châu Á (Nhật bản,
Hàn Quốc, Singapore) [36].
Đến năm 1966, cuộc họp lần thứ 17 của TCYTTG đã xác định 12 khó khăn
trong việc tiến hành chương trình TDSR, trong đó có 9 khó khăn về tổ chức, kinh
tế, xã hội và 3 khó khăn về kỹ thuật: muỗi SR kháng hóa chất diệt muỗi (53 loại
muỗi kháng DDT); muỗi sốt rét trú ẩn ngoài nhà (tránh thuốc DDT phun trong
nhà); Plasmodium falciparum (P. falciparum) kháng nhóm 4-aminoquinolein.
Năm 1979, Đại hội đồng TCYTTG lần thứ 31 ra Nghị quyết chuyển hẳn từ
chiến lược TDSR sang chiến lược phòng chống sốt rét (PCSR) [42].
Năm 2009, bệnh SR vẫn lưu hành ở 108 quốc gia, khoảng 225 triệu người
mắc và 781 nghìn người tử vong do SR, riêng châu Phi chiếm 91%; Đông Nam
Á chiếm 6% . Năm 2010 có 219 triệu trường hợp mắc SR, 660.000 trường hợp
tử vong sốt rét (TVSR) trong đó 80% số ca chết chỉ trong 14 quốc gia [36].
Năm 2012, trên thế giới có khoảng 207 triệu trường hợp mắc sốt rét (SR)
và ước tính có khoảng 627.000 TVSR, 80% là ở châu Phi. TCYTTG cảnh báo trở
ngại này có thể sẽ khiến mục tiêu ở các nước phát triển vào cuối năm 2015 khó
thực hiện được.


25


Bảng 1.1. Số ca mắc và tử vong do sốt rét của một số quốc gia Châu Á (2013)

TT

Quốc gia

Số mắc

Số tử vong

1

Indonesia

1.833.256

45

2

Papua new Guinea

1.125.808

307

3

Ấn Độ


881.730

440

4

Myanmar

333.871

236

5

Solomon

53.270

18

6

Lào

41.385

28

7


Việt Nam

35.406

6

8

Thái Lan

33.302

37

9

Campuchia

24.130

12

10

Philippines

6.514

12


11

Trung Quốc

4.127

23

12

Bangladesh

3.864

15

13

Malaysia

3.850

14

14

Timor-Leste

1.042


3

15

Triều Tiên

443

2

Năm 2013 số mắc và tử vong vẫn cao với 198 triệu ca mắc SR và 584.000
trường hợp TVSR, trong đó có 453.000 trẻ em dưới 5 tuổi ở châu Phi. Khoảng
90% trường hợp mắc ở châu Phi, 80% số ca mắc SR xảy ra chủ yếu ở 18 quốc gia
và 80% ca tử vong xảy ra ở 16 quốc gia. Các ca nhiễm P. vivax xảy ra chủ yếu ở
3 quốc gia gồm Ấn Độ, Indonesia và Pakistan chiếm 80%. Gánh nặng SR trên
toàn cầu tập trung chủ yếu ở những quốc gia thuộc tiểu vùng Sahara châu Phi.
Công gô và Nigeria là hai quốc gia chiếm 39% tổng số ca tử vong trên toàn cầu
và 34% số ca mắc trong năm 2013. Các quốc gia châu Á như Indonesia và Papua
New Guinea có số mắc trên 1 triệu người; tại Ấn Độ có số TVSR cao nhất trong
các nước châu Á với trên 400 người. Các quốc gia có biên giới với Việt Nam đều


26

có SRLH như Lào, Campuchia, Trung Quốc có số mắc từ trên 4.000 đến 41.385
trường hợp [126].
Theo báo cáo của TCYTTG năm 2014 có 97 quốc gia trên thế giới lưu hành
sốt rét, ước tính có khoảng 3,2 tỷ người có nguy cơ mắc SR với 1,2 tỷ người có
nguy cơ cao mắc SR, có 198 triệu BNSR và 584 ngàn TVSR, các nước thuộc Tiểu
vùng sa mạc Sahara, châu Phi chiếm 90% số trường hợp TVSR và TVSR ở trẻ em

dưới 5 tuổi chiếm 78% [127].
Các nước khu vực Tây Thái Bình Dương có 717 triệu người có nguy cơ bị
mắc SR trong đó 41 triệu người có nguy cơ mắc SR cao. Sốt rét lây truyền mạnh
tại Papua New Guinea, Solomon và Vanuatu và một số quốc gia khác của khu vực,
đối tượng mắc SR chủ yếu ở các nhóm dân tộc thiểu số và dân di cư [128]. Hầu
hết các trường hợp mắc KSTSR là P. falciparum và P. vivax, trong những năm
gần đây số trường hợp SR rét do P. knowlesi từ khỉ lan truyền sang người đã làm
tăng số lượng mắc sốt rét trong khu vực [112].
Theo số liệu của TCYTTG năm 2014, trong số 406 trường hợp TVSR của
khu vực Tây Thái Bình Dương thì các nước Papua New Guinea chiếm 83% và
Lào chiếm 73% [129]. Khu vực Đông Nam Á có lây truyền SR do P. falciparum
chiếm 61,5% tổng số KSTSR [126]. Hơn nữa, khu vực này có đủ 5 loại KSTSR
gây bệnh với sự đa dạng véc tơ SR, biến đổi khí hậu, di dân tự do là những yếu tố
góp phần làm cho tình hình SR ở khu vực này thêm phức tạp [130].
Bên cạnh đó, muỗi kháng hóa chất cũng đã phát hiện được ở nhiều nước
trong khu vực này, đặc biệt P. falciparum đã kháng với artemisinin và các dẫn
xuất artemisinin phát hiện được ở 4 nước Tiểu vùng sông Mê Kông là Thái Lan,
Myanmar, Campuchia và Việt Nam, ngày càng trở nên trầm trọng và có xu hướng
gia tăng về phạm vi và mức độ [89], [127].
Năm 2002, tại tỉnh Pailin của Campuchia tỷ lệ BNSR thất bại điều trị với
phác đồ artesunate + mefloquin tăng cao (thất bại điều trị muộn thời điểm D28,
D42 là 14,3%, KSTSR dương tính ngày D3 là 10%). Năm 2006, TCYTTG đã xác


27

định 2 trường hợp kháng artemisinin tại Tasanh, Campuchia [91]. Tại Thái Lan,
giảm hiệu quả điều trị của artesunate + mefloquin xuất hiện muộn hơn và tại vùng
biên giới với Campuchia (tỉnh Trat) giảm từ 92,5% năm 1998 xuống 84,6% năm
2002 [94]. Tại vùng biên giới với Myanmar (tỉnh Kanchanaburi) tỷ lệ sạch KSTSR

ngày D3 đã giảm từ 100% (2005) xuống còn 80% (2009). Theo kết quả nghiên
cứu được tiến hành tại 16 quốc gia thời gian 2002-2010, tỷ lệ điều trị thất bại của
phác đồ DHA-PPQ dưới 10% và các nghiên cứu của Ruwanda, Papua New Guinea
9,1-12% (WHO, 2010) [3].
Trước tình hình P. falciparum kháng artemisinin phát triển và lan rộng,
TCYTTG và các tổ chức trong khu vực đã có những bước đi cần thiết nhằm ngăn
chặn KSTSR kháng thuốc toàn cầu năm 2011 [4].
1.1.2. Tình hình sốt rét ở Việt Nam và khu vực miền Trung-Tây Nguyên
1.1.2.1. Tình hình sốt rét ở Việt Nam
Từ năm 1976-1990, Chương trình TDSR chuyển sang thanh toán sốt rét
(TTSR) trong cả nước theo loại hình mục tiêu 4 của WHO. Đến những năm đầu
thập kỉ 1980, chương trình TTSR bắt đầu gặp một số khó khăn về kĩ thuật và thực
hành làm cho tình hình SR gia tăng một cách nhanh chóng. Năm 1991, tình hình
SR diễn biến xấu, có hơn 1 triệu ca mắc và 4.646 ca chết [42].
Từ năm 1991, mục tiêu TTSR đã được thay thế bằng mục tiêu PCSR.
Artemisinin tỏ ra là lọai thuốc có hiệu quả, được sử dụng rộng rãi trong điều trị
SR. Đến năm 1998, trên phạm vi toàn quốc bệnh SR giảm dần từng năm và Việt
Nam được xem là nước có nhiều thành công trong chương trình PCSR.
Năm 2000, sau 10 năm thực hiện: số người mắc SR giảm 73,1% so với năm
1991 (1.091.251 ca); TVSR giảm 98,5% so với năm 1991 (4.646 ca), 2 vụ dịch
SR (phạm vi thôn, bản), giảm 98,6% so với năm 1991 (144 vụ dịch) [36].
Từ năm 2010, SR là một trong những dự án thuộc Chương trình mục tiêu
quốc gia và sự hỗ trợ của các Dự án đầu tư nước ngoài, sự phát triển kinh tế-xã
hội của đất nước cùng với sự nỗ lực quyết tâm của ngành Y tế, công tác PCSR ở


28

nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tỷ lệ mắc sốt rét/1.000 dân
số đạt 0,62 giảm 81,04%; tỷ lệ TVSR/100.000 dân số đạt 0,02 giảm 83,33 so với

năm 2001, chỉ có 1 vụ dịch SR (phạm vi thôn, bản) [37].
Bảng 1.2. Tình hình sốt rét toàn quốc giai đoạn 2011-2014
TT

Chỉ số

So sánh

2011

2012

2013

2014

45.588

43.717

35.406

27.868

- 38.87

2014/2011

1


Số BNSR

2

BNSR/1000

0,52

0,49

0,39

0,30

- 42.31

3

Số KSTSR

16.612

19.638

17.128

15.752

- 5.18


4

Số TVSR

14

8

6

6

- 57.14

5

Số vụ dịch SR

0

0

0

0

Năm 2014, tình hình SR đã giảm một cách đáng kể, số liệu từ năm 20112014 cho thấy số tỷ lệ mắc BNSR/1.000 dân giảm 40% so với năm 2011
(0,3/0,52), số TVSR giảm 57,1% so với năm 2011 (6/14 trường hợp) [4].
Giai đoạn 2011-2014, số BNSR giảm dần qua các năm từ 45.588 trường
hợp năm 2011 xuống còn 27.868 trường hợp năm 2014, giảm 38,87%. Số TVSR

giảm 57,14%, từ 14 trường hợp năm 2011 xuống còn 6 trường hợp năm 2014 [85].
Trong 4 năm 2011-2014 có 45/63 tỉnh, thành phố không có TVSR, không
có dịch sốt rét xảy ra. Tuy nhiên SR tại một số tỉnh thuộc khu vực miền TrungTây Nguyên và miền Đông Nam bộ diễn biến phức tạp, đặc biệt là 2 tỉnh Gia Lai
và Bình Phước [85].
1.1.2.2. Tình hình sốt rét ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên
Trong giai đoạn 2001-2005, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng công tác
PCSR của khu vực miền Trung-Tây Nguyên vẫn đạt được các mục tiêu đề ra. So
sánh với năm 2001, số BNSR năm 2005 giảm 62,47%; số SRAT giảm 73,00%;
TVSR giảm 82,89%, tỷ lệ KSTSR/lam giảm 68,74%, đặc biệt không có dịch SR
xảy ra [73].


×