Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tác động của sự tham gia vào dự toán ngân sách và kiến thức quản trị chi phí đến sự chia sẻ thông tin theo chiều dọc nhằm nâng cao kết quả công việc của các nhà quản trị doanh nghiệp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

MAI THỊ LỆ HUYỀN

TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAM GIA VÀO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
VÀ KIẾN THỨC QUẢN TRỊ CHI PHÍ ĐẾN SỰ CHIA SẺ THÔNG
TIN NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ CÔNG VIỆC CỦA CÁC NHÀ
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH-Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

MAI THỊ LỆ HUYỀN

TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAM GIA VÀO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
VÀ KIẾN THỨC QUẢN TRỊ CHI PHÍ ĐẾN SỰ CHIA SẺ THÔNG
TIN NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ CÔNG VIỆC CỦA CÁC NHÀ
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN PHONG NGUYÊN

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động của sự tham gia vào dự toán ngân sách
và kiến thức quản trị chi phí đến sự chia sẻ thông tin theo chiều dọc nhằm nâng cao
kết quả công việc của các nhà quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam” là kết quả của
công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Phong Nguyên.
Ngoại trừ các nội dung tham khảo từ các tài liệu khác đã được trích dẫn cụ
thể và nêu rõ trong luận văn thì các số liệu và kết quả trong bài luận văn này là hoàn
toàn trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu
khoa học trong luận văn này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 9 năm 2018

Tác giả

Mai Thị Lệ Huyền


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Tóm tắt.............................................................................................. 1
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................. 2
1. Sự cần thiết của đề tài ..........................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................4
3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................7
7. Cấu trúc của luận văn ..........................................................................................8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................. 10
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................10
1.2. Các nghiên cứu trong nước .............................................................................14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................ 18
2.1. Các khái niệm liên quan đến mô hình nghiên cứu..........................................18
2.1.1. Dự toán ngân sách.............................................................................................. 18
2.1.2. Các mô hình dự toán ngân sách ........................................................................... 19


2.1.3. Sự tham gia vào dự toán ngân sách....................................................................... 21
2.1.4. Kiến thức quản trị chi phí.................................................................................... 22
2.1.5. Chia sẻ thông tin theo chiều dọc .......................................................................... 23
2.1.6. Kết quả công việc .............................................................................................. 23

2.2. Lý thuyết nền tảng ..........................................................................................24
2.2.1. Lý thuyết đại diện (Agent theory) ........................................................................ 24
2.2.2. Lý thuyết về hiệu suất công việc .......................................................................... 25

2.2.3. Lý thuyết thiết lập mục tiêu (Goal - setting theory) ................................................ 27

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 32
3.1. Thiết kế giả thuyết và mô hình nghiên cứu ....................................................32
3.1.1. Sự tham gia vào dự toán ngân sách và sự chia sẻ thông tin theo chiều dọc. ............... 32
3.1.2. Kiến thức quản trị chi phí và sự chia sẻ thông tin theo chiều dọc ............................. 34
3.1.3. Sự chia sẻ thông tin theo chiều dọc và kết quả công việc ......................................... 35

3.2. Mẫu nghiên cứu ..............................................................................................38
3.3. Xây dựng thang đo ..........................................................................................39
3.3.1. Quá trình xây dựng thang đo ............................................................................... 39
3.3.2. Thang đo sự tham gia vào dự toán ngân sách ......................................................... 40
3.3.3. Thang đo kiến thức quản trị chi phí ...................................................................... 40
3.3.4. Thang đo sự chia sẻ thông tin theo chiều dọc ......................................................... 41
3.3.5. Thang đo kết quả công việc ................................................................................. 42

3.4. Quy trình thu thập dữ liệu ...............................................................................43
3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................44

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................... 47
4.1. Thống kê mô tả ...............................................................................................47
4.2. Đo lường thang đo và độ tin cậy.....................................................................49


4.3. Kết quả kiểm định các giả thuyết ...................................................................56
4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu .........................................................................57
4.4.1. So sánh kết quả nghiên cứu với đề tài trong nước................................................... 58
4.4.2. So sánh kết quả nghiên cứu với đề tài nước ngoài .................................................. 59

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ....................................... 61

5.1. Kết luận về đề tài ............................................................................................61
5.2. Hàm ý lý thuyết ..............................................................................................62
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................................64

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ACCA

: Hiệp hội kế toán công chứng Anh

AVE

: Phương sai trích bình quân

CR

: Giá trị tin cậy tổng hợp

CTSHV : Cấu trúc sở hữu vốn
ĐTNN

: Đầu tư nước ngoài

NC & PT: Nghiên cứu và phát triển
PLS


: phương pháp bình phương tối thiểu từng phần

QTDN

: Quản trị doanh nghiệp

RO

: Research Objective

RQ

: Research Question

SLLĐ

: Số lượng lao động

SRMR

: Standardaized Root Mean Squared Residual


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Thang đo sự tham gia vào dự toán ngân sách (Nouri & Parker (1998) .... 40
Bảng 3.2. Thang đo kiến thức quản trị chi phí (Agbejule & Saarikoski (2006) ....... 41
Bảng 3.3. Thang đo sự chia sẻ thông tin theo chiều dọc (Parker & Kyj (2006) ....... 42
Bảng 3.4. Thang đo kết quả công việc (Hall (2008); Lau & Roopnarain (2014) ..... 42
Bảng 4.1. Thống kê mô tả ......................................................................................... 47

Bảng 4.2. Thang đo và đánh giá thang đo ................................................................. 50
Bảng 4.3. Ma trận tương quan đánh giá giá trị phân biệt của thang đo .................... 53


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1. Mô hình thông tin từ trên xuống (Nguồn: Huỳnh Lợi (2009) .................. 19
Hình 2.2. Mô hình thông tin phản hồi (Nguồn: Huỳnh Lợi (2009) .......................... 20
Hình 2.3. Mô hình thông tin từ dưới lên (Nguồn: Huỳnh Lợi (2009) ...................... 20
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 38
Hình 4.4. Kiểm định các giả thuyết trong mô hình theo đường dẫn PLS ................. 55


1

Tóm tắt:
Luận văn này kiểm định tác động của sự tham gia vào dự toán ngân sách và
kiến thức quản trị chi phí đến sự chia sẻ thông tin theo chiều dọc và kiểm định tác
động của sự chia sẻ thông tin theo chiều dọc đến kết quả công việc của nhà các nhà
quản trị tại các doanh nghiệp tại Việt Nam. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã
được kiểm định bằng phần mềm SmartPLS3.0 với 270 mẫu nghiên cứu, được thu
thập từ các nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở đang làm việc tại các doanh nghiệp tại
Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Sự tham gia vào dự toán ngân sách có
tác động dương đến sự chia sẻ thông tin theo chiều dọc; (2) Kiến thức quản trị chi phí
có tác động dương đến sự chia sẻ thông tin theo chiều dọc; (3) Sự chia sẻ thông tin
theo chiều dọc có tác động dương đến kết quả công việc. Từ kết quả nghiên cứu thu
được, luận văn đã đem lại một số hàm ý lý thuyết và hàm ý quản lý cho các doanh
nghiệp tại Việt Nam nhằm tăng kết quả công việc cho các nhà quản trị.
Từ khóa:
Sự tham gia vào dự toán ngân sách; Kiến thức quản trị chi phí; Sự chia sẻ

thông tin theo chiều dọc; Kết quả công việc.

Abstract:
This thesis examines the influence of the budgetary participation and cost
management knowledge on vertical information sharing and the impact of vertical
information sharing on managerial work performance in business firms in Vietnam.
The research model and its hypotheses were empirically tested using SmartPLS3.0
with survey data from 270 mid and low-level managers in Vietnamese business
firms. The research results indicate that: (1) Budgetary participation has a positive
relationship on vertical information sharing; (2) Cost management knowledge has a
positive relationship on vertical information sharing; (3) Vertical information
sharing has a positive relationship on managerial work performance. The research
results provide some theoretical and managerical implications to Vietnamese firms
which are forcing to enhance managerial performance.
Key terms:
Budgetary participation;Cost management knowledge;Vertical information
sharing; Managerial work performance.


2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Kết quả công việc của nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở trong dự toán ngân
sách là rất quan trọng. Bởi vì các nhà quản lý phải xử lý rất nhiều công việc nhưtổ
chức thực hiện và kiểm soát các công việc phù hợp với chính sách của công ty và
mục tiêu của ban lãnh đạo, cung cấp các thông tin giá trị cho quản lý cấp cao, đưa ra
chiến lược phát triển công ty. Nếu họ làm không tốt sẽ gây ra những thiệt hại đáng
kể cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, kết quả công việc của các

nhà quản trị vẫn còn tương đối thấp cụ thể theo như tác giả Ngọc Thủy (2015) đã
chia sẻ bài báo với chủ đề: “Quản trị doanh nghiệp Việt: Tồn tại hay không tồn tại?”
trên trang báo Doanh nhân Sài Gòn Online vào năm 2015, bài báo viết rằng: Trong
báo cáo đề cập đến tính minh bạch, khả năng thực thi và một số công cụ trong quản
trị doanh nghiệp (QTDN) đang được áp dụng tại 25 thị trường, trong đó có Việt
Nam, do Công ty Kiểm toán và tư vấn KPMG và Hiệp hội kế toán công chứng Anh
(ACCA) công bố vào cuối tháng 1/2015 vừa qua cho thấy, bộ công cụ QTDN của
Việt Nam xếp thứ 22/25, chỉ đứng trên Myanmar, Brunei, Lào và thấp hơn
Campuchia (thứ 20) cũng như cách biệt khá xa so với Thái Lan (thứ 11). Do đó, làm
sao để nâng cao kết quả công việc của nhà quản trị là một nhu cầu thiết yếu tại Việt
Nam.
Có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động đến kết quả công việc của
các nhà quản trị trong quá trình dự toán ngân sách. Điển hình như một số tác giả
cho rằng khi các nhà quản trị tham gia vào lập dự toán ngân sách thông qua nhân tố
động lực sẽ làm tăng kết quả công việc của nhà quản trị (Brownell & McInnes,
1986; Halbesleben & Bowler, 2007). Ngoài ra, muốn nâng cao kết quả công việc thì
cần tăng cường sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức(Meyer, Paunonen,
Gellatly, Goffin, & Jackson, 1989; Riketta, 2002). Kết quả công việc cũng liên quan
đên sự thỏa mãn công việc của nhân viên, khi họ thỏa mãn với công việc của mình


3

thì họ sẵn sàng cống hiến hết mình cho công việc từ đó nâng cao kết quả công việc
của tổ chức (Iaffaldano & Muchinsky, 1985; Judge, Thoresen, Bono, & Patton,
2001).
Ở Việt Nam cũng có những đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề dự toán
ngân sách tại một số công ty cụ thể như Lê Thu Hằng (2016) nghiên cứu về chủ đề
xây dựng dự toán ngân sách tại Công ty Cổ Phần Thủy Sản và Xuất Khẩu Côn
Đảo;Phạm Thị Phương Anh (2014) nghiên cứu về việc hoàn thiện dự toán ngân

sách tại Công ty Cổ Phần Gốm Việt Thành; Trần Thị Hiền (2016) nghiên cứu về
việc hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty Cổ Phần Beton. Các tác giả này đều
nêu lên tình hình thực tế tại Việt Nam là nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào kế
hoạch mà không lập dự toán ngân sách, từ đó nghiên cứu đưa ra những biện pháp
giúp khắc phục thực trạng. Trong đó hai nghiên cứu khác so với các nghiên cứu trên
là nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Định (2017), khảo sát vai trò của phong cách
lãnh đạo, sự không rõ ràng trong công việc và sự tham gia vào dự toán ngân sách
đối với kết quả công việc và nghiên cứu của Đinh Nguyễn Trần Quang (2018), Ảnh
hưởng của sự hợp lý trong phân phối của dự toán ngân sách và sự hợp lý trong quy
trình dự toán ngân sách đến kết quả công việc của nhân viên thông qua sự tham gia
vào dự toán ngân sách. Hai nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Định (2017)
và Đinh Nguyễn Trần Quang (2018) đã xây dựng mô hình và kiểm định biến tiền tố
tác động đến sự tham gia vào dự toán ngân sách của các nhà quản trị ở các doanh
nghiệp tại Việt Nam, từ đó gia tăng kết quả công việc của họ.
Tuy có nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động đến kết quả công việc của
các nhà quản trị như đã trình bày trên nhưng vấn đề chia sẻ thông tin theo chiều dọc
tác động đến kết quả công việc của các nhà quản trị vẫn chưa được xem xét trong
bối cảnh dự toán ngân sách ở môi trường Việt Nam. Tác giả lập luận rằng, cơ chế
thông tin và truyền thông là đặc biệt quan trọng trong việc truyền tải những mục
tiêu dự toán ngân sách và những phản hồi về quá trình thực hiện các mục tiêu theo
hai chiều, từ các nhà quản trị cấp thấp đến các nhà quản trị cấp cao và ngược lại.
Đây là khe hổng nghiên cứu thứ nhất của đề tài. Do đó, làm thế nào để gia tăng việc


4

chia sẻ thông tin trong doanh nghiệp để đem lại kết quả công việc cao và liệu kiến
thức quản trị chi phí và sự tham gia vào dự toán ngân sách có làm tăng sự chia sẻ
thông tin theo chiều dọc trong điều kiện Việt Nam hay không vẫn đang cần lời giải
đáp. Đây chính là khe hổng nghiên cứu thứ hai của đề tài.

Nghiên cứu này đóng góp vào hệ thống cơ sở lý luận về dự toán ngân sách
tại Việt Nam, giải thích vai trò của sự tham gia vào dự toán ngân sách và kiến thức
quản trị chi phí đến kết quả công việc của các nhà quản trị thông qua cơ chế chia sẻ
thông tin theo chiều dọc. Nghiên cứu này còn ủng hộ lý thuyết đại diện, lý thuyết
thiết lập mục tiêu, lý thuyếthiệu suất công việc và lý thuyết tâm lý trong quá trình
giải thích những mối quan hệ giữa các biến ở mô hình nghiên cứu trong bối cảnh
vận dụng dự toán ngân sách ở các doanh nghiệp tạiViệt Nam. Luận văn sẽ giúp các
nhà quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam hiểu rõ hơn về cơ chế và quy trình chuyển
hóa hoạt động tham gia vào dự toán ngân sách thông qua việc chia sẻ thông tinvà
tăng cường kiến thức quản trị chi phí thành kết quả công việc vượt trội. Từ đó, các
doanh nghiệp tại Việt Nam khi vận dụng quy trình dự toán ngân sách có thể đưa ra
những chính sách phù hợp để thúc đẩy tính hiệu quả của quy trình này.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích cung cấp những bằng chứng thực nghiệm để nâng cao
kết quả công việc của nhà quản trị thông qua việc xác định và đo lường tác động
của sự tham gia vào dự toán ngân sách, kiến thức quản trị chi phí đến sự chia sẻ
thông tin theo chiều dọc trong doanh nghiệp và giải thích mối quan hệ của việc chia
sẻ thông tin theo chiều dọc đến kết quả công việc của các nhà quản trị. Các mục tiêu
cụ thể như sau:
RO1: Đo lường mức độ ảnh hưởng của sự tham gia vào dự toán ngân sách
đến sự chia sẻ thông tin theo chiều dọc trong doanh nghiệp tại môi trường Việt
Nam.


5

RO2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của kiến thức quản trị chi phí đến sự chia
sẻ thông tin theo chiều dọc trong doanh nghiệp tại môi trường Việt Nam.
RO2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của sự chia sẻ thông tin theo chiều dọc

đến kết quả công việc của các nhà quản trị tại môi trường Việt Nam.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài gồm ba câu hỏi nghiên cứu cần giải quyết:
RQ1:Có mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách và sự chia sẻ
thông tin theo chiều dọc trong doanh nghiệp tại môi trường Việt Nam không?
RQ2: Có mối quan hệ giữa kiến thức quản trị chi phí và sự chia sẻ thông tin
theo chiều dọc trong doanh nghiệp tại môi trường Việt Nam không?
RQ3: Có mối quan hệ giữa sự chia sẻ thông tin theo chiều dọc và kết quả
công việc của các nhà quản trị tại môi trường Việt Nam không?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện từ các nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở đang
làm việc trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, nghiên cứu được thực hiện năm
2018.
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự tham gia vào dự toán ngân sách, kiến
thức về quản trị chi phí, sự chia sẻ thông tin theo chiều dọc trong doanh nghiệp và
kết quả công việc của các nhà quản trị.
- Đối tượng khảo sát:


6

Đối tượng khảo sát của đề tài là các nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở,
những người đã có kinh nghiệm trong tham gia vào lập dự toán ngân sách trong các
doanh nghiệp tại Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đi theo trường phái thực chứng và sử dụng phương pháp định lượng
để xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu. Dựa vào hệ thống cơ sở lý luận và
lý thuyết nền phù hợp, đề tài biện luận các giả thuyết và xây dựng mô hình, vận
dụng thang đo đã có sẵn từ hệ thống cơ sở lý luận, sau đó thu thập dữ liệu khảo sát,
phân tích và kiểm định các giả thuyết trong mô hình.
Nghiên cứu này là nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định các giả thuyết
trong mô hình nghiên cứu của luận văn. Tác giả kế thừa những thang đo từ các
nghiên cứu trước để xây dựng bảng câu hỏi, bảng câu hỏi được dịch sang tiếng Việt
và được thử nghiệm bằng cách gửi cho các đối tượng khảo sát tiềm năng để kiểm
tra về ngữ nghĩa, chính tả, sự phiến diện, sự dễ hiểu để từ đó có những điều chỉnh
cần thiết cho phù hợp vớiđiều kiện Việt Nam. Danh sách email khảo sát được lấy từ
cơ sở dữ liệu mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn, dữ liệu cá nhân gắn liền với
email cũng được lọc theo giới tính, họ tên theo đúng tên tiếng Việtnhằm cá nhân
hóa nội dung email khảo sát để tăng tỷ lệ phản hồi. Sau đó, bảng câu hỏi được gửi
đến các đối tượng khảo sát tiềm năng thông qua phần mềm quản lý khảo sát
SurveyMonkey. Sau đó, tác giả đưa vào phân tích dữ liệu thông qua phần mềm
SmartPLS3.0 để kiểm định giả thuyết trong mô hình.
Mẫu chọn nghiên cứu là các nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở tại các
doanh nghiệp tại Việt Nam và có kinh nghiệm làm dự toán ngân sách ít nhất hai
năm.Thang đo được sử dụng trong đề tài được kế thừa từ các nghiên cứu trước. Cụ
thể thang đo cho biến sự tham gia vào dự toán ngân sách lấy từ nghiên cứu của
Milani (1975); Nouri & Parker (1998); Parker & Kyj (2006). Thang đo cho biến sự
chia sẻ thông tin theo chiều dọc được lấy từ nghiên cứu của Parker & Kyj (2006),


7

thang đo cho biến kiến thức quản trị chi phí được lấy từ nghiên cứu của Agbejule &
Saarikoski (2006), thang đo cho biến kết quả công việc lấy từ nghiên cứu của Hall
(2008); Lau & Roopnarain (2014). Phương pháp thu thập dữ liệu: Tác giả dự kiến

thu thập dữ liệu thông qua khảo sát các nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở ở các
doanh nghiệp tại Việt Nam, họ có tham gia vào xây dựng dự toán ngân sách, có trên
2 năm kinh nghiệm lập dự toán ở công ty. Phương pháp phân tích dữ liệu: Tác giả
sử dụng phần mềm SmartPLS3.0 với phương pháp bình phương tối thiểu từng phần
(PLS) dùng để phân tích dữ liệu và kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên
cứu.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu này bổ sung cơ sở lý luận về các nhân tố tiền tố và hậu tố của sự
tham gia vào dự toán ngân sách đang còn đang khá hạn chế tại Việt Nam, bên cạnh
một số ít nghiên cứu ở Việt Nam gần đây như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh
Định (2017) và Đinh Nguyễn Trần Quang (2018). So với các nghiên cứu về các tiền
tố (nhân tố tác động) đến kết quả công việc của các nhà quản trị như nghiên cứu của
Brownell & McInnes (1986); Halbesleben & Bowler (2007); Judge và cộng sự
(2001); Meyer và cộng sự (1989); Riketta (2002) thì nghiên cứu này khác các
nghiên cứu trước ở việc nghiên cứu tác động của sự chia sẻ thông tin đến kết quả
công việc trong bối cảnh dự toán ngân sách, đây là sự khác biệt khi chưa có đề tài
nào trước đây nghiên cứu về vấn đề này tại các doanh nghiệp tại Việt Nam, một
quốc gia có nền kinh tế mới nổi.Bên cạnh đó, đề tài còn nghiên cứu ảnh hưởng của
sự tham gia vào dự toán ngân sách và kiến thức quản trị chi phí đến sự chia sẻ thông
tin ở các doanh nghiệp tại Việt Nam. Do đó, nghiên cứu này làm giàu thêm về hệ
thống cơ sở lý luận về dự toán ngân sách ở Việt Nam còn đang hạn chế hiện nay.
Ngoài ra, đề tài còn góp phần giải thích tại sao sự tham gia vào dự toán ngân
sách và kiến thức quản trị chi phí lại tác động đến sự chia sẻ thông tin trong doanh
nghiệp và cũng giải thích tại sao sự chia sẻ thông tin lại tác động đến kết quả công


8

việc của nhà quản trị. Đây là các mối quan hệ mà hiện nay chưa được kiểm định tại

một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn
về mối tương tác giữa các biến kể trên trong bối cảnh dự toán ngân sách Việt Nam
hướng đến công nghiệp 4.0.
Luận văn này có những đóng góp về mặt thực tiễn như sau: Đề tài đưa ra
hàm ý cho các nhà quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc nâng cao kết quả
công việc thông qua sự tham gia vào dự toán ngân sách, tăng cường kiến thức quản
trị chi phí cũng như chia sẻ thông tin. Ngoài ra, nghiên cứu này góp phần giải thích
cho các nhà quản trị tầm quan trọng của kiến thức quản trị chi phí, sự tham gia vào
dự toán ngân sách tác động đến sự chia sẻ thông tin để gia tăng kết quả công việc
của nhà quản trị trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đề tài còn giúp cho nhà quản trị
hiểu được mối quan hệ giữa các biến với nhau như mối quan hệ giữa sự tham gia
vào dự toán ngân sách và kiến thức quản trị chi phí với sự chia sẻ thông tin và mối
quan hệ giữa chia sẻ thông tin với kết quả công việc, để nhà quản trị thấy được tầm
quan trọng của biến này đối với biến kia nhằm tìm ra phương án tác động để gia
tăng kết quả công việc.

7. Cấu trúc của luận văn
Đề tài dự kiến có cấu trúc như sau:
Phần tóm tắt nghiên cứu: Thể hiện vấn đề nghiên cứu, khe hổng nghiên
cứu, kết quả nghiên cứu.
Phần mở đầu :Trình bày tổng quan đề tài nghiên cứu gồm tính cấp thiết và lý
do chọn đề tài; câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu;ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề
tài; tóm tắt đề tài.
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Trình bày các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết


9


Trình bày các khái niệm liên quan đến mô hình nghiên cứu, lý thuyết nền
tảng liên quan đến đề tài.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày thiết kế giả thiết và mô hình nghiên cứu; Mẫu chọn nghiên cứu,
xây dựng thang đo, quy trình thu thập dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Trình bày thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo, kiểm định giá
trị phân biệt của thang đo và kiểm định các giả thuyết trong mô hình.
Chương 5: Kết luận và hàm ý
Trình bày kết luận, hàm ý lý thuyết, hàm ý thực tiễn, hạn chế của đề tài và
các hướng nghiên cứu tiếp theo.


10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Từ lâu, các nhà quản trị của các doanh nghiệp trên toàn thế giới đã bắt đầu có
sự quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng cũng như thực hiện dự toán ngân sách để
theo đuổi các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp mình, đây là một trong những
chủ đề được nghiên cứu nhiều nhất trong lĩnh vực kế toán quản trị từ đó đến nay
(Shields & Shields, 1998a). Các nhà nghiên cứu kế toán đã cố gắng tìm hiểu mối
quan hệ giữa sự tham gia ngân sách và kết quả thực hiện công việc của các đối
tượng có liên quan. Một số nghiên cứu đề xuất rằng sự tham gia của ngân sách có
tác động tích cực mạnh mẽ đến kết quả công việc, tuy nhiên, bằng chứng thực
nghiệm cho quan điểm này vẫn khá mơ hồ. Trong khi một số nghiên cứu kết luận
rằng mối quan hệ này là tích cực, một số nghiên cứu khác lại cho rằng một mối
quan hệ tiêu cực hoặc không có tác động gì đáng kể giữa các yếu tố này. Điển hình
như Nouri & Parker (1998) đã nghiên cứu sâu mối quan hệ giữa sự tham gia dự toán

ngân sách ảnh hưởng đến kết quả công việc thông qua ngân sách đầy đủ (budget
adequacy) và tính cam kết thực hiện ngân sách. Sau khi phân tích hệ số tương quan,
hệ số t-test, tác giả khẳng định mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách
và kết quả công việc là phức tạp, các giả thiết ban đầu được ủng hộ. Bên cạnh
những hạn chế của đề tài như chỉ thu thập tại một công ty, tác giả cũng đề xuất rằng
tham gia dự toán ngân sách sẽ hỗ trợ ngân sách đầy đủ để cấp dưới có thể hoàn
thành tốt phạm vi công việc và vì vậy làm tăng kết quả công việc của nhân viên. Sự
tham gia ngân sách cũng làm tăng tính cam kết tổ chức điều này cũng sẽ làm tăng
kết quả công việc cao hơn.
Theo nghiên cứu của tác giả Maiga (2005), sự tham gia vào dự toán ngân
sách đã được nghiên cứu rộng rãi trong các tài liệu kế toán và được xem như là một
phương tiện để cải thiện kết quả hoạt động của các doanh nghiệp. Tác giả Maiga
(2005) trong nghiên cứu của mình đã đề xuất rằng: Sự tham gia vào dự toán ngân


11

sách cũng có chức năng thông tin quan trọng, qua đó các nhân viên, các cấp quản trị
có thể thu thập, trao đổi và phổ biến thông tin liên quan đến công việc mà họ đang
thực hiện cũng như truyền đạt các ý kiến cá nhân của họ đến các nhà quản trị cấp
cao để tạo thuận lợi cho quá trình ra quyết định trong việc điều hành doanh nghiệp.
Hơn nữa, hành động tham gia vào quá trình lập ngân sách sẽ giúp thúc đẩy các cấp
dưới chấp nhận và cam kết các mục tiêu ngân sách mà các nhà quản trị đặt ra.
Một trong những lợi ích quan trọng nhất của việc tham gia vào quá trình dự
toán ngân sách là chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong doanh nghiệp, thông
qua việc trao đổi thông tin giữa cấp dưới và cấp trên trong các cuộc thảo luận ngân
sách có thể mang lại cho cá nhân và tổ chức nhiều lợi ích đặc biệt quan trọng
(Shields & Shields, 1998a). Khi có sự tham gia của các nhân viên trong quá trình
xây dựng dự toán ngân sách, nhà quản trị sẽ có nhiều thông tin hơn để đưa ra quyết
định của mình một cách hợp lý. Kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm làm việc

trực tiếp của những nhân viên sẽ bổ sung thêm cho nhà quản trị có sở để xác định
dự toán ngân sách chính xác hơn, tránh gây ra sự lãng phí nguồn lực của doanh
nghiệp, hoặc lập dự toán ngân sách nằm ngoài khả năng thực hiện của nhân viên
khiến cho kế hoạch hành động không đạt được như mong muốn. Quá trình lập dự
toán ngân sách còn giúp cho các bộ phận, phòng ban, nhân viên trong doanh nghiệp
có thói quen lập kế hoạch và kiểm soát chi phí của mọi hoạt động, khuyến khích tiết
kiệm, đề cao tinh thần tập thể, thúc đẩy việc trao đổi thông tin, phối hợp giữa các
cấp, bộ phận, phòng ban.
Lý thuyết đại diện và lý thuyết tâm lý đều khẳng định rằng sự tham gia vào
dự toán ngân sách ảnh hưởng tích cực đến kết quả công việc. Khi một người được
tham gia vào quá trình thiết lập và điều chỉnh dự toán ngân sách, kiến thức và kỹ
năng của họ sẽ góp phần hoàn thiện dự toán ngân sách một cách hợp lý, họ sẽ có
thêm động lực để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Theo lý thuyết tâm lý, việc lập dự
toán ngân sách có sự tham gia có tác động tích cực đến việc thực hiện thông qua các
cơ chế tạo động lực và nhận thức (Birnberg & Luft, 2007; Shields & Shields,
1998b). Tác giả Shields & Shields (1998a) đã kết luận rằng: do cơ chế động lực


12

thúc đẩy, việc lập dự toán ngân sách có sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau
sẽ làm tăng lòng tin, sự kiểm soát và sự gắn kết của các đối tượng này với tổ chức,
đồng thời hạn chế sự chống đối đối với các thay đổi, chấp nhận và cam kết hơn với
dự toán ngân sách được đưa ra, qua đó cải thiện kết quả công việc. Ngoài ra, do cơ
chế nhận thức, việc thiết lập dự toán ngân sách có sự tham gia của nhiều đối tượng
là một quá trình trao đổi thông tin cấp trên – cấp dưới, giúp hiểu rõ hơn về tình hình
và các nhiệm vụ phải hoàn thành cũng như mang lại những quyết định tốt hơn, dẫn
đến kết quả công việc tốt hơn (Chenhall & Brownell, 1988; Kren, 1992; Parker &
Kyj, 2006).
Ngoài ra, xét về cơ chế chia sẻ thông tin trong doanh nghiệp, Winata & Mia

(2005) cho rằng sự chia sẻ thông tin thông qua các thiết bị công nghệ có tác động
đến quá trình tham gia dự toán. Ông đã tổng hợp các đề tài trước cho thấy rằng việc
chia sẻ thông tin có sử dụng công nghệ của các nhà quản trị có thể làm tăng khối
lượng, tốc độ, hiệu quả và năng lực xử lý dữ liệu của nhà quản trị. Ngoài ra, nó
cũng giúp trong việc cải thiện trao đổi thông tin, giao tiếp và thảo luận cá nhân hoặc
nhóm giữa các chức năng, vị trí địa lý và múi giờ khác nhau, vì vậy quá trình tham
gia dự toán ngân sách sẽ thuận lợi mang lại hiệu quả cao. Theo quan điểm của
Parker & Kyj (2006) cho rằng sự chia sẻ thông tin theo chiều dọc trong quá trình lập
dự toán ngân sách là sự giao tiếp thông tin giữa cấp trên và cấp dưới. Có hai khía
cạnh của sự chia sẻ thông tin theo chiều dọc:(1) luồng thông tin từ cấp dưới đến cấp
trên (chia sẻ thông tin hướng lên); (2) luồng thông tin từ cấp trên đến cấp dưới (chia
sẻ thông tin hướng xuống). Đồng tình với quan điểm trên, các tác giả khác cũng cho
rằng sự chia sẻ thông tin theo chiều dọc bao gồm cả hai hướng là truyền thông tin từ
cấp dưới lên cấp trên vàtruyền thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới (Chow, Cooper,
& Waller, 1988; Nouri & Parker, 1998). Ngoài ra, sự chia sẻ thông tin theo chiều
dọc còn đề cập đến mức độ những thông tin quan trọng được giao tiếp với đồng
nghiệp của mình (Mohr & Spekman, 1994). Trong khi đó, Miranda &Saunders
(2003) cho rằng chia sẻ thông tin là sự thảo luận thông tin bằng miệng hoặc bằng
văn bản giữa các thành viên trong nhóm (Miranda & Saunders, 2003).


13

Khi xem xét về yếu tố kiến thức quản trị chi phí của nhà quản trị doanh
nghiệp. Agbejule & Saarikoski (2006) cho rằng kiến thức quản trị chi phí của nhà
quản lý đại diện cho yếu tố năng lực của họ bởi vì kiến thức quản lý chi phí là một
thuộc tính có chức năng hỗ trợ trong quá trình tham gia lập dự toán ngân sách.
Người tham gia lập dự toán có kiến thức quản trị chi phí có thể đóng một vai trò
quan trọng trong việc xác định hiệu quả của dự toán ngân sách. Mức độ kiến thức
quản trị chi phí của người tham gia có thể ảnh hưởng đến các quyết định ngân sách

(Scully, Kirkpatrick, & Locke, 1995).
Theo Hoque (2002) thì quản trị chi phí đòi hỏi một sự hiểu biết sâu hơn về
cấu trúc chi phí của công ty, nó kết hợp các yếu tố từ ba lĩnh vực như: Kế toán quản
trị, sản xuất và lập kế hoạch chiến lược. Quản trị chi phí là các hoạt động quản lý
được sử dụng để lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và kiểm soát chi phí. Quản trị chi
phí không chỉ giúp giảm chi phí, mà còn kiểm soát và quản lý chi phí. Trong khi đó
Isik, Arditi, Dikmen & Birgonul (2009) cho rằng quản trị chi phí đề cập đến các
hoạt động đảm bảo rằng chi phí dự án tổng thể thấp nhất có thể đạt được, phù hợp
với mục tiêu đầu tư của chủ sở hữu.Shields and Young (1994) đã xác định có ba
dạng kiến thức quản trị chi phí trong việc xác định về nhận thức chi phí của các nhà
quản trị: (1) dựa trên việc xem chi tiết đơn hàng; (2) dựa trên khách hàng; và (3)
quan điểm cân bằng.Trong nghiên cứu này, tác giả định nghĩa kiến thức quản trị chi
phí của nhà quản trị đại diện cho yếu tố năng lực của họ bởi vì kiến thức quản trị chi
phí là một thuộc tính có chức năng hỗ trợ trong quá trình tham gia lập dự toán ngân
sách (Agbejule & Saarikoski, 2006).
Qua khảo sát lý thuyết cho thấy, chưa có nghiên cứu nào đánh giá sự tác
động của sự tham gia vào dự toán ngân sách và kiến thức quản trị đến sự chia sẻ
thông tin theo chiều dọc trong doanh nghiệp tại Việt Nam, cũng như chưa có nghiên
cứu nào xem xét mối quan hệ giữa sự chia sẻ thông tin theo chiều dọc và kết quả
công việc của các nhà quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam. Đây chính là khe hổng
nghiên cứu cần được lấp đầy.


14

1.2. Các nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu Việt Nam liên quan đến xây dựng dự toán ngân sách thường
là những đề tài nghiên cứu thực tiễn liên quan đến việc xây dựng hoặc hoàn thiện hệ
thống dự toán ngân sách tại một công ty cụ thể như sau: Tác giả Đinh Nguyễn Trần
Quang (2018) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của sự hợp lý trong phân phối của dự

toán ngân sách và sự hợp lý trong quy trình dư toán ngân sách đến kết quả công
việc của nhân viên thông qua sự tham gia vào dự toán ngân sách - bằng chứng thực
nghiệm tại Việt Nam. Bài nghiên cứu nhằm đánh giá tác động giữa sự hợp lý trong
quy trình lập dự toán ngân sách, sự hợp lý trong phân phối của dự toán ngân sách
đối với sự tham gia vào dự toán ngân sách và sự tác động của sự tham gia vào dự
toán ngân sách đối với kết quả công việc trong môi trường tại Việt Nam. Nghiên
cứu được thực hiện theo trường phái thực chứng, sử dụng phương pháp định lượng
để xây dựng và kiểm định mô hình và các giả thuyết có trong mô hình. Thông qua
việc khảo sát bằng bảng câu hỏi được gửi đến email của những đáp viên tiềm năng,
tác giả đã thu được 337 phản hồi chất lượng và phù hợp với yêu cầu mà tác giả đặt
ra cho nghiên cứu này. Kết quả khảo sát và kiểm định với mẫu thu được đã ủng hộ
cả 3 giả thuyết mà tác giả đặt ra, cụ thể: Sự hợp lý trong phân phối của dự toán ngân
sách có tác động dương đến sự tham gia vào dự toán ngân sách; Sự hợp lý trong quy
trình dự toán ngân sách có tác động dương đến sự tham gia vào dự toán ngân sách;
Sự tham gia vào dự toán ngân sách có tác động dương đến kết quả công việc.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Định (2017) đã nghiên cứu tác động của phong
cách lãnh đạo, sự không rõ ràng trong công việc đến kết quả công việc thông qua sự
tham gia vào dự toán ngân sách tại môi trường Việt Nam. Thang đo của biến độc lập
và phụ thuộc trong đề tài nghiên cứu gồm phong cách lãnh đạo có 5 biến quan sát, sự
không rõ ràng trong công việc có 6 biến quan sát, tham gia dự toán ngân sách có 6
biến quan sát, kết quả công việc có 9 biến quan sát. Tác giả thu thập được 337 phiếu
trả lời hoàn chỉnh, sau khi phân tích dữ liệu và chạy mô hình, kết quả là tất cả các giả
thiết trong đề tài đều được ủng hộ hoàn toàn. Cụ thể là Phong cách lãnh đạo tác động
dương đến sự tham gia dự toán ngân sách; Sự không rõ ràng trong công việc tác


15

động âm đến sự tham gia ngân sách; Sự tham gia dự toán ngân sách tác động dương
đến kết quả công việc.

Tác giả Trần Thị Hiền (2016) đề xuất để lập dự toán ngân sách hiệu quả,
công ty áp dụng mô hình thông tin phản hồi, có sự phân công phân nhiệm cụ thể
cho từng thành viên, chú trọng đến việc theo dõi và điều chỉnh dự toán ngân sách
theo từng quý để giúp cấp trên đưa ra quyết định kịp thời, phù hợp với tình hình của
công ty. Bên cạnh đó, tác giả Lê Thu Hằng (2016) đã nêu thực trạng và xây dựng
mô hình dự toán ngân sách, quy trình dự toán ngân sách và hệ thống báo cáo dự
toán ngân sách tại công ty cổ phần Thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo. Tác giả
chọn mô hình dự toán ngân sách là mô hình thông tin từ dưới đi lên để phù hợp với
điều kiện tại công ty. Trong đề tài Lê Thu Hằng (2016) cũng đề xuất 3 giai đoạn
trong quy trình lập dự toán ngân sách gồm chuẩn bị dự toán, soạn thảo dự toán và
theo dõi dự toán ngân sách. Từ những đánh giá thực trạng, tác giả cũng đề xuất
những giải pháp nhằm hỗ trợ xây dựng và thực hiện dự toán tại công ty như xây
dựng hệ thống chi phí theo mô hình ứng xử , xây dựng hệ thống kỹ thuật phân tích
dự báo thông tin thị trường.
Tác giả Phạm Thị Phương Anh (2014) thực hiện đề tài về Hoàn thiện dự toán
ngân sách tại Công ty cổ phần gốm Việt Thành. Trong đề tài này, tác giả thực hiện
phương pháp nghiên cứu giống tác giả Lê Thu Hằng (2016), tác giả đánh giá tình
hình thực tiễn và đề xuất hoàn thiện công tác dự toán ngân sách tại công ty cổ phần
gốm Việt Thành. Hoàn thiện sẽ bao gồm cả mô hình và quy trình dự toán để dự toán
ngân sách được lập một cách có logic và thống nhất tại công ty. Tác giả cũng đề
xuất một số quy trình dự toán cần cải thiện như dự toán bán hàng, dự toán sản suất,
dự toán chi phí. Trong một công trình nghiên cứu khác của nhóm tác giả tại Trường
Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đã giúp nhà quản trị biết được những nhân tố nào
tác động đến khe hổng dự toán ngân sách và cũng như mang tới kết quả mới là khi
nhà quản trị cảm thấy môi trường kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro của doanh nghiệp
mình, nhà quản trị sẽ có xu hướng thu thập nhiều thông tin trước khi xây dựng dự
toán ngân sách.


16


Tuy có nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động đến kết quả công việc của
các nhà quản trị như đã trình bày trên nhưng vấn đề chia sẻ thông tin theo chiều dọc
tác động đến kết quả công việc của các nhà quản trị vẫn chưa được xem xét trong
bối cảnh dự toán ngân sách ở môi trường kinh tế tại Việt Nam. Tác giả lập luận
rằng, cơ sự chia sẻ thông tin là đặc biệt quan trọng trong việc truyền tải những mục
tiêu dự toán ngân sách và những phản hồi về quá trình thực hiện các mục tiêu theo
hai chiều, từ các nhà quản trị cấp thấp đến các nhà quản trị cấp cao và ngược lại để
gia tăng kết quả công việc của nhà quản trị.Đây là khe hổng nghiên cứu thứ nhất
của đề tài. Bên cạnh đó, liệu kiến thức quản trị chi phí và sự tham gia vào dự toán
ngân sách có làm tăng sự chia sẻ thông tin theo chiều dọc trong điều kiện Việt Nam
hay không vẫn chưa có nghiên cứu nào xem xét. Đây chính là khe hổng nghiên cứu
thứ hai của đề tài.Vấn đề cần nghiên cứu ở đây là “Tác động của sự tham gia vào
dự toán ngân sách và kiến thức quản trị chi phí đến sự chia sẻ thông tin nhằm
nâng cao kết quả công việc của các nhà quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam” sẽ rất
cần thiết cho việc lấp đầy khe hổng nghiên cứu.


×