Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 16 trang )

TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
Qu n đ o Hoàng Sa (Vi t Nam)

Thailand

Đà Nẵng

Qu n đ o Trư ng Sa,(Vi t Nam)

DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI

NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU
Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam
Tháng 5, 2014

Indonesia

Bản quyền © CCCO Đà Nẵng, 2014
ccco.danang.gov.vn


Những kết quả được chia sẻ trong báo cáo này là từ hoạt động nghiên cứu ngành
“Đánh giá tính dễ bị tổn thương do Biến đổi khí hậu đối với ngành Du lịch thành phố
India

Đà Nẵng” trong Chương trình Mạng lưới các thành phố Châu Á có khả năng chống chịu
với Biến đổi khí hậu (viết tắt là ACCCRN). Nhóm nghiên cứu bao gồm các cán bộ của
Văn phòng Biến đổi khí hậu Đà Nẵng (CCCO), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng
và Ts. Võ Văn Minh – Đại học Sư phạm Đà Nẵng thực hiện.
Kết quả nghiên cứu đã có sự tham vấn các chuyên gia địa phương, và đặc biệt sự


hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp của PGS.TS Phạm Trung Lương, Viện nghiên cứu phát triển
du lịch Việt Nam, Ts. Trần Văn Giải Phóng, Phụ trách kỹ thuật của ISET-Việt Nam và
Ths. Nguyễn Quỳnh Anh, Viện Chiến lược và chính sách Khoa học và Công nghệ
Việt Nam (NISTPASS).

Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ tháng 7/2013 đến tháng 3/2014.
Bản quyền thuộc về © 2014
Văn phòng Biến đổi khí hậu thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng, Việt Nam
Không được sao lưu dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản.
Cuốn sách này được tài trợ bởi Quỹ Rockefeller.
Tháng 5, 2014
Xuất bản bởi: Văn phòng Biến đổi khí hậu thành phố Đà Nẵng (CCCO Đà Nẵng)
cùng phối hợp với Viện chuyển đổi Môi trường và Xã hội-Việt Nam
(ISET-Việt Nam)
Các tác giả:
- Chủ trì: Ts. Đinh Quang Cường, Chánh Văn phòng Biến đổi khí hậu Đà Nẵng
- Biên tập: Ths. Nguyễn Thị Kim Hà, điều phối dự án, Văn phòng Biến đổi khí hậu Đà Nẵng
- Biên soạn: Ts. Võ Văn Minh, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, CN. Nguyễn Thị Châu Loan, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Ks. Đỗ Mạnh Thắng, Chuyên gia GIS.
Các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật:
- PGs. Phạm Trung Lương, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch
- Ts. Trần Văn Giải Phóng, Phụ trách kỹ thuật, ISET-Việt Nam
- Ths. Phạm Quỳnh Anh, Viện Chiến lược và chính sách Khoa học công nghệ, Bộ KH&CN Việt Nam
Hỗ trợ biên tập, phụ trách mỹ thuật và dàn trang: Ngô Phương Thanh, ISET Việt Nam
Ảnh bìa: ISET-Việt Nam, 2014
Để tải ấn phẩm dưới dạng pdf, xin vui lòng truy cập: ccco.danang.gov.vn
Án phẩm Lưu hành nội bộ


TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI

Qu n đ o Hoàng Sa (Vi t Nam)

Thailand

Đà Nẵng

Qu n đ o Trư ng Sa (Vi t Nam)

NGÀNH DU LỊCH
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU
Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Indonesia

Tháng 5, 2014
DANH MỤC CÁC BẢNG

MỤC LỤC
1 Giới thiệu

4

1.1 Khí hậu Đà Nẵng

4

1.2 Du lịch Đà Nẵng


5

2 Các kết quả nghiên cứu ban đầu

7

2.1 Tác động bởi các
hiện tượng thời tiết cực đoan

7

2.2 Tác động bởi nguy cơ ngập
lụt ảnh hướng đến đối tượng du lịch

8

2.3 Mức độ tổn thương
do BĐKH đến ngành du lịch

10

2.4 Phân tích và đề xuất
các hoạt động ứng phó với BĐKH

10

3 Kết luận và khuyến nghị

Bảng 1. Hạ tầng du lịch ở Đà Nẵng

có nguy cơ ngập theo 3 kịch bản

9

Bảng 2. Ma trận phân tích thế mạnh,
hạn chế và yếu tố
tác động đến du lịch thành phố

11

Bảng 3. Ma trận phân tích
một số hoạt động ứng phó
với BĐKH trong lĩnh vực du lịch

12

13

DANH MỤC CÁC HÌNH

CÁC TỪ VIẾT TẮT

Hình 1. Biến động nhiệt độ và lượng mưa trung
bình các tháng trong năm ở Đà Nẵng

4

ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới


Hình 2. Số giờ nắng trong các tháng ở Đà Nẵng

4

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CSVCKT

Cơ sở vật chất kỹ thuật

CSHT

Cơ sở hạ tầng

HST

Hệ sinh thái

NBD

Nước biển dâng

Hình 3. Bản đồ phân bố tài nguyên du lịch
Thành phố Đà Nẵng

5


Hình 4. Lượng khách đến Thành phố Đà Nẵng
và doanh thu từ năm 2007- 2013

6

Hình 5. Bản đồ dự báo ngập lụt đến
tài nguyên du lịch Đà Nẵng (kịch bản 2)

9

Hình 6. Bản đồ dự báo ngập lụt đến
CSVCKT du lịch Đà Nẵng (kịch bản 2)

10


1

1. GIỚI THIỆU
1.1 Khí hậu Đà Nẵng

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa điển hình với nền nhiệt độ cao và ít biến
động, là nơi chuyển tiếp giữa 2 vùng khí hậu miền
Bắc và miền Nam Việt Nam, với tính trội là khí hậu
nhiệt đới ở phía Nam. Mùa mưa ở Đà Nẵng kéo dài
từ tháng 8 đến tháng 12, dưới sự tác động của gió
mùa đông bắc. Lượng mưa có khi đạt cực đại đến

hơn 150mm, nhưng trung bình phổ biến trong

khoảng 20 – 30mm ở những tháng mưa nhiều nhất
(xem hình 1). Đặc biệt vào những tháng 10, 11, chịu
sự tác động trực tiếp của bão Biển Đông di chuyển
vào. Vì vậy, trừ các tháng mưa nhiều thì những
tháng còn lại, du lịch ở Đà Nẵng rất thích hợp.

HÌNH 1. BIẾN ĐỘNG NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CÁC THÁNG
TRONG NĂM Ở ĐÀ NẴNG

Nền nhiệt độ trong mùa mưa thì tháng 8 và tháng
9 vẫn xuất hiện nắng nóng trên khu vực nhưng
không quá gay gắt. Những tháng 10, 11, 12 nền
nhiệt khá dễ chịu, có những đợt không khí lạnh

mạnh tràn xuống thì khu vực này nền nhiệt sẽ hạ
xuống ở ngưỡng se lạnh. Đôi khi nhiệt độ giảm
xuống ngưỡng trời rét nhưng không kéo dài ngày
trong tháng 12 và tháng 1 (xem hình 2).

HÌNH 2. SỐ GIỜ NẮNG TRONG CÁC THÁNG Ở ĐÀ NẴNG

4 Tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với ngành Du lịch thành phố Đà Nẵng


Hình 3. BẢN ĐỒ PHÂN BỐ TÀI NGUYÊN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Đà Nẵng có hệ thống núi non bao bọc thành phố,
đặc biệt là khu vực núi Bà Nà, do ảnh hưởng bởi
độ cao nên nền nhiệt độ cũng như hệ thống khí
hậu nên có sự khác biệt so với khu vực trung tâm

thành phố. Nền nhiệt độ trên các khu vực vùng
núi thấp hơn và biến trình độ ẩm cũng điều hòa
hơn so với ở dưới thấp, tạo cảm giác dễ chịu hơn.
Như vậy, trong điều kiện bình thường, khí hậu ở
Đà Nẵng được xem là một loại tài nguyên đối với
sự phát triển du lịch.

Trong điều kiện bình
thường, khí hậu ở Đà Nẵng
được xem là một loại tài
nguyên đối với sự phát triển
du lịch.

1.2 Du lịch Đà Nẵng
Là một trong ba vùng du lịch trọng điểm của cả
nước, Đà Nẵng là nơi có tiềm năng du lịch phong
phú, bao gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên và
nhân văn. Các danh lam thắng cảnh như đèo Hải
Vân, bán đảo Sơn Trà, Bà Nà, núi Chúa, Ngũ Hành
Sơn, các bãi tắm Mỹ Khê, Non Nước, bảo tàng
chàm với di tích Chàm gắn kết với phố cổ Hội An,
thánh địa Mỹ Sơn, cố đô Huế và các tỉnh duyên hải
miền Trung (xem bản đồ phân bố tài nguyên du
lịch tại hình 3). Những tài nguyên này là điều kiện
cho phép Đà Nẵng phát triển nhiều loại hình du
lịch như nghỉ mát, tắm biển, tham quan, du lịch
nghiên cứu, du lịch văn hoá…
Đến năm 2013, thành phố có 61 dự án đầu tư về
du lịch với tổng mức đầu tư là 5.786,8 triệu USD
(121.523 tỷ đồng), trong đó 12 dự án đầu tư nước

ngoài, với tổng mức đầu tư là 1.431,6 triệu USD
(30.064 tỷ đồng) và 49 dự án đầu tư trong nước
1. GIỚI THIỆU

5


Đà Nẵng có nhiều tiềm năng
lớn về tự nhiên – văn hóa đối
với sự phát triển du lịch.
Ảnh: Bà Nà , Nguồn: tourindanang.com

với tổng mức đầu tư là 4.355,2 triệu USD (91.460
tỷ đồng). Lượng khách đến Đà Nẵng liên tục tăng
nhanh trong những năm gần đây (xem hình 4).
Điều này khẳng định được tiềm năng và lợi thế phát
triển của ngành du lịch, đồng thời cũng thể hiện sự
quyết tâm của thành phố trong việc thúc đẩy phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Nhìn chung, Đà Nẵng có nhiều tiềm năng lớn về
tự nhiên – văn hóa đối với sự phát triển du lịch.
Với vị trí trung tâm của cả nước, có hạ tầng tốt, có

bờ biển và nhiều cảnh quan đẹp là thế mạnh để
thu hút du khách, ngành du lịch Đà Nẵng trong
thời gian qua đã có những bước khởi sắc đáng kể.
Những chủ trương, chính sách của Đà Nẵng cũng
như định hướng quy hoạch phát triển thành phố
đã được xác định phù hợp. Tuy nhiên, trong bối
cảnh BĐKH, các định hướng trên cần được xem xét

kỹ về mặt kỹ thuật cũng như quản lý để đảm bảo
hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, đảm
bảo phát triển du lịch bền vững.

HÌNH 4. LƯỢNG KHÁCH ĐẾN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ DOANH THU TỪ NĂM 2007- 2013

6 Tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với ngành Du lịch thành phố Đà Nẵng


2

2. Các kết quả nghiên cứu ban đầu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) làm tăng mức độ trầm trọng của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm;
mực nước biển dâng cao; chế độ thời tiết thay đổi, kéo theo các ảnh hưởng đến các công
trình, cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) du lịch, làm mất đi hoặc tổn hại các giá trị tài nguyên
du lịch, giảm khả năng cung cấp các sản vật tự nhiên cũng như gia tăng các dịch bệnh, từ
đó ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động du lịch. Các dự án du lịch cao cấp trên địa bàn thành
phố đều nằm ven biển, ven sông và đồi núi, vì vậy mức độ chịu ảnh hưởng, tác động của
thiên tai, BĐKH là rất lớn.

2.1 Tác động bởi các hiện tượng thời tiết
nguy hiểm
Bão
Trung bình hàng năm, có từ 1 đến 2 cơn bão hoạt
động hoặc ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực Đà
Nẵng. Gần đây, thành phố đã phải chống chịu
nhiều cơn bão với sức gió giật mạnh trên cấp
12, giật cấp 13, 14, gây hậu quả nghiêm trọng về
người và tài sản. Mùa bão vẫn thường tập trung từ
tháng 8 đến tháng 11, nhưng sự xuất hiện những

cơn bão trái mùa lại gây ra những thiệt hại vô
cùng lớn cho địa phương.
Các cơn bão lớn đã làm hư hỏng các công trình
hạ tầng du lịch, CSVCKT du lịch, tổn hại đến tài
nguyên du lịch,… đồng thời hạn chế việc tiếp cận
các điểm du lịch cũng như hủy hoãn các chuyến
bay, tàu; các tour, sự kiện du lịch,… Các sự kiện du
lịch ở thành phố Đà Nẵng tập trung khá nhiều từ
tháng 5 đến tháng 9 nhằm thu hút khách du lịch
khi đến với Đà Nẵng. Nhưng thời gian này lại chính
là mùa có tần suất xuất hiện bão và ATNĐ nhiều
nhất. Điều này cho thấy, rất nhiều rủi ro tiềm ẩn do
bão đến hoạt động du lịch của thành phố.

Mưa lớn và lũ lụt
Đà Nẵng nằm ở hạ du của hệ thống sông Vu Gia –
Thu Bồn, sông Tuý Loan và sông Cu Đê, là nơi thoát
lũ của các hệ thống sông này. Vùng hạ du có diện
tích nhỏ hẹp so với tổng diện tích cả lưu vực. Bên
cạnh đó, các con sông này có độ dốc lớn nên nước
lũ từ thượng nguồn tập trung về hạ du rất nhanh.
Các cửa sông thoát nước ở vùng hạ du kém, nên
thường xuyên bị lũ, ngập lụt trong thời gian dài.

Trung bình hàng năm Đà Nẵng có trên 8 đợt mưa
to đến rất to, tổng lượng mưa trung bình mỗi đợt
là 150mm. Gần đây cường độ mưa có dấu hiệu
tăng lên rõ rệt, mưa to kéo dài trên diện rộng
thường gây ra lũ quét, ngập lụt, sạt lở núi, xói lở
bờ sông, bờ biển.

Tình trạng xói lở đất tại các cửa sông, các bãi biển,
hiện tượng sụt lở đất ở bờ sông đã xảy ra thường
xuyên ở Đà Nẵng. Nhiều khu vực ven sông bị xói
lở nặng nề như phường Hoà Xuân, Hoà Thọ Tây
quận Cẩm Lệ là vùng bị sạt lở ven các sông Vĩnh
Điện, Cẩm Lệ; các khu vực ven sông thuộc xã Hòa
Phú, Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Tiến, Hòa Châu
và Hòa Cường. Các đoạn bờ biển bị xói lở gồm có
đoạn bờ biển cạnh Nhà máy xi măng Hải Vân, Trạm
nghiền xi măng Tiên Sa, KDL Xuân Thiều và các
đoạn bãi biển Thanh Khê, Thanh Bình, Bắc Mỹ An,
Non Nước, T18, Nguyễn Tất Thành. Tình trạng sạt
lở triền núi cũng xảy ra nghiêm trọng, tại dốc Kiền,
khu vực bán đảo Sơn Trà, khu vực rừng đặc dụng
Nam Hải Vân.

Hạn hán và nắng nóng
Với đặc điểm khí hậu có 2 mùa rõ rệt trong năm,
mùa mưa và mùa khô, trong đó mùa khô từ tháng
1 đến tháng 8 (với nắng nóng và gió Tây Nam kéo
dài), Đà Nẵng thường phải đối mặt với hạn hán
trong các tháng này. Tổng lượng mưa trong thời
gian từ tháng 1 đến tháng 4 chỉ chiếm khoảng 8%
lượng mưa năm.
Nhiệt độ trung bình năm 2006 là 26,3oC, nhiệt độ
cao nhất là 38,7oC, số giờ nắng lên đến 2.193,3
giờ, rơi vào các tháng 5, 6, 7, 9. Do đó, tình trạng
khô hạn kéo theo tình trạng xâm nhập mặn, ảnh

2. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU 7



Các thiên tai và hiện tượng thời tiết nguy hiểm đã và
đang tác động đến Đà Nẵng nói chung và ngành du
lịch thành phố nói riêng.
Ảnh: Biển Đà Nẵng (Nguồn: Cổng thông tin du lịch thành phố Đà Nẵng)

hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước cấp, tác
động trực tiếp đến các hoạt động du lịch và du
khách khi đến thành phố trong mùa khô hạn.

Tình hình tỗ lốc
Lốc tố, mưa đá là hiện tượng thời tiết nguy hiểm,
thường xảy ra vào thời kỳ chuyển đổi của các hệ
thống thời tiết. Hàng năm vào khoảng đầu mùa hè
thường xảy ra hiện tượng thời tiết nguy hiểm này.
Mặc dù xảy ra trên phạm vi nhỏ và thời gian tồn
tại rất ngắn, nhưng với sức gió giật mạnh và đổi
hướng đột ngột, gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.
Tóm lại, các thiên tai và hiện tượng thời tiết nguy
hiểm đã và đang tác động đến Đà Nẵng nói chung
và ngành du lịch thành phố nói riêng. Trong bối
cảnh BĐKH, các hiện tượng này có nguy cơ gia
tăng về cường độ, tần suất cũng như tính chất
bất ngờ, khó dự báo, làm ảnh hưởng đến hạ tầng,
CSVCKT (xuống cấp hoặc mất đi), kéo theo hạn
chế khả năng tiếp cận các điểm du lịch cũng như
gây nguy hiểm cho khách du lịch. Các hiện tượng
này cũng làm suy giảm các giá trị tài nguyên
du lịch. Với những tác động trên sẽ ảnh hưởng

nghiêm trọng đến hoạt động du lịch hiện nay
cũng như sự phát triển của ngành trong tương lai.

2.2 Tác động bởi nguy cơ ngập lụt đến
các đối tượng du lịch
Các đối tượng du lịch trong phạm vi nghiên cứu
bao gồm: (1) Tài nguyên du lịch; (2) Hạ tầng du lịch
và (3) CSVCKT du lịch. BĐKH sẽ làm thay đổi chế độ
mưa, đồng thời sự gia tăng mực nước biển, cùng
với đó là quá trình quy hoạch phát triển KT-XH đã
làm thay đổi địa hình tự nhiên, từ đó các khu vực
ngập nước cũng bị thay đổi theo. Kết quả dự báo
tác động bởi nguy cơ ngập lụt như sau:

Tài nguyên du lịch
Nguy cơ ngập chủ yếu đối với tài nguyên du lịch
nhân văn (các khu vực di tích, chùa chiền, làng
nghề,…). Tuy nhiên, hầu hết các đối tượng này
chưa được khai thác phục vụ du lịch, ngoại trừ
bảo tàng điêu khắc Chăm và đình Túy Loan. Về tài
nguyên du lịch thiên nhiên như danh thắng, cảnh
quan, bãi biển chưa có dấu hiệu tác động bởi các
kịch bản ngập. Kết quả đánh giá tác động ở mức
Bị
“ ảnh hưởng
Hạ tầng du lịch
Hạ tầng phục vụ du lịch (hệ thống giao thông,
cấp - thoát nước, cấp điện,…) ở Đà Nẵng sẽ chịu

8 Tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với ngành Du lịch thành phố Đà Nẵng



HÌNH 5. BẢN ĐỒ DỰ BÁO NGẬP LỤT ĐẾN TÀI NGUYÊN DU LỊCH ĐÀ NẴNG (KỊCH BẢN 2)

K ch b n 2 là k ch b n t h p g m các các thông s : (1) Lư ng mưa năm 2009/2007 + k ch b n B2
năm 2030, (2) M c nư c bi n năm 2009/2007 + k ch b n A1F1 năm 2030 và (3) D li u đ cao đ a hình
c a lưu v c sông Cu Đê 6 (T6/2011), sông Hàn (6/2009).

tác động lớn bởi nguy cơ ngập. Trong đó, 45%
chiều dài đường bộ thành phố có nguy cơ ngập.
Hệ thống cảng (nhất là cảng Sông Hàn phục vụ du
lịch) và đường giao thông dọc 2 bên bờ sông Hàn
đều có nguy cơ ngập nặng. Ngoài ra, 30% các trạm
xử lý nước thải và 16% các trạm cấp điện được dự
báo nằm trong vùng ngập. Điều này ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng môi trường và sự mất an
toàn về điện. Kết quả đánh giá tác động đến hạ
tầng du lịch ở mức “Bị ảnh hưởng nặng”.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Hầu hết CSVCKT phục vụ du lịch (hệ thống các
khách sạn, nhà hàng, cơ sở mua sắm, bưu điện,
ngân hàng, …) ở thành phố đều có nguy cơ ngập
theo các kịch bản BĐKH. Điều đáng chú ý, khu
vực chịu tác động chủ yếu là khu vực ven sông
và trung tâm thành phố, nơi tập trung hệ thống
các nhà hàng, khách sạn, khu mua sắm lớn. Trong
phạm vi của nghiên cứu này, CSVCKT du lịch chỉ

BẢNG 1. HẠ TẦNG DU LỊCH Ở ĐÀ NẴNG CÓ NGUY CƠ NGẬP THEO 3 KỊCH BẢN

Đối tượng

ĐV

Kịch bản 1
SLbị ngập/ Tổng

Kịch bản 2
%

SLbị ngập/ Tổng

Kịch bản 3
%

SLbị ngập/ Tổng

%

I. Giao thông
1. Cảng

Cảng

3/5

60

3/5


60

3/5

60

2. Đường bộ

Km

571,31/ 1275,03

45

569,31/ 1275,03

45

569,93/ 1275,03

45

3. Đường Sắt

Km

13,12/ 39,89

33


13,26/ 39,89

33

14,60/39,89

37

II. Đường Sắt
1. Trạm điện

Trạm

16

16

16

2. Trạm xử lý nước

Trạm

38

38

38

2. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU 9



HÌNH 6. BẢN ĐỒ DỰ BÁO NGẬP LỤT ĐẾN CSVCKT DU LỊCH ĐÀ NẴNG (KỊCH BẢN 2)

mới xem xét đến các khách sạn 5 sao và nhà hàng
đạt chuẩn cũng như các đối tượng CSVCKT có quy
mô lớn và cho thấy trên 20% các đối tượng có
nguy cơ bị ngập. Kết quả đánh giá tác động ở mức
“Bị ảnh hưởng”.

2.3 Mức độ tổn thương do BĐKH đến lĩnh
vực du lịch thành phố
Hiện nay, loại hình du lịch được các doanh nghiệp
quan tâm khai thác chủ yếu là du lịch nghỉ dưỡng,
tham quan cảnh quan thiên nhiên; khu vực hoạt
động du lịch trọng tâm là biển và các khu vực du
lịch sinh thái. Đây là các khu vực chịu tác động của
thiên tai, BĐKH nhiều nhất. Tuy nhiên, nhiều công
trình còn chưa hoàn thiện hoặc chưa đảm bảo
phòng chống được các cơn bão, lụt lớn có nguy cơ
ngày càng cao. Hoạt động du lịch ở thành phố đã
có những kết quả nhất định nhưng nhìn chung các
chính sách, phương án hỗ trợ vẫn còn đang trong
quá trình hoàn thiện.

Phạm vi nghiên cứu này chưa thể hiện chi tiết đánh
giá đến các đối tượng liên quan nhưng nhìn chung,
các đối tượng của ngành du lịch ở Tp. Đà Nẵng đều
bị ảnh hưởng bởi BĐKH với mức độ rủi ro từ trung
bình đến cao. Đà Nẵng nói chung và ngành du

lịch nói riêng đã có sự chuẩn bị ứng phó nhất định
(mức độ năng lực ứng phó được đánh giá ở mức
trung bình), nên mức độ tổn thương đối với lĩnh
vực du lịch được đánh giá ở mức “trung bình”.

2.4 Phân tích và đề xuất các hoạt động
ứng phó với BĐKH và NBD trong lĩnh vực
du lịch ở thành phố Đà Nẵng
Các giải pháp ứng phó với BĐKH và NBD của
ngành du lịch được dựa trên đặc điểm tình hình cụ
thể của thành phố và đặc điểm từng khu vực. Các
thế mạnh, hạn chế và các nguy cơ tác động của
BĐKH và NBD trong hoạt động du lịch ở Đà Nẵng
theo từng khu vực được trình bày ở bảng 2 (xem
trang bên).

10 Tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với ngành Du lịch thành phố Đà Nẵng


BẢNG 2. MA TRẬN PHÂN TÍCH THẾ MẠNH, HẠN CHẾ VÀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DU LỊCH THÀNH PHỐ

Khu vực

Ven
biển

Đồi
núi

Hoạt động du lịch chính


Non nước –
Ngũ Hành
Sơn – Bắc
Mỹ An

- Resort
- Tắm biển
- Mua sắm
- Khách sạn
- Nhà hàng
- Casino
- Du lịch làng nghề

Mỹ Khê –
Nam Thọ
- Sơn Trà

- Resort
- Dịch vụ giải trí và tắm biển
- Khách sạn
- Nhà hàng
- Dịch vụ bán hàng lưu niệm
- Các hoạt động dịch vụ tour,
tuyến

Xuân Thiều
– Nam Ô –
Hải Vân


- Resort
- Tắm biển
- Khách sạn
- Nhà hàng

Bà Nà –
Suối Mơ

- Vui chơi, giải trí
- Nghỉ mát
- Leo núi
- Du lịch sinh thái
- Khách sạn
- Nhà hàng

Bán đảo
Sơn Trà

- Resort
- Thăm quan, ngắm cảnh,
khám phá thiên nhiên

Đồng Nghệ - Nghỉ mát; vui chơi
- Phước
- Làng quê; làng nghề
Sơn
- Suối nước nóng

Trung tâm


- Khách sạn
- Công viên
- Bảo tàng
- Mua sắm
- Thể thao
- Lễ hội pháo hoa

Ven sông

- Khách sạn
- Mua sắm
- Giải trí
- Thể thao nước
- Du thuyền
- Lễ hội đường phố
- Dạo phố về đêm

Tài nguyên và
thế mạnh
- Cảnh quan đẹp
- Thắng cảnh
- Văn hóa tâm linh
- Làng nghề truyền thống
- Giao thông thuận lợi

- Cảnh quan đẹp
- Không khí mát mẻ
- Giao thông thuận lợi
- CSHT tốt, khá đồng bộ.


- Cảnh quan đẹp
- Giao thông thuận lợi

- Khí hậu mát mẻ
- Cảnh quan đẹp
- Văn hóa tâm linh
- Hạ tầng, cáp treo tốt

- Cảnh quan đẹp
- Nhiều tuyến DL sinh thái
- Văn hóa tâm linh
- Nhiều khu nghỉ dưỡng
cao cấp
- Gần trung tâm TP.;
- Khả năng kết nối các loại
hình du lịch (rừng, biển) cao;

Hạn chế

- Quy hoạch chưa đồng
bộ;
- Hạ tầng chưa đầu tư đầy
đủ;

- Dễ bị tác động của thiên
tai, đặc biệt là các khách
sạn, nhà hàng ven biển;
- Ô nhiễm môi trường từ
KCN DV thủy sản Đà Nẵng
- Rủi ro thiên tai; xói lở

- Ô nhiễm môi trường;
- Hạ tầng còn thấp kém
- Dịch vụ chưa phát triển

Yếu tố
tác động

- Bão
- Ngập

Bão

- Bão
- Ngập

- Chưa có giải pháp bảo
vệ HST tự nhiên hiệu quả
- Chỉ khai thác du lịch
theo mùa;
- Dịch vụ y tế: an toàn
chưa tốt

- Sạt lở
- Tố lốc,
sấm sét
- Lũ

- Chưa có giải pháp bảo
vệ HST tự nhiên hiệu quả
- Giao thông chưa phát

triển tốt; nhiều đường
dốc nguy hiểm

- Sạt lở
- Bão

- Cảnh quan đẹp
- Nhiều thác nước, suối
- Khí hậu mát mẻ

- Giao thông khó khăn;
- Các dịch vụ chưa phát
triển,…

- Ngắm cảnh thành phố về
đêm
- Giao thông thuận lợi
- Dễ mua sắm
- Dịch vụ du lịch tốt

- Thiếu các bãi đỗ xe;
- Các trung tâm mua sắm
các quà lưu niệm, đặc sản
của địa phương,… chưa
nhiều
- Khí hậu khá oi bức vào
mùa hè

- Cảnh quan đẹp
- Hệ thống cầu đẹp, giao

thông thuận lợi
- CSHT tốt,
- Đa dạng các loại hình
dịch vụ;

- Nguy cơ kẹt xe
- Nước thải từ các nhà
hàng, khách sạn gây
mùi hôi về đêm khi triều
xuống

- Sạt lở
- Lũ quét

- Bão
- Ngập

- Ngập
- Bão
- Sạt lở

2. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU 11


BẢNG 3. MA TRẬN PHÂN TÍCH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH
Các hoạt động ứng phó cho từng khu vực
Hoạt động

Ven biển
- Bảo vệ các bãi biển;

môi trường ven biển;

Bảo vệ
tài nguyên
du lịch

- Bảo vệ các hệ sinh thái
biển, ven biển: rạng san
hô; cỏ biển; rừng phòng
hộ ven biển;
- Bảo vệ dãy núi đá vôi
Ngũ Hành Sơn;

Đồi núi

- Bảo vệ ĐDSH Bán đảo
Sơn Trà; KBTTN Bà Nà Núi Chúa, Nam Hải Vân;
- Phòng chống cháy
rừng
- Bảo vệ các dòng sông,
suối

Trung tâm

Bảo vệ các di tích
lịch sử, bảo tàng;
khu vui chơi, công
viên

Ven sông


- Bảo vệ cảnh quan
hai bên bờ sông;
- Bảo vệ môi trường
nước

- Bảo vệ các di tích văn
hóa tâm linh ven biển

- Bảo vệ và phát triển
rừng phòng hộ ven biển

- Gia cố hệ thống thoát
nước; xử lý nước thải;

- Phòng chống sạt lở
đường giao thông; trụ
cáp treo; các khu vui
chơi ngoài trời; nhà
hàng, khách sạn,…

- Quy hoạch và bảo vệ
hệ thống điện

- Xây dựng hệ thống
chống sét;

- Xây dựng hệ thống
cảnh báo các hiện tượng
thời tiết bất thường: như

sóng thần, bão, lũ...

- Gia cố công trình thu
gom, xử lý, tích trữ nước
sinh hoạt

- Bảo vệ hệ thống đê, kè
ven biển
Ứng phó với
BĐKH và
NBD đối với
hạ tầng và
CSVCKT du
lịch

- Bảo vệ và phát triển hệ
rừng đầu nguồn;

- Tăng cường hệ thống
cứu hộ; ứng phó sự cố,...

- Tăng cường hệ
thống kè chống sạt lở
bờ sông;
- Tăng cường hệ
thống thoát nước;
ứng phó với thiên
tai,

- Xây dựng hệ thống

cảnh báo lũ;
- Tăng cường các giải
pháp cứu hộ, ứng
phó sự cố,…

- Xây dựng hệ thống
các công trình thu gom
xử lý nước thải, rác thải
sinh hoạt

Trên cơ sở các phân tích thực trạng du lịch theo
từng khu vực, các biện pháp định hướng ứng phó
với BĐKH đối với lĩnh vực du lịch được trình bày tại
bảng 3 ở trên.

12 Tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với ngành Du lịch thành phố Đà Nẵng


3

3. Kết luận và khuyến nghị
Đà Nẵng có tiềm năng và thế mạnh phát triển du lịch ở các vùng đồi núi và du lịch biển,
nhưng cũng chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan. Đặc
biệt trong bối cảnh BĐKH và NBD, du lịch ở Đà Nẵng sẽ gặp phải nhiều thách thức, cần có
sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo mới có thể đảm bảo phát triển du lịch một cách bền vững.

Về khía cạnh khí hậu và thời tiết nguy hiểm, 4 yếu tố tác động chủ yếu đến lĩnh vực
du lịch Thành phố Đà Nẵng gồm: bão; mưa lớn, lũ lụt; hạn hán; và tố lốc, sấm sét.
Bão


Bão là loại thiên tai
hầu như chắc chắn
xảy ra (hằng năm,) và
phạm vi tác động rất
rộng. Khu vực chịu tác
động mạnh nhất là
các vùng ven biển, nơi
tập trung nhiều dự án
du lịch. Để giảm nhẹ
các thiệt hại do bão
gây ra, cần có các giải
pháp công trình đối
với hạ tầng và CSVCKT
du lịch cũng như các
phương án phòng
chống cơ động.

Mưa lớn, lũ lụt

Hạn Hán

Tố lốc, sấm sét

Mưa lớn, lũ lụt cũng là
yếu tố thường xuất hiện
(3-4 trận/ năm), nguy
hiểm nhất khi xảy ra
cùng với các cơn bão
lớn. Sạt lở cũng có nguy
cơ xảy ra ở hầu hết các

tuyến đường nối các
điểm du lịch ở khu vực
đồi núi phía tây thành
phố, do vậy tiềm ẩn
nguy cơ chia cắt cục bộ
các điểm du lịch. Cần
có các giải pháp công
trình kè chống và trồng
rừng phòng hộ để giảm
tác động của các hiện
tượng trên.

Hạn hán kéo dài gây
xâm nhập mặn cao,
với lượng mưa ít, nhiệt
độ cao sẽ ảnh hưởng
đến nguồn thực phẩm
cung cấp cho người
dân và khách du lịch,
đặc biệt là ảnh hưởng
đến chất lượng nước
cấp sinh hoạt, gia tăng
dịch bệnh,... Nắng nóng
cũng làm ảnh hưởng
đến các sự kiện du lịch
ngoài trời và sức khỏe
của du khách.

Tố lốc, sấm sét xảy ra
cục bộ ở một số nơi,

chủ yếu vào các tháng
mùa hè. Đỉnh núi Bà
Nà và Sơn Trà là những
khu vực có nguy cơ
cao, tiềm ẩn rủi ro cho
hệ thống cáp treo và
các hoạt động du lịch,
cần có các biện pháp
phòng chống cẩn
thận.

BĐKH sẽ làm thay đổi chế độ mưa cùng
với hiện tượng NBD, gây nguy cơ ngập lụt
Đến năm 2030, dưới tác động của sự thay đổi
lượng mưa, gia tăng nhiệt độ, mực nước biển ở Đà
Nẵng sẽ dâng cao từ 11,6 – 11,8 cm; diện tích ngập
khoảng 2,4 km2. Các khu du lịch ở Đà Nẵng ít có
nguy cơ ngập nhưng hệ thống hạ tầng và CSVCKT
du lịch đều nằm trong vùng có nguy cơ ngập cao,
cần phải có giải pháp nâng cấp, phòng tránh.

Từ các kết quả nghiên cứu trên, các
khuyến nghị cần ưu tiên thực hiện trong
lĩnh vực du lịch thành phố
• Xây dựng một Chiến lược phát triển du lịch
của thành phố có sự cân nhắc đến các mối đe
dọa tiềm tàng của BĐKH đến các đối tượng
du lịch, khu vực du lịch có mức độ tổn thương
cao. Đồng thời, đề ra các giải pháp giảm nhẹ
tác động của BĐKH với những chính sách

khuyến khích về thay đổi công nghệ, đặc biệt
đối với công nghệ sử dụng năng lượng phát
tán các bon thấp.

3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 13


Ảnh: Chùa Linh Ứng, ISET-Việt Nam, 2013

• Ngành du lịch thành phố cần chuẩn bị một
Kế hoạch quản lý, ứng phó với các vấn đề
khủng hoảng du lịch do BĐKH cho thành
phố từ kết quả phân tích tác động. Hầu hết
các mối đe dọa từ BĐKH đều nằm ngoài
tầm kiểm soát của ngành du lịch, do đó việc
chuẩn bị và ứng phó hiệu quả sẽ giảm thiểu
những tác động này. Kế hoạch này cần được
nhất quán đến tất cả các bên liên quan, gồm
cả các đối tác du lịch, các phương tiện truyền
thông và các khách du lịch.
• Đồng thời, ngành du lịch thành phố cần chủ
động thực hiện Các biện pháp nâng cao
nhận thức về vấn đề BĐKH. Cụ thể như các
chính sách BĐKH/môi trường bền vững của
doanh nghiệp du lịch đã được thiết lập chưa
và có nhân viên chịu trách nhiệm thực hiện
không? Khách du lịch và nhân viên của
doanh nghiệp du lịch có được khuyến khích
tiết kiệm năng lượng và nước, giảm ô nhiễm
và chất thải không? Các công ty du lịch và

các khách sạn có xây dựng kế hoạch để đảm
bảo rằng họ được chuẩn bị kỹ càng để đối
phó với bất kỳ thảm họa thiên nhiên hoặc
tình huống khẩn cấp nào do BĐKH hoặc các
yếu tố khác gây ra. Để làm được điều này,
ngành du lịch thành phố cần thực hiện và
duy trì nhiều ấn phẩm để hướng dẫn các đối
tác du lịch trong việc đưa ra các quyết định
“Xanh”, tổ chức các chương trình tuyên

truyền có tác động trực tiếp đến các cộng
đồng tham gia hoạt động du lịch.

• Tăng cường Đầu tư, phát triển hạ tầng và
CSVCKT du lịch trong thời gian tới. Thành
phố cần xem xét, ưu tiên đầu tư các giải pháp
phòng chống thiên tai, thích ứng với ngập
lụt, đặc biệt hạn chế phát triển du lịch ở các
vùng có nguy cơ ngập (khu vực hạ lưu sông
Cu Đê và sông Hàn). Đồng thời, cần xây dựng
hệ thống cảnh báo tác động để hạn chế đến
mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra.
• Thành phố sớm ban hành những Chính sách
khuyến khích phát triển du lịch sinh thái, du
lịch xanh; tiết kiệm năng lượng, nước; hạn chế
ô nhiễm môi trường; sử dụng năng lượng tái
tạo, vật liệu tái chế; khuyến khích cộng đồng
tham gia hoạt động du lịch và bảo vệ môi
trường rừng, biển,….
• Thúc đẩy, khuyến khích các tổ chức, cá nhân

tham gia hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ các
hoạt động ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực du
lịch; chú trọng phối hợp liên ngành, trước hết là
giữa các ngành văn hóa, thể thao và du lịch;
phối hợp giữa ngành du lịch với các quận,huyện,
đặc biệt là các quận, huyện ở các địa bàn trọng
điểm phát triển du lịch và đề cao vai trò của cơ
sở, sự tham gia của cộng đồng vào nỗ lực ứng
phó với BĐKH của lĩnh vực thuộc chức năng
quản lý về du lịch.

14 Tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với ngành Du lịch thành phố Đà Nẵng


“Khả năng chống chịu là khả năng phục hồi
nhanh chóng và hiệu quả sau thảm họa và năng
lực chịu đựng căng thẳng lớn hơn. Xây dựng khả
năng chống chịu là làm cho con người, cộng
đồng và hệ thống chuẩn bị tốt hơn để chống
chọi với các sự cố thảm họa – cả tự nhiên và do
con người gây ra – và có thể phục hồi lại nhanh
chóng và mạnh mẽ hơn”
“ Chương trình 100 thành phố có khả năng chống chịu”

Ảnh: ISET-Việt Nam, 2014

3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15


Đà Nẵng có tiềm năng và thế mạnh phát triển du lịch ở

các vùng đồi núi và du lịch biển, nhưng cũng chịu nhiều
ảnh hưởng của thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Đặc biệt trong bối cảnh Biến đối khí hậu và nước biển
dâng, du lịch ở Đà Nẵng sẽ gặp phải nhiều thách thức, cần
có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo mới có thể đảm bảo phát
triển du lịch một cách bền vững.
Những kết quả được chia sẻ trong báo cáo này là từ hoạt
động nghiên cứu ngành “Đánh giá tính dễ bị tổn thương
do Biến đổi khí hậu đối với ngành Du lịch thành phố Đà
Nẵng” trong Chương trình Mạng lưới các thành phố Châu
Á có khả năng chống chịu với Biến đổi khí hậu (viết tắt là
ACCCRN). Một số khuyến nghị cần ưu tiên thực hiện trong
lĩnh vực du lịch thành phố cũng được đưa ra dựa trên
những kết quả nghiên cứu này.

Xuất bản bởi: Văn phòng Biến đổi khí hậu thành phố Đà Nẵng
cùng phối hợp với Viện chuyển đổi Môi trường và Xã hội-Việt Nam.

Văn phòng Biến đổi khí hậu
thành phố Đà Nẵng (CCCO Đà Nẵng)
Số 42 Bạch Đằng
Quận Hải Châu, Đà Nẵng, Việt Nam
Tel: +84 511 3888508.
Fax: +84 511 3825321
Email:

Viện chuyển đổi Môi trường và
Xã hội-Việt Nam (ISET-Việt Nam)
Số 18 - ngách 1/42 - ngõ 1 Âu Cơ
Quận Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Tel: +84 4 3718 6702
Fax:+84 4 3718 6721
Email:



×