Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.63 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG ……………………………..

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

Tên chuyên đề:

SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH THỨC ĂN
CHĂN NUÔI
Môn:

CÔNG NGHỆ 10

Báo cáo viên:

……….

Chức vụ:

………….

Đơn vị:

…………………
MỤC LỤC
Trang

1


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...............…………………………………………...3


1. Lí do chọn chuyên đề …………….....…………………………………… 3
2. Mục đích chuyên đề……………………………………………………... ...3
3. Đối tượng.................…………………………………………………….........3
PHẦN II. NỘI DUNG ……………………………………………………….4
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ.................................................................................4
1. Tên chuyên đề ..........................………………………………………………4
2. Mạch kiến thức........................…………………………………………….....4
3. Thời gian triển khai ...............…………………………………………….....6
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ..................................................6
1.Mục tiêu chuyên đề…………………………………………………………6
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học...........................................................................8
3. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh.......................................................................8
4. Tiến trình dạy học chuyên ................................................................................8.
Tiết 1: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi..................…………………………......8
HĐ1 Khởi động ……………………………………………………………... 8
HĐ2 Hình thành kiến thức.......................……………………………………..9
HĐ3 Luyện Tập................................................ ……………………………….12
HĐ4 Vận dung, tìm tòi, mở rộng....................... ……………………………....13
Tiết 2: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi..................…………………………......15
HĐ1 Khởi động ……………………………………………………………...15
HĐ2 Hình thành kiến thức.......................…………………………………….15
HĐ3 Luyện Tập................................................ ………………………………..17
HĐ4 Vận dung, tìm tòi, mở rộng....................... ……………………………....18
Tiết 3: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp................19
HĐ1 Khởi động ……………………………………………………………....19
HĐ2 Hình thành kiến thức.......................…………………………………….19
HĐ3 Luyện Tập................................................ ………………………………..21
HĐ4 Vận dung, tìm tòi, mở rộng....................... …………………………….....21
III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ.........................................................22
PHẦN III. KẾT LUẬN ……………………………………………............….26


2


TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………...27
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn chủ đề
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn
và từ đó học sinh xác định rõ mục tiêu, các mối quan hệ của quá trình học. Các chủ
đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống
của học sinh nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra
động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp liên môn, học sinh
được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực
tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Các chủ đề tích hợp liên môn
giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các
môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết
tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là
người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động
học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Vì vậy, dạy học theo các chủ đề liên
môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn
trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ
năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện
nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp.
2. Mục đích của chuyên đề
Chuyên đề xây dựng trên cơ sở tích hợp nội môn giữa phần 1 chăn nuôi thủy sản
đại cương với phần 2 tạo lập doanh nghiệp … nhằm tổ chức cho học sinh thông
qua hoạt động chủ đề sẽ chủ động sử dụng các năng lực của mình để tìm hiểu về
việc sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Hs có điều kiện, cơ hội để tìm hiểu và liên kết các kiến thức, kĩ năng liên quan với

nhau trong quá trình thực hiện chuyên đề
Hs có điều kiện trải nghiệm, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào hoạt động
kinh doanh trong thực tiễn
Từ đó, hình thành những kiến thức tổng quan, cơ bản về phương pháp sản xuất,
chế biến thức ăn chăn nuôi, từ đó có hình thành ý tưởng kinh doanh, tuyên truyền
và tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất thức ăn chăn nuôi bảo đảm và an toàn vệ
sinh, giữ gìn môi trường sống lành mạnh.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng: HS lớp 10

3


PHẦN II: NỘI DUNG
Báo cáo viên:

Nguyễn Thị Thơm

Chức vụ:

Giáo viên

Đơn vị:

Trường THPT DTNT tỉnh Vĩnh Phúc

Tên chuyên đề: SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH THỨC ĂN Ủ MEN
TRONG CHĂN NUÔI LỢN
Chương trình Công nghệ 10 – thời lượng dạy trên lớp 2 tiết
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

1. Tên chuyên đề:
Sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Chủ đề bao gồm những nội dung chính sau:
Tiết 1+2:
Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
Tiết 3:
Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2. Mạch kiến thức của chuyên đề
2.1. Một số loại thức ăn chăn nuôi
2.1. 1. Một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi
- Thức ăn tinh
- Thức ăn xanh
- Thức ăn thô
- Thức ăn hỗn hợp
2.1. 2. Đặc điểm một số loại thức ăn của vật nuôi:
a. Thức ăn tinh:
- Thức ăn tinh giàu năng lượng (ngô, gạo, cám…): giàu gluxit, tỉ lệ protein thấp, ít
xơ, P>Ca, có đủ khoáng vi lượng, vitamin nhóm B (B4).
- Đưa vào KPA của gia súc, gia cầm từ 20-80 %. (kết hợp với thức ăn giàu đạm, bổ
sung thêm Ca)

4


- Thức ăn tinh giàu protein:
+ Có nguồn gốc ĐV: quan trọng bậc nhất trong chăn nuôi, cung cấp đầy đủ nhất về
protein, khoáng, vitamin, đầy đủ và cân đối các a.a thiết yếu.(thức ăn này đắt nên
nên người ta thường kết hợp với các thức ăn giàu protein như: các loại khô dầu).
+ Có nguồn gốc TV: giàu protein, giàu năng lượng có đầy đủ và cân đối các a.a
thiết yếu, khoáng vi lượng, vitamin nhóm B. VIT E.(bổ sung thêm canxi vào khẩu

phần).
b. Thức ăn xanh (cỏ, rau bèo, ủ xanh)
- là loại thức ăn nhiều nước, thơm ngon, gia súc thích ăn, dễ tiêu hóa, nâng cao sản
phẩm chăn nuôi, tỉ lệ các chất dinh dưỡng cân đối, đủ các vitamin, khoáng.
- Chất lượng thức ăn xanh phụ thuộc vào: Giống cây, khí hậu, chế độ chăm sóc và
thời kì thu cắt.
- Thức ăn ủ xanh: Để dự trữ cho trâu bò.
- thức ăn củ quả: thơm ngon, gia súc thích ăn, tỉ lệ tiêu hóa cao, tỉ lệ protein thấp.
(kết hợp với thức ăn giàu đạm )
c. Thức ăn thô:
- Ttỉ lệ xơ cao, nghèo dinh dưỡng, tỉ lệ tiêu hóa thấp.
- Cỏ khô là thức ăn dự trữ tốt nhất cho trâu bò về mùa đông, lợn và gia cầm có thể
ăn dưới dạng bột cỏ.
- Rơm rạ: Chế biến bằng cách kiềm hoá hoặc ủ với Urê.
2.2. Sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi.
2.2.1. Khái niệm thức ăn hỗn hợp.
Là loại thức ăn được chế biến từ trước, từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau theo
một tỉ lệ nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
2.2.2. Các loại thức ăn hỗn hợp:
Có 2 loại:
a. Thức ăn hỗn hợp đậm đặc:
Là hỗn hợp thức ăn có tỷ lệ prôtêin, khoáng, vitamin cao (ở mức độ đậm đặc)
b. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh:
Là thức ăn hỗn hợp đã đảm bảo đáp ứng đầy đủ và hợp lí nhu cầu dinh dưỡng cho
từng loại vật nuôi.
2.2.3. Vai trò của thức ăn hỗn hợp:
- Đặc điểm

5



+ có đầy đủ và cân đối thành phần các chất dinh dưỡng
+ Sử dụng thuận tiện, Tiết kiệm nhân công, chi phí chế biến, bảo quản
+ tăng hiệu quả sử dụng, giảm chi phí thức ăn, hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi.
=> Sử dụng ít mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Chú ý: Nên ngưng sử dụng thức ăn hỗn hợp trước khi xuất chuồng ít nhất 1 tuần
2.2.4. Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp:
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu.
Bước 2: Làm sạch, sấy khô, nghiền.Bước 3: Cân và phối trộn theo tỷ lệ
Bước 4: Ép viên, sấy khô (Đối với thức ăn dạng viên)
Bước 5: Đóng bao, gắn nhãn, bảo quản
2.3. Kinh doanh hộ gia đình
2.3.1. Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình
- Là loại hình kinh doanh nhỏ do chủ gia đình làm chủ.
- Qui mô nhỏ vốn ít.
- Công nghệ kĩ thuật đơn giản.
- Lao động là những người trong gia đình.
2.3.2.Tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình
-Vốn là nguồn tự có của gia đình hoặc vay.
-Lao động: Mỗi người trong gia đình phải làm nhiều loại việc.
2.3.3.Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình
- Kế hoạch sản xuất dự kiến lượng hàng hóa bán:
Lượng sản phẩm bán = lượng sản phẩm sản xuất – lượng sản phẩm tự tiêu dùng
- Kế hoạch mua bán hàng:
Số hàng mua 1 tháng = số hàng bán 1 ngày x số ngày của tháng
-Từ những kế hoạch nêu trên mà chủ hộ dự kiến lợi nhuận và quyết định phương
hướng kinh doanh.
3. Thời gian triển khai:
- Thời điểm thực hiện: học kì 1
- Thời lượng thực hiện: 03 tiết được quy định trong kế hoạch dạy học. (1 tuần tự

nghiên cứu tài liệu, làm dự án ở nhà).
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ

6


1. Mục tiêu của chuyên đề
1.1. Kiến thức
- Hiểu được cách phân loại, đặc điểm của một số loại thức ăn trong chăn nuôi
- Trình bày được khái niệm, vai trò, quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật
nuôi
- Biết được thế nào là tổ chức kinh doanh hộ gia đình
1.2. Kĩ năng
- Vận dụng được những kiến thức về vi sinh vật và hóa học để chế biến, sản xuất
được một loại thức ăn cho vật nuôi (chế biến thức ăn tinh bột bằng men hoặc chế
phẩm vi sinh vật)
- Biết cách tính toán để làm kinh doanh về thức ăn chăn nuôi
1.3. Thái độ
- Tích cực tham gia các hoạt động học tập. Chủ động, sáng tạo và có tinh thần hợp
tác để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
- Có hứng thú, say mê với việc chế biến thức ăn để từ đó tập làm kinh doanh
- Vận dụng vào thực tế chăn nuôi ở gia đình: có ý thức tận dụng các loại thức ăn rẻ
tiền, sẵn có ở địa phương để chế biến thức ăn, làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi.
- Quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, chất lượng thức ăn và sự liên quan đến sức
khỏe của con người thông qua việc chế biến thức ăn vật nuôi.
1.4. Các năng lực hướng tới
- Năng lực hợp tác, tự học: qua làm việc nhóm, tìm hiểu chọn lọc thông tin trong
sgk, trên mạng
- Năng lực giải quyết vấn đề: tìm tòi, phát hiện vấn đề, tạo ra được một loại sản

phẩm là thức ăn cho vật nuôi.
- Năng lực tính toán: tính chi phí, giá thành thức ăn sau khi chế biến
- Năng lực giao tiếp: phát triển ngôn ngữ, thuyết trình, thảo luận, tranh luận
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: tiếp nhận, xử lí thông tin nhanh gọn, hiệu
quả
- Năng lực sáng tạo: tư duy nhanh nhạy, vận dụng sáng tạo trong sản xuất, chế biến
thức ăn cho vật nuôi
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học tích cực, vấn đáp, trực quan, dự án

7


- Kĩ thuật thảo luận nhóm, động não, mảnh ghép....
3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
3.1. Chuẩn bị giáo viên:
- TLTK, giáo án, kế hoạch bài học.
- Sưu tầm tranh ảnh, mẫu sản phẩm thức ăn
- Các phiếu học tập, video minh họa
(THỨC ĂN Ủ XANH)
(THỨC ĂN Ủ MEN)
(CHẤT TẠO NẠC)
CHẤT KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG)

- Máy tính, máy chiếu, đồ dùng, thiết bị phục vụ bài học
3.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi, tìm hiểu trước nội dung bài 29, 50, thu thập, tìm hiểu
thông tin từ nhiều nguồn, trao đổi nhóm dưới sự hướng dẫn của GV
- Dụng cụ, thiết bị hỗ trợ việc học
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

TIẾT 1: SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoái mái cho học sinh.
- Nhằm bộc lộ những hiểu biết, vốn kiến thức sẵn có của học sinh thông qua việc
kiểm tra kiến thức cũ
- Kích thích sự tò mò, mong muốn được khám phá kiến thức trong bài học.
- Định hướng cho học sinh những nội dung sắp được học trong chuyên đề.
2. Nội dung
- HS chơi trò chơi tìm hình ẩn dấu thông qua nội dung kiến thức cũ:
Nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn, khẩu phần ăn
3. Kĩ thuật tổ chức
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng trò chơi “Lật hình đoán chữ” .
Nêu quy tắc chơi, nhiệm vụ của người chơi, phần thưởng theo nhóm

8


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động nhóm để suy nghĩ và tìm câu trả lời.
CÂU HỎI 1: Nguồn năng lượng cung cấp cho vật nuôi hoạt động được tạo ra chủ
yếu từ đâu?
CÂU HỎI 2: Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi là?
CÂU HỎI 3: Khi xây dựng tiêu chuẩn ăn của vật nuôi người ta căn cứ vào đâu?
CÂU HỎI 4: Nếu xây dựng khẩu phần ăn không dựa vào tiêu chuẩn ăn sẽ xảy ra
hiện tượng gì?
CÂU HỎI 5: Khi phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi cần đảm bảo nguyên tắc
kinh tế nghĩa là gì?
CÂU HỎI 6: “Giữa nhu cầu dinh dưỡng tiêu chuẩn ăn, khẩu phẩn ăn có sự liên

quan chặt chẽ với nhau”điều này đúng hay sai?
CÂU HỎI 7: Các chỉ số “năng lượng: 7000kcal, protein: 224g, Ca: 16g, P: 13g,
NaCl: 40g” được gọi là?
CÂU HỎI 8: Theo em yếu tố nào quyết định đến năng suất chăn nuôi?
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trả lời, nếu sai giành quyền cho các đội còn lại.
4. Sản phẩm
- Điểm số hs đạt được trong chơi trò chơi
Đặt tên cho chuyên đề cần nghiên cứu
GV nhận xét ngắn gọn: Chuyên đề “Sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi”,
bao gồm 2 tiểu chủ đề:
Tiểu chủ đề 1: Sản xuất thức ăn.
Tiểu chủ đề 2: Kinh doanh.
GV giới thiệu nguồn tài liệu liên quan cần tra cứu cho học sinh.
Chuyển sang HĐ 2.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Mục đích
- Nêu được các loại thức ăn chăn nuôi
- Trình bày đặc điểm, cách sử dụng, đối tượng sử dụng một số loại thức ăn thường
dùng trong chăn nuôi.
- Sản xuất được một loại thức ăn đảm bảo vệ sinh

9


- Có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất
- Hình thành các năng lực: hợp tác, tự học, giải quyết vấn đề, tư duy
2. Nội dung
* Một số loại thức ăn chăn nuôi
- Một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi

- Đặc điểm một số loại thức ăn của vật nuôi
* Sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi
- Khái niệm
- Các loại thức ăn hỗn hợp
- Vai trò thức ăn hỗn hợp
- Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp
* Kinh doanh hộ gia đình:
- Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình:
- Tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình:
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình:
3. Kĩ thuật tổ chức
* Nội dung 1: Tìm hiểu các loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi ở gia đình
và địa phương em? Cách phân loại?
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV phổ biến luật chơi: trong thời gian 1 phút, cặp đôi nào ghi được nhiều tên các
loại thức ăn nhất thì đội đó thắng cuộc
- GV phát PHT cho từng nhóm

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Liệt kê tên các loại thức ăn dùng trong chăn nuôi?
Các loại thức ăn trên được xếp thành mấy nhóm? Căn cứ vào đâu để phân loại
thành các nhóm trên?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động cặp đôi để liệt kê được nhiều nhất tên các loại thức ăn chăn nuôi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Nhóm báo cáo sản phẩm của nhóm mình (nhóm kể được nhiều tên thức ăn nhất)
- Các nhóm thảo luận, nhận xét và cho ý kiến
* Nội dung 2: Tìm hiểu đặc điểm một số loại thức ăn của vật nuôi

10



Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức cho hs hoạt động theo nhóm để tìm hiểu đặc điểm các loại thức ăn
- GV phát phiếu học tập cho từng nhóm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Thức ăn

Đặc điểm

Cách sử dụng

Đối tượng sử dụng

Thức ăn tinh
Thức ăn xanh
Thức ăn thô
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động theo nhóm hoàn thiện phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm chuyển sản phẩm của nhóm mình theo vòng tròn
- GV đưa đáp án, các nhóm chấm điểm
- Các nhóm thảo luận, nhận xét và cho ý kiến về nhóm chấm điểm cho nhóm mình
4. Sản phẩm học tập
- Nội dung bài báo cáo của các nhóm, hoàn thiện vào vở ghi
* GV chốt kiến thức, chiếu hình 29.1 (sơ đồ các loại thức ăn chủ yếu của vật nuôi)

I. Một số loại thức ăn chăn nuôi
1. Một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi

- Thức ăn tinh
- Thức ăn xanh
- Thức ăn thô
- Thức ăn hỗn hợp
* GV chốt kiến thức

Thức
ăn

Đặc điểm

Thức - Giàu năng lượng: giàu G,
ăn
Pr thấp, ít xơ, hàm lượng
tinh P>Ca, nhiều VTM B1

Cách sử dụng

Đối tượng
sử dụng

- Sử dụng phối hợp với các loại
thức ăn khác

- Gia cầm,
tiểu gia súc

11



- Giàu Pro: đầy đủ Pr,
khoáng, VTM.
Thức Cỏ tươi, rau bèo chứa nhiều
ăn
nước, cân đối các chất dinh
xanh dưỡng , đủ khoáng và
vitamin

- Chế biến phù hợp với từng đối
tượng vật nuôi (bảo quản cẩn
thận )
- Cho ăn trực tiếp
- Chế biến: Ủ xanh, Phơi khô

- Gia súc,
gia cầm 1
lượng nhỏ

- Thức ăn ủ xanh: thơm
ngon, tỉ lệ tiêu hóa cao.
Thức Tỷ lệ xơ cao, nghèo dinh
ăn
dưỡng
thô
- Tỉ lệ tiêu hóa thấp

Phối hợp với các loại thức ăn
khác
- Chế biến: PP kiềm hóa, ủ với
Ure


Động vật
nhai lại:
Trâu, bò,
dê, cừu

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục đích
- Củng cố kiến thức
2. Nội dung
- Chuẩn bị câu hỏi dạng trả lời ngắn để học sinh ôn lại phần kiến thức vừa
hình thành
3. Kĩ thuật tổ chức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Phổ biến luật chơi bài
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Trả lời các câu hỏi
1.Trong bèo có chứa chất dinh dưỡng nào? (giàu khoáng, vitamin)
2. Bò sữa ăn thức ăn ủ xanh có tốt không? (có)
3. Những vật nuôi nào dạ dày có 4 túi? (Trâu, bò, dê, cừu)
4. Lợn là loài ăn tạp điều đó đúng hay sai? (đúng)
6. Sau khi lên men thức ăn ủ xanh có đặc điểm gì? (thơm ngon, vật nuôi thích ăn,
dễ tiêu hóa)
7. Thóc ủ mầm dùng cho gà đẻ trứng đúng hay sai? (đúng)

12


8. Phương pháp đường hóa dùng để lên men loại thức ăn nào? (tinh bột)
9. Phương pháp kiềm hóa, ủ với ure cho loại thức ăn nào? (thức ăn thô)

10. Rau xanh có nhiều chất gì? (vitamin, nước)
11. Thức ăn ủ men dùng cho vật nuôi nào? ( lợn, bò, gà)
12. Chất lượng thức ăn xanh phụ thuộc vào mấy yếu tố? (6)
13. Những cây nào có thể dùng để làm thức ăn ủ xanh? (cỏ voi, thân cây ngô non)
14. Câu hỏi tự do
15. Cám gạo có ủ men được không? (có)
16. Vật nuôi thích ăn thức ăn ủ xanh vì sao? (thơm ngon, dễ ăn)
17. Tại sao cần phối trộn các loại thức ăn với nhau? (từng loại thức ăn đều không
đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cho vật nuôi)
18. Làm thế nào để dự trữ thức ăn cho Trâu Bò vào mùa đông? (phơi khô, ủ xanh)
19. Tại sao thức ăn tinh cần bảo quản cẩn thận? (nhiều dinh dưỡng)
20. Trong khẩu phần của lợn và gà có thức ăn xanh không? (có)
21. Để nâng cao năng suất chăn nuôi cần sử dụng thức ăn như thế nào ? ( phối hợp
các loại thức ăn)
22.Cỏ khô có thể cho lợn và gia cầm ăn không? (có nhưng ít)
23. Thức ăn ủ xanh được ủ trong điều kiện nào? (điều kiện yếm khí)
24. Dùng thức ăn tinh chủ yếu trong khẩu phần của trâu bò được không? (không)
Cộng điểm, mất lượt, thêm lượt
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh tổng hợp kết quả, báo cáo, có ý kiến nhận xét, bổ sung
4. Sản phẩm
- Tổng số câu trả lời đúng
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Mục đích
- HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống liên quan đến thực
tiễn đời sống.
2. Nội dung
- Các biện pháp tăng cường sản xuất thức ăn cho vật nuôi để tiết kiệm chi
phí Tham khảo video sau:


13


(THỨC ĂN Ủ XANH)
(THỨC ĂN Ủ MEN)

3. Kĩ thuật tổ chức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao các bài tập tình huống sau cho HS:
Tình huống 1. Nhà ông T có mảnh đất trống ngay bên cạnh, nhà ông bà đang nuôi 3
con bò sữa. Em hãy cho biết làm thế nào để bò sữa nhà ông T có nhiều thức ăn mà
không phải mất tiền mua. Từ loại thức ăn này em hãy đề xuất cách chế biến phù
hợp cho bò sữa nhà ông bà T để nâng cao năng suất chăn nuôi.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Thức ăn mà nhóm đề xuất là loại gì?
2. Để sản xuất loại thức ăn đó thì cần chuẩn bị các nguyên vật liệu gì?
3. Thức ăn đó cần đạt được những yêu cầu gì sau khi sản xuất?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
1. Đóng vai trò là một nhà lãnh đạo em hãy cho biết dự án phát triển chăn nuôi tại
địa phương. (nuôi con gì? bằng loại thức ăn nào? để nâng cao thu nhập cho bà con
xã nhà?)
Phương thức hoạt động là làm việc cá nhân (hoặc theo nhóm), chủ yếu làm ở nhà
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động nhóm: Áp dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” để tổ chức cho HS vận dụng
kiến thức đã lĩnh hội ở hoạt động 1 và 2 làm các bài tập giải quyết tình huống.
Bước 3. Báo cáo thảo luận
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả làm bài tập tình huống. Các nhóm khác
lắng nghe, phản biện hoặc bổ sung ý kiến.
HS tự nhận xét, đánh giá kết quả thực hành dựa vào mức độ làm đúng các bài tập
tình huống.

GV nhận xét chung. Khen ngợi, động viên những HS, nhóm HS hoàn thành các
nhiệm vụ học tập.
4. Sản phẩm
- Sản phẩm là thức ăn cho bò sữa sau khi chế biến

14


Tiết 2 - SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoái mái cho học sinh.
- Nhằm bộc lộ những hiểu biết, vốn kiến thức về thức ăn cho vật nuôi
- Tạo mối liên hệ với kiến thức sẽ lĩnh hội trong bài học mới.
- Giúp hs biết cách đánh giá, phân tích, tư duy từ những vấn đề thực tế trong cuộc
sống có nội dung liên quan đến bài học.
2. Nội dung
- HS chơi trò chơi ô chữ để kiểm tra kiến thức cũ:
- Một số loại thức ăn chăn nuôi
3. Kĩ thuật tổ chức
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng trò chơi ô chữ .
Nêu quy tắc chơi, nhiệm vụ của người chơi, phần thưởng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân để suy nghĩ và tìm câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS nêu vấn đề có liên quan đến nội dung của bài học
4. Sản phẩm học tập
- Điểm số hs đạt được trong chơi trò chơi
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Mục đích
- Nêu được khái niệm, các loại thức ăn hỗn hợp
- Trình bày được vai trò của thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi
- Nêu được quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi
2. Nội dung
- Khái niệm, các loại thức ăn hỗn hợp
- Vai trò và quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp

15


3. Kĩ thuật tổ chức
* Nội dung 1: Khái niệm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên cho hs quan sát hình ảnh theo các nhóm, từ đó cho biết thế nào là thức
ăn hỗn hợp?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh quan sát, tìm mối liên quan giữa các hình ảnh ghi nhanh khái niệm thức
ăn hỗn hợp, thống nhất ý kiến trong nhóm
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm thảo luận, nhận xét và cho ý kiến
* Nội dung 2: Các loại thức ăn hỗn hợp
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên cho hs quan sát hình ảnh 2 loại thức ăn bị mất nhãn mác, từ đó cho hs
gọi tên 2 loại thức ăn này, rồi phân biệt theo phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Thức ăn

Thức ăn hỗn hợp đậm đặc


Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

Đặc điểm
Cách sử dụng

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh quan sát, tìm điểm khác nhau giữa thành phần của 2 loại thức ăn này.
Hoàn thiện phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm chuyển sản phẩm của nhóm mình theo vòng tròn
- GV đưa đáp án, các nhóm chấm điểm
- Các nhóm thảo luận, nhận xét và cho ý kiến về nhóm chấm điểm cho nhóm mình
Giáo viên chốt kiến thức
* Nội dung 3: Vai trò của thức ăn hỗn hợp
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Vì sao nói thức ăn hỗn hợp đáp ứng được yêu cầu chăn nuôi lấy sản phẩm hàng
hóa để xuất khẩu?

16


Giáo viên cho hs chơi trò có tên:“chạy tiếp sức”, chia lớp làm hai nhóm, chia bảng
thành 2 cột. Mỗi cột lại chia làm 2 phần ghi: vì....nên.... để trả lời câu hỏi trên.
Mỗi nhóm các em nên chia tiếp 1 phần ghi đặc điểm của thức ăn hỗn hợp “vì” (ghi
đặc điểm/ưu điểm của thức ăn hỗn hợp) 1 phần ghi vai trò của thức ăn hỗn hợp
“nên” (ghi tác động đến sự phát triển chăn nuôi)
- Trong thời gian 5 phút, nhóm nào điền được nhiều ý đúng hơn là nhóm thắng
cuộc
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh hai nhóm bắt đầu viết trên bảng.
Bước 3: Báo cáo trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh hai nhóm nhận xét chéo, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả và chốt kiến thức.
* Nội dung 4: Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chọn 2 nhóm bất kì (4-6 hs/1 nhóm): chơi trò chơi ghép tranh “quy trình
sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- học sinh tham gia trò chơi ghép tranh
Bước 3: Báo cáo trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Sơ đồ: quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp
4. Sản phẩm
- Nội dung bài báo cáo hoàn thiện phiếu học tập của các nhóm và vở ghi
Giáo viên khen ngợi, động viên những HS, nhóm HS hoàn thành các nhiệm vụ học
tập. gv chốt kiến thức:
Đặc điểm
Đặc điểm
Cách sử
dụng

Thức ăn hỗn hợp đậm đặc

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

Tỉ lệ protein, khoáng, vitamin Đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng
cao
Bổ sung cùng thức ăn giàu năng Không cần bổ sung thức ăn khác
lượng (lúa, ngô, sắn…)


Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp:
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu.
Bước 2: Làm sạch, sấy khô, nghiền.Bước 3: Cân và phối trộn theo tỷ lệ
Bước 4: Ép viên, sấy khô (Đối với thức ăn dạng viên)

17


Bước 5: Đóng bao, gắn nhãn, bảo quản
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục đích
- Củng cố kiến thức về thức ăn hỗn hợp, vận dụng kiến thức vừa học để giải
quyết vấn đề thực tiễn đó là hạn chế khi sử dụng thức ăn hỗn hợp.
2. Nội dung
- Chú ý cách sử dụng thức ăn hỗn hợp : Nên ngưng sử dụng thức ăn hỗn hợp trước
khi xuất chuồng ít nhất là 1 tuần
- Một số chất cấm như hocmon sinh trưởng, chất tạo nạc sử dụng trái quy định
tham khảo video sau:
(CHẤT TẠO NẠC)
CHẤT KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG)

3. Kĩ thuật tổ chức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu hs quan sát, tìm hiểu thực tế cách sử dụng thức ăn hỗn hợp, (và
một số chất cấm) của bà con hiện nay đã đúng chưa? Hậu quả khi sử dụng thức ăn
không đúng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh đi khảo sát thực tế, tìm hiểu thông tin của người chăn nuôi về việc sử
dụng thức ăn hỗn hợp
Bước 3. Báo cáo thảo luận

- Các nhóm báo cáo bằng sơ đồ tư duy, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4. Sản phẩm
Là sơ đồ tư duy của các nhóm và bài học kinh nghiệm từ thực tế chăn nuôi
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Mục đích
- HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống liên quan đến thực tiễn
đời sống: đó là việc sử dụng thức ăn hỗn hợp cho đến lúc xuất chuồng đã ảnh
hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, biết thế nhưng bà con vẫn làm để có lợi
nhuận. Tìm được cách giải quyết thỏa đáng để bảo vệ sức khỏe con người
2. Nội dung
- Sử dụng thức ăn hỗn hợp theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất “Ngưng sử dụng
thức ăn hỗn hợp trước khi xuất chuồng ít nhất là 1 tuần”

18


3. Kĩ thuật tổ chức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao các bài tập tình huống sau cho HS:
Bà An ở Tam Đảo -Vĩnh Phúc có nuôi đàn lợn sắp được xuất chuồng, vì lợi ích
kinh tế bà vẫn cho ăn cám hỗn hợp. Bằng hiểu biết của mình em hãy tuyên truyền
cách sử dụng thức ăn hỗn hợp sao cho đúng để bà An thay đổi tư duy (vì sức khỏe
của cộng đồng).
- Có bạn nhìn thấy ông Tư có sử dụng chất cấm chăn nuôi, em hãy tìm cách để
khuyên ngăn ông Tư không nên sử dụng chúng nữa.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Các nhóm làm báo cáo có thể đóng kịch, xây dựng tình huống, vẽ sơ đồ tư duy
Bước 3. Báo cáo thảo luận
- Các nhóm trình bày bài báo cáo của nhóm mình, sản phẩm nào có tính thuyết
phục nhất sẽ là nhóm thắng cuộc.

4. Sản phẩm - Nội dung bài báo cáo (tùy theo khả năng sáng tạo của các em)
Tiết 3 - Bài 50: DOANH NGHIỆP VÀ HOAT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoái mái cho học sinh.
- Nhằm bộc lộ những hiểu biết, vốn kiến thức sẵn có của học sinh về vấn đề kinh
doanh
- Kích thích sự tò mò, thích thú được khám phá kiến thức trong bài học.
- Định hướng nghề tương lai cho học sinh.
2. Nội dung
- HS chơi trò chơi hát những bài hát với chủ đề “kinh doanh”
3. Kĩ thuật tổ chức
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chia nhóm cho học sinh chơi trò chơi hát theo chủ đề “kinh doanh” .
Nêu quy tắc chơi, nhiệm vụ của người chơi, phần thưởng theo nhóm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động nhóm để suy nghĩ và tìm câu trả lời. Thời gian chơi là 3 phút

19


Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS nêu vấn đề có liên quan đến nội dung của bài học
4. Sản phẩm học tập
- Điểm số hs đạt được trong chơi trò chơi
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Mục đích
- HS biết được khái niệm: Doanh nghiệp, hộ gia đình, kinh doanh.

- HS hiểu được đặc điểm, tổ chức hoạt động kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh
doanh hộ gia đình.
- HS thực hiện thành thạo: có thể phát triển kinh doanh hộ gia đình tùy thuộc vào
hoàn cảnh thực tế
- Thói quen : có ý thức bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống khi làm sản xuất kinh
doanh
- Tính cách: Từ đặc điểm kinh doanh hộ gia đình mà tự liên hệ vận dụng vào gia
đình cho phù hợp
2. Nội dung
Kinh doanh hộ gia đình:
- Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình:
- Tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình:
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình:
3. Kĩ thuật tổ chức
Nội dung 1: Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Giới thiệu cho HS một số loại hình kinh doanh hộ kinh doanh theo qui mô
gia đình. Yêu cầu hs cho biết kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS liệt kê nuôi tôm, nuôi cá, may mặc, buôn bán nhỏ, dệt chiếu...từ đó đưa ra đặc
điểm của kinh doanh hộ gia đình
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Các nhóm trình bày bài báo cáo, các nhóm khác nhận xét, đánh giá kết quả
GV: nhận xét và bổ sung, chốt kiến thức
Nội dung 2: Tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

20



- Từ đặc điểm kinh doanh gia đình, có thể suy ra: vốn kinh doanh có được bằng
nguồn nào?
- Vốn là nguồn tự có của gia đình hoặc huy động?
- Sử dụng lao động thế nào cho hợp lý?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Tìm hiểu thông tin SGK, tài liệu liên quan trả lời 2 câu hỏi trên
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm trình bày, tranh luận, góp ý và thống nhất
GV: nhận xét và bổ sung, chốt kiến thức
- Vốn cố định là khoảng vốn đảm bảo duy trì thường xuyên hoạt động kinh doanh:
nhà, xưởng, trang thiết bị...
- Vốn lưu động là khoảng vốn đảm bảo duy trì luân chuyển hàng hóa, hoặc dịch vụ.
Nội dung 3: Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Thế nào là kế hoạch bán sản phẩm và kế hoạch mua sản phẩm?
- Kế hoạch mua gom sản phẩm để bán phụ thuộc vào yếu tố nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Trả lời câu hỏi theo nhiệm vụ được giao, thống nhất với ý kiến của nhóm
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm trình bày, góp ý và thống nhất
GV: nhận xét và bổ sung, chốt kiến thức
4. Sản phẩm học tập
- Bản báo cáo trình bày hoàn thiện của mỗi nhóm
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục đích
- HS vận dụng kiến thức đã học từ tiết 1 để làm bài tập thực hành
2. Nội dung
- Tính toán chi phí mua nguyên liệu, dụng cụ chế biến thức ăn ủ xanh
3. Kĩ thuật tổ chức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu hs tính
- Giá thành 1 kg thức ăn ủ xanh cho bò sữa do gia đình sản xuất ra là bao nhiêu?

21


Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động nhóm: tổ chức cho HS tìm hiểu thông tin từ thị trường về giá cả một số
nguyên liệu, dụng cụ để sản xuất thức ăn ủ xanh. Từ đó có cơ sở để tính toán chi
phí, lợi nhuận.
Bước 3. Báo cáo thảo luận
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả. Các nhóm khác lắng nghe, phản biện hoặc
bổ sung ý kiến.
HS tự nhận xét, đánh giá kết quả dựa vào giá thành sản phẩm của các nhóm
4. Sản phẩm
- Giá thành sản phẩm của các nhóm đã tính toán được.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Mục đích
- “Phi thương bất phú” nếu không làm kinh doanh thì không thể giàu có, từ đó giúp
các em hiểu được khi làm kinh doanh mới mang lại nhiều lợi nhuận.
- Học sinh biết được kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm gì, cách tổ chức,
xây dựng kế hoạch ra sao từ đó học sinh muốn thử sức mình trong kinh doanh
2. Nội dung
- Chuẩn bị một số tình huống trong kinh doanh
3. Kĩ thuật tổ chức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên đưa ra tình huống sau:
- Gia đình nhà bác Hà có 2 triệu đồng tiền vốn trong tay, em hãy tư vấn cho bác nên
kinh doanh sản phẩm nào để thu lợi nhuận.
Yêu cầu học sinh học sinh tìm hiểu, điều tra, phỏng vấn những vấn đề thuộc nhiệm

vụ được giao. Ghi chép lại những điều đã quan sát, điều tra, phỏng vấn được, phân
tích dữ liệu và giải thích các kết luận rút ra qua thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh tìm kiếm và thu thập thông tin bằng cách đọc sách, báo, tài liệu nghiên
cứu nội dung về kinh doanh để trả lời được các câu hỏi sau:
1. Có mấy lĩnh vực kinh doanh?
2. Lĩnh vực kinh doanh và loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi mà các em chọn để
kinh doanh là gì? tại sao các em lại chọn lĩnh vực và loại thức ăn kinh doanh trên?
3. Người dân có nhu cầu về loại thức ăn chăn nuôi nào?

22


4. Ở địa phương em sẵn có những nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để sản
xuất và kinh doanh?
5. Hãy lập kế hoạch kinh doanh cho hộ gia đình theo sản phẩm thức ăn và lĩnh vực
mà các em đã chọn.
6. Làm thế nào để đánh giá được hiệu quả trong việc kinh doanh của các em?
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh trình bày, thảo luận, trả lời câu hỏi. Các nhóm nhận xét, đánh giá.
GV nhận xét, giải thích và kết luận nội dung. Khen ngợi, động viên những HS,
nhóm HS hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
4. Sản phẩm
- Bản kế hoạch kinh doanh dựa trên ý tưởng chung của cả nhóm
III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ
1. Bảng ma trận kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
Nội dung

Mức độ nhận thức
Nhận biết


Thông hiểu

Vận dụng thấp Vận dụng cao

Kể tên được
các nhóm thức
ăn thường
dùng

Nhận biết
được đặc điểm
của các loại
thức ăn

Đề xuất được
biện pháp sản
xuất, chế biến.

Kinh doanh hộ Nêu được đặc
gia đình
điểm, cách tổ
chức, kinh
doanh hộ gia
đình

Hiểu rõ hình
thức kinh
doanh, xây
dựng kế hoạch

kinh doanh hộ
gia đình

Đề xuất ý
tưởng kinh
doanh hộ gia
đình.

Sản xuất thức
ăn cho vật
nuôi

Quy trình sản
xuất thức ăn
hỗn hợp

Giải thích
được một số
tình huống
thực tế sản
xuất liên quan
đến thức ăn vật
nuôi
Lập bảng kế
hoạch kinh
doanh một sản
phẩm cụ thể
cho gia đình để
nâng cao thu
nhập (thức ăn

ủ xanh)

2. Kiểm tra đánh giá
- Đề kiểm tra 15 phút
Câu 1: Khi sử dụng thức ăn hỗn hợp đậm đặc cho vật nuôi cần kết hợp với loại thức ăn
nào?

23


A. Thức ăn giàu năng lượng
B. Thức ăn giàu khoáng
C. Thức ăn giàu Vitamin
D. Không cần bổ sung thức ăn
nào khác
Câu 2: Vì sao trong khẩu phần ăn của trâu, bò thức ăn tinh lại chiếm tỉ lệ rất ít?
A. Trâu, bò không thích ăn
B. Khả năng tiêu hóa tinh bột của trâu, bò kém
C. Tốn nhiều chi phí về thức ăn
D. Cả A, B, C
Câu 3: Thức ăn thô không có đặc điểm là:
A. Giàu khoáng B. Nghèo năng lượng, protein C. Nhiều xơ
D. Cả B, C
Câu 4: Thức ăn tinh có đặc điểm là:
A. Nghèo khoáng
B. Giàu năng lượng, protein
C. Nhiều xơ
D. Cả A, B, C
Câu 5: Vì sao trong khẩu phần ăn của lợn thường ít xơ?
A. Tốn nhiều chi phí về thức ăn

B. Cả A, C, D
C. Lợn không thích ăn
D. Khả năng tiêu hóa xơ của lợn kém
Câu 6: Khi sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho vật nuôi cần bổ sung thêm loại thức
ăn nào?
A. Thức ăn giàu năng lượng
B. Thức ăn giàu khoáng
C. Thức ăn giàu Vitamin
D. Không cần bổ sung thức ăn
nào khác
Câu 7: Thức ăn xanh không có đặc điểm nào sau đây?
A. Giàu khoáng, vitamin
B. Giàu năng lượng
C. Cả A, D
D. Nhiều nước
Câu 8: Vì sao trong khẩu phần ăn của trâu, bò thường nhiều xơ?
A. Tốn ít chi phí về thức ăn
B. Cả A, C, D
C. Trâu, bò thích ăn
D. Khả năng tiêu hóa xơ của trâu, bò tốt
Câu 9: Đóng vai trò là một nhà lãnh đạo, em hãy cho biết kế hoạch phát triển chăn nuôi ở
địa phương? Giải thích (căn cứ cách lập luận thuyết phục hay không)
A. Nuôi Trâu bò
B. Nuôi lợn
C. Nuôi Gà
D. Nuôi cá
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Câu 10: Thức ăn tinh chủ yếu được dùng để nuôi loại vật nuôi nào?
A. Lợn

B. Gia cầm
C. Trâu, bò
D. Cả A, B
Câu 11: Đậu tương là loại thức ăn:
A. Giàu năng lượng
B. Giàu khoáng
C. Giàu vitamin
D. Giàu protein
Câu 12: Thức ăn hỗn hợp đậm đặc là thức ăn:
A. Giàu khoáng, protein, vitamin và nhiều xơ
B. Giàu khoáng, protein, vitamin
C. Chứa đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng
D. Cả A, B, C
Câu 13: Trang trại hàng nghìn con lợn nái và, lợn thịt mà không phải băm rau, nấu cám là
nhờ sử dụng:
A. Thức ăn hỗn hợp
B. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
C. Thức ăn hỗn hợp đậm đặc
D. Thức ăn thường
Khi phối hợp khẩu phần ăn cho đàn gà thịt theo công thức phối trộn thì với lượng bột ngô
và cám gạo sẵn có, chỉ dùng hết 15 kg bột cá, còn lại 5 kg.

24


Câu 14: Sản xuất thức ăn bổ sung nguồn protein có nguồn gốc từ động vật cho gà
A.Nuôi giun đất,bã đậu, khô dầu….
B.Nuôi giun đất, tằm….
C. ủ men, bã đậu, khô dầu….
D.Nuôi giun đất,bã đậu, tằm….

Câu 15: Loại thức ăn tốt cho bò sữa là:
A. Thức ăn thô
B. Rơm, cỏ khô, bã mía
C. Thức ăn ủ xanh
D.Thức ăn tinh.
Câu 16: Thức ăn tinh giàu năng lượng:
A. Ngô, cỏ voi ủ xanh, bột cá
C. Ngô, tấm, cám gạo, sắn khô
B. Khô dầu lạc, bã đậu, sắn
D. Rau muống, chuối, bèo, tấm, thóc.
Câu 17: Khi sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho vật nuôi cần kết hợp với?
A. Thức ăn giàu năng lượng
B. Thức ăn giàu khoáng
C. Thức ăn giàu Vitamin
D. Cho vật nuôi uống đủ nước
Câu 18: Kế hoạch bán sản phẩm do gia đình sản xuất ra phụ thuộc vào:
A. Khả năng bán ra thị trường
B. Nhu cầu bán ra
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
Câu 19: Gia đình em một năm sản xuất được 2 tấn thức ăn ủ xanh, lượng thức ăn dùng
chăn nuôi bò sữa của gia đình là 1 tấn, vậy lượng thức ăn ủ xanh bán ra thị trường là:
A. 1 tấn
B. 3 tấn
C. 2 tấn
D. 4 tấn
Câu 20: Mẹ An được bà con hàng xóm khen là có tài chế biến thức ăn ủ xanh, thức ăn mẹ
An làm cho trâu bò rất thơm ngon, chúng lớn lên trông thấy. Bằng kiến thức của mình, em
hãy phân tích, đề xuất ý tưởng kinh doanh cho gia đình bạn An để tăng thêm thu nhập:
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

25


×