Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

đánh giá hiệu quả kinh doanh thức ăn chăn nuôi của chi nhánh tacn con heo vàng-tiên dương-đông anh-hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.48 KB, 82 trang )

Trờng đại học nông nghiệp hà nội
Khoa kinh tế và phát triển nông thôn

Luận văn
tốt nghiệp đại học
ỏnh giỏ hiu qu kinh doanh thc n chn nuụi
ca chi nhỏnh TACN Con Heo Vng-Tiờn Dng-
ụng Anh-H Ni
Tên sinh viên
:
Lý Thị Tuyết Mai
Chuyên ngành đào tạo
:
Kinh tế nông nghiệp
Lớp
:
KTB K49
Niên khoá
:
2004 2008
Giảng viên hớng dẫn
:
Th.S Mai Lan Phơng
Hà nội 2008
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội
dung nghiên cứu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố cho việc bảo vệ một luận văn nào. Tôi xin cam đoan những mục
trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2008


Tác giả luận văn
Lý Thị Tuyết Mai
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành quá trình học tập cũng như luận văn tốt nghiệp Đại học
của mình tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã
tạo điều kiện cho chúng tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa kinh tế và phát triển nông thôn, các
thầy cô trong khoa đã trực tiếp truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Th.s Mai Lan Phương giảng viên
Khoa kinh tế và phát triển nông thôn, người thầy đã tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty TNHH Thương mại
và Dịch vụ VIC chi nhánh Hà Nội -Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội đã
cung cấp cho tôi những tài liệu cần thiết và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá
trình thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình.
Cuối cùng tôi xin gửi tới tất cả các thầy cô và gia đình lời chúc sức
khoẻ, hạnh phúc và lời chào trân trọng nhất. Chúc các thầy cô luôn thành đạt
trong công tác và tiếp tục cống hiến sức lực và trí tuệ cho khoa học và cho
thế hệ trẻ chúng em.
Hà Nội, tháng 5 năm 2008
Người thực hiện
Lý Thị Tuyết Mai
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………… i
LỜI CẢM ƠN …………………………………………… ……………… ii

MỤC LỤC ……………………………………………………………………iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ………………………………………………… vi
DANH MỤC VIẾT TẮT ………… …

………………………………………vii
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh TACN Con Heo Vàng 21
Sơ đồ 2: Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm của chi nhánh Hà Nội 44
M t khác trong n m 2006 v 2007 chi nhánh ã mua thêm nhi u trang ặ ă à đ ề
thi t b ph c v cho công tác tiêu th , ngo i ra chi nhánh m r ng thêm th ế ị ụ ụ ụ à ở ộ ị
tr ng xây d ng nhi u i lý, c a h ng tiêu th h ng hoá, hay u t choườ ự ề đạ ủ à ụ à đầ ư
các bi n pháp y m tr marketing nh m t ng thêm th ph n trên th tr ng ệ ể ợ ằ ă ị ầ ị ườ
kinh doanh. Nên ã l m cho chi phí qu n lý doanh nghi p t ng lên. đ à ả ệ ă 51
C ng qua b ng ta th y l i nhu n sau thu c a chi nhánh qua 3 n m có xu ũ ả ấ ợ ậ ế ủ ă
h ng t ng. N m 2006 t ng 1708 tri u ng hay 31.29% so v i n m 2005.ướ ă ă ă ệ đồ ớ ă
N m 2007 t ng 1968.3 tri u ng hay 27,9% so v i n m 2006. Bình quân ă ă ệ đồ ớ ă
3 n m t ng 29,59%. Ch ng t ho t ng kinh doanh c a chi nhánh ng y ă ă ứ ỏ ạ độ ủ à
c ng t hi u qu cao.à đạ ệ ả 51
Qua vi c phân tích, ánh giá trên chi nhánh ph i có chi n l c l m sao ệ đ ở ả ế ượ à
gi m c chi phí qu n lý doanh nghi p v chi phí bán h ng n m c ả đượ ả ệ à à đế ứ
th p nh t t c l i nhu n cao.ấ ấ để đạ đượ ợ ậ 51
4.2.3 ánh giá hi u qu kinh doanh c a chi nhánh qua 3 n mĐ ệ ả ủ ă 51
Qua B ng ta th y, hi u qu ho t ng kinh doanh c a chi nhánh có chi u ả ấ ệ ả ạ độ ủ ề
h ng t ng, nó c th hi n các ch tiêu: ướ ă đượ ể ệ ở ỉ 52
T su t l i nhu n c a chi nhánh không ng ng t ng qua các n m, m c dù ỷ ấ ợ ậ ủ ừ ă ă ặ
m c t ng n m 2005 l 4,9% n n m 2006 l 5,68% t ng. n n m ứ độ ă ă à đế ă à ă Đế ă
2007 l 5,45%.à 52
M c sinh l i c a v n t ng lên có ngh a l công ty s d ng v n có hi u quứ ờ ủ ố ă ĩ à ử ụ ố ệ ả
trong ho t ng kinh doanh c th hi n: N m 2005 c m t ng v n ạ độ đượ ể ệ ă ứ ộ đồ ố
b ra thì thu c 0,31 ng l i nhu n, n m 2006 c m t ng v n b raỏ đượ đồ ợ ậ ă ứ ộ đồ ố ỏ
thu c 0.47 ng l i nhu n v n m 2007 c m t ng v n b ra thu đượ đồ ợ ậ à ă ứ ộ đồ ố ỏ

c 0.56 ng l i nhu n. Nh v y hi u qu s d ng v n trong kinh đượ đồ ợ ậ ư ậ ệ ả ử ụ ố
doanh c a chi nhánh ng y c ng cao.ủ à à 52
Ho t ng kinh doanh có hi u qu còn c th hi n ch tiêu hi u qu ạ độ ệ ả đượ ể ệ ở ỉ ệ ả
s d ng v n l u ng v v n c nh. Ta th y:ử ụ ố ư độ à ố ố đị ấ 52
+ Hi u qu s d ng v n c nh n m 2005 l 3,4 l n, n m 2006 l 2,8 ệ ả ử ụ ố ố đị ă à ầ ă à
l n, n m 2007 l 4 l nầ ă à ầ 52
+ Hi u qu s d ng v n l u ng n m 2005 l 8 l n n m 2006 l 9 l n ệ ả ử ụ ố ư độ ă à ầ ă à ầ
n m 2007 l 11 l n.ă à ầ 52
4.2.4 ánh giá hi u qu xã h i c a chi nhánhĐ ệ ả ộ ủ 52
iv
Hi u qu kinh t trong s n xu t kinh doanh c th hi n thông qua các ệ ả ế ả ấ đượ ể ệ
ch tiêu kinh t khác nhau, nó th ng c s d ng ánh giá v l i ỉ ế ườ đượ ử ụ để đ ề ợ
ích kinh t v l i ích c a to n xã h i.ế à ợ ủ à ộ 52
L i ích kinh t c th hi n thông qua các ch tiêu nh tính nh thu ợ ế đượ ể ệ ỉ đị ư
nh p c a ng i lao ng, thu nh p c a doanh nghi p.ậ ủ ườ độ ậ ủ ệ 52
Còn l i ích v to n xã h i c th hi n thông qua các ch tiêu nh tính ợ ề à ộ đượ ể ệ ỉ đị
nh an ninh tr t t , v n hoá xã h i, môi tr ng c a doanh nghi p.ư ậ ự ă ộ ườ ủ ệ 52
Trong l nh v c kinh doanh TACN c a chi nhánh TACN Con Heo V ng H ĩ ự ủ à à
N i ã góp ph n không nh v o s phát tri n kinh t trong huy n, nh t l ộ đ ầ ỏ à ự ể ế ệ ấ à
trong th i i ng y nay v s ti n b c a khoa h c k thu t nói chung v ờ đạ à à ự ế ộ ủ ọ ỹ ậ à
trong nông nghi p nói riêng. Chi nhánh l m t trong nh ng n v l m c u ệ à ộ ữ đơ ị à ầ
n i a ti n b khoa h c k thu t v o trong ch n nuôi, l m thay i ố để đư ế ộ ọ ỹ ậ à ă à đổ
t p quán ch n nuôi l c h u, nâng cao thu nh p cho nh ng h nông dân. ậ ă ạ ậ ậ ữ ộ
Ngo i ra còn gi m b t lao ng th t nghi p v góp ph n xoá ói gi m à ả ớ độ ấ ệ à ầ đ ả
nghèo 53
4.3 Các y u t nh h ng t i hi u qu kinh doanh c a chi nhánhế ố ả ưở ớ ệ ả ủ 53
4.3.1 nh h ng c a giá bán v ch t l ng s n ph mẢ ưở ủ à ấ ượ ả ẩ 53
Vi c nghiên c u khách h ng c a chi nhánh do nhân vi n th tr ng m ệ ứ à ủ ệ ị ườ đả
nh n m t ph n. Các nhân viên n y ti p xúc tr c ti p các i lý các c a ậ ộ ầ à ế ự ế đạ ử
h ng, ngo i ra h ti p xúc tr c ti p v i nh ng ng i ã t ng s d ng s n à à ọ ế ự ế ớ ữ ườ đ ừ ử ụ ả

ph m c a chi nhánh c ng nh nh ng s n ph m c a doanh nghi p khác. ẩ ủ ũ ư ữ ả ẩ ủ ệ
xem xét ph n ng c a khách h ng v s n ph m c a chi nhánh phòng Để ả ứ ủ à ề ả ẩ ủ
th tr ng ã t ng h p m t s ý ki n c a m t s th tr ng c a chi nhánh.ị ườ đ ổ ợ ộ ố ế ủ ộ ố ị ườ ủ
K t qu c t ng h p qua b ng:ế ả đượ ổ ợ ả 53
Giá c l y u t quy t nh trong vi c s n ph m c tiêu th hay không,ả à ế ố ế đị ệ ả ẩ đượ ụ
tiêu th c nhi u hay ít? Do ó ch có m b o giá r v ch t l ng ụ đượ ề đ ỉ đả ả ẻ à ấ ượ
t t thì s c c nh tranh cao. C th nh sau:ố ứ ạ ụ ể ư 53
- T i th tru ng H Tây: Theo ý ki n ánh giá c a khách h ng v s n ạ ị ờ à ế đ ủ à ề ả
ph m c a chi nhánh v i th i gian ti p c n t 62 - 74% ã quen dùng v t ẩ ủ ớ ờ ế ậ ừ đ à ừ
26 - 38% m i quen dùng các lo i s n ph m ta có th th y: TA cho l n ớ ạ ả ẩ ể ấ ĐĐ ợ
giá r , ch t l ng m c trung bình v cho hi u qu ch n nuôi bình ẻ ấ ượ ở ứ à ệ ả ă
th ng. Còn TAHH cho l n giá h i cao, ch t l ng khá, hi u qu ch n ườ ợ ơ ấ ượ ệ ả ă
nuôi bình th ng. TA cho gia c m giá h i cao, ch t lu ng trung bình, ườ ĐĐ ầ ơ ấ ợ
hi u qu bình th ng.ệ ả ườ 53
- Th tr ng B c Ninh: V i th i gian ti p c n c a khách h ng t 31 - 42 % ị ườ ắ ớ ờ ế ậ ủ à ừ
ã quen, v t 36 n 52 % m i quen cho th y: TA cho l n h i cao đ à ừ đế ớ ấ ĐĐ ợ ơ
nh ng ch t l ng khá. TAHH cho l n giá h i cao, hi u qu trung bình cònư ấ ượ ợ ơ ệ ả
TA cho gia c m giá trung bình v ch t l ng khá t t cho hi u qu cao.ĐĐ ầ à ấ ượ ố ệ ả
TAHH cho gia c m tuy giá h i cao nh ng ch t l ng t t.ầ ơ ư ấ ượ ố 54
- Th tr ng B c Giang:V i th i gian ti p c n khách h ng quen t 58 n ị ườ ắ ớ ờ ế ậ à ừ đế
64 % v t 40 n 48% khách h ng m i cho th y: Lo i TA cho l n giáà ừ đế à ớ ấ ạ ĐĐ ợ
h i cao ,ch t l ng t t v cho hi u qu cao. Còn TAHH cho l n giá h i ơ ấ ượ ố à ệ ả ợ ơ
cao nh ng ch t l ng t t. TA cho gia c m giá trung bình ch t l ng ư ấ ượ ố ĐĐ ầ ấ ượ
t t TAHH cho gia c m giá trung bình, ch t l ng trung bình.ố ầ ấ ượ 56
v
- Th tr ng L ng S n: Th i gian ti p c n khách h ng quen t 30-36% v ị ườ ạ ơ ờ ế ậ à ừ à
t 60-68% khách h ng m i cho th y: TA cho l n giá h i cao, ch t ừ à ớ ấ ĐĐ ợ ơ ấ
l ng khá, cho hi u qu t t. TAHH cho l n giá h i cao, ch t l ng t t, ượ ệ ả ố ợ ơ ấ ượ ố
cho hi u qu kinh t cao. TA cho gia c m giá trung bình, ch t l ng ệ ả ế ĐĐ ầ ấ ượ
t t, cho hi u qu cao. TAHH cho gia c m giá trung bình, ch t l ng kháố ệ ả ầ ấ ượ 56

Nh v y nhìn chung theo ý ki n ánh giá c a khách h ng v uy tín s n ư ậ ế đ ủ à ề ả
ph m c a chi nhánh trên m t s th tr ng chính, ta th y giá c các lo i ẩ ủ ộ ố ị ườ ấ ả ạ
TACN c a chi nhánh còn khá cao. Ch t l ng các lo i th c n m c trungủ ấ ượ ạ ứ ă ở ứ
bình nguyên nhân l do trong m i lo i th c n còn m t s th c n ch a à ỗ ạ ứ ă ộ ố ứ ă ư
m b o, có th do s n ph m trên t ng th tr ng ch a h p lý, do ó hi uđả ả ể ả ẩ ừ ị ườ ư ợ đ ệ
qu ch n nuôi còn m c trung bình khá. Giá c v ch t l ng s n ph m ả ă ở ứ ả à ấ ượ ả ẩ
l m t trong nh ng y u t quy t nh hi u qu ch n nuôi c a ng i ch n à ộ ữ ế ố ế đị ệ ả ă ủ ườ ă
nuôi vì v y chi nhánh c n ph i chú ý l m sao giá th nh h p lý, ch t l ng ậ ẫ ả à à ợ ấ ượ
t t thì m i có th c nh tranh c v i s n ph m c a công ty khác.ố ớ ể ạ đượ ớ ả ẩ ủ 56
4.3.2 nh h ng c a chính sách h tr Ả ưở ủ ỗ ợ 56
Chính sách h tr l m t trong nh ng chính sách nh m nâng cao hi u quỗ ợ à ộ ữ ằ ệ ả
kinh doanh c a chi nhánh. Nh n th y t m quan tr ng ó chi nhánh ã có ủ ậ ấ ầ ọ đ đ
m t s chính sách nh : ộ ố ư 56
i v i ho t ng tiêu th s n ph m khuy n khích các i lý tiêu thĐố ớ ạ độ ụ ả ẩ để ế đạ ụ
h ng cho mình, chi nhánh th c hi n chi t kh u cho i lý 1,5% trên t ng à ự ệ ế ấ đạ ổ
giá tr v c tr ngay trên hoá n (n u i thanh toán ti n trong vòng ị à đượ ừ đơ ế đạ ề
03 ng y k t ng y giao h ng). à ể ừ à à 56
Trong nhi u tr ng h p, v i các i lý “ru t” thì chi nhánh cho phép các ề ườ ợ ớ đạ ộ
nhân viên bán h ng linh ho t trong quy nh v s ng y thanh toán c a ià ạ đị ề ố à ủ đạ
lý. Ngo i ra, chi nhánh còn có r t nhi u các m c th ng các m c s n à ấ ề ứ ưở ở ứ ả
l ng khác nhau. Vi c a ra m c chi t kh u khá cao v n nh trong ượ ệ đư ứ ế ấ à ổ đị
th i gian d i nh trên t o s n nh th tr ng góp ph n th nh công trongờ à ư ạ ự ổ đị ị ườ ầ à
tiêu th .ụ 57
V i vi c áp d ng các chính sách n y ã l m cho kh i l ng s n ph m ớ ệ ụ à đ à ố ượ ả ẩ
tiêu th qua các n m t ng lên, c h i ki m l i nhu n c ng t ng lên. Do óụ ă ă ơ ộ ế ợ ậ ũ ă đ
hi u qu ho t ng kinh doanh ng y c ng cao.ệ ả ạ độ à à 58
4.3.3 nh h ng b i s c nh tranh c a các công ty khác trên th tr ngẢ ưở ở ự ạ ủ ị ườ 58
Trong n n kinh t th tr ng hi n nay vi c c nh tranh l t t y u, doanh ề ế ị ườ ệ ệ ạ à ấ ế
nghi p n o có s c c nh tranh t t s chi m l nh c th tr ng, doanh ệ à ứ ạ ố ẽ ế ĩ đượ ị ườ
nghi p n o không s c c nh tranh s b o th i. ệ à đủ ứ ạ ẽ ị đà ả 58

* Nguyên nhân tích c cự 59
- Chi nhánh n m v trí thu n l i cho vi c v n chuy n h ng hoá giao l u ằ ở ị ậ ợ ệ ậ ể à ư
v n m b t thông tin c a c ng i bán v ng i mua. ây l nguyên nhânà ắ ắ ủ ả ườ à ườ Đ à
quan tr ng góp ph n t o nên k t qu kinh doanh c a chi nhánh.ọ ầ ạ ế ả ủ 59
- Cán b nhân viên c a chi nhánh tuy s l ng không nhi u nh ng h l ộ ủ ố ượ ề ư ọ à
nh ng ng i l m vi c n ng ng, có hi u qu vì th trong nh ng n n quaữ ườ à ệ ă độ ệ ả ế ữ ă
ho t ng c a chi nhánh ã m r ng c th tr ng t o ni m tin i v iạ độ ủ đ ở ộ đượ ị ườ ạ ề đố ớ
khách h ng.à 59
* Nguyên nhân tiêu c cự 60
vi
- i u ki n th i ti t khí h u c ng nh h ng n s l ng ch ng lo i Đ ề ệ ờ ế ậ ũ ả ưở đế ố ượ ủ ạ
s n ph m v n chuy n ng th i c ng l m gi m m c tiêu th gây nh ả ẩ ậ ể đồ ờ ũ à ả ứ độ ụ ả
h ng n k t qu kinh doanh c a chi nhánh.ưở đế ế ả ủ 60
- Y u t v chi phí: Chi phí l nh h ng tr c ti p n hi u qu kinh ế ố ề à ả ưở ự ế đế ệ ả
doanh do ó l m th n o gi m t i thi u nh ng chi phí nâng cao đ à ế à để ả ố ể ữ để
hi u qu kinnh doanh c a chi nhánh.ệ ả ủ 60
- Y u t th tr ng: Th tr ng l m t trong nh ng y u t c n thi t m ế ố ị ườ ị ườ à ộ ữ ế ố ầ ế đả
b o cho chi nhánh ho t ng, do v y i v i các doanh nghi p nói chung ả ạ độ ậ đố ớ ệ
v chi nhánh TACN Con Heo V ng nói riêng c n ph i có m t tr ng r ng à à ầ ả ộ ườ ộ
l n v n nhớ à ổ đị 60
- Ngo i các y u t ch y u nêu trên còn có m t s nguyên nhân khác à ế ố ủ ế ộ ố
c ng l m nh h ng n quá trình kinhdoanh c a chi nhánh nh i u ũ à ả ưở đế ủ ư đ ề
ki n c s v t ch t k thu t .…ệ ơ ở ậ ấ ỹ ậ 60
4.5 Mô hình ma tr n SWOT trong phân tích kinh doanh c a chi nhánh.ậ ủ 60
L m t chi nhánh m i c th nh l p nh ng trong nh ng n m qua t uà ộ ớ đượ à ậ ư ữ ă ừ đầ
n m 2005 tr l i ây, th tr ng th c n ch n nuôi n c ta b t u ă ở ạ đ ị ườ ứ ă ă ở ướ ắ đầ
ph c h i v sôi ng tr l i. Ng nh ch n nuôi trong n c ng y c ng phát ụ ố à độ ở ạ à ă ướ à à
tri n theo quy mô trang tr i. chính vì v y nhu c u th c n ch n nuôi công ể ạ ậ ầ ứ ă ă
nghi p ng y c ng t ng m nh nhi u vùng trong c n c, c bi t ệ à à ă ạ ở ề ả ướ đặ ệ ở
nh ng vùng ch n nuôi quy mô l n v t p trung. ây l i u ki n h t s c ữ ă ớ à ậ Đ à đ ề ệ ế ứ

thu n l i các công ty s n xu t kinh doanh th c n ch n nuôi phát tri n.ậ ợ để ả ấ ứ ă ă ể
60
Chi nhánh liên t c ph i i m t v i h ng lo t các v n t phía th ụ ả đố ặ ớ à ạ ấ đề ừ ị
tr ng, nh d ch cúm gia c m, giá x ng d u trong n c cùng v i giá ườ ư ị ầ ă ầ ướ ớ
nguyên li u th c n t ng nhánh v nh ng v n t n t i bên trong doanh ệ ứ ă ă à ữ ấ đề ồ ạ
nghi p. Bên c nh ó, chi nhánh còn ch u s c ép t nhi u phía. V y có ệ ạ đ ị ứ ừ ề ậ để
th ánh giá chính xác ho t ng kinh doanh c a chi nhánh chúng tôi ti n ể đ ạ độ ủ ế
h nh ánh giá nh ng i m m nh - y u, c h i – thách th c à đ ữ đ ể ạ ế ơ ộ ứ 60
Sơ đồ 2: Sơ đồ cạnh tranh của chi nhánh 68
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
B ng 1: Các nh máy s n xu t TACN c a Vi t Nam theo công su tả à ả ấ ủ ệ ấ 15
B ng 2: S n l ng th c n ch n nuôi công nghi p giai o n 2000-2006ả ả ượ ứ ă ă ệ đ ạ 15
B ng 3: Tình hình lao ng c a chi nhánh qua 3 n mả độ ủ ă 26
B ng 4: Tình hình v n c a chi nhánh qua 3 n mả ố ủ ă 29
B ng 5: Tình hình c s v t ch t k thu t c a chi nhánhả ơ ở ậ ấ ỹ ậ ủ 30
B ng 6: Tình hình nh p h ng c a chi nhánh qua 3 n mả ậ à ủ ă 36
B ng 7: Tình hình nh p -tiêu th -t n kho qua các tháng c a chi nhánhả ậ ụ ồ ủ 38
B ng 8: S n l ng tiêu th c a chi nhánh t i m t s th tr ng chính qua ả ả ượ ụ ủ ạ ộ ố ị ườ
3 n m 2005-2007ă 40
B ng 9: Tình hình tiêu th s n ph m c a chi nhánh qua 3 n mả ụ ả ẩ ủ ă 43
B ng 10: Giá bán s n ph m c a chi nhánh qua 3 n mả ả ẩ ủ ă 47
B ng 11: K t qu kinh doanh c a chi nhánhả ế ả ủ 50
B ng 12: Hi u qu kinh doanh c a chi nhánhả ệ ả ủ 51
B ng 13: ánh giá c a khách h ng v s n ph m c a chi nhánhả Đ ủ à ề ả ẩ ủ 55
B ng 14: Ch th ng i v i s n ph m m cả ế độ ưở đố ớ ả ẩ đậ đặ 57
B ng 15: Ch th ng v i s n ph m h n h pả ế độ ưở ớ ả ẩ ỗ ợ 57
B ng 16: Ch th ng v i s n ph m ông tiênả ế độ ưở ớ ả ẩ 57
B ng 17: T ng k t i m m nh - i m y u -c h i -thách th cả ổ ế đ ể ạ đ ể ế ơ ộ ứ 65
B ng 18: D ki n kh i l ng s n ph m tiêu th c a chi nhánhả ự ế ố ượ ả ẩ ụ ủ 70

viii
DANH MỤC VIẾT TẮT
TACN Thức ăn chăn nuôi
TAĐĐ Thức ăn đậm đặc
DT Doanh thu
SLTT Sản lượng tiêu thụ
ĐVT Đơn vị tính
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
CC Cơ cấu
CNH-HĐH Công nghiệp hoá-hiện đại hoá
KL Khối lượng
ix
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong hai thập kỷ vừa qua chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng
sản xuất hàng hoá đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Gắn liền với sự
chuyển dịch đó là sự phát triển và hoàn thiện của nhiều ngành công nghiệp
mới, mà công nghiệp chế biến là một trong số đó. Những năm gần đây ngành
chăn nuôi ở nước ta đã được quan tâm đầu tư khá lớn. Và đây là một trong
những mục tiêu chủ yếu để phát triển ngành nông nghiệp. Điều này đã được
khẳng định trong nhiều văn kiện của Đảng và Chính phủ. Trong giai đoạn
2005-2010 định hướng phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ vươn lên
thành ngành sản xuất chiếm 35-40% giá trị sản xuất toàn ngành Nông nghiệp
[7]. Để thực hiện điều đó cần áp dụng nhiều biện pháp, một trong những giải
pháp quan trọng phát triển ngành chăn nuôi là cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
nhất là thức ăn chế biến theo phương pháp công nghiệp.
Với vị thế ngày càng cao trong nền kinh tế ngành chăn nuôi đã tạo ra
một thị trường rộng lớn về nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi. Để đáp ứng
yêu cầu của thị trường thì việc cung cấp thức ăn đầy đủ về dinh dưỡng, đảm
bảo về chất lượng và số lượng cho ngành chăn nuôi là cần thiết. Từ thực tế đó

nhiều công ty đã lựa chọn đầu tư vào ngành sản xuất và kinh doanh thức ăn
chăn nuôi, vì ngành này đem lại lợi nhuận rất cao. Vì thế sự cạnh tranh giữa
các doanh nhiệp là rất lớn, nhất là khi ta mở cửa thị trường, với sự xâm nhập
của nhiều công ty nước ngoài, công ty liên doanh thì sự cạnh tranh lẫn nhau
rất khốc liệt. Hiệu quả kinh tế là mục tiêu các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu.
có hiệu quả kinh tế mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh
được với các doanh nghiệp khác, đảm bảo đời sống co người lao động và làm
tròn nghĩa vụ với nhà nước. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thường
xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến, kết quả và hiệi quả hoạt động kinh
1
doanh, những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ môi
trường xung quanh và tìm biện pháp không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh.
Chi nhánh thức ăn chăn nuôi Con Heo Vàng Hà Nội là một chi nhánh
của công ty TNHH thương mại VIC chuyên kinh doanh TACN cao cấp gia
súc, gia cầm. Mặt hàng này đang phải cạnh tranh rất lớn trên thị trường. Do
đó chi nhánh luôn chú trọng đến hiệu quả kinh doanh để đứng vững và phát
triển. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả kinh doanh thức ăn chăn nuôi của chi nhánh TACN
Con Heo Vàng-Tiên Dương-Đông Anh-Hà Nội ”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng kinh doanh của chi nhánh TACN Con Heo Vàng
Hà Nội, đề xuất các giải pháp chủ yếu cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh của chi nhánh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Trình bày cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về kết quả, hiệu quả trong
kinh doanh TACN.
- Phân tích thực trạng kinh doanh của chi nhánh.
- Đề xuất những phương huớng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao

hiệu quả kinh doanh của chi nhánh trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng ngiên cứu
Nghiên cứu những hoạt động kinh doanh của chi nhánh TACN Con
Heo Vàng Hà Nội, các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất .
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Về nội dung: Đề tài đi sâu nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của chi
nhánh
2
* Về không gian: Tiến hành thu thập thông tin tại chi nhánh, kết hợp
với điều tra khảo sát thị trường tiêu thụ sản phẩm tại một số địa phương để
đánh giá thực trạng và tiềm năng của chi nhánh trong thời gian tới.
* Về thời gian: Thu thập dữ liệu về tình hình kinh doanh của chi nhánh
trong những năm vừa qua thông qua sổ sách kế toán, tài liệu liên quan. Thời
gian thực tập từ 10/01/ 2008 – 30/ 04/ 2008.
3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Mỗi nhà sản xuất một loại sản phẩm hàng hoá nào đó trước khi có kế
hoạch sản xuất đều suy xem liệu sản xuất hàng hoá đó có tốt không? hiệu quả
kinh tế hơn các loại khác không? Do đó trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh thì hiệu quả kinh tế chủ yếu là đề cập tới lợi ích kinh tế sẽ thu
được trong hoạt động đó. Vậy hiệu quả kinh tế là gi? Cho đến nay đã có nhiều
ý kiến khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng nhìn chung chúng ta có thể nói
hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong quá trình
hoạt động kinh doanh. Trong khi các nguồn lực lại rất có hạn, nhu cầu hàng
hoá của xã hội ngày càng phát triển và đa dạng. Do đó, nâng cao hiệu quả

kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mỗi nền sản xuất hàng hoá.
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, đến nay đã có nhiều
ý kiến khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng tựu trưng lại có 3 quan điểm chủ
yếu sau:
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ
số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo quan
điểm này cho phép chúng ta xác định được các chỉ tiêu tương đối của hiệu
quả kinh tế bằng cách so sánh kết quả với chi phí cần thiết để đạt được hiệu
quả đó.
H= Q/K
Trong đó: H: Là hiệu quả kinh tế
Q: Là kết quả sản xuất
K: Tổng chi phí sản xuất
4
Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh mà
chúng ta tính toán và nghiên cứu các chỉ tiêu khác nhau.
+ Quan điểm thứ hai cho rằng: Xem xét hiệu quả kinh tế trong phần
biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất. Theo quan điểm này thì hiệu quả
kinh tế biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần trăm tăng thêm của kết quả và
phần tăng thêm của chi phí sản xuất.
H=

Q/

C
Trong đó: H: Là hiệu quả sản xuất


Q: Phần tăng thêm của kết quả thu được



C: Phần tăng thêm của chi phí bỏ ra
+ Quan điểm thứ ba cho rằng: Hiệu quả kinh tế là sự chênh lệch giữa
kết quả và chi phí bỏ ra
H= GO-TC
Trong đó: GO: Là giá trị sản lượng
TC: Tổng chi phí sản xuất ra.
Từ các quan điểm trên về hiệu quả kinh tế ta có thể thấy hiệu quả kinh
tế đều chứa đựng một nét chung đó là chi phí tối thiểu các nguồn lực để sản
xuất ra môt khối lượng sản phẩm tối đa nhằm đảm bảo chất lượng đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của thị trường và xã hội.
2.1.1.2 Nội dung bản chất của hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước như ở nước ta hiện nay đang khuyến khích các doanh
nghiệp, các hộ gia đình, các thành phần kinh tế nỗ lực tham gia sản xuất kinh
doanh trong các lĩnh vực khác nhau.
Mục đích yêu cầu đặt ra đối với quá trình sản xuất ở các thành phần
kinh tế khác nhau. Do vậy, mà việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
cũng rất đa dạng. Các hộ nông dân, công nhân họ tiến hành sản xuất trước hết
là để có việc làm thu nhập đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt sau đó mới tính đến
tư lợi và tích luỹ tiền vốn để có thêm lợi nhuận. Đối với một số quốc gia thì
5
hiệu quả nó thể hiện ở nhiều mặt: Kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng Điều
đó có nghĩa là hiệu quả nó mang tính chất không gian và thời gian, nó thể
hiện ở chỗ: Một hoạt động kinh tế của một đơn vị sản xuất là công ty hay cá
thể đạt được hiệu quả kinh tế cao, song so với một quốc gia thì nó lại chưa
chắc đã đạt hiệu quả.
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh có nhiều mặt. Xét về mặt
thời gian thì nó luôn có xu hướng thay đổi một hoạt động kinh tế diễn ra: Ở
hiện tại có hiệu quả kinh tế nhưng trong tương lai chưa chắn đã có hiệu quả

và ngược lại. Bởi vì giá trị sức lao động ngày một tăng và các yếu tố tác động
đến hiệu quả luôn biến đổi cả về mặt chất và mặt lượng. Chính vì vậy, nâng
cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh không chỉ là nhiệm vụ của mỗi
cá nhân, mỗi đơn vị mà là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp và của mỗi
quốc gia. Việc nỗ lực tìm cách để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất
hàng hoá được coi là hoạt động quyết định cho mọi nền kinh tế, chỉ có nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì mới có cơ hội đưa nền kinh tế tồn tại
Như phần trên chúng ta có khái niệm về hiệu quả kinh tế đó là tỷ số giữa
kết quả sản phẩm đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Vậy
bản chất của hiệu quả kinh tế là gì?
Có thể hiểu hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan là mục
tiêu của sản xuất. Mục đích của sản xuất là thoả mãn tốt nhất các nhu cầu vật
chất, và tinh thần cho xã hội. Mục đích đó được thực hiện khi nền sản xuất xã
hội tạo ra những kết quả hữu ích ngày càng cao cho xã hội. Sản xuất đạt mục
tiêu về hiệu quả kinh tế khi có một khối lượng nguồn lực nhất định tạo ra khối
lượng sản phẩm hữu ích lớn nhất. Hãy hiểu một cách đầy đủ, việc đánh giá
một cách tổng hợp hoạt động sản xuất không chỉ đánh giá kết quả mà phải
đánh giá hiệu quả. Đó chính là đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh
doanh để tạo ra kết quả đó. Nói cách khác hiệu quả kinh tế là phản ánh trình
độ thực hiện của các nhu cầu xã hội. Mà bản chất của hiệu quả kinh tế sản
6
xuất - xã hội là thực hiện yêu cầu của “quy luật tiết kiệm lao động” trong sử
dụng các nguồn lực xã hội. Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và
được xác định bằng tương quan o sánh giũa lượng kết quả hữu ích thu được
và lượng hao phí lao động xã hội.
Hiệu quả là một đại lượng để đánh giá xem kết quả hữu ích được tạo ra
như thế nào, từ nguồn chi phí bao nhiêu? Trong điều kiện cụ thể nào? Có thể
chấp nhận được hay không? Như vậy hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến
các yếu tố đầu vào và việc sử dụng nó với các yếu tố đầu ra của quá trình sản
xuất. Người sản xuất mong muốn tăng nhanh kết quả hữu ích hay mục đích

cuối cùng của sản xuất là đáp ứng tốt nhất những nhu cầu vật chất, tinh thần
và văn hoá cho xã hội. Đồng thời mục tiêu của người sản xuất là “tiết kiệm”
các yếu tố đầu vào để thực hiện tăng nhanh kết quả hữu ích đó hay tăng hiệu
quả kinh tế. Do vậy, bản chất của hiệu quả kinh tế là thực hiện kết hợp tối ưu
giữa yếu tố đầu vào với đầu ra trong quá trình sản xuất.
2.1.1.3 Khái niệm về thương mại
Quá trình tái sản xuất xã hội được thực hiện qua các khâu sản xuất -phân
phối - trao đổi - tiêu dùng. Việc thực hiện hai khâu phân phối - trao đổi được
gọi là lưu thông hàng hoá và đó chính là hoạt động thương mại.Vậy thương
mại là quá trình trao đổi hàng hoá lưu thông qua mua bán trên thị trường.
Thương mại là một bộ phận hợp thành của tái sản xuất, thương mại nối
liền sản xuất với tiêu dùng. Dòng vận động của hàng hoá qua khâu thương
mại hoặc là tiếp tục cho sản phẩm hoặc là đi vào lĩnh vực tiêu dùng cá nhân.
Trong thời kỳ bao cấp chúng ta không chú trọng đến thương mại thậm chí còn
muốn ngăn chặn và xoá bỏ nó cho rằng những người bán buôn là con buôn
không có vị trí trong xã hội, cơ chế nhà nước làm cho các doanh nghiệp
thương mại không có chỗ đứng, không có cạnh tranh tích cực nên các doanh
nghiệp thương mại thời kỳ này hầu như không có.
7
2.1.2 Phân loại hiệu quả kinh tế
2.1.2.1 Phân loại hiệu quả kinh tế theo nội dung và bản chất
Hiệu quả kinh tế có thể xem xét theo các góc độ độc lập tương đối
như sau:
+ Hiệu quả kinh tế nó thể hiện mối tương quan giữa kinh tế đạt được về
mặt tài chính với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
+ Hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh tế thể
hiện mục tiêu hoạt động của con người và thường không lượng hoá được. Nó
phản ánh mối quan hệ tương quan giữa các hiệu quả đạt được mà kết quả đó
được tổng hợp qua các lĩnh vực kinh tế và xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó. Hiệu quả xã hội đôi khi rất khó định lượng mà chỉ đánh giá

mang tính chất định tính như giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,
nâng cao trình độ dân trí
+ Hiệu quả môi trường: Hiệu quả của một quá trình sản xuất kinh
doanh được hiểu đúng nghĩa của nó khi nó không làm ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái xung quanh. Hiệu quả môi trường cũng khó lượng hoá được
và nó được đánh giá bằng các chỉ tiêu như bảo vệ đa dạng sinh thái, làm cân
bằng môi trường sinh thái
+ Hiệu quả phát triển nó thể hiện sự phát triển của công ty của vùng,
lãnh thổ của mỗi quốc gia đây là kết quả của nhiều yếu tố tổng hợp lại như
tình hình đời sống, trình độ dân trí, vấn đề phát triển cơ sỏ hạ tầng, sự phát
triển sản xuất của cả vùng [1]
2.1.2.2 Phân loại hiệu quả kinh tế theo phạm vi và đối tượng xem xét
Phạm trù này được đề cập đến mọi nền sản xuất xã hội như các địa
phương, các ngành sản xuất, từng cơ sở, đơn vị sản xuất hay một quyết định
quản lý Có thể phân loại phạm trù này như sau:
+ Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả kinh tế chung trong toàn bộ
nền sản xuất xã hội.
8
+ Hiệu quả kinh tế ngành: Là hiệu quả tính riêng từng ngành sản xuất
vật chất như ở ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ Trong nông nghiệp
được chia thành hiệu quả kinh tế của cây công nghiệp, hiệu quả kinh tế của
cây lương thực, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gia súc, gia cầm
+ Hiệu quả kinh tế theo từng vùng lãnh thổ: Là tính riêng đối với từng
vùng, khu vực, địa phương
+ Hiệu quả kinh tế của từng quy mô sản xuất kinh doanh như: Hộ gia
đình, hợp tác xã, nông trường quốc doanh, công ty, tập đoàn sản xuất
+ Hiệu quả kinh tế của từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố chi phí đầu vào
sản xuất như: Biện pháp về giống, chi phí phân bón, chi phí bảo vệ thực vật [1]
2.1.2.3 Phân loại hiệu quả kinh tế theo các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất
+ Hiệu quả sử dụng lao động: Là kết quả đạt được trên một công lao

động bỏ ra để sản xuất ra sản phẩm đó.
+ Hiệu quả sử dụng vốn: Là kết quả đạt được trên một đồng chi phí bỏ
ra để sản xuất ra sản phẩm đó.
+ Hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ mới: Là kết quả đem lại khi
ứng dụng những tiến bộ khoa học mới vào sản xuất.
+ Hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật là kết quả đạt được khi áp dụng
các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất.
2.1.3 Đặc điểm của thức ăn chăn nuôi
Tuỳ thuộc vào từng thời kỳ phát triển của chăn nuôi mà có các loại
thức ăn với các chỉ tiêu dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, người chăn nuôi
quan tâm với các chỉ tiêu quan trọng như năng lượng, đạm, can xi, phốt pho,
các vitamin và khoáng vi lượng. Trong đó năng lượng bao gồm nhiệt năng và
cơ năng.
+ Nhiệt năng sinh ra giúp cơ thể chống lại sự thay đổi của môi trường
ảnh hưởng đến vật nuôi.
+ Cơ năng giúp cơ thể hoạt động được.
TACN giữ vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi và nền kinh tế:
9
- TACN là nguồn đầu vào của quá trình đầu tư, là cơ sở ban đầu thúc
đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển của vật nuôi, là cơ sở để xác định
phương thức chăn nuôi của chủ trang trại, hộ chăn nuôi.
- Góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi: Với sự ra đời của TACN mà
tập quán chăn nuôi được chuyển từ chăn nuôi truyền thống là nguồn thức ăn
của vật nuôi được tận dụng từ phế phẩm của ngành chế biến, sinh hoạt… với
số lượng ít, chăn nuôi nhỏ lẻ sang một hướng chăn nuôi hiện đại và quy mô.
- Tạo ra một năng suất cao: Nếu như trước đây theo phương thức
truyền thống nguồn thức ăn không đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát
triển của vật nuôi thì ngày nay TACN là một công cụ đột phá cho sự phát
triển mạnh, nhanh của ngành chăn nuôi. Với nguồn thức ăn được chế biến
theo nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi nên đã tạo ra sức tăng trưởng lớn trong

vật nuôi. Từ đó mà cung cấp ngày càng nhiêù sản phẩm phục vụ cho đời sống
con người. Ngoài sức tăng trưởng lớn trong vật nuôi cho một năng suất cao
mà nhờ có TACN nguồn lao động được sử dụng cho ngành chăn nuôi giảm
một cách đáng kể. Nếu như theo phương pháp truyền thống nguồn thức ăn
phải được nấu chín, lượng thức ăn tiêu tốn nhiều nên mất rất nhiều thời gian
và công sức cho việc phục vụ chăn nuôi thì ngày nay khi sử dụng TACN công
nghiệp thì lượng lao động sử dụng ít hơn và lượng thức ăn tiêu tốn ít hơn.
Như vậy, năng suất lao động không chỉ tăng lên ở khối lượng sản phẩm tạo ra
mà còn được tăng lên nhờ vào việc sử dụng ít công lao động hơn.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nhờ có TACN mà lượng lao
động được sử dụng trong ngành chăn nuôi giảm nên đã tạo ra một nguồn lực
dự trữ cho ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong ngành nông nghiệp, ngành
chăn nuôi cũng đang dần dần là mục tiêu cho sự chuyển dịch lao động. Vì
xuất phát từ đặc thù của ngành trồng trọt là phụ thuộc vào tự nhiên, nằm trải
dài trên diện tích rộng lớn, gặp nhiều rủi ro, lao động mang tính thời vụ…nên
trong thời gian nông nhàn người nông dân chuyển sang chăn nuôi.
10
- Góp phần giảm thiểu ô nhiễm: Tạo ra sự cân bằng giữa cung và cầu
về các sản phẩm từ chăn nuôi, tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành công
nghiệp chế biến, giảm ô nhiễm môi trường do không tập trung gây ra…
- Cũng như nhiều sản phẩm khác, TACN được cấu tạo bởi 3 mức: Sản
phẩm cốt lõi, sản phẩm cụ thể và sản phẩm phụ giá.
- Cốt lõi của sản phẩm TACN: Là loại nguyên liệu dùng làm nguồn
dinh dưỡng cung năng lượng cho vật nuôi. Các thành phần chính cấu tạo nên
cốt lõi TACN là prôtêin, canxi, phốt pho, lysine… và chất phụ gia như chất
tạo mầu, mùi, kháng sinh, chất ôxi hoá. Tuỳ theo loại thức ăn: Loại bột hay
loại viên và cách thức sử dụng cho từng loại vào từng thời điểm khác nhau
của vật nuôi mà cơ cấu hàm lượng của mỗi chất trên có sự thay đổi.
- Sản phẩm cụ thể: Là sản phẩm mà cốt lõi của nó được đóng bao và
trang trí. Bao bì của sản phẩm TACN thường có 2 lớp: Lớp trong là những

lớp bao nilon, lớp bao ngoài là các bao lớn dễ dàng trong khâu vận chuyển.
- Sản phẩm phụ giá: Là sản phẩm sau khi đã được hỗ trợ, vận chuyển,
bảo hành điều này làm tăng uy tín và sự tin tưởng tiêu dùng các sản phẩm của
nhà sản xuất.
Thức ăn chăn nuôi bao gồm rất nhiều sản phẩm khác nhau nhưng tựu
trung lại có các sản phẩm chính sau đó là thức ăn đậm đặc và thức ăn hỗn hợp.
Mỗi loại thức ăn chăn nuôi được phối chế theo một công thức riêng,
trên cơ sở các chỉ số như: Protein, lysin, các loại thuốc kháng sinh, các
nguyên tố đa lượng, tỷ lệ đẻ, khả năng chống chịu bệnh
Thời gian bảo quản thức ăn chăn nuôi là hữu hạn: Thức ăn chăn nuôi để
lâu sẽ bị phân huỷ các chất dinh dưỡng và độc tố hình thành. Vì vậy các nhà
sản xuất quy định đối với thời gian sử dụng thức ăn chăn nuôi không quả 80
ngày kể từ ngày sản xuất đối với thức ăn đậm đặc và 60 ngày đối với thức ăn
hỗn hợp.
11
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
2.1.4.1 Nhóm nhân tố bên trong
a. Lực lượng lao động
Đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh thức ăn chăn nuôi thì nguồn lao
động đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Nó thể hiện về khả năng, trình độ, kinh nghiệm và năng lực trong kinh doanh
thức ăn chăn nuôi, trong quá trình tiêu thụ, marketing sản phẩm. Nguồn lao
động còn thể hiện quy mô sản xuất và mức đầu tư khoa học công nghệ vào
quá trình kinh doanh của công ty.
b. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin
Để kinh doanh thành công trong điều kiện cạnh tranh trong nước và
quốc tế, các doanh nghiệp cần nhiều thông tin chính xác về thị trường, công
nghệ, về người bán, người mua, về các đối thủ cạnh tranh, về tình hình cung
cầu hàng hoá, dịch vụ giá cả
c. Yếu tố vốn

Vốn là một nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ một quá trình sản xuất kinh
doanh nào. Nó thể hiện quy mô tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, mức độ đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là lớn
hay nhỏ. Ngoài ra, yếu tố vốn còn quyết định đến khả năng cạnh tranh về các
chủng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi của doanh nghiệp trên thị trường.
d. Yếu tố quản trị
Trong kinh doanh hiện đại, những doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất
kinh doanh cũng như quy mô khác nhau thì nhân tố quản trị ngày càng có vai
trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế và kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh. Quản trị doanh nghiệp luôn được chú trọng để xác định cho
doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh
xác định đúng các chiến lược kinh doanh là cơ sở để tăng hiệu quả.
e. Yếu tố trang thiết bị và khoa học kỹ thuật - công nghệ
12
Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất có ảnh hưởng rất quan trọng
đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh thức ăn chăn nuôi nói riêng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm tạo ra. Do đó tạo ra năng
lực cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường quyết định sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp.
2.1.4.2 Nhóm nhân tố bên ngoài
* Môi trường văn hoá xã hội
Các chính sách của nhà nước: Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của nhà
nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và suy vong của doanh nghiệp.
Trước đổi mới, trong chính sách đối với các thành phần kinh tế, chúng
ta chỉ tập trung phát triển hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế nhà nước
và kinh tế tập thể, không chấp nhận kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, nên ngành
chăn nuôi của nước ta chậm phát triển, hiệu quả thấp.
Từ khi đổi mới chúng ta đã có thêm nhiều thành phần kinh tế được thừa
nhận và đang ngày càng phát triển. Cùng với các ngành kinh tế khác ngành

chăn nuôi Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể và đạt được hiệu
quả kinh tế cao.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi trên thế giới
Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên toàn thế giới năm 2006
ước đạt 650 triệu tấn vào năm 2008, chủ yếu do việc tăng nhanh sản lượng ở
một số nước như: Trung Quốc, Brazin, Mêhicô và một số nước thuộc Đông
Nam Á.
Thức ăn gia cầm chiếm tỷ trọng cao: 38% đạt 240 triệu tấn, tiếp đó là
thức ăn cho lợn: 32%, thức ăn cho bò sữa 17%, cho bò thịt 7% còn thức ăn
cho thuỷ sản và các đối tượng vật nuôi khác chiếm 6%
Hiện nay có khoảng 3500 nhà máy thức ăn gia súc công suất lớn trên
thế giới đảm nhận sản xuất trên 80% sản lượng thức ăn chăn nuôi toàn cầu.
13
Riêng 50 nước có ngành sản xuất thức ăn gia súc tiên tiến đã sản xuất trên
90% sản lượng thức ăn của cả thế giới, trong đó 5 nước quy mô sản xuất thức
ăn công nghiệp lớn là: Mỹ, Trung Quốc, Brazin, Nhật Bản và Pháp. Bốn tập
đoàn đứng đầu thế giới về sản xuất thức ăn chăn nuôi là: Cargill, Charoen,
Porkphand(CP), LandO’LaKes.[6]
Hiện nay ngành chế biến thức ăn chăn nuôi trong khu vực và trên thế
giới vẫn đang gặp phải nhiều vấn đề khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào cho
sản xuất tăng nhanh, chi phí vận chuyển cũng tăng lên do đó một số nhà máy
chế biến thức ăn lớn đã giảm sản lượng cung ra thị trường.
Như vậy chăn nuôi thế giới đang từng bước chuyển dịch từ các nước đã
phát triển sang các nước đang phát triển. Các nước đã phát triển xây dựng kế
hoặch chiến lược phát triển ngành chăn nuôi duy trì ở mức ổn định, nâng cao
quá trình thâm canh, các biện pháp an toàn sinh học, chất lượng và vệ sinh an
toàn thực phẩm. Còn các nước đang phát triển ở châu Á và Nam Mỹ được
nhận định sẽ trở thành khu vực chăn nuôi và tiêu thụ chính
2.2.2 Tình hình sản xuất chế biến thức ăn ở Việt Nam

Trong điều kiện ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với dịch bệnh, đầu
ra, thì ngành sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi cũng đang mắc phải nhiều
khó khăn, thách thức. Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) của nước ta
có tốc độ phát triển khá nhanh nhưng giá luôn cao hơn 10-15% so với các
nước trong khu vực nên tính cạnh tranh không cao. Bên cạnh đó, sản xuất
không đáp ứng nổi nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm phải nhập khẩu
khoảng 20-30% về khối lượng, chiếm tới 45% tổng giá trị nguyên liệu sản
xuất TACN. Tăng cường năng lực cho ngành sản xuất TACN sẽ làm tăng khả
năng sản xuất trong nước đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ của thị trường và ổn
định giá cả góp phần phát triển nhanh chóng ngành chăn nuôi ở Việt nam.
14
Bảng 1: Các nhà máy sản xuất TACN của Việt Nam theo công suất
Tổng số nhà
máy
Năm 2005 Năm 2006
Số lượng % Số lượng %
249 100 234 100
≤ 5 tấn/h 145 58,2 115 49,1
≥ 10 tấn/h 57 22,9 62 26,4
≥ 20 tấn/h 28 11,2 32 13,6
≥ 30 tấn/h 19 7,6 25 10,6
(Nguồn: BC Tổng quan SX TACN Việt Nam)
Theo số liệu thống kê, hiện cả nước có 241 nhà máy chế biến TACN
(13,7% của nước ngoài, 4,1% liên doanh và 82,2% trong nước-2007). Chính
phủ Việt Nam đang khuyến khích các công ty đầu tư vào ngành thức ăn chăn
nuôi trong nước. Số lượng các công ty tham gia vào ngày ngày càng nhiều
trong đó khoảng 20-25 nhà máy đã xây dựng được thương hiệu, số tiền đầu tư
từ 2-3 triệu USD. Khoảng 30 nhà máy đầu tư trên 10 tỷ đồng còn lại là các
xưởng nhỏ, mỗi tháng sản xuất từ 100-300 tấn TACN. Tổng số vốn đầu tư
của các doanh nghiệp Việt nam khoảng 100 triệu USD, công suất khoảng 2

triệu tấn/năm. Hiện nay, có khoảng 15 công ty nước ngoài đang hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam với tổng số nhà máy
của họ lên tới 36-40 nhà máy công suất 3,6-4 triệu tấn/năm. Tính về đánh giá
đầu tư, các công ty nước ngoài đầu tư chiếm 75%, các công ty trong nước
chiếm khoảng 25% về giá trị đâu tư cho ngành TACN.
Năm 2006 cả nước sản xuất 6,6 triệu thức ăn chăn nuôi quy đổi, tăng
23,5% so với cả nước. Do nhu cầu tất yếu của sản xuất, kết hợp với chính
sách thông thoáng trong cơ chế quản lý. Ngành công nghiệp chế biến thức ăn
chăn nuôi trong giai đoạn 2000 - 2006 cũng đã có những chuyển biến lớn, sản
lượng thức ăn ngày càng tăng lên.
Bảng 2: Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp giai đoạn 2000-2006
ĐVT: 1000 tấn
15
Năm TAHH TAĐĐ Tổng số TAHH quy
đổi
Tỷ lệ tăng
BQ(%)
2000 1.700 330 2.030 2.690
2001 1.950 350 2.300 3.000 11,5
2002 2.400 340 2.740 3.420 14,0
2003 2.650 400 3.050 3.850 12,6
2004 2.700 400 3.100 3.900 1,3
2005 3.238 702 3.940 5.344 37,0
2006 4.361 747 5.118 6.600 23,5
BQ(%) 16,7
(http:// www.cucchannuoi.com.vn)
Qua bảng 2 ta thấy sản lượng thức ăn công nghiệp tăng nhanh trong
giai đoạn 2000-2006, bình quân là 16,7% năm. Năm 2004, do ảnh hưởng của
giá nguyên liệu tăng và dịch cúm gia cầm, một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn
nuôi đã phải ngừng hoạt động hoặc giảm công suất hoạt động nên sản lượng

thức ăn chăn nuôi gia cầm giảm 30 - 35%, do vậy tỷ lệ tăng trưởng thấp
(1,3%). Năm 2005, với việc phục hồi ngành chăn nuôi nên có sự tăng trưởng
bù, sản lượng tăng 37,02% so với năm 2004.
Tỷ lệ thức ăn chăn nuôi công nghiệp được sử dụng trong chăn nuôi của
Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp, năm 2001 đạt 27,0%; năm 2006 đạt 45,1%,
song con số này so với bình quân thế giới vẫn còn quá thấp. Theo số liệu của
Ruedi.A. Wild (1994 trong tổng số 1100 triệu tấn thức ăn tinh gia súc, gia
cầm sử dụng trên toàn thế cầu thì có tới 530 triệu tấn thức ăn hỗn hợp hoàn
chỉnh (chiếm 48,2%); nông dân tự trộn 350 triệu tấn(31,8%) và 220 triệu tấn
(20,0%) thức ăn được sử dụng ở dạng nguyên liệu đơn. Như vậy, so với mức
trung bình chung của thế giới tỷ lệ TACN công nghiệp/tổng lượng thức ăn
tinh sử dụng ở nước ta vẫn còn thấp.
Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi trong năm 2006 số lượng nhà máy
thức ăn chăn nuôi có qui mô vừa và lớn tăng. Năm 2005 số lượng cơ sở, nhà
máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp toàn quốc là 249 và đến năm
2006 là 241. Năm 2006 số lượng nhà máy có công suất nhỏ hơn 5000 tấn đã
giảm so với năm 2005 từ 145 xuốn còn 122 là 23 nhà máy tương ứng tỷ lệ
58,2% còn 50,6%.; loại nhà máy có qui mô công suất vừa và lớn trên 5000 tấn
16

×