Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 10 TRONG LUYỆN TẬP MÔN TTTC BỐNG RỔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.61 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT …………………

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Yên, ngày 24 tháng 11 năm 2018

BÁO CÁO NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
“ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 10 TRONG
LUYỆN TẬP MÔN TTTC BỐNG RỔ ”
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lời mở đầu:
Ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học
tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết
đối với giáo viên là phải đổi mới cách dạy: Giáo viên chỉ là người hướng dẫn chỉ
đạo điều khiển học sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực
tiễn. Chính vì vậy học sinh phải là người tự giác, chủ động, tìm tòi, phát hiện các
kiến thức mới một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống thông qua sự
dẫn dắt điều khiển của giáo viên trong tiết dạy. Do vậy việc lựa chọn phương pháp
dạy học sao cho phù hợp với kiểu bài và phát huy được sự yêu thích môn học đối
với học sinh là một vấn đề rất quan trọng.
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là " Giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp
tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"
"Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng


đã nêu: " Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù
hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp
học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh ".

1


2. Mục đích:
- Nhằm phát huy tính tích cực trong luyện tập bóng rổ của học sinh lớp 10
Trường phổ thông Dân Tộc Nội Trú Tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời rút ra kinh nghiệm
về giảng dạy bộ môn bóng rổ ở các năm học sau được tốt hơn.
- Giúp học sinh nâng cao sức khoẻ, thể lực hoàn thiện khả năng vận động và
yêu thích môn học hơn.
- Việc phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập bóng rổ sẽ làm
tăng hiệu quả, rất lớn trong việc rèn luyện thể lực của học sinh, giúp các em hoàn
thành mục tiêu GDTC bậc học THPT là:
- Có ý thức tổ chức kỉ luật cao, có tính tập thể luôn giúp đỡ bạn bè khi gặp
khó khăn, phòng ở luôn sạch sẽ gọn gàng ngăn nắp.
- Tạo tinh thần thoải mái luôn hưng phấn trong mọi hoạt động.
- Tham gia đầy đủ nhiệt tình vào các hoạt động thể dục thể thao của nhà
trường để rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân.
- Có tâm lý vững vàng, có kĩ năng sống.
- Tập luyện thường xuyên liên tục sẽ có thể lực tốt, tránh được một số bệnh
tật.
- Biết được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản để tập luyện gìn giữ sức khoẻ
và nâng cao thể lực.
- Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, thói quen
tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh, phòng chống các thói quen xấu

như hút thuốc lá, uống rượu, đánh cờ bạc...
- Có sự tăng tiến về thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện bản
thân về thể dục thể thao.
- Biết vận dụng vào thực tế.
- Tuyên truyền sâu rộng cho mọi người cùng tham gia tập luyện để thấy
được lợi ích tác dụng của môn học.
- Phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu để đào tạo vận động
viên tham gia thi đấu các giải và hướng học sinh học tiếp vào các trường chuyên
nghành thể dục thể thao.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng: HS lớp 10
4. Thời gian triển khai chuyên đề:
- Thời điểm thực hiện: Học kì 1
- Thời lượng thực hiện: 10 tiết
2


- Phương pháp chính để thực hiện chủ đề: Sử dụng các phương pháp dạy học tích
cực.
II. CHỦ ĐỀ
1. Tên chủ đề: “Phát huy tính tích cực trong luyện tập bóng rổ của học sinh lớp 10
Trường phổ thông Dân Tộc Nội Trú Tỉnh Vĩnh Phúc”
2. Nội dung: Chủ đề bao gồm những nội dung chính sau:
T
T

Tiết

Nội dung học


1

Tiết 21

Học kĩ thuật cầm bóng và tư thế chuẩn bị.

2

Tiết 22

Ôn kĩ thuật cầm bóng, tư thế chuẩn bị. Học cách di chuyển

3

Tiết 23

Ôn kĩ thuật cầm bóng, tư thế chuẩn bị, cách di chuyển. Học cách
dẫn bóng.

4

Tiết 24

Ôn cách di chuyển và dẫn bóng. Học cách chuyền bắt bóng bằng 2
tay trước ngực. Bài tập 1 (trang 166 SGV).

5

Tiết 25


Ôn cách chuyền bắt bóng bằng 2 tay trước ngực. Bài tập 2 trang
167SGV.

6

Tiết 26

Ôn cách chuyền bắt bóng bằng 2 tay trước ngực. Bài tập 3 (trang
167 SGV), bài tập 5 (trang 168 SGV).

7

Tiết 27

Ôn cách chuyền bắt bóng bằng 2 tay trước ngực. Học KT đứng
ném rổ bằng 1 tay trên vai.

8

Tiết 28

Ôn cách chuyền bắt bóng bằng 2 tay trước ngực, đứng ném rổ bằng
1 tay trên vai. Một số điểm trong Luật Bóng rổ.

9

Tiết 29

Ôn cách chuyền bắt bóng bằng 2 tay trước ngực, đứng ném rổ bằng
1 tay trên vai. Một số điểm trong Luật Bóng rổ.


10

Tiết 30

Kiểm tra 1 tiết. Kiểm tra kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai.

3. Mục tiêu của chủ đề:
3.1. Kiến thức:
3


- Biết cách thực hiện cơ bản đúng: Di chuyển ( tiến, lùi, sang phải, sang trái); tư thế
chuẩn bị; cách cần bóng; chuyền và bắt bóng bằng hai tay trước ngực; dẫn bóng;
đứng tại chỗ nén rổ bằng 1 tay trên vai.
- Hiểu một số điểm trong luật Bóng rổ.
- Biết vận dụng những hiểu biết về luật khi tập luyện, thi đấu.
- Phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là sức mạnh, sức bền, khả năng khéo léo,
phát huy tinh thần đồng đội cao.
3.2. Kĩ năng:
- Thực hiện tương đối tốt các kĩ thuật động tác:Di chuyển (tiến, lùi, sang phải, sang
trái); tư thế chuẩn bị; cách cần bóng; chuyền và bắt bóng bằng hai tay trước ngực;
dẫn bóng; đứng tại chỗ nén rổ bằng 1 tay trên vai.
3.3. Thái độ:
- Tích cực, tự giác trong tập luyện.
- Có tinh thần đoàn kết, hợp tác để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
- Có hứng thú, say mê với môn học.
3.4. Các năng lực hướng tới:
- Năng lực hợp tác, tự học, tập luyện theo nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tính toán
- Năng lực giao tiếp
4. Phương pháp và phương tiện dạy học:
4.1. Phương pháp
- Dạy học tích cực
- Phương pháp sử dụng lời nói.
- Phương pháp phân tích, làm mẫu.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp chia nhóm.
4.2. Phương tiện
a.Giáo viên:
4


- Trang phục thể thao
- Kiểm tra vệ sinh, an toàn nơi tập luyện
- Cùng HS chuẩn bị: Quả bóng rổ, tranh ảnh minh họa, loa đài và các dụng cụ
khác...
b. Học sinh:
- Trang phục đúng quy định.
- Vệ sinh đảm bảo an toàn nơi tập luyện.
- Chuẩn bị: Quả bóng rổ, tranh ảnh minh họa, loa đài và các dụng cụ khác...
4.3. Bài mới:
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 23: THỂ THAO TỰ CHỌN - BÓNG RỔ - CHẠY BỀN
Ôn kĩ thuật cầm bóng, tư thế chuẩn bị, cách di chuyển. Học cách dẫn bóng.
Nội dung
1. Hoạt động mở đầu
a. Nhận lớp

- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra tình hình lớp học

Định
lượng
1p

Phổ biến nội dung, yêu cầu của tiết
học.
- Ôn tập: Kĩ thuật cầm bóng, tư thế
1p
chuẩn bị, cách di chuyển.
3-5l
- Học mới: Cách dẫn bóng
Khởi động:
- Khởi động chung:
3p
+ Tập bài thể dụng phát triển chung
gồm cách động tác: Tay vai, Nghiêng (2lx8n)
lườn, Vặn mình, Lưng bụng, Chân,
Toàn thân, Bật nhảy và Điều hòa.
+ Khởi động các khớp, ép dây chằng.
- Khởi động chuyên môn:
+ Xoay chuyển bóng qua lưng: Tay phải
giữ bóng, từ bên phải xoay bóng chuyển
3p
qua lưng, tay trái tiếp bóng và từ bên trái 3 lần

Hoạt động của GV - HS
ĐH nhận lớp

xxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxx X
GV
Lớp trưởng tập trung lớp và báo cáo sĩ
số.
- Giáo viên phổ biến nội dung,
yêu cầu bài học và giao nhiệm
vụ cho lớp.
- HS lắng nghe để tiếp nhận nội
dung, yêu cầu học tập.
ĐH khởi động chung
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
X
- Lớp trưởng điều khiển các bạn
5


xoay chuyển bóng sang phía trước cho
tay phải, tăng dần tốc độ.

khởi động trên nền nhạc.
- GV quan sát nhắc nhở sửa sai.
ĐH khởi động chuyên môn
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x

X
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
- Lớp trưởng điều khiển các bạn khởi
động trên nền nhạc.
- GV quan sát nhắc nhở sửa sai.

b. Kiểm tra nội dung đã học:
Câu hỏi: Em hãy thực hiện tư thế chuẩn
bị và cách di chuyển trong bóng rổ?

4p
2hs

2. Hoạt động hình thành kiến thức
a. Ôn kĩ thuật cầm bóng, tư thế chuẩn
bị, cách di chuyển.
* Cách cầm bóng: Có 3 cách cầm bóng.
- Cầm bóng bằng 2 tay phía trước ngực:
Mười ngón tay xòe ra tự nhiên. Dùng các
ngón tay và phần chai của lòng bàn tay
giữ phía sau quả bóng.
- Cầm bóng bằng 1 tay: Cách ngón tay
xòe ra tự nhiên đỡ lấy phần dưới bóng và
dùng các ngón tay giữ bóng.
- Cầm bóng bằng 2 tay trên cao: Các
ngón tay xòe ra tự nhiên cầm phía dưới
quả bóng, dùng ngón tay và phần chai
của lòng bàn tay giữ bóng, lòng 2 bàn
tay hướng lên cao và hơi chéch về trước.

Hai tay hơi co lại, giơ lên để giữ bóng ở
trên cao, hai khuỷu tay hướng về trước.
(hình 103).
Nâng cao kỹ thuật động tác khắc phục
những động tác sai.
* Tư thế chuẩn bị: Có 2 tư thế cơ bản:

5p

- GV đặt câu hỏi, lấy tinh thần xung
phong.
- GV gọi học sinh lên kiểm tra.
- Cả lớp chú ý quan sát, nhận xét.
- GV nhận xét và đánh giá xếp loại.
Cách cầm bóng

Hình 102

6


- Tư thế đứng chân trước, chân sau:
Đứng hạ thấp trọng tâm, hai đầu gối hơi
khuỵu, khoảng cách giữa 2 bàn chân
rộng bằng hoặc hơn vai, thân trên hơi
ngả về trước, trọng tâm ở giữa 2 chân,
bàn chân trước hướng về phía đối
phương, bàn chân sau hơi chếch sang
ngang, mắt nhìn theo sự di chuyển của
đối phương. Tay cùng bên với chân trước

giơ lên cao để ngăn cản đối phương ném
rổ. Tay kia để dưới thấp, dang sang
ngang, lòng bàn tay hướng về trước sẵn
sàng chắn cản đường đối phương hoặc
cắt bóng (hình 104 a).
- Tư thế đứng 2 chân song song: Hai
chân đứng rộng bằng vai gần như trên
cùng 1 đường thẳng , 2 đầu gối khuỵu, 2
gót chân hơi kiễng, thân người ngả về
trước. Mắt nhìn theo bóng và sự di
chuyển của đối phương, 2 tay để tự
nhiên nhưng chủ động sẵn sàng lấy bóng
của đối phương. Trọng tâm cơ thể dồn
đều và 2 chân, nhưng phải linh hoạt di
chuyển trọng tâm từ chân nọ sang chân
kia để mau lẹ cản đường hoặc cướp bóng
của đối phương (hình 104 B)
* Di chuyển: Trong bóng rổ gồm: Trượt
ngang, trượt tiến, trượt lùi.
- Trượt ngang: Từ tư thế 2 chân đứng
song song, khuỵu gối 2 chân hạ thấp,
mắt luôn quan sát người tấn công. Khi đi
chuyển sang trái, dùng má trong bàn
chân phải đạp đất, trọng tâm chuyển
sang chân trái, đồng thời chân phải
nhanh chóng di chuyển sang bên trái, tay
để tự nhiên, thân người giữ ở tư thế ban
đầu. Nếu tiếp tục di chuyển sang trái 2
chân sẻ trượt liên tục như trên. Nếu di
chuyển sang phải thì làm ngược lại (hình

105).
- Trượt tiến: (hình 106 a).
- Trượt lùi (hình 106b).

hình 103

Hình 104
Cách di chuyển

7


Hình 105

Hình 106
- GV gọi HS lên thực hiện kỹ
thuật động tác theo nhóm.
- HS còn lại chú ý quan sát và
nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá và liên
hệ vào bài học mới.
b. Hướng dẫn động tác, kỹ thuật dẫn
7p
bóng.
- TTCB: Hai gối khuỵu, trọng tâm thấp, 3-5 lần
thân lao về phía trước và hơi nghiêng về
phía có bóng, mắt quan sát tình hình trên
sân, bàn tay xòe rộng tự nhiên, cánh tay,
cổ tay và các ngón tay thả lỏng tự nhiên.


Kỹ thuật dẫn bóng

8


- Động tác: Lấy khuỷu tay làm trụ, bóng
nảy lên tới ngang thắt lưng dùng sức
cẳng tay, thông qua cổ tay rồi tới các
ngón tay ấn bóng xuống. Bóng tiếp xúc
đầu tiên ở các ngón tay rồi vào chai tay
và các phần lồi của bàn tay, cổ tay, cẳng
tay, đưa lên theo bóng lòng bàn tay
không chạm bóng. Điểm rơi của bóng ở
phía trước thân mình và ở bên cạnh
đường chạy đồng thời phải lấy người
yểm hộ cho bóng.
3. Hoạt động luyện tập
a. Tập luyện kỹ thuật dẫn bóng

- GV cho HS xem tranh ảnh
minh học về kỹ thuật động tác
dẫn bóng.
- GV phân tích và làm mẫu kỹ
thuật động tác.

10p
3-5 lần

- GV chia lớp theo đội hình tập
luyện.

- HS quan sát, thực hiện kỹ thuật
động tác.

ĐH tập luyện
Vạch xuất phát

x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
X
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
20m

GV
Đích

b.Trò chơi: Thi dẫn bóng nhanh.
- GV phổ biến luật chơi và cách chơi sau
đó tổ chức cho HS chơi.
Gv và hs cùng làm trọng tài.

5p

ĐH chơi trò chơi
Vạch xuất phát

x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
X
x x x x x x x x x x

9


x x x x x x x x x x
20m

GV
Đích

c.Thả lỏng, hồi tĩnh.
Thực hiện các động tác thả lỏng, căng
giãn các cơ, khớp tay, chân, toàn thân.

3p

d. Nhận xét giờ học.
Nhận xét về ý thức học tập và qúa trình
thực hiện động tác.
Rút kinh nghiệm cho giờ học hiện tại và
định hướng cho giờ học sau.

2p

4. Hoạt động vận dụng
Tập các động tác đã học ở nhà để tăng
cường sức khỏe.

2p

ĐH thả lỏng

x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
GV

X

ĐH nhận xét
xxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxx X
GV
ĐH GV hướng dẫn bài tập vận dụng
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
X
GV
- GV nhắc nhở HS chú ý đảm bảo an
toàn khi tập luyện.
- HS tự sắp xếp thời gian tập luyện
ngoài giờ học và đảm bảo an toàn khi
tập luyện.

10




×