Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Tiểu luận phân tích thực trạng chiến lược phát triển tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam BIDV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.88 KB, 59 trang )

Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân
LỜI MỞ ĐẦU

Hội nhập Quốc tế mang đến nhiều cơ hội song cũng đặt ra không ít thách
thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực ngân hàng - lĩnh vực được coi là "huyết mạch của nền kinh tế". Để cạnh
tranh được thành công, mỗi ngân hàng cần xây dựng một chiến lược phát triển phù
hợp trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế cạnh tranh, tạo sự khác biệt, khẳng định
thương hiệu trên thị trường.
Hoạt động trong bối cảnh hội nhập với áp lực cạnh tranh ngày càng khốc
liệt, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), một trong những ngân hàng
lớn nhất của Việt Nam đang bộc lộ những hạn chế và điểm yếu cơ bản. Với mục
tiêu chuyển đổi thành một Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa sở hữu, kinh
doanh đa năng đa lĩnh vực, ngang tầm với các Tập đoàn tài chính - ngân hàng tiên
tiến trong khu vực Châu Á, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần có một
chiến lược phát triển thích hợp
Mục đích nghiên cứu của đồ án là dựa vào lý thuyết cơ bản về quản
trị chiếnlược, nghiên cứu tiếp cận chiến lược hiện tại của ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam, dựa vào mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược đánh giá thực
trạng chiến lược của BIDV đang thực hiện có phù hợp với nội lực hay chưa, việc
thực hiện chiến lược đó có tận dụng được các điều kiện bên ngoài và những cơ hội,
thách thức; từ đó phân tích và bình luận chiến lược phát triển của BIDV, phân tích
rõ thêm về các vấn đề như: các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, phân tích khách hàng và
các sản phẩm, dịch vụ qua đó đưa ra đề xuất xây dựng chiến lược phát triển của
BIDV từ năm 2011- 2015 theo mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược, đồng
thời đưa ra lộ trình thực hiện chiến lược đó.
1.Sự cần thiết của đề tài

Nhóm Virut Lớp K15KKT4



Trang 1


Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

Việt nam đã, đang và sẽ tích cực hội nhập toàn diện với thị trường khu vực
và quốc tế. Các hoạt động hội nhập mở ra nhiều cơ hội cũng như không ít thách
thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong xu thế đó, với tư cách là một trong các
tổ chức trung gian tài chính mang tính huyết mạch của nền kinh tế, các ngân hàng
nhận thức sâu sắc vị trí quan trọng của công tác quản lý, điều hành có phương pháp
và hệ thống. Chính vì điều đó, quản trị chiến lược là một trong những nhiệm vụ
hàng đầu của các ngân hàng.
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam là một trong những ngân hàng
quốcdoanh lớn của Việt Nam với quy mô rộng lớn về mạng lưới và quy mô vốn
lớn. Với xu thế cạnh tranh lành mạnh trong ngành tài chính ngân hàng về cung cấp
các dịch vụngân hàng, các ngân hàng trong nước bao gồm cả ngân hàng quốc
doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và các chi nhánh của
ngân hàng nước có sự cạnh tranh mạnh mẽ để mở rộng mạng lưới, mở rộng thị
phần, chiếm lĩnh thị trường về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại. Chính vì
điều đó khiến cho nhiệm vụ quản trị chiến lược tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam càng trở nên cần thiết và quan trọng để tìm ra con đường đi tốt nhất, là
kim chỉ nam cho hành động của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam để thực
hiện mục tiêu là ngân hàng hàng đầu Việt Nam và mở rộng phát triển ra quốc tế.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu lý luận chung về quản trị chiến lược phân tích
thực trạng chiến lược phát triển tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhằm
đề xuất những giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển tại ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Việt Nam.

Nhóm Virut Lớp K15KKT4

Trang 2


Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN BIDV
I.Giới thiệu về lịch sử hình thành công ty
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), tiền thân là Ngân hàng
Kiến thiết Việt Nam, được thành lập năm 1957 để thực hiện nhiệm vụ nhận vốn từ
ngân sách Nhà nước cho vay các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Hiện nay, BIDV là
một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước lớn của Việt Nam, cung cấp
nhiều dịch vụ cho vay, nhận tiền gửi và các dịch vụ ngân hàng khác cho mọi thành
phần kinh tế tại Việt Nam.
Các mốc thời gian dưới đây cho thấy các sự kiện thay đổi chính trong quá
trình phát triển của BIDV kể từ khi được thành lập năm 1957:
-

1957: Được thành lập với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ
Tài Chính) theo Quyếtđịnh 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng

-

Chính Phủ.

1981: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (trực thuộc Ngân

-

hàng Nhà nước Việt Nam).
1990: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
1992: Bắt đầu hoạt động với các đối tác nước ngoài.
1994: Thành lập lại dưới hình thức tổng công ty Nhà nước theo Quyết định số

-

90/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994.
2001: Ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ ISO

-

9001:2000.
2001-2006: Thực hiện dự án tái cơ cấu nội bộ BIDV.
2006: BIDV là ngân hàng đầu tiên được xếp hạng tín nhiệm chính thức bởi tổ
chức Moody’s.
Những thành tích đã đạt được
-

Danh hiệu anh hùng thời kỳ đổi mới
Huân chương Độc lập Hạng nhất, nhì
Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba
Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ
Cờ thi đua của Chính phủ

Nhóm Virut Lớp K15KKT4


Trang 3


Bài tiểu luận môn QTCL
-

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

Bằng khen, cờ thi đua của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước
Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt
10 người sử dụng lao động tiêu biểu năm 2005
Thương hiệu mạnh 2005.

1.Giới thiệu BIDV
- Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- Tên viết tắt: VIETINDEBANK
- Logo
- Trụ sở: Tháp A, Toà nhà VINCOM, 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Điện thoại: (84) 4 2200 550; Fax: (84) 4 2200 399
- Website: ; Email:
- Vốn Điều lệ (tại thời điểm 31/12/2005): 3.970.997.000.000 đồng Việt Nam
- Giấy phép thành lập: 65/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Ngân hàng Nhà
nước.
- Giấy CNĐKKD: 0106000439 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp
ngày 03 tháng 4 năm
1993, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 3 tháng 3 năm 2006.
- Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các
hoạt động khác ghi trong Điều
lệ (theo quyết định 936/2002/QĐ-NHNN ngày 03/09/2002).

2. Sản phẩm của ngân hàng
Là một Ngân hàng thương mại cổ phần đa năng, hướng tới hình thành tập
đoàn tài chính – ngân hàng với các lĩnh vực kinh doanh
Hoạt động ngân hàng thương mại: bao gồm các hoạt động chính như huy
động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, các hoạt động kinh
doanh và dịch vụ ngân hàng thường mại khác

Nhóm Virut Lớp K15KKT4

Trang 4


Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

Hoạt động ngân hàng bán lẻ, tập trung phục vụ các tầng lớp dân cƣ, phát
triển các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn/cho vay/thanh toán đáp ứng mọi nhu cầu
tài chính của cá nhân; phát triển các sản phẩm thẻ.
Hoạt động ngân hàng đầu tư: BIDV thực hiện hoạt động ngân hàng đầu tư
dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua công ty chứng khoán, công ty
quản lý quỹ, công ty tài chính hoặc loại hình công ty khác mà BIDV nắm giữ cổ
phần hoặc có phần vốn góp theo quy định của pháp luật. Hoạt động ngân hàng đầu
tư bao gồm nhữngloại hình sau:
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua bán, hợp nhất, sáp nhập doanh
nghiệp và tư vấn đầu tư, tư vấn phát hành chứng khoán, IPO, tư vấn niêm yết.
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán; đại lý phát hành chứng khoán.
- Môi giới và tự doanh chứng khoán;
- Quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư;
- Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;

- Dịch vụ lưu ký chứng khoán, ngân hàng giám sát;
- Dịch vụ quản lý tài sản;
- Hoạt động nghiên cứu;
- Các hoạt động ngân hàng đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm: BIDV thực hiện cung ứng dịch vụ bảo hiểm sau đây dưới hình
thức thành lập công ty có liên quan hoặc làm đại lý cho các công ty bảo hiểm theo
quy định của pháp luật:
o Bảo hiểm nhân thọ;
o Bảo hiểm phi nhân thọ;
o Tái bảo hiểm;
o Các dịch vụ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật.
3. Mạng lưới

Nhóm Virut Lớp K15KKT4

Trang 5


Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

- Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 118 chi nhánh và trên 500 điểm mạng lưới, hàng
nghìn ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
- Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty
Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả
nước…
- Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc...
- Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác
Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên

doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác
Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…
4.Công nghệ
- Luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị điều
hành và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến.
- Liên tục từ năm 2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index (chỉ
số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng cộng nghệ thông tin) và nằm trong TOP 10
CIO (lãnh đạo Công nghệ Thông tin) tiêu biểu của Khu vực Đông Dương năm
2009 và Khu vực Đông Nam Á năm 2010.
5. Cơ cấu tổ chức của BIDV.
Hiện nay, BIDV đã triển khai mô hình tổ chức theo theo khuyến nghị của Tư
vấn quốc tế, cơ bản phù hợp với thông lệ và quy định của pháp luật, bao gồm:
- Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát thuộc HĐQT;
- Ban Điều hành và các Ban nghiệp vụ tại Trụ sở chính;
- Các chi nhánh và sở giao dịch;
- Các công ty độc lập trực thuộc, các công ty liên doanh, góp vốn; Các VPĐD
trong nước và nước ngoài
Sau CPH, mô hình tổ chức của BIDV chỉ có một số thay đổi để phù hợp với thay
đổi về cơ cấu sở hữu vốn. Cụ thể:
Nhóm Virut Lớp K15KKT4

Trang 6


Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

- Có thêm Đại hội đồng cổ đông;
- Chuyển Ban kiểm soát trực thuộc ĐHĐ cổ đông với bộ phận giúp việc và bộ

phận kiểm toán nội bộ trực thuộc theo quy định của Luật TCTD.
Mô hình tổ chức của BIDV sau CPH cũng như của Vietcombank, Vietinbank
và được chia thành các khối chủ yếu như: Khối Ngân hàng (các chi nhánh/Sở Giao
dịch), khối các công ty con, khối liên doanh, khối vốn góp. Tuy nhiên, mô hình tổ
chức

tại

Trụ

sở

chính



sự

khác

biệt



bản

như

sau:


- BIDV thực hiện việc quản lý tập trung theo khuyến nghị của đề án Tư vấn
quốc tế, tại Trụ sở chính BIDV được hình thành các khối chức năng rõ ràng (cụ thể
là 07 khối), đảm bảo sự phân tách giữa “Front Office” và “Back/Support Office”.
- Các Khối kinh doanh (Front Office) bao gồm: Khối Ngân hàng bán buôn,
Khối bán lẻ và mạng lưới, Khối nguồn vốn và kinh doanh vốn. Các khối “Front
Office” họat động trên nguyên tắc cơ bản là giao dịch, thương lượng với khách
hàng nhưng không thể nhập dữ liệu vào tài khoản. Họ chỉ có thể lấy thông tin về
các tài khoản đó.
- Các Khối Back Office/ Hỗ trợ bao gồm: Khối quản lý rủi ro, Khối tác
nghiệp, Khối tài chính, Khối hỗ trợ. Các khối “Hỗ trợ” họat động trên nguyên tắc
cơ bản là không liên hệ với khách hàng và có nhiệm vụ nhập dữ liệu vào tài khoản
(trả tiền, nhận tiền và chuyển tiền), hỗ trợ về rủi ro, tác nghiệp và tài chính
Việc phân tách nhiệm vụ là cần thiết bất kể ngân hàng thuộc loại nào hay hoạt
động trong môi trường như thế nào. Front Office, Back Office, các chức năng rủi
ro và tài chính cần được phân tách một cách nghiêm ngặt.
Mô hình cơ cấu tổ chức và quản lý
Biểu đồ mô hình tổ chức và quản lý dưới đây minh họa cơ cấu hiện tại của
BIDV và các hoạt động kinh doanh cũng như các chức năng giám sát nhất định của
BIDV.
Nhóm Virut Lớp K15KKT4

Trang 7


Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

Mô hình tổ chức của NHTMCP BIDV như sau:


Nhóm Virut Lớp K15KKT4

Trang 8


Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

Cơ cấu tổ chức tại Hội sở chính NHTMCP

6. Triển vọng và định hướng chiến lược của ngành ngân hàng Việt Nam
giai đoạn 2011-2015
Nhóm Virut Lớp K15KKT4

Trang 9


Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

Với quy mô dân số 86 triệu dân (2010), tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ
ngân hàng còn thấp, nền kinh tế mở và tiếp tục tăng trưởng khá trong các năm tiếp
theo, ngành ngân hàng Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển
trong giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên, ngành ngân hàng cũng sẽ phải đối mặt với
không ít khó khăn từ các chính sách tiền tệ thắt chặt, yêu cầu nâng cao khả năng
quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế.
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) có xu hướng giảm dần do cạnh tranh ngày
càng khốc liệt và các NHTMCP vẫn tiếp tục sử dụng chiến lược cạnh tranh về giá

trong giai đoạn này. Tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng sẽ giảm dần và tỷ trọng thu
dịch vụ sẽ không ngừng gia tăng, thu từ hoạt động đầu tư cũng sẽ bắt đầu tăng ổn
định trở lại.
Kênh phân phối internet phát triển mạnh bên cạnh kênh phân phối ngân
hàng truyền thống đòi hỏi sự đầu tƣư các công nghệ ứng dụng và bảo mật trực
tuyến. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp và trở
thành yếu tố quan trọng trong cạnh tranh trong đó khối các ngân hàng nước ngoài
sẽ bắt đầu tăng tốc và tiên phong trong việc đưa ra thị trường các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng bán lẻ hiện đại để chiếm lĩnh thị trường sau khi thoát ra khỏi thời kỳ suy
thoái.
Xu hướng M&A trong lĩnh vực ngân hàng sẽ là xu hướng tất yếu trên thị
trường, nhất là đối với khả năng NHNN tiếp tục nâng mức vốn pháp định dự kiến
lên 5.000 tỷ đồng năm 2012 và 10.000 tỷ đồng năm 2015. Định hướng phát triển
của các NHTM là hướng tới mô hình hoạt động đa năng, đáp ứng các yêu cầu về
mở rộng tăng trưởng gắn với chất lượng, khả năng quản trị điều hành, quản lý rủi
ro, phát triển ngân hàng bán lẻ, tăng cường đầu tƣ CNTT hiện đại, phát triển sản
phẩm và cải tiến chất lượng dịch vụ; tăng cƣờng công khai minh bạch.
Trách nhiệm xã hội; Chuyên nghiệp sáng tạo; Đổi mới phát triển; Hướng
đến Khách hàng
Nhóm Virut Lớp K15KKT4

Trang 10


Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

Chiến lược phát triển của BIDV sau khi cổ phần hóa :
Trên cơ sở đánh giá triển vọng của nền kinh tế Việt Nam cũng như đánh giá

môi trường kinh doanh và định hướng chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt
Nam giai đoạn 2011-2015, với kinh nghiệm 54 năm hoạt động, BIDV xác định
chiến lược như sau:
Mục đích – sứ mệnh: Xây dựng BIDV trở thành Tập đoàn tài chính - ngân
hàng đa sở hữu, kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoạt động
theo thông lệ quốc tế, chất lƣợng và hiệu quả hàng đầu trong các định chế tài chính
tại Việt Nam.
Tầm nhìn: Trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả
và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020.
Mục tiêu ưu tiên:
o Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, quản trị tăng cƣờng năng lực
điều hành các cấp của BIDV tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đoàn
tài chính hàng đầu tại Việt Nam;
o Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng
cao hiệu quả và chất lƣợng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trƣởng bền vững;
o Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hƣởng của BIDV trên thị trƣờng tài
chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia;
o Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các
thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam;
o Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dƣ nợ tín
dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;
o Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh
doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả và năng suất lao động;
o Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lƣợng cao, lực lƣợng chuyên gia,
nâng cao năng suất lao động;
Nhóm Virut Lớp K15KKT4

Trang 11



Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

o Phấn đấu trở thành ngân hàng đƣợc xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt
Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế;
o Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
và phát triển thƣơng hiệu BIDV
Cam kết
- Với khách hàng: BIDV cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có
chất lượng cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã
cung cấp
- Với các đối tác chiến lược: Sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”.
- Với Cán bộ Công nhân viên:Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi
thành công theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh
tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức.
- Doanh nghiệp: có nền khách hàng doanh nghiệp lớn nhất trong hệ thống
các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam bao gồm các tập đoàn, tổng công ty lớn; các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Định chế tài chính: BIDV là sự lựa chọn tin cậy của các định chế lớn như
World Bank, ADB, JBIC, NIB…
- Cá nhân: Hàng triệu lượt khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ
của BIDV.
Thương hiệu BIDV
- Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá
nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.
- Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một
trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
- Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng
trong 55 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước.


Nhóm Virut Lớp K15KKT4

Trang 12


Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

Trên cơ sở mục tiêu chung, mục tiêu ưu tiên và một số chỉ tiêu tài chính tài
chính chủ yếu đặt ra trong kế hoạch 5 năm gắn với tái cơ cấu, BIDV đã phân khai
chương trình hành động theo 8 cấu phần chính bao quát toàn bộ hoạt động kinh
doanh và quản trị điều hành tại BIDV. Cụ thể:
- Tín dụng: Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối
tượng khách hàng; Đảm bảo tăng trưởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất
lượng tín dụng;
- Huy động vốn: Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo
hướng bền vững và hiệu quả thông qua gia tăng nguồn vốn trung dài hạn, nguồn
vốn huy động từ dân cư ;các nguồn vốn ODA và tiếp cận nguồn vốn trên thị trường
tài chính quốc tế;
- Đầu tư: Giảm dần và hướng đến chấm dứt các khoản đầu tư ra ngoài
ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tư góp vốn
và đầu tư vào các công ty trực thuộc;
- Kinh doanh vốn: Đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng thị phần để khẳng định
vị thế hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vốn và tiền tệ tại thị trường Việt Nam;
- Phát triển NHBL: tăng cường nguồn lực về công nghệ, tài chính, nhân lực
dành cho hoạt động NHBL, đa dạng hóa sán phẩm dịch vụ NHBL; đồng thời nâng
cao chất lượng dịch vụ cung cấp;
- Thu nhập, hiệu quả: Đa dạng hóa nguồn thu nhập, đảm bảo các chỉ số

phản ánh khả năng sinh lời (ROA, ROE) theo thông lệ quốc tế;
- Nguồn nhân lực - Mô hình tổ chức: xây dựng đội ngũ chuyên gia, thiết
lập nền tảng tập đoàn tài chính ngân hàng;
- Công nghệ: Củng cố hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hỗ trợ đắc lực
cho hoạt động quản trị điều hành và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng;
Mỗi cấu phần kể trên đều được xây dựng giải pháp và lộ trình thực hiện chi tiết

Nhóm Virut Lớp K15KKT4

Trang 13


Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

đến từng năm, gắn với trách nhiệm của từng lãnh đạo đến các đơn vị triển khai
thực hiện.
II. Chiến lược hiện tại
Định hướng của BIDV trong hoạt động NHBL 5 năm tới như sau:
- Mục tiêu: BIDV sẽ trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam (nằm
trong top 3 ngân hàng lớn nhất), nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động
vốn, dịch vụ thẻ với chất lượng và hiệu quả hàng đầu Việt Nam.
- Khách hàng mục tiêu: bao gồm khách hàng dân cư (cá nhân, hộ gia đình)
có thu nhập ổn định và mức thu nhập từ trung bình trở lên; khách hàng là hộ sản
xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...
Sản phẩm: Cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm, dịch vụ chuẩn, đa
dạng, đa tiện ích, theo thông lệ, chất lượng cao, dựa trên nền công nghệ hiện đại và
phù hợp với từng đối tượng khách hàng trong đó tập trung phát triển một số sản
phẩm chiến lược như: tiền gửi, thẻ, ngân hàng điện tử, tín dụng tiêu dùng, tín dụng

nhà ở, tín dụng hộ SX-KD.
Hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV tập trung đáp ứng nhu cầu vay vốn của
các khách hàng cá nhân và hộ gia đình để tiêu dùng và phục vụ sản xuất, kinh
doanh. Từ năm 2009, BIDV đã xây dựng chiến lược phát triển hoạt động bán lẻ tập
trung vào lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, hiện dư nợ tín dụng tiêu dùng chiếm khoảng
67% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ và có xu hướng ngày càng tăng. Với nền khách
hàng cá nhân rộng lớn, BIDV hướng tới cung cấp các sản phẩm tín dụng đa dạng,
chuẩn hóa và tập trung phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách
hàng, đồng thời thiết kế sản phẩm tín dụng phù hợp với từng phân khúc khách
hàng, bao gồm: cho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở với thời hạn tối đa lên tới 15
năm, cho vay tín chấp tiêu dùng (vay lương, thấu chi tài khoản...), cho vay mua ô
tô phục vụ nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu sản xuất, kinh doanh, cho vay du học, cho
vay mua cổ phiếu phát hành lần đầu, cho vay trả góp, cho vay cầm cố và chiết
Nhóm Virut Lớp K15KKT4

Trang 14


Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

khấu GTCG, thẻ tín dụng (Visa, Master...), các sản phẩm tín dụng bán lẻ khác...
theo đó, giai đoạn 2011-2015, BIDV xác định lĩnh vực tín dụng tiêu dùng là một
lĩnh vực cơ bản, mũi nhọn trong hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV và BIDV
phải tập trung phát triển với mục tiêu tăng trưởng nhanh (30-40%/năm) và đảm
bảo chất lượng tín dụng an toàn.
1. Các yếu tố tác động từ môi trường vĩ mô
1.1 Yếu tố kinh tế – xã hội
Trong năm 2010, kinh tế Việt Nam, cho dù vẫn còn bị ảnh hưởng bởi sự hồi

phục chậm chạp của kinh tế thế giới, vẫn có được những chỉ số kinh tế vĩ mô khả
quan. Vậy bức tranh kinh tế Việt Nam sẽ có những gam màu sáng và màu ít sáng
ra sao và trên nền của bức tranh 2010, liệu bức tranh năm 2011 có những triển
vọng nào có thể đạt được để làm nền tảng cho bức tranh tổng thể của kế hoạch 5
năm 2011 - 2015?
1.1.1 Bối cảnh kinh tế toàn cầu và khu vực
Nền kinh tế toàn cầu tiếp tục hồi phục mạnh trong nửa đầu năm 2010,
nhưng sự ổn định tài chính sụt giảm mạnh do cuộc khủng hoảng nợ công vào quý
II năm 2010. Quy mô hồi phục kinh tế có sự khác biệt giữa các quốc gia, khu vực
với sự dẫn đầu thuộc khu vực châu Á. Mỹ và Nhật Bản suy giảm đáng kể vào quý
II, trong khi tăng trưởng được đẩy mạnh ở châu Âu và duy trì vững chắc ở các nền
kinh tế mới nổi và đang phát triển.
Các điều kiện tài chính toàn cầu đã bắt đầu đi vào ổn định, nhưng các định
chế và thị trường vẫn còn yếu ớt. Theo Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới (World
Economic Outlook) của IMF, công bố tháng 10/2010, tính cả năm, tốc độ tăng
trưởng kinh tế thế giới ước đạt 4,8%, trong đó, các nước phát triển tăng 2,7%, các
nước đang phát triển tăng 7,1%. Thương mại thế giới tăng 11,4%, lượng vốn
tư nhân ròng (trong đó, FDI chiếm trên 40%) đổ vào các nền kinh tế mới nổi ước
trên 800 tỉ USD, cao hơn 30% so với năm 2009, mặc dù vẫn thấp hơn mức đỉnh

Nhóm Virut Lớp K15KKT4

Trang 15


Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

trước khủng hoảng đạt được vào năm 2007 khoảng 400 tỉ USD. Theo các chuyên

gia, sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế thế giới xuất phát từ 5 nguyên nhân
chủ yếu: (1) Tính chất hai mặt của chính sách kích cầu, sự khó khăn về liều lượng
và thời gian cắt giảm gói kích thích kinh tế; (2) Gánh nặng tài chính của các nền
kinh tế chủ chốt không ngừng tăng lên tạo áp lực cho nền tài chính các quốc gia;
(3) Khôi phục toàn diện cần phải có thời gian, không thể nôn nóng chủ quan; (4)
Lạm phát gia tăng, xói mòn lòng tin vào chính sách vĩ mô của các chính phủ; (5)
Chủ nghĩa bảo hộ có nguy cơ quay trở lại, do một số nước và khu vực muốn mở
rộng xuất khẩu, thông qua phá giá đồng bản tệ... để nâng cao sức cạnh tranh và
chiếm lĩnh thị trường thế giới.
Giá vàng hoàn thành năm tăng thứ 10 liên tiếp và kì vọng sẽ còn tiếp tục
tăng cao hơn trong các năm tới. Phiên giao dịch cuối cùng của năm 2010, giá vàng
duy trì trên mức 1400 USD/ounce và như vậy, tăng khoảng 29,7% trong năm
2010, mức tăng mạnh nhất trong 3 năm gần đây (biểu đồ 2).
Giá cả hàng hóa nguyên vật liệu cũng tăng, trong đó, giá dầu liên tục lập kỉ
lục những tháng gần đây và đãvượt mức 90 USD/thùng trong tháng 12 nhờ những
điều kiện căn bản của nền kinh tế được cải thiện, trong đócó yếu tố lượng dự trữ
dầu thô giảm và nhu cầu ở Trung Quốc tăng mạnh. Trên thị trường New York,
trong phiên giao dịch cuối cùng của năm, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 2/2011
tăng 1,54 USD/thùng, lên mức 91,38 USD/thùng, sát mức cao nhất trong 2 năm,
tăng khoảng 15% trong năm 2010. Đồng USD liên tục bị mất giá cũng làm cho giá
cả các loại hàng hóa nhập khẩu bằng USD trở nên cao hơn.
Lạm phát dự báo vẫn ở mức thấp trong bối cảnh dư thừa năng lực sản xuất
và tỉ lệ thất nghiệp cao. Sự phục hồi giá cả hàng hóa đã làm tăng chỉ số giá tiêu
dùng trên phạm vi toàn cầu. Ước tính lạm phát của các nước phát triển sẽ tăng lên
mức 1,4% trong năm 2010 so với mức 0,1% trong năm 2009; lạm phát tại các
nước mới nổi và đang phát triển ở mức 6,2% so với mức 5,2% của năm 2009; tại
Nhóm Virut Lớp K15KKT4

Trang 16



Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

các nước đang phát triển châu Á, lạm phát dự kiến tăng lên mức 6,1% so với mức
3,1% của năm 2009 (biểu đồ 3).
1.1.2. Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010
Tăng trưởng GDP
Trong điều kiện kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi chậm, nhưng
kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng
trưởng khá nhanh. GDP quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18%
và quý IV tăng 7,34% (biểu đồ 4). Tính chung cả năm, GDP tăng 6,78%, cao hơn
chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,5%), vẫn thuộc nhóm có mức tăng trưởng khá cao trong
khu vực và trên thế giới, trong đó, tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng
trưởng cao hơn so với năm trước. Trong 6,78% tăng chung của nền kinh tế, khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm;
công nghiệp xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm; dịch vụ tăng
7,52%, đóng góp 3,11 điểm phần trăm (biểu đồ 5). Với kết quả này, GDP bình
quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1160 USD (biểu đồ 6).
Sản xuất công nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột khi tiếp tục duy trì
mức tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Riêng tháng 12, đạt tốc độ ngang
với mức trước khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới (16,2%. Cả năm
2010, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 794.200 tỉ đồng, tăng 14% và vượt kế hoạch
năm (12%). Đặc biệt, cơ cấu sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỉ trọng
lớn nhất (gần 90%) và giảm dần công nghiệp khai thác tài nguyên.
Hoạt động ngân hàng
Chính sách tiền tệ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát,
bảo đảm được các mục tiêu đề ra từ đầu năm: đến 31/12/2010, tổng phương tiện
thanh toán tăng 25,3% so với cuối năm 2009; huy động vốn tăng 27,2%; tín dụng

tăng 29,81%, trong đó tín dụng VND tăng 25,3%; tín dụng ngoại tệ tăng 49,3%.
Thị trường ngoại tệ, thị trường vàng đã dần ổn định, nguồn cung ngoại tệ được cải
Nhóm Virut Lớp K15KKT4

Trang 17


Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

thiện đáng kể (đến ngày 31/12/2010, tỉ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng
tăng 5,52% và tỉ giá mua bán của các ngân hàng thương mại tăng 5,53%). Giá
vàng trong nước diễn biến tương đối sát với giá vàng thế giới, chênh lệch giá vàng
trong nước và thế giới đã được thu hẹp.
Tăng trưởng xuất nhập khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 71,6 tỉ USD, tăng 25,5% so với
năm 2009, vượt xa kế hoạch Quốc hội đề ra là 60 tỉ USD (tăng trên 6%) cũng
như mức đỉnh 62,7 tỉ USD năm 2008. Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm
nay có sự thay đổi ở một số nhóm hàng hóa so với năm trước, trong đó, nhóm
hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 42,8% lên 46%; nhóm hàng
công nghiệp năng và khoáng sản giảm từ 29,4% xuống 27,2%; nhóm hàng thủy
sản giảm từ 7,4% xuống 6,9%; vàng và các sản phẩm vàng từ 4,6% xuống 4%.
Đặc biệt, Việt Nam đã có 18 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, tăng
6 mặt hàng so với năm 2009. Lần đầu tiên, dệt may đạt trên 11 tỉ USD, đứng đầu
về kim ngạch xuất khẩu trong 26 mặt hàng chính. Thủy sản, da giày đã vượt dầu
thô “soán ngôi” top 3 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 84 tỷ USD, tùng 20,1% so với năm
trước. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng cao, bao gồm xăng dầu, tăng
225,2%; lúa mì tăng 70,4%; kim loại thường khác tăng 57,7%; nguyên phụ liệu dệt

may, giầy dép tăng 36%; chất dẻo tăng 33,9%; điện tử máy tính và linh kiện tăng
30,7%; vải tùng 27,2%...
Nhờ kiểm soát chặt nhập khẩu và thành tích của xuất khẩu nên nhập siêu
hàng hóa cả năm khoảng 12,4 tỉ USD, bằng 17,3% kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn
mức 20% của kế hoạch và thấp hơn khá nhiều so với mức 22,5% của năm trước.
Thu hút vốn FDI
Do vẫn còn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế

Nhóm Virut Lớp K15KKT4

Trang 18


Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

thế giới, thu hút FDI đạt 18,6 tỉ USD, giảm 19,5% so với mức 23,1 tỉ USD của
năm 2009, không đạt mục tiêu thu hút 22 - 25 tỉ USD trong năm 2010. Điểm sáng
nhất trong thu hút FDI năm nay là chỉ tiêu giải ngân, đạt 11 tỉ USD, tăng 10% so
với năm trước và chỉ cách kỉ lục của năm 2008 là 500 triệu USD; nhóm ngành sản
phẩm chế biến vươn lên dẫn đầu khi có tới 4,37 tỉ USD đăng kí và giúp số dự án
nhóm này tăng gần gấp rưỡi. Đây được đánh giá là tín hiệu tốt đối với nền kinh tế
trong việc thu hẹp thâm hụt thương mại trong tương lai.
1.1.3 Những hạn chế, yếu kém
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế Việt Nam trong nùm 2010
vẫn còn những hạn chế, yếu kém:
Thứ nhất, chất lượng tăng trưởng không cao, thể hiện ở tính hiệu quả và sức
cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào phát
triển theo chiều rộng, tăng khối lượng các nguồn lực, nhất là tăng vốn đầu tư, chưa

thực sự dựa trên cơ sở năng suất lao động và nâng cao hiệu quả. Năm 2010, tổng
vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế đạt 830,3 ngàn tỉ đồng, tăng 17,1% so với
năm 2009. Với kết quả này, tỉ lệ đầu tư so với GDP đã giảm từ mức 42,8% năm
2009 xuống còn 41,9% vào năm 2000, nhưng vẫn cao hơn mức 41,3% của năm
2008. Đây là tỉ lệ thuộc loại cao nhất thế giới, chỉ sau tỉ lệ trên dưới 45% của
Trung Quốc. Ở châu Á, ngoại trừ Trung Quốc và Ấn Độ, là hai nước có tỉ lệ đầu
tư so với GDP cao (Trung Quốc khoảng 45% và Ấn Độ khoảng 38 - 39% trong
năm 2009), còn lại các nước khác đều có tỉ lệ này thấp hơn 30%, trong đó,
Philippines chỉ ở mức 14%, Malaysia: gần 20% (xem biểu đồ 11).
Hiệu quả của vốn đầu tư cũng đang giảm thấp đến mức báo động vơi chỉ số
ICOR tăng mạnh trong giai đoạn 1991 - 2009. Nếu như trong giai đoạn 1991 1995, hệ số ICOR là 3,5 thì đến giai đoạn năm 2007 - 2008, hệ số này là 6,15; năm
2009, hệ số ICOR tăng vọt lên 8; năm 2010, hệ số này giảm xuống còn 6,2; nhưng
vẫn còn cao hơn nhiều so với khuyến cáo của WB: đối với một nước đang phát
Nhóm Virut Lớp K15KKT4

Trang 19


Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

triển, hệ số ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo
hướng bền vững. So sánh với các nước trong khu vực, ICOR của Việt Nam gần
gấp đôi, có nghĩa là hiệu suất đầu tư chỉ bằng một nửa.
Thứ hai, thêm hụt ngân sách liên tục cao, nợ công tăng nhanh. Theo Bộ Tài
chính, thâm hụt ngân sách năm 2010 dự kiến giảm 0,4 điểm % GDP xuống còn
5,8% GDP (dự toán là 6,2% GDP), vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực.
Do thường xuyên trong tình trạng thâm hụt ngân sách nên nợ công tăng rất nhanh
trong những năm vừa qua. Theo Bộ Tài chính, tính đến hết 31/12/2010, dư nợ

chính phủ bằng 44,3%, dư nợ quốc gia bằng 42,2% GDP và dư nợ công bằng
56,6% GDP. Mặc dù tỉ lệ nợ công Việt Nam được coi là vẫn nằm trong tầm kiểm
soát, nhưng đã trở nên cao hơn hẳn so với tỉ lệ phổ biến 30% - 40% ở các nền kinh
tế đang phát triển và mới nổi khác. Nếu xét mức nợ công bình quân đầu người
bình quân đầu người trong vòng 8 năm (từ 2001 đến 2009), mức nợ công bình
quân đầu người đã tăng gần bốn lần, từ 144 USD lên tới 548 USD, tức trung bình
hơn 18%/năm, trong khi tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của cùng thời kì
chỉ là 6%/năm#. Nợ công tăng nhanh trong bối cảnh thâm hụt ngân sách cao và
kéo dài đã đe dọa tính bền vững của quản lí nợ công và gây áp lực lên lạm phát,
đây cũng là nguyên nhân chính khiến xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam
đều bị các cơquan xếp hạng tín dụng hạ thấp
Thứ ba, lạm phát cao gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Trong năm 2010, chỉ số giá
tiêu dùng tăng 11,75% so với tháng 12/2009, vượt xa chỉ tiêu lạm phát Quốc hội
thông qua đầu năm là không quá 7% và mục tiêu Chính phủ điều chỉnh là không
quá 8%. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 16,18%, với quyền số
39,93%, nhóm này đã đóng góp vào mức tăng chung của chỉ số CPI khoảng
6,46%, hơn một nửa mức tăng CPI của cả năm. Tiếp đến là nhóm nhà ở, điện,
nước, chất đốt, VLXD, tăng 15,74%, với quyền số 10,01%, nhóm này góp phần
làm tăng chỉ số chung khoảng 1,57%. Nhóm giáo dục có mức tăng cao nhất
Nhóm Virut Lớp K15KKT4

Trang 20


Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

19,38%, với quyền số không lớn là 5,72%, nhưng nhóm này đã đóng góp mức tăng
khoảng 1,1% vào mức tăng chung của chỉ số CPI.

Nguyên nhân chỉ số CPI tăng mạnh trong năm 2010 là tổng hòa của các nhân tố
như thiên tai, giá cả hàng hóa thế giới tăng, tiền đồng bị mất giá, thâm hụt ngân
sách kéo dài, nhập siêu cao..., nhưng nguyên nhân sâu xa có thể tìm thấy trong
việc lựa chọn thứ tự ưu tiên các mục tiêu phát triển kinh tế. Đối với nhiều nước
đang phát triển như Việt Nam thì tăng trưởng vẫn là ưu tiên số một. Do vậy, suốt
một thời gian dài, Việt Nam đã chấp nhận lạm phát cao để theo đuổi mục tiêu tăng
trưởng kinh tế với chính sách tiền tệ và tài khóa về cơ bản là nới lỏng. Thành tựu
tăng trưởng kinh tế những năm qua là điều đáng ghi nhận, song lạm phát cao, kéo
dài so với nhiều nước trong khu vực là một bất ổn, ảnh hưởng đến tăng trưởng bền
vững của nền kinh tế.
Thứ tư, thâm hụt thương mại, thâm hụt tài khoản vãng lai vẫn ở mức cao
trong khi dự trữ ngoại hối vẫn ở mức thấp, gây sức ép lên tỉ giá. Nhập siêu năm
2010 đạt mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu, nhưng vẫn ở mức cao. Nếu loại trừ
đá quý, kim loại quý xuất khẩu thì khả năng nhập siêu vẫn trên 23%. Đây là nhân
tố chính làm cán cân vãng lai thâm hụt khoảng 10% GDP và cán cân thanh toán
thâm hụt khoảng 4 tỉ USD. Nhập siêu cao và kéo dài trong nhiều năm, nhất là từ
năm 2007 cho đến nay đã làm sụt giảm nguồn dự trữ ngoại hối, tăng nợ quốc gia
và gây sức ép giảm giá đồng nội tệ. Thâm hụt cán cân vãng lai lớn cùng với thâm
hụt ngân sách cao, nợ công có xu hướng tăng nhanh sẽ là những trở ngại lớn cho
sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong những năm tới đây.
Thứ năm, tỉ giá, lãi suất có nhiều biến động. Năm 2010, thị trường ngoại
hối Việt Nam đã chứng kiến sự biến động mạnh của tỉ giá USD/VND, ở một số
thời điểm, tỉ giá USD/VND trên thị trường tự do đã tăng lên rất mạnh. Trong năm
2010, NHNN đã thực hiện hai lần điều chỉnh tỉ giá. Lần thứ nhất vào ngày
11/2/2010, tỉ giá USD/VND được điều chỉnh tăng từ mức 1 USD = 17.941 đồng
Nhóm Virut Lớp K15KKT4

Trang 21



Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

lên mức 1 USD = 18.544 đồng, hay 3,36%. Lần thứ hai vào ngày 17/8/2010,
NHNN đã điều chỉnh tăng tỉ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 1 USD = 18.544
đồng lên mức 1 USD = 18.932 đồng, tăng gần 2,1%, trong khi vẫn giữ nguyên
biên độ ở mức +/-3%. Dù vậy, chênh lệch giữa tỉ giá chính thức và tỉ giá trên thị
trường tự do vẫn ở mức cao. Thực tế này đã tác động không nhỏ đến tâm lí, đời
sống người dân, đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp.
Cùng với những biến động mạnh về tỉ giá, lãi suất trong năm cũng diễn biến
khá phức tạp và tăng cao, đặc biệt vào thời điểm cuối năm khi lãi suất huy động
VND đã tăng vọt từ 11 - 11,5% lên đến 17% ở một số ngân hàng thương mại với
những kì hạn ngắn do việc triển khai chương trình huy động lãi suất cao của
Techcombank. Đồng thời lãi suất cho vay cũng leo thang từ 13 - 14% lên 19 21%/năm tùy từng khoản vay. Ngay sau đó, với sự can thiệp kịp thời của NHNN,
lãi suất huy động đã giảm về mức tối đa là 14% bao gồm cả chi phí khuyến mại.
Hiện nay, các ngân hàng đã thực hiện đồng thuận lãi suất huy động VND tối đa
14%/năm; lãi suất cho vay bình quân 15,27%/năm.
Thứ sáu, thị trường chứng khoán biến động thất thường. Tính đến ngày
29/12/2010, tổng vốn hóa thị trường của hai sở giao dịch chứng khoán niêm yết
của Việt Nam là 37,128 triệu USD, tương đương khoảng 38,62% GDP. Năm 2010,
do chịu tác động từ những bất ổn vĩ mô và khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, dẫn
đến dòng tiền vào thị trường chứng khoán sụt giảm. Đóng cửa phiên giao dịch
ngày 31/12/2010, chỉ số VN-index của Sở giao dịch Tp. Hồ Chí Minh chốt ở mức
484.66 điểm, giảm 10,14 điểm, tương đương giảm 2%, HNX-index chốt ở
mức114.24 điểm, giảm 32% so với thời điểm đầu năm 2010. Thanh khoản trung
bình trên thị trường thường ở mức thấp, tại sàn HOSE, bình quân mỗi phiên chỉ có
46,4 triệu đơn vị với giá trị 1506 tỉ đồng được chuyển nhượng. Thị trường chứng
khoán trầm lắng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn.

Nhóm Virut Lớp K15KKT4

Trang 22


Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

1.2 Môi trường chính trị - pháp luật
Về chính trị, dưới đây là một số đánh giá về bối cảnh chính trị của Việt
Nam trong tương lai. Yếu tố này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh
tếnói chung và của BIDV nói riêng
- Theo đánh giá của cộng đồng quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc
gia có tình hình an ninh, chính trị ổn định. Là tiền đề cho sự phát triển kinh tế,
thương mại, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài.
- Những quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước về kinh tế, về tự do hóa
thương mại – đầu tư và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ( đặc biệt là cổ phần
hóa các Ngân hàng thương mại nhà nước) trong thời gian qua tạo điều kiện thuận
lợi cho hệ thống NHTM Việt Nam tăng cường năng lực tài chính, nâng cao tính
minh bạch trong hoạt động, chủ động hội nhập và áp dụng các thông lệ quốc
tếtrong lĩnh vực ngân hàng Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, sẵn sàng làm
bạn với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở hòa bình, hữu nghị, ổn định và hợp
tác.
Về môi trường pháp luật, luật pháp có thể có những thay đổi ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm tới:
Luật Ngân hàng nhà nước đã được điều chỉnh sau quá trình thực hiện đề án
xây dựng Ngân hàng Trung ương hiện đại vào năm 2010 theo đó:
- Quy định pháp luật về cổ phần hóa các DNNN (bao gồm cả NHTM NN),
tỷlệ sở hữu cổ phần tối đa của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư phi nhà nước

sẽđược nới lỏng.
- Ngân hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn trong việc xử lý tài sản thế chấp ( phát
mãi tài sản để thu hồi vốn) nếu khách hàng vay không trả được nợ cho ngân hàng.
- Ban hành các quy định về việc thuê lao động là người nước ngoài làm việc
trong các doanh nghiệp nhà nước.
Nhóm Virut Lớp K15KKT4

Trang 23


Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

- Phát triển các loại hình công ty mua bán nợ (độc lập với ngân hàng ),
bổsung chức năng nhiệm vụ cho các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các
NHTM, tạo điều kiện cho các NHTM xử lý nợ xấu. Về khuôn khổ văn bản của
ngành ngân hàng, trong những năm tới, tùy theo thực tiễn vận động của thị trường
tài chính tiền tệ, Ngân hàng nhà nước có thểban hành những văn bản quy định như
- Hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel 2
- Những thay đổi về mức tiền gửi dự trữ bắt buộc gửi tại Ngân hàng nhà
nước
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND áp dụng theo QĐ 379/QĐNHNN ngày 24/2/2009 (áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 3/2009), tỷ lệ dự trữ bắt buộc
đối với tiền gửi bằng USD áp dụng theo QĐ 1925/QĐ-NHNN ngày 26/8/2011(áp
dụng từ kỳ dự trữ tháng 9/2011)

Tiền gửi VND
Không kỳ
Loại TCTD


hạn và
dưới 12
tháng

Các

NHTM

Nhà

Từ 12
tháng
trở lên

Tiền gửi ngoại tệ
Không kỳ
hạn và
dưới 12

Từ 12
tháng trở
lên

tháng

nước

(không bao gồm NHNo & 3%

1%


8%

6%

1%

7%

5%

PTNT), NHTMCP đô thị, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài,
ngân hàng liên doanh, công
ty tài chính, công ty cho thuê
tài chính
Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
Nhóm Virut Lớp K15KKT4

1%

Trang 24


Bài tiểu luận môn QTCL

GVHD: Th.s Trịnh Lê Tân

NHTMCP nông thôn, ngân

hàng hợp tác, Quỹ tín dụng 1%

1%

7%

5%

0%

0%

0%

nhân dân Trung ương
TCTD có số dư tiền gửi phải
tính dự trữ bắt buộc dưới 500 0%
triệu đồng, QTĐN cơ sở,
Ngân hàng Chính sách xã
hội
- Thay đổi về giới hạn cho vay của TCTD đối với 01 khách hàng nhằm thực hiện
chính sách nới lỏng hay thắt chặt tín dụng.
- Cho phép các NHTM huy động vốn dài hạn để bổ sung vốn cấp 2 (nợ thứcấp)
theo một quy định chuẩn và thống nhất.
- Các chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IAS) bắt buộc áp dụng ở tất cả các ngân hàng
và công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Quy định về chứng khoán (securitisation) ra đời, tạo điều kiện hổ trợ các NHTM
dễ dàng tái cơ cấu tài sản.
- Quyết định cấp bổ sung vốn điều lệ (liên bộ hoặc Tổng công ty Đầu tư vốn nhà
nước- Bộ tài chính), xử lý nợ xấu của các NHTM NN. Các văn bản quy định về

kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, nhìn chung môi trường chính trị – pháp luật Việt nam vẫn được các nhà
đầu tư đánh giá là khá tốt và có tác động tích cực đến thị trường tài chính ngân
hàng.
1.3 Yếu tố quốc tế
Quá trình mở cửa, đổi mới kinh tế 20 năm qua đã cho thấy tác dụng to lớn
của hội nhập kinh tế quốc tế trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức
sống nhân dân và tạo điều kiện phát triển ngành ngân hàng một cách mạnh mẽ. Hội
Nhóm Virut Lớp K15KKT4

Trang 25


×