Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.56 KB, 38 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỒNG THÁP
4.1. Phân tích thực trạng tín dụng của Ngân hàng theo thời gian
4.1.1. Doanh số cho vay theo thời gian
Năm 2004 Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp đã thực hiện việc đa dạng hóa
tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng là cho vay tất cả các ngành nghề trong tỉnh.
Doanh số cho vay đạt 2.846.406 triệu đồng, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ
trọng cao, cho vay ngắn hạn là 2.721.406 triệu đồng tức vào khoảng (95,61%). Trong
khi cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ với doanh số cho
vay là 125.000 triệu đồng vào khoảng 4,39%. Năm 2005 Ngân hàng đã thực hiện việc
đa dạng hóa đầu tư với việc mở rộng cho vay theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của tỉnh, cho vay các ngành thương nghiệp và dịch vụ, chăn nuôi chế biến, sản xuất
nông nghiệp…đã đưa tổng doanh số cho vay lên 4.278.330 triệu đồng, trong đó doanh
số cho vay ngắn hạn là 4.112.113 triệu đồng, so với năm 2004 doanh số cho vay ngắn
hạn tăng 1.390.707 triệu đồng tức là tăng vào khoảng 51,10%. Trong khi đó doanh số
cho vay trung và dài hạn vẫn chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ so với tổng doanh số cho
vay, chỉ vào khoảng 3,89%, nhưng nhìn chung thì tốc độ cho vay trung và hạn vẫn tăng
lên với tốc độ tương đối nhanh, tăng 41.217 triệu đồng (32,97%) so với năm 2004. Năm
2005 cũng là năm đầu thực hiện chủ trương của tỉnh và việc đầu tư mở rộng tín dụng
nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương tạo tiền đề cho thị xã
Cao Lãnh trở thành thành phố Cao Lãnh.
Cùng với nhu cầu vốn của xã hội ngày càng tăng cùng với sự phấn đấu không
ngừng của Ngân hàng, năm 2006 doanh số cho vay tiếp tục tăng lên đạt 5.747.479 triệu
đồng so với năm 2005 tăng 1.469.149 triệu đồng với tỷ lệ tăng 34,34%. Trong cơ cấu
doanh số cho vay của năm 2006 thì cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối
(96,81%) với số tiền là 5.564.165 triệu đồng, trong khi doanh số cho vay trung và dài
hạn chỉ chiếm 3,19%.
BẢNG 3: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG THEO THỜI GIAN
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh tăng giảm


2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Doanh số
cho vay
2.846.406 100 4.278.330 100 5.747.479 100 1.431.924 50,31 1.469.149 34,34
+Ngắn hạn 2.721.406 95,61 4.112.113 96,11 5.564.165 96,81 1.390.707 51,10 1.452.052 35,31
+Trung và
dài hạn
125.000 4,39 166.217 3,89 183.314 3,19 41.217 32,97 17.097 10,29
Doanh số
thu nợ
2.617.128
100
4.166.003
100
5.483.769

100
1.548.875 59,18 1.317.766 31,63
+Ngắn hạn 2.496.312 95,38 4.016.190 96,40 5.317.312 96,96 1.519.878 60,88 1.301.122 32,40
+Trung và
dài hạn
120.816 4,62 149.813 3,60 166.457 3,04 28.997 24 16.644 11,11
Dư nợ 1.157.852 100 1.270.179 100 1.533.889 100 112.327 9,70 263.710 20,76
+Ngắn hạn 1.041.063 89,91 1.136.986 89,51 1.383.839 90,22 95.923 9,21 246.853 21,71
+Trung và
dài hạn
116.789 10,09 133.193 10,49 150.050 9,78 16.404 14,05 16.857 12,66
(Nguồn: Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh qua ba năm)
Tóm lại doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên liên tục qua 2 năm đã thể hiện
được bước đột phá quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng tín dụng đem
lại lợi nhuận ngày càng cao cho Ngân hàng, vị thế của Ngân hàng ngày càng vững
mạnh tạo được lòng tin đối với khách hàng, thu hút ngày càng đông khách hàng đến
giao dịch với Ngân hàng.
Do đặc điểm kinh tế của tỉnh Đồng Tháp chủ yếu là kinh tế hộ, vòng quay vốn
theo mùa vụ cho nên nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh phần lớn là vốn lưu
động. Vì thế nhu cầu cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp chủ yếu là
nhu cầu vốn ngắn hạn chiếm đa số trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng.
Mặt khác để giảm bớt rủi ro về lãi suất khi cho vay trung và dài hạn và dễ dàng
hơn trong việc quản lý vốn vay của khách hàng, Ngân hàng đã tập trung đầu tư cho tín
dụng ngắn hạn đẩy doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên…..
Căn cứ vào quyết định 67/CP, Ngân hàng đã mở rộng đối tượng đầu tư vào lĩnh
vực nông nghiệp, cho vay hộ nông dân đến 10 triệu đồng không cần phải thế chấp tài
sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều hộ nông dân dể dàng tiếp xúc với nguồn vốn
của Ngân hàng đã giúp cho Ngân hàng mở rộng được quy mô tín dụng.
Đối với Ngân hàng, bộ hồ sơ đơn giản, thủ tục giải Ngân đơn giản, cán bộ và
nhân viên tín dụng vui vẻ nhiệt tình đã giúp cho việc chuyển tải nguồn vốn đến khách

hàng một cách nhanh gọn, thuận lợi và an toàn thu hút ngày càng đông khách hàng đến
giao dịch với Ngân hàng. Đẩy doanh số cho vay tăng lên vượt bậc qua các năm. Mặt
khác thực hiện chỉ đạo của uỷ ban nhân dân tỉnh về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa, Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp đã
tăng cường đầu tư trọng điểm vào những vùng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng cho
vay ngắn hạn để chăn nuôi, phát triển ngành nghề nông thôn, thu mua lương thực… góp
phần đưa doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên hàng năm.
Doanh số cho vay trung và dài hạn tăng lên liên tục qua các năm chủ yếu là đầu
tư cho xây dựng bờ bao, đê chống lũ, nạo vét ao nuôi tôm cá, cho vay cán bộ công nhân
viên chức…do đặc thù của tỉnh Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn hàng năm phải chịu lũ lụt
nặng nề, do đó để bảo vệ mùa màng nâng cao hiệu quả canh tác, hạn chế ảnh hưởng của
thiên tai lũ lụt bà con nông dân cần phải được hổ trợ nguồn vốn để cải tạo nâng cấp đê
điều tạo điều kiện thuận lợi an toàn cho sản xuất.
Từ nhu cầu thực tiễn như trên, Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp đã gia tăng
một lượng tiền vay để đầu tư cho vay trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng
của khách hàng. Bên cạnh đó cán bộ công nhân viên chức trên địa bàn tỉnh ngày càng
tăng trong khi chế độ tiền lương hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của
cán bộ công nhân viên do đó số cán bộ công nhân viên giao dịch với Ngân hàng năm
sau cao hơn năm trước.
Từ những nguyên nhân trên đã góp phần làm cho doanh số cho vay của năm sau
cao hơn năm trước mặc dù nó vẫn còn chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong doanh
số cho vay.
4.1.2. Doanh số thu nợ theo thời gian
Đi đôi với công tác cho vay thì công tác thu nợ cũng là công tác hết sức khó
khăn và vô cùng quan trọng. Doanh số thu nợ cũng thể hiện phần nào hiệu quả công tác
tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng.
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được, công tác thu nợ trong thời gian qua đã
đạt được sự quan tâm tích cực của đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng. Ngân
hàng đã có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho việc
thu hồi nợ khi đến hạn, từ đó làm cho doanh số thu nợ tăng lên liên tục, năm sau luôn

cao hơn năm trước. Tuy nhiên công tác thu hồi nợ còn phụ thuộc vào thỏa thuận trong
hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với khách hàng về thời hạn trả nợ. Đối với các
khoản cho vay ngắn hạn thì kỳ hạn trả nợ thường là sau một chu kỳ sản xuất kinh
doanh. Tuy nhiên có nhiều trường hợp do Ngân hàng đầu tư vốn có hiệu quả nên khách
hàng làm ăn đạt lợi nhuận cao và hoàn trả vốn trước kỳ hạn cho Ngân hàng.
Như vậy doanh số thu nợ hàng năm tăng lên liên tục cho thấy rằng người vay đã
sử dụng vốn vay để đầu tư, sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả khả quan, có sự nỗ
lực hết mình của đội ngũ cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ.
Doanh số thu nợ trong năm 2004 đạt 2.617.128 triệu đồng, trong đó doanh số thu
nợ ngắn hạn là 2.496.312 triệu đồng, trong khi đó doanh số thu nợ đối với cho vay
trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ (4,62%). Cùng với việc tăng lên của
doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng liên tục tăng lên trong hai năm 2005 và
2006. Năm 2005 doanh số thu nợ đạt 4.116.003 triệu đồng
tăng 1.548.875 triệu đồng (59,18%) so với năm 2004, trong đó thu nợ ngắn hạn tăng
1.519.878 triệu đồng (60,88%), thu nợ trung và dài hạn tăng 28.997 triệu đồng (24%).
Năm 2006 doanh số thu nợ đạt 5.483.769 triệu đồng, trong đó doanh số thu nợ đối với
cho vay ngắn hạn là 5.317.312 triệu đồng chiếm khoảng (96,96%), trong khi đó doanh
số thu nợ trung và dài hạn chỉ chiếm 3,04% trong tổng doanh số thu nợ. So với năm
2005 doanh số thu nợ tiếp tục tăng lên 1.317.766 triệu đồng (31.63%) . Trong đó doanh
số thu nợ ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng. Năm 2006 thu nợ ngắn hạn tăng lên
1.301.122 triệu đồng, thu nợ trung và dài hạn tăng 16.644 triệu đồng so với năm 2005.
Kết quả thu nợ tập trung chủ yếu ở cho vay kinh tế hộ, ngành thương mại dịch vụ. Điều
này chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng ngày càng tăng, đồng vốn
vay Ngân hàng đã góp phần cải thiện đời sống của người dân, góp phần thúc đẩy sự
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Tháp.
Tóm lại doanh số thu nợ ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng qua các năm tăng
theo tốc độ của doanh số cho vay. Thu nợ ngắn hạn thu theo chu kỳ, theo mùa vụ sản
xuất, còn thu nợ trung và dài hạn là thu theo phân kỳ trả nợ và thời hạn trả nợ. Điều này
nói lên rằng Ngân hàng đã thực hiện việc định kỳ hạn trả nợ đối với nợ ngắn hạn và
phân kỳ trả nợ đối với nợ trung và dài hạn là hoàn toàn phù hợp.

4.1.3. Dư nợ theo thời gian
Quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thể hiện qua tổng dư nợ qua
hàng năm, nó là chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng.
Dựa vào bảng số liệu ta thấy dư nợ của Ngân hàng tăng lên liên tục qua các năm điều
đó cho thấy quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được mở rộng qua
những năm qua. Qua số liệu qua ba năm trên ta thấy Ngân hàng Công Thương Đồng
Tháp đã tập trung phần lớn nguồn vốn vào cho vay ngắn hạn đưa tỷ trọng dư nợ ngắn
hạn chiếm đa số trong tổng số dư nợ và có xu hướng tăng lên liên tục qua ba năm với
mức độ tăng của năm sau cao hơn năm trước. Đồng Tháp là một tỉnh giàu tiềm năng
đang có những bước tiến vượt bậc, nhu cầu vốn ngắn hạn phục vụ cho sản xuất kinh
doanh là rất lớn.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng, đồng thời mở rộng và
nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, Ngân hàng đã tập trung phần lớn nguồn
vốn vào cho vay ngắn hạn thể hiện ở chổ chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn liên tục tăng. Năm
2004 dư nợ đạt 1.157.852 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 1.041.063 triệu
đồng (89,91%), trong khi đó dư nợ trung và dài hạn chỉ chiếm (10,09%). Năm 2005
tăng 112.327 triệu đồng (9,7%) so với năm 2004, đưa dư nợ của năm 2005 đạt
1.270.179 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 1.136.986 triệu đồng (89,51%), dư nợ
trung và dài hạn là 133.193 triệu đồng (10,49%). Đến năm 2006 dư nợ đạt 1.533.889
triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ rất cao 90,22% với số tiền là
1.383.839 triệu đồng, trong khi đó dư nợ trung và dài hạn là 150.050 triệu đông
(9,78%), so với năm 2005 thì dư nợ ngắn hạn tăng 246.853 triệu đồng (21,71%), còn dư
nợ trung và dài hạn tăng 16.857 triệu đồng (12,66%). Qua đó ta thấy quy mô hoạt động
tín dụng của Ngân hàng ngày càng được mở rộng hiệu quả đạt được ngày càng cao.
4.2. Phân tích thực trạng tín dụng theo ngành
4.2.1. Doanh số cho vay theo ngành
Cho vay của Ngân hàng là một hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao, nhận thấy được
điều đó Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp đã không ngừng tìm ra những giải pháp
để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Một trong những giải pháp hữu hiệu để hạn chế
rủi ro đó là đa dạng hóa đầu tư mở rộng cho vay đa ngành, đa lĩnh vực. Do đó, Ngân

hàng Công Thương Đồng Tháp đã mở rộng đầu tư cho vay, nông nghiệp, thương mại,
dịch vụ, thuỷ sản, xây dựng…và nhiều ngành khác.
4.2.1.1. Doanh số cho vay thương mại và dịch vụ
Nhìn chung doanh số cho vay thương mại và dịch vụ tăng lên liên tục qua 3 năm.
Xác định được tính trọng điểm của ngành thương mại dịch vụ Ngân hàng Công
Thương Đồng Tháp đã đầu tư phần lớn nguồn vốn để phát triển ngành đưa doanh số
cho vay của ngành thương mại và dịch vụ tăng lên liên tục qua các năm, năm 2005 so
với năm 2004 tăng 113.503 triệu đồng (6,43%). Năm 2006 so với năm 2005 tăng
369.376 triệu đồng (19,67%). Chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các ngành mà
Ngân hàng đầu tư.
Có thể nói hoạt động của Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp trong những năm
vừa qua luôn luôn bám sát đường lối, chủ trương của nhà nước, với định hướng phát
triển kinh tế của vùng, luôn luôn tìm kiếm những lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế
cao, những ngành kinh tế trọng điểm được tỉnh chú trọng đầu tư phát triển. Từ đó mang
lại hiệu quả kinh tế cao cho Ngân hàng và góp phần vào quá trình phát triển kinh tế của
tỉnh nhà.
4.2.1.2. Doanh số cho vay ngành nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành kinh tế mang lại thu nhập chính cho phần lớn người dân
của tỉnh. Là tỉnh có sản lượng lúa đứng thứ 2 cả nước chỉ sau An Giang với sản lượng
đạt gần 2,6 triệu tấn hàng năm. Do đó cho vay trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay.
Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh, khuyến khích cho vay phát
triển kinh tế vùng nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo cho bà con nông dân trên cơ
sở đầu tư tín dụng trên cơ sở đầu tư tín dụng theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
tỉnh. Trong năm 2005 và 2006 doanh số cho vay ngành nông nghiệp: chăn nuôi bò sữa,
bò thịt, nuôi heo, cải tạo vườn, nuôi cá….tăng nhanh so với năm trước. Năm 2005 so
với năm 2004 tăng 1.391.193 triệu đồng (610,94%). Đến năm 2006 tăng là 217.842
triệu đồng (13.46%). Doanh số cho vay ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng mạnh
như vậy là do Ngân hàng đã áp dụng một mức lãi suất cho vay hấp dẫn thấp hơn những
Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, với một đội ngũ cán bộ nhiệt tình vui vẻ với khách

hàng, có quan hệ chặt chẻ với chính quyền địa phương, nắm được nhu cầu và tình hình
sản xuất kinh doanh của khách hàng để có kế hoạnh hỗ trợ vốn một cách hợp lý. Từ đó
thu hút được một lượng đông đảo khách hàng là nông dân đến vay vốn đẩy doanh số
cho vay qua các năm tiếp tục tăng.
4.2.1.3. Ngành công nghiệp chế biến
Nhìn chung ngành công nghiệp chế biến tăng lên liên tục qua các năm với một tỷ
lệ tương đối cao. Năm 2005 tăng 42.589 triệu đồng (37,40%), năm 2006 so với năm
2005 tăng 217.172 triệu đồng (138,82%).
Công nghiệp chế biến là một ngành có nhiều triển vọng đem lại sự phát triển
mang lại hiệu quả kinh tế cao và là khách hàng truyền thống của Ngân hàng. Trên địa
bàn của tỉnh Đồng Tháp hiện nay sản phẩm nông nghiệp rất phong phú và đa dạng tuy
nhiên công nghiệp chế biến và bảo quản sau thu hoạch còn hạn chế nên gặp nhiều khó
khăn trở ngại trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản cũng như thủy hải sản. Chính
vì những lý do đó mà đây là ngành rất cần nguồn vốn để đầu tư phát triển để có thể
cạnh tranh với công nghệ chế biến của nước ngoài đưa các mặt hàng nông sản thủy hải
sản ở Đồng Tháp nói riêng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Tuy nhiên cho vay thu mua hàng
chế biến xuất khẩu là theo mùa vụ, theo nhu cầu của từng thời kỳ do đó cần nắm được
chu kỳ sản xuất có kế hoạch huy động vốn kịp thời đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng
theo mùa vụ.
4.2.1.4. Cho vay ngành thủy sản
Trên địa bàn tỉnh ngành thủy sản tập trung nhỏ lẻ chủ yếu là kinh tế hộ, quy mô
không lớn, hàng năm phải đương đầu với lũ lụt. Công tác chuẩn bị phòng chống lũ lụt
tốn nhiều chi phí, một số hộ thất mùa do tôm bệnh đặc biệt giá cá không ổn định của cá
tra (cá chủ lực của ngành thuỷ sản Đồng Tháp) do đó hiệu quả đạt được của ngành thuỷ
sản chưa cao bên cạnh đó cũng chưa được sự hổ trợ xứng tầm của chính quyền địa
phương, dẫn đến nguồn vốn đầu tư cho ngành thủy sản giảm đáng kể năm 2005 giảm
62.398 triệu đồng (-54,80%). Đến năm 2006 một tín hiệu đáng mừng cho ngành thủy
sản là giá cá tra tăng lên liên tục và giữ ở mức cao dẫn đến có nhiều người đến Ngân
hàng vay đầu tư vào lĩnh vực này dẫn đến việc cho vay của Ngân hàng tăng lên với tốc
độ khá nhanh năm 2006 so với năm 2005 tăng 362.490 triệu đồng (704,44%).

4.2.1.5. Cho vay các ngành khác
Các ngành khác là các ngành như: xây dựng, khách sạn, nhà hàng,vận tải, thông
tin liên lạc….đây là những đối tượng cho vay góp phần đa dạng hoá đối tượng đầu tư
trong hoạt động của Ngân hàng, làm phong phú thêm lượng khách hàng đến giao dịch
với Ngân hàng nâng cao uy tín của Ngân hàng trên nhiều lĩnh vực.
Năm 2005 nhu cầu vay vốn xây dựng nhà chống lũ của nhân dân giảm cũng như
các ngành khác nên làm cho doanh số cho vay giảm 52.963 triệu đồng (8,46%). Đến
năm 2006 thực hiện chủ trương của tỉnh khuyến khích Ngân hàng cho nông dân vay
tiền mua nhà ở những khu dân cư chống lũ giảm bớt khó khăn cho nông dân vùng lũ
làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng năm 2006 tăng lên đáng kể so với năm 2005
302.269 triệu đồng (52,73%).
Nhìn chung trong ba năm qua hoạt đông tín dụng của Ngân hàng liên tục tăng
đây được xem là một tín hiệu đáng mừng trong việc mở rộng quy mô trong hoạt động
của Ngân hàng.
4.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành
Nhìn chung doanh số thu nợ theo ngành tăng lên liên tục qua 3 năm. Trong đó
doanh số thu nợ của các ngành thương mại, dịch vụ, cũng tăng lên theo tốc độ tăng của
doanh số cho vay.
4.2.2.1. Ngành thương mại dịch vụ
Trong những năm qua thương mại dịch vụ là ngành được Ngân hàng quan tâm
nhiều nhất, doanh số cho vay của Ngân hàng tập trung chủ yếu ở ngành này và liên tục
tăng lên qua các năm. Do đó, doanh số thu nợ của ngành thương mại và dịch vụ cũng
tăng lên theo tốc độ tăng của doanh số cho vay.
Doanh số thu nợ của ngành có chiều hướng tăng lên qua các năm, nếu như năm
2005 tăng lên 154.595 triệu đồng (9.28%), thì năm 2006 đã tăng lên 365.963 triệu đồng
(20.10%). Đây là năm mà các công ty thương nghiệp có nhiều thuận lợi trong việc xuất
khẩu hàng hoá các cơ sở thương nghiệp đã đẩy mạnh việc mở rộng quy mô đầu tư phát
triển đón đầu cho sự kiện Việt Nam chuẩn bị là thành viên của tổ chức thương mại quốc
tế.
Ý thức được tầm quan trọng và vay trò hết sức to lớn của ngành trong định

hướng chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh nhà chính vì vậy mà Ngân hàng đã tập
trung cho vay trong lĩnh vực này một nguồn vốn lớn.
Tuy nhiên bên cạnh việc đầu tư phát triển ngành này Ngân hàng cần thường
xuyên nghiên cứu xem xét sự biến động của thị trường kinh doanh có ảnh hưởng đến
hoạt động của ngành để từ đó có hướng đầu tư phát triển thích hợp, đảm bảo nguồn vốn
cho vay của Ngân hàng được an toàn và hiệu quả.
4.2.2.2. Ngành nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành kinh tế đặc thù của tỉnh vì thế mà trong cơ cấu tín dụng
của Ngân hàng cho vay nông nghiệp chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Nhờ nguồn vốn vay
của Ngân hàng mà nhiều hộ nông dân đã cố gắng tăng gia sản xuất từ đó thoát được
cảnh nghèo, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.
Do đạt được hiệu quả cao trong sản xuất, trúng mùa, trúng giá thu hồi vốn được
nhanh chóng và muốn giữu được quan hệ lâu dài với Ngân hàng mà đa số nông dân đã
thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Ngân hàng đúng hạn ghi trong hợp đồng tín dụng. Từ đó
làm cho doanh số thu nợ của ngành ngày một tăng theo doanh số cho vay. Năm 2005
tăng 1.329.263 triệu (842.65%). Năm 2006 tăng 305.032 triệu (20.51%).
4.2.2.3. Ngành công nghiệp chế biến
Nhìn chung doanh số thu nợ ngành công nghiệp có xu hướng tăng lên liên tục
năm 2005 tăng 42.406 triệu đồng (39.93%) đến năm 2006 tăng lên với một tỷ lệ tương
đối nhanh 160.700 triệu đồng (108.13%).
Nhìn chung công nghiệp chế biến là một ngành đầy tiềm năng phát triển do
Đồng Tháp là một ngành có tiềm năng phát triển dồi dào, hiệu quả hoạt động của ngành
trong những năm qua rất khả quan nên nguồn vốn đầu tư cho ngành này được thu hồi
rất dễ dàng góp phần đẩy doanh số cho vay trong ngành này liên tục tăng lên.
4.2.2.4. Ngành thủy sản
Doanh số thu nợ của ngành này có sự biến động khác nhau qua 2 năm 2005 và
2006.
Năm 2005 doanh số thu nợ của ngành giảm 13.644 triệu (-13,21%) do nguồn
vốn cho vay vào ngành này giảm trong năm 2005 nên làm cho doanh số thu nợ giảm.
Đến năm 2006 doanh số thu nợ của ngành này tăng lên 288.354 triệu đồng (321.72%)

do những chuyển biến tích cực trong ngành này trong năm 2006 như lượng cá nguyên
liệu thiếu trầm trọng qua nhiều năm thua lỗ nên nên hầu hết người dân chuyển sang một
hình thức làm ăn khác nên đẩy giá cá lên cao hấp dẫn người chăn nuôi đầu tư vào lĩnh
vực này làm cho nguồn vốn cho vay của Ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực này tăng cao
nên doanh số thu nợ cũng tăng theo.
Nói tóm lại thuỷ sản là một ngành có tiềm năng phát triển lớn mang lại giá trị
xuất khẩu cao rất cần được quan tâm đầu tư phát triển tuy nhiên do trình độ của cán bộ
phụ trách hướng dẫn còn hạn chế lại là vùng hàng năm phải chịu lũ lụt nặng nề nên hiệu
quả đạt được vào năm 2005 là chưa cao. Đến năm 2006 do sự tác động tích cực của thị
trường lại được sự quan tâm đầu tư đúng hướng của chính quyền địa phương và của cả
Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp nên đã tạo điều kiện cho người dân đầu tư góp
phần phát triển kinh tế tỉnh nhà.
4.2.2.5. Các ngành khác
Cùng với tốc độ tăng của tổng doanh số thu nợ và đặc biệt là doanh số thu nợ
của các ngành thương mại, dịch vụ, nông nghiệp… doanh số thu nợ của các ngành khác
(xây dựng, vận tải, khách sạn, nhà hàng…) cũng tăng lên liên tụcqua hai năm. Năm
2005 tăng lên 36.256 triệu đồng (6,2%) đến năm 2006 tăng lên 197.717 triệu đồng
(31,87%).
Từ kết quả đạt được như trên cho ta thấy được rằng các ngành này đang có tiềm
năng phát triển và được sự quan tâm đầu tư ngày càng tăng của Ngân hàng, hiệu quả
kinh tế của ngành ngày càng cao, việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Ngân hàng đúng
hạn góp phần làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng lên liên tục qua các năm.
4.2.3. Dư nợ theo ngành
4.2.3.1. Ngành nông nghiệp
Dư nợ cho vay trong ngành nông nghiệp tăng lên liên tục qua 2 năm 2005 và
2006.
Đạt được kết quả như trên là do Ngân hàng đã mở rộng đầu tư theo hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cho vay nuôi bò sữa, bò thịt, lợn, cải tạo vườn tạp tăng.
Ngân hàng chủ động tìm kiếm khách hàng đặc biệt là những khách hàng có uy tín cao
để cho vay tín chấp. Mặt khác do nông nghiệp là ngành đặc thù của tỉnh nhu cầu vốn

trong sản xuất nông nghiệp của nông dân ngày càng tăng cao, khách hàng là hộ nông
dân đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng nhiều đẩy dư nợ của ngành liên tục tăng lên
qua các năm.
4.2.3.2. Ngành thương mại dịch vụ
Đây là lượng khách hàng truyền thống và là ngành kinh tế trọng điểm được tỉnh
quan tâm đầu tư. Điều đó được thể hiện ở chỉ tiêu dư nợ của ngành chiếm tỷ trọng cao
nhất so với các ngành khác và liên tục tăng trưởng qua các năm. Năm 2005 tăng lên
57.833 triệu đồng (11,58%). Đến năm 2006 tăng lên 61.246 triệu đồng (10,99%).
Trong như những năm qua xu thế toàn cầu hóa về hội nhập đã mang lại nhiều
thuận lợi và thách thức cho các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là trong năm 2006 khi
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì
những thời cơ và thách thức đối với các doanh nghiệp còn lớn hơn, để tăng cường quy
mô sản xuất kinh doanh thì nguồn vốn vay từ Ngân hàng đóng góp một phần quan trọng
vào sự thành công của doanh nghiệp. Đáp ứng nhu cầu đó Ngân hàng Công Thương
Đồng Tháp đã xem xét, chọn lọc và tăng cường nguồn vốn đầu tư tín dụng cho các công
ty thương mại, dịch vụ trên địa bàn. Trong đó dư nợ cao nhất là ở hai đơn vị chính:
Công ty Thương Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Đồng Tháp và Công Ty Thương Mại Dầu
Khí.
Dư nợ cho vay liên tục tăng lên trong thời gian qua cho thấy công tác sử dụng
vốn của Ngân hàng ngày càng được mở rộng và nâng cao đem lại cho Ngân hàng nguồn
thu nhập đáng kể hàng năm góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
4.2.3.3. Công nghiệp chế biến
Nhìn chung ngành công nghiệp chế biến có những bước tăng trưởng tích cực qua
ba năm với tốc độ tăng của năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005 tăng 7.827 triệu
đồng (20,28%). Đến năm 2006 tăng lên 64.299 triệu đồng (138,49%).
Như vậy trong thời gian qua ngành công nghiệp chế biến đã được sự quan tâm
đầu tư của Ngân hàng đây được xem như một tín hiệu đáng mừng chỉ thị trường xuất
khẩu nông sản trong thời gian tới nguồn nông sản của người dân sẽ thuận lợi hơn trong
việc tiêu thụ góp phần sản xuất phát tiển không những đối với ngành công nghiệp chế
biến mà còn điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và những ngành khác phát triển.

4.2.3.4. Ngành thủy sản
Dư nợ của ngành thủy sản có những biến động lớn qua hai năm. Năm 2005
giảm 38.171 triệu đồng (71,43%). Năm 2006 tăng 35.965 triệu đồng so với năm 2005
với tỷ lệ vào khoảng 235,51%. Cùng với sự giảm sút của doanh số cho vay trong ngành
thủy sản cũng làm cho dư nợ của ngành này giảm theo với tốc độ giảm theo tốc độ của
doanh số cho vay. Nguyên nhân là do Ngân hàng giảm đầu tư vào ngành này vì tính
hiệu quả mà nó đạt được là không cao. Ngân hàng chỉ cho vay những doanh nghiệp làm
ăn có hiệu quả. Đến năm 2006 do những biến động tích cực trong ngành thủy sản như
giá cá tra tăng mạnh nên mang lại hiệu quả đầu tư cao nên Ngân hàng đầu tư nhiều vào
lĩnh vực này nên dư nợ cũng tăng theo doanh số cho vay.
4.2.3.5. Dư nợ các ngành khác
Trong những năm vừa qua để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng
đạt được hiệu quả cao, hạn chế rủi ro phát sinh, Ngân hàng đã không ngừng đa dạng
hóa đối tượng đầu tư, mở rộng thị phần, lựa chọn những khách hàng có uy tín cao, nâng
cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn tỉnh. Ngoài
việc mở rộng đầu tư vào các ngành thương mại, nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp chế
biến Ngân hàng còn mở rộng đầu tư vào các ngành khách sạn, nhà hàng, khách sạn …
tuy nhiên nguồn vốn đầu tư cho các ngành này còn nhiều biến động, dẫn đến hiện tượng
dư nợ tăng giảm qua các năm. Năm 2005 dư nợ gỉm 47.057 triệu (21.60%). Năm 2006
tăng lên 57.495 triệu đồng tức là vào khoảng 33,69%.
Năm 2005 dư nợ giảm chủ yếu là do Ngân hàng đã giảm đầu tư vào lĩnh vực xây
dựng, đây là ngành có mức độ rủi ro khá cao thêm vào đó thời gian thu hồi vốn tương
đối dài, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Do việc hạn chế đầu tư vào ngành làm cho
dư nợ của ngành giảm xuống đáng kể vào năm 2005. Đến năm 2006 do thực hiện chủ
trương của tỉnh trong việc hỗ trợ nông dân vay mua nền nhà ở những khu dân cư góp
phần giảm bớt khó khăn trong đời sống của nhân dân vùng lũ đã làm cho dư nợ cũng
tăng theo doanh số cho vay.
4.3. Phân tích thực trạng tín dụng theo thành phần kinh tế
4.3.1. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Qua bảng số liệu ( bảng 4 phần phụ lục) ta thấy hoạt động cho vay tại Ngân hàng

qua ba năm là khá tốt, Ngân hàng đã mở rộng phạm vi tín dụng đối với tất cả các thành
phần kinh tế làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên liên tục. Năm 2004
doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng 54,12%. Năm 2005 doanh số
cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng 47,47%. Năm 2006 doanh số cho vay
doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng 40,50%. Trong tổng doanh số cho vay thì cho
vay đối với doanh nghiệp nhà nước chiếm một tỷ trọng rất lớn do hầu hết các doanh
nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh đề có quan hệ giao dịch với Ngân hàng. Năm 2005
cho vay doanh nghiệp nhà nước tăng 490.595 triệu (31,85%) so với năm 2004. Năm
2006 tăng lên 296.530 triệu (14,60%) ta thấy được doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng
một vay trò rất quan trọng trong thàmh phần kinh tề của tỉnh cho dù hiệu quả của các
doanh nghiệp nhà nước đạt được là chưa cao, bên cạnh đó hoá trình thực hiện cổ phần
hoá các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh thực hiện rất chậm chạp ảnh hưởng
không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế tỉnh nhà, tuy doanh số cho vay các doanh
nghiệp nhà nước tăng lên liên tục qua hai năm nhưng nhìn chung tốc độ năm sau giảm
so với năm trước do sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư của Ngân hàng vào các đối tượng
khác.
Về phía các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có những bước phát triển tích
cực, cho vay các thành phần kinh tế này liên tục tăng lên qua các năm. Cho vay các
công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn tăng lên liên tục qua hai năm. Năm
2005 tăng lên 118.041 triệu đồng (52,32%). Năm 2006 tăng lên 251.333 triệu đồng
(73,14%) nguyên nhân là do các khu công nghiệp trong tỉnh đã hình thành và đi vào
hoạt động như: khu công nghiệp Thanh Bình, khu công nghiệp Sa Đéc …. Theo đó các
công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp có điều kiện để hoạt động, nhu cầu về vốn để sản xuất
kinh doanh tăng. Bên cạnh đó do loại hình doanh nghiệp này được thành lập ngày càng
nhiều và hoạt động ngày càng đạt hiệu quả, các dự án có tính khả thi cao Ngân hàng đã
tiến hành cho vay các thành phần này nhiều hơn.
Đối với doanh nghiệp tư nhân: Đây là loại hình doanh nghiệp khá đông đảo và
chiếm một tỷ lệ khá cao trên địa bàn, hoạt động ngày càng có hiệu quả nên Ngân hàng
đã chủ động đầu tư cho thành phần kinh tế này ngày càng nhiều và doanh số cho vay
vào đối tượng này tăng trưởng ổn định qua ba năm. Cụ thể là năm 2005 doanh số cho

vay ngành này tăng 235.571 triệu đồng (94,43%) so với năm 2004. Năm 2006 doanh số
cho vay tăng 322.380 triệu đồng (66,46%) so với năm 2005.
Về cho vay tư nhân cá thể: Ta thấy cho vay kinh doanh cá thể chiếm một tỷ
trọng tương đối cao và tăng trưởng liên tục. Nguyên nhân của sự tăng trưởng là do
Ngân hàng đã mở rộng thị phần tiến hành cho vay đến các hộ gia đình ở vùng nông
thôn, đến cán bộ công nhân viên giúp họ cải thiện và nâng cao đời sống tạo điều kiện
phát triển kinh tế gia đình. Năm 2005 doanh số cho vay tăng 588.367 triệu đồng
(70,89%) so với năm 2004. Đến năm 2006 doanh số cho vay tăng lên 598.925 triệu
đồng (42,2%). Những năm qua Ngân hàng đã khuyến khích người dân đi vay dưới dạng
cầm cố sổ tiết kiệm và kỳ phiếu chưa đến hạn, được khách hàng hưởng ứng rất cao, vì
đây là lĩnh vực cho vay an toàn có lợi cho khách hàng và Ngân hàng nên nên cũng góp
phần làm cho doanh số cho vay vào đối tượng này tăng cao.
Về phần cho vay hợp tác xã: Chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu cho vay do
tính hiệu quả của loại hình hoạt động kinh doanh này không cao nên không khuyến
khích được Ngân hàng đầu tư nên doanh số cho vay chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm
dần qua các năm
4.3.2. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Qua bảng số liệu (bảng 5 phần phụ lục) cho ta thấy tình hình thu nợ của Ngân
hàng qua ba năm là khá tốt. Đồng thời với doanh số cho vay đối với kinh tế quốc doanh
liên tục tăng lên qua ba năm, doanh số thu nợ cũng tăng theo bên cạnh đó doanh số cho
vay nền kinh tế quốc doanh có chiều hướng giảm nên Ngân hàng tập trung vào công tác
thu nợ nên làm cho doanh số thu nợ tăng lên cụ thể vào năm 2005 doanh số thu nợ tăng
lên 606.506 triệu đồng (43,42%) so với năm 2004, năm 2006 doanh số thu nợ tăng lên
207.765 triệu đồng (10,37%).
Đối với kinh tế ngoài quốc doanh thì tình hình thu nợ cũng đạt kết quả rất cao
như doanh số thu nợ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần năm 2005
doanh số thu nợ tăng 133.491 triệu đồng (69,30%), năm 2006 tăng lên 195.506 triệu
đồng (59,95%) do hiệu quả đạt được trong kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn
của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tương đối cao nên quá trình thực
hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng đúng kỳ hạn ghi trong hợp đồng tín dụng nên

doanh số thu nợ cũng tăng lên.
Đối với doanh nghiệp tư nhân và kinh doanh cá thể doanh số thu nợ cũng tăng
lên qua các năm đối với doanh nghiệp tư nhân năm 2005 tăng lên 240.268 triệu đồng so
với năm 2004, năm 2006 tăng lên 315.132 triệu đồng . Kinh doanh cá thể cũng liên tục
tăng lên cụ thể như năm 2005 tăng lên569.254 triệu đồng, năm 2006 tăng lên 599.346
triệu đồng. Có được những kết quả như trên là do cán bộ tín dụng thường xuyên nhắc
nhở theo dỏi nợ đến hạn đối với khách hàng cộng thêm đó là ý thức trả nợ của khách
hàng là rất tốt, đồng thời Ngân hàng đã lựa chọn khách hàng có uy tín tốt để cho vay,
hầu hết khách hàng đều có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả Ngân hàng thẩm
định trước khi cho vay, nên các cơ sở làm ăn có lợi nhuận cao và trả vốn cho Ngân
hàng.
Đối với việc thu nợ đối với cho vay các hợp tác xã tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ
trong doanh số thu nợ nhưng nhìn một cách tổng thể nó có sự biến động lớn qua các
năm năm 2005 giảm 644 triệu đồng (-81,10%) so với năm 2004. Năm 2006 tăng lên 17
triệu đồng (11,33%) năm 2005 doanh số thu nợ giảm mạnh so với doanh số cho vay là
do các hợp tác xã làm ăn không hiệu quả, các Ngân hàng đã đồng ý cho các hợp tác xã
này gia hạn nợ thêm một kỳ hạn nữa nên dẫn đến doanh số thu nợ trong năm giảm
mạnh. Đến năm 2006 do Ngân hàng tăng cường công tác thu hồi nợ do không thể cho
gia hạn thêm nữa nên làm cho doanh số thu nợ trong năm ở lĩnh vực này tăng lên.
4.3.3. Dư nợ theo thành phần kinh tế

×