Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH ĐẾN 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.24 KB, 37 trang )

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH ĐẾN 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
2030, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ

DỰ
THẢO
Phần thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
A. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trong xu thế hội nhập toàn diện với khu vực và thế giới, Việt Nam đang trở
thành điểm đến, thị trường mới nổi với những lợi thế nhất định trong hợp tác
song phương và đa phương. Các dòng khách du lịch đang có xu hướng dịch
chuyển mạnh tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong đó Việt Nam ngày
càng được thế giới biết đến với những giá trị về bản sắc văn hóa và cảnh quan
sinh thái đặc sắc. Sự phát triển của ngành Du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân
dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con
người Việt Nam.
Hà Tĩnh nằm trên tuyến hành lang Đông - Tây với CHDCND Lào, Thái
Lan, Myanma và các nước khác trong khối ASEAN. Hà Tĩnh có 137 km bờ
biển, có nhiều bãi tắm đẹp; các khu bảo tồn thiên nhiên gắn với cảnh quan hùng
vĩ và đa dạng sinh học. Là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa, cách
mạng, quê hương của nhiều danh nhân kiệt xuất, gắn liền với các di tích lịch sử,
di sản văn hóa.
Tuy nhiên, việc phát triển du lịch của Hà Tĩnh vẫn còn một số hạn chế,
yếu kém và bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng và sự kỳ vọng của xã hội.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu
cầu; đầu tư cho phát triển du lịch còn manh mún; sản phẩm du lịch chưa thực
sự hấp dẫn, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu, khả năng cạnh tranh chưa
cao. Quản lý nhà nước về du lịch trên một số lĩnh vực còn hạn chế. Tỷ trọng GDP
du lịch đạt thấp, khoảng 4-4,5%.


Việt Nam đang tiếp tục hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt nước
ta đã tham gia vào “Chiến lược phát triển du lịch ASEAN giai đoạn 2016-2025”,
sẽ mở ra nhiều cơ hội cho du lịch cả nước nói chung, du lịch Hà Tĩnh nói riêng.
Tuy nhiên, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tranh giành
giữa các nước lớn trong khu vực ngày càng quyết liệt, cạnh tranh về kinh tế và du
lịch ngày càng gay gắt đang tạo ra không ít thách thức đối với du lịch cả nước nói
chung và du lịch Hà Tĩnh nói riêng.
Để khai thác, phát huy hiệu quả các nguồn lực tài nguyên du lịch trong
tỉnh, tận dụng cơ hội thuận lợi trong nước, khu vực và quốc tế, tạo bước phát
triển bền vững trong thời kỳ mới; đáp ứng được yêu cầu cấp thiết theo tinh thần
1


Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về “Phát triển du
lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn”, đồng thời thực hiện Chương trình hành
động của BTV Tỉnh ủy về phát triển du lịch Hà Tĩnh thời gian tới. Việc xây
dựng Đề án “Phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng đến năm
2030, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế” là hết sức cần thiết, nhằm huy động
tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển du lịch, góp phần phát
triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân nhằm thực hiện thành công
Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2015-2020 “Phát triển dịch
vụ thương mại du lịch trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh và liên kết
vùng, liên kết khu vực” là một trong những nhiệm vụ đột phá.
B. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
* Văn bản của Trung ương:
- Chiến lược du lịch ASEAN giai đoạn 2016 -2025.
- Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 (có hiệu lực từ ngày
01/01/2018);
- Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của BCH Trung ương Đảng
khoá XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững

ổn định chính trị-xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương
mại tự do thế hệ mới;
- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
- Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải
pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;
- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn 2030;
- Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013 – 2020;
- Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Trung bộ đến năm 2020,
tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 2522/QĐ-BVHTTDL ngày 13/7/2016 của Bộ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu
du lịch Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2030.
* Văn bản của tỉnh:
2


- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứXVIII;
- Chương trình hành động số 479-CTr/TU ngày 19/01/2017 của Tỉnh ủy Hà
Tĩnh thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XII;

- Chương trình hành động số 540-CTr/TU ngày 20/3/2017 của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính
trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
- Quyết định số 2145/QĐ-UBND ngày 16/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020,
tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 1477/QĐ-UBND ngày 23/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc phê duyệt “Đề án một số chính sách khuyến khích phát triển du lịch tỉnh
Hà Tĩnh giai đoạn 2013 - 2020”;
- Chương trình 274/CTr-UBND ngày 10/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ
Chính trị về hội nhập quốc tế;
- Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 15/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
việc triển khai thực hiện các chính sách khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề, tạo
việc làm và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi
trường biển trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh theo Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày
06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ;
- Văn bản số 625-CV/TU ngày 23/5/2017 của Tỉnh ủy về việc điều chỉnh
nội dung phạm vi Đề án “Phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ đáp ứng yêu
cầu hội nhập quốc tế trong tình hình mới” thành “Phát triển du lịch Hà Tĩnh đến
năm 2020, tầm nhìn đến 2030, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ”;
- Văn bản số 3161/UBND-TM ngày 26/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc điều chỉnh bổ sung nhiệm vụ theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
năm 2017.
C. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN
I. Nội dung: Đề án tập trung đánh giá thực trạng phát triển du lịch Hà Tĩnh
giai đoạn 2010 - 2017; Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và nhu cầu
nguồn vốn thực hiện Đề án phát triển du lịch Hà Tĩnh giai đoạn 2017-2020, định
hướng đến năm 2030.

II. Đối tượng: Các cấp, các ngành, các tổ chức, các thành phần kinh tế và
công dân có liên quan đến hoạt động du lịch.
III. Phạm vi: Áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
IV. Thời gian thực hiện đề án: Chia làm 2 giai đoạn
- Giai đoạn 2017-2020
- Giai đoạn 2021-2030
3


Phần thứ hai
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2017
A. KHÁI QUÁT TIỀM NĂNG DU LỊCH HÀ TĨNH
Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên du lịch khá đa dạng, có nhiều bãi tắm đẹp,
hấp dẫn như Thiên Cầm, Xuân Thành, Quỳnh Viên - Lê Khôi, Đèo Con; là vùng
đất có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng như sông La-núi Hồng, hồ Kẻ Gỗ,
Ngàn Trươi - Cẩm Trang, rừng Vũ Quang, Nước Sốt - Sơn Kim, Quần thể khu
du lịch sinh thái Hải Thượng Lãn Ông, Hoành Sơn quan, thác Vũ Môn, Đảo nổi
Xuân Giang.....
Hà Tĩnh là quê hương của nhiều danh nhân gắn với di tích lịch sử-văn hoá
như di tích Đại thi hào Nguyễn Du, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, đền thờ
Mai Hắc Đế, đền thờ Chiêu trưng Đại Vương - Lê Khôi, chùa Hương Tích, đền
Chợ Củi, đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, thành Sơn phòng
Hàm Nghi, khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú, Tổng Bí thư Hà Huy Tập, Anh
hùng Lý Tự Trọng, khu lưu niệm Thành Sen nơi Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, khu
di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc…Hiện, toàn tỉnh có 452 di tích được xếp hạng
cấp tỉnh, 77 di tích cấp Quốc gia và 2 di tích Quốc gia đặc biệt.
Hà Tĩnh cũng là vùng đất nổi danh với đời sống văn hoá dân gian hết sức
phong phú được phản ánh qua các làn điệu dân ca, câu hát, vần thơ, lễ hội, làng
nghề thủ công như hát phường vải Trường Lưu, Trường Nga; ca trù Cổ Đạm; hát
Ví Giặm đò đưa dọc sông Lam, múa sắc bùa ở Kỳ Anh, Đức Thọ, Hương Khê;

hò chèo cạn ở Cẩm Nhượng; hò Thạch Khê; đặc biệt, dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh
đã được UNESCO vinh danh là văn hoá phi vật thể đại diện cho nhân loại,“Mộc
bản Trường học Phúc Giang” được UNESCO công nhận là Di sản Ký ức thế
giới khu vực Châu Á Thái Bình Dương v.v...
B. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2010 - 2017
I. Công tác quản lý Nhà nước
1. Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
- Cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh: có 05 biên chế (01 phó giám đốc và
04 công chức phòng Nghiệp vụ Du lịch)
- Đơn vị sự nghiệp du lịch và có liên quan đến lĩnh vực du lịch cấp tỉnh: 04
đơn vị; cấp huyện, thị xã, thành phố: 05 đơn vị
Hiện nay, hầu hết các huyện, thị, thành phố chưa có cán bộ chuyên trách
theo dõi lĩnh vực du lịch, kể cả những địa phương có tiềm năng phát triển du
lịch.
2. Các văn bản quản lý nhà nước về du lịch
- UBND tỉnh đã ban hành các văn bản quản lý nhà nước trên lĩnh vực du
lịch như: Quyết định 1477/QĐ-UBND ngày 23/5/2013 phê duyệt Đề án "Một số
chính sách khuyến khích phát triển du lịch Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020; Kế
4


hoạch số 75/KH-UBND ngày 03/3/2014 về thực hiện nhiệm vụ phát triển dịch
vụ du lịch - thương mại tỉnh Hà Tĩnh năm 2014-2015; Kế hoạch số 449/KHUBND ngày 23/9/2015 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết
146/NQ-HĐND về kết quả giám sát thực hiện Nghị số 47/2012/NQ-HĐND của
Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua Đề án “Một số chính sách phát triển du
lịch Hà Tĩnh 2013-2020”; Kế hoạch số 328/KH-UBND ngày 21/9/2016 về việc
triển khai thực hiện hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ngành du lịch theo Nghị
quyết số 35/NQ-TW của Chính phủ; Kế hoạch số 349/KH-UBND ngày
03/10/2016 của UBND tỉnh về việc Triển khai thực hiện Thông báo kết luận của
Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc về phát triển Du lịch.

3. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2145/QĐ-UBND, ngày16/7/2013
phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030”.Các địa phương đã lập quy hoạch chi tiết các khu điểm du
lịch trọng điểm như: khu du lịch Xuân Thành, Lộc Hà, Văn Trị, Thiên Cầm và
biển Kỳ Xuân; quy hoạch chi tiết du lịch sinh thái hồ Kẽ Gỗ, khu lưu niệm
Nguyễn Du, chùa Hương Tích…(chi tiết có phụ lục số 01 kèm theo).
Việc phê duyệt các quy hoạch đã tạo ra định hướng phát triển du lịch Hà
Tĩnh trên bình diện tổng thể, trong mối liên kết với các địa phương, các ngành
và liên kết vùng. Tuy vậy, quy hoạch chi tiết tại một số nơi triển khai còn chậm,
tổ chức thực hiện thiếu đồng bộ, chưa kêu gọi được nhà đầu tư có tầm chiến
lược. Công tác quản lý quy hoạch tại một số khu du lịch biển chưa tốt; vẫn còn
tình trạng chồng chéo, lấn chiếm quy hoạch, nhất là các quy hoạch nuôi trồng
thủy, hải sản chồng lên quy hoạch du lịch tại Thiên Cầm.
4. Công tác thanh, kiểm tra hoạt động du lịch
Công tác thanh, kiểm tra hoạt động du lịch trong những năm gần đây đã
được thực hiện khá thường xuyên. Giai đoạn 2010-2017 đã tổ chức 06 đợt thanh
kiểm tra/447 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; xử phạt 40.500.000 đồng đối với
23 tổ chức cá nhân vi phạm.
Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật của một số cơ sở kinh doanh du
lịch vẫn còn; công tác thanh, kiểm tra của các ngành còn chồng chéo làm ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.
5. Đánh giá Chính sách khuyến khích phát triển du lịch
Sau khi Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND ban hành, công tác quản lý nhà
nước trên lĩnh vực du lịch, đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Nghị
quyết đã thể chế hóa bằng Quyết định 1477/QĐ-UBND, ngày 23/5/2013 phê
duyệt Đề án “Một số chính sách khuyến khích phát triển du lịch Hà Tĩnh giai
đoạn 2013-2020”; Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 03/3/2014 về thực hiện
nhiệm vụ phát triển dịch vụ du lịch - thương mại tỉnh Hà Tĩnh năm 2014-2015;
các huyện, thành phố, thị xã đã xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai thực

hiện tại địa phương mình.
5


Một số nhóm chính sách lồng ghép với các chương trình, dự án khác đã
góp phần thay đổi diện mạo một số khu, điểm du lịch. Chính sách về đất đai,
thuế, đào tạo nguồn nhân lực đã góp phần phát triển số lượng cơ sở lưu trú, chất
lượng dịch vụ cũng dần được nâng lên, bước đầu đạt được một số mục tiêu, chỉ
tiêu chủ yếu như: thu hút khách du lịch, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm
và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của địa phương.
Tuy nhiên, việc triển khai các chính sách quy định tại Đề án nhìn chung
chưa đồng bộ, toàn diện. Nhóm chính sách về nghiên cứu, ứng dụng nâng cao
chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, chính sách thu hút chuyên gia, nghệ nhân
có tay nghề, người lao động có kinh nghiệm, tay nghề, hỗ trợ hộ gia đình làm du
lịch homestay chưa được triển khai thực hiện; vì vậy chất lượng dịch vụ chưa
được đa dạng và chưa được nâng lên.
Thời gian thực hiện Đề án chưa dài, kinh phí bố trí còn thấp. Trong 04
năm 2014-2017 tỉnh bố trí được 27.226 triệu đồng. Trong đó: hạ tầng và bảo vệ
môi trường 16.580 triệu, xúc tiến, quảng bá 7.136 triệu, phát triển nguồn nhân
lực1.890 triệu; nâng cao, chất lượng sản phẩm 570 triệu đồng; hoạt động khác
1.050 triệu đồng (chi tiết có phụ lục số 02 kèm theo).
II. Kết quả các chỉ tiêu phát triển du lịch
1. Khách du lịch
Giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 7 năm 2017, tổng lượt khách đến Hà Tĩnh
đạt 8.098.698 lượt. Trong đó, khách quốc tế: 126.694 lượt, nội địa: 7.972.004
lượt. Năm 2015 tổng lượt khách du lịch đạt 1,5 triệu. Năm 2016,do tác động của
sự cố môi trường biển, khách du lịch sụt giảm, chỉ đạt 1,1 triệu lượt, giảm 31%
so với năm 2015. Năm 2017, Du lịch Hà Tĩnh đã bắt đầu phục hồi, khách du lịch
nội địa đến các điểm tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí trong dịp nghỉ lễ tăng cao
so với cùng kỳ năm 2016. Tổng lượt khách du lịch 6 tháng đầu năm 2017 đạt

790.000 lượt, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó khách nội địa đạt
775.300 lượt, tăng 11,3 %, khách quốc tế đạt 14.700 lượt, tăng 13,7%.
2. Doanh thu du lịch
Tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch giai đoạn năm 2010 đến tháng 7
năm 2017 đạt gần 5.000 tỷ đồng. Nhìn chung, doanh thu từ khách du lịch (cả
quốc tế và nội địa) tập trung nhiều ở dịch vụ lưu trú và ăn uống; trong đó thu từ
dịch vụ lưu trú chiếm tỷ lệ cao nhất bình quân chiếm 51%, tiếp đến là doanh thu
từ việc phục vụ ăn uống chiếm 42%, thu từ lữ hành chỉ chiếm tỷ trọng không đáng
kể (chi tiết có phụ lục số 03 kèm theo).
3. Nhân lực tại các cơ sở kinh doanh du lịch
Hiện nay, Du lịch Hà Tĩnh có trên 3.900 lao động trực tiếp trong các doanh
nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch và xấp xỉ 13.200 lao động gián tiếp.
Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch chiếm
khoảng 33% tổng số lao động trong ngành, 37,9% được đào tạo từ các chuyên
ngành khác chuyển sang, 20% được đào tạo tại chỗ, còn lại chưa qua đào tạo. Số
6


lao động được đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đạt 58,7%; đào tạo nghề
chiếm 20,1% và tỷ lệ được đào tạo đại học và sau đại học chỉ chiếm 12,1%.
Thực tế tại các cơ sở lưu trú du lịch đang sử dụng phần lớn lao động chưa đạt
tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ.
Toàn tỉnh có 11 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó 02 đơn vị được cấp
giấy phép lữ hành quốc tế và 02 văn phòng đại diện công ty lữ hành quốc tế, 07
đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa.
Về khả năng giao tiếp ngoại ngữ chỉ có xấp xỉ 10% trên tổng số lao động
toàn ngành có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong đó chủ yếu là tiếng Anh,
tiếng Trung và tiếng Thái. Đây cũng là một hạn chế đối với quá trình hội nhập
quốc tế của du lịch Hà Tĩnh.
(chi tiết có phụ lục 04 kèm theo)

III. Thị trường, sản phẩm du lịch và công tác xúc tiến quảng bá du lịch
1. Thị trường khách du lịch
1.1. Khách du lịch quốc tế
Từ trước tới nay, thị trường khách du lịch lớn nhất của Hà Tĩnh là Lào,
Thái Lan và Trung Quốc. Theo thống kê, số liệu khách du lịch Lào chiếm tỷ
trọng cao nhất 40%, Thái Lan khoảng 30%,Trung Quốc khoảng 20%. Thị trường
Châu Âu và các thị trường khác chiếm khoảng 10% còn lại.
Nhìn chung, khách du lịch đến từ thị trường Lào và Thái Lan có chung mục
đích là tắm biển, nghỉ dưỡng, tham quan các di tích lịch sử văn hóa; khách đến
từ Trung Quốc, Châu Âu và các thị trường còn lại chủ yếu là đi vì mục đích
công vụ.
1.2. Khách du lịch nội địa
Khách nội địa đến Hà Tĩnh chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc, trong đó khách từ
Hà Nội chiếm 30%, các tỉnh đồng bằng sông Hồng khác như: Hưng Yên, Nam
Định, Bắc Ninh chiếm 4,2%, từ các tỉnh lân cận như Nghệ An, Quảng Bình
chiếm 50%, từ các tỉnh phía Nam (chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh) chiếm
15,8%. Khách du lịch nội địa đến có thể chia thành các loại chính như sau:
Khách nghỉ dưỡng biển, tắm biển chiếm khoảng 30%;
Khách du lịch công vụ kết hợp đi du lịch (du lịch thương mại, công vụ)
chiếm gần 25% (gồm nhân viên nhà nước đi công tác; đối tượng kinh doanh;
công nhân; sinh viên học sinh/tham quan, học tập);
Khách tham quan các di tích lịch sử-văn hóa, tâm linh 30%;
Du lịch sinh thái, thưởng thức cảnh quan tự nhiên chiếm 15%.
2. Sản phẩm du lịch
Hà Tĩnh là địa phương có tiềm năng về du lịch với nhiều loại hình, tuy
nhiên, trên thực tế, du lịch Hà Tĩnh mới chỉ tập trung khai thác 3 loại hình phổ
biến là du lịch lịch sử-tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch biển.
7



Nhìn chung sản phẩm du lịch Hà Tĩnh còn đơn giản, chưa xây dựng được
sản phẩm du lịch đặc sắc, có thương hiệu và tính cạnh tranh cao.
3. Xúc tiến quảng bá du lịch
Hàng năm, tỉnh chủ yếu tham gia các hội thảo, hội chợ ở các tỉnh trong
nước, Thái Lan, Lào. Công tác quảng bá du lịch Hà Tĩnh hiện nay vẫn đang còn
gặp nhiều khó khăn do chậm đổi mới, thiếu sáng tạo trong quảng bá tuyên
truyền,hình ảnh, thông tin quảng bá còn nghèo nàn, công tác quảng bá thiếu
chuyên nghiệp. Du lịch Hà Tĩnh chưa có một chuỗi sản phẩm du lịch đồng bộ.
Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá còn thấp.
IV. Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch
1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
1.1. Vốn ngân sách nhà nước
Tổng vốn đầu tư cho du lịch Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2017 là 154,9 tỷ
đồng, cho một số hạng mục hạ tầng tại các khu, điểm du lịch trọng điểm: Thiên
Cầm, Xuân Thành, chùa Hương Tích và một số điểm du lịch khác. Hạ tầng đầu
tư công chủ yếu là hệ thống đường vào khu du lịch, khu trung tâm, quảng
trường, kè biển, điện.
Do kinh phí đầu tư cho hạ tầng du lịch trong thời gian qua ít, phân bổ
chậm, nên nhìn chung hệ thống hạ tầng du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa
bàn tỉnh còn kém, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu kêu gọi đầu tư.
(chi tiết có phụ lục số 05 kèm theo)
1.2. Vốn đầu tư của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác
Giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2017, có 65 dự án đầu tư lĩnh
vực du lịch, ước tính vốn đầu tư hơn 16.900 tỷ đồng (trong đó đầu tư trong nước
đạt hơn 12.900 tỷ đồng, FDI đạt gần 198 triệu USD). Riêng 6 tháng đầu năm
2017, đã thu hút được 08 dự án với tổng mức đầu tư hơn 3.100 tỷ đồng (chi tiết
có phụ lục số 06 kèm theo).
Một số dự án đầu tư đưa vào hoạt động năm 2017 đã tạo nên diện mạo và
sự phát triển mới cho du lịch Hà Tĩnh như: tổ hợp biệt thự nghỉ dưỡng, khu vui
chơi giải trí Vinpearl Cửa Sót của Công ty CP Vinpearl, Trung tâm thương mại

của Tập đoàn Vingroup, Trung tâm dịch vụ giải trí đua chó, sân golf Xuân
Thành. Các dự án đầu tư của Tập đoàn BMC, FLC cùng rất nhiều dự án resort,
khách sạn với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đang tiến hành làm thủ tục
để được cấp đất khởi công xây dựng năm 2017.
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật do doanh nghiệp và các thành phần kinh tế
đầu tư
2.1. Cơ sở lưu trú, nhà hàng, trung tâm thương mại, đơn vị vận tải.
- Tổng số cơ sở lưu trú, nhà hàng phục vụ du lịch: Đến nay, toàn tỉnh có
261 cơ sở lưu trú (tăng 2,42 lần so với năm 2010) với hơn 5.000 phòng (tăng
1,92 lần so với năm 2010). Trong đó, có 64 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn; 43 cơ
8


sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn 1 sao; 24 cơ sở lưu trú được xếp hạng 2 sao, 8
cơ sở lưu trú du lịch 3 sao và 2 cơ sở lưu trú được xếp hạng 4 sao, còn lại là
chưa đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú; có gần 1.000 nhà hàng kinh doanh ăn uống
phục vụ khách du lịch, 03 trung tâm thương mại đạt tiêu chuẩn phục vụ khách
du lịch: Vincom Plaza Hà Tĩnh, BMC và trung tâm thương mại tổng hợp thị xã
Hồng Lĩnh.
(chi tiết có phụ lục 07 kèm theo)
- Công ty vận chuyển khách du lịch: toàn tỉnh hiện có 03 doanh nghiệp với
trên 50 xe ô tô từ 07 chỗ đến 50 chỗ ngồi (Công ty Cổ phần Vận tải
TM&DLThành Đạt, Công ty TNHHTMVTDL Tuấn Anh, Công ty
TNHHTM&DL Bảo Huy).
2.2. Khu, điểm du lịch
- Có 07 khu du lịch biển (Thiên Cầm, Xuân Thành, Lộc Hà, Quỳnh Viên
Lê Khôi, Thạch Văn - Thạch Trị, Kỳ Xuân, Đèo Con); 11 điểm du lịch giải trí,
nghỉ dưỡng: công viên nước Vinpearlland Water Park Hà Tĩnh, tổ hợp dịch vụ
sân golf 18 lỗ, thể thao giải trí đua chó, Nước Sốt - Sơn Kim, Quần thể khu du
lịch sinh thái Hải thượng Lãn ông, Rào Àn, Đồng Nôi, Đức Đường,...

V. Liên kết hợp tác phát triển du lịch
Tuyến du lịch trong nước và quốc tế đã được liên kết; Tỉnh phối hợp với
các địa phương trong khu vực Bắc miền Trung xây dựng bản đồ liên kết, dưới
thiệu điểm đến 4 tỉnh gắn kết với các điểm đến các vùng miền trong cả nước.
Thông qua các chương trình hợp tác 09 tỉnh của 03 nước Việt Nam - Lào Thái Lan sử dụng chung Quốc lộ 8A và 12, dulịch Hà Tĩnh đã hợp tác gắn kết
các khu điểm du lịch, di tích: Thiên Cầm, Xuân Thành, khu lưu niệm Nguyễn
Du, khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc với suối nước nóng Lacxao, du lịch
bản Nacoi, hang đá núi Thenchau của Bolykhamxay và Khu bảo tồn Đa dạng
sinh học Quốc gia Nakai - Nam Theun của tỉnh Khăm Muộn (Lào) để tạo thành
tour du lịch hành lang kinh tế Đông - Tây theo Quốc lộ 8 qua cửa khẩu quốc tế
Cầu Treo và Cha Lo (Quảng Bình).
Khai thác lợi thế về hành lang kinh tế Đông - Tây trên tuyếnđường 8A và
12, tuyến Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh đã gắn kết với các tỉnh
trong khu vực theo chủ đề “4 địa phương một điểm đến”.
C. ĐÁNH GIÁ CHUNG
I. Kết quả nổi bật
- Khách du lịch: Lượt khách du lịch tăng đều hàng năm, năm 2010 chỉ có
600 nghìn lượt, đến năm 2015 đạt 1,5 triệu, năm 2016 do sự cố môi trường biển
chỉ đạt 1,1 triệu, dự kiến năm 2017 khách du lịch sẽ tăng dần trở lại và ước đạt
trên 1,3 triệu lượt.
- Doanh thu du lịch: Tăng lên hàng năm, năm 2010 doanh thu du lịch 560
tỷ đồng, đến năm 2017 dự kiến doanh thu trên 1.000 tỷ đồng, tăng gấp 1,79 lần.
9


- Số doanh nghiệp và người lao động ngày càng tăng, nhất là những năm
gần đây.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch hàng năm được
tăng cường về số lượng và chất lượng, đã hình thành một số cơ sở vui chơi giải
trí cao cấp. Cơ sở lưu trú tăng 2,42 lần so với năm 2010, số phòng tăng 1,92 lần

so với năm 2010.
- Kết quả khai thác tài nguyên, xây dựng khu, điểm du lịch:
+ Một số khu, điểm du lịch có quy mô đưa vào hoạt động đang thu hút
được sự quan tâm của khách du lịch, các hãng lữ hành trong và ngoài nước như:
Vincom Plaza Hà Tĩnh; công viên nước Vinpearlland Water Park Hà Tĩnh của
tập đoàn Vingroup và tổ hợp dịch vụ sân golf 18 lỗ, thể thao giải trí đua. Resort
Quỳnh Viên - Lê Khôi, Quần thể khu du lịch sinh thái Hải thượng Lãn ông,
Đồng Nôi- Thiên Cầm, Đức Đường, Rào Àn...
+ Hoạt động du lịch đã góp phần tuyên truyền, quảng bá hình ảnh văn hóa,
con người Hà Tĩnh đến các tỉnh, các nước trong khu vực và trên thế giới.
II. Những tồn tại, hạn chế
- Công tác quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở còn nhiều bất cập, nhân lực
thiếu và yếu; hầu hết các huyện, thị xã, thành phố chưa có cán bộ chuyên trách
về du lịch, cấp tỉnh mới có 05 người.
- Năng lực cạnh tranh của du lịch Hà Tĩnh còn thấp so với mặt bằng chung
của cả nước và hiện nay đứng vị trí 5/6 trong các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.
- Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ du lịch chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển, hệ thống giao thông không thuận tiện và thiếu đồng bộ. Đến nay
chưa có khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao có 2 cơ
sở. Sự phân bố cơ sở lưu trú không đồng đều, chủ yếu tập trung ở thành phố Hà
Tĩnh và các khu vực ven biển. Chưa có nhà hàng ăn uống đạt tiêu chuẩn phục
vụ khách du lịch được cấp biển hiệu, giá cả dịch vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm,
an ninh trật tự, an toàn cho du khách, vệ simh môi trường chưa đảm bảo. Các
nhà hàng ăn uống có quy mô phục vụ hàng trăm khách du lịch chủ yếu nằm
trong các cơ sở lưu trú; các điểm vui chơi giải trí, mua sắm đạt tiêu chuẩn còn ít.
- Sản phẩm du lịch còn thiếu sản phẩm có thương hiệu, có sức cạnh tranh,
chất lượng dịch vụ còn thấp, vẫn còn tình trạng chèo kéo, nâng giá, ứng xử chưa
tạo được hình ảnh du lịch ấn tượng đẹp đối với thị trường khách trong nước và
quốc tế. Còn tồn tại tình trạng tổ chức, cá nhân làm du lịch tự phát không đảm bảo
an toàn cho du khách; công tác thu phí chưa được quản lý chặt chẽ tại các khu di

tích, hướng dẫn viên du lịch hoạt động chui ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa
bàn.
- Số lượng người được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch trong các doanh
nghiệp và các thành phần kinh tế còn thấp. Trình độ tay nghề, chuyên môn
nghiệp vụ, ngoại ngữ của đội ngũ lao động trong ngành du lịch còn hạn chế chưa
đáp ứng được nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.
10


- Công tác đầu tư phát triển du lịch còn bất cập, do vậy chưa khai thác một
cách có hiệu quả tiềm năng của tỉnh, trong những năm gần đây chỉ mới thu hút
được một số ít nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư chiến lược.
- Công tác quảng bá xúc tiến du lịch chưa đa dạng trên các kênh thông tin,
chưa cung cấp thường xuyên, đầy đủ, kịp thời nội dung về các điểm tham quan,
du lịch, dịch vụ để thu hút du khách.
- Doanh thu, nộp ngân sách, thời gian lưu trú và mức chi tiêu của khách
còn ở mức thấp.
- Doanh nghiệp lữ hành, vận tải du lịch còn ít, nhất là công ty lữ hành quốc
tế (toàn tỉnh chỉ mới có 02 đơn vị).
III. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
1. Nguyên nhân khách quan
- Hà Tĩnh là vùng đất có vị trí địa lý và giao thông không thuận lợi so với
một số tỉnh (không có sân bay, ga tàu xa trung tâm tỉnh lỵ). Xuất phát điểm về
hoạt động du lịch thấp hơn so với các tỉnhcó tiềm năng tương tự, đời sống của
người dân còn nhiều khó khăn, do vậy việc huy động người dân tham gia hoạt
động để phát triển du lịch, dịch vụ gặp khó khăn.
- Hà Tĩnh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, các yếu tố thời tiết bất lợi như
mưa bão, lũ lụt, hạn hán đã hạn chế đến các hoạt động du lịch, đặc biệt là đối với
du lịch biển (một năm chỉ khai thác được 3- 4 tháng). Đây cũng chính là nguyên
nhân gây nên tính thời vụ, hạn chế đến thời gian lưu trú, khả năng chi tiêu của

khách, lãng phí nguồn nhân lực và cơ sở vật chất đầu tư cho du lịch. Sự cố môi
trường biển tháng 4/2016 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thu hút
khách du lịch tại các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu, điểm du lịch biển.
- Các tài nguyên du lịch phân bố không tập trung, nên việc quy hoạch, đầu
tư xây dựng thành những khu du lịch tổng hợp, đồng bộ với quy mô lớn để tạo
dựng thương hiệu du lịch Hà Tĩnh khó thực hiện.
2. Nguyên nhân chủ quan
- Thời gian qua, tỉnh chưa tập trung đầu tư cho phát triển du lịch một cách
đồng bộ và quy mô. Nhận thức về hoạt động du lịch và dịch vụ của các cấp, các
ngành và người dân còn hạn chế, ngành du lịch chưa được xem là một ngành
kinh tế tổng hợp. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước;
giữa các ngành với các địa phương trong quản lý, triển khai thực hiện các
chương trình du lịch và trong thanh kiểm tra họat động của du lịch. Sự phối hợp
hoạt động liên ngành, liên vùng hiệu quả còn thấp.
- Số doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn còn ít, công tác quản trị
doanh nghiệp và nghiệp vụ chưa chuyên nghiệp, vẫn còn nặng tư tưởng bao cấp,
chưa quan tâm đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá và đào tạo nhân lực đáp
ứng yêu cầu phục vụ khách hàng.

11


- Công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đào tạo nghề còn hạn
chế, do các cơ sở đào tạo không có chuyên gia, thợ bậc cao, chưa có kinh phí để
hợp tác đào tạo với các cơ sở có uy tín trong nước và các tập đoàn du lịch lớn.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch còn thiếu và
yếu, đa số đào tạo chưa đúng chuyên ngành, chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ.
- Cơ chế, chính sách khuyến khích, kinh phí đầu tư cho phát triển du lịch
chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển, chưa đề xuất kịp thời các chính sách đặc
thù, đột phá để thu hút khách du lịch từ các thị trường tiềm năng (hạ tầng, đào

tạo, tham quan, học tập kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu xây dựng mô hình,
hoàn thiện sản phẩm, xúc tiến quảng bá...), chưa hoàn thiện cơ chế bảo tồn, khai
thác sử dụng có hiệu quả các di sản.
Phần thứ ba
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN
DU LỊCH HÀ TĨNH ĐẾN 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030 ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ
A. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
I. Dự báo xu hướng trong nước
Theo số liệu của Tổng cục du lịch Việt Nam, số lượt khách du lịch nội địa
tăng hàng năm, năm 2016 đạt 62 triệu lượt khách, tăn 8,8% so với năm 2015.
Xu hướng đi du lịch của du khách hiện nay và trong thời gian tới cơ bản là
tham quan thắng cảnh tự nhiên, trải nghiệm văn hóa bản địa, sức khỏe nghỉ
dưỡng biển.
Tổ chức du lịch Thế giới (UNWTO) dự báo đến năm 2020 khu vực Đông
Nam Á với một nền chính trị ổn định sẽ đón khoảng 125 triệu khách quốc tế.
(trong đó Hà Tĩnh sẽ thu hút trên 1,5 triệu lượt khách) và Việt Nam là một quốc
gia sở hữu nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc cùng với đó là việc bãi bỏ VISA đối
với công dân một số nước ASEAN, mở thêm các đường bay đến các thành phố
lớn trên thế giới là một trong những cơ hội thuận lợi để du lịch Việt Nam phát
triển trong đó có du lịch Hà Tĩnh.
II. Xu hướng chính của du lịch Hà Tĩnh trong thời gian tới
Cùng với xu thế phát triển du lịch của ASEAN và cả nước, phát triển du
lịch Hà Tĩnh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến 2030 sẽ tập trung vào các sản
phẩm như sau:
- Du lịch biển;
- Du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh;
- Du lịch sinh thái;
- Du lịch cộng đồng;
12



- Du lịch công vụ.
B. MỤC TIÊU
I. Mục tiêu tổng quát: Xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm
đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội để các cấp các ngành tập trung lãnh đạo
chỉ đạo, dựa trên thế mạnh của địa phương, đưa du lịch Hà Tĩnh thành ngành
kinh tế quan trọng vào năm 2020 và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm
2025; kêu gọi mọi nguồn nhân lực xã hội phát triển các khu, điểm du lịch có hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, có tính chuyên
nghiệp; phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, thân thiện với
môi trường, có thương hiệu; đảm bảo sự tăng trưởng liên tục số lượng khách và
doanh thu du lịch hàng năm góp phần tăng dần tỷ trọng thu nhập du lịch trong
cơ cấu GDP của tỉnh. Đưa Hà Tĩnh trở thành điểm đến hấp dẫn trong khu vực
Bắc Trung bộ.
II. Một số chỉ tiêu chủ yếu
1. Chỉ tiêu đến năm 2020
- Lượng khách: Thu hút khoảng 50 ngàn lượt khách quốc tế và 1,5 triệu
lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 20%/năm, nội địa là 6,3%/năm
- Doanh thu: đạt khoảng 2.400 tỷ đồng.
- Công ty lữ hành: 15 đơn vị, trong đó có 04 đơn vị lữ hành quốc tế.
- Lao động trong lĩnh vực du lịch: 7.000 người.
- Tập huấn, bồi dưỡng cho trên 60% tổng lao động trong lĩnh vực du lịch.
- Cơ sở lưu trú: 300 cơ sở , trên 7.000 buồng.
- Khu, điểm du lịch: 20 khu, điểm, trong đó 15 khu, điểm đạt chuẩn theo
quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Chỉ tiêu định hướng đến năm 2030
- Lượng khách: Thu hút khoảng 150 ngàn lượt khách quốc tế và trên 2,6
triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 11,6%/năm, nội địa
5,65%/năm.

- Doanh thu: đạt khoảng 7.770 tỷ đồng, đóng góp khoảng 10% GDP trong
tổng GDP của tỉnh.
- Công ty lữ hành: 50 đơn vị, trong đó có 20 đơn vị lữ hành quốc tế.
- Lao động trong lĩnh vực du lịch: 20.000 người.
- Tập huấn, bồi dưỡng cho trên 60% tổng lao động trong lĩnh vực du lịch.
- Cơ sở lưu trú: 500 cơ sở , trên 10.000 buồng.
- Khu, điểm du lịch: 50 khu, điểm, trong đó 40 khu, điểm đạt chuẩn theo
quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

13


C. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030, ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ.
I. Nhiệm vụ và giải pháp đến năm 2020
1. Công tác quản lý nhà nước về du lịch
1.1. Quy hoạch và quản lý quy hoạch
- Rà soát Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch để điều chỉnh phù hợp với
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành liên quan.
+ Thời gian thực hiện: năm 2018.
- Rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý và hoạt
động du lịch các cấp về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy, vị trí
việc làm bảo đảm phát triển đồng bộ từ tỉnh đến huyện.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND các huyện, thị,
thành.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan.

+ Thời gian thực hiện: năm 2018.
- Rà soát điều chỉnh quy hoạch Khu du lịch Hồ Kẻ Gỗ.
+ Lý do điều chỉnh: Khu du lịch hồ Kẻ Gỗ đã được UBND tỉnh phê duyệt
quy hoạch năm 2012. Hiện nay, hồ Kẻ Gỗ kết nối với hồ Bộc Nguyên để cung
cấp nước sạch cho thành phố Hà Tĩnh. Vì vậy, cần phải xem xét, rà soát lại quy
hoạch Khu du lịch hồ Kẻ Gỗ để xem xét kêu gọi các dự án đầu tư phát triển du lịch.
+ Cơ quan chủ trì: UBND huyện Cẩm Xuyên.
+ Cơ quan phối hợp: Công ty Cổ phần Cấp nước Hà Tĩnh, Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn và các sở, ngành liên quan.
+ Thời gian thực hiện: năm 2018.
- Quy hoạch làng du lịch cộng đồng Nam Sơn, xã Thịnh Lộc.
+ Cơ quan chủ trì: UBND huyện Lộc Hà.
+ Cơ quan phối hợp: Sở VHTTDL và các sở, ngành, địa phương, tổ chức ,
cá nhân liên quan.
+ Thời gian thực hiện: năm 2018
- Lập quy hoạch mở rộng Khu du lịch sinh thái nước sốt Sơn Kim, Rào Àn,
Quần thể Khu du lịch sinh thái Hải thượng Lãn Ông (bao gồm khu du lịch sinh
thái Hải thượng Lãn ông và khu nuôi hươu Hương Sơn).
+ Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
14


+ Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh, UBND huyện Hương Sơn, Tổng công ty Khoáng sản và
Thương mại.
+ Thời gian thực hiện: năm 2018 - 2019.
- Lập quy hoạch 02 trạm dừng chân du lịch trên Quốc lộ 1A và đường Hồ
Chí Minh
+ Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông Vận tải.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở

Tài nguyên và Môi trường.
+ Thời gian thực hiện: năm 2018.
- Quy hoạch các tuyến phố đi bộ, mua sắm, ẩm thực ở trung tâm Thành phố
Hà Tĩnh.
+ Cơ quan chủ trì: UBND thành phố Hà Tĩnh.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công thương, Sở
Giao thông Vận tải.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2018.
- Công tác quản lý quy hoạch: Đóng mốc xác định ranh giới quy hoạch,
công bố, cung cấp thông tin các quy hoạch du lịch đã được phê duyệt để các tổ
chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện và người dân tham gia giám sát
việc thực hiện.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng, các địa phương liên quan.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Thời gian thực hiện: bắt đầu từ năm 2018 - 2019.
1.2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch
- Phổ biến, quán triệt các văn bản của Trung ương, địa phương về phát
triển du lịch; Tổ chức công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp,
các ngành và toàn xã hội tham gia vào hoạt động du lịch. Đẩy mạnh thực hiện
Kế hoạch số 328/KH- UBND, ngày 21/9/2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc
triển khai thực hiện hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ngành du lịch theo Nghị
quyết 35/NQ-CP của Chính phủ.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin Truyền thông, các cơ quan Báo, Đài
PTTH tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Ban quản lý khu du lịch,
các đơn vị kinh doanh du lịch.
+ Thời gian thực hiện: cả giai đoạn.
- Tổ chức các hoạt động tôn vinh, khen thưởng các doanh nghiệp, cá nhân,
tổ chức có đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển du lịch.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

15


+ Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các Sở, ngành, địa phương liên quan, doanh
nghiệp du lịch.
+ Thời gian thực hiện: cả giai đoạn.
1.3. Triển khai thực hiện tốt thủ tục cấp thị thực điện tử cho du khách nước
ngoài nhập cảnh vào Hà Tĩnh theo quy định tại Nghị định 07/2017/NĐ-CP của
Chính phủ.
+ Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh.
+ Cơ quan, đơn vị phối hợp: Cục Hải quan Hà Tĩnh.
+ Thời gian thực hiện: cả giai đoạn.
1.4. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành
chính và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Đẩy mạnh
công tác thu hút đầu tư các dự án hạ tầng du lịch, nhất là tập đoàn lớn trong và
ngoài nước.
+ Cơ quan chủ trì: Trung tâm hành chính công tỉnh, Trung tâm Hỗ trợ phát
triển DN và Xúc tiến đầu tư tỉnh.
+ Cơ quan, đơn vị phối hợp: các Sở ngành, liên quan.
+ Thời gian thực hiện: cả giai đoạn.
1.5. Công tác thanh, kiểm tra
- Phối hợp với các ngành liên quan thực hiện tốt công tác thanh, kiểm tra
đảm bảo quy định,nhằm hướng dẫn, tạo điều kiện hỗ trợ cho các đơn vị kinh
doanh hoạt đông du lịch, dịch vụ.
+ Các cơ quan thực hiện: Công an tỉnh, Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Y
tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Thời gian thực hiện: hằng năm.
- Tăng cường công tác kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh về chất lượng
phục vụ, an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng lao động, niêm yết giá, vệ sinh môi
trường, an ninh trật tự; giải quyết dứt điểm tình trạng ăn xin, chèo kéo khách tại

các khu du lịch, điểm tham quan trong toàn tỉnh.
+ Cơ quan thực hiện: Đội kiểm tra liên ngành.
+ Thời gian thực hiện: cả giai đoạn.
2. Thị trường du lịch, phát triển sản phẩm, tuyến du lịch
2.1. Thị trường du lịch
- Thị trường khách quốc tế: Tiếp cận và từng bước mở rộng thị trường du
lịch các nước trong khối ASEAN, đặc biệt là Thái Lan, Lào, Trung Quốc.
- Thị trường khách nội địa: Chú trọng khai thác các nguồn đến từ các vùng
đồng bằng sông Hồng, vùng núi phía Bắc, các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long và
khách trong tỉnh. Khai thác tập trung các dòng khách tắm biển, lễ hội tâm linh,
16


tham quan danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, du lịch sinh thái, công vụ,
mua sắm, các tour, tuyến Bắc- Nam, du lịch cuối tuần.
2.2. Phát triển sản phẩm du lịch
- Sản phẩm chủ lực:
+ Du lịch biển: Tập trung đầu tư và kêu gọi đầu tư phát triển Khu du lịch
Thiên Cầm, Xuân Thành, Cửa Sót.
+ Du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh: Đầu tư hoàn thiện hạ tầng Khu lưu
niệm Đại thi hào Nguyễn Du, Khu du lịch lễ hội, tâm linh Chùa Hương Tích;
các điểm phụ cận: Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, Đền Đại Hùng, Quần thể di
tích Đền thờ Vua Hàm Nghi, Chùa Chân Tiên, Quần thể đền thờ, quảng trường
và tượng đài Vua Mai Hắc Đế; phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể
Dân ca Ví, Giặm, Ca trù Cổ Đạm, Mộc bản Trường học Phúc giang.
+ Du lịch sinh thái: Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, khai thác hiệu quả
dịch vụ tại Khu du lịch Nước Sốt- Sơn Kim, Quỳnh Viên - Lê Khôi, nghỉ dưỡng
tắm bùn tại khu du lịch sinh thái Hải Thượng; kêu gọi các doanh nghiệp lớn vào
khảo sát, đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch sinh thái cảnh quan tại một số điểm

như: Khu Du lịch sinh thái Cửa Thờ Trại Tiểu, Vườn Quốc gia Vũ Quang gắn
Hồ Ngàn Trươi, Thành cụ Phan; khu du lịch hồ Kẻ Gỗ; khu sinh thái Rào Trổ
gắn với khu công nghiệp Vũng Áng; thác Vũ Môn, hình thành hệ thống các
điểm du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng, tham quan mạo hiểm gắn với dịch vụ
lưu trú trên địa bàn.
- Sản phẩm bổ sung:
+ Du lịch công vụ: Kêu gọi đầu tư phát triển trung tâm, hội nghị, lưu trú
cao cấp, dịch vụ vui chơi giải trí tại khu vực trung tâm thành phố Hà Tĩnh, thị xã
Kỳ Anh và các khu du lịch biển.
+ Khai thác phát triển sản phẩm du lịch gắn với tiềm năng của từng địa
phương: làng nghề du lịch, du lịch cộng đồng Homestay, du lịch trải nghiệm
nông thôn mới ở Lộc Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Hương Khê,
Hương Sơn...
+ Lựa chọn các sản vật của địa phương phục vụ khách du lịch để có các
chính sách ưu tiên phát triển như: kẹo Cu đơ, bưởi Phúc Trạch, cam bù Hương
Sơn, cam Khe Mây, cam Thượng Lộc, nhung hươu, rượu sâm nhung, hải sản chế
biến.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương.
- Cơ quan phối hợp: Trung tâm Hỗ trợ phát triển DN và Xúc tiến đầu tư
tỉnh, các Sở, ban, ngành liên quan.
- Thời gian thực hiện: 2017-2020.
2.3. Phát triển hệ thống tuyến du lịch
- Tuyến du lịch nội tỉnh:
+ Thành phố Hà Tĩnh – Can Lộc - Hồng Lĩnh - Nghi Xuân;
17


+ Thành phố Hà Tĩnh - Cẩm Xuyên - Kỳ Anh;
+ Thành phố Hà Tĩnh - Hồng Lĩnh - Phố Châu - Cầu Treo;
+ Thành phố Hà Tĩnh - Thị trấn Vũ Quang - Thị trấn Hương Khê;

+ Nghi Xuân (Xuân Thành) - Thành phố Hà Tĩnh – Lộc Hà –Thạch Hà
(Quỳnh Viên) – Cẩm Xuyên (Thiên Cầm) – Kỳ Anh (Vũng Áng);
+ Nghi Xuân – Hồng Lĩnh – Đức Thọ - Hương Sơn.
+ Nghi Xuân – Can Lộc – Lộc Hà
- Tuyến du lịch liên tỉnh:
+ Hà Tĩnh – Nghệ An - Thanh Hóa - Ninh Bình - Hà Nội và các tỉnh phía Bắc;
+ Hà Tĩnh - Quảng Bình – Quãng Trị - Huế - Đà Nẵng – Thành phố Hồ Chí
Minh - Các tỉnh phía Nam.
+ Hà Nội – Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình;
+ Thành phố Hồ Chí Minh – Quảng Bình – Hà Tĩnh – Nghệ An – Thanh Hóa.
- Tuyến du lịch quốc tế:
+ Hà Tĩnh - Lak Sao - Viêng Chăn (Lào) - Đông Bắc Thái Lan và ngược lại;
+ Hà Tĩnh - Cha Lo - Lào - Thái Lan và ngược lại.
+ Hà Tĩnh - Bắc Kinh - Thượng Hải và ngược lại
3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu phát
triển hạ tầng du lịch nằm trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2016-2020 cũng như các dự án phát triển hạ tầng du lịch khác đang triển khai.
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giao thông Vận
tải.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2017-2019.
3.1. Hệ thống giao thông
- Nâng cấp, mở rộng đường Thạch Hải - Quỳnh Viên Lê Khôi nối với tuyến
quốc lộ ven biển.
+ Cơ quan chủ trì: UBND huyện Thạch Hà.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giao thông Vận
tải.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2017-2019.
- Nâng cấp và mở rộng tuyến đường từ đường quốc lộ 8 vào khu du lịch Nước

Sốt - Sơn Kim và Rào Àn,từ Hương Sơn đi cửa khẩu Cầu Treo, các tuyến đường
vào các vùng nuôi hươu trọng điểm.
18


+ Cơ quan chủ trì: Uỷ ban nhân dân huyện Hương Sơn.
+ Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, SởGiao thông
Vận tải, Hợp tác xã Du lịch Rào Àn, Ban Quản lý khu du lịch sinh thái Nước Sốt Sơn Kim.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2019.
- Hoàn thành các hạng mục hạ tầng tại Khu du lịch Chùa Hương Tích, khu
lưu niệm Nguyễn Du theo Dự án ADB
+ Cơ quan chủ trì: Ban quản lý các dự án công nghiệp và dân dụng tỉnh Hà Tĩnh.
+ Cơ quan phối hợp: UBND huyện Can Lộc.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2017 -2019.
- Đầu tư xây dựng hệ thống cầu cảnh quan lạch nước ngọt Mỹ Dương,
Xuân Thành
+ Cơ quan chủ trì: UBND huyện Nghi Xuân.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Thời gian thực hiện: 2019 -2020.
3.2. Hệ thống điện
- Xây dựng trạm biến áp và hệ thống điện chiếu sáng đường ven Khu du lịch
Thiên Cầm, Cửa Sót.
+ Cơ quan chủ trì: UBND huyện Cẩm Xuyên, Lộc Hà.
+ Cơ quan phối hợp: Điện lực Hà Tĩnh.
+ Thời gian thực hiện: 2018 -2019.
3.3. Hệ thống cấp nước sạch
- Xây dựng cấp nguồn nước sạch cho Khu du lịch Thiên Cầm;Văn – Trị.
+ Cơ quan chủ trì: UBND huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà.
+ Cơ quan phối hợp: Công ty cấp nước Hà Tĩnh.
+ Thời gian thực hiện: 2018-2019.

3.4. Hệ thống xử lý rác thải, bảo vệ môi trường
- Xây dựng 6 nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch tại
khu du lịch Chùa Hương Tích (4), Đền Chợ Củi (2).
+ Cơ quan thực hiện: UBND huyện Can Lộc, UBND huyện Nghi Xuân.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Thời gian thực hiện: 2018-2020.
- Xây dựng khu xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho khu du lịch Thiên
Cầm, Xuân Thành, Cửa Sót
+ Cơ quan thực hiện: UBND huyện Cẩm Xuyên, Nghi Xuân.
19


+ Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường.
+ Thời gian thực hiện: 2019-2020.
3.5. Hệ thống thông tin- truyền thông
- Thực hiện phủ sóng Internet Wifi miễn phí tại các khu, điểm du lịch như:
Thiên Cầm, Xuân Thành, Cửa Sót, chùa Hương Tích, Ngã ba Đồng Lộc, khu lưu
niệm Nguyễn Du,....
+ Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin – Truyền thông.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Thời gian thực hiện: 2018-2020.
3.6. Kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
- Nội dung:
+ Xây dựng 5 đến 6 khách sạn 4 - 5 sao tại khu du lịch Xuân Thành, Xuân
Hội, Thiên Cầm, Cửa Sót, Cầu Phủ và thành phố Hà Tĩnh
+ Xây dựng một số bến thuyền và mua sắm tàu khách du lịch phục vụ du
khách trên sông La, sông Lam, sông Phủ, sông Cày, hồ Trại Tiểu và hồ Kẻ Gỗ
nhằm phát triển các tuyến du lịch đường sông.
+ Xây dựng và hoàn thiện khu du lịch sinh thái cây xanh thể thao tại Đồng
Lộc và một số khu du lịch sinh thái tại các vùng phụ cận thành phố Hà Tĩnh, thị

xã Kỳ Anh, huyện Thạch Hà...
+ Xây dựng khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đảo Xuân
Giang, huyện Nghi Xuân.
+ Xây dựng công viên vui chơi giải trí thể thao tại thành phố Hà Tĩnh.
+ Đầu tư xây dựng cầu cảng tại cảng Vũng Áng để đón tàu du lịch trong
nước và quốc tế.
+ Đầu tư các điểm ATM tại các khu du lịch: Xuân Thành, Thiên Cầm, Cửa Sót.
- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Hỗ trợ phát triển DN và Xúc tiến đầu tư
tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Sở, ban, ngành liên quan; doanh
nghiệp và thành phần kinh tế.
- Thời gian thực hiện: cả giai đoạn.
(chi tiết các dự án đầu tư tại phụ lục số 06; khái toán kinh phí tại phụ lục số
08 kèm theo)
4. Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực du lịch
4.1. Bổ sung, đào tạo nhân lực cho bộ máy quản lý nhà nước
- Bổ sung nhân lực cho bộ máy quản lý nhà nước về du lịch như sau:
+ Cấp Sở (phòng Nghiệp vụ Du lịch) năm 2018 bổ sung thêm 02 biên chế;
năm 2020 thêm 03 biên chế từ nguồn biên chế dự phòng của tỉnh.
20


+ Đối với các huyện, thị xã, thành phố năm 2018 bổ sung 01 biên chế phụ
trách lĩnh vực du lịch.
- Hàng năm, gửi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý du lịch cho đội ngũ
cán bộ quản lý từ tỉnh đến huyện.
+ Nhân lực của các thành phần kinh tế: tăng lên theo sự phát triển số lượng
và quy mô của cơ sở kinh doanh (dự kiến lao động đến năm 2020 đạt 4.800
người).
4.2. Nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo hiện có, các trường: Đại học
Hà Tĩnh, Cao đẳng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Du, Trung cấp Nghề

Hà Tĩnh, Trung cấp Nghề Lý Tự Trọng và các cơ sở đào tạo khác có mã ngành
đào tạo du lịch.
- Các trường đào tạo có chuyên ngành du lịch, hàng năm ưu tiên gửi số giáo
viên giảng dạy chuyên ngành du lịch đi học nâng cao trong và ngoài nước. Các
cơ sở dạy nghề cần bổ sung tuyển dụng những người có tay nghề giỏi, bậc cao,
có danh hiệu bàn tay vàng về các lĩnh vực kỹ thuật chế biến món ăn, buồng, bàn
để giảng dạy thực hành nghề cho học viên.
4.3. Liên kết với cơ sở đào tạo nghề của Saigontourist tại Nghệ An, các
trường có bề dày đào tạo du lịch như: Cao đẳng Du lịch Huế, Quảng Ninh; thuê
các chuyên gia, thợ bậc cao đào tạo nghề du lịch.
4.4. Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch
- Số lượng: 18 lượt người/năm.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ mỗi năm 1 khóa.
4.5. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch cộng đồng cho người dân tại
các mô hình được lựa chọn
- Đào tạo kiến thức kinh doanh, phát triển du lịch bền vững nhằm trang bị
cơ bản các kỹ năng vận hành quản lý cho công dân, cán bộ xã, thôn và cộng
đồng dân cư tại các điểm du lịch tích cực khởi nghiệp làm du lịch cộng đồng, du
lịch làng nghề, homestay.
+ Số lượng đào tạo: Theo nhu cầu thực tế.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Cơ quan, đơn vị phối hợp: các địa phương liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Định kỳ mỗi năm 02 khóa.
4.6. Bồi dưỡng kỹ năng quản lý doanh nghiệp và phát triển hệ thống đào
tạo viên (VTOS) tại các cơ sở kinh doanh
- Bồi dưỡng kỹ năng
+ Số lượng đào tạo: Theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
21



+ Đơn vị phối hợp: Hiệp hội Du lịch Hà Tĩnh, các doanh nghiệp du lịch.
+ Thời gian thực hiện: Định kỳ mỗi năm 1 khoá.
- Tổ chức các cuộc thi tay nghề, thi nâng bậc nghề cho nhân viên: lễ tân,
buồng, bàn, bếp (định kỳ 02 năm 01 lần)
+ Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Đơn vị phối hợp: Hiệp hội Du lịch Hà Tĩnh, các doanh nghiệp du lịch.
+ Thời gian thực hiện: Cả giai đoạn.
4.7. Bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ du lịch, văn hóa ứng xử, kỹ năng
giao tiếp, bán hàng cho cho người dân trực tiếp làm dịch vụ du lịch và người
dân vùng phụ cận các khu, điểm du lịch.
- Số lượng đào tạo: Theo nhu cầu thực tế của cơ sở.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị phối hợp: Hiệp hội Du lịch Hà Tĩnh, các doanh nghiệp du lịch.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ mỗi năm 1khóa (7-8 lớp tại các địa phương
trọng điểm phát triển du lịch như Nghi Xuân, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Can Lộc, thị
xã Kỳ Anh).
4.8. Bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại
điểm, hướng dẫn viên du lịch.
- Số lượng đào tạo: 50/01 khóa.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị phối hợp: khu, điểm du lịch, di tích và các công ty lữ hành.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ 02 năm 01 khóa.
(chi tiết khái toán kinh phí ở phụ lục 08 kèm theo)
5. Xúc tiến, quảng bá du lịch
5.1. Tổ chức hoạt động xúc tiến, quảng bá ở nước ngoài
- Tham gia hội nghị xúc tiến, hội chợ du lịch tại Lào, Thái Lan giới thiệu
sản phẩm, hình ảnh hấp dẫn về du lịch của Hà Tĩnh đến với du khách nước
ngoài.

+ Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Cơ quan, đơn vị phối hợp: Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam,
Sở Ngoại vụ; BQL các khu, điểm du lịch; các doanh nghiệp du lịch.
+ Thời gian thực hiện: hàng năm.
- Xuất bản tập gấp, bản đồ du lịch, cẩm nang du lịch, phim du lịch bằng
tiếng Anh, Thái, Trung Quốc.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
22


+ Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Ngoại vụ, Sở Thông tin Truyền thông, các
Hội người Việt ở nước ngoài, các doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông báo
chí.
+ Thời gian thực hiện: năm 2019 - 2020.
- Tổ chức mời và đón đoàn Famtrip nước ngoài (Thái Lan, Lào, Trung
Quốc) đến khảo sát, tư vấn xây dựng sản phẩm, tuyên truyền quảng bá về du
lịch Hà Tĩnh.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Ngoại vụ.
+ Thời gian thực hiện: hằng năm.
5.2. Tổ chức hoạt động xúc tiên, quảng bá trong nước
- Tham gia năm du lịch quốc gia tại các địa phương, hội chợ, hội thảo, hội
nghị xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng, các tỉnh phía Bắc.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Cơ quan, đơn vị phối hợp: các doanh nghiệp du lịch, các cơ quan địa
phương liên quan.
+ Thời gian thực hiện: hằng năm.
- Tổ chức và đón đoàn famtrip trong nước (Hà Nội, Quảng Ninh, các tỉnh
phía Bắc, Thành phố Hồ Chí Minh các tỉnh đồng bằng Nam bộ, Trung bộ, Tây

nguyên, Đà Nẵng, Quảng Nam...) đến khảo sát, thẩm định, tư vấn hoàn thiện
sản phẩm và tuyên truyền, quảng bá về du lịch Hà Tĩnh
+ Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Cơ quan, đơn vị phối hợp: Tổng cục Du lịch, Câu lạc bộ lữ hành Unesco
Hà Nội, Viettravel, Saigontourist.
+ Thời gian thực hiện: hằng năm (02 cuộc/năm).
- Các cơ quan truyền thông tăng cường các chuyên mục, bài viết giới thiệu
về du lịch Hà Tĩnh.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin Truyền thông.
+ Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo Hà
Tĩnh, Đài PTTH Hà Tĩnh.
+ Thời gian thực hiện: hằng năm.
- Xây dựng các biển tấm lớn quảng bá du lịch tại các nút giao thông và
một số điểm du lịch trọng điểm, tăng cường quảng bá trên các mạng xã hội:
facebook, youtobe...; phát hành các ấn phẩm về các danh nhân, di tích lịch sử,
danh thắng trên địa bàn tỉnh.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
23


+ Cơ quan, đơn vị phối hợp: các địa phương liên quan.
+ Thời gian thực hiện: năm 2017-2020.
- Tổ chức 01 cuộc thi sáng tác sản phẩm văn hóa, lưu niệm đặc trưng về du
lịch Hà Tĩnh
+ Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Thời gian thực hiện: năm 2018.
- Điều tra đánh giá của khách du lịch về các sản phẩm du lịch.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Thời gian thực hiện: năm 2019.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông phục vụ xúc tiến

du lịch; Nâng cấp website du lịch Hà Tĩnh và liên kết với website của Tổng cục
Du lịch và các tỉnh, thành phố; Cung cấp thông tin chính xác về y tế, an ninh…
qua internet và các ấn phẩm, cẩm nang du lịch để khách lựa chọn. Công khai
các điểm dịch vụ du lịch đạt chuẩn.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Khoa học – Công nghệ, Sở Thông tin Truyền
thông.
+ Thời gian thực hiện: năm 2018 - 2019.
5.3. Thành lập quỹ hỗ trợ xúc tiến du lịch nhằm đảm bảo đủ nguồn kinh
phí cho các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, từng bước giảm sự phụ thuộc
vào nguồn chi ngân sách.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Tài chính, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
- Thời gian thực hiện: năm 2017-2020.
(chi tiết khái toán kinh phí ở phụ lục 08 kèm theo)
6. Liên kết phát triển du lịch, hợp tác quốc tế
6.1. Mở rộng liên kết hợp tác phát triển du lịch (đào tạo nguồn nhân lực,
kết nối tour tuyến) với các nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, Trung Quốc
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Ngoại vụ, Hiệp hội du lịch, các doanh
nghiệp lữ hành quốc tế.
- Thời gian thực hiện: 2017-2020.
6.2. Xúc tiến mở văn phòng đại diện du lịch tại Thái Lan, Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

24


- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Ngoại vụ, Hiệp hội du lịch, các doanh

nghiệp lữ hành quốc tế.
- Thời gian thực hiện: 2017-2020.
6.3. Liên kết hợp tác du lịch với các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là
các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Du lịch các tỉnh, thành: Thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh.
- Thời gian thực hiện: năm 2017-2020.
6.4. Tiếp tục thực hiện đẩy mạnh liên kết hợp tác du lịch bốn địa phương 1
điểm đến (Thanh Hóa – Nghệ An - Hà Tĩnh- Quảng Bình) và các hãng lữ hành lớn
trong nước.
- Cơ quan chủ trì: Ban điều phối phát triển du lịch 4 tỉnh Bắc Trung bộ.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các đơn vị lữ
hành.
- Thời gian thực hiện: năm 2017 - 2020.
6.5. Xúc tiến mở tuyến xe khách cố định và xe du lịch giữa tỉnh Hà Tĩnh với
Lào và Thái Lan
- Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông Vận tải.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Ngoại vụ.
- Thời gian thực hiện: năm 2017 - 2018.
(chi tiết khái toán kinh phí ở phụ lục 08 kèm theo)
7. Cơ chế, chính sách
- Trên cơ sở Quyết định số 1477/QĐ-UBND ngày 23/5/2013 của UBND
tỉnh về việc phê duyệt “ Đề án một số chính sách khuyến khích phát triển du lịch
Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020” tiếp tục sửa đổi và bổ sung một số nội dung phù
hợp với tình hình và yêu cầu phát triển.
- Nghiên cứu, triển khai xây dựng phương án chuyển đổi mô hình quản lý
nhà nước sang mô hình hợp tác công tư (kể cả đầu tư, nâng cấp) đối với các
điểm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh: chùa Hương Tích, Khu lưu niệm Nguyễn
Du, đền Chợ Củi nhằm huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân để phát triển du

lịch, giảm các khoản chi ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo công
tác trùng tu, bảo tồn và khai thác có hiệu quả. Chuyển đổi cơ chế phí tham quan
sang cơ chế giá dịch vụ.
7.1. Chính sách về đất đai
- Dự án thuộc lĩnh vực quy định được hưởng chính sách về đất đai theo quy
định hiện hành của tỉnh, tạo điều kiện tốt nhất về đất đai, mặt bằng sạch để kêu
25


×