Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất yếu tố tổng hợp các nước ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀ NH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------------

PHẠM TRUNG KIÊN

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN
NĂNG SUẤT YẾU TỐ TỔNG HỢP CÁC NƯỚC ASEAN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chı́ Minh, Năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng
suất yếu tố tổng hợp các nước ASEAN” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng
toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử
dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này
mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học
hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2017

Phạm Trung Kiên



ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Mở Thành phố
Hồ Chí Minh, Khoa Đào tạo Sau Đại học đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
học viên học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Văn Ngãi là người đã truyền
đạt kiến thức và kinh nghiệm thực tế, giúp tôi không những hoàn thành luận văn mà
thành công hơn trong việc nghiên cứu trong tương lai.
Tôi xin bày tỏ lòng trân trọng và cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Minh Hà!
Thầy là người chỉ bảo và dẫn dắt những bước đi đầu tiên trong con đường nghiên cứu
khoa học. Môn Phương pháp Nghiên cứu Kinh tế do Thầy giảng dạy đã đặt nền tảng
quan trọng hình thành nên phương hướng nghiên cứu, đồng thời Thầy đã có những góp
ý rất xác đáng và bổ ích giúp luận văn này hoàn thiện hơn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ và vợ tôi, những người đã trực tiếp hỗ trợ,
động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi tham gia khóa học.
Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã tận tình hỗ trợ, góp ý, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, xin gửi lời tri ân đến toàn thể quý Thầy, Cô, đồng nghiệp, bạn bè
và gia đình.


iii

TÓM TẮT
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới
trong nhiều năm qua và là một chủ đề quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển
lẫn phát triển. Ngoài vai trò trực tiếp tăng cường vốn cho nền kinh tế, đầu tư trực tiếp
nước ngoài còn ảnh hưởng gián tiếp đến nước tiếp nhận thông qua các kênh tác động
lan tỏa (Blomström & Kokko, 1998; Görg & Greenaway, 2004). Đối với kênh tác động

lan tỏa, mà cụ thể là tác động đến năng suất yếu tố tổng hợp, chưa có một kết luận thống
nhất và đang còn nhiều tranh luận, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đưa ra kết quả trái
ngược nhau. Nghiên cứu của Arısoy (2012), Baltabaev (2014), Fujimori & Sato (2015),
Kim, et al. (2014), Loko & Diouf (2009), Anwar & Nguyen (2014), Wang (2012) và
Woo (2009) cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động tích cực đến năng suất yếu tố
tổng hợp; bên cạnh đó, các nghiên cứu khác của Aitken & Harrison (1999), Elsadig
(2012) lại cho thấy sự ảnh hưởng tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất
yếu tố tổng hợp các nước nhận đầu tư.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã trở thành một trong những khu
vực ngày càng hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh vai trò bổ sung nguồn
vốn trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế, kỳ vọng rằng ảnh hưởng tích cực của FDI còn đến
từ tác động lan tỏa thông qua các kênh chuyển giao kỹ thuật, bí quyết công nghệ, năng
lực quản lý, … từ đó gia tăng năng suất và cuối cùng là góp phần vào tăng trưởng kinh
tế các nước ASEAN.
Nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng
trưởng năng suất yếu tố tổng hợp tại một số nước thuộc ASEAN. Dựa trên mẫu gồm 6
quốc gia thuộc ASEAN gồm Thailand, Singapore, Philippines, Indonesia, Malaysia và
Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2014, thông qua các phương pháp ước lượng dữ liệu
bảng như Pooled OLS, fixed effects model, radom effects model, Parks-Kmenta và
system GMM, kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy đầu tư trực tiếp nước
ngoài có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp các nước
ASEAN. Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chi tiêu chính phủ có
vai trò tích cực trong việc gia tăng năng suất, trong khi đó lạm phát và khủng hoảng kinh


iv

tế có ảnh hưởng tiêu cực. Từ đó, nghiên cứu đề xuất hàm ý chính sách nhằm nâng cao
tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp của các nước ASEAN.



v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ............................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................x
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU...........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu ........................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................5
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................5
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................5
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................6
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu ....................................................................................6
1.7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ...........................8
2.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài .......................................................8
2.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài ...............................................8
2.1.1. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................10
2.2. Tổng quan về năng suất..................................................................................12
2.2.1. Khái niệm năng suất ..........................................................................12
2.2.2. Năng suất ở cấp độ nền kinh tế .........................................................14
2.2.3. Phương pháp tính năng suất yếu tố tổng hợp ....................................18

2.3. Tác động FDI đến năng suất yếu tố tổng hợp ................................................22
2.3.1. Tác động lan tỏa theo chiều ngang....................................................23
2.3.2. Tác động lan tỏa theo chiều dọc........................................................27
2.4. Một số nhân tố khác ảnh hưởng đến năng suất yếu tố tổng hợp ....................29
2.4.1. Khoảng cách công nghệ ....................................................................29
2.4.2. Vốn con người ...................................................................................30
2.4.3. Độ mở thương mại ............................................................................31
2.4.4. Lạm phát............................................................................................32
2.4.5. Chi tiêu của chính phủ ......................................................................32
2.4.6. Hoạt động nghiên cứu và phát triển ..................................................33


vi

2.4.7. Tham gia của lao động nữ .................................................................34
2.4.8. Tăng trưởng dân số ...........................................................................35
2.5. Một số nghiên cứu trước ................................................................................36
2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất ...........................................................................41
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................43
3.1. Qui trình nghiên cứu ......................................................................................43
3.2. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................44
3.2.1. Định nghĩa các biến trong mô hình nghiên cứu ................................45
3.2.2. Dấu kỳ vọng các biến giải thích trong mô hình ................................50
3.3. Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................50
3.3.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu .................................................................50
3.3.2. Mẫu nghiên cứu.................................................................................51
3.4. Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu ...............................................52
3.4.1. Qui trình ước lượng và kiểm định .....................................................52
3.4.2. Kiểm định tính dừng và đồng liên kết dữ liệu bảng..........................53
3.4.3. Mô hình Pooled OLS ........................................................................54

3.4.4. Mô hình tác động cố định (fixed effects model – FEM)...................54
3.4.5. Mô hình tác động ngẫu nhiêu (Random effects model – REM) .......55
3.4.6. Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp ..............................................56
3.4.7. Kiểm định sau ước lượng FEM và REM ..........................................57
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................59
4.1. Phân tích thống kê năng suất yếu tố tổng hợp và đầu trực tiếp nước ngoài các
nước ASEAN .................................................................................................59
4.1.1. Năng suất yếu tố tổng hợp theo tính toán của APO ..........................59
4.1.2. Tình hình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước ASEAN ...62
4.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ......................................67
4.3. Kiểm tra tính dừng và đồng liên kết...............................................................67
4.4. Tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ...................................69
4.5. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ................................................................70
4.6. Kết quả hồi qui mô hình nghiên cứu thực nghiệm .........................................71
4.6.1. Lựa chọn mô hình phù hợp ...............................................................72
4.6.2. Kiểm định sau lựa chọn mô hình ......................................................74
4.6.3. Kết quả ước lượng theo phương pháp system GMM .......................77
4.7. Thảo luận kết quả ...........................................................................................81
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................89
5.1. Kết luận ..........................................................................................................89
5.2. Gợi ý chính sách .............................................................................................90


vii

5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................94
PHỤ LỤC ...................................................................................................................102
Phụ lục 1. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ......................................102
Phụ lục 2. Thành phần của tăng trưởng kinh tế ...............................................106

Phụ lục 3. Một số hình thức biểu hiện của năng suất .......................................106
Phụ lục 4. Tiến bộ công nghệ trong mô hình tăng trưởng tân cổ điển .............108
Phụ lục 5. Phương pháp tính TFP trong nghiên cứu ........................................110
Phụ lục 6. Phương pháp tính giá trị của biến giải thích ...................................112
Phụ lục 7. Tỷ trọng FDI và GDP của mẫu so với khu vực ASEAN ................115
Phụ lục 8. Nội suy dữ liệu RD .........................................................................115
Phụ lục 9. Chi tiết số liệu mô hình định lượng ................................................118
Phụ lục 10. Kết quả kiểm định tính dừng các biến theo Fisher .........................124
Phụ lục 11. Kết quả kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng Pedroni ...................125
Phụ lục 12. Kiểm định ý nghĩa thống kê các biến giả thời gian ........................126
Phụ lục 13. Kết quả hồi qui theo phương pháp Pooled OLS .............................128
Phụ lục 14. Kết quả hồi qui theo phương pháp FEM .........................................129
Phụ lục 15. Kết quả hồi qui mô hình động theo system GMM..........................130
Phụ lục 16. Kết quả hồi qui theo phương pháp Parks–Kmenta .........................131
Phụ lục 17. Bài báo đã được chấp thuận đăng tạp chí .......................................132


viii

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2.1. Khung phân tích tác động lan tỏa của FDI đến TFP .....................................23
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................41
Hình 3.1. Sơ đồ qui trình nghiên cứu ............................................................................44
Hình 4.1. Tăng trưởng TFP tại 6 nước ASEAN (1990 - 2014) .....................................62
Hình 4.2. Dòng vốn FDI thế giới và tỷ trọng vào 6 nước ASEAN (1990 – 2014) .......62


ix


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Một số phương pháp tính toán hay ước lượng TFP ......................................19
Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả một số nghiên cứu trước ..................................................39
Bảng 3.1. Căn cứ đề xuất biến trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm .......................49
Bảng 3.2. Kỳ vọng dấu của các biến giải thích trong mô hình .....................................50
Bảng 3.3. Nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu ...............................................................51
Bảng 4.1. Tăng trưởng TFP tại 6 nước ASEAN (1990 - 2014) ....................................60
Bảng 4.2. Dòng vốn FDI vào 6 nước ASEAN (1990 – 2014) ......................................64
Bảng 4.3. Tỷ trọng đóng góp của FDI trong GDP 6 nước ASEAN (1990 – 2014) ......65
Bảng 4.4. Thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu ...................................................67
Bảng 4.5. Kiểm định tính dừng theo Levin-Lin-Chu và Im-Pesaran-Shin ...................68
Bảng 4.6. Kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng Westerlund .......................................69
Bảng 4.7. Hệ số tương quan các biến trong nghiên cứu ................................................70
Bảng 4.8. Kiểm tra đa cộng tuyến .................................................................................71
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định Hausman lựa chọn giữa FE và RE .................................72
Bảng 4.10. Kết quả hồi qui theo Random effects ..........................................................73
Bảng 4.11. Kiểm định nhân tử Lagrange của Breusch – Pagan về phương sai sai số
không đổi ...................................................................................................74
Bảng 4.12. Kiểm định phương sai sai số không đổi theo Poi & Wiggins (2001) .........74
Bảng 4.13. Kiểm định Wooldridge hiện tượng tự tương quan trong sai số ..................74
Bảng 4.14. Kiểm định tương quan giữa phần dư các đơn vị chéo ................................75
Bảng 4.15. Kiểm định Durbin-Wu-Hausman về tính nội sinh của mô hình .................76
Bảng 4.16. Kết quả hồi qui theo phương pháp system GMM .......................................78


x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB


Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển châu Á

APO

The Asian Productivity

Tổ chức Năng suất châu Á

Organization
ASEAN

Association of Southeast Asian Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Nations

CIEM

Central Institute for Economic

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế

Management

Trung ương
Doanh nghiệp

DN
FDI


Foreign direct investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FEM

Fixed effect model

Mô hình tác động cố định

GMM

Generalized method of

Phương pháp mô men tổng quát

moments
IMF

International Monetary Fund

Quĩ Tiền tệ Quốc tế

OECD

The Organisation for

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế


Economic Co-operation and
Development
OLS

Ordinary least squares

Bình phương nhỏ nhất thông thường

R&D

Research & Development

Nghiên cứu và Phát triển

REM

Random effect model

Mô hình tác động ngẫu nhiên

TFP

Total factor productivity

Năng suất yếu tố tổng hợp

UNCTAD United Nations Conference on

VNPI


Uỷ ban Liên hiệp Quốc về Thương

Trade and Development

mại và Phát triển

Vietnam National Productivity

Viện Năng suất Việt Nam

Institute
VPC

Vietnam Productivity Centre

Trung tâm Năng suất Việt Nam

WDI

World Development Indicators

Các chỉ số phát triển thế giới


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
Nội dung của chương này nhằm trình bày giới thiệu tổng quan về nghiên cứu bao
gồm: Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu; Mục tiêu của nghiên cứu; Câu hỏi nghiên cứu;
Mô tả đối tượng nghiên cứu; Giới thiệu phương pháp nghiên cứu; Ý nghĩa của nghiên

cứu và kết cấu nghiên cứu.
1.1.

Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu hành vi con người cũng như mối quan

hệ giữa các nhu cầu không giới hạn của xã hội với sự khan hiếm của các nguồn lực,
trong đó có giải pháp lựa chọn các cách sử dụng khác nhau (Robbins, 1932); hay nói
cách khác, Kinh tế học là một môn khoa học nghiên cứu cách thức con người sử dụng
nguồn tài nguyên có hạn để thỏa mãn nhu cầu vô hạn của mình. Vấn đề luôn trăn trở
của các nhà kinh tế học là tìm ra giải pháp tốt nhất để giải thích cũng như sử dụng các
nguồn lực một cách có hiệu quả nhằm tạo ra nhiều của cải nhất, đồng thời tìm lời giải
cho câu hỏi tại sao sự giàu có của các quốc gia lại khác nhau.
Theo dòng lịch sử của các học thuyết kinh tế, cho đến ngày nay có rất nhiều công
trình nghiên cứu nhằm phân tích tìm ra nguồn gốc tăng trưởng kinh tế và đều thừa nhận
rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào các nhân tố chính là vốn, lao động, tài nguyên,
tri thức, công nghệ, kỹ năng của người lao động, nền văn hóa và thể chế. Hiện nay, nền
kinh tế thế giới phụ thuộc vào công nghệ ngày một gia tăng, đầu tư mạnh mẽ cho R&D
là điều kiện cần thiết để duy trì và phát triển sức mạnh của nền kinh tế tri thức, mặc dù
không phải là công cụ có thể nhanh chóng kích hoạt tăng trưởng kinh tế, song từ đòi hỏi
của phát triển kinh tế tri thức với tầm nhìn chiến lược lâu dài, các quốc gia phát triển và
những nền kinh tế mới nổi đều đã tập trung nguồn lực cho R&D (CIEM, 2013) nhằm
đảm bảo sự tăng trưởng trong dài hạn hay nói cách khác cần nâng cao đóng góp của
năng suất yếu tố tổng hợp (Total factor productivity – TFP) vào kết quả đầu ra nhằm tối
đa hiệu quả sử dụng vốn và nâng cao năng suất lao động. Các nghiên cứu gần đây cho
thấy phần lớn sự thay đổi tương đối trong thu nhập trung bình đầu người giữa các quốc
gia do sự khác biệt TFP giữa các quốc gia và tăng trưởng TFP của mỗi quốc gia (Woo,
2009). TFP đã đạt được tầm quan trọng và sự hấp dẫn khi nhận thức được ra rằng không



2

thể gia tăng sản lượng bằng cách tăng yếu tố đầu vào liên tục trong thời gian dài. Tăng
trưởng TFP là điều cần thiết đối với tăng trưởng bền vững, do đó tăng trưởng TFP đã
trở thành đồng nghĩa với sự tăng trưởng dài hạn vì nó phản ánh tiềm năng tăng trưởng
(Mahadevan, 2003). Tìm hiểu lực lượng hình thành nên TFP trở thành vấn đề quan trọng
trong việc nghiên cứu về sự tăng trưởng của các quốc gia (Woo, 2009).
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một khu vực năng động, đa
dạng và đạt mức tăng trưởng kinh tế đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Với mười
quốc gia thành viên tọa lạc trên diện tích gần 4.5 triệu km2, dân số trên 600 triệu người,
có nhiều thế mạnh trên một số phương diện như chi phí nhân công rẻ, cơ cấu dân số trẻ,
thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao, môi trường kinh doanh năng động, thu hút
được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, ASEAN được cộng đồng quốc tế nhìn
nhận là một trong những khu vực có tăng trưởng kinh tế mạnh nhất tại châu Á, thậm chí
xét trên bình diện toàn thế giới (Lê Thanh Tùng, 2015; Bùi Thị Minh Tiệp, 2015). Năm
2003, nền kinh tế của ASEAN vẫn xếp thứ 10 trên thế giới, đứng sau Tây Ban Nha dù
có dân số lớn hơn rất nhiều so với quốc gia này; đến 2014, ASEAN đã vươn lên vị trí
thứ 7 (Chin, et al., 2014). Theo Asia Matters for America (2014; trích bởi Lê Thanh
Tùng, 2015), năm 2013 GDP của ASEAN đã tăng 313% so với năm 2001, đạt tổng giá
trị trên 2.400 tỷ USD và GDP bình quân đầu người của khối đạt 3.852 USD. Chỉ thêm
một thập kỷ tăng trưởng bền vững nữa là ASEAN sẽ có một vị thế, thậm chí còn quan
trọng hơn trong nền kinh tế toàn cầu (Chin, et al., 2014).
Trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ khi Hiệp định đầu tư toàn diện
ASEAN (ASEAN Comprehensive Investment Agreement – ACIA) có hiệu lực từ
29/3/2012 đã đưa ra các định nghĩa liên quan tới khu vực đầu tư ASEAN một cách toàn
diện hơn và có các biện pháp cụ thể nhằm tự do hóa đầu tư, bảo hộ đầu tư, xúc tiến và
thuận lợi hóa đầu tư nhằm bảo đảm lợi ích của các nhà đầu tư, … ASEAN đã trở thành
một trong những khu vực ngày càng hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tổng FDI
vào ASEAN chủ yếu được đóng góp bởi FDI từ ngoại khối. Theo Báo cáo đầu tư
ASEAN (2011; trích bởi Vũ Duy Vĩnh, 2014; Nguyễn Cẩm Nhung và Nguyễn Thị Hải

Lê, 2014), hơn 80% số công ty có tên trong danh sách 500 công ty toàn cầu của Fortune


3

bình chọn đã có mặt tại ASEAN. UNCTAD (2013, trích bởi Nguyễn Cẩm Nhung và
Nguyễn Thị Hải Lê, 2014) đã công bố kết quả khảo sát các công ty đa quốc gia liên quan
đến 20 điểm đến hàng đầu trên toàn thế giới đối với vốn FDI trong giai đoạn 2013-2015,
có tới 5 nước trong ASEAN gồm Indonesia, Malaysia, Philippine, Thái Lan và Việt
Nam nằm trong danh sách này. Xu hướng dịch chuyển dòng vốn FDI này đã chứng tỏ
rằng các quốc gia ASEAN hiện nay đã mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài thông thoáng
hơn, các chính sách thu hút đầu tư trong Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ASEAN
Comprehensive Investment Agreement – ACIA) đã dần phù hợp với thông lệ quốc tế.
Vì vậy, các nhà đầu tư trên thế giới đang tận dụng tối đa cơ hội phát triển tại khu vực
này.
Ngoài những ý kiến cho rằng sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn FDI sẽ
làm cho các doanh nghiệp trong nước mất thị phần, mất lao động có kỹ năng, gây ra tình
trạng cạnh tranh khốc liệt, đồng thời vốn FDI có thể làm cho đầu tư trong nước bị thu
hẹp do nhiều doanh nghiệp trong nước bị mất cơ hội đầu tư hoặc đầu tư không hiệu quả
từ đó làm giảm tăng trưởng kinh tế, phải thừa nhận rằng FDI có vai trò rất lớn đối với
tăng trưởng kinh tế của các nước nhận đầu tư. Sự tham gia của các DN FDI không chỉ
đơn giản là nhập khẩu vốn vào nước chủ nhà, quan trọng hơn là FDI từ lâu đã được coi
như một phương tiện chính của chuyển giao công nghệ, đặc biệt là các nước đang phát
triển, nơi mà các DN trong nước thường là tương đối nhỏ, yếu và lạc hậu về công nghệ
(Blomström & Kokko, 1998). FDI chiếm tỷ trọng lớn nhất của nguồn vốn bên ngoài
chảy vào các nước đang phát triển, điều này dường như được thúc đẩy bởi niềm tin rằng
FDI mang lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế, chẳng hạn như chuyển giao công nghệ,
giới thiệu quy trình sản xuất mới và phương pháp quản lý tiên tiến (Woo, 2009).
Thông thường, FDI tác động qua hai kênh chính: trực tiếp tăng cường vốn cho
nền kinh tế và gián tiếp thông qua các tác động lan tỏa (Blomström & Kokko, 1998;

Görg & Greenaway, 2004). Đối với kênh tác động lan tỏa, mà cụ thể là tác động đến
TFP, chưa có một kết luận thống nhất và đang còn nhiều tranh luận, nhiều nghiên cứu
thực nghiệm đưa ra kết quả trái ngược nhau có thể do khác nhau về mẫu nghiên cứu,
khác nhau về phương pháp kinh tế lượng. Nghiên cứu của Arısoy (2012), Baltabaev


4

(2014), Fujimori & Sato (2015), Kim, et al. (2014), Loko & Diouf (2009), Anwar &
Nguyen (2014), Wang (2012) và Woo (2009) cho thấy FDI tác động tích cực đến TFP;
bên cạnh đó, các nghiên cứu khác của Aitken & Harrison (1999), Elsadig (2012) lại cho
thấy sự ảnh hưởng tiêu cực của FDI đến TFP các nước nhận đầu tư.
Với xu hướng dòng FDI chảy vào các quốc gia ASEAN trong thời gian qua và
vai trò của TFP đối với tăng trưởng bền vững của các quốc gia. Thực tế đặt ra vấn đề,
liệu FDI có tác động đến TFP của các quốc gia này với vị thế là nơi tiếp nhận FDI hay
không? Để làm rõ vấn đề trên, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tác động của đầu tư
trực tiếp nước ngoài đến năng suất yếu tố tổng hợp các nước ASEAN” là cần thiết.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng năng suất yếu

tố tổng hợp của các nước ASEAN.
Vai trò của khoảng cách công nghệ đối với tác động của đầu tư trực tiếp nước
ngoài (tương tác giữa khoảng cách công nghệ và đầu tư trực tiếp nước ngoài) đến tăng
trưởng năng suất yếu tố tổng hợp các nước ASEAN.
Vai trò của vốn con người đối với tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (tương
tác giữa vốn con người và đầu tư trực tiếp nước ngoài) đến tăng trưởng năng suất yếu tố
tổng hợp các nước ASEAN.
Đưa ra gợi ý chính sách nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng năng suất yếu tố tổng

hợp các nước ASEAN.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động đến năng suất yếu tố tổng hợp tại các

nước ASEAN không? Nếu có, tác động đó là tiêu cực hay tích cực, mức độ tác động
như thế nào?
Khoảng cách công nghệ có ảnh hưởng đến tác động của đầu tư trực tiếp nước
ngoài đến tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp các nước ASEAN không? Nếu có, ảnh
hưởng như thế nào?


5

Vốn con người của các nước ASEAN có ảnh hưởng đến tác động của đầu tư trực
tiếp nước ngoài đến tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp các nước ASEAN không?
Nếu có, ảnh hưởng như thế nào?
Những gợi ý chính sách nào giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng năng suất yếu tố
tổng hợp các nước ASEAN?
1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của FDI đến TFP cùng với tập hợp

một số biến kiểm soát liên quan.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1.


Về nội dung nghiên cứu

Ở cấp độ nền kinh tế, TFP được đánh giá dựa trên hai chỉ số chính, đó là tăng
trưởng TFP và tỷ trọng đóng góp của tốc độ tăng TFP vào tăng trưởng kinh tế, đề tài
giới hạn phạm vi nghiên cứu là tăng trưởng TFP. Bên cạnh đó, FDI sẽ ảnh hưởng đến
tăng trưởng TFP của cả nước nhận đầu tư và nước đi đầu tư. Tuy nhiên, nghiên cứu này
chỉ tập trung nghiên cứu tác động của FDI lên tăng trưởng TFP đối với các nước tiếp
nhận FDI. Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra những kết luận và khuyến nghị liên quan.
1.4.2.2.

Về không gian nghiên cứu

Rất mong muốn thực hiện nghiên cứu với mẫu bao gồm tất cả các quốc gia thuộc
khu vực ASEAN. Tuy nhiên, do hạn chế về số liệu thống kê cho nhiều biến số kinh tế
của một số nước trong khoảng thời gian dài. Do vậy, đề tài tập trung nghiên cứu tác
động của FDI lên TFP tại 6 quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore,
Thailand và Việt Nam. Tuy không thể phản ánh hết mức độ tác động này trên toàn khu
vực do bị giới hạn không gian nghiên cứu nhưng đề tài cũng thể hiện được phần nào
mức ảnh hưởng của FDI đến TFP vì trong thời gian nghiên cứu, lượng FDI vào các quốc
gia này chiếm khoảng 95,9% tổng số FDI toàn khối ASEAN; đồng thời GDP cũng chiếm
khoảng 96,7% toàn khối ASEAN (phụ lục 7). Do vậy, các quốc gia trong mẫu nghiên
cứu có thể đại diện cho việc xem xét tác động của FDI đến khu vực ASEAN.
1.4.2.3.

Về thời gian nghiên cứu


6

Thời gian nghiên cứu của đề tài được giới hạn từ 1990 đến 2014. Với khoảng thời

gian này, dữ liệu của các nước đa phần là đầy đủ tạo điều kiện cho việc xây dựng và
đánh giá mô hình.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu
Để phân tích tác động của FDI đến tăng trưởng TFP các nước ASEAN, nghiên

cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng. Cụ thể, trước tiên là xây dựng mô hình
kinh tế lượng để xác định tác động của FDI đến TFP, sau đó sử dụng phần mềm Excel
2016, Stata 14 để tính toán các bài toán về thống kê mô tả và phân tích kinh tế lượng –
hồi quy dữ liệu bảng với các biến chính được sử dụng trong mô hình là tăng trưởng TFP
và FDI. Với kết quả của mô hình hồi qui, nghiên cứu tiến hành phân tích, đánh giá kết
quả nhằm làm rõ vấn đề và giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Với phương pháp hồi dữ liệu bảng, đề tài sử dụng mô hình Pooled OLS, mô hình
các tác động cố định (Fixed Effects Model - FEM) và mô hình các tác động ngẫu nhiên
(Random Effects Model – REM), sau đó sẽ thực hiện các kiểm định để chọn mô hình
phù hợp. Mô hình được chọn bị các sai phạm dẫn đến kết quả hồi qui không đáng tin
cậy nên tiến hành khắc phục bằng phương pháp Parks–Kmenta và system GMM.
1.6.

Ý nghĩa của nghiên cứu
Kinh tế thế giới đang trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập ngày càng sâu và

rộng. Trên xu thế đó, FDI đang là dòng vốn được nhiều quốc gia quan tâm thu hút bởi
khả năng đóng góp của nó cho nguồn vốn đầu tư chung phục vụ cho tăng trưởng kinh
tế. Thế nhưng, quan trọng hơn nữa là sự tăng trưởng bền vững, do đó không thể không
quan tâm đến việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất – mà đại diện cho nó là
TFP. Do vậy, việc nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng TFP các nước ASEAN
(trong đó có Việt Nam) hy vọng đưa ra một số gợi ý cho các nhà tạo lập chính sách trong
việc thu hút FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

1.7.

Kết cấu của luận văn
Ngoài phần danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài

gồm 5 chương chủ yếu sau:


7

Chương 1. Giới thiệu: Chương này trình bày tóm lược vấn đề nghiên cứu, mục
tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu,
và kết cấu luận văn.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước: Nội dung của chương này
nhằm trình bày các quan niệm về FDI, đặc điểm của FDI. Trình bày tổng quan các chỉ
số năng suất ở cấp độ nền kinh tế. Phân tích các kênh tác động lan tỏa của FDI và ảnh
hưởng của một số yếu tố khác đến TFP. Thống kê, phân tích một số nghiên cứu trước
có liên quan đến đề tài; đồng thời đề xuất mô hình nghiên cứu.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu: Trình bày qui trình nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu thực nghiệm và nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên
cứu.
Chương 4. Phân tích kết quả nghiên cứu: Chương này mô tả, phân tích thống
kê dữ liệu nghiên cứu; phân tích kết quả của mô hình kinh tế lượng; xác định tác động
của FDI và các biến kiểm soát đến tăng trưởng TFP.
Chương 5. Kết luận và khuyến nghị: Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu và
gợi ý một số chính sách.


8


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề
tài, câu hỏi, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Nội dung của
chương này tập trung vào việc trình bày các quan niệm về FDI; đặc điểm của FDI; khái
niệm TFP và một số yếu tố tác động đến TFP. Phân tích các kênh tác động lan tỏa của
FDI đến TFP. Thống kê, phân tích một số nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài. Từ
cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan, chương này để xuất mô hình nghiên
cứu.
2.1.

Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư là quá trình ứng ra một lượng vốn nhất định (bằng tiền mặt, tài sản) ở hiện

tại với mục đích là làm tăng thêm giá trị trong tương lai cho chủ thể bỏ vốn (Đặng Thành
Cương, 2012). Căn cứ vào quốc tịch chủ sở hữu vốn có thể phân ra thành đầu tư trong
nước và đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngoài là một hình thức di chuyển vốn quốc tế,
trong đó vốn (tiền mặt, thiết bị, công nghệ, kỹ năng quản lý, phát minh, sáng chế …)
được đi chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện một hoặc một số dự án
đầu tư nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia (Đặng Thành Cương, 2012; Ngô Thu
Hà, 2008). FDI là một trong những hình thức cơ bản của đầu tư nước ngoài1. Hiện nay
có nhiều khái niệm khác nhau về FDI, nhưng sự khác biệt giữa các định nghĩa không
nhiều.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF, 1993), FDI là vốn đầu tư thực hiện để thu được
lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế
của nhà đầu tư. Mục đích là giành được tiếng nói có hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp
đó. Khái niệm này đã nhấn mạnh đến tính lâu dài của quá trình đầu tư, chủ đầu tư là
nước ngoài và việc đầu tư ở đây gắn liền với quyền kiểm soát quản lý.
Đối với Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, 2008), FDI phản ánh lợi
ích lâu dài mà một thực thể trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) đạt được thông

1
Đầu tư nước ngoài có thể được chia thành 4 hình thức cơ bản: đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư gián tiếp
nước ngoài (FPI – Foreign Portfolio Investment), tín dụng thương mại (Trade credit) và hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA - Official Development Assistance).


9

qua một cơ sở kinh tế tại một nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc nước của nhà đầu
tư (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp). Lợi ích lâu dài này thể hiện các mối quan hệ giữa nhà
đầu tư và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp, trong đó nhà đầu tư giành được sự ảnh hưởng
quan trọng và có hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp. Đầu tư trực tiếp bao hàm các
giao dịch đầu tiên, tiếp đến là các giao dịch về vốn giữa hai thực thể được liên kết chặt
chẽ. Trong đó, nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu
quyết, tức nắm quyền kiểm soát từ 10% vốn của một doanh nghiệp trở lên. Theo khái
niệm này, có thể thấy động cơ chủ yếu của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là thông qua
phần vốn được sử dụng ở nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài giành quyền kiểm soát
hoặc ảnh hưởng nhất định trong việc quản lý doanh nghiệp. Đặc điểm mấu chốt của FDI
là chủ định thực hiện quyền kiểm soát doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tất cả các
quốc gia sử dụng mức 10% để làm mốc xác định FDI. Do vậy, các thống kê về FDI do
các tổ chức khác nhau đưa ra cũng có thể khác nhau.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO, 1996) thì: “FDI xảy ra khi một nhà
đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu
hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó”. Quyền quản lý là căn cứ để phân biệt
FDI với các công cụ tài chính khác. Khi đó, nhà đầu tư được gọi là “công ty mẹ” và các
tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.
Theo Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD, n.d.), FDI
là một khoản đầu tư bao gồm mối quan hệ trong dài hạn, phản ánh lợi ích và quyền kiểm
soát lâu dài của một thực thể thường trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư nước ngoài hay
công ty mẹ nước ngoài) trong một doanh nghiệp thường trú ở một nền kinh tế khác với

nền kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh
nghiệp liên doanh hoặc chi nhánh nước ngoài). Theo khái niện này thì FDI là một khoản
đầu tư dài hạn và phản ánh lợi ích lâu dài từ sự kiểm soát của nhà đầu tư nước ngoài
hoặc công ty mẹ đối với các doanh nghiệp của mình ở một nền kinh tế khác.
Theo Ngân hàng Thế Giới (WB; trích bởi Hồ Đắc Nghĩa, 2014), FDI là dòng đầu
tư ròng vào một quốc gia để nhà đầu tư có được quyền quản lý lâu dài (nếu nắm được ít


10

nhất 10% cổ phiếu có quyền biểu quyết) trong một doanh nghiệp hoạt động trong một
nền kinh tế khác (đối với chủ đầu tư).
Theo Luật đầu tư của Việt Nam thì đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước
ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện hoạt
động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam (Quốc Hội Việt Nam, 2014). Cách tiếp cận của
khái niệm này đứng trên quan điểm của nước tiếp nhận đầu tư (Việt Nam). Chủ yếu
nhấn mạnh đến đối tượng của đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài mang vào để tiến hành
hoạt động đầu tư. Luật không đề cập đến đầu tư trực tiếp nước ngoài mà chỉ nêu khái
niệm của đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý đầu tư.
Như vậy, FDI được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ theo cách tiếp cận của
mỗi quốc gia và theo những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy FDI là hoạt động
đầu tư do các tổ chức kinh tế, cá nhân ở quốc gia nào đó bỏ vốn bằng tiền hoặc tài sản
vào nước khác, tự mình hoặc kết hợp với các tổ chức kinh tế, cá nhân của nước kia tiến
hành đầu tư dưới một hình thức nhất định. Các khái niệm đều nhấn mạnh đến phân chia
quyền kiểm soát, điều hành và quyền sở hữu công ty của nhà đầu tư căn cứ vào tỷ lệ
nắm giữ quyền kiểm soát và sở hữu vốn. Điều đó phản ánh bản chất của FDI là nhằm
mục đích tối đa hoá lợi ích đầu tư, hay tìm kiếm lợi nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư,
thông qua di chuyển vốn từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư.
2.1.1. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Từ định nghĩa của FDI và các hình thức đầu tư của FDI (phụ lục 1) có thể thấy
FDI có những đặc điểm cơ bản như sau (Ngô Thu Hà, 2008; Đặng Thành Cương, 2012;
Hồ Đắc Nghĩa, 2014):
FDI là loại hình chu chuyển vốn quốc tế, chủ sở hữu vốn tiến hành hoạt động đầu
tư ở nước ngoài, có nghĩa là DN tiếp nhận vốn FDI không phụ thuộc quốc gia của chủ
đầu tư. Xét về xu thế và hiệu quả thì FDI thể hiện rõ sự chuyển biến về chất lượng trong
nền kinh tế thế giới, gắn liền với quá trình sản xuất trực tiếp, tham gia vào phân công
lao động quốc tế theo chiều sâu và tạo thành cơ sở cho hoạt động của các công ty xuyên
quốc gia.


11

FDI là loại hình đầu tư trực tiếp do các nhà đầu tư tự quyết định đầu tư. Nhà đầu
tư nước ngoài có quyền điều hành doanh nghiệp tiếp nhận vốn, quyền này phụ thuộc
vào tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư vào vốn pháp định. Trong trường hợp góp 100% vốn
pháp định thì nhà đầu tư có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc
vào kết quả sản xuất kinh doanh và lãi hoặc lỗ được phân chia giữa các chủ đầu tư theo
tỷ lệ góp vốn của các bên.
FDI là hình thức đầu tư mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, so với các loại
hình đầu tư quốc tế khác, FDI ít chịu sự chi phối của Chính phủ hơn, đặc biệt ít phụ
thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa nước chủ nhà với nước đầu tư.
FDI là loại hình đầu tư trực tiếp dài hạn và được thực hiện qua nhiều hình thức
đầu tư khác nhau. Do đó, FDI là một khoảng vốn dài hạn tương đối ổn định và không
phải là vốn vay nên nước chủ nhà có được một nguồn vốn dài hạn bổ sung cho đầu tư
trong nước và không phải lo trả nợ. Hơn nữa, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ
bao gồm vốn đầu tư ban đầu mà còn có vốn bổ sung trong quá trình đầu tư của các bên
nước ngoài.
Vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư nước ngoài dưới

hình thức vốn điều lệ hoặc vốn pháp định mà nó còn bao gồm cả vốn vay của các nhà
đầu tư để triển khai và mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư được trích lại từ lợi nhuận
sau thuế từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nước tiếp nhận đầu tư phải
có chính sách về tài chính phù hợp tránh trường hợp một số nhà đầu tư nước ngoài lợi
dụng chỉ đưa một lượng vốn nhỏ vào còn sau đó tiến hành vay vốn tại nước tiếp nhận
để thực hiện đầu tư, mở rộng kinh doanh làm ảnh hưởng đến mục đích thu hút đầu tư
nước ngoài của nước tiếp nhận đầu tư.
Các dự án FDI chịu sự chi phối của nhiều nguồn luật khác nhau, luật của từng
bên tham gia đầu tư, luật quốc tế, luật khu vực, đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài phải chấp
hành luật pháp của nước tiếp nhận đầu tư. Để giải quyết mối quan hệ trong mọi giai
đoạn của dự án FDI, thì các bên sử dụng nguyên tắc và phương châm “cùng có lợi”.


12

FDI là hình thức chuyển giao lớn về vốn, kỹ năng quản lý và phần lớn các dự án
FDI đều gắn liền với quá trình chuyển giao công nghệ với nhiều hình thức và mức độ
khác nhau. Thông qua FDI nước chủ nhà có thể nhận được công nghệ và kỹ thuật tiên
tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý các nước phát triển. Bên cạnh đó, đi kèm với các dự
án FDI còn có hoạt động thương mại (xuất nhập khẩu) và di cư lao động quốc tế.
Mục đích của các nhà đầu tư nước ngoài là lợi nhuận nên các lĩnh vực sản xuất
kinh doanh của FDI phần lớn là những lĩnh vực có thể mang lại lợi nhuận cao, do đó có
thể gây ra nhiều thiệt thòi, tổn thất ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia và mục tiêu thu hút
vốn của nước nhận đầu tư.
Như vậy, qua các đặc điểm trên, có thể nói rằng FDI là sự hợp tác trên nguyên
tắc thoả thuận cùng có lợi giữa các bên có quốc tịch khác nhau, ngôn ngữ, văn hoá, luật
pháp và trình độ phát triển khác nhau. Chính vì vậy, trong quá trình hợp tác và triển khai
các dự án FDI, đòi hỏi các bên trực tiếp hợp tác đầu tư và cả nước sở tại cần chuẩn bị
các điều kiện cần thiết để tham gia hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài một cách hữu
hiệu nhất, hạn chế đến mức cao nhất những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hợp tác

đầu tư với quốc gia khác.
2.2.

Tổng quan về năng suất
2.2.1. Khái niệm năng suất
Sau khi xuất bản tác phẩm nổi tiếng “The Wealth of Nation” vào năm 1776, Adam

Smith (1723-1790) được coi là người sáng lập ra khoa học kinh tế (trích bởi Võ Văn
Đức, 2005; VPC, 2009; 2013). Là nhà kinh tế học đầu tiên đưa ra thuật ngữ năng suất
(productivity) theo quan điểm năng suất lao động, Adam Smith cho rằng tăng trưởng
kinh tế là tăng đầu ra tính theo bình quân đầu người và nguồn gốc của sự tăng trưởng
phát sinh từ 5 nhân tố: sức lao động, tiền vốn, đất đai, tiến bộ kỹ thuật và môi trường
chế độ kinh tế xã hội. Những nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế thực (không phải
do lạm phát) được tạo ra bởi sự tăng trưởng của hai thành phần: tăng lên của các yếu tố
đầu vào sản xuất và tăng lên của năng suất cho phép nền kinh tế sản xuất ra nhiều hơn
với cùng khối lượng đầu vào (phụ lục 2) (Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc
gia, 2010). Vậy năng suất là gì?


13

Hiểu một cách đơn giản, năng suất là thước đo lượng đầu ra được tạo ra dựa trên
các yếu tố đầu vào (Võ Văn Đức, 2005). Theo cách định nghĩa này thì nguyên tắc cơ
bản của tăng năng suất là thực hiện phương thức để tối đa hoá đầu ra và giảm thiểu đầu
vào. Tuy nhiên, cách hiểu và giải thích về đầu ra và đầu vào thì khá khác nhau tuỳ thuộc
vào đối tượng, vào trình độ phát triển của mỗi nền kinh tế và thậm chí còn vào các
trường phái khoa học (VPC, 2009; 2013).
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO, trích bởi VPC, 2009) đưa ra quan điểm rộng hơn
về năng suất, không chỉ bó hẹp trong yếu tố lao động, năng suất là việc sử dụng có hiệu
quả những nguồn lực: vốn, đất đai, nguyên vật liệu, năng lượng, thông tin và thời gian.

Theo Từ điển Oxford (trích bởi Nguyễn Đình Phan, 1998) “năng suất là tính hiệu
quả của hoạt động sản xuất được đo bằng việc so sánh giữa khối lượng sản xuất trong
những thời gian hoặc nguồn lực được sử dụng để tạo ra nó”.
Theo từ điển kinh tế học hiện đại của MIT (Mỹ) (trích bởi Nguyễn Đình Phan,
1998) “năng suất là đầu ra trên một đơn vị đầu vào được sử dụng. Tăng năng suất xuất
phát từ tăng tính hiệu quả của các bộ phận vốn, lao động. Cần thiết phải đo năng suất
bằng đầu ra thực tế, nhưng rất ít khi tách riêng biệt được năng suất của nguồn vốn và
lao động”.
Năm 1950 Tổ chức hợp tác kinh tế châu Âu (OEEC – tiền thân của OECD, trích
bởi Nguyễn Đình Phan, 1998) đưa ra định nghĩa như sau: “Năng suất là thương số thu
được bằng cách chia đầu ra cho một trong những nhân tố sản xuất. Trong trường hợp
này có thể nói về năng suất của vốn, năng suất đầu tư hoặc năng suất của nguyên vật
liệu, tùy theo cách xem xét đầu ra trong mối quan hệ với vốn, đầu tư hay nguyên liệu”.
Theo Tổ chức Năng suất Châu Á (APO, 2015), năng suất là mối liên hệ giữa đầu
ra với số lượng nguồn lực hay đầu vào như lao động, vật liệu, máy móc, năng lượng…
dùng để sản xuất.
Theo định nghĩa của Hội đồng Năng suất châu Âu (EPC) (1959, trích bởi VPC,
2009; 2013; Nguyễn Đình Phan, 1998), đã được nhiều tổ chức năng suất quốc tế chính
thức sử dụng, thì “Năng suất là một trạng thái tư duy. Đó là phong cách nhằm tìm kiếm
sự cải thiện không ngừng những gì đang tồn tại; đó là sự khẳng định rằng người ta có


14

thể làm cho hôm nay tốt hơn hôm qua và ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay; hơn thế nữa, nó
đòi hỏi những nỗ lực không ngừng để thích ứng các hoạt động kinh tế với những điều
kiện luôn luôn thay đổi và việc áp dụng các lý thuyết và phương pháp mới; nó là niềm
tin vững chắc về sự tiến bộ của nhân loại”.
Các khái niệm năng suất tuy có khác nhau nhưng đều có điểm chung là hướng
đến hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào nhằm gia tăng đầu ra cả về số lượng lẫn chất

lượng. Trong đó, định nghĩa năng suất của Hội đồng Năng suất châu Âu mang tính tổng
quát hơn hết. Theo cách tiếp cận này, năng suất phản ánh đồng thời tính hiệu quả, hiệu
lực, chất lượng của quá trình sản xuất và chất lượng cuộc sống ở mọi cấp độ khác nhau
từ cá nhân cho đến toàn xã hội loài người. Ý nghĩa của định nghĩa về năng suất luôn
hướng con người tới hoàn thiện và đổi mới bằng trí tuệ và óc sáng tạo với khát vọng
mạnh mẽ và quyết tâm cao. Năng suất trở thành công cụ quản lý, thước đo của sự phát
triển nhân loại. Đồng thời, định nghĩa phản ánh thực trạng của toàn cầu hóa, khu vực
hoá, tự do hoá thương mại với sự cạnh tranh mạnh mẽ. Để tránh bị tụt hậu và giành được
ưu thế về chất lượng, thời gian và chi phi, các DN, các nhà quản lý phải tính đến hiệu
quả tổng thể của hoạt động sản xuất và quản lý để phát triển kinh tế đồng thời giải quyết
được các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.2.2. Năng suất ở cấp độ nền kinh tế
Các chỉ tiêu năng suất được phân thành 3 cấp: cấp quốc gia (nền kinh tế), cấp
ngành, cấp doanh nghiệp (VPC, 2013). Ở cấp độ nền kinh tế, về cơ bản năng suất được
phân loại thành năng suất của một yếu tố đầu vào gồm năng suất lao động và năng suất
vốn; năng suất của tổng hợp các yếu tố đầu vào, gọi là năng suất yếu tố tổng hợp – TFP,
đây là ba chỉ tiêu đo năng suất quan trọng của nền kinh tế (APO, 2016; VPC, 2009;
2013; VNPI, 2014; Đặng Hoàng Thống và Võ Thành Danh, 2011).
2.2.2.1. Năng suất một yếu tố đầu vào
Dưới góc độ nền kinh tế, năng suất một yếu tố đầu vào bao gồm năng suất lao
động và năng suất vốn. Trong đó:
Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh tổng sản phẩm trong nước tính bình quân
cho một lao động trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Năng suất lao động


×