Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

thực tập truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.32 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

Họ và tên:

Đinh Thị Hằng

Lớp:

ĐH5QM7

Mã số SV:

1511102193

Giảngviên hướng dẫn:

ThS. Mai Hương Lam


HÀ NỘI, 10/06/2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KHOA MÔI TRƯỜNG
------------

ĐỀ CƯƠNG



XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP
HUẤN NÂNG CAO Ý THỨC NGƯỜI DÂN VỀ VIỆC THU GOM , PHÂN LOẠI
RÁC TẠI NGUỒN VÀ TÁI CHẾ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THÔN 9, XÃ
HỒNG KỲ, HUYỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI


HÀ NỘI, 10/6/2018


MỤC LỤC


CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT:

Bộ Tài nguyên môi trường

BVMT:

Bảo vệ môi trường

CTR:

Chất thải rắn

CTRSH:

Chất thải rắn sinh hoạt


PTBV:

Phát triển bền vững

UBND:

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Tác động của chất thải lên sức khỏe con người.
Hình 2: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải


1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
Phát triển bền vững luôn là một yêu cầu đòi hỏi trong công cuộc xây dựng đất nước
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của quốc gia hiện nay. Phát triển bền vững trước hết là
sự phát triển cân bằng trên cả ba phương diện: Kinh tế, xã hội và môi trường.
Việt Nam đang ngày càng nỗ lực đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Bên cạnh việc từng bước nỗ lực trên, lại đồng nghĩa với việc phải giải
quyết một khối lượng lớn chất thải rắn được thải ra ngoài môi trường mỗi ngày. Gây
một sức ép không nhỏ cho môi trường sinh thái. Để đảm bảo được sự phát triển bền
vững, Việt Nam cần có những hướng đi, giải pháp tối ưu hóa để đạt được mục tiêu phát
triển bền vững.
Phân loại rác tại nguồn là chủ chương lớn của Nhà nước và được công bố tại các
nghị quyết, các chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhất là trong những năm gần đây
khi mà sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày một phát triển mạnh mẽ.
Phân loại rác tại nguồn phục vụ cho công tác tái chế nhằm mục đích cuối cùng là
hạn chế mức tối đa lượng chất thải rắn nhất trước khi đưa đi xử lý chúng, qua đó hạn
chế lượng chất thải rắn phải đem đi chôn lấp.

Hà Nội là một trong những thành phố được mệnh danh đất trật người đông. Diện
tích khoảng 3.458 km2, trong khi dân số hiện đang là khoảng 7.588 triệu người. Trung
bình mỗi ngày tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa phận thành phố khoảng 6.366
tấn/ngày. Tuy nhiên công tác thu gom và xử lý được chỉ chiếm khoảng 60-70%. Đây
cũng đang là một bài toán khó giải quyết cho các nhà quản lý môi trường hiện nay. Bởi
sau bao nhiêu dự án thì công tác xử lý vẫn bị coi là dậm chân tại chỗ. Chính vì vậy mà
cần phải nghiên cứu được giải pháp thiết thực hiệu quả hơn nữa và mang tính chiến
lược lâu dài. Để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước thì Việt Nam đã kế thừa
và áp dụng mô hình phân loại rác tại nguồn. Cùng với việc thí điểm áp dụng mô hình
phân loại rác tại nguồn cho các khu vực quận, huyện trên địa bàn thành phố bước vào
giai đoạn ứng dụng thực tiễn.


Sóc Sơn là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, nơi đây còn được
nhắc tới là nơi tập trung rác thải của toàn thành phố Hà Nội. Hiện nay, bãi rác Nam
Sơn trực thuộc huyện Sóc Sơn đang hoạt động hết công suất để có thể xử lý được
hàng tấn lượng rác thải của thành phố được thu gom lại. Để có thể xử lý được hết rác
thải đang lưu trữ tại các bãi tập kết trong bãi rác Nam Sơn là không thể. Bởi lượng bãi
đất trống dùng để chôn lấp hiện nay không đủ so với hàng tấn rác thải vẫn ngày ngày
đưa tới. Chỉ có giải pháp thiết thực nhất hiện nay là làm sao có thể giảm được lượng
chất thải rắn thải bỏ cần xử lý xuống mức thấp nhất. Phương pháp được lựa chọn chính
là phân loại rác tại nguồn.
Mô hình thu gom, phân loại rác tại nguồn là một giải pháp nhằm cải thiện và nâng
cao chất lượng môi trường, tiết kiệm được tài nguyên thông qua việc giảm thiểu chất
thải, tái chế và tái sử dụng chất thải.
Xuất phát từ thực trạng trên nhằm nâng cao nhận thức của người dân về thu gom và
phân loại rác đầu nguồn và có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường tôi xây dựng
“ Chương trình tập huấn hướng dẫn, nâng cao nhận thức về việc thu gom, phân loại rác
tại nguồn và tái chế rác thải sinh hoạt cho người dân trên địa bàn Thôn 9, xã Hồng Kỳ,
huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội ”

2. PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG: Đối tượng được truyền thông
Toàn bộ người dân trên địa bàn Thôn 9 là những người sẽ trực tiếp thực hiện công
việc thu gom và phân loại rác thải và tái chế rác thải sinh hoạt
Ngoài ra, đối tượng được hướng tới nhiều nhất sẽ là phụ nữ. Theo kết quả điều tra
sơ bộ, hầu hết những người phụ nữ sẽ là người phụ trách quán xuyến công việc nội trợ
trong gia đình và là người sẽ trực tiếp đem thải bỏ chất thải rắn ra bãi rác. Nên đây sẽ
được coi là đối tượng được ưu tiên hướng tới.
Bên cạnh đó, đối tượng sâu xa của chương trình là hướng tới các em nhỏ trong gia
đình. Nhằm nâng cao tình thần giáo dục môi trường ngay từ khi còn bé cho các em nhỏ
về bảo vệ môi trường.
3. MỤC TIÊU


Chương trình tập huấn được xây dựng nhằm nâng cao nhận thức của người dân về
thu gom, phân loại và tái chế rác thải sinh hoạt góp phần giảm thiểu lượng rác thải đem
thải bỏ, xử lý góp phần bảo vệ môi trường.
Cụ thể, sau buổi tập huấn, người dân được nâng cao ý thức và kỹ năng sau đây như:
3.1 Về kiến thức
 Trên 90% học viên biết được tác hại mà rác thải gây ra cho môi trường hiện
nay.
 Trên 90% học viên nhận thấy được những ảnh hưởng mà ô nhiễm môi
trường đang gây ra cho môi trường sống và con người hiện nay ( Bầu không
khí, các bệnh tật dễ mắc phải,…)
3.2 Về kỹ năng
 Giúp cho 100% học viên tham gia có thể phân loại được các chất thải rắn:
Chất thải vô cơ, chất thải hữu cơ, chất thải nguy hại,….
 Giúp cho các học viên có thể tự sáng tạo, tự tái chế lại các vật dụng thải bỏ
như chai nhựa, bao nilon, bìa catton,…thành những món đồ trang trí, hay vật
dụng khác phục vụ cho mục đích cá nhân.
3.3 Về thái độ

 Giúp các học viên sẽ có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của bản thân
trong việc bảo vệ môi trường sống hiện nay.
 Có ý thức trong việc thu gom, chấp hành nghiêm chỉnh thực hiện việc phân
loại rác trước khi đem thải bỏ.
4. KẾ HOẠCH, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG BÀI GIẢNG.
4.1 Kế hoạc tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng về thu gom,
phân loại, tái chế rác thải góp phần bảo vệ môi trường.
a. Thời gian tổ chức:
Từ 7h30 – 10h30 thứ 7 ngày 09/06/2018


b. Đối tượng:
Dân cư sinh sống tại thôn 9, xã Hồng Kỳ ( mỗi hộ sẽ cử ra ít nhất 1 người
tham gia chương trình tập huấn) và các cán bộ địa phương.
c. Số lượng: Khoảng 150-200 người
d. Địa điểm tổ chức: Hội trường văn hóa của Thôn 9, xã Hồng Kỳ
4.2 Nội dung chương trình tập huấn
STT
1

Thời gian

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Đón tiếp đại biểu
Ổn định chỗ ngồi

7h – 7h30


Phát tài liệu
2

7h30 – 7h40

Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện ( TNMT)

Tuyên bố lý do

Đại diện UBND huyện Sóc

Giới thiệu đại biểu

Sơn

Chuyên

đề

tập

huấn:

Nâng cao nhận thức cho
3

7h40 – 8h30


người dân về tác động gây
ô nhiễm môi trường và

Báo cáo viên

sức khỏe của rác thải sinh
hoạt
4

8h30 – 8h45

Nghỉ giải lao, uống nước

Báo cáo viên

Chuyên đề: Thảo luận về
5

8h45 – 9h15

việc thực hiện thu gom,
phân loại tại nguồn và tái

Báo cáo viên

chế rác thải
Phòng TNMT
6

9h15- 10h15


Thảo luận

Báo cáo viên
Học viên

7

10h15-10h30

4.3 Nội dung bài giảng

Bế mạc

Lãnh đạo huyện


a. Tên chuyên đề
Chuyên đề: “Thu gom, phân loại rác tại nguồn và tái chế chất thải sinh hoạt
tại Thôn 9, xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội”
b. Tóm tắt nội dung chuyên đề
Chuyên đề 1: Nâng cao nhận thức cho người dân về tác động gây ô nhiễm
môi trường và sức khỏe của rác thải sinh hoạt
Như chúng ta cũng biết, gần như mọi hoạt động của con người đều tạo ra các
chất thải. Trong đó, rác thải sinh hoạt sinh ra từ mọi người và mọi nơi: Gia đình,
trường học, chợ, …. Rác thải khi thải vào môi trường gây ô nhiễm đất, nước, không
khí. Ngoài ra, rác thải còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trường.
Rác thải là nơi cư trú và phát triển của các loài gây bệnh cho con người và gia súc.
Rác thải ảnh hưởng ít hay nhiều còn phụ thuộc vào nền kinh tế của mỗi quốc
gia, khả năng thu gom và xử lý rác thải, mức độ hiểu biết và trình độ giác ngộ của môi

người dân. Khi xã hội phát triển cao, rác thải không những được hiểu là có ảnh hưởng
xấu tới môi trường mà còn được hiểu là một nguồn nguyên liệu mới có ích nếu chúng
ta biết cách phân loại và sử dụng theo từng loại.
 Ảnh hưởng tới môi trường không khí: Nguồn rác thải từ hộ gia đình thường
là các loại thực phẩm chiếm tỉ lệ cao trong toàn bộ khối lượng rác thải ra.
Dẫn đến khi mà thải bỏ ra ngoài môi trường bừa bãi, khi gặp mưa sẽ dẫn tới
việc phân hủy chất hữu cơ, gây ra các mùi khó chịu cho con người.
 Ảnh hưởng tới môi trường nước: Do thói quen nhiều người thường đổ rác tại
ao hồ, cống rãnh. Lượng rác thải này sau khi phân hủy sẽ tác động trực tiếp
và gián tiếp tới chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Mặt còn,
còn tạo ra môi trường sống thích hợp cho một số mầm bệnh như tiêu chảy,
tả, lỵ và gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng.
 Ảnh hưởng tới môi trường đất: Trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất
độc, do đó khi rác thải được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập
vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất. Làm môi trường đất bị


suy giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng.
Ngày càng làm suy thoái chất lượng, độ phì nhiêu của đất canh tác.
 Ảnh hưởng tới sức khỏe con người: Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế
giới( WHO), trên thế giới có 5 triệu người chết và có 40 triệu trẻ em mắc các
bệnh liên quan tới rác thải. Các bãi rác tự phát là những nguồn mang dịch
bệnh. Các ảnh hưởng của rác thải lên sức khoẻ con người được minh họa
qua sơ đồ sau:

Hình 1: Tác động của chất thải lên sức khỏe con người.
Chuyên đề 2: Thảo luận về việc thực hiện thu gom, phân loại tại nguồn và tái
chế rác thải
Từ những ảnh hưởng không nhỏ đó mà cần phải có giải pháp hiệu quả để xử lý.
Bằng giải pháp thu gom, phân loại rác tại nguồn và tái chế nhằm hạn chế được kinh phí

để xử lý rác thải.


Hướng dẫn dân cư sinh sống tại đây, khuyến khích cộng đồng mang rác thải đến
bãi thu gom rác thải để nhân viên bên công ty xử lý đến thu gom và mang về nơi xử lý
rác thải.
Trong đó, người dân được khuyến khích phân loại rác thành 3 loại. Ngoài ra,
hiện nay có một số hộ đã tự phân loại và bán cho người thu mua phế liệu. Do đó, sẽ
khuyến khích các hộ gia đình còn lại tiếp thu thực hiện, các hộ đã thực hiện thì tiếp tục
phát huy.
5. Kinh phí
5.1 Nguồn kinh phí
Do nguồn ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong nguồn kinh phí sự nghiệp
môi trường thôn 9, xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
5.2 Cơ sở lập dự toán kinh phí
Thông tư 139/2010/TT-BTC : Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh
phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Thông tư 123/2009/TT-BTC: Quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương
trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào
tạo đại học, cao học, trung cấp chuyên nghiệp.
Thông tư 23/2007/TT-BTC: Thông tư của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ
công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn
vị sự nghiệp công lập.
Thông tư 97/2010/TT-BTC: Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các
cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Thông tư 02/2017/TT-BTC: Hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi
trường.
Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN: Hướng dẫn định mức xây dựng,
phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử
dụng ngân sách nhà nước.



Thông tư liên tịch 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT: Hướng dẫn việc quản lý kinh phí
sự nghiệp môi trường.
Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP: Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử
dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
5.3 Tổng kinh phí thực hiện: 32,380.000(đồng)
Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi hai triệu ba trăm tám mươi ngàn đồng.
(Chi tiết kinh phí theo phụ lục đính kèm)


PHỤ LỤC 1


DỰ TOÁN KINH PHÍ
STT

Nội dung thực hiện

Đơn vị tính

Số

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú


lượng
I

Xây dựng đề cương

Đề cương

1

1,500,000

1,500,000 TT
123/2009/
TT-BTC

II

Biên soạn tài liệu
Chuyên đề: “Xây dựng kế hoạch và tổ

5,000,000
Chuyên đề

1

5,000,000

5,000,000 Tạm tính

chức thực hiện chương trình tập huấn nâng cao

nhận thức cho cộng đồng về thu gom, phân loại
tại nguồn và tái chế rác thải sinh hoạt tại Thôn 9,
xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội”
III

Giảng dạy

1,000,000
Chuyên đề : “Xây dựng kế hoạch và tổ

Buổi/ ngày

1

1,000,000

1,000,000 TT

chức thực hiện chương trình tập huấn nâng cao

51/2008/T

nhận thức cho cộng đồng về thu gom, phân loại

T-BTC

tại nguồn và tái chế rác thải sinh hoạt tại Thôn 9,


STT


Nội dung thực hiện

Đơn vị tính

Số

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

lượng
xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội”
IV

Tổ chức lớp học

12,800,000

1

Hội trường của Thôn 9

Buổi/ ngày

2

2,000,000


2,000,000 Tạm tính

2

Thuê thiết bị giảng (máy chiếu), âm thanh, ánh sáng,...

Buổi/ ngày

2

400,000

800,000 Tạm tính

Cái

1

1.000.000

1,000,000 Tạm tính

Người

204

20,000

4,080,000 Tạm tính


Quyển

200

15,000

3,000,000 Tạm tính

Bộ

200

10,000

2,000,000 Tạm tính

(tạm tính)
3

Pano lớp học (tạm tính)

4

Nước uống cho học viên, giảng viên và Ban tổ chức
(200 học viên + 1 giảng viên + 3 người tổ chức)

5

Photo tài liệu tập huấn (quyển x người) (tạm tính)


6

Văn phòng phẩm

V

Các chi phí khác

1

Quà cho học viên ( 2 thùng đựng rác phân loại rác, sách

12,000,000
Bộ

200

60,000

12,000,000 Tạm tính

về môi trường)
Tổng cộng mục I+mục II +mục III+mục IV+mục V

32,380,000


STT


Nội dung thực hiện

Đơn vị tính

Số

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

lượng
Số tiền ghi bằng chữ

Ba mươi hai triệu ba trăm tám mươi nghìn đồng

Người lập
Đinh Thị Hằng


PHỤ LỤC 2
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

CHUYÊN ĐỀ

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP
HUẤN NÂNG CAO Ý THỨC NGƯỜI DÂN VỀ VIỆC THU GOM , PHÂN LOẠI
RÁC TẠI NGUỒN VÀ TÁI CHẾ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THÔN 9, XÃ
HỒNG KỲ, HUYỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Hằng
Lớp:

ĐH5QM7

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Mai Hương Lam

HÀ NỘI – 10/06/2018


MỤC LỤC


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã dẫn tới nhiều hệ quả kinh tế, văn hóa, xã
hội, giáo dục và môi trường cả theo chiều hướng tích cực và tiêu cực. Một trong những
vấn đề của môi trường là quá trình quản lý rác thải còn chưa hiệu quả và thiếu tính bền
vững. Sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan là một trong những khía cạnh
của quản lý rác thải. Để đảm bảo tính bền vững trong quá trình quản lý rác thải, bên
cạnh những vấn đề kinh tế- tài chính, kỹ thuật, thể chế chính sách thì yếu tố “ sự tham
gia của người dân” cũng cần được quan tâm chú trọng tới. Chính vì vậy, cần phải có
giải pháp giúp cho cộng đồng có thể hiểu biết rõ hơn về tính quan trọng của vấn đề rác
thải hiện nay và có thể thông qua đó mọi người sẽ chung tay vào đề bảo vệ môi trường.
Với những lý do trên đây, tôi quyết định lựa chọn đề tài “ Xây đựng chương trình
tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng về thu gom, phân loại rác thải tại nguồn và

tái chế chất thải sinh hoạt tại Thôn 9, xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội”
2. THỰC TRẠNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Theo số liệu của Công ty môi trường đô thị Sóc Sơn lượng rác thải rắn sinh hoạt
phát sinh hàng ngày trên địa bàn xí nghiệp quản lý khoảng 60 m 3/ngày chưa kể những
ngày lễ tết thì lượng rác thải phát sinh có thể nên tới 100m 3-120m3/ngày. Đó mới chỉ là
số lượng rác thải xí nghiệp quản lý và thu gom được nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại
nhiều lượng rác thải ngoài tầm kiểm soát của xí nghiệp.
a. Hoạt động phân loại rác : Phân loại rác chưa được thực hiện phổ biến và
rộng rãi ở cả khu vực nội thành và ngoại thành Hà Nội. Do các nguyên nhân
như phụ thuộc vào nhận thức, ý thức của người dân; khó khăn về phương
tiện, trang thiết bị và sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể chưa hiệu
quả.
b. Hoạt động thu gom rác: Hoạt động thu gom thì được chia làm 2 lần trong
ngày, đi dọc theo tuyến đường chính được chọn làm vạch tuyến thu gom
trước đó. Dẫn đến là còn những hộ trong các xóm làng thì sẽ không được
đến tận nơi để thu gom và sẽ có thể là làm cho lượng rác thải vứt bỏ ra ngoài


môi trường sẽ ngày càng ra tăng. Rác tải đem thải bỏ thì hầu hết là được
chộn lẫn lại với nhau mà không có một quá trình phân loại nào diễn ra trước
đó
c. Hoạt động xử lý rác: Toàn bộ lượng rác thải thu gom được sẽ được vận
chuyển về khu xử lý liên hợp. Hầu hết, rác thải sẽ được xử lý bằng biện pháp
chôn lấp, làm cho các hố chôn lấp luôn trong trạng thái đầy kín.
3. NGUYÊN NHÂN
Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số ,
sự phát triển kinh tế- xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng. Trong đó nguồn chủ yếu
phát sinh chất thải bao gồm:
 Từ các khu dân cư
 Từ các trung tâm thương mại, công sở, trường học, công trình xây dựng,...

 Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp
 Từ các làng nghề...

Nhà dân, khu dân cư

Cơ quan trường học

Chợ, bến xe, nhà ga

Khu vui chơi giải trí
RÁC THẢI

Giao thông, xây dựng

Chính quyền địa phương

Bệnh viện, cơ sở y tế

KCN, nhà máy, xí nghiệp


Hình 2: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải

 Đánh giá
Đi đôi với sự gia tăng dân số thì khối lượng rác thải phát sinh chất thải rắn sinh
hoạt ngày càng lớn. Hiện nay, Công ty môi trường đô thị đảm nhiệm việc quản lý, thu
gom, vận chuyển rác và xử lý . Tuy nhiên với sự gia tăng khối lượng rác mỗi ngày thì
vấn đề quản lý rác ngày càng quá tải và phát sinh các vấn đề khác…
Sự gia tăng nhanh về số lượng chất thải rắn sinh hoạt dẫn đế thiếu hụt các phương
tiện làm việc, điều kiện dịch vụ kém, không hợp vệ sinh.Ngoài ra sự gia tăng về khối

lượng thì thành phần chất thải rắn cũng ngày càng đa dạng, nguy hiểm tiềm ẩn ngày
một nhiều thêm.
Bên cạnh sự gia tăng về khối lượng và thành phần thì vấn đề ô nhiễm nước rỉ rác từ
các bãi chứa, lượng nước rỉ rác, cộng thêm là mùi hôi thối từ những đống rác lâu ngày
dẫn đến việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, đặc biệt là sức khỏe cộng
đồng dân cư sinh sống. Do vậy , cần có hướng giải quyết vấn đề rác thải một cách tối
ưu hóa, dễ dàng thực hiện và áp dụng, duy trì được một cách lâu dài.
4. GIẢI PHÁP
4.1 Hoàn thiện và tăng cường cơ cấu hành chính của bộ máy quản lý môi
trường
Kiện toàn và tăng cường năng lực tổ chức bộ máy, đảm bảo việc thực hiện công
tác quản lý Nhà nước về BVMT từ cấp huyện đến cấp xã. Theo nguồn nhân lực quản
lý nhà nước về BVMT tại huyện Sóc Sơn.
4.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách
nhiệm BVMT của cộng đồng
 Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách chủ trương, pháp
luật các thông tin về CTRSH cho tất cả các đối tượng đặc biệt là vào ngày môi


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×