Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

báo cáo thực tập truyền thông môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.23 KB, 31 trang )

1
co

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thành Chí

Lớp

: ĐH3QM3

Mã số sinh viên

: DH00301679

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Phú Thọ –22/4/2016

1


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI


KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC
CHO NGƯỜI DÂN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC
NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT
ĐỘNG CHĂN NUÔI TẠI HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ

Phú Thọ–22/4/2016

2


3

MỤC LỤC

3


4
1. Phân tích tình hình

Huyện Yên Lập thuộc tỉnh Phú Thọ, là huyện trung du nằm ở phía Tây của
tỉnh Phú Thọ. Với diện tích tự nhiên 43783,62 ha, gồm 12 xã và 1 thị trấn. Phía
Bắc giáp huyện Hạ Hòa, phía Nam giáp huyện Thanh Sơn, phía Đông giáp huyện
Cẩm Khê và phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.

Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ

Yên Lập là một huyện trung du miền núi của tỉnh Phú Thọ đang trên đà phát
triển cùng với xu hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa của đất nước. Bên cạnh
phát triển công nghiệp thì Yên Lập vẫn là huyện có ngành nông nghiệp, chăn
nuôi gia súc phát triển. Những năm gần đây, phong trào nuôi lợn thịt phát triển
rộng khắp ở Yên Lập. Theo số liệu thống kê, đến nay tổng đàn lợn toàn huyện
khoảng 190.000 con; chiếm tỉ lệ 26,7% tổng đàn lợn của tỉnh Phú Thọ (tổng đàn
lợn toàn tỉnh hiện có 771.610 con ). Song bên cạnh việc đem lại lợi ích cao về
kinh tế, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm với số lượng lớn như vậy đã dẫn đến
lượng chất thải tạo ra cũng không nhỏ; chất thải từ quá trình chăn nuôi đều được
đổ ra các ao, hồ, cống, rãnh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và là mối đe
dọa lớn đối với nguồn nước của địa phương, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và
sức khỏe của người dân nơi đây. Tuy nhiên, nếu có biện pháp xử lý thích hợp,
4


5

những chất thải đó lại chính là nguồn phân bón rất tốt để cải tạo đồng ruộng và
vườn cây ăn trái mang lại hiệu quả rất cao cho bà con chăn nuôi.
Để nâng cao nhận thức, tuyên truyền và hướng dẫn bà con chăn nuôi trong xử lý
chất thải chăn nuôi; dựa vào thực tế và được sự chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch
UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ tôi đã đề xuất tố chức lớp tập huấn “ Nâng
cao nhận thức cho người dân về ứng dụng công nghệ sinh học nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú
Thọ”
2. Phân tích đối tượng
• Đối tượng truyền thông:

-


Hội Nông dân các xã, thị trấn trong địa bàn huyện Yên Lập.
Hội Phụ nữ các xã, thị trấn trong địa bàn huyện Yên Lập.
Đoàn thanh niên các xã, thị trấn trong địa bàn huyện Yên Lập.
Các cán bộ công tác tại phòng môi trường huyện Yên Lập.
Các cán bộ môi trường các xã, thị trấn trong địa bàn huyện Yên Lập.
Các hộ dân, chủ trang trại chăn nuôi lợn trong huyện Yên Lập.
Là các tổ chức chính trị xã hội liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động
chăn nuôi của huyện.




3.

-



4.

Trình độ nhận thức:
Đều tốt nghiệp trung học cở sở trở lên, tuy nhiên không có điều kiện và
thường xuyên được tiếp cận các kiến thức về xử lý, kĩ thuật trong chăn nuôi
Dân tộc: bên cạnh dân tộc Kinh còn có dân tộc Mường, H’Mông, Tày.
Mục tiêu
Về kiến thức:
Biết được vấn đề tổng quan về hiện trạng môi trường huyện Yên Lập và sự cần
thiết phải bảo vệ môi trường huyện
Biết được các tác hại, ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi nếu không có biện pháp
xử lý

Nâng cao nhận thức cho người dân về ứng dụng công nghệ sinh học nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú
Thọ.
Về kĩ năng:
Nắm được kĩ thuật kĩ thuật xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải bằng
biogas.
Nắm được kĩ thuật, vận hành hệ thống xử lý chất thải bằng đệm lót sinh học.
Về thái độ:
Có nhận thức đúng đắn về việc bảo vệ môi trường tại địa phương nơi mình sinh
sống.
Tuyên truyền kiến thức tại buổi tập huấn đến người chăn nuôi trong thôn xóm và
trong địa bàn xã mà các đối tượng tập huấn sinh sống.
Kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo, nội dung bài giảng
5


6

4.1 Kế hoạch tổ chức tập huấn “ Nâng cao nhận thức cho người dân về ứng
dụng công nghệ sinh học nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động
chăn nuôi tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”
Thời gian tổ chức : 1 ngày ( dự kiến vào ngày 29 tháng 4 năm 2016 ).
Số lượng người tham gia : 100 người, bao gồm :
- Hội nông dân các xã, thị trấn trong địa bàn huyện Yên Lập: 20 người.
- Hội Phụ nữ các xã, thị trấn trong địa bàn huyện Yên Lập: 20 người.
- Đoàn thanh niên các xã, thị trấn trong địa bàn huyện Yên Lập: 20 người.
- Cán bộ môi trường các xã, thị trấn trong địa bàn huyện Yên Lập: 13 người
- Các cán bộ công tác tại phòng môi trường huyện Yên Lập: 7 người.
- Các hộ dân, chủ trang trại chăn nuôi lợn trong huyện Yên Lập: 20 người.
• Địa điểm tổ chức: Trung tâm hội nghị huyện Yên Lập.

4.2 Nội dung chương trình tập huấn



STT

Thời gian

Nội dung

1

7h30-8h00

Đón tiếp đại biểu, ổn định tổ chức

2

8h00-8h15

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
và chương trình tập huấn

3

8h15-8h20

Phát biểu khai mạc

4


8h20-9h20

5

9h20-9h35

6

9h35-10h35

7

10h35-11h

8

11h-13h30

Đơn vị thực hiện
Phòng Tài nguyên
và môi trường
huyện Yên Lập
Đại diện Phòng Tài
nguyên và môi
trường huyện Yên
Lập
Đại diện Lãnh đạo
huyện Yên Lập,
ông: Nguyễn Công

Chính- Phó c/t
huyện Yên Lập

Chuyên đề 1: Giới thiệu về mô
hình “Biogas” và ứng dụng mô
Tập huấn viên, ông:
hình “Biogas” vào hoạt động chăn
Nguyễn Thành Chí
nuôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường
Tập huấn viên và
Giải lao giữa giờ
các học viên
Tập huấn viên, ông:
Chuyên đề 1: (Tiếp)
Nguyễn Thành Chí
Đại diện phòng Tài
nguyên và môi
Thảo luận
trường, tập huấn
viên và các học
viên
Đại diện phòng Tài
nguyên và môi
Nghỉ trưa
trường, tập huấn
viên và các học
viên
6



7

Chuyên đề 2 : Giới thiệu về mô
hình “ Đệm lót sinh học” và ứng
dụng mô hình “ Đệm lót sinh học”
vào hoạt động chăn nuôi nhằm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường
trường

9

13h30-14h30

10

14h30-14h45

Giải lao giữa giờ

11

14h45- 15h45

Chuyên đề 2: (Tiếp)

12

15h45-16h20


Thảo luận về nội dung của bài và
các vấn đề đề xuất của địa phương

13

16h20-16h30

Bế mạc

Tập huấn viên, ông:
Nguyễn Thành Chí

Tập huấn viên và
các học viên
Tập huấn viên, ông:
Nguyễn Công Tâm
Phòng Tài nguyên
và môi trường; các
học viên.
Đại diện phòng Tài
nguyên và môi
trường Huyện Yên
Lâp, ông: Nguyễn
Gia Hoàng

4.3 Nội dung bài giảng
a) Chuyên đề 1
• Chuyên đề 1: Giới thiệu về mô hình “Biogas” và ứng dụng mô hình “Biogas”
vào hoạt động chăn nuôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Giảng viên : Nguyễn Thành Chí.

- Đơn vị công tác : Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Phú Thọ.
• Nội dung chuyên đề:
- Tổng quan về chất thải chăn nuôi.
- Đặc điểm của chất thải chăn nuôi.
- Tác động của chất thải chăn nuôi tới môi trường.
- Giới thiệu về mô hình Biogas.
- Ứng dụng mô hình Biogas và hoạt động chăn nuôi.
( Nội dung chi tiết trong phụ lục 2 đính kèm).
b) Chuyên đề 2
• Chuyên đề 2 : Giới thiệu về mô hình “ Đệm lót sinh học” và ứng dụng mô hình “

Đệm lót sinh học” vào hoạt động chăn nuôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
trường.
- Giảng viên: Nguyễn Công Tâm.
- Đơn vị công tác : Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Phú Thọ.


Nội dung chuyên đề:
- Giới thiệu về mô hình “ Đệm lót sinh học”.
- Sơ lược về “ Đệm lót sinh học”.
7


8

- Những lợi ích khi sử dụng đệm lót sinh học.
- Ứng dụng mô hình “ Đệm lót sinh học ” vào hoạt động chăn nuôi.
( Nội dung chi tiết trong phụ lục 2 đính kèm).
5.1


5.2














5. Kinh phí
Nguồn kinh phí
Do ngân sách Nhà nước cấp, được bố trí trong nguồn kinh phí sự nghiệp môi
trường của huyện Yên Lập,tỉnh Phú Thọ.
Cơ sở lập dự toán kinh phí
Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 09 năm 2010 của Bộ Tài chính quy
định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành
cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính về
nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình,
giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp
chuyên nghiệp.
Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính về
Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các
cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 của Bộ Tài chính về
chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự
nghiệp công lập trong cả nước.
Thông tư số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài
chính và bộ tư pháp về hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí
bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 7 tháng 5 năm 2007 về
việc hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề
tài, đề án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-TNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 của
Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về việc quản lý kinh phí
sự nghiệp môi trường.
5.3 Tổng kinh phí
Tổng kinh phí thực hiện: 30,500,000 đồng.
Số tiền bằng chữ : Ba mươi ba triệu năm trăm nghìn đồng.
( Nội dung chi tiết phụ lục 1 đính kèm).

8


9

Phụ lục 1: DỰ TOÁN KINH PHÍ LỚP TẬP HUẤN VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG
DỰ TOÁN KINH PHÍ LỚP TẬP HUẤN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Kèm theo Quyết định số:……, ngày……tháng……năm……. của UBND huyện
Yên Lập

STT Nội dung thực hiện
I

II

Xây dựng đề cương
Biên soạn tài liệu

Đơn vị
tính
Đề
cương

Số
lượng

Đơn giá

1

1,500,000

Đơn vị tính:VNĐ
Thành
Ghi
tiền
chú
1,500,000
12,000,000

1

Chuyên đề 1: Giới

thiệu về mô hình
“Biogas” và ứng
dụng mô hình
“Biogas” vào hoạt
động chăn nuôi
nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường

Đề
cương

1

6,000,000

6,000,000

2

Chuyên đề 2: Giới
thiệu về mô hình “
Đệm lót sinh học”
và ứng dụng mô
hình “ Đệm lót sinh
học” vào hoạt động
chăn nuôi nhằm
giảm thiểu ô nhiễm
môi trường trường

Đề

cương

1

6,000,000

6,000,000

III
1
2
IV
1

800,000

Giảng dạy
Chuyên đề 1 (1 lớp x
1 buổi /chuyên đề)
Chuyên đề 2 (1 lớp/
1 buổi/ chuyên đề)
Tổ chức lớp học

Buổi/
ngày
Buổi/
ngày

Thuê hội trường
( tạm tính )


Ngày

1

400,000

400,000

1

400,000

400,000
13,700,000

1

1,000,000

1,000,000


10

2
3
4
5


6

Thuê thiết bị giảng
dạy (máy chiếu), âm
thanh, ánh sáng…
( tạm tính )
Pano lớp học
Hỗ trợ tiền ăn cho
học viên và báo cáo
viên
Nước uống (cho học
viên và báo cáo
viên)
Photo tài liệu tập
huấn (cho học viên
và báo cáo viên)

Ngày

1

1,500,000

1,500,000

Cái

1

1,000,000


1,000,000

Người

102

50,000

5,100,000

Người

102

15,000

1,530,000

Quyển

102

25,000

2,550,000

Văn phòng phẩm
Bộ
102

10,000
(cho học viên và báo
cáo viên)
V Các chi phí khác
Thuê xe đưa đón
giảng viên và thiế bị Chuyến
1
2,000,000
trợ giảng
Chi phí khác: bút dạ,
Ngày
1
500,000
giấy A4,…
Tổng cộng (mục I + mục II + mục III + mục IV + mục V)
7

1,020,000
2,500,000
2,000,000
500,000
30,500,000

Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi tám triệu năm trăm ngàn
đồng
Người lập
Nguyễn Thành Chí


11


Phụ lục 2: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Mục lục

Làm cho em cái mục lục này
Làm lại thứ tự trang cho e với , trùng với số
trang trong word ý


12

Tính cấp thiết của chương trình tập huấn

I.

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm tại nông thôn là một trong những vấn đề nổi cộm
trong công tác quản lý môi trường ở nước ta.Huyện Yên Lập với đa phần các hộ
sản xuất nông nghiệp đều kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô nhỏ và
vừa, ngoài ra còn một số hộ xây dựng trang trại chăn nuôi với số lượng lớn. Tuy
nhiên, phần lớn các chất thải của quá trình chăn nuôi đều được các hộ dân thải
trực tiếp ra ao, hồ, kênh, mương trong làng, gây ô nhiễm môi trường nước
nghiêm trọng.
Như chúng ta đã biết, ứng dụng công nghệ sinh học là mô hình xử lý chất thải
chăn nuôi hợp vệ sinh, sản xuất ra nguồn năng lượng sạch, phân hữu cơ phục vụ
nhu cầu đun nấu và trồng trọt của nhân dân. Tuy nhiên, do chưa được phổ biến
rộng rãi nên ở các địa phương số hộ ứng dụng công nghệ sinh học còn rất hạn
chế. Vì vậy, tôi đã đề xuất chương trình tập huấn cho người dân trong huyện Yên
Lập về “Ứng dụng công nghệ sinh học nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
từ hoạt động chăn nuôi tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”
Nội dung của chuyên đề


II.

1. Chuyên đề 1: Giới thiệu về mô hình “Biogas” và ứng dụng mô hình
“Biogas” vào hoạt động chăn nuôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tổng quan về chất thải chăn nuôi
Trong quá trình chăn nuôi, chất thải chăn nuôi phát sinh bao gồm:
- Chất thải do bản thân vật nuôi: phân, nước tiểu, lông, vảy da..
- Nước: từ quá trình tắm rửa gia súc, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh vật dụng trong
chăn nuôi.
- Thức ăn thừa, thức ăn rơi vãi, vật dụng chăn nuôi, vật phẩm thú y, vỏ bao đựng
thức ăn…
- Xác vật nuôi chết.
- Khí thải từ chuồng nuôi, từ hố chứa phân, nước thải; nơi chế biến thức ăn cho gia
súc.
- Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ chuồng nuôi gia súc.
Tất cả chất thải chăn nuôi ảnh hưởng ts nhiều đến sức khỏe vật nuôi và con
người. Vì vậy, cần biết rõ thành phần, tính chất của chất thải để có phương hướng
giải quyết, quản lý phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và tái sử dụng chất thải.
1.2.
Đặc điểm của chất thải chăn nuôi
1.2.1. Chất thải rắn:
• Phân:
1.1.

Phân là sản phẩm thừa của quá trình tiêu hóa thức ăn của gia súc. Phân bao
gồm những thành phần:
-

Là những dưỡng chất không tiêu hóa được hoặc những dưỡng chất thoát khỏi sự

tiêu hóa, vi sinh hay các men tiêu hóa ( protein không tiêu hóa được.. ), axit amin


13

thoát khỏi sự hất thụ ( được thải qua nước tiểu: axit uric ( ở gia cầm), urea ( ở gia
súc ) ), các khoáng chất dư thừa cơ thể không sử dụng như P 2O5, K2O, CaO,
MgO.. phần lớn xuất hiện trong phân.
- Các thức ăn bổ sung, thuốc kích thích ( thường chứa đồng , kẽm ), các kháng
sinh hay các men.
- Các chất cặn bã trong dịch tiêu hóa ( trypsin, pepsin..).
- Các mô tróc ra từ các niêm mạc của ống tiêu hóa và chất nhờn theo phân ra
ngoài.
- Vật dính vào thức ăn: bụi, tro..
- Các loại vi sinh vật bị nhiễm trong thức ăn, trong ruột bị tống ra ngoài.
• Chất thải rắn:
Ngoài phân trong quá trình chăn nuôi còn sinh ra một lượng lớn thức ăn thừa của
gia súc rơi vãi, vật liệu lót chuồng và xác cúc vật chết, nhau thai… Chúng có
thành phần đa dạng hầu hết là các chất hữu cơ dẽ phân hủy như cám, ngũ cốc,
bột cá , bột tôm…
1.2.2. Chất thải lỏng ( nước thải )
Nước thải từ chăn nuôi bao gồm hỗn hợp nước tiểu, nước rửa chuồng, nước
tắm cho vật nuôi và khối lượng nước thải rất lớn. Nước thải chăn nuôi chứa nhiều
chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, nitơ, photpho, và các thành phần khác, đặc biệt là
vi sinh vật gây bệnh ( loại vi trùng, virut, và trứng ấu trùng giun sán gây bệnh ).
Trong thành phần chất rắn của nước thải thì hợp chất hữu cơ chiếm 70-80% gồm
các hợp chất hydratcarbon, protit, axitamin, chất béo và các dẫn xuất của chúng
có trong phần và thức ăn thừa. Hầu hết các chất hữu cơ dễ bị phân hủy. Các chất
vô cơ chiếm 20- 30% gồm cát, đất, urê, omonium, muối clorua, SO 4… Các hợp
chất trong phân và nước thải dẽ dàng bị phân hủy.

Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải phụ thuộc vào lượng thức ăn rơi vãi,
mức độ thu gom phân, phương thức thu gom chất thải trong chuồng hay lượng
nước sử dụng khi vệ sinh chuồng trại hoặc tắm rửa vật nuôi.
1.2.3 .Chất thải khí ( khí độc và mùi hôi ).
Mùi hôi chuồng nuôi là hỗn hợp khí được tạo ra bởi quá trình phân hủy kỵ khí
và hiếu khí của các chất thải chăn nuôi, quá trình thối rữa của các chất hữu cơ có
trong phân, nước thải, nước thiểu vật nuôi hay thức ăn dư thừa. Mùi hôi phát sinh
hiều hay ít phụ thuộc vào mật độ vật nuôi, mức độ thông thoáng của chuồng
nuôi, nhiệt độ và độ ẩm của không khí.
Thành phần của khí phát sinh phụ thuộc vào từng giai đoạn phân hủy chất hữu
cơ, tùy thuộc thành thần của thức ăn, hệ thống vi sinh vật và tình trạng sức khỏe
của vật nuôi. Các khí này bao gồm: SO 2, NH3, CO2, H2S, CH4… Sự có măỵ của
các khí này là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật
nuôi.
1.3.
Tác động của chất thải chăn nuôi đến môi trường.
Chất thải chăn nuôi với hàm lượng các chất ô nhiễm cao như các chất hữu cơ
dễ bị phân hủy sinh học, chất dinh dưỡng như nitơ, photpho, các khoáng chất…
kèm theo còn có các vi sinh vật mang mầm bệnh. Lượng chất thải này không


14

được xử lý hợp lý sữ gây tác động mạnh mẽ đến môi trường nước, môi trường
không khí, môi trường đất. Từ đó, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống
gần khu vực chăn nuôi, người chăn nuôi và vật nuôi, đặc biệt là lan bệnh cho
người và vật nuôi.
Sơ đồ 1.1 : Các tác động của chất thải chăn nuôi tới môi trường

(Nguồn : Trương Thanh Cảnh ,1999)


1.3.1 . Ô nhiễm môi trường nước
Chất thải chăn nuôi xử lý chưa hợp lý hay thải trực tiếp vào môi trường nước
sẽ làm suy giảm chất lượng oxy hòa tan do cơ chế tự làm sạch nhờ vi sinh vật
hiếu khí, các vi sinh vật sử dụng oxy để phân hủy các chất hữu cơ từ phân và
chất thải chăn nuôi. Thêm và đó, trong chất thải chăn nuôi hàm lượng chất dinh
dưỡng nitơ, photpho cao gây hiện tượng phú dưỡng hóa ảnh hưởn trực tiếp đến
đời sống thủy sinh vật trong nguồn tiếp nhận. Đồng thời, nước là môi trườn hội
tụ đầy đủ các điều kiện thận lợi cho quá trình sinh sôi phát triển lan truyền các vi
sinh vật gây bệnh vốn hiện diện trong phân vật nuôi rất nhiều. Bên cạnh ô nhiễm
nguồn nước mặt, chất thải chăn nuôi thấm xuống đất đi vào mạch nước nhầm,
nhất là các giếng mạch nông gần chuồng nuôi gia súc hay gần hố chứa chất thải
không có hệ thống thoát nước an toàn.
Ảnh hưởng của một số chất ô nhiễm chính đến môi trường nước như sau:


15


Chất hữu cơ:
Trong thức ăn, một số chất chưa được gia súc, gia cầm đồng hóa và hấp thụ nên
bài tiết ra ngoài theo phân, nước tiểu cùng các sản phẩm trao đổi chất. Đây là
những chất dễ bị phân hủy sinh học, giàu nitơ, photpho và một sô thành phần
khác. Sự phân hủy các chấn này trải qua nhiều giai đoạn, tạo ra các hợp chất như:
axit amin, axit béo, các chất khí gây mùi hôi khó chịu và độc hại.
Ngoài việc gây mùi, việc phân hủy các chất béo trong nước còn làm thay
đổi pH, gây điều kiện bất lợi cho quá trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm.

Nitơ, photpho
Khả năng hấp thụ nitơ, photpho của gia súc, gia cầm tương đối thấp nên phần

lớn động vật ăn vào sẽ được bài tiết ra ngoài, nên hàm lượng của chúng trong
nước thải cao, góp phần hình thành hiện tượn phú dưỡng hóa nguồn nước , ảnh
hưởng đến hệ sinh thái nước. Tùy theo thời gian và sự có mặt của oxi mà nitơ
trong nước thải tồn tại ở các dạng khác nhau: NH4+, NO2-, NO3-…
• Ô nhiẽm do sinh vật
Trong phân có chứa nhiều loại vi trùng, virut, trứng giun sán gây bệnh như E.coli
gây bệnh đường ruột; Diphyllobothrium Latum, Taenia saginât: gây bệnh giun
sán; Rotavirus: gây bện tiêu chảy… chúng lan truyền qua nguồn nước mặt, nước
ngầm, đất …
Bảng1.1: Các loại vi sinh vật có trong phân


Tên vi sinh vật

Khả năng gây
bệnh

Điều kiện bị diệt
Nhiệt độ ( oC )

Thời gian
( phút)

Salmonella Typhi

Sốt thương hàn

60

30


Salmonella Typhi
A&B

Phó thương hàn

55

30

Shigella spp

Lỵ

55

60

Vibrio cholerae

Tả

55

60

Escherichia coli

Viêm dạ dày, ruột
gây tiêu chảy


55

60

Hepatite A

Viêm gam

55

3-5

Taenia saginata

Sán

50

3-5

Microccocus

Ung nhọt

54

10



16

Streptococus

Làm mủ

50

10

Ascaris
lumbricoides

Giun đũa

50

60

Tubecudsis

Bạch cầu

55

45

Corynerbacterium

Bại liệt


65

30

( Nguồn: Lê Trình, năm 1997)
1.3.2. Ô nhiễm môi trường không khí
Có rất nhiều loại khí sinh ra trong chuồng nuôi gia súc và bãi chứa chất thải do
chăn nuôi, do quá trình phân hủy hiếu khí và kỵ khí chất thải chăn nuôi ( chủ yếu
là phân và nước tiểu ) và quá trình hô hấp của vật nuôi. Thành phần chất thải
chăn nuôi có thể chi thành 3 nhóm: protein, carbonhydrate và mỡ. Quá trình phân
hủy kỵ khí chất thải xhăn nuôi tạo nhiều sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối
cùng khác nhau.
Theo kết quả nghiên cứ của Trần Thị Ngọc Diệu, 2001; tùy điều kiện nhiệt độ
môi trường bên ngoài, phương thức thu gom, lưu trữ và xử lý chât thải mà các
loại khí sinh ra ở nhiệt độ khác nhau.

Sơ đồ 1.2: Các sản phẩm của quá trình phân hủy kỵ khí hỗn hợp chất thải chăn
nuôi


17

(Nguồn: Trương Thanh Cảnh ,1999)
Khí thường gặp trong chăn nuôi là khí CO2, NH4, H2S, NH3; những khí này
tạo nên mùi hôi thối trong hầu hết khu vực chăn nuôi, đã ảnh hưởng lớn tới sinh
trưởng và kháng bệnh của động vật, ngoài ra còn ảnh hưởng tới môi trường khu
vực xung quanh.

1.4.


1.3.3 Ô nhiễm môi trường đất
Chất thải chăn nuôi chứa lượn lớn chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chủ yếu
là các chất dinh dưỡng giàu nitơ, photpho. Đây là nguồn phân bón giàu dinh
dưỡn nếu bón vào đất sẽ tăng độ phì nhiêu nhưng nếu bón không hợp lý hoặc
phân tươi, cây trồng không hấp thu hết, chúng sẽ tích tụ lại làm bão hòa hay quá
bão hòa chất dinh dưỡng trong đất, gây mất cân bằng sinh thái đất, thoái hóa đất.
Ngoài ra, nếu trong đất chứa một lượng lớn nitơ, photpho sẽ gây hiện tượng
phú dưỡng hóa hay lượng nitơ thừa chuyển hóa thành nitrat làm cho nồng độ
nitrat trong đất tăng cao, sẽ gây độc cho hệ sinh thái đất cũng như cây trồng.
Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật ưa nitơ, photpho phát triển, hạn
chế chủng loại vi sinh vật khác, gây mất cân bằng hệ sinh thái đất.
Chất thải chăn nuôi thải trực tiếp ra đất, các chất hữu cơ, kim loại.. theo nước
mưa chảy tràn thấm qua đất vào mạch nước ngằm, làm ô nhiễm mạch nước
ngầm.
Giới thiệu về mô hình Biogas
Hầm khí Biogas sinh học được dùng để xử lý chất thải chăn nuôi và tạo ra khí
gas phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Đây là mô hình mới, vừa để xử lý ô nhiễm
môi trường do nguồn chất thải chăn nuôi tạo ra, vừa đem lại hiệu quả kinh tế
thiết thực, đặc biệt cho những hộ chăn nuôi gia sức gia cầm, tận dụng được
nguồn chất thải và triệt tiêu mùi hôi hám khó chịu. Biogas ( hay còn gọi là khí
sinh học ) là sản phẩm của quá trình lên men kỵ khí phân giải các chất hữu cơ
phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản trong môi trường yếm khí.


18

Khí gas từ hầm Biogas thành phần chủ yếu gồm khí Metal (CH 4) và hơi
nước, lượng khí này dùng cho đun nấu rất tốt, nếu sử dụng đúng cách thì không
hề ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người.

Vì vậy việc áp dụng mô hình Biogas vào chăn nuôi là hết sức cần thiết, vừa
đem lại hiệu quả kinh tế vừa nâng cao chất lượng môi trường nước tại huyện Yên
Lập.
1.4.1. Sơ lược về hầm Biogas
Hầm Biogas ( Hệ thống khí sinh học) là hệ thống được dùng để xử lý chất
thải chăn nuôi và tạo ra khí gas phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Nguyên liệu
cho quá trình sản xuất khí sinh học là chất hữu cơ, phân động vật, lá thân cây cỏ,
nước thải. Các nguyên liệu được ủ trong bể, túi kín kỵ khí để hình thành khí CH 4
dễ cháy. Hỗn hợp khí được dẫn bằng đường ống đến nơi đun nấu, thắp sáng hay
phát điện.
Về cấu tạo hầm Biogas bao gồm 3 bộ phận chính là :
- Bể phân giải.
- Bộ phận chứa khí.
Bộ phận điều áp.
Cả ba bộ phận này đều được kết hợp nằm trong một khói. Cả khối được chôn
chìm dưới mặt đất, thiết kế của thiết bị compozite hoặc xây bằng gạch bao gồm:
-

Bể phân giải.
Ngăn chứa khí.
Ống dẫn khí.
Cửa nạp nguyên liệu ( ống lối vào ).
Cửa xả ( ống lối ra ).
Nguyên lí hoạt động
Nguyên liệu ( chất thải từ hoạt động chăn nuôi ) được nạp vào bể phân giải qua
cửa nạp nguyên liệu vào cho đến khi ngập mép dưới của cửa nạp nguyên liệu và
cửa xả khoảng 60 cm. Lúc này áp suất khí trong bể phân giải bằng 0 ( P=0).
Khí sinh ra được tích tụ trong ngăn chứa khí sinh ra áp suất đẩy dịch phân giải
dâng lên theo cửa nạp nguyên liệu và cửa xả. Độ chênh giữa hai bề mặt dịch
phân giải cửa nạp nguyên liệu/ cửa xả và ngăn chứa khí tạo nên áp suất trong bể,

đẩy khí sinh ra vào ống thu khí và đướng ống dẫn khí đến nơi sử dụng.
Trong quá trình hoạt động, bề mặt của dịch phân giải luôn luôn lên xuống làm
cho tiết diện luôn luôn thay đổi trong ngày do vậy có tác dụng phá váng. Theo
tính toán, từ 10kg phân lợn trở lên hàng ngày có thể sản xuất được 400-500 lít
khí, đủ để cung cấp nhiên liệu cho gia đình 04 người sử dụng, đối với chiếu sáng
có thể đạt độ sáng tương đương đèn sợi tóc 60 W…
Hình 1.1: Cấu tạo của hầm Biogas


19

Hình 1.2 Hầm Biogas
1.4.2. Những lợi ích khi sử dụng hầm Biogas
− Hầm Biogas đem lại nguồn năng lượng phục vụ nhiều nhu cầu của người dân
như đun nấu, thắp sáng, úm gà con, sưởi nhà kính…Mỗi năm, chỉ tính riêng cho
việc sử dụng khí để đun nấu và thắp sáng, mỗi hộ gia đình nông thôn chỉ cần
nuôi thường xuyên với quy mô 4-10 con lợn là có đủ lượng nguyên liệu để cung
cấp khí gas sử dụng đun nấu và thắp sáng và có thể tiết kiệm được từ 3-5 triệu
đồng mỗi năm.
− Cặn phân, nước thải của hệ thống đã được diệt hết 99% trứng giun sán, có thể tận
dụng làm phân vi sinh, mang lại nguồn phân bón an toàn cho canh tác, hạn chế
côn trùng phát triển, qua đó giúp giảm dịch hại từ 70-90%, bảo vệ sức khỏe
người nông dân.


20

Sử dụng hầm Biogas đã giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải từ hoạt động
chăn nuôi gây ra, góp phần làm đẹp mĩ quan nông thôn, xây dựng nông thôn phát
triển bền vững.

− Chất thải từ hoạt động chăn nuôi sau khi được ủ trong hầm Biogas có thể làm
phân vi sinh, phân hữu cơ, cung cấp một lượng lớn dưỡng chất cho đất và cây
trồng.


1.5. Ứng dụng mô hình “ Biogas” vào hoạt động chăn nuôi.
1.5.1 Cách xây dựng



-


+
+
-

Chọn điểm:
Sát khu chăn nuôi và hố xí.
Dịch thải thoát ra hệ thống nước thải chung phù hợp với công trình được xây
dựng.
Đào hố móng xây hầm Biogas và bể áp lực:
Dài x rộng x sâu: (3,6 x 2,7 x 2,2) m.
Tìm điểm thấp ở ngoài hố móng đào một lỗ sâu hơn đáy hố để bơm nước, đảm
bảo hố móng luôn khô ráo trong quá trình thi công.
Đổ bê tông hố móng:
Vật liệu đá xanh: 1x2; M 150.
Kích thước móng: Dài x rộng x cao: (3,2 x 2,3 x 0,15)m.
Khi đổ bê tông xong đặt một hàng gạch nằm theo chu vi móng hầm và bể, mạch
vữa phải đặc chắc. Không đặt gạch ở phần chu vi có cửa thông từ hầm sang bể,

để chống thấm nước từ ngoài vào đáy hầm, bể hoặc từ đáy hầm, bể ra ngoài.
Móng hầm, bể phải chịu lực (tối thiểu sau 24 giờ) mới tiếp tục xây tường hầm và
bể.
Xây tường hầm và bể: (tiến hành đồng thời).
Ở phần tường hầm:.
Để cửa thoát dịch từ hầm sang bể cao 60cm, rộng 30cm.
Ở độ cao 80cm đặt ống thu phân bằng nhựa phi 110mm.
Ở phần tường bể:.
Để cửa thông tại vị trí trùng với cửa thoát dịch ở tường hầm (cao 60cm, rộng
30cm), ở độ cao 2,5 cm gắn 2 cữ đỡ tấm đan của thoát dịch từ hầm sang bể.

Tiếp tục đồng thời tường bể, hầm. Đến độ cao 105cm, ở tường hầm xây một hàng
gạch nằm quay ngang đảm bảo độ cao tường hầm 110cm.
- Trong khi đợi tường chịu lực, tiến hành láng đáy, trát phía trong tường hầm và
bể, đánh màu chống thấm những phần láng và trát nói trên.
• Đặt nắp hầm vào thân hầm:
- Khi tường hầm đã chịu lực, rải lớp vữa xi măng mác 75, dày 3cm, rộng 7cm tính
từ mép tường hầm phía trong. Huy động 8 người dùng dây chắc buộc vào quai
nắp hầm hạ từ từ nắp vào thân hầm, khi đặt nắp đúng vị trí, nâng nhẹ và di nắp
lên lớp vữa cho nắp và vữa có độ dính kết, tiến hành xử lý mạch vữa phía trong
và mạch vữa phía ngoài.
- Xử lý mạch vữa phía ngoài: Như hình vẽ trong bản thiết kế.
-


21


Tiếp tục xây tường bể:
Đến độ cao 180cm để lỗ đặt ống thoát dịch thải ra ngoài và xây tường đến độ cao

200cm (2m), trát và đánh màu phía trong tường hầm, để toàn bộ hệ thống hầm và
bể chịu lực; 48 giờ.


-

Lắp ráp phần thu khí:
Lắp cút vào ống dài 10cm, lắp ống này vào lỗ ren có sẵn trên đỉnh nắp hầm.
Lắp cút vào ống dài 200cm, lắp đầu còn lại vào cút đã có sẵn ở đầu ống dài
10cm.
Lắp van tổng vào măng sông, măng sông vào ống dài 50cm. Lắp đầu còn lại vào
cút chờ sẵn ở ống 200cm.
Chú ý: Lắp đúng thứ tự trên để có thể lắp ráp trong không gian hẹp và tránh ảnh
hưởng đến các mối lắp ráp khác.
- Dùng băng tơ quấn đầu ren trước khi lắp đảm bảo khí không rò qua khe hở của
mối ghép ren.


-

Chuẩn bị vật liệu xây dựng:
Gạch chỉ loại tốt: 1500 viên.
Xi măng P.300: 6,5-7 tạ.
Cát bê tông, xây, trát: 1,5m3.
Hệ thống thu khí: 3 đoạn ống thoát đường kính 21mm, 2 cút, 1 măng sông, 1 van
tổng, 10-15m dây dẫn khí mềm (dây có lớp chống cháy).
1.5.2 Cách vận hành hệ thống: (Khi toàn bộ hệ thống đã chịu lực).
a) Nạp phân gia súc (lợn, gà, trâu, bò):
Phân đảm bảo không lẫn đất, cát rà rác.


Nạp phân lần đầu:.
Nạp nước: Khối lượng ban đầu tính từ đáy bể với độ cao 0,9m (đo từ đáy bể áp
lực).
Nạp phân: Từ 4-5 tạ phân tươi.
• Cách tạo khí:

-

Sau khi nạp phân khóa van tổng. Cứ 12 giờ lại mở van tổng một lần để xả hết khi
đã được sinh ra và hơi nước (thường xả vào lúc 6 giờ sáng và 6 giờ tối). Van tổng
được mở mỗi lần từ 15-20 phút rồi đóng lại. Sau 5 ngày nếu vào mùa nóng hoặc
sau 15 ngày nếu vào mùa lạnh sẽ có đủ lượng gas để đưa vào bếp. Trong những
ngày đầu làm việc cho phân xuống hầm phải hạn chế nước rửa chuồng và nước
tắm cho lợn.
b) Nạp phân các phần tiếp theo:
Hàng ngày nạp từ 10-15kg phân cùng với lượng nước đủ rửa sạch nền chuồng.
Khi khí sinh bình thường lượng phân vẫn nạp như trên và có thể đưa cả lượng
nước tắm cho lợn xuống hầm.


22

Chú ý: Hệ thống không có thiết bị trữ khí ga được sinh ra, nên hàng ngày đều
phải đốt trên bếp vào sáng, tối hoặc sáng, trưa, tối để hệ thống đảm bảo phân hủy
chất thải và sinh khí bình thường.
-

-

-


-

-

-

-

Khi xây chỉ cần dùng mác vữa từ 50-75. Nếu mác vữa cao sẽ có nguy cơ nứt vữa
trát, hoặc tách giữa mạch vữa và gạch.
Khi đổ hầm khí Biogas các hóa chất như xà phòng, thuốc trừ sâu... có hại cho các
hoạt động của vi sinh
Không cho vào hầm Biogas các nguyên liệu khác như rơm rạ, trấu, các động vật
chết... chỉ được nạp vào hầm phân người và gia súc cùng với nước không bị
nhiễm mặn và hóa chất
Không để nước mưa hoặc cát chảy vào hầm Biogas, bể áp lực... đường ống dẫn
dịch thải phải được đậy kín.
Thường xuyên kiểm tra các đường ống dẫn khí gas vào sự hoạt động của van và
bếp, khi thấy hở khí gas (có mùi) phải thay ngay. Tuyệt đối không để trẻ con,
người chưa biết cách sử dụng hoặc nười bị tâm thần sử dụng bếp gas.
Khi sử dụng bếp gas: phải châm lửa trước, mở van sau; khi đun nấu xong phải
khóa chặt van gas. Không được mở van gas mà không đốt lửa. Vì khí gas hở
không được đốt cháy sẽ là loại khí độc cho người và dễ gây hỏa hoạn.
Không đặt bếp gas gần vật dễ cháy như rơm, rạ... phải có bệ cao trên mặt đất
dành riêng cho bếp gas.
Chiều dài ống gas (từ hầm Biogas đến bếp gas) không được ngắn hơn 6m. Vì
ống ngắn quá có thể phát nổ khi bật lửa đun.
Không được để vật nặng hoặc để xe ô tô và các xe cộ đi lại trong khu vực hầm
Biogas, điều này làm cho hầm Biogas bị chấn động gây hở hoặc có thể bị sập gây

nguy hiểm.
Khi không sử dụng hầm Biogas vào mục đích giải quyết chất đốt và phân bón
mà chỉ sử dụng như một bể "phốt", khi đó phải đưa ống dẫn khí Biogas lên cao,
mở van xả gas vào không khí (tránh nước mưa chui vào), dịch thải bioga sẽ tháo
vào cống không gây ô nhiễm cho vùng xung quanh.
Sau một thời gian dài, lượng cát chui vào hầm có thể làm tắc ống dẫn phải dùng
bơm hút (hoặc múc) cát từ bể áp lực để khôi phục chế độ làm việc bình thường
của hầm.
Trong quá trình bảo dưỡng hoặc sửa chữa, tuyệt đối không được chui trong hầm
hoặc xuống bể áp lực vì trong hầm hoặc bể áp lực có tích tụ khí CH4, có thể gây
ngạt, cần phải hỏi ý kiến chuyên môn để có giải pháp loại bỏ sạch khí CH4 một
cách chắc chắn mới được xuống.
1.5.3 Lựa chọn thể tích xây dựng hầm Biogas phù hợp

Đối với các hộ nuôi thường xuyên từ 5-6 con lợn, hoặc 3-4 con lợn + 1 con bò,
hoặc 3-4 con bò nên lựa chọn thể tích xây dựng hầm từ 9-11m3.
• Đối với hộ nuôi thường xuyên từ 10-15 con lợn, 5-6 con bò nên lựa chọn thể tích
hầm từ 12-16m3.



23

Đối với những hộ nuôi số lượng lớn và các trang trại nên xây dựng thành nhiều
hầm ( nên tham khảo thêm ý kiến của các nhà chuyên môn).
- Lựa chọn địa điểm xây dựng hầm Biogas căn cứ vào các yếu tố sau:
- Đảm bảo đủ diện tích mặt bằng để xây dựng hầm Biogas đúng kích thước dự
kiến.
Cách xa nơi đất trũng, hồ ao để tránh bị nước ngập.
- Tránh nơi nền đất có cường độ chịu lực kém, phải xử lý móng phức tạp và tốn

kém.
- Tránh không cho rễ cây to ăn xuyên vào công trình.
- Gần nới cung cấp nguyên liệu, gần nới sử dụng khí để tiết kiệm đường
ống, tránh tổn thất.
- Đặt ở nơi có nhiều nắng, kín gió để giữ nhiệt độ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình sinh khí.
- Cách xa giếng nước từ 5-8m trở lên.
• Lưu ý khi hầm Biogas đi vào hoạt động
- Khi nạp nguyên liệu vào cho hầm Biogas cần tránh không để các loại như cát,
sỏi, dầu mỡ công nghiệp, xà phòng, thuốc tẩy, thuốc nhuộm, thuốc sát trùng,
thuốc trừ sâu theo vào. Vì những chất này gây ảnh hưởng đến hoạt động của vi
sinh vật trong hầm.
- Không được để vật nặng hoặc xe oto và các xe cộ đi lại trong khu vực hầm
Biogas, điều này làm cho hầm bị chấn động gây hở hoặc có thể bị sập gây nguy
hiểm.
- Khi sử dụng bếp gas: phải châm lửa trước, mở van sau; khi đun nấu xong phải
khóa chặt van gas. Không đặt bếp gần vật dễ cháy như rơm rạ…
- Thường xuyên kiểm tra các đường ống dẫn khí, khi thấy hở khí gas (có mùi) phải
thay ngay.
- Trong quá trình bảo dưỡng hoặc sửa chữa, tuyệt đối không được chui trong hầm
hoặc xuống bể áp lực vì trong hầm hoặc bể áp lực có tích tụ khí CH4, có thể gây
ngạt, cần phải hỏi ý kiến chuyên môn để có giải pháp loại bỏ sạch khí CH4 một
cách chắc chắn mới được xuống.


2. Chuyên đề 2: Giới thiệu về mô hình “ Đệm lót sinh học” và ứng dụng mô
hình “ Đệm lót sinh học” vào hoạt động chăn nuôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường trường
2.1. Giới thiệu về mô hình “ Đệm lót sinh học”
Đệm lót sinh học là việc sử dụng hệ men vi sinh vật có ích được rải lên bề mặt

của lớp mùn cưa hay chấy trên nền chuồng chăn nuôi. Hệ men này có tác dụng
chủ yếu: phân giải phân, nước tiểu do vật nuôi thải ra, ức chế và tiêu diệt sự phát
triển của hệ vi sinh vật có hại, khống chế sự lên men sinh khí hôi, thối; phân giải
một phần mùn cưa, giữ ẩm cho vật nuôi.
2.2. Sơ lược về “ Đệm lót sinh học”.
Đệm lót sinh học là hệ thống được dùng để xử lý chất thải chăn nuôi. Nguyên
liệu cho quá trình sản xuất bao gồm mùn cưa, trấu, rơm cắt nhỏ và cám gạo được


24

trộn với chế phẩm sinh học, có tác dụng tiêu hủy phân và nước tiểu trong chuồng
nuôi, hình thành một lớp sinh khối sạch, hạn chế vi khuẩn và ký sinh trùng gây
bệnh, loại bỏ ruồi muỗi, không mùi hôi, đồng thời tạo ra nguồn phân hữu cơ cho
cây trồng. nước thải.
Cấu tạo của đệm lót sinh học bao gồm ( sắp xếp theo chiều từ dưới lên
trên):
- Lớp trấu dày 30 cm ( ở sát đáy chuồng ).
- Lớp bột ngô đã được xử lý lên men 5cm.
- Lớp mùn cưa dày 30 cm.
- Lớp bột ngô đã đực xử lý lên men 5 cm.
Nguyên lý hoạt động:
Đệm lót sinh học hoạt động dựa trên sự phân hủy các chất hữu cơ có trong
chất thải, nước thải nhờ vào hoạt động của các vi sinh vật phân hủy hiếu khí và kị
khí.
2.3. Những lợi ích khi sử dụng đệm lót sinh học
Lợn con nuôi trên đệm lót sẽ khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt.
Lợn nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông da
bóng mượt và sạch, thịt chắc, thơm ngon, giảm tồn dư kháng sinh. Ngoài ra còn
những lợi ích mang lại như:

-

-

-

Làm tiêu phân do đó mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không
còn, tạo môi trường sống tốt không ô nhiễm. Từ đó cải thiện môi trường
sống cho người lao động và tạo cơ hội có thể phát triển chăn nuôi nơi khu
dân cư.
Làm tiêu phân do đó mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không
còn, tạo môi trường sống tốt không ô nhiễm. Từ đó cải thiện môi trường
sống cho người lao động và tạo cơ hội có thể phát triển chăn nuôi nơi khu
dân cư.
Không cần thay phân và rửa chuồng trong quá trình nuôi do đó giảm nhân
công, lượng nước và lượng điện dùng.
Giảm tỷ lệ bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy lợn con. Vì vậy giảm công và
chi phí thuốc.
Tăng chất lượng đàn lợn và chất lượng của sản phẩm.
Hạch toán chung người chăn nuôi sẽ lợi:
+ Môi trường không ô nhiễm.
+ Giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên vệ
sinhchuồng.
+ Chi phí chung sẽ ít hơn nên thu nhập tăng lên.

-

Đệm lót sinh học là đệm lót trên nền chuồng chăn nuôi. Đệm lót này hiện
đang được khuyến cáo là trấu và mùn cưa. Trấu và mùn cưa được đưa vào
nền chuồng nuôi, sau đó được rải lên trên mặt một lớp hệ men vi sinh vật

có ích. Hệ vi sinh vật này có tác dụng chủ yếu:
+ Phân giải phân, nước tiểu do vật nuôi thải ra, hạn chế sinh khí hôi, thối


25

-

-

-

-

+ Ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ vi sinh vật có hại, khống chế sự
lên men sinh khí hôi thối:
Phân giải một phần mùn cưa.
Giữ ấm cho vật nuôi do đệm lót luôn luôn ấm bởi nhiệt từ hoạt động của
hệ men vi sinh vật.
Đệm lót sinh học giúp tiết kiệm 80% nước trong chăn nuôi vì:
+ Không sử dụng nước rửa chuồng.
+ Không sử dụng nước để tắm, rửa cho vật nuôi.
+ Nước sử dụng duy nhất cho vật nuôi uống và phun giữ độ ẩm cho nền
chuồng (đệm lót chuồng luôn có độ ẩm 30%).
+ Đệm lót sinh học giúp tiết kiệm 60% nhân lực vì:
+ Không sử dụng nhân lực dọn, rửa chuồng hàng ngày.
+ Không sử dụng nhân lực để tắm rửa cho vật nuôi.
+ Chỉ sử dụng nhân lực để cho vật ăn, quan sát diễn biến trạng thái của vật
nuôi.
Đệm lót sinh học giúp tiết kiệm 10% thức ăn vì:

+ Vật nuôi không bị stress từ môi trường và hoạt động tự do.
+ Vật nuôi thu nhận được một số chất từ nền đệm lót sinh thái do sự lên
men phân giải phân, nước tiểu, vỏ trấu, phụ phẩm nông nghiệp phơi khô
băm nghiền nhỏ.
+ Khả năng tiêu hóa hấp thụ của vật nuôi tốt hơn do con vật ăn, hít được
một số vi sinh vật có lợi, vật hoạt động nhiều hơn.
Đệm lót sinh học giúp môi trường chăn nuôi không bị ô nhiễm vì:
+ Không có chất thải từ chăn nuôi ra môi trường (phân, nước thải của vật
nuôi được hệ vi sinh vật trong đệm lót phân giải thành thức ăn lẫn với đệm
lót).
+ Không có mùi hôi thối từ phân, nước tiểu của vật nuôi do hệ men vi
sinh vật trong chế phẩm sử dụng đã cạnh tranh và diệt hết các vi sinh vật
có hại và và các vi sinh vật sinh mùi khó chịu…
+ Hạn chế ruồi, muỗi (vì không có nước để muỗi sinh sản, không có phân
để ruồi đẻ trứng).
+ Các mầm bệnh nguyên nhân lây lan dịch bệnh bị tiêu diệt hoặc hạn chế
tới mức thấp nhất.
Đệm lót sinh học giúp sản phẩm thịt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
về màu, mùi, vị gần với chăn nuôi hữu cơ:
+ Vật nuôi không bị stress từ môi trường và con vật vận động nhiều.
+ Thức ăn không trộn các chất kích thích, vật nuôi không những không
bị bệnh mà còn thu nhận được nhiều khoáng vitamin từ đệm lót sinh thái.

Như vậy, công nghệ chăn nuôi trên đệm lót sinh học với kỹ thuật làm chuồng,
chuẩn bị đệm lót và chăm sóc vật nuôi đơn giản vì vậy người chăn nuôi Việt
Nam có thể áp dụng tốt.
Hình 2.1 Đệm lót sinh học được đưa vào sử dụng



×