SỞ GD – ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT …………………..
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI QUA HOẠT ĐỘNG
ROLE-PLAY VÀ PRESENTATION UNIT 2
CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH 11 THÍ ĐIỂM
Người báo cáo: ……………………
Môn
: Tiếng Anh 11
Số tiết
:2
Tổ
: Văn - Ngoại Ngữ
Năm học: 2018 – 2019
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay phong trào học tiếng Anh đang lan rộng và phát triển ở nhiều địa phương.
Trên thực tế nhiều em rất yêu thích môn học, tự giác tích cực học tập tốt môn tiếng Anh.
Tuy nhiên bên cạnh đó một số em vẫn chưa thực sự tích cực trong giờ học, các em rất thụ
động, thậm chí chán nản, căng thẳng và có cảm giác như “vịt nghe sấm” trong giờ học. Phải
chăng nội dung chưa lôi cuốn? phương pháp chưa phù hợp? …
Ngoài ra nâng cao chất lượng là nhiệm vụ hàng đầu của nhà giáo. Để đạt được mục
tiêu trên đòi hỏi giáo viên phải hết sức có trách nhiệm, nhiệt tình. Đặc biệt là giúp các em
tiếp cận với phương pháp học tiếng Anh mới, tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài. Để
thực hiện được điều naỳ trước hết các em phải có lòng đam mê quyết tâm học tập môn học.
Để các em thực sự đam mê, yêu thích môn học này đòi hỏi giờ dạy phải sinh động nhẹ
nhàng, lôi cuốn.
Trong tình hình cải cách giáo dục hiện nay, dạy tiếng anh theo quan điểm giao tiếp
được nhiều người ủng hộ. Theo phương pháp này học sinh có nhiều cơ hội để giao tiếp với
bạn bè và thầy cô để rèn luyện ngôn ngữ thông qua các tình huống có sẵn trong các bài.
Xuyên suốt các đơn vị bài học là 1 cấu trúc theo thứ tự 8 tiết học: Getting started,
language, reading, speaking, listening, writing, communication and culture và looking back
and project. Tuy nhiên, đây là cuốn sách thí điểm nên còn mới mẻ với rất nhiều giáo viên.
chúng ta vẫn chưa khai thác, đi sâu giúp học sinh phát triển kỹ năng nói, để khi ra ngoài đời
thực, các em có thể giao tiếp tự nhiên hơn.
Trong quá trình trực tiếp dạy môn tiếng anh tại trường THPT Tam Dương, vừa dạy
vừa tìm hiểu quan sát học sinh, tôi thấy khả năng nói của các em còn rất hạn chế. Phần lớn
các em chưa biết cách thực hành kỹ năng nói, khả năng phản ứng của học sinh rất chậm.
Từ những nét đặc trưng riêng của mục này , nhằm trao đổi kinh nghiệm của chúng
tôi với quí thầy cô để chúng ta cùng đưa ra cách tiến hành tiết dạy một cách hiệu quả hơn và
đúng với mục tiêu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong việc tổng kết bài
học–và đó cũng là lí do tôi lựa chọn chuyên đề “Phát triển kỹ năng nói qua hoạt động
role-play và presentation unit 2 chương trình tiếng anh 11 thí điểm” để tiếp tục nâng cao
chất lượng dạy, học bộ môn tiếng Anh trong trường trung học phổ thông, đặc biệt với học
sinh lớp 11 và rất mong nhận được những góp ý phản hồi từ các thầy cô giáo, đồng nghiệp
để đề tài ngày càng hoàn thiện.
2
II. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm nghiên cứu và tìm hiểu một cách hệ thống lý thuyết phương pháp dạy
học dự án, tìm hiểu, sáng tạo và sưu tầm các bài chủ đề trong các unit để giúp học sinh lớp
11 học chương trình tiếng Anh thí điểm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tự giác
hơn trong kỹ năng giao tiếp tiếng anh. Từ đó đánh giá, rút ra các bài học kinh nghiệm để
phát triển kỹ năng nói thông thạo, tự nhiên hơn.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến phương pháp dạy học dự án.
- Mô tả, đánh giá, phân tích thực trạng việc áp dụng phương pháp dạy học dự án đối
với môn tiếng Anh trung học phổ thông.
- Đề xuất cách hướng dẫn học sinh làm đề cương dự án và cách đưa ra các tiêu chí,
mẫu đánh giá dự án.
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu này cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Giáo viên thường xuyên cập nhật kiến thức môn học, tài liệu dạy học, thử nghiệm,
trao đổi rút kinh nghiệm với đồng nghiệp.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý.
IV. Đối tượng nghiên cứu:
- Chủ đề Unit 2: Relationships, Sách giáo khoa Tiếng Anh 11 thí điểm của Nhà Xuất
bản Giáo dục
- Học sinh lớp 11A8, 11A9 trường Trung học phổ thông Tam Dương học chương
trình tiếng Anh lớp 11 thí điểm năm học 2018 – 2019.
V. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài từ tài liệu giảng dạy, tài liệu sưu tầm thông qua các giáo
trình hoặc website học tập.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp thực nghiệm, phương pháp
điều tra.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi ý làm dự án phù hợp với các mức độ của trình độ
phát triển tư duy của học sinh. Bước đầu nghiên cứu việc sử dụng hệ thống câu hỏi, quy
trình hướng dẫn làm dự án và bài tập tình huống theo chủ điểm bài học để học sinh tiến
3
hành làm dự án.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng làm dự án và hiệu quả của việc sử
dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh.
- Quan sát sự tiếp thu tri thức của học sinh trong quá trình làm dự án.
- Học hỏi từ đồng nghiệp và một số kinh nghiệm của bản thân.
4
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Phương pháp dạy học dự án
1. Khái niệm phương pháp dạy học dự án
Dạy học dự án ( Project based - learning) là một phương pháp dạy học lấy hoạt động
của học sinh làm trung tâm, hướng học sinh đến việc lĩnh hội kiến thức và kĩ năng thông
qua việc giải quyết vấn đề, mô phỏng những hoạt động có thật của đời sống xã hội.
2. Ý nghĩa của phương pháp dạy học dự án
Dạy học dự án giúp phát triển năng lực người học, cụ thể là giúp cho học sinh:
- Chuyển từ hình thức học thụ động sang hình thức học chủ động có định hướng
- Chuyển từ thụ động ghi nhớ, lặp lại sang khám phá, tích hợp và trình bày.
- Chuyển từ nghe và đáp ứng sang truyền đạt và dám chịu trách nhiệm.
- Chuyển từ kiến thức đơn thuần về sự kiện thuật ngữ, nội dung sang hiểu rõ quá trình.
- Chuyển từ lý thuyết sang vận dụng lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống.
- Chuyển từ phụ thuộc vào giáo viên sang chủ động tổ chức hoạt động nhóm, có sự tự
đánh giá lẫn nhau.
3. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án
- Giáo viên: Đóng vai trò là người hướng dẫn, lập ra các mục tiêu, thời hạn chung,
hướng dẫn lựa chọn chủ đề, theo dõi và đánh giá các giai đoạn thực hiện dự án; đồng thời là
người xây dựng các tiêu chí đánh giá.
- Học sinh: Hình thành nhóm, thảo luận với giáo viên để chọn dự án phù hợp và phương
pháp thực hiện, dự trù kinh phí, trang thiết bị cần thiết, lập kế hoạch cho dự án, phân chia
công việc để triển khai dự án, thuyết trình dự án…
II. Nội dung dạy học dự án
Quy trình dạy học dự án gồm các bước sau:
Bước 1: Chọn đề tài, chia nhóm
- Tìm trong chương trình học phần project từ unit 1 đến unit 5.
- Giáo viên phân chia lớp học thành 5 nhóm, tương ứng với 5 units trong SGK Tiếng
anh 11 thí điểm, hướng dẫn người học đề xuất, xác định tên đề tài. Đó là một dự án chứa
đựng một nhiệm vụ cần giải quyết, phù hợp với các em.
Bước 2: Xây dựng đề cương dự án
- Giáo viên hướng dẫn người học xác định mục đích, nhiệm vụ, cách tiến hành, kế
hoạch thực hiện dự án; xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh
phí…
- Xác định mục tiêu học tập cụ thể bằng cách dựa vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của
bài học/chương trình, những kĩ năng tư duy bậc cao cần đạt được.
5
- Việc xây dựng đề cương cho một dự án là công việc hết sức quan trọng vì nó mang
tính định hướng hành động cho cả quá trình thực hiện, thu thập kết quả và đánh giá dự án.
Định hướng dự án theo bộ câu hỏi khung sử dụng Bloom’s Taxonomy:
Bộ câu hỏi khung định hướng sẽ cung cấp cho học sinh một cái nhìn xuyên suốt dự án, đồng
thời giúp các em phát triển tư duy ở các cấp độ. Bộ câu hỏi hướng dẫn triển khai dự án tạo
ra sự cân bằng giữa việc thấu hiểu nội dung và việc khám phá những ý tưởng hấp dẫn khiến
việc học trở nên phù hợp với học sinh. Ở mức độ thấp, giáo viên yêu cầu học sinh biết, nhớ,
lập lại và liệt kê thông tin. Mức độ cao hơn yêu cầu học sinh có thể phát triển kỹ năng đánh
giá, phê bình, giải quyết, sáng tạo và đề xuất. Mỗi một mức độ xây dựng trên tính phức tạp
của mức độ trước đó. Động từ được sử dụng giúp người học tư duy khác nhau ở mỗi mức
độ.
Ví dụ bộ câu hỏi khung hướng dẫn làm dự án bài 2 chương trình sách tiếng Anh lớp 11 thí
điểm. Unit 2: Relationships. Project: Playing role in relationships in your real life
Teacher asks students to work in groups to design a play about the topic. In this task, Ss are
free to create their own ideas - something they have wished to have.
To inspire Ss'imagination, teacher may give some examples of situations based on
Someone’s real life. Then teacher ( with students) gives guiding questions.
Suggested guiding questions based on Bloom’s Taxonomy:
Level I: Knowledge:
1. Can you name some relationships in your real life?
2. What are they?
4. Who involved in them?
5. When and where did they happen?
...
Level II: Comprehension
1. Can you recognize the situation?
2. What do you like most about the story?
3. Why did it happen?
...
Level III: Application
1. From the information given, what helps your relationship last long?
2. What lesson will you have from this happenning ?
....
Level IV: Analysis
1. Can you analyse your situation?
6
2. What are some of the problems in your story?
3. What will you do to improve your relationship in the future?
....
Level V: Synthesis
1. Can you devise a detailed scenario to make others understand your play?
2. Can you develop the situation and summarize the main points of your work?
…
Level VI: Evaluation
1. Do you think your play is the best effort from everyone? Why ?
2. How effective is it?
3. Can you evaluate its values?
4. Can you suggest some ways to avoid conficts in their family?
Bước 3: Thực hiện dự án
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên.
- Các thành viên trong nhóm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi thực hiện dự án, các
hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, thực tiễn xen kẽ và tác động qua lại với nhau; kết
quả là tạo ra sản phẩm của dự án.
- Các thành viên trong nhóm thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau rồi tổng hợp,
phân tích và tích lũy kiến thức thu được qua quá trình làm việc. Một trong những công việc
quan trọng là tìm thông tin, mỗi nhóm cần xác định ai tìm thông tin gì, ở đâu, như thế nào?
Như vậy, các kiến thức mà người học tích lũy được thử nghiệm qua thực tiễn.
Bước 4: Thu thập kết quả
Các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp.
Hết thời hạn thực hiện dự án, giáo viên tổ chức một buổi để các nhóm học sinh trình bày sản
phẩm về dự án của mình. Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thực hiện dự án của nhóm
mình. Các nhóm khác theo dõi, thảo luận, trao đổi, nhận xét, đóng góp ý kiến về kết quả làm
việc của nhóm bạn đồng thời đưa ra đánh giá (bằng điểm số) theo các tiêu chí đã nêu trong
các phiếu đánh giá (mà giáo viên thiết kế)
Bước 5: Đánh giá dự án, rút kinh nghiệm
- Giáo viên kết hợp mọi quá trình đánh giá: tự đánh giá của nhóm thực hiện, đánh giá
của nhóm bạn, đánh giá của giáo viên (đánh giá định kì và đánh giá sản phẩm cuối cùng) để
đưa ra kết luận về kết quả thực hiện dự án của các nhóm học sinh, của từng học sinh. Lúc
này giáo viên cần đưa ra những nhận xét:
7
- Nhận xét về tinh thần, thái độ làm việc của các nhóm, các cá nhân trong quá trình
thực hiện dự án.
- Nhận xét về chất lượng sản phẩm thực hiện dự án của các nhóm. Công bố điểm số
của từng nhóm; thưởng điểm cho những cá nhân xuất sắc, có đóng góp lớn cho thành công
của nhóm mình.
Việc theo dõi và đánh giá dự án phải dựa vào các biểu mẫu.
Việc xây dựng các biểu mẫu đánh giá dự án cụ thể chi tiết sẽ giúp học sinh tham gia
dự án định hình rõ công việc mình tham gia và phải hoàn thành, giúp học sinh có thể tự
đánh giá khối lượng và chất lượng công việc mình đạt được, giúp học sinh tự đánh giá bản
thân, đánh giá nhóm, và giúp việc đánh giá được công bằng và khách quan hơn.
Khi tiêu chuẩn đánh giá lấy người học làm trung tâm, học sinh sẽ được tham gia
nhiều hơn vào các quá trình đánh giá, có thêm nhiều cơ hội để học tập và thực hành hơn:
- Lập kế hoạch dự án, bảng kiểm mục và phiếu đánh giá dự án.
- Sử dụng gợi ý giúp học sinh suy nghĩ và tự đánh giá việc học của chính mình.
- Xác lập mục đích, nhiệm vụ, dự đoán về kết quả đạt được trong học tập.
- Chỉ ra được những khó khăn có thể có trong quá trình học, đưa ra những gợi ý chiến
lược khắc phục, những bài học kinh nghiệm rút ra.
- Trao đổi phản hồi từ học sinh.
Khi tham gia vào quá trình đánh giá, học sinh sẽ được khích lệ, kiểm soát được việc học, tự
khẳng định thành công của bản thân. Để giúp học sinh thành công, giáo viên cần cung cấp:
- Các chuẩn rõ ràng.
- Những cơ hội để theo dõi sự tiến bộ của chính mình.
- Các phương pháp thu thập phản hồi để chia sẻ với bạn học, kết hợp những phản hồi
từ bạn học để tăng hiệu quả công việc.
- Hỗ trợ xác lập mục đích học tập mới trong tương lai.
III. Ví dụ một số biểu mẫu đánh giá dự án
8
PEER EVALUATION FORM
Project:...........................................Class: 11A........
Values:
4= Superior, 3 = Above average, 2 = Average , 1 = Below Average
Attribute
Participated in group
Myself 1.___
2.___
3._____
4.____
5._____
discussion
Helped keep the group on
task
Contributed useful ideas
How much work was done
Quality of completed work
Totals
Mẫu đánh giá dành cho nhóm trưởng tự đánh giá các thành viên trong nhóm
PEER EVALUATION FORM
Project:...........................................Class: 11A........
Values: 4= Superior, 3 = Above average, 2 = Average , 1 = Below Average
Group
G1
G2
G3
G4
G5
Clear and effective topic
introduction
Good pronunciation
Body language
Confidence and fluency
Quality of completed work
Totals
Mẫu đánh giá dành cho các thành viên trong lớp về mỗi nhóm
Mẫu đánh giá dành cho giáo viên và các nhóm đánh giá:
Criteria
Below expected
level
Introduction Topic
of topic
( 3 points)
introduced.
At expected level
Above expected level
Topic introduced
Topic introduced
clearly, and purpose
clearly and in an
of talk was made
interesting way.
clear.
Purpose of talk was
made clear. Outline of
9
Scores
points was given.
Some
Good understanding A very good
understanding
of topic shown.
understanding of the
of topic shown.
Links and
topic shown. Links and
Some links and
connections
connections between
connections
between ideas made
ideas made clear.
clear. Information
Information was
ideas. Points are
was relevant and
relevant and well
usually
expressed in own
expressed in own
developed with
words. Points were
words. Points were
Development made between
of topic
( 5 points)
Ability to
engage and
involve
audience
( 2 points)
minimum detail. developed with
well-organised and
Information is
developed with
sufficient and
usually relevant. appropriate details.
sufficient and
Some eye
An interesting
appropriate details.
Speaker monitored
contact was
approach taken to
audience and adapts
made.
topic. Speaker used
presentation
Techniques used techniques such as
accordingly. An
to engage
visual aids and
interesting or original
audience were
props, anecdote,
approach taken to the
minimal, or
surprising facts,
topic. Speaker used
mainly
direct audience
techniques such as
ineffective.
participation.
visual aids and props,
anecdote, humour,
surprising facts, direct
audience participation.
Totals
( 10 points)
IV. Áp dụng phương pháp dạy học dự án vào unit 2 chương trình tiếng anh lớp 11
Sau đây là ví dụ minh hoạ cũng như mô tả lại quá trình thực hiện dự án của giáo viên
và học sinh nhằm thể hiện việc đã áp dụng kĩ thuật dạy học dự án. Dự án này được sử dụng
10
trong Unit 2 Sách giáo khoa tiếng Anh 11 bắt đầu triển khai để thực hiện sau tiết Speaking
và kết thúc để trình bày kết quả vào tiết “Looking back and Project”
Giáo án dạy tiết Project của chương trình sách tiếng anh 11
Project: UNIT 2: RELATIONSHIPS
I. AIMS/OBJECTIVES OF THE LESSON: By the end of the lesson, Ss will be able
1. Language focus
- To review some vocabulary related to the topic of relationship problems
- To tell a story about relationships around them in their real life.
2. Skills
- To develop their speaking skills
- To develop the skill of working in pairs and groups
3. Attitudes
- To be encouraged to work harder
- To be provided some motivation
II. PREPARATION
1. Teacher
- Teaching aids: textbook, lesson plan
- Teaching method: Communicative language teaching
2. Students
- Read through English Unit 2 - Speaking at home
III. PROCEDURE
Steps of project
Teacher’s activities
Students’ activities
development
- Divide Ss into 4 groups of equal - form groups
levels.
1. Step 1: Starting
- Ask Ss to select a group leader and - select a group leader and
the project
group name.
group name.
- Give Ss some topics related to the
- choose one topic for their
problems for discussion
own group
“Relationships”
- Choose a problem for discussion
+ love affair
+ study pressure
+ social temptation
+ school violence
- have Ss choose 1 topic for their - Choose 1 topic
own group
- Let Ss 5 minutes to brainstorm - prepare ideas in 5
11
ideas about the topics
minutes and present in
- Ask Ss to present their ideas in front of the class.
front of the class.
- listen to the criteria for
- Give the criteria for assessing the assessing fom the teacher
work according to the Bloom’s - prepare at home
Taxonomy
- set time: over 1 week( after 3
2. Step 2:
periods according to the curriculum)
- monitor the students and the - assign roles of
Developing the
process of the project through a Members
project
group work on social networks
- report the result every two days
- report the result after 2
3. Step 3: Reporting
- listen and observe.
days
- present and
to the class
- let Ss discuss about the
receive feedbacks
4. Step 4:
representation of each group
- give comments and mark. (using
- self – evaluate.
Assessing the
samples)
- peer- evaluate.
project
- evaluate the
experience.
Các nhóm học sinh có thể tự linh động đóng vai, thuyết trình … nhưng phải có sự tham gia
của tất cả các thành viên trong nhóm. Các nhóm phải có sự phân hóa học sinh đồng đều.
Giáo viên gợi ý các ý tưởng giúp học sinh dễ đưa ra các quyết định hơn, nhấn mạnh vào tính
thực tế cao. Trong quá trình học sinh làm dự án, giáo viên liên tục giám sát quá trình thực
hiện thông qua nhiều kênh thông tin, đảm bảo các em hoàn thành đúng thời hạn. Với cách
thiết kế giáo án này, tiết học khá thành công ở lớp chọn 1 Tiếng Anh
Sau các tiết học dự án, đa số các em học sinh có những chuyển biến tích cực:
- Học tập với niềm say mê, hứng thú, khát khao tìm tòi khám phá.
- Lĩnh hội tri thức trong các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, theo phương
pháp khoa học.
- Học trong tương tác, trong việc hình thành các quan hệ hợp tác, thân thiện, cùng nhau giải
quyết các nhiệm vụ học tập, vừa tự đánh giá được bản thân đồng thời có những đánh giá
khách quan cho các bạn cùng nhóm, cùng lớp, đồng thời rút ra được những kinh nghiệm cho
mình.
12
- Nâng cao nhận thức về các vấn đề xung quanh, rèn luyện kỹ năng sống.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
I. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
Với những hướng giải quyết và những phương pháp mà tôi đã áp dụng kết hợp với sự quan
tâm, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự trao đổi giữa các thành viên trong tổ chuyên
môn về việc áp dụng những phương pháp phù hợp cho từng đối tượng học sinh, sau một
thời gian áp dụng vào thực tiễn giảng dạy, tôi đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Học
sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực, chủ động, sáng tạo, mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời
cũng linh hoạt hơn trong việc lĩnh hội tri thức và phát triển các kỹ năng. Học sinh có cơ hội
để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. Nhiều em trước
đây rất nhút nhát không dám nói trước lớp thì giờ đây đã tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh.
Khi tham gia thực hiện và báo cáo dự án, học sinh rất hào hứng và sôi nổi, khả năng làm
nhóm và tương tác của các em cũng biến chuyển. Kết quả học tập cũng tăng lên rõ rệt. Kết
quả học tập của học sinh lớp thí điểm trong năm học 2018 - 2019 như sau:
Bảng biểu 1:Bảng kết quả điểm các lớp khi chưa áp dụng dạy học dự án năm học 2018
-2019
Lớp
Sỉ số
11A8 43
11A9 42
Số
Giỏi
Tỷ lệ Số
lượng
12
5
%
27,9%
11,9%
Khá
Tỷ lệ Số
lượng
21
22
%
48,8%
52,4%
TB
Yếu
Tỷ lệ Số
Tỷ
lượng
10
15
%
23,3%
35,7%
lượng
0
0
lệ %
0%
0%
Bảng biểu số 2: Bảng kết quả điểm các lớp thực hiện dạy học dự án năm học 2018 -2019
Lớp
Sỉ số
11A8 43
11A9 42
Ngoài ra :
Số
Giỏi
Tỷ lệ Số
lượng
22
15
%
51,2%
35,7%
Khá
Tỷ lệ Số
lượng
16
17
%
37,2%
40,5%
lượng
5
10
TB
Yếu
Tỷ lệ Số
Tỷ
%
11,6%
23,8%
lượng
0
0
lệ %
0%
0%
- Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn.
- Kĩ năng nói của các em được cải thiện rõ rệt.
- Các em học sinh trung bình - khá có thể tự tin trình bày dự án trước lớp.
Sau khi thực hiện các dự án, học sinh tự đánh giá:
13
-
Không chỉ nắm rõ nội dung các chủ điểm trong chương trình mà còn hiểu rộng hơn ,
sâu hơn nhiều vấn đề. Học cách tự phát hiện vấn đề và giải quyết các vấn đề trong
-
phạm vi kiến thức.
Học và rèn luyện được phương pháp tự học, tự tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức.
Học và làm quen với với công tác nghiên cứu khoa học như các phương pháp nghiên
cứu: điều tra, phỏng vấn, thực nghiệm, khảo sát so sánh, bảng biểu...., cách tạo lập đề
-
cương, kế hoạch dự án...
Học tác phong làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm cao.
Biết làm việc hợp tác theo nhóm, hiểu được vai trò của cá nhân và tập thể nhóm.
Thông thường những dự án của học sinh thực hiện thường được đánh giá
(bằng điểm số) cao hơn kết quả đánh giá bằng một bài kiểm tra (viết) kiến thức thông
thường.
Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp dạy học dự án vẫn còn bộc lộ một số hạn chế:
-
Nếu sự quản lý và điều hành nhóm không tốt thì việc thực hiện dự án sẽ phân chia
không đều giữa các thành viên, chỉ tập trung vào 1, 2 cá nhân thực hiện còn lại có
một số thành viên “ăn theo” dẫn đến kết quả của dự án không cao, việc đánh giá các
-
thành viên trong nhóm sẽ không được đồng đều.
Việc thực hiện một số dự án ( làm phim, quay video clip, diễn kịch, làm poster,...)
-
thường tốn kém về chi phí.
Thời lượng cho phần “Looking back and project” trong phân phối chương trình chỉ
là 1 tiết nên không đủ thời gian cho các nhóm báo cáo dự án.
II. Đề xuất
*Đối với giáo viên:
- Tuyệt đối nghiêm túc thực hiện quy chế chuyên môn và các kế hoạch theo đúng tiến
trình.
- Đầu tư soạn giảng, lên lớp với tác phong mẫu mực, chú trọng tạo môi trường học
Tiếng Anh, chú trọng việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS phù hợp và hiệu quả.
- Thường xuyên tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của bộ môn.
- Nghiêm túc, khách quan trong kiểm tra đánh giá nhằm tạo động lực tốt nhất cho
người học. Chấm điểm, tổng kết đúng thực chất.
*Đối với Nhà trường:
- Tiếp tục hết lòng quan tâm, hỗ trợ, góp ý và chỉ đạo tổ làm tốt các nhiệm vụ chuyên
môn.
14
- Tư vấn, tuyên truyền cho phụ huynh và học sinh (đặc biệt là phụ huynh và học sinh
các lớp 12) hiểu về tầm quan trọng của việc học Ngoại ngữ, lợi ích của Tiếng Anh đối với
tương lai của học sinh.
- BGH và Đoàn trường cùng phối hợp tổ chức tốt CLB nói Tiếng Anh, tạo cơ hội cho
học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa
*Đối với Sở GD – ĐT:
- Mong chuyên viên Sở GD – ĐT tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ, góp ý và chỉ
đạo giúp giáo viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn.
- Tổ chức một số đợt tập huấn, hội thảo về công tác đổi mới hình thức dạy và học theo
trình độ, năng lực. Nâng cao chất lượng các đợt hội thảo, tập huấn chuyên môn.
- Tạo điều kiện hỗ trợ các đơn vị thực hiện đổi mới về thời gian, nhân lực và kinh phí,
nhằm giúp cho việc tổ chức hoạt động dạy học và ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo... bằng
Tiếng Anh được thuận lợi, dễ dàng hơn.
15