Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TÊN ĐỀ TÀI: BẢN VẼ XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 17 trang )

TRƯỜNG THPT ……………………
TỔ VẬT LÝ – CÔNG NGHỆ - THỂ DỤC

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TÊN ĐỀ TÀI

BẢN VẼ XÂY DỰNG

Giáo viên: …………………….
1


…………….. ngày 10 tháng 12 năm 2018

2


A.

TÊN CHUYÊN ĐỀ : “ BẢN VẼ XÂY DỰNG”.

MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật,đời sống vật chất và tinh
thần của con người được nâng cao. Nhu cầu đó thể hiện qua nhà cửa để ở, cầu
đường cho giao thông, thủy lợi cho nông nghiệp... Để làm ra những công trình xây
dựng ấy phải có bản vẽ xây dựng. Đặc biệt, bản vẽ nhà là bản vẽ mà chúng ta
thường gặp nhất và ngày càng được chú trọng hơn, bởi ngôi nhà là nơi chúng ta
sinh sống, là nơi chúng ta nghỉ ngơi. Ngôi nhà cũng chính là nơi diễn ra mọi hoạt
động sống hàng ngày của mỗi chúng ta.
Nhận thấy tầm quan trọng của bản vẽ xây dựng trong đời sống vật chất và
tinh thần của con người, nên tôi quyêt định viết chuyên đề này để học sinh có thể


hiểu về bản vẽ xây dựng, bản vẽ nhà. Từ đó biết trân trọng và yêu quí ngôi nhà của
mình, có thể tưởng tượng ngôi nhà mơ ước của mình trong tương lai.
B.

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ :“BẢN VẼ XÂY DỰNG”.
( Công nghệ 11)

I. NỘI DUNG BÀI HỌC
Bài học được thực hiện trong 02 tiết với những nội dung chính sau:
Tiết 1: BẢN VẼ XÂY DỰNG.
1. Khái niệm chung:
- Khái niệm về bản vẽ xây dựng.
- Khái nệm về bản vẽ nhà.
2. Bản vẽ mặt bằng tổng thể:
- Khái niệm về bản vẽ mặt bằng tổng thể.
3


- Tìm hiểu bản vẽ mặt bằng tổng của trường THCS – hình 11.1 SGK.
3. Các hình biểu diễn của ngôi nhà:
- Mặt đứng của ngôi nhà.
- Mặt bằng của ngôi nhà.
- hình cắt của ngôi nhà.
Tiết 2: THỰC HÀNH BẢN VẼ XÂY DỰNG.
1, Chuẩn bị.
2, Nội dung thực hành.
3, Các bước tiến hành.
-

Đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể.

Đọc bản vẽ mặt bằng

4, Đánh giá kết quả thực hành.
II. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của bài học
* Kiến thức:
- Biết khái quát về bản vẽ xây dựng.
- Biết khái quát về bản vẽ nhà.
- Biết khái quát về bản vẽ mặt bằng tổng thể.
- Biết các loại hình biểu diễn cơ bản của bản vẽ nhà.
* Kỹ năng:
- Đọc được bản vẽ mặt bằng tổng thểcủa hình 11.1, 12.1 SGK.
- Đọc được bản vẽ nhà ở hai tầng, hình 11.2 SGK.
- Đọc được bản vẽ mặt hình 12.4 SGK.
- Đọc đượcbản vẽ nhà đơn giản trong thực tế.
- Vận dụng vẽ được bản vẽ mặt bằng tổng thể của trường THPT Tam Dương.
- Vận dụng vẽ được ngôi nhà mơ ước của mình trong tương lai.

4


- Kĩ năng khai thác thông tin trên mạng internet, sách báo, kĩ năng cơ bản về
powerpoint, word, sử dụng một số phần mềm làm video, ..
* Thái độ:
- Yêu thích môn học.
- Nhận thức được tầm quan trọng của bản vẽ xây dựng trong thực tế.
- Có nhận thức đúng đắn về cái đẹp của các công trình xây đựng và bảo vệ
môi trường.
2. Những năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:
- Năng lực tự học thông qua việc tích cực, tự lực tìm hiểu, nghiên cứu bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua trả lời các câu hỏi của GV.
- Năng lực hợp tác thông qua hoạt động nhóm.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực giao tiếp thông qua thảo luận nhóm.
- Năng lực kỹ thuật.
III. CHUẨN BỊ BÀI DẠY
1. Nội dung chuẩn bị
a.Đối với giáo viên:
- Lập kế hoạch dạy học.
-

Máy tính có kết nối mạng internet, máy chiếu, máy ảnh, máy in.
Tranh ảnh liên quan đến bài học.
Phấn, bảng bút, giáo án word.

-

Một số thông tin bổ trợ cho chuyên đề.

-

Bảng kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho học sinh.

-

Các tài liệu, thông tin cần thiết để giới thiệu cho học sinh; giấy A0, phiếu
học tập...

5



-

Một số địa chỉ trang web đáng tin cậy về bản vẽ xây dựng để cung cấp
cho học sinh.

-

Nghiên cứu kĩ nội dung bài 11,12 trang 56 SGK, đọc các tài liệu có nội
dung liên quan tới bài giảng, ôn lại các kiến thức về các bản vẽ kỹ thuật
đã học ở những tiết trước, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.

- Phương tiện dạy học: Tranh vẽ phóng to các hình trong sách giáo khoa
b.Đối với học sinh
- HS tìm hiểu nội dung chủ đề thông qua sách giáo khoa.
-

Dụng cụ học tập như giấy A3, bút, thước….
Sưu tầm tài liệu về các vấn đề có liên quan đến bài học: tranh ảnh, sơ đồ

-

minh họa...
HS ôn lại các kiến thức về các bản vẽ kỹ thuật đã được học ở bài trước.

2, Chuẩn bị phương tiện dạy học
-

Máy tính có kết nối mạng internet, máy chiếu, máy ảnh.

Phấn, bảng, bút, giáo án word.
Xây dựng bài trình chiếu trên máy tính; chuẩn bị máy chiếu projector

-

và có các tranh, ảnh liên quan.
Tranh vẽ H 11. 1, 11.2,12.1,12.4 SGK.

3, Lựa chọn phương pháp dạy học chủ yếu
Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với phương pháp thuyết trình, diễn
giảng, phương pháp dạy học tích cực.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
ỔN ĐỊNH LỚP – KIỂM TRA BÀI CŨ
-Kiểm tra sĩ số, nền nếp tác phong của học sinh.
-GV sử dụng một số cấu hỏi sau:
1, bản vẽ chi tiết là gi? Cách lập bản vẽ chi tiết?
6


2, bản vẽ lắp là gì? Công dụng?
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG ( 5 phút )
GV: Đưa ra những hình ảnh về các công trình nổi tiếng

Cầu Vàng, Đà Nẵng
7


Nhà tre ở khu nghỉ dưỡng đại lải.
( đạt giải thưởng “công trình của năm” do hội kiến trúc sư châu Á bình chọn )


8


Khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Đà Nẵng

9


-

Người ta gọi những công trình trên là gì?

-

Để xây dựng những công trình trên thì đầu tiên cần có cái gì?

Dự kiến HS trả lời:
- Công trình xây dựng.
- Bản vẽ xây dựng.
GV: Dẫn dắt và đi đến kết luận: vậy để có các công trình xây dựng đẹp, nổi tiếng
thế giới thì cần có bản vẽ xây dựng, và bài hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về bản
vẽ xây dựng để hiểu rõ hơn.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1, Mục đích:
Tiếp thu kiến thức về bản vẽ xây dựng trong bài 11,12 SGK công nghệ 11 để:
-

Biết khái quát về bản vẽ xây dựng, bản vẽ nhà, bản vẽ mặt bằng tổng thể mà

-


chúng ta tìm hiểu qua bài học.
Vận dụng kiến thức vừa học để đọc được bản vẽ hình 11.1, 11.2, 12.1, 12.3,
12.4 SGK, giải quyết được các nhiệm vụ cô giáo giao trong giờ học và hoàn
thành bài tập về nhà là vẽ bản vẽ mặt bằng tổng thể của trường THPT Tam

-

Dương.
2, Nội dung:
Khái quát về bản vẽ xây dựng.
Bản vẽ mặt bằng tổng thể.
Các hình biểu diễn ngôi nhà.
Đọc hiểu được bản vẽ mặt bằng tổng thể hình 12.1 SGK.
Đọc hiểu được bản vẽ mặt bằng hình 12.4 SGK.
3, Kĩ thuật tổ chức hoạt động:
Tiết 1

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chung về bản vẽ xây dựng
- GV giới thiệu khái quát về bản vẽ xây dựng và lưu ý I. Khái niệm chung:
trong phần này chỉ quan tâm tới bản vẽ nhà đơn giản.
10

+ Bản vẽ xây dựng bao gồm các



- GV cho HS quan sát 1 số mẫu nhà đẹp và bản vẽ bản vẽ về các công trình xây
nhà, sau đó đặt câu hỏi:

dựng.

+ Em hãy cho biết nội dung và tác dụng của bản vẽ + Bản vẽ nhà thể hiện hình dạng,
nhà?

kích thước, cấu tạo ngôi nhà.

- GV tóm tắt nội dung và tác dụng của bản vẽ nhà và
bổ sung thêm: giai đoạn thiết kế ban đầu thường có
thêm hình chiếu phối cảnh, hình chiếu vuông góc,
mặt cắt của ngôi nhà.

+ Tác dụng: căn cứ vào bản vẽ để
xây dựng ngôi nhà, và sửa chữa
ngôi nhà.

Hoạt động 2: Bản vẽ mặt bằng tổng thể
- GV treo hình 11.1 và yêu cầu HS tìm hiểu bản vẽ II. Bản vẽ mặt bằng tổng thể:
mặt bằng tổng thể của trường học.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập và
giao nhiệm vụ cho HS:
1, Nhóm 1 tìm hiểu về bản vẽ mặt bằng tổng thể (
bản chất, nội dung, đặc điểm, xác định vị trí các công
trình trên bản vẽ hình chiếu phối cảnh ).
2, Nhóm 2,3,4 tìm hiểu về mặt đứng, mặt bằng,
+ Bản vẽ hình chiếu bằng của


hình cắt ( bản chất, nội dung, đặc điểm ).

công trình trên khu đất xây dựng.

- Nhóm 1 trình bày nội dung.

+ Thể hiện vị trí các công trình,

- GV nhận xét và khái quát lại nội dung.

hệ thống đường xá, cây xanh...

- GV nhấn mạnh: mặt bằng tổng thể là hình chiếu
bằng của các công trình trên khu đất xây dựng. Tác
dụng của bản vẽ mặt bằng tổng thể là thể hiện vị trí
11

+ Hướng đông bắc, không thể
hiện nét khuất.


các công trình, đường xa, cây xanh... trên khu đất xây
dựng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình biểu diễn ngôi nhà
- Nhóm 2,3,4 tìm hiểu về mặt đứng, mặt bằng, hình
III. Các hình biểu diễn ngôi

cắt ( bản chất, nội dung, đặc điểm ).


nhà:
GV giới thiệu khái quát các loại hình biểu diễn ngôi
nhà.
- GV giao cho HS nhóm 2,3,4 lên trình bày nội dung

1 - Mặt bằng:
- Hình cắt bằng của ngôi nhà

này:

được cắt bởi một mặt phẳng đi

+ Mặt bằng.

ngang qua cửa sổ.

+ Mặt đứng.

- Thể hiện vị trí, kích thước của

+ Hình cắt.

tường, vách ngăn, cửa đi...., là

- GV nhận xét và khái quát lại nội dung chính.
- GV nhấn mạnh mặt bằng là hình biểu diễn quan

bản vẽ quan trọng nhất của ngôi
nhà.
- Là hình cắt toàn bộ, không biểu


trọng nhất của ngôi nhà.

diễn phần khuất, nếu ngôi nhà có
nhiều tầng thì phải có bản vẽ
riêng cho từng tầng.
2 - Mặt đứng:
- GV lưu ý HS mặt đứng có thể là mặt chính hoặc mặt - Hình chiếu vuông góc của ngôi
bên tùy theo kiến trúc của ngôi nhà.
nhà lên một mặt phẳng thẳng
12


đứng.
- Thể hiện hình dáng, sự cân đối,
vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà.
- Được vẽ bằng nét liền mảnh,
không thể hiện phần khuất.
3 - Mặt cắt:
- GV nêu rõ tác dụng của hình cắt: thể hiện kết cấu
các kích thước từ móng đến mái nhà, kích thước của

- Hình tạo bởi mặt phẳng cắt song
song với một mặt đứng của ngôi

cầu thang...

nhà.
- Mặt cắt dùng để thể hiện kết cấu
và các bộ phận ngôi nhà, kích

thước các tầng nhà theo chiều
cao, cửa sổ…
- Không biểu diễn phần khuất, là
hình cắt toàn bộ.
Tiết 2
1, Đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể:
GV chia 4 nhóm và giao nhiệm vụ học tập như sau:
Nhóm 1:
-

Quan sát các hình 12.1, 12,2 SGK và cho biết: Trạm xá có mấy khu nhà

-

chính? Nêu chức năng của từng ngôi nhà?
Chỉ rõ hướng quan sát để nhận được mặt đứng như hình vẽ 12.3 SGK? Yêu
cầu HS nhận xét về hướng quan sát. Nếu thay đổi hướng quan sát sẽ nhận
được kết quả như thế nào?
13


2, Đọc bản vẽ mặt bằng:
Nhóm 2:
GV yêu cầu HS quan sát mặt bằng trong hình 12.4 SGK. Yêu cầu HS đếm số cửa
đi, cửa ra vào, tính toán diện tích các phòng?
Nhóm 3 + Nhóm 4
GV yêu cầu HS đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể trường THPT Tam Dương mà HS đã
chuẩn bị trước từ ở nhà. ( 1 nhóm trình bày còn 1 nhóm nhận xét ).
3, Tổng kết, đánh giá
GV nhận xét giờ thực hành:

+ Sự chuẩn bị của HS.
+ Kỹ năng làm bài của HS.
+ Thái độ học tập của HS.
-

GV thu bài để chấm điểm ( bài giờ trước giao nhiệm vụ cho HS về nhà làm )
GV nhắc HS về nhà đọc trước bài 13.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng bài học và năng lực kỹ
thuật.
2. Phương thức
Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
a) GV giao nhiệm vụ cho HS
Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thành một số câu trắc nghiệm sau:
1, Bản vẽ mặt bằng gồm những đặc điểm nào sau đây?
A.
B.

Là hình cắt toàn bộ, chỉ sử dụng 1 mặt phẳng cắt duy nhất.
Không biểu diễn phần khuất.

14


C.

Nếu ngôi nhà có nhiều tầng thì phải có bản vẽ mặt bằng riêng cho từng


tầng.
D. Tất cả đều đúng.
2, Bản vẽ mặt đứng là
A. Hình cắt tạo bởi mặt phẳng cắt song song với mặt đứng của ngôi nhà.
B. Hình cắt tạo bởi mặt phẳng cắt vuông góc với mặt đứng của ngôi nhà.
C. Hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên 1 mặt phẳng thẳng đứng.
D. Là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi 1 mặt phẳng nằm ngang.
3, Bản vẽ nhà nào được thể hiện bằng hình cắt?
A.
B.
C.
D.

Bản vẽ mặt bằng tổng thể
Bản vẽ mặt cắt.
Bản vẽ mặt bằng.
Bản vẽ mặt đứng.

4, hãy so sánh giữa mặt bằng tổng thể và mặt bằng của ngôi nhà?
b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp
Nếu hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.
c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS
Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Mục tiêu
Giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn, về
phân tích và đọc bản vẽ nhà ở của gia đình hay, có ý tưởng về ngôi nhà mơ ước của
mình trong tương lai.
2. Nội dung

GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề liên hệ hoặc vận dụng.
Trường hợp HS không tìm được vấn đề liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu cầu
HS chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau:
15


- Tìm hiểu và vẽ bản vẽ mặt bằng tổng thể trường THPT Tam Dương.
- Tìm hiểu bản vẽ nhà ở của gia đình mình.
3. Đánh giá
GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.

16


KẾT LUẬN
Bản vẽ xây dựng là loại bản vẽ được ứng dụng rất nhiều trong thực tế, và có
tầm quan trọng trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc. Hiện nay, xã hội phát triển
nên các công trình xây dựng ngày càng đẹp, sang trọng và hiện đại. Vì vậy, khi học
sinh tìm hiểu về bài này sẽ giúp các em hiểu thêm về tầm quan trọng, vẻ đẹp của
các công trình xây dựng từ đó tìm ra được sở thích, niềm đam mê kỹ thuật của
mình giúp định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Do thời gian có hạn tôi chưa thể đi chuyên sâu hơn nữa, nên trong chuyên đề
này còn nhiều hạn chế không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của
đồng nghiệpđể chuyên đề này được hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

17




×