Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

KCN-KCX- Khu kinh tế cảu Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.88 KB, 3 trang )

Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất
Báo cáo tổng kết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị tổng kết 15 năm xây dựng
và phát triển khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) nêu rõ: 15 năm xây dựng
và phát triển KCN, KCX đã đạt được các mục tiêu đề ra: hình thành hệ thống KCN,
KCX trên cơ sở chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước;
chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, địa phương và vùng lãnh thổ.
Tính đến cuối năm 2005, đã có 131 KCN, KCX được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập
phân bố khắp 47 tỉnh, thành với tổng diện tích đất tự nhiên gần 27.000 ha, trong đó đất công
nghiệp có thể cho thuê hơn 18.000 ha. Các KCN, KCX đã thu hút được một lượng vốn đầu tư lớn
của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Cụ thể đến cuối năm 2005, đã thu hút được 2.
120 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt 16,843 tỷ USD và 2.367
dự án trong nước còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư hơn 113 nghìn tỷ đồng.
Các KCN, KCX có đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương theo
hướng CNH, HĐH, đa dạng hoá ngành nghề... góp phần chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh
tế của cả nước, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh
nghiệp KCN, KCX trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước đã tăng từ 8% năm 1996 lên
14% năm 2000 và 17% năm 2001 lên 28% năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp
KCN, KCX từ năm 1996 đến 2005 ước đạt khoảng 28,5 tỷ USD. Các doanh nghiệp này đã đóng
góp tích cực vào ngân sách nhà nước; thời kỳ 2001-2005, tổng giá trị nộp ngân sách đạt khoảng 2
tỷ USD, tăng 45%/năm và gấp 6 lần thời kỳ 1996-2000.
Các KCN, KCX đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại... Đến cuối năm 2005 đã có
131 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng trên cả nước, với tổng vốn đầu tư đạt
hơn 1 tỷ USD và 33.000 tỷ đồng. Đã có 79 KCN, KCX hoàn thành xây dựng cơ bản với tổng vốn
hơn 760 triệu USD và 20.000 tỷ đồng, vốn thực hiện hơn 500 triệu USD và 8.000 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2005, 1 ha đất công nghiệp ở khu công nghiệp, khu chế xuất đã vận hành, thu
hút được 1,93 triệu USD, đạt giá trị sản xuất công nghiệp 0,76 triệu USD và xuất khẩu bình quân
(2001-2005) 0,33 triệu USD/năm. Tính đến tháng 6/2006 đã thu hút khoảng 865.000 lao động trực
tiếp và khoảng 1,2-1,5 triệu lao động gián tiếp...
Tuy nhiên, việc phát triển các KCN, KCX trong thời gian qua cũng đã bộc lộ một số hạn chế như:
chất lượng quy hoạch còn thấp, tổ chức thực hiện quy hoạch chưa triệt để; hiệu quả sử dụng đất
chưa cao; chất lượng lao động còn kém (mới có 4-5% lao động có trình độ đại học, trên đại học; 4-


5% kỹ thuật viên; 30% công nhân kỹ thuật có qua đào tạo; còn lại hơn 60% là lao động giản đơn);
đời sống của người lao động còn nhiều bức xúc; môi trường trong KCN, KCX còn nhiều vấn đề
phải quan tâm (chỉ có 33 KCN, KCX xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết từ nay đến năm 2015 sẽ tiếp tục đầu tư đồng bộ, thành lập mới
có chọn lọc khoảng 23.000-26.000 ha đất KCN; phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân trên cả nước
trên 60% diện tích; phấn đấu thu hút thêm 6.500-6.800 dự án trong và ngoài nước; với tổng vốn
khoảng 36-39 tỷ USD, thực hiện đạt khoảng 50%.
Giai đoạn đến năm 2020 sẽ hoàn thiện cơ bản mạng lưới KCN, KCX trên toàn lãnh thổ, với diện
tích 60.000-80.000 ha. Hội nghị cũng đã nghe báo cáo sơ kết hoạt động của 8 khu kinh tế (khu
kinh tế Nghi Sơn, Vũng Sóng, Chân Mây - Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Vân Phong và
Phú Quốc). Báo cáo đánh giá khu kinh tế là mô hình phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế và có
sức cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực như Trung Quốc và Philippines.
Theo ước tính nhu cầu về vốn đề phát triển hạ tầng ngoài các khu chức năng của các khu kinh tế
còn khoảng 2.000-3.000 tỉ đồng/khu kinh tế (thời kỳ 2006-2010). Với 8 khu kinh tế đã được thành
lập từ nay đến 2010 nhu cầu vốn phát triển hạ tầng ngoài các khu chức năng của các khu kinh tế
này ước khoảng 16.000-24.000 tỷ đồng.
Hướng phát triển các khu kinh tế đến năm 2020 xác định: để nền kinh tế đạt mức tăng trưởng
8%/năm, phát triển mạnh các vùng lãnh thổ, ven biển với các khu kinh tế lớn gắn với các đô thị
làm động lực để hội nhập kinh tế mạnh mẽ với bên ngoài; phấn đấu vùng ven biển và các vùng
kinh tế trọng điểm có mức tăng trưởng gấp 1,3-1,4 lần mức tăng trưởng chung của cả nước.
(Tin từ các Báo ĐT, TBKT 15-17/7)
Tăng tốc các khu kinh tế
Đến nay trong cả nước đã có 9 khu kinh tế được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định
thành lập. Dự kiến trong tương lai gần sẽ còn có thêm ít nhất 3 khu kinh tế nữa được
ra đời.
Đến tháng 4/2006 tại các khu kinh tế này đã có 280 dự án đăng ký với tổng vốn đầu tư khoảng 10
tỷ USD, trong đó đã đi vào hoạt động được 60 dự án có tổng vốn khoảng 400 triệu USD. Riêng
Khu kinh tế mở Chu Lai có 120 dự án với tổng vốn đăng ký 1,4 tỷ USD; Khu kinh tế Nhơn Hội có
40 dự án với tổng vốn đăng ký 3,3 tỷ USD; Khu kinh tế Lăng Cô-Chân Mây 25 dự án với 280 triệu
USD.

Các chuyên gia cho rằng: các khu kinh tế được thành lập đều đáp ứng yêu cầu địa lý thuận lợi
(gần cảng biển, sân bay), nối kết dễ dàng với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia và
quốc tế; có điều kiện để đảm bảo về kết cấu hạ tầng, nhất là cung cấp điện, nước, lao động...
Các khu kinh tế đều được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư cao nhất. Thuế thu nhập doanh nghiệp
10% được áp dụng trong 15 năm, kể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh, và được
miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế
phải nộp cho 9 năm tiếp theo; được giảm 50% thuế thu nhập cho người có thu nhập cao, kể cả
người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại các khu kinh tế.
Ngoài ra, các dự án đầu tư vào khu kinh tế thuộc lãnh vực: công nghệ cao, có quy mô lớn có ý
nghĩa quan trọng trong việc phát triển ngành, lĩnh vực hay phát triển kinh tế-xã hội của khu vực
sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận còn được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp 10% suốt thời gian dự án.
Các nhà đầu tư kinh doanh tại các khu kinh tế (kể cả người nước ngoài và người Việt Nam định
cư ở nước ngoài) và các thành viên gia đình được cấp thị thực xuất nhập cảnh có gía trị nhiều lần
có thời hạn phù hợp với thời hạn làm việc, hoạt động đầu tư kinh doanh tại các khu kinh tế và
được cư trú tại khu kinh tế...
Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu kinh tế cũng được quan tâm. Chính phủ cho phép
áp dụng nhiều phương thức huy động vốn đầu tư để phát triển khu kinh tế như: trong 15 năm đầu,
kể từ khi Quyết định ban hành cơ chế chính sách đặc thù cho các khu kinh tế có hiệu lực, ngân
sách Nhà nước cân đối hàng năm không thấp hơn toàn bộ nguồn thu ngân sách trên địa bàn khu
kinh tế cho yêu cầu đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật-xã hội và các công trình dịch vụ, tiện ích
công cộng quan trọng...
Thực tế, trong năm 2004 nguồn vốn ngân sách đã hỗ trợ 242 tỷ đồng cho việc xây dựng hạ tầng
ngoài các khu chức năng của các khu kinh tế (Dung Quất, Chu Lai); năm 2005 hỗ trợ 285 tỷ đồng
(cho Dung Quất, Chu Lai); năm 2006 dự kiến chi cho Dung Quất 203 tỷ, Chu Lai 130 tỷ và Nhơn
Hội 60 tỷ.
Các chuyên gia kinh tế thừa nhận: các khu kinh tế Việt Nam hiện đang trong giai đoạn hình thành,
phải mất ít nhất là vài ba năm nữa mới nên hình, nên dạng và mang lại hiệu quả rõ hơn, nhiều
hơn. Nhưng để được như vậy, từ nay đến năm 2020, ngoài việc triển khai các khu kinh tế đã có
phép thành lập, cần xây dựng lộ trình hình thành nên hệ thống các khu kinh tế cả nước một cách

khoa học và khách quan, tập trung nguồn lực để đáp ứng nhu cầu vốn ngân sách hỗ trợ xây dựng
hạ tầng kỹ thuật các khu kinh tế; xem xét, tính toán việc đầu tư các dự án công trình trọng điểm
quốc gia trên khu kinh tế để không gây lãng phí tiền của, đất đai, đảm bảo các công trình, dự án
này thực sự khả thi, mang lại hiệu quả và trở thành động lực phát triển khu kinh tế...
(Tin từ các báo ĐT, TBKT, TN 10/7)

×