Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.27 KB, 12 trang )

Quá trình Việt Nam đàm phán gia nhập WTO
Tháng 1/1995, Việt Nam chính thức nộp đơn xin gia nhập WTO…đến nay đã 10 năm.
Đây là cuộc đàm phán toàn diện về chính sách vĩ mô, mở rộng cửa hàng hoá và dịch
vụ…
đến cuối năm 2004 Việt Nam đã tiến hành được 9 phiên đàm phán đa phương, kết thúc đàm phán
song phương với 6 đối tác (trong tổng số 28 đối tác có yêu cầu) trong khuôn khổ "Nhóm công tác
về gia nhập WTO của Việt Nam": Singapore, Chi-lê, Cu-ba, Bra-xin, Argentina và EU (đại diện cho
25 nước thành viên).
Trong năm 2005, Việt Nam đàm phán được một phiên "không chính thức" và 1 phiên chính thức
về đàm phán đa phương và kết thúc đàm phán song phương với 15 đối tác: Uruguay, Canada,
Columbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Kyrgyzstan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Iceland, Thụy Sĩ,
Na-uy, Paraguay, Đài Loan, và El Salvador.
Trong 2 tháng đầu năm 2006, Việt Nam đã kết thúc đàm phán song phương với 2 đối tác là New
Zeland, và Australia,. Như vậy cho đến trước phiên thứ 11, đã ký được với 23 đối tác (chỉ còn lại 4
đối tác ở châu Mỹ) là Hoa Kỳ, Mê-hi-cô, Hon-du-rat và CH Dominic…
Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với những hiệp định của WTO.
Quốc hội Việt Nam đã thông qua 29 văn bản luật quan trọng như Luật Thương mại, Luật Đầu tư,
Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật hải quan, luật Ngân hàng, Luật bảo hiểm, Luật Lao động,
Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng, Luật Dầu khí, Luật về Thuế…
Về những nội dung cam kết cụ thể: Tại phiên đàm phán đa phương thứ 10 ở Giơ-ne-vơ (9/2005),
chúng ta đã cam kết thực hiện một loạt các hiệp định trong khuôn khổ WTO ngay kể từ thời điểm
gia nhập (khác với các nước khác đề nghị có thời gian quá độ), như Hiệp định về quyền sở hữu trí
tuệ liên quan đến thương mại/TRIPS, Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương
mại/TRIPS, Hiệp định về định giá hải quan/CVA, Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với
thương mại/TBT, Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ/SPS Hiệp đinh về cấp phép nhập
khẩu, Hiệp định về các biện pháp chống bán phá gía và các biện pháp đối kháng, Hiệp định về
Quy tắc xuất xứ…
Bản chào mới của ta về hàng hóa đã cam kết sửa đổi tới 99,9% số dòng thuế (hơn 10.000 dòng
thuế) theo Danh mục chuẩn "HS" 8 số của thế giới, với mức thuế bình quân là 18% (trong đó thuế
về hàng công nghiệp và hàng nông nghiệp trung bình là 15%, đối với khối EU hàng công nghiệp là
16% và nông nghiệp là 20%…). Phí-lệ phí giảm xuống gần như bằng 0%. Bản chào về dịch vụ


cam kết mở cửa thị trường 11 ngành và khoảng 110 phân ngành cụ thể trong đó có cả những lĩnh
vực như ngân hàng-tài chính, viễn thông, dịch vụ kinh doanh…
Trong một số vấn đề nhạy cảm như quyền kinh doanh, trợ cấp, Doanh nghiệp nhà nước, chính
sách thuế, cơ chế đầu tư,… Việt Nam đã có những đề xuất, nhân nhượng nhất định để rút ngắn
khoảng cách với một số đối tác song phương. Đồng thời cũng có những giải thích xác đáng có lý
có tình để các đối tác trong Nhóm công tác hiểu rõ hơn tình hình thực tế và những khó khăn trở
ngại và đề nghị dành cho ta một số điều kiện thuận lợi như được hưởng các ưu đãi đặc biệt và
khác biệt dành cho các nước đang phát triển, được hưởng thời gian chuyển đối…
Phiên đa phương thứ 11 tại Giơ-ne-vơ: Trong các ngày từ 20-28/3/2006, tại Giơ-ne-vơ, đã diễn ra
phiên đàm phán đa phương chính thức thứ 11 và các cuộc đàm phán song phương với 4 đối tác
cuối cùng nói trên…kết quả đạt được: Về đàm phán song phương, Việt Nam đã kết thúc được với
2 đối tác là Hon-du-rat và CH Dominic. Các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ và Mexico cũng đạt được
những kết quả khả quan. Theo Thứ trưởng Lương Văn Tự, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ, đã
có những tiến bộ rất thực chất quan trọng với Hoa Kỳ và chỉ còn một số điểm khác biệt rất nhỏ với
Mexico. Về đàm phán đa phương, tại phiên 11 Việt Nam đã cùng các đối tác thành viên "Nhóm
công tác /WP" rà soát lại toàn bộ các điểm của bản dự thảo “Báo cáo của Nhóm công tác/WP về
gia nhập WTO của Việt Nam”…Các thành viên của Nhóm công tác/WP đánh giá cao việc Việt
Nam đã thông qua một loạt các bộ luật và pháp lệnh trong "Chương trình luật hoá" trong năm
2005, liên quan đến các lĩnh vực như điều ước quốc tế, doanh nghiệp, thuế, ngoại hối, đầu tư,
thương mại, đấu thầu, du lịch, hàng hải, hàng không, đường sắt, giao dịch điện tử, dich vụ giáo
dục, y tế-dược phẩm, thuế xuất nhập khẩu, hải quan, Luật dân sự, sở hữu trí tuệ…Đồng thời họ
cũng nêu nhiều cầu hỏi thực thi các văn bản luật, nhất là các vấn đề trợ cấp, ngân hàng, xuất nhập
khẩu của các nhà đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ…Họ cũng quan tâm đến các văn bản luật sẽ được
Quốc hội thông qua trong phiên họp tháng 5-6/2006 tới đây, liên quan đến các vấn đề như thị
trường chứng khoán, dịch vụ về luật pháp, giải quyết các vụ kiện hành chính, nâng cao năng lực
toà án, tiêu chuẩn hoá và quy chế thi hành án…
Kết luận phiên họp, ngài Chủ tịch-Đại sứ I.Glenne đã khẳng định “tiến trình gia nhập WTO của Việt
Nam đã bước vào gia đoạn cuối cùng…" ông yêu cầu các thành viên "Nhóm công tác/WP cho kiến
nghị trong vòng 2 tuần lễ tới" (Ngắn hơn một nữa thời gian thông thường) để thúc đẩy nhanh hơn
nữa tiến trình này cho Việt Nam…

Bộ trưởng Trương Đình Tuyển nhấn mạnh, quá trình đàm phán gia nhập WTO bao giờ cũng gay
go, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, chẳng hạn Trung Quốc phải mất 14 năm cho quá trình này,
còn đối với Việt Nam, nếu gia nhập WTO trong năm 2006, cũng phải mất 11 năm đàm phán song
phương và đa phương. Bộ trưởng Trương Đình Tuyển khẳng định nguyên tắc của Việt Nam là
không phải gia nhập WTO với bất cứ điều kiện nào. Việt Nam đưa nền kinh tế hội nhập với thế
giới là do tiến trình cải cách trong nước của Việt Nam tạo điều kiện cho sự hội nhập đó. Việt Nam
lấy cải cách trong nước làm đích và làm chuẩn để bảo đảm sự phát triển của nền kinh tế đất
nước. Bộ trưởng Trương Đình Tuyển cho biết Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO đánh
giá quá trình đàm phán với Việt Nam đã đến gần thời điểm kết thúc. Rất nhiều thành viên Ban
công tác mong muốn Việt Nam sớm gia nhập WTO…
Vì vậy có nhiều cơ sở để hy vọng khả năng gia nhập WTO của Việt Nam trong năm 2006, cụ thể là
trước Hội nghị APEC tại Hà Nội vào tháng 11/2006…
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tiến trình đàm phán
gia nhập của Việt Nam
I. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ra đời
ngày 1/1/1995. Tiền thân của WTO là Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan
(GATT), thành lập 1947. Trong gần 50 năm hoạt động, GATT là công cụ chính của
các nước công nghiệp phát triển nhằm điều tiết thương mại hàng hóa của thế giới…
WTO là kết quả của Vòng đàm phán Uruguay kéo dài 8 năm (1987 – 1994), để tiếp tục thể chế
hóa và thiết lập trật tự mới trong hệ thống thương mại đa phương của thế giới cho phù hợp với
nhứng thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các quốc gia. Về cơ
bản, WTO là sự kế thừa và phát triển của GATT. Sự ra đời của WTO giúp tạo ra cơ chế pháp lý
điều chỉnh thương mại thế giới trong các lĩnh vực mới là dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ, đồng
thời đưa vào khuôn khổ thương mại đa phương hai lĩnh vực dệt may và nông nghiệp.
Với 149 thành viên (tính đến tháng 10/2006), WTO là tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra các quy tắc,
luật lệ điều tiết quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Khối lượng giao dịch giữa các thành viên
WTO hiện chiếm trên 98% giao dịch thương mại quốc tế.
Chức năng chính của WTO: Là diễn đàn thương lượng về mậu dịch theo hướng tự do hoá
thương mại thông qua việc loại bỏ các rào cản trong thương mại; Đưa ra các nguyên tắc và cơ sở
pháp lý cho thương mại quốc tế do các nước thành viên thương lượng và ký kết với mục đích đảm

bảo thuận lợi hóa thương mại giữa các thành viên WTO; Giải quyết tranh chấp thương mại giữa
các thành viên; Giám sát việc thực hiện các Hiệp định trong khuôn khổ WTO.
Phạm vi điều tiết: Hạt nhân của WTO là các hiệp định thương mại hoặc “liên quan tới thương
mại" được các thành viên WTO thương lượng và ký kết. Các hiệp định này là cơ sở pháp lý cho
thương mại quốc tế, bao gồm Hiệp định về các lĩnh vực nông nghiệp, kiểm dịch động thực vật, dệt
và may mặc, hàng rào kỹ thuật trong thưong mại, đầu tư, chống bán phá giá, xác định trị giá tính
thuế hải quan, giám định hàng hóa trước khi xếp hàng, quy tắc xuất xứ, thủ tục cấp phép nhập
khẩu, trợ cấp và các biện pháp đối kháng, các biện pháp tự vệ, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ,
quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp... Đây là những hiệp định mang tính ràng buộc, các chính
phủ phải duy trì chính sách thương mại trong những giới hạn đã thỏa thuận.
Các nguyên tắc chính của WTO:
- Không phân biệt đối xử (một nước không được phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại của
mình dành quy chế tối huệ quốc – MFN cho tất cả các thành viên WTO; không được phân biệt đối
xử giữa các sản phẩm, dịch vụ và công dân của nước mình và nước ngoài - tất cả phải được
hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia - NT);
- Thúc đẩy thương mại tự do hơn (thông qua thương lượng loại bỏ các hàng rào cản thuế quan và
phi thuế quan);
- Đảm bảo tính ổn định/tiên đoán được bằng các cam kết minh bạch hoá (các công ty, các nhà đầu
tư và chính phủ nước ngoài phải được đảm bảo rằng, các rào cản thương mại, kể cả thuế, các rào
cản phi quan thuế và các biện pháp khác, không được nâng lên một cách độc đoán; ngày càng có
nhiều mức thuế và cam kết mở cửa thị trường mang tính ràng buộc tại WTO);
- Thúc đẩy cạnh tranh công bằng (bằng cách loại bỏ các hoạt động mang tính "không công bằng"
như trợ cấp sản xuất, trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá nhằm tranh giành thị phần);
- Khuyến khích cải cách và phát triển kinh tế: Các nước đang phát triển chiếm ¾ thành viên của
WTO. WTO có các qui định dành cho các nước này nhiều thời gian hơn, điều kiện linh hoạt hơn và
một số ưu đãi đặc biệt hơn để điều chỉnh nền kinh tế trong quá trình thực hiện các cam kết tự do
hoá của mình. Tuy nhiên, việc chiếu cố này không phải mặc nhiên, mà có được là trên cơ sở đàm
phán với các thành viên WTO.
II. Tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam
Việt Nam chính thức nộp đơn gia nhập WTO tháng 1/1995. Năm 1996, tại WTO, Nhóm Công tác

(WP) về Việt Nam gia nhập WTO được thành lập với sự tham gia của trên 20 nước (hiện nay con
số này là gần 40). Từ năm 1996 đến 2001, đàm phán tập trung chủ yếu vào việc làm rõ chế độ và
chính sách thương mại của ta, với việc ta phải trả lời hơn 2000 câu hỏi có liên quan đến chính
sách thương mại, kinh tế, đầu tư.
Đến tháng 8/2001, ta chính thức đưa ra Bản chào ban đầu về hàng hóa và dịch vụ (Ininitial Offer)
để bước vào giai đoạn đàm phán thực chất về mở cửa thị trường với các nước thành viên Ban
Công tác.
Về đàm phán song phương: Với việc ta và Hoa Kỳ ký thỏa thuận chính thức kết thúc đàm phán
song phương về gia nhập WTO của Việt Nam (TP Hồ Chí Minh, ngày 31/5/2006), ta đã chính thức
hoàn tất đàm phán với toàn bộ 28 đối tác yêu cầu đàm phán với ta. Ta đang tích cực vận động
Quốc hội Hoa Kỳ sớm thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt
Nam.
Về đàm phán đa phương: Đến nay, ta đã tiến hành 15 Phiên họp với Nhóm Công tác về Việt
Nam gia nhập WTO. Từ Phiên 9 (tháng 12/2004), ta cùng với Ban Công tác đã bắt đầu xem xét và
thảo luận Dự thảo Báo cáo (DR) của Nhóm Công tác. Tại các Phiên 14 và 15 (10/2006), ta đã giải
quyết được toàn bộ các vấn đề đa phương còn tồn đọng giữa Việt Nam với một số đối tác, hoàn
tất về cơ bản đàm phán gia nhập WTO, hoàn chỉnh toàn bộ các tài liệu, chuẩn bị cho phiên họp
đặc biệt của Đại hội đồng WTO xem xét, thông qua việc gia nhập của Việt Nam sẽ được tổ chức
vào ngày 7/11/2006.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ
ta tham dự Lễ kết nạp Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Tại Lễ gia nhập ngày
7/11/2006, Phó Thủ tướng và các thành viên WTO sẽ chứng kiến việc ký Nghị định thư gia nhập
giữa Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy.
Sau đó, văn kiện này sẽ được trình lên Quốc hội để xem xét thông qua và gửi lại cho Ban thư ký
WTO. 30 ngày kể từ sau khi Ban thư ký WTO nhận được văn bản phê chuẩn này của Quốc hội
Việt Nam, Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của WTO.
Những bước tiến quan trọng sau 2 năm gia nhập WTO
Ngày 23/4/2009, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng
Quốc hội tổ chức cuộc Hội thảo về đánh giá tác động đối với Việt Nam sau hơn 2 năm
gia nhập WTO . Tại cuộc Hội thảo, đồng chí Vũ Khoan, nguyên Bí thư Trung ương

Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, người đã từng được giao nhiệm vụ chỉ đạo
trực tiếp quá trình đàm phán để gia nhập WTO đã có bài phát biểu. Cổng TTĐT
Chính phủ xin trích đăng để bạn đọc tham khảo:

Nước ta gia nhập WTO mới trên 2 năm. Đó là một thời đoạn quá ngắn, vả lại
không giống như Trung Quốc gia nhập WTO khi kinh tế thế giới phục hồi, nước ta gia
nhập WTO vào thời điểm kinh tế thế giới đầy xáo động rồi lâm vào cuộc suy thoái trầm
trọng nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II nên khó bề đánh giá chuẩn xác. Bên cạnh
đó còn phải kể đến nhiều nhân tố khác tác động tới kinh tế nước ta, kể cả sự yếu kém vốn
có từ lâu của nền kinh tế và những cam kết quốc tế khác… nên càng khó bóc tách rạch ròi.
Do vậy mọi sự đánh giá chỉ mang tính tương đối.

Để đánh giá có thể dựa trên 4 căn cứ khác nhau: (i) theo những cơ hội và thách
thức chúng ta đã dự báo; (ii) theo những quan điểm chỉ đạo đã được đề ra; (iii) theo những
cam kết ta đã nhận và (iv) theo những chủ trương, chính sách lớn được Đảng và Chính phủ
nêu lên. Vì đây là cuộc hội thảo của các Văn phòng ở TW cho nên, có lẽ nên lấy căn cứ
(iv) thì hợp lý hơn.
Thực hiện cơ bản Nghị quyết của Đảng và Chương trình hành động của
Chính phủ
Sau khi nước ta gia nhập WTO, Hội nghị TW 4 khoá X họp tháng Giêng 2007 đã ra
Nghị quyết “về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền
vững khi Việt Nam là thành viên WTO”, trong đó nêu ra 10 chủ trương, chính sách lớn.
Tiếp đó, Chính phủ đã thông qua Chương trình hành động để thực hiện. Nay ta thử nhìn lại
xem đã làm được gì, điều gì chưa làm được theo những chủ trương, chính sách ấy ở những
nội dung liên quan trực tiếp tới việc gia nhập WTO.
1. Về chủ trương “Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức của toàn
Đảng, toàn dân” nay đã đạt được sự đồng thuận rộng rãi về nhu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế; đã có sự hiểu biết nhất định về “luật chơi” và ở chừng mực nào đó đã thích ứng với
chúng.
Tuy nhiên, về mặt này cũng còn tồn tại một số vấn đề. Lúc đầu đã nẩy sinh tâm tư

kỳ vọng quá lớn; không ít người cứ tưởng gia nhập WTO sẽ phồn vinh ngay; trái lại khi
gặp khó khăn do giá cả thế giới tăng cao và nhất là khi nổ ra cuộc khủng hoảng toàn cầu lại
nẩy sinh tâm tư cho rằng, mọi khó khăn đều do gia nhập WTO. Nói một cách khác chưa
thật quán triệt nhận thức rằng, gia nhập WTO chỉ là một phương tiện, nội lực mới có ý
nghĩa quyết định.
Bên cạnh đó nhiều người, kể cả những người liên quan trực tiếp chưa hiểu thật sâu
những cam kết khi gia nhập WTO. Đặc biệt là chưa phát huy cao độ tinh thần chủ động
sáng tạo để biến cơ hội thành hiện thực; nhiều chương trình hành động mang tính hình
thức, chưa được quan tâm thực hiện; chưa biết tận dụng những công cụ WTO cho phép để
bảo vệ lợi ích của mình như các tiêu chuẩn kỹ thuật, chống bán phá giá, độc quyền…
2. Về chủ trương “khẩn trương bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế”
đã nêu ra 4 nhiệm vụ cụ thể; trong đó đã và chưa đạt được những mặt sau:
(i) chưa bao giờ việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật lại được tiến hành với
cường độ cao như vừa qua; về đại thể những điều bổ sung, hoàn thiện đều phù hợp với
những cam kết khi gia nhập và được thực hiện nghiêm chỉnh, chưa một đối tác nào chê
trách.
Mặt khác vẫn tồn tại những căn bệnh cố hữu là các văn bản dưới luật chậm được
ban hành; nhiều quy định trùng chéo, mâu thuẫn nhau; sự hiểu biết pháp luật chưa sâu và
việc thực thi pháp luật chưa tốt.
(ii) về nhiệm vụ “hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường”
thì cho đến nay đã hình thành về cơ bản thị trường hàng hoá, thị trường dịch vụ, thị trường
tài chính-tiền tệ, thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường khoa học-công
nghệ. Chúng ta đã mở cửa từng bước cho các đối tác nước ngoài đúng với cam kết.
Tuy nhiên, thị trường dịch vụ chưa phát triển đúng mức; thị trường chứng khoán
giảm mạnh và nay phản ánh đúng hơn thực trạng kinh tế; thị trường tài chính-ngân hàng có
khó khăn nhất định nhưng không bị đổ vỡ như ở nhiều nước khác; thị trường bất động sản
trì trệ kéo dài, vấn đề đất đai vẫn còn phức tạp gây trở ngại cho phát triển kinh tế, kể cả đối

×