Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Giao kết hợp đồng lao động với người lao động có làm việc ở nơi khác trong công ty cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.72 KB, 2 trang )

21/2/2019

Giao kết hợp đồng lao động với người lao động có làm việc ở nơi khác trong Công ty cổ phần

GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ LÀM
VIỆC Ở NƠI KHÁC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
Người lao động (sau đây gọi tắt là NLĐ) có quyền giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao
động khác nhau, miễn là đảm bảo thực hiện được đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Khi giao kết hợp đồng lao động với NLĐ có làm việc ở những nơi khác (sau đây gọi tắt là HĐLĐ) thì
doanh nghiệp cần phải xác định xem HĐLĐ của NLĐ với bên mình có là HĐLĐ đầu tiên hay
không và có là HĐLĐ với mức lương cao nhất hay không. Đây là căn cứ để xác định trách nhiệm tham
gia các loại bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội bắt buộc; Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Bảo hiểm
thất nghiệp và Bảo hiểm y tế).
HĐLĐ đầu tiên là HĐLĐ có thời điểm ký kết đầu tiên trong số các HĐLĐ thuộc đối tượng tham gia Bảo
hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động đã ký kết.
Việc xác định khái niệm "HĐLĐ đầu tiên" này không giới hạn theo khoảng thời gian mà xét trên các quan
hệ lao động hiện thời của NLĐ.
Doanh nghiệp xác định trách nhiệm tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây gọi tắt là BHXH),
Bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi tắt là BHTN) như sau:
Nếu HĐLĐ của NLĐ với bên mình là "HĐLĐ đầu tiên" thì doanh nghiệp và NLĐ sẽ đóng bảo hiểm.
Ngược lại, nếu HĐLĐ của NLĐ với bên mình không là "HĐLĐ đầu tiên" thì doanh nghiệp và NLĐ không
đóng bảo hiểm; nhưng thay vào đó, doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ
khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH, BHTN thuộc trách nhiệm đóng của mình.
Khi "HĐLĐ đầu tiên" chấm dứt hoặc thay đổi dẫn đến người sử dụng lao động và NLĐ không thuộc đối
tượng tham gia BHXH, BHTN nữa; thì trách nhiệm đóng bảo hiểm chuyển sang cho HĐLĐ kế tiếp.
HĐLĐ kế tiếp là HĐLĐ có thời điểm ký kết liền kề ngay sau "HĐLĐ đầu tiên".
Trách nhiệm tham gia Bảo hiểm y tế (sau đây gọi tắt là BHYT) được xác định như sau:
Nếu HĐLĐ của NLĐ với bên mình là "HĐLĐ có mức lương cao nhất" trong các HĐLĐ mà NLĐ đang
giao kết thì doanh nghiệp và NLĐ đóng bảo hiểm.
Ngược lại, nếu HĐLĐ của NLĐ với bên mình không là "HĐLĐ có mức lương cao nhất", thì doanh nghiệp
có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ khoản tiền tương đương với mức đóng BHYT


thuộc trách nhiệm đóng của mình.
Cuối cùng, trách nhiệm tham gia Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là
BHTNLĐ, BNN) được xác định như sau:
Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì cũng là đối tượng áp dụng BHTNLĐ, BNN.
Tuy nhiên, đối với loại bảo hiểm này, chỉ có người sử dụng lao động phát sinh trách nhiệm đóng; và, tất
cả người sử dụng lao động của từng HĐLĐ đang giao kết đều phải tính đóng bảo hiểm này nếu NLĐ thuộc
đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Có thể lấy ví dụ sau đây để hiểu rõ hơn các cách xác định này:
Doanh nghiệp A giao kết HĐLĐ với người lao động B, mà tại thời điểm giao kết HĐLĐ thì B có tổng cộng
04 HĐLĐ còn hiệu lực; cụ thể như sau:
- HĐLĐ thứ I là HĐLĐ xác định thời hạn 12 tháng, ký ngày 05.01.2018; hưởng mức lương 6,000,000
đồng.
- HĐLĐ thứ II là HĐLĐ mùa vụ có thời hạn 03 tháng, ký ngày 19.02.2018; hưởng mức lương 4,000,000
đồng.
- HĐLĐ thứ III là HĐLĐ mùa vụ có thời hạn 01 tháng, ký ngày 24.02.2018; hưởng mức lương 4,000,000
đồng.
- HĐLĐ thứ IV – với A - là HĐLĐ không xác định thời hạn, ký ngày 10.03.2018; hưởng mức lương
5,000,000 đồng.
ế
ề ố


/>
1/2


21/2/2019

Giao kết hợp đồng lao động với người lao động có làm việc ở nơi khác trong Công ty cổ phần


Trước hết, theo các quy định hiện hành về đối tượng tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc, B và người sử
dụng lao động của cả 04 HĐLĐ là đối tượng bắt buộc tham gia BHXH. Nhưng, đối với BHTN, B và người
sử dụng lao động của các HĐLĐ thứ I; II và IV là đối tượng bắt buộc tham gia, trừ HĐLĐ thứ III. Xét
trong 04 HĐLĐ, HĐLĐ thứ I cũng chính là "HĐLĐ đầu tiên".
Do đó, B và người sử dụng lao động của HĐLĐ thứ I sẽ đóng BHXH, BHTN. Người sử dụng lao động của
các HĐLĐ thứ II, III và IV không đóng BHXH, BHTN nhưng sẽ trả cho B khoản tiền tương ứng với mức
đóng BHXH, BHTN của mình, riêng người sử dụng lao động của HĐLĐ thứ III chỉ trả tương ứng với mức
đóng BHXH do B không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHTN.
Đối với BHYT, theo quy định hiện nay thì B và những người sử dụng lao động của HĐLĐ thứ I; II và IV
thuộc đối tượng tham gia BHYT. Xét trong 03 HĐLĐ này thì HĐLĐ thứ I có mức lương cao nhất.
Do đó, B và người sử dụng lao động của HĐLĐ thứ I sẽ đóng BHYT. Người sử dụng lao động của các
HĐLĐ thứ II và IV không đóng BHYT nhưng sẽ trả thêm cho B khoản tiền tương ứng với mức đóng
BHYT của mình.
Cuối cùng, vì B và người sử dụng lao động của cả 04 HĐLĐ là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nên cả
04 người sử dụng lao động đều phải tính đóng BHTNLĐ, BNN đối với B.
Lưu ý:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi giao kết hợp đồng lao động mới hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc
chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết, NLĐ có trách nhiệm gửiVăn bản thông báo về việc giao kết hợp
đồng lao động mới hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết (mẫu Phụ lục số 01
ban hành kèm theoThông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH) và Bản sao hợp đồng lao động mới giao kết hoặc sửa
đổi, bổ sung hoặc đã chấm dứt đến người sử dụng lao động của các HĐLĐ khác mà mình đã giao kết.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phát sinh thay đổi trách nhiệm tham gia BHXH, BHTN, BHYT thì
NLĐ có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị tham gia bảo hiểm đến người sử dụng lao động của những HĐLĐ sẽ
có trách nhiệm tham gia BHXH, BHTN, BHYT theo cách xác định ở trên; bao gồm các giấy tờ sau:
1. Giấy đề nghị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc (mẫu Phụ
lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH).
2. Sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ liên quan khác (nếu có) cho người sử dụng lao động của HĐLĐ được
xác định sẽ có trách nhiệm tham gia BHXH, BHTN.
3. Thẻ bảo hiểm y tế và các giấy tờ liên quan khác (nếu có) cho người sử dụng lao động của HĐLĐ được
xác định sẽ có trách nhiệm tham gia BHYT.


CĂN CỨ PHÁP LÝ:
Điều 21 Bộ Luật lao động 2012
Điều 186 Bộ Luật lao động 2012
Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động
Điều 3 Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động
về hợp đồng lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Điều 4 Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động
về hợp đồng lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 44/2013/NĐ-CP
hướng dẫn Bộ luật lao động về hợp đồng lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban
hành
Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 44/2013/NĐ-CP
hướng dẫn Bộ luật lao động về hợp đồng lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban
hành

/>
2/2



×