Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

CTU VN luan van 010004 phan tich hieu qua chan nuoi heo thit cua nong ho tai huyen vinh thanh thanh pho can tho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.73 KB, 91 trang )

MỤC LỤC
Chương 1.......................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI..................................................................................... 1
1.1 ĐẬT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..........................................................................1
1.1.1 Sự cần thiết hình thành đề tài ..................................................................1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn.....................................................................2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...............................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................2
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .....3
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định.....................................................................3
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................3
1.4.1 Phạm vi về không gian................................................................................3
1.4.2 Phạm vi về thời gian....................................................................................4
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................4
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU............................................................................................................................4

Chương 2.......................................................................................................... 6
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 6
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ....................................................................................6
2.1.1 Khái niệm về kinh tế hộ và nông hộ, hộ gia đình .....................................6
2.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản được sử dụng trong phân tích .....................6
2.1.2.1 Giá thực tế của các nguồn đầu vào trong quá trình sản xuất nông
nghiệp..........................................................................................................................6
2.1.2.2 Các khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận ..................................6
2.1.3 Hệ thống chỉ tiêu để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất...................7
2.1.3.1 Hệ thống chỉ tiêu để đánh giá kết quả sản xuất ..................................7
2.1.3.2 Hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất................................................8
2.1.4 Một số vấn đề cơ bản về ngành chăn nuôi heo .........................................9


7


2.1.4.1 Đặc điểm sinh sản của heo ..................................................................9
2.1.4.2 Đặc điểm tiêu hóa của heo ..................................................................9
2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng heo ..............................................10
2.1.5.1 Heo con giống......................................................................................10
2.1.5.2 Thức ăn ................................................................................................10
2.1.5.3 Thuốc thú y cho ăn...............................................................................10
2.1.5.4 Cách thức và thời gian chăm sóc ........................................................10
2.1.6 Phương trình hồi quy tuyến tính ...............................................................11
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................12
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................12
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................................12

Chương 3.......................................................................................................... 13
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI HEO THỊT
CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN VĨNH THẠNH THÀNH PHỐ CẦN
THƠ .................................................................................................................. 13
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...........................13
3.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên – xã hội của huyện Vĩnh Thạnh
thành phố Cần Thơ...................................................................................................13
3.1.2 Vài nét về tình hình chăn nuôi heo của nông hộ tại huyện Vĩnh Thạnh
thành phố Cần Thơ....................................................................................................... 14
3.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI HEO THỊT CỦA NÔNG
HỘ………………………………………………………………………………15
3.2.1 Tình hình mẫu điều tra số liệu sơ cấp ......................................................15
3.2.2. Tình hình chung của nông hộ chăn nuôi.................................................16
3.2.3 Tình hình chăn nuôi heo thịt của nông hộ ...............................................17
3.2.3.1 Mức độ tập trung của hoạt động chăn nuôi heo..................................17

3.2.3.2 Quá trình chăn nuôi heo thịt của nông hộ...........................................19
3.2.3.3 Về thức ăn chăn nuôi heo ....................................................................20

3.2.3.4 Về thú y ....................................................................................... 21
3.2.3.5 Về phương thức chăn nuôi.......................................................... 21
3.2.3.6 Mục đích trong chăn nuôi heo của nông hộ ............................... 22
8


3.2.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm heo thịt của nông hộ........................... 23
3.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI HEO THỊT CỦA NÔNG HỘ .......25
3.3.1 Chi phí chăn nuôi heo thịt của nông hộ ....................................................25
3.3.2 Kết quả hoạt động chăn nuôi và tiêu thụ thịt của nông hộ .....................29
3.3.3 Vai trò của hoạt động chăn nuôi heo thịt trong kinh tế hộ .....................32

Chương 4.......................................................................................................... 34
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHĂN
NUÔI THỊT CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN VĨNH THẠNH THÀNH
PHỐ CẦN THƠ............................................................................................... 34
4.1. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRỌNG LƯỢNG
XUẤT CHUỒNG BÌNH QUÂN CỦA HEO THỊT ...............................................34
4.1.1 Các nhân tố góp phần tăng trọng lượng heo ............................................37
4.1.1.1 Giống heo chọn nuôi............................................................................37
4.1.1.2 Năng suất heo ......................................................................................37
4.1.1.3 Thời gian nuôi......................................................................................37
4.1.2 Các nhân tố góp phần giảm trọng lượng heo ...........................................38
4.1.2.1 Chi phí lao động nhà ...........................................................................38
4.2 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CHĂN NUÔI HEO .......38
4.2.1 Về thuận lợi đối với người chăn nuôi ........................................................38
4.2.2. Những khó khăn đối với chăn nuôi .........................................................39

4.2.3 Những khó khăn trong việc tiêu thụ của hộ chăn nuôi heo
thịt………………………………………………………………………………40
4.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ BÁN HEO ..................................42
4.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN ĐẠT ĐƯỢC CỦA
NÔNG HỘ CHĂN NUÔI HEO THỊT ....................................................................43
4.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MỞ RỘNG QUI
MÔ CHĂN NUÔI ....................................................................................................48

Chương 5.......................................................................................................... 50
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI
HEO THỊT CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN VĨNH THẠNH THÀNH
PHỐ CẦN THƠ............................................................................................... 50
9


5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI HEO THỊT CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN VĨNH
THẠNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ.........................................................................50
5.1.1 Về thuận lợi và khó khăn ...........................................................................50

5.1.1.1 Về thuận lợi và khó khăn trong quá trình chăn nuôi heo thịt..... 50
5.1.1.2 Những cơ hội và thách thức trong quá trình chăn nuôi heo
thịt...................................................................................................................... 52
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI
HEO THỊT CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN VĨNH THẠNH THÀNH PHỐ
CẦN THƠ..................................................................................................................53
5.2.1 Về giống.......................................................................................................54
5.2.2 Năng suất tăng trọng trong tháng .............................................................54
5.2.3 Thời gian chăn nuôi ....................................................................................54
5.2.4 Chi phí lao động nhà...................................................................................55

5.2.5 Về thức ăn chăn nuôi ..................................................................................55
5.2.6 Đối với người chăn nuôi..............................................................................56
5.2.7 Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm heo thịt của nông hộ .............................57
5.2.8 Đối với địa phương và ngành chăn nuôi ...................................................57

Chương 6......................................................................................................... 59
KẾT KUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 59
6.1 KẾT LUẬN..........................................................................................................59
6.2 KIẾN NGHỊ.........................................................................................................60
6.2.1 Đối với người chăn nuôi.............................................................................60
6.2.2 Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương ........................................61
6.2.3. Đối với các tổ chức tín dụng .....................................................................61

10


DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang

Bảng 1: TÌNH HÌNH MẨU ĐIỀU TRA VỀ SỐ LIỆU SƠ CẤP……………….15
Bảng 2: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CÁC HỘ CHĂN NUÔI HEO THEO ĐIỀU TRA ..16
Bảng 3: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NÔNG HỘ....................................................16
Bảng 4: SỐ NĂM NUÔI HEO CỦA NÔNG HỘ ......................................................17
Bảng 5: QUI MÔ CỦA HỘ CHĂN NUÔI HEO .......................................................18
Bảng 6: GIỐNG HEO THƯỜNG NUÔI....................................................................19
Bảng 7: LÝ DO CHỌN GIỐNG HEO ĐANG NUÔI................................................20
Bảng 8: MỤC ĐÍCH NUÔI HEO CỦA NÔNG HỘ..................................................22
Bảng 9: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM HEO THỊT......................................23
Bảng 10: GIÁ HEO HƠI ĐỢT 1, 2 NĂM 2006 VÀ ĐỢT 1 NĂM 2007 ..................24

Bảng 11: CHI PHÍ CHĂN NUÔI HEO TỪ LÚC NUÔI ĐẾN XUẤT CHUỒNG....26
Bảng 12. TỶ TRỌNG CHI PHÍ TRONG CHĂN NUÔI HEO CỦA HỘ GIA
ĐÌNH ..........................................................................................................................28
Bảng 13. CHI PHÍ THỨC ĂN TRONG CHĂN NUÔI HEO THỊT ..........................28
Bảng 14 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI HEO THỊT...............................29
Bảng 15 : HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI HEO THỊT THEO QUI MÔ...........................31
Bảng 16. TÌNH HÌNH THU NHẬP CƠ BẢN CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI
ĐIỀU TRA..................................................................................................................32
Bảng 17: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN
LƯỢNG HEO THỊT KHI XUẤT CHUỒNG ............................................................35
Bảng 18: THUẬN LỢI CỦA NGƯỜI NUÔI HEO ...................................................38
Bảng 19: KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI NUÔI HEO....................................................39
Bảng 20: CÁC NHÂN TỐ THÚC ĐẨY HỘ CHĂN NUÔI BÁN HEO ...................40
Bảng 21: NHỮNG KHÓ KHĂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC BÁN HEO CỦA
NGƯỜI CHĂN NUÔI ................................................................................................41
Bảng 22: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ BÁN HEO ............................42
Bảng 23: MA TRẬN TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP…………44
Bảng 24: KẾT QUẢ XỬ LÝ CÁC CHI PHÍ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN....46
Bảng 25: NHỮNG KHÓ KHĂN CHO VIỆC MỞ RỘNG QUY MÔ .......................49
11


DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1: Trình độ học của chủ hộ ................................................................................17
Hình 2: Giá heo hơi bán qua các đợt ..........................................................................24
Hình 3: Tỷ trọng chi phí ảnh hưởng đến sản lượng heo.............................................26
Hình 4: Tỷ trọng chi phí thức ăn trong quá trình chăn nuôi heo thịt..........................27

Hình 5: Biểu đồ tỷ trọng thu nhập của nông hộ nuôi heo...........................................33
Hình 6: Tỷ lệ hộ vay tín dụng trong chăn nuôi...........................................................51

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT: Số thứ tự
ĐVT: Đơn vị tính
Giaban: Giá bán
VAC: Vườn ao chuồng.
VACR: Vườn ao chuồng ruộng.
VACB: Vườn ao chuồng biogas

12


TÓM TẮT
Phân tích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Vĩnh thạnh
thành phố Cần Thơ có ý nghĩa trong việc biết được thực trạng về chăn nuôi heo
của hộ trên địa bàn. Cụ thể là, tổng đàn heo trong năm 2006 có 43.700 con, đạt
112,44% hay tăng 4.837 con so với năm 2005 (năm kế hoạch) và đang tồn tại
những thuận lợi và khó khăn như con giống nhà, nguồn cung cấp thức ăn rộng
rải, thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, khó khăn đang tồn tại và quyết định
lợi nhuận của hộ chăn nuôi heo thịt là giá cả sản phẩm không ổn định, biết được
nhân tố ảnh hưởng đến tăng trọng lượng của heo khi xuất chuồng như là giống
heo, năng suất, thời gian chăm sóc, chi phí lao động nhà và nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả chăn nuôi heo thịt như là chi phí giống (15,%), chi phí thức ăn
(65%), chi phí thú y (1%), chi phí chuồng trại (13%), chi phí máy móc (5%), chi
phí lao động (1%). Từ đó ta biết cách phối hợp các nguồn đầu vào trong quá trình
chăn nuôi phù hợp góp phần đạt lợi nhuận tối đa cho hộ chăn nuôi heo. Đề tài:
“Phân tích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Vĩnh Thạnh thành
phố Cần Thơ” dự kiến được thực hiện bằng phương pháp điều tra trực tiếp 60 hộ

chăn nuôi heo thịt ở 3 xã: xã Thạnh An chiếm 32,2%, xã Thạnh Lộc chiếm
10,4% và xã Thạnh Thắng chiếm 9,2% của huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần
Thơ theo phương pháp lấy mẫu ngẩu nhiên phân tầng. Với mục tiêu:
1) Phân tích tình hình chung về các hộ chăn nuôi heo thịt tại huyện Vĩnh
Thạnh, thành phố Cần Thơ;
2) Phân tích hiệu quả chăn nuôi thịt của nông hộ trên địa bàn huyện Vĩnh
Thạnh, thành phố Cần Thơ;
3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi heo thịt của
nông hộ tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ;
4) Trên cơ sở phân tích tìm ra những thuận lợi và khó khăn cùng những cơ
hội và thách thức để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn
nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.

13


Chương 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 ĐẬT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết hình thành đề tài
Thành phố Cần Thơ được công nhận là thành phố trực thuộc trung
ương vào đầu năm 2004, đây là thành tựu sau nhiều năm phấn đấu nên thành
phố Cần Thơ cần phát huy hơn nữa để trở thành thành phố đô thị loại I trực
thuộc trung ương đến năm 2010. Vì thế, bên cạnh việc đầu tư phát triển các
ngành công nghiệp dịch vụ ở thành phố thì ta cần tạo điều kiện để khu vực
nông thôn phát triển bằng cách dựa vào thế mạnh của từng địa phương mà
phát huy.
Huyện Vĩnh Thạnh là huyện mới tách ra từ huyện Thốt Nốt từ năm 2004,
do là huyện mới nên việc đầu tư, tạo điều kiện để huyện phát triển là việc quan
trọng cần phải làm. Một trong những thế mạnh trong nông nghiệp của huyện là

ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo đã góp phần vào việc tăng thu nhập
cho người dân.
Đứng về mặt tiêu dùng sản phẩm thịt heo là loại thực phẩm chủ yếu của
người Việt Nam. Ngày nay con heo không những giữ vị trí hàng đầu trong việc
cung cấp thực phẩm bổ dưỡng cho mọi người mà còn giữ vị trí quan trọng trong
kinh tế gia đình. Như vậy, thịt heo không những là thức ăn thường ngày rất phổ
biến ở các gia đình Việt Nam mà còn là sản phẩm thu lại nhiều ngoại tệ. Vì vậy,
làm thế nào để nuôi heo đạt hiệu quả cao luôn là mối quan tâm lớn của nhà nước
và người chăn nuôi. Đây là mục tiêu để cho chăn nuôi phát triển và chính những
yếu tố đó đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.
Chính vì vậy, đề tài “Phân tích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ
tại huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ” đưa ra để nghiên cứu nhằm phân
tích, đánh giá hiệu quả chăn nuôi heo thịt ở quy mô hộ gia đình của huyện, qua
đó tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả và tăng thu nhập cho nông hộ chăn nuôi heo thịt trên địa bàn nghiên
cứu.
14


1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Chăn nuôi là một trong những ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp.
Ngành chăn nuôi cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như thịt, trứng,…
nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân. Một xu
hướng tiêu dùng có tính quy luật chung khi xã hội phát triển thì nhu cầu tiêu
dùng các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng lên cả về số lượng, chất lượng và
cơ cấu sản phẩm. Do đó mức đầu tư của xã hội cho ngành chăn nuôi ngày càng
có xu hướng tăng nhanh trong nền nông nghiệp.
Theo số liệu điều tra của huyện Vĩnh Thạnh năm 2006, tổng đàn heo hiện
có 35.660 con chiếm 21,7% so với tổng đàn heo của thành phố Cần Thơ và tăng
32,7% so với đàn heo cùng kỳ năm trước của huyện. Hiện nay, chăn nuôi heo của

huyện tồn tại một vài khó khăn không đáng kể như: chịu ảnh hưởng của bệnh lở
mòm lông móng ở các huyện lân cận, giá heo hơi biến động mạnh, giá thức ăn
tăng cao và một điều đáng mừng là hiện nay giá heo hơi đang có xu hướng tăng
dần trở lại (thông tin thực tế giá heo hơi trên thị trường đang tăng từ 18000
đồng/kg đến 22000 đồng/kg). Đây chính là động cơ thúc đẩy người chăn nuôi
tiếp tục đầu tư lại và mở rộng quy mô.
Vì vậy, để thúc đẩy ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi heo ở huyện
Vĩnh Thạnh phát triển trước hết ta phải tìm hiểu về thực trạng của chăn nuôi heo
từ đó phân tích, so sánh, đánh giá để thấy được hiệu quả cũng như các vấn đề còn
tồn tại của ngành.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của
nông hộ tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài sẽ giải quyết các vấn đề sau:
- Phân tích và đánh giá tình hình chung về các hộ chăn nuôi heo thịt tại
huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.

15


- Phân tích hiệu quả chăn nuôi thịt của nông hộ trên địa bàn huyện Vĩnh
Thạnh, thành phố Cần Thơ.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi heo thịt của
nông hộ tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá tìm ra những thuận lợi và khó khăn cùng
những cơ hội và thách thức để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
- Hiệu quả chăn nuôi phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi.
- Mức độ đầu tư vào chi phí chăn nuôi heo thịt ảnh hưởng đến sản lượng
heo khi xuất chuồng.
- Giá bán heo hơi sẽ quyết định hiệu quả chăn nuôi.
- Các chi phí chăn nuôi heo sẽ quyết định hiệu quả chăn nuôi heo.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện trạng chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Vĩnh Thạnh, thành
phố Cần Thơ như thế nào?
- Sản lượng heo khi xuất chuồng chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào?
- Hiệu quả chăn nuôi heo chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố nào?
- Trong chăn nuôi heo có những thuận lợi và khó khăn gì?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán heo hơi của nông hộ?
- Mở rộng quy mô chăn nuôi heo có ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi
heo không?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về không gian
Luận văn được thực hiện tại Phòng kinh tế huyện Vĩnh Thạnh, thành phố
Cần Thơ, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh và số liệu điều tra trực tiếp ở 3 xã
là xã Thạnh An, xã Thạnh Thắng, xã Thạnh Lộc của huyện Vĩnh Thạnh, thành
phố Cần Thơ.

16


1.4.2 Phạm vi về thời gian
- Những thông tin số liệu sử dụng cho luận văn từ 2004 đến quý I năm
2007.
- Luận văn được thực hiện trong thời gian 03 tháng từ ngày 5.3.07 11.06.07.
Nếu có vấn đề gì phát sinh ngoài phạm vi nghiên cứu này thì đó chỉ là

những liên hệ để làm rõ vấn đề chính mà tác giả muốn đề cập.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Hộ chăn nuôi heo thịt tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ đươc lấy
mẫu ở 3 xã là: Thạnh An, Thạnh Thắng, Thạnh Lộc những nội dung nghiên cứu
như sau:
- Đưa ra những lý luận làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài.
- Phân tích tình hình chung về các hộ chăn nuôi heo thịt tại huyện Vĩnh
Thạnh thành phố Cần Thơ.
- Phân tích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ chăn nuôi heo thịt tại
huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi thịt của nông
hộ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi heo thịt của
nông hộ tại địa bàn nghiên cứu.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
Đề tài đã sử dụng các giả thuyết, các kiển định giả thuyết áp dụng trong
mô hình hồi quy đa biến cụ thể là kiểm định ảnh hưởng các biến độc lập cùng
lúc. Phân tích phương sai để xem các biến độc lập (chi phí giống, chi phí thức ăn,
chi phí điện…) có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (hiệu quả chăn nuôi heo thịt)
như thế nào. Tiêu chuẩn lựa chọn mô hình (R2) của tiến sĩ Mai Văn Nam qua
giáo trình kinh tế lượng

17


Qua nghiên cứu đề tài phân tích tình hình sản xuất và kinh doanh sản
phẩm heo thịt Cần Thơ - Hậu Giang của Nguyễn Thị Phượng khoá 28 và phân
tích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long của
Đỗ Thị Niềm khóa 28 Trường Đại học Cần Thơ đã đạt được các kết quả là đưa

ra được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi heo thịt, những thuận lợi,
khó khăn cùng những cơ hội và thách thức trên từng địa bàn nghiên cứu nhưng ở
tác giả Nguyễn Thị Phượng chưa kiểm định được mối tương quan của các biến
độc lập (các biến chi phí) đến lợi nhuận hay sản lượng khi xuất chuồng và giữa
các biến độc lập với nhau. Và kiểm tra xem có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
không. Còn ở tác giả Đỗ Thị Niềm có đưa ra các giải pháp nhưng chưa có số liệu
chứng minh các giải pháp đó.

18


Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm về kinh tế hộ, nông hộ và hộ gia đình
a Kinh tế hộ
Là đơn vị kinh tế cơ sở mà ở đó diễn ra quá trình phân công tổ lao động
cho sản xuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu dùng.
b Nông hộ
Nông hộ được hiểu là một gia đình có tên trong bảng kê khai hộ khẩu gồm
có chủ hộ và những người cùng sống chung gia đình đó.
c Hộ gia đình
Là những người gắn bó ruột thịt, có cùng huyết thống như ông, bà, cha,
mẹ… và các thành viên trong gia đình.
2.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản được sử dụng trong phân tích
2.1.2.1 Giá thực tế của các nguồn đầu vào trong quá trình sản xuất nông
nghiệp
- Giá thực tế của vật tư nông nghiệp cụ thể là giống, thức ăn gia súc, thuốc
thú y… được tính theo giá bán lẻ cộng với các khoản khác như chi phí vận
chuyển, hư hao và nơi chăn nuôi heo của nông hộ.

- Trang bị kỹ thuật như chi phí máy móc thiết bị trong một thời gian nhất
định

19


- Chi phí lao động bao gồm cả chi phí lao động nhà và lao động thuê. Nếu
nông hộ sử dụng lao động nhà tham gia vào quá trình sản xuất thì chi phí lao
động cũng tính như lao động thuê.
2.1.2.2 Các khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận
a Khái niệm doanh thu
Doanh thu là giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản
phẩm tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhân được sao khi bán sản phẩm. Hay nói
cách khác doanh thu chính bằng sản lượng heo hơi khi tiêu thụ nhân với giá bán
heo hơi.
Doanh thu = sản lượng x đơn giá
b Khái niệm chi phí
Chi phí là tất cả những hao phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh
để tiêu thị sản phẩm hay là toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất ra một sản phẩm
nhất định.
Chi phí gồm có hai loại đó là định phí và biến phí. Sự thay đổi của tổng
chi phí là do sự biến đổi của biến phí. Khi sản lượng bằng không đồng nghĩa với
việc không sản xuất lúc này chi phí bằng định phí.
Chi phí = Biến phí + Định phí
- Định phí là chi phí cố định không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Chi
phí cố định là khoản phí mà doanh nghiệp (hộ gia đình) buộc phải bỏ ra trong
quá trình sản xuất hay ngay cả khi doanh nghiệp ngừng sản xuất vẫn phải chịu
chi phí này.
- Biến phí là chi phí biến đổi là những khoản chi phí tăng giảm theo sự
tăng giảm của sản lượng. Doanh nghiệp (hộ gia đình) không phải chịu khoản phí

này khi ngừng sản xuất.
c Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận là khoản chênh lệnh giữa doanh thu và chi phí bỏ ra.
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Có 2 loại lợi nhuận: lợi nhuận không tính công lao động và lợi nhuận có
tính công lao động
2.1.3 Hệ thống chỉ tiêu để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất
20


2.1.3.1 Hệ thống chỉ tiêu để đánh giá kết quả sản xuất
- Giá trị sản xuất: là tổng giá trị sản xuất thu được trong một giai đoạn
nhất định bao gồm cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Giá trị sản phẩm được
phân tích sẽ bằng giá bán thực tế của mỗi đơn vị sản phẩm nhân với sản lượng
sau thu hoạch.
- Giá thực tế của sản phẩm: giá trị thực tế của mỗi đơn vị sản phẩm thu
hoạch là giá mà người sản xuất thu ngay tại nơi sản xuất của mình.
- Lợi nhuận (thu nhập): là phần thu nhập gồm cả công lao động và lãi chưa
tính công lao động nằm trong giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí biến đổi, chi
cố định, thuế (nếu có).
- Thu nhập ròng là phần thu nhập sau khi trừ đi công lao động nhà quy ra
bằng tiền.
- Khấu hao tài sản cố định: là phần giá trị của tài sản cố định bị hao mòn
trong quá trình sản xuất.
- Chi phí biến đổi bao gồm: chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc
thú y, chi phí điện nước, chi phí lao động, chi phí khác (nếu có).
- Chi phí cố định bao gồm: chi phí máy móc, chi phí chuồng trại và định
phí khác.
2.1.3.2 Hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất
- Hiệu quả kinh tế: Thực ra chính là giá trị, có nghĩa là khi có sự thay đổi

tăng giá trị thì có sự thay đổi về hiệu quả và ngược lại thì không hiệu quả. Trong
chăn nuôi heo thì hiệu quả kinh tế được hiểu là việc so sánh giữa các yếu tố đầu
vào và khối lượng đầu ra trong quá trình sản xuất chăn nuôi heo mà thông thường
người ta nói tới tỷ suất lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận: là tỷ suất nhằm đánh giá hiệu quả lợi nhuận của chi phí.
Tỷ suất này cho biết một đồng chi phí đầu tư vào sản xuất thì thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận (%) = Lợi nhuận / chi phí *100
- Hiệu quả kỹ thuật: là việc sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài
lực) đầu vào ít nhất để tạo ra một số sản lượng nhất định.

21


- Hiệu quả về chi phí sản xuất: thể hiện một đồng chi phí bỏ ra thu lại
được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất hay bao nhiêu đồng thu nhập.
- Hiệu quả sủ dụng lao động: thể hiện giá trị sản xuất hoặc thu nhập của
một ngày lao động hay một lao động gia đình trong năm.

2.1.4 Một số vấn đề cơ bản về ngành chăn nuôi heo
2.1.4.1 Đặc điểm sinh sản của heo
Heo là loài gia súc đa thai, có khả năng sinh sản cao và nuôi con giỏi. Đối
với giống heo ngoại đẻ con từ 8 đến 10 con trên 1 lứa, heo hướng nội đẻ từ 11
đến 12 con trên lứa. Heo mang thai 114 - 116 ngày (3 tháng, 3 tuần, 3 ngày).
Thành thục sớm, heo có thể chửa khi 4 - 5 tháng tuổi, nuôi con 60 ngày.
Như vậy một lứa sinh sản hết 174 ngày. Một năm đẻ 2 lứa cần 348 ngày, còn 17
ngày dành cho 2 lần nái lên giống và phối giống.
2.1.4.2 Đặc điểm tiêu hóa của heo
Heo có khả năng sử dụng nhiều thức ăn thô xanh, củ quả, phụ phế phẩm
công nông nghiệp chế biến thực phẩm....Các đặc điểm tiêu hoá sau giúp heo tận

dụng tốt các loại thức ăn:
- Các tuyến tiêu hoá tiết dịch vị liên tục ngày đêm và nhiều hơn các loại
gia súc khác. Heo 100 - 150 kg tiết 7 - 10 lít dung dịch trong 1 ngày đêm. Heo
tiết dịch từ máu vào ống tiêu hoá. Thành ruột hấp thu từ 40 - 50 lít nước, vài trăm
gam chất hữu cơ và một lượng khoáng đáng kể.
- Heo có dạ dày đơn.
- Ruột già khá dài, có nhiều nguyên sinh động vật và vi sinh vật tiến hành
phân giải chất xơ thêm chất dinh dưỡng, nên heo sử dụng tốt thức ăn thô xanh
phụ phế phẩm.
- Khi ăn tuyến thái dương tiết nước bọt. Enzim, amilaz thuỷ phân tinh bột
thành đường, đưa xuống dạ dày.

22


- Dạ dày nhờ tác động cơ học và hoá học (dịch vị) tiếp tục tiêu hoá. Một
số ít lipid được tiêu hoá, còn lại chuyển xuống ruột non.
- Ruột non, nửa phần trên thức ăn tiêu hoá thành đường. Phân hoá axit
amin từ đạm, đường glucô, xenlulô từ bột đường glucô, galactô, xenlulô từ bột
đường glyceron và axit béo từ chất mỡ. Một phần mỡ, đạm, xenlulô tiêu hoá
chưa hết xuống ruột già tiêu hoá nốt.

2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng heo
2.1.5.1 Heo con giống
Khâu chọn heo giống trong chăn nuôi là yếu tố quan trọng tùy theo việc
chăn nuôi heo của nông hộ mà chọn giống heo cho thích hợp. Hiện nay, trên thị
trường có rất nhiều giống heo nên ta cần phải tìm hiểu về kỹ thuật chăn nuôi có
vậy mới góp phần nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi heo thịt.
2.1.5.2 Thức ăn
Đây chính là yếu tố rất quan trọng trong nuôi heo thịt vì nó chiếm tỷ trọng

khoảng 80% đến 85% (cơ cấu hiện tại được tham khảo trong sách kỹ thuật chăn
nuôi heo – Nhà xuất bản Trẻ năm 2001) giá thành sản phẩm nuôi heo vì thế việc
chọn thức ăn có chất lượng và tiết kiệm là nguồn quan trong trong việc giảm
được giá thành trong chăn nuôi. Heo là loài động vật ăn tạp nên có thể tiêu hóa
cả động vật và thực vật. Nên muốn heo tăng trưởng nhanh thì cần cung cấp đầy
đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho heo như các thức ăn có nguồn góc từ động vật,
thực vật, vi sinh vật, các khoáng chất…những thức ăn này cung cấp cho các chất
dinh dưỡng cần thiết cho con vật có thể được sống, sinh trưởng, phát triển, sinh
sản và sản xuất bình thường trong thời gian dài.
2.1.5.3 Thuốc thú y cho ăn
Là yếu tố không kém phần quan trọng trong chăn nuôi heo. Nếu việc sử
dụng không đúng thuốc, đúng lúc thì sẽ ảnh hưởng đến việc sinh trưởng – phát
triển đồng thời làm giảm năng suất trong chăn nuôi heo. Vì vậy, cần kỷ lưỡng

23


trong việc lựa chọn các loại thuốc đồng thời có một cách điều trị bệnh phù hợp
cho từng loại bệnh.
2.1.5.4 Cách thức và thời gian chăm sóc
Mỗi người chăn nuôi đều có cách chăm sóc riêng nhưng mọi người điều
có chung mục đích là nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Có thường xuyên chăm
sóc thì mới phát hiện được heo bị bệnh gì và kịp thời chữa trị. Đồng thời cần phải
vệ sinh chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ nhằm tránh được các mầm bệnh phát sinh

2.1.6 Phương trình hồi quy tuyến tính
Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm các nhân tố ảnh
hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó (chẳng hạn như lợi nhuận/kg hoặc
trọng lượng/con), chọn những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa, từ đó phát huy nhân
tố có ảnh hưởng tốt, khắc phục nhân tố có ảnh hưởng xấu.

Phương trình hồi quy có dạng:
Y= βo + β1X1 + β2X2 + …+ βkXk
Trong đó:
Y: Biến phụ thuộc.
Xi: Các biến độc lập (i=1, 2, …, k)
Các tham số βo, β1, …, βk được gọi là hệ số tác động.
Kết quả từ phần mềm SPSS có các thông số sau:
+ Multiple R: Hệ số tương quan bội, nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa biến
phụ thuộc Y và các biến độc lập X. R càng lớn, mối liên hệ càng chặt chẽ.
+ Hệ số xác định R2 (R – Square): Tỷ lệ % biến động của Y được giải thích bởi các
Xi.
+ R2 (Hệ số xác định đã điều chỉnh): dùng để trắc nghiệm xem có nên
thêm vào một biến độc lập nữa không. Khi thêm vào một biến mà R2 tăng lên thì
chúng ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy.
+ Standar error: sai số chuẩn cả phương trình.
+ Observations: số quan sát (= n).
24


+ Regression: hồi quy.
Tỷ số F (số thống kê F)
+ Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy. F
càng lớn, mô hình hồi quy càng có ý nghĩa hay tương ứng với Sig. F càng nhỏ.
+ F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0.
Giả thuyết: H0: tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 (β1 = β2 = βk=0)
H1: βI ≠ 0, tức là các Xi có liên quan tuyến tính với Y
F càng lớn hay Sig. F càng nhỏ thì khả năng bác bỏ H0 càng cao.
Significance F (Sig.F): mức ý nghĩa của phương trình hồi quy, càng nhỏ
càng tốt, độ tin cậy càng cao, thay vì tra bảng F, Sig.F cho ta kết luận ngay mô
hình hồi quy có ý nghĩa.

P – value (giá trị xác suất P): là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả
thuyết H0 bị bác bỏ.
Chương này được đưa ra nhằm khái quát vấn đề để người đọc tiếp cận với
đề tài nghiên cứu được dễ dàng, đồng thời trình bày các phương pháp được sử
dụng để phân tích trong đề tài. Các phương pháp này được trình bày để thấy
được mối quan hệ, ảnh hưởng của một số nhân tố này đến một nhân tố khác. Từ
đó, ta tìm ra phương pháp để tạo cho các mối quan hệ này đạt hiệu quả cao nhất.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp nông hộ có chăn
nuôi heo thịt ở 3 xã Thạnh An, Thạnh Lộc và Thạnh Thắng thuộc huyện Vĩnh
Thạnh, thành phố Cần Thơ vì 3 xã này có số hộ chăn nuôi heo thịt chiếm tỷ lệ
cao có thể đại diện cho tổng thể như xã Thạnh An chiếm 32,2%, xã Thạnh Lộc
chiếm 10,4% và xã Thạnh Thắng chiếm 9,2% (Theo nguồn: Báo cáo tổng kết của
Phòng Kinh tế huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ).
+ Phương pháp lấy mẫu là ngẫu nhiên phân tầng: trong huyện chọn ra ba
xã, mỗi xã chọn ra hai ấp, mỗi ấp chọn ra 10 hộ chăn nuôi heo thịt, các hộ này
được chọn ra một cách ngẫu nhiên.
+ Cỡ mẫu: tổng số mẫu phỏng vấn trực tiếp nông hộ là 60 mẫu.

25


- Số liệu thứ cấp: thu thập qua sách báo, Internet như tạp chí nông nghiệp,
báo cáo của các ban ngành (Phòng Kinh tế huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần
Thơ...)
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả như tần số, bảng chéo.
- Phương pháp phân tích bảng chéo (Crosstabulation).
- Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính.


Chương 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI HEO
THỊT CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN VĨNH THẠNH
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên – xã hội của huyện Vĩnh Thạnh
thành phố Cần Thơ
Huyện Vĩnh Thạnh được tách ra từ huyện Thốt Nốt vào năm 2004 nên để
huyện phát triển tốt thì cần có sự trợ giúp của thành phố Cần Thơ và các huyện
lân cận nhằm tạo điều kiện cho huyện nhanh chóng đạt được kết quả cao.
Huyện Vĩnh Thạnh có 41.036,22 ha diện tích tự nhiên và 156.067 nhân
khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 thị trấn và 8 xã là: Thạnh Quới,
Thạnh Mỹ, Thạnh An, Thạnh Thắng, Vĩnh Trinh, Thạnh Phú, Trung Hưng,
Thạnh Lộc và thị trấn Thạnh An, thị trấn Vĩnh Thạnh. Về hành chính, huyện gồm
2 thị trấn và 8 xã:
Thị trấn: Thạnh An
Thị trấn: Vĩnh Thạnh
Xã: Thạnh Quới, Thạnh Mỹ, Thạnh An, Thạnh Thắng, Vĩnh Trinh, Thạnh
Phú, Trung Hưng, Thạnh Lộc. Phía đông giáp 2 huyện Thốt Nốt và Cờ Đỏ; phía
tây giáp tỉnh An Giang; phía nam giáp tỉnh Kiên Giang; phía bắc giáp huyện
Thốt Nốt và tỉnh An Giang.
Về sản xuất nông nghiệp
- Cây lúa: Diện tích gieo trồng cả năm 2006 là 75.322,48 ha, đạt 105% kế
hoạch, năng suất bình quân 5,69 tấn/ha, sản lượng đạt 428.743 tấn đạt 101,74%
kế hoạch.
- Hoa màu: Trong năm 2006, gieo trồng được 967,84/2.619 ha, đạt
36,95% kế hoạch
26



- Chăn nuôi:
+ Đàn gia súc: tổng đàn heo trong năm 2006 có 43.700 con, đạt 112,44%
hay tăng 4.837 con so với năm 2005 (năm kế hoạch). Đàn bò có 686 con tăng
110 con, đàn trâu 62 con, đàn dê 1.127 con.
+ Đàn gia cầm: do tình hình dịch cúm gia cầm nên đàn gia cầm của huyện
giảm đáng kể, tổng đàn gia cầm đạt 127.998 con trong đó gà 9.769 con, vịt
118.228 con.
3.1.2 Vài nét về tình hình chăn nuôi heo của nông hộ tại huyện Vĩnh Thạnh
thành phố Cần Thơ
Theo cục thống kê thành phố Cần Thơ, tổng đàn heo của huyện Vĩnh
Thạnh chiếm 26,6% so với đầu heo của thành phố Cần Thơ và đứng thứ 3 sau
huyện Cờ Đỏ và huyện Thốt Nốt. Với lợi thế sản xuất nông nghiệp, ngành chăn
nuôi của huyện nói chung và chăn nuôi heo thịt nói riêng có nhiều tiềm năng phát
triển hơn nữa.
Trong những năm qua, đàn heo của huyện có sự biến động vừa có tăng
vừa có giảm. Số đầu heo năm 2004 là 28.083 con, 2005 là 26.867 con và cuối
năm 2006 là 38.863 con. Như vậy, tổng đàn heo của huyện trong năm 2006 tăng
44,6% so với năm 2005 và tăng 38,4% so với năm 2004. Trong đó đàn heo thịt
của huyện năm 2005 là 23.147 con giảm 7,3% so với năm 2004 là tăng 4,7% so
với năm 2003. Do báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện trong năm
2006 chỉ cho biết số lượng tổng đàn heo chứ không đưa ra trong đó có bao nhiêu
heo thịt, nhưng nhìn chung tổng đàn heo của huyện trong năm 2006 tăng so với
năm 2005 điều này cho thấy số lượng heo thịt cũng tăng theo.Tuy nhiên trong
những năm gần đây, do giá heo hơi biến động bất thường nên ngành chăn nuôi
theo hướng tập trung bị hạn chế. Vì vây, đàn heo của huyện chủ yếu là ở qui mô
vừa và nhỏ.
Chăn nuôi heo của huyện có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, vật nuôi của huyện, góp phần vào hệ thống sản xuất như VAC,

VACR, VACB,… gắn với ngành trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngành
chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói riêng đã góp phần tăng thu nhập và cải
thiện đời sống người chăn nuôi ở khu vực nông thôn.

27


Kế hoạch của huyện đến cuối năm 2007, tổng đàn heo đạt 44.406 con tăng
14,3% so với năm 2006, gắn với chương trình nạc hóa đàn heo kết hợp nuôi heo
với nuôi cá.
( Nguồn: Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp của thực hiện trong năm 2006 và
phương hướng hoạt động trong năm 2007 của phòng kinh tế huyện và số liệu của tổng cục
thống kê.)

3.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI HEO THỊT CỦA NÔNG
HỘ
3.2.1 Tình hình mẫu điều tra số liệu sơ cấp
Để có cơ sở nghiên cứu, phân tích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ
tại huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ tôi tiến hành chọn các xã : Thạnh An,
Thạnh Thắng, Thạnh Lộc để thu thập thông tin sơ cấp vì ở các địa điểm này có
hộ chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao có thể đại diện cho tổng thể như: xã Thạnh An
chiếm 32,2%, xã Thạnh Lộc chiếm 10,4%, xã Thạnh Thắng chiếm 9,2% (nguồn:
Báo cáo tổng kết về kết quả sản xuất nông nghiệp của phòng kinh tế huyện Vĩnh
Thạnh). Mặt khác trong điều kiện sản xuất về mặt chăn nuôi ở địa phương trong
vùng tương đối giống nhau nên cách chọn mẫu ở đây tương đối đồng nhất.
Bảng 1: TÌNH HÌNH MẨU ĐIỀU TRA VỀ SỐ LIỆU SƠ CẤP
STT

SỐ MẪU


ĐỊA BÀN ĐIỀU TRA

Cỡ mẫu

Cơ cấu (%)

1

Xã Thạnh An (Ấp G1, H1)

21

35,0

2

Xã Thạnh Thắng (Ấp D2, E2)

20

33,3

3

Xã Thạnh Lộc (Ấp Thắng Lợi, Tân An)

19

31,7


60

100

Tổng

Nguồn: Điều tra trực tiếp nông hộ chăn nuôi heo năm 2007

28


3.2.2. Tình hình chung của nông hộ chăn nuôi
Bảng 2: TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NÔNG HỘ CHĂN NUÔI HEO
CHỈ TIÊU
Tuổi bình quân chủ hộ

ĐVT
Tuổi

43,2

%

23,0

năm

12,2

Tỷ lệ chủ hộ là nam

Số năm nuôi heo

BÌNH QUÂN

Nguồn: Điều tra trực tiếp nông hộ chăn nuôi heo năm 2007

Từ bảng 2, ta thấy được tuổi bình quân của chủ hộ trong ngành chăn nuôi
heo khá cao 43,2 tuổi và số năm kinh nghiệm trung bình trong nuôi heo là 12,2
năm là khá cao. Điều này cho thấy chúng ta thấy những chủ hộ này đã tích lũy
nhiều kinh nghiệm trong việc chăn nuôi heo.
Bảng 3: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NÔNG HỘ
CHỈ TIÊU

TẦN SỐ

TỶ TRỌNG (%)

Tiểu học

17

28,3

Trung học cơ sở

21

35,0

Trung học phổ thông


12

20,0

Khác

10

16,7

Tổng

60

100,0

Nguồn: Điều tra trực tiếp nông hộ chăn nuôi heo năm 2007

Theo bảng 3 cho thấy, trình độ học vấn của hộ đa số là ở bật trung học cơ
sở 35,0%, kế đến là tiểu học chiếm 28,3%. Điều này cũng làm ảnh hưởng không
nhỏ trong việc tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi heo của chủ
hộ. Trong chăn nuôi, bên cạnh việc dựa vào kinh nghiệm thực tế thì đòi hỏi cần
phải có một kiến thức chuẩn có vậy mới giúp hộ vận dụng linh hoạt tiếp thu các
thông tin nhanh khi đó mới có thể giúp hộ nâng cao hiêu quả trong chăn nuôi.

29


Hình 1: Trình độ học vấn của chủ hộ


Bảng 4: SỐ NĂM NUÔI HEO CỦA NÔNG HỘ
Đơn vị tính:%
GIỚI

NĂM KINH NGHIỆM

TÍNH

<=5 năm 6 đến 15 năm Từ 16 - 30 năm

TỔNG

Nam

22,7

50,0

27,3

100,0

Nữ

32,4

40,5

27,0


100,0

28,8

44,1

27,1

100,0

Tổng

Nguồn: Điều tra trực tiếp nông hộ chăn nuôi heo năm 2007

Từ bảng 4 ta thấy, số hộ tham gia ngành từ 6 đến 15 năm chiếm tỷ trọng
cao nhất 44,1%, dưới 5 năm chiếm 28,8% và trên 16 năm chiếm 27,1%. Mặc
khác, ở đây trong chăn nuôi heo đa số là nữ nhưng họ lại ít kinh nghiệm hơn
chăn nuôi heo là nam
3.2.3 Tình hình chăn nuôi heo thịt của nông hộ
3.2.3.1 Mức độ tập trung của hoạt động chăn nuôi heo
Số heo thịt nuôi bình quân hàng năm là 46,8 con, còn năm 2006 thì số heo
thịt nuôi bình quân là 49,2 con. Trong năm 2006, đối với các hộ nuôi heo con
giống để bán thì đa số điều để lại nuôi vì giá heo hơi giảm mạnh, lại xuất hiện
một số bệnh lạ ở heo con nên các hộ không dám mua heo con giống về để nuôi.

30


Mặc khác, nếu có bán được thì không lời do chi phí đầu tư sản xuất ra heo con

giống cao mà khi bán không được giá.
Qua số liệu điều tra cho thấy người chăn nuôi có thể chia ra thành 3 nhóm
như sau:
- Nhóm 1: Có lượng heo nuôi dưới 10 con trong năm;
- Nhóm 2: Có lượng heo từ 10 đến dưới 50 con trong năm;
- Nhóm 3: Có lượng heo nuôi trên 50 con trong năm.
Bảng 5: QUI MÔ CỦA HỘ CHĂN NUÔI HEO
STT

NHÓM HEO NUÔI

SỐ HỘ

TỶ TRỌNG (%)

1

Từ 1 đến 9

2

3,4

2

Từ 10 đến 49

47

78,3


3

Từ 50 đến 400

11

18,3

Nguồn: Điều tra trực tiếp nông hộ chăn nuôi heo năm 2007

Qua bảng 5, số hộ nuôi heo ở nhóm 2 chiếm 78,3%, nhóm 3 là 18,3% và
còn lại là nhóm 1. Điều này cho thấy số lượng nuôi ở nhóm 2 là khá phổ biến ở
huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ, quan niệm của nhóm này là nuôi heo thịt
nhằm mục đích tận dụng lao động gia đình (chiếm 100%), tiết kiệm tiền (chiếm
90%), tăng thu nhập phụ thêm kinh tế gia đình (chiếm 83,3%), kiếm lời (chiếm
78,3%), và tận dụng phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn thừa chiếm (chiếm
43,3%)
Mặc khác, trong năm 2005 giá heo tương đối cao (ảnh hưởng của dịch
cúm gia cầm) nên hầu hết các hộ nuôi heo điều tăng số đầu heo lên và lại có lợi
thế là con giống nhà nên các hộ để con giống lại nuôi kết quả là trong năm 2006
giá giảm mạnh do ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân như cung lớn hơn cầu,
nhiều bệnh lạ xuất hiện ở heo.

31


×