Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp in Việt Lập Cao Bằng.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.28 KB, 56 trang )

Lời mở đầu
Trong những năm gần đây hoạt động trong cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô
của Nhà nước, đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật khách quan của nền kinh tế thị
trường đã buộc các doanh nghiệp sản xuất hết sức quan tâm đến việc giảm chi phí, hạ giá
thành sản phẩm. Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh
nghiệp nói chung và xí nghiệp in Việt Lập nói riêng là công tác quan trọng, nó đánh giá sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay, sản
phẩm sản xuất ra có được thị trường chấp nhận hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
trong đó khả năng ứng xử giá một cách linh hoạt và biêt tính đúng, tính đủ mọi chi phí phát
sinh trong quá trình sản xuất toạ ra sản phẩm có ý nghĩa quyết định để doanh nghiệp tồn tại
và phát triển. Vì vây, việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm chính xác là cơ sở xác
định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Chi phí tăng hay giảm, giá thành
cao hay thấp còn là thước đo chất lượng công tác quản lý, thước đo về hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp
Xí nghiệp in Việt Lập là một đơn vị sản xuất hạch toán độc lập, xí nghiệp đã sử dụng
kế toán như một công cụ chủ yếu để điều hành các hoạt động kinh tế, kiểm tra quá trình sử
dụng tài sản, giám đốc tình hình sử dụng vốn một cách hiệu quả
Để thích nghi với tình hình biến động của thị trường, tranh thủ được thời cơ thuận
lợi Xí nghiệp phải có các thông tin kế toán chính xác và cập nhật để từ đó ban lãnh đạo xí
nghiệp kịp thời đề ra các quyết định sản xuất hợp lý đem lại lợi nhuận cho xí nghiệp
Qua một thời gian thực tập tại Xí nghiệp in Việt Lập Cao Bằng, bên cạnh quá trình
tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Với sự giúp đỡ nhiệt
tình của ban lãnh đạo Xí nghiệp và các cán bộ phòng kế toán tài vụ, đặc biệt là sự hướng dẫn
của thầy giáo: PGS. TS Nguyễn Văn Công em đã chọn đề tài "Tổ chức kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp in Việt Lập Cao Bằng” làm chuyên đề tốt
nghiệp
Chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 phàn chính sau:

PHẦN I
Thực trạng về Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp in Việt
Lập Cao Bằng


I. Tổng quan về xí nghiệp in Việt lập Cao Bằng
1. Lịch sử và sự hình thành của xí nghiệp
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh
3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
5. Đặc điểm tổ chức sổ kế toán
II. Kế toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp in Việt Lập Cao Bằng
1. Đối tượng kế toán và phương pháp kế toán chi phí sản xuất
2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất
III. Tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp in Việt Lập Cao Bằng
1. Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm
2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
PHẦN II
Hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp in Việt
Lập Cao Bằng
I. Đánh giá khái quát thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại xí nghiệp in Việt Lập Cao Bằng
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm
PHẦN I
THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP IN VIỆT LẬP CAO BẰNG
I.Tổng quan về xí nghiệp in Việt Lập Cao Bằng
Tên gọi: Xí nghiệp In Việt Lập Cao Bằng
Trụ sở: Phường Tân Giang - Thị xã Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng
Điện thoại:
1. Lịch sử và sự hình thành của Xí nghiệp in Việt Lập Cao Bằng
Vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống pháp, tháng 10 năm 1951 xí nghiệp
in Việt Lập Cao Bằng được thành lập với nhiệm vụ cơ bản là in, xuất bản tờ báo Việt Nam
độc lập và các tài liệu phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền đường lối, sách lược của

đảng, huy động toàn dân sức người sức của tham gia kháng chiến đánh đuổi thực dân pháp
giành thắng lợi. Trải qua các giai đoạn lịch sử cho đến nay Xí nghiệp in Việt Lập vẫn mang
tên truyền thống: Xí nghiệp In Việt Lập Cao Bằng
Hoà bình lập lại xí nghiệp được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ tiếp tục in tờ báo
Việt Nam độc lập. Năm 1956 tờ báo được chuyển về khu trị tự Việt Bắc giai đoạn này tại
Cao Bằng in tờ bản tin Cao Bằng. Đến 01/4/1960 tờ báo Cao Bằng ra đời và xí nghiệp được
giao nhiệm vụ in tờ báo Cao Bằng cho đến nay. Tờ báo – cơ quan ngôn luận của Đảng bộ
tỉnh Cao Bằng, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền nhân dân tỉnh Cao Bằng. Ngoài ra xí
nghiệp in còn được giao nhiệm vụ in báo vùng cao, tạp san tư pháp của sở Tư Pháp, tạp chí
văn hoá của sở Văn Hoá Thông Tin Cao bằng và các loại sổ sách tài liệu biểu mẫu phục vụ
cho công tác lãnh đạo, quản lý và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà
Ngoài ra xí nghiệp in Việt Lập Cao Bằng còn phục vụ đột xuất in các tài liệu văn
kiện... của tỉnh Uỷ Cao Bằng, UBND tỉnh Cao Bằng và của các ban ngành khác trong tỉnh.
Báo Cao Bằng in tại xí nghiệp in Việt Lập đã được phát hành tới 11 huyện thị trong tỉnh và
được phát hành tới từng chi bộ của các xã vùng xâu vùng xa của tỉnh Cao Bằng. Trong bất
kỳ hoàn cảnh nào xí nghiệp in Việt Lập Cao Bằng cũng đảm bảo in kịp thời, chất lượng đẹp,
chính xác. Trong quá tình sản xuất phục vụ tỉnh nhà xí nghiệp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ được giao, được Đảng và Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba, hàng
chục bằng khen, cờ thi đua xuất sắc cho tập thể và cá nhân của xí nghiệp có nhiều thành tích
đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển xí nghiệp
Về trang bị máy móc, thiết bị in. Từ ngày thành lập xí nghiệp in Việt Lập chỉ vẻn vẹn
có một số máy in cũ được cấp trên giao cho với công nghệ in Typo. Việc in ấn bằng công
nghệ máy rất phức tạp và chi phí lớn, nhất là thời gian hoàn thành cho khuôn in, số lượng
công nhân làm việc ở bộ phận sắp chữ đông, làm cho tổng số cán bộ công nhân toàn xí
nghiệp lớn
Xí nghiệp in Việt Lập Cao Bằng trải qua thời gian hoạt động phục vụ in đã được
UBND tỉnh tặng bằng khen năm 2003, 2004. Trong hoạt động sản xuất đã có nhiều sáng
kiến cải tiến kỹ thuật, đã có 5 đồng chí lãnh đạo của sở, ban, ngành của tỉnh được trưởng
thành từ xí nghiệp in Việt Lập Cao Bằng
So với đơn vị sản xuất kinh doanh khác trong tỉnh Cao Bằng và so với các đơn vị

cùng ngành trong nền kinh tế quốc dân, thì Xí nghiệp in Việt Lập Cao Bằng có qui mô nhỏ,
song vẫn có triển vọng tốt trong sản xuất kinh doanh. Có thể thấy được qua các chỉ tiêu sau:
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu/ năm 2003 2004 2005
Doanh thu 1.238.533 1.358.236 1.360.657
Nộp ngân sách 58.000 72.000 107.000
Thu nhập bình quân/
người/tháng
520 580 620
Bằng kết quả sản xuất kinh doanh, sự phát triển của Xí nghiệp in Việt Lập Cao Bằng
những năm qua đã khẳng định vị trí, uy tín của xí nghiệp ngày càng phát triển trong nền kinh
tế thị trường
Bên cạnh đó Xí nghiệp in Việt Lập Cao Bằng còn tham gia tích cực các hoạt động
như ủng hộ quỹ hỗ trợ nông dân nghèo của tỉnh 2.000.000 đồng, ủng hộ đồng bào lũ lụt
5.000.000 đồng....

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của xí nghiệp
Xí nghiệp in Việt lập Cao Bằng thuộc loại hình sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng,
có quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm sản xuất ra trên cùng một quy trình công nghệ. Hiện nay
xí nghiệp có 30 cán bộ công nhân viên. Vì vậy tổ chức sản xuất phải xếp thành từng bộ phận
phù hợp với công nghệ và đặc điểm của ngành in
Nhiệm vụ của xí nghiệp in là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải đảm bảo in kịp
thời, chính xác, đẹp gồm các văn kiện của UBND tỉnh Cao Bằng, Báo Cao Bằng, các tạp
chí, tạp san của các ban ngành trong tỉnh và các việc vặt khác
B. Chức năng, nhiệm vụ:
Xí nghiệp in Việt Lập Cao Bằng là đơn vị hạch toán độc lập và được quản lý theo 1
cấp. Tổng số cán bộ công nhân viên là 30 người và được chia thành các bộ phận khác nhau
Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp được sắp xếp như sau:
Ban Lãnh đạo gồm:
- Một giám đốc

- Một phó giám đốc
Giám đốc xí nghiệp là người đứng đầu quản lý bộ máy của nhà in.
Ngoài việc uỷ quyền trách nhiệm cho Phó giám đốc, Giám đốc xí nghiệp còn trực
tiếp quản lý thông qua các trưởng phòng: Tổ chức hành chính, Kế hoạch Vật tư, Kế toán tài
vụ...
Phó giám đốc điều hành các phòng chức năng
Các phòng chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, chịu
sự chỉ đạo trực tiếp và giúp việc cho Ban giám đốc, đảm bảo lãnh đạo sản xuất kinh doanh
hoạt động thống nhất. Bên cạnh đó các phòng ban này được quyền đề xuất với ban giám đốc
những ý kiến vướng mắc trong quá trình thực hiện các quyết định quản lý
Các phòng ban bao gồm:
+ Phòng tổ chức hành chính
+ Phòng kế toán tài vụ
+ Phòng kế hoạch vật tư
Các bộ phận sản xuất gồm 3 phân xưởng:
+ Phân xưởng vi tính - chế bản
+ Phân xưởng in
+ Phân xưởng sách
Nhiệm vụ của của các phòng ban:
+ Phòng kế toán tài vụ: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, hạch toán
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trên cơ sở đó tính toán hiệu quả sản xuất, lập báo cáo tài
chính, làm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước
+ Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ duyệt và quản lý quỹ tiền lương, tiền
thưởng và chấp hành chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên chức như tuyển dụng,
đào tạo, thừa lệnh giám đốc điều hành các công việc hành chính, phối hợp với công đoàn và
các tổ chức khác để giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về lao động, tổng hợp các mặt hoạt
động của xí nghiệp
+ Phòng kế hoạch Vật tư: có nhiệm vụ tổ chức công nghệ sản xuất, kiểm tra dây
truyền sản xuất, quản lý máy móc thiết bị. Nhận bài và ảnh từ toà soạn chuyển tới, lập kế
hoạch sản xuất vào giao thời gian sản xuất, hoàn thành công việc cung cấp vật tư cho các

phân xưởng bộ phận để tiến hành sản xuất. Thực hiện điều hành quá trình sản xuất đến khi
kết thúc công việc
+ Bộ phận Bảo vệ: có nhiệm vụ bảo vệ xí nghiệp và quản lý các loại vật tư tài sản
của xí nghiệp
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP IN VIỆT LẬP CAO BẰNG
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kế hoạch vật tư
Bảo vệ
Phòng
TC -HC
Phân xưởng phân màu
chế bản
Phân xưởng in
Phân xưởng sách

3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
a. Quy trình sản xuất của ngành in nói chung:
+ Chuẩn bị khuôn in, giấy in, mực in
+ In và gia công in ấn phẩm
Quá trình in phụ thuộc vào tính chất các sản phẩm in như sách, báo, tạp chí... là đặc
thù của sản phẩm in: kích cỡ, màu sắc, mẫu chữ. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào trang bị kỹ
thuật, phương pháp gia công. Do đó các ấn phẩm khác nhau thì quá trình in cũng khác nhau:

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu in
Bước 2: Phân xưởng chế bản có nhiệm vụ vi tính (đánh máy, phân màu (ảnh phim),
bình bản, phơi bản
Bước 3: Phân xưởng in là khâu trọng tâm của xí nghiệp, là bước thực hiện kết hợp
bản in, giấy mực để tạo ra những trang in theo yêu cầu kỹ thuật đạt tiêu chuẩn chất lượng

Bước 4: Phân xưởng sách, sản phẩm sau khi in được đưa tra cắt xén, gấp, soạn...
theo yêu cầu cảu sản phẩm và khách hàng
Bước 5: Là bước kết thúc, sản phẩm hoàn thành nhập kho. Từ năm 1997 công nghệ
in của xí nghiệp đã được thay thế từ công nghệ inTypo bằng công nghệ in OFFSET, các bộ
phận thủ công độc hại đã được xoá bỏ thay thế bằng trang thiết bị mới hiện đại, đảm bảo
chất lượng, tiết kiệm lao động, bảo vệ sức khoẻ người lao động
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP IN
VIỆT LẬP CAO BẰNG
Tài liệu cần in
Đánh máy
vi tính
Phân màu
(ảnh phim)
Bình bản
Phơi bản
In
Kiểm tra chất lượng
Dỗ
Vào bìa
Cắt
Gấp
Soạn
Khâu
Nhập kho thành phẩm
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Do đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý gọn nhẹ, trực tiếp tập trung nên mô hình tổ
chức bộ máy kế toán của xí nghiệp in Việt lập cũng được tập trung theo một cấp. Toàn bộ
công tác kế toán của xí nghiệp (ghi sổ kế toán tổng hợp, chi tiết, lập báo cáo kế toán, kiểm
tra kê toán..) đều tập trung tại phòng tài vụ, các phân xưởng xí nghiệp không tổ chức bộ máy
kế toán riêng mà bố trí các nhân viên kinh tế hỗ trợ cho công tác kế toán tập trung: thu thập

chứng từ, nghi chép sổ sách, hạch toán các nghiệp vụ, chuyển chứng từ cho các cac nhân
viên kinh tế ở các phân xưởng gửi về phòng kế toán của xí nghiệp tiến hành toàn bộ công
việc kế toán theo quy định của nhà nước ban hành
Đứng đầu phòng kế toán tài vụ là một kế toán trưởng, chịu trách nhiệm phối hợp
giữa các nội dung của công tác kế toán nhằm đảm bảo sự thống nhất về số liệu kế toán. Mỗi
phần hành kế toán được giao cho kế toán phụ trách, kế toán trưởng theo dõi tình hình tài
chính chung, tham mưu cho giám đốc về tài chính, giúp việc cho giám đốc về mặt nghiệp vụ
chuyên môn, tổng hợp số liệu, phân tích hoạt động kinh tế để khai thác tối đa mọi khả năng
tiềm tàng của đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn và cải tiến phương pháp kinh
doanh, định kỳ tổ chức thực hiện theo chế độ kế toán
* Bộ phận kế toán vốn bằng tiền và thanh toán:
- Kế toán thanh toán tiền mặt: viết phiêu thu, phiếu chi, căn cứ vào sổ quỹ ghi báo
nợ- có ghi vào NKCT số, bảng kê số 1. hàng quý lập kế hoạch tiền mặt gửi cho ngân hàng
- Kế toán tiền gửi ngân hàng: căn cứ vào số dư trừ số phát hành séc, uỷ nhiệm chi
cuối tháng vào NKCT số 2, bảng kê số 2
- Thủ quỹ tiền mặt: căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ để xuất nhập quỹ, ghi sổ quỹ thu
chi, cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ của kế toán tiền mặt
+ Bộ phận kế toán vật liệu và công cụ lao động nhỏ
Kế toán sử dụng TK 152, 153 hạch toán chi tiết VL và CCLĐ nhỏ theo phương pháp
đối chiếu luân chuyển. Kế toán vật liệu ngày một lần xuống phòng cung tiêu đối chiêu và
nhận chứng từ xuất kho cho từng phân xưởng để tính ra lượng vật liệu cần dùng cho từng
đơn đặt hàng
Dỗ
cuối tháng căn cứ vào phiếu nhập, xuất để lên bảng nhập xuất, tồn, lên bảng phân bổ
vật liệu, công cụ lao động nhỏ nộp báo cáo cho bộ phận kế toán giá thành
+ Bộ phận kế toán tiền lương công nhân sản xuất
Kế toán căn cứ các chứng từ hạch toán thời gian lao động như bảng chấm công, kết
quả lao động thực tế của phân xưởng, cụ thể là bảng kê khối lượng công việc đã hoàn thành
và các quy định của nhà nước để tính lương và lập bảng phân bổ tiền lương cho BHXH
+ Bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán TSCĐ

Kế toán tổng hợp số liệu do các khâu kế toán cung cấp để tập hợp toàn bộ cho phí
của xí nghiệp lên bảng kê số 4 và NKCT số 7
+ Bộ phận kế toán thành phẩm và tiệu thụ (kiêm kế toán thành phẩm)
Kế toán theo dõi tình hình nhập - xuất -tồn kho thành phẩm. hàng tháng lên báo cáo
nhập- xuất -tồn cuối quý lên sổ tổng hợp thanh toán, lên báo cáo kết quả kinh doanh
+ Bộ phận kế toán tổng hợp
Lập nhật ký chứng từ số 7, NKCT số 10 căn cứ vào các nhật ký chứng từ để ghi vào
sổ cái các tài khoản sau đó lập bảng cân đối kế toán, lên bảng tổng kết tài sản
Hiện nay xí nghiệp in Việt Lập sử dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo
phương pháp “kê khai thường xuyên”... theo phương pháp này kế toán sẽ theo dõi và phản
ánh thường xuyên liên tục và có hệ thống tình hình nhập-xuất-tồn kho vật tư hàng hoá trên
số kế toán
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN Ở XÍ NGHIỆP
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng hợp
Kê toán thành phẩm và tiêu thụ
Kê toán tiền lương
Kê toán chi phí sản xuất và tính GTSP
Thủ quỹ
Kế toán
vốn bằng tiền và thanh toán
Kế toán vật liệu, công cụ lao động nhỏ

5. Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán của xí nghiệp
Về hình thức kế toán hiện nay xí nghiệp đang áp dụng là hình thức kế toán nhật ký
chứng từ và sử dụng TK kế toán thống nhất áp dụng cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân
ban hành theo quyết định số 1141 –TC-CĐKT ngày 01/01/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài
Chính.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 kết thúc 31/12 hàng năm

- Đơn vị sử dụng trong ghi chép là đồng Việt Nam
• Hệ thống sổ sách kế toán xí nghiệp đang áp dụng cho hình thức nhật ký chứng từ
được bao gồm:
- Đối với tập hợp chi phí NVLTT kế toán sử dụng các chứng từ:
+ Phiếu xuất kho nguyên vật liệu
+ Bảng kê số 4
+ Nhật ký chứng từ số 7
- Đối với tập hợp chi phí Nhân công trực tiếp:
+ Bảng chấm công
+ Bảng thanh toán lương cho từng bộ phận
+ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Đối với tập hợp Chi phí sản xuất chung:
+ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
+ Bảng phân bổ TSCĐ
+ Sổ chi tiết nguyên vật liệu
+ Bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ
- Sổ cái các tài khoản: 621, 622, 627, 154
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ NHẬT KÝ CHỨNG TỪ VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA XÍ NGHI ỆP IN VIỆT LẬP
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ quỹ kiêm báo cáo quý
………………
Sổ chi tiết
Nhật ký chứng từ
Bảng kê
Sổ cái tài khoản
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng

Quan hệ đối chiếu
II. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại xí nghiệp in Việt Lập
1. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại xí nghiệp
a. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là liên tục bao gồm ba giai đoạn chính: sắp
chữ, chế bản và in, sản phẩm của xí nghiệp được thực hiện trên dây truyền in OFFSET. Mặt
khác do đặc điểm của xí nghiệp thuộc loại hình sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng nên sản
phẩm của xí nghiệp là đa dạng
Do vậy đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng
tập hợp CPSX phải được xác định trên từng phân xưởng, đơn vị sản xuất sản phẩm mà sản
phẩm chính là các trang in ấn, ấn phẩm
b. phương pháp kế toán chi phí sản xuất
Ở xí nghiệp xác định đối tượng CPSX được tính cho từng đối tượng đã quy định
hợp lý có tác dụng phục vụ tốt cho việc quản lý CPSX và phục vụ cho công tác tính giá
thành. Vì vậy, phương pháp hạch toán CPSX của xí nghiệp được xác định bằng phương
pháp hạch toán trực tiếp theo đơn đặt hàng, theo từng phân xưởng sản xuất, đơn vị sản xuất
sản phẩm
Hiện nay xí nghiệp đang sử dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên. Kế toán sử dụng tài khoản 621 “ Nguyên vật liệu trực tiếp”, 622 “ Chi phí
nhân công trực tiếp”, 627 “ Chi phí sản xuất chung” và tài khoản 154 “ chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất cho toàn xí nghiệp
2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất
Quản lý tốt chi phí sản xuất và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí
các doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Tại xí nghiệp in Việt Lập
Cao Bằng chi phí sản xuất không có nhiều loại, tuy nhiên mỗi loại cũng có tính chất kinh tế
khác nhau. Vì vậy để phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý và đáp ứng yêu cầu tính giá
thành công ty tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung

a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp “ TK 621”
- Kế toán sử dụng tài khoản 621 “ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để tập hợp
CPSX. Ở khoản mục này các chứng từ mà kế toán cần sử dụng đó là phiếu xuất NVL, thẻ
tồn kho... Tài khoản để hạch toán là tài khoản 152, 621. Sổ sách:
- Kê toán sử dụng: sổ yêu cầu xuất vật liệu của các phân xưởng, bảng phân bổ NVL
số 2, sổ chi tiết NVL
* Chi phí Nguyên vật liệu chính gồm 2 loại NVL
- NVL chính: chủ yếu là giấy và mực in chiếm tỷ trọng tỷ trọng tương đối lớn trong
tổng NVL chung của xí nghiệp nên khoản mục này đã được tách riêng thành khoản mục tiện
cho việc theo dõi
- NVL phụ: ở xí nghiệp gồm nhiều loại như dầu hoả, dầu công nghiệp, xăng... căn cứ
chứng từ gốc xuất kho, chứng từ liên quan, báo cáo sử dụng vật tư của phân xưởng, kế toán
tập hợp chi phí NVL phụ, theo từng đối tượng đã xác định
Nguyên vật liệu mà xí nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất hoàn toàn là vật liệu
mua ngoài. Nên khi vật liệu mua về đều phải thông qua kho mới được đem xuống dùng cho
sản xuất
1. Khi mua NVL về nhập kho,kế toán ghi:
Nợ TK 152
Nợ TK 133 (1331)
Có TK 111
2. Mua NVL về nhập kho nhưng chưa thành toán với người bán, kế toán ghi:
Nợ TK 152
Nợ TK 133 (1331)
Có TK 331
Sau đó để tính được bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ của tháng
3/ 2006 thì kế toán vật liệu phải căn cứ vào các phiếu xuất kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ
dụng cụ dựa trên bảng tổng hợp NVL xuất, kế toán tập hợp phân loại giá trị vật liệu xuất cho
từng chi tiết, từng phân xưởng sản xuất và từng loại sản phẩm để ghi vào cột hạch toán của
tài khoản
NVL phân màu trong tháng 3/ 2006 có một NVL phụ dùng cho sản xuất nhưng

không xuất kho chính của xí nghiệp mà xuất từ kho phía ngoài vẫn được hạch toán theo giá
thực tế xuất và được ghi ngay vào cột giá thực tế của tài khoản 152,153
Cuối tháng căn cứ vào tình hình biến động nguyên vật liệu, định mức tiêu hao NVL
cho từng sản phẩm và tình hình thực tế sản xuất của từng phân xưởng, kế toán lập bảng phân
bổ NVL, CCDC
Để lập bảng phân bổ NVL, CCDC ( biểu số 1) được gọi là bảng phân bổ số 2. kế
toán căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật liệu và hệ số chênh lệch giữa giá hạch toán và giá
thực tế của từng loại vật liệu được lấy từ bảng kê số 3 ( bảng tính giá thành thực tế vật liệu
và CCDC)
Cuối tháng kế toán tiến hành kết chuyển chi phí NVLTT phân bổ cho các
đối tượng liên quan vào bảng kê số 4 ( biểu số 4)
Đơn vị:……….
Địa chỉ:………
Mẫu số: 02-VT
Ban hành theo số: 1141 -TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 11 năm 1995
Phiếu xuất kho
Ngày 15 tháng 3, năm 2006
Nơ TK 621
Có TK 152
Họ tên người nhận hang: Nguyễn Văn Bằng Địa chỉ: phân xưởng in
Lý do xuất: xuất giấy in báo Cao Bằng
Xuất: tại kho Việt Lập
Stt Mã số số lượng Đơn giá Thành tiền
Tên vật tư,
hang hoá
Đơn vị
tính
Theo CT thực xuất
01 Giấy in bãi

bằng độ trắng
Kg 300 300 12,500 3.750.000
Cộng 300 300 12,500 3.750.000
Bằng tiền: Ba triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng chẵn./.
Sổ chi tiết TK 621
Đối tượng tập hợp: Phân xưởng in
Tháng 3 năm 2006
Chứng
từ
Ngày,
tháng
Diễn giải
TK
đối
ứng
Số phát sinh Số dư
Nợ Có Nợ Có
1 2 3 4 5 6 7 8
15 15/3
31/3
số dư đầu kỳ
số PS trong
kỳ
in báo Cao
Bằng
…………
kết chuyển
sang 154
Cộng số phát
sinh

152 3.750.000
62.220.278
62.220.278
3.750.000
Ngày 31 tháng 3 năm 2006
Kế toán trưởng người ghi sổ
Sổ cái
TK 621
SD ĐK
Nợ Có
..........
......
..............
......
Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Tháng 3/2006
152 98.452.751
Cộng số phát sinh Nợ 98.452.751
Có 98.452.751
Số dư cuối tháng Nợ

b) Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Xí nghiệp in Việt Lập sử dụng tài khoản 622 “ nhân công trực tiếp” để tập hợp và có
các tài khoản 334 “ phải trả cho nhân viên” và tài khoản 338” phải trả, phải nộp khác”. Các
chứng từ kế toán sử dụng để lập nên bảng phân bổ tiền lươnh và BHXH là các bảng chấm
công giấy nghỉ việc do ốm đau, giấy nghỉ phép, bảng thanh toán tiền lương và BHXH sổ
sách mà kế toán cần sử dụng ở đây là NKCT số 7, bảng kê số 4 và sổ cái tài khoản
Chi phí nhân công trực tiếp ở xí nghiệp in Việt Lập là các khoản chi phí về lương
chính, lương phụ, BHXH, BHYT, các khoản trích theo lương
Tại xí nghiệp quỹ lương nhiều hay ít phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của xí
nghiệp. Cơ sở tính lương là các chứng từ hạch toán thời gian lao động và kết quả lao động

thực tế của phân xưởng
Hiện nay tính chi phí nhân công trực tiếp ở xí nghiệp đang áp dụng là hai hình thức:
lương sản phẩm và lương thời gian từng đối tượng chi phi liên quan
• Hình thức trả lương theo thời gian:
Được áp dụng cho bộ phận lao động gián tiếp ( nhân viên các phòng ban chức năng)
có thưòi gian làm việc như các cơ quan hành chính khác:
Sáng tù 7.30 đên 12h
Chiều từ 13h đến 16.30
Theo cách tính tổng tiền lương khu vực bộ phận này được tính trả lương như sau:
Lương = 350.000 * hệ số cấp bậc * tiền thưởng + ( tiền thưởng * hệ số tăng)
Trong đó
Tiền
thưởng
=
tiển một điểm * ngày thực tế
22
*
hệ số thi
đua
*
hệ số trách
nhiệm
hệ số tăng (hay còn gọi là hệ số trách nhiệm của xí nghiệp) được giám đốc quyết
định dựa trên cơ sở kết quả kinh doanh của xí nghiệp.
hệ số thi đua được tính theo tiêu chuẩn mức độ hoàn thành công việc được giao
Hoàn thành công việc hệ số: 1
Hoàn thành công việc hệ số: 1,2
Xuất sắc nhận thêm việc: 1,3
Có sáng kiến thành tích: 1,4
• Hình thức trả lương sản phẩm

Đây là hình thức trả lương cho người lao động theo kết quả lao động, khối lượng lao
động, sản phẩm và công cụ đã hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật ( chất lượng đã quy
định và đơn giá tiền lương chính cho một đơn vị sản phẩm)
Nó được căn cứ vào số lượng sản phẩm và công nhân đã thực hiện ở từng bước công
việc và được xác định như sau:
Tổng lương phải trả cho
công nhân sản xuất
=
Số lượng SP hoàn thành trong
tháng của các bộ phận
* Đơn giá lương
Trong đó đơn giá lương phụ thuộc vào lương cấp bậc của từng ngành công nhân,
nhan viên kế toán căn cứ vào bảng quy đổi theo sản lượng của từng giai đoạn công nghệ do
nhân viên kinh tế phân xưởng gửi lên để tính lương phải trả cho từng công nhân
• Phân xưởng in
Tổng lương SP của tổ = Số sản phẩm của tổ * đơn giá SP của tổ
Lương của từng
công nhan trong tổ
=
Tổng lương SP của tổ
Tổng bậc lương của tổ
*
bậc thợ của người công
nhân đó
Bậc thợ của công nhân là trình độ của người thợ gồm nhiều kiến thức hiểu biết kỹ
năng, kỹ xảo nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm đủ để thực hiện thành thạo
Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn công nghệ mà bảng quy đổi theo sản lượng tính theo
đơn giá một trang in OFFSET là: 30.000 đ hay đơn giá một trang in cuốn.
• Phân xưởng sách:
Tính theo giờ công định mức:

Lương SP cuat tổ - tổng giờ công định mức * đơn giá SP
Đơn giá SP được tính sẵn: 5.350đ
Lương công nhân = Số điểm của cá nhân * Tiền một điểm
Tiền một điểm =
Tổng lương của tổ
Tổng số điểm của tổ
Điểm =
Giờ thực hiện * hệ số công việc
Ngày công thực tế
Hệ số công việc =
hệ số cấp bậc cao nhất (1,78)
Hệ số cấp bậc thấp nhất (1,35)
Hệ số công việc phản ánh mức độ phức tạp của một công việc đã được xác định theo
một tháng phức tạp kỹ thuật của một nghề hoặc một nhóm nghề, độ phức tạp này biểu hiện
trên các yếu tối công nghệ, yếu tố sản xuất được thể hiện ở các chức năng lao động và tinh
thần trách nhiệm
Cuối tháng, căn cứ vào các số liệu của các nhân viên kinh tế phân xưởng đưa lên kế
toán tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản
phẩm và sau đó tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH, căn cứ vào bảng phân bổ
ghi vào bảng kê số 4 theo định khoản:
Nợ tài khoản 622 28.206.577
( chi tiết phan xưởng SX chính) 25.371.277
Phân màu 2.350.300
Láng bóng 485.000
Có TK 334 28.206.577
(bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 3/2006)
Trong đó tiền lương cơ bản phải trả cho công nhân sản xuất và nhân vien phân
xưởng là: 5.388.950
- Phân xưởng SX chính: 7.875.800 ( trong đó nhân viêc phân xưởng 4.850.000)
- Phân xưởng phân màu : 513.150

Cụ thể việc trích BHXH, BHYT, CPCĐ trong tháng 3/2006 của xí nghiệp như sau:
Tiền lương cơ bản trả cho công nhân tính theo sản xuất và nhân viên phân xưởng:
BHXH 8.388.950 x 15% = 1.258.342
BHYT 8.388.950 x 2% = 167.779
Kinh phí Công đoàn 8.388.950 x 2% = 167.779
Cộng 1.593.900
Trong đó có:
Tiền lương cơ bản phải trả cho công nhan tính theo sản xuất và nhân viên phân
xưỏng của phân xưởng sản xuất chính là: 10.172.400
BHXH 7.875.800 x 15% = 1.181.370
BHYT 7.875.800 x 2% = 157.516
Kinh phí công đoàn 7.875.800 x 2% = 157.516
Cộng 97.499
Từ các số liệu trên đây kế toán tập hợp để ghi vào bảng phân bổ tiền lương và
BHXH theo định khoản :
Nợ TK 622 1.593.900
Chi tiết phân xưởng SX chung1.473.270
Phân xưởng phân màu 120.630
Có TK 338 1.593.900
(chi tiết 3382) 167.779
1.258.342
167.779
cuối tháng kế toán tập hợp toàn bộ số tiền cộng vào các khoản phải trả cho công
nhân lao động trong xí nghiệp ké toán ghi vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( biểu số
2)
Nợ TK 622 29.800.477
Có TK 334 28.206.577
Có TK 338 1.593.900
(xem bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 3/ 2006
Cuối tháng kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công tính toán theo đối tượng

chi phí kế toán ghi
Nợ TK 254 29.800.477
Có TK 622 29.800.477
Từ bảng phân bổ tiền lương và BHXH và bảng kế số 4 và NKCT số 7 kế toán ghi
vào sổ cái TK 622
Nợ TK 622 29.800.477
Có TK 334 28.206.577
Có TK 338 1.593.900
Sổ cái
TK 622
SD ĐK
Nợ Có
............. ........
... .........
Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Tháng 3/2006
334 28.206.577
338 1.593.900
Cộng phát sinh nợ 29.800.477
Tổng số phát sinh có 29.800.477
Số dư cuối tháng Nợ

c) Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Việc tập hợp và kết chuyển CPSX chung ở xí nghiệp được thực hiện trên tài khoản
627 “chi phí sản xuất chung” ngoài ra còn có các tài liệu chi tiết khác cho CPSX chung như
TK 334,152,214,111,331 các chứng từ mà kế toán cần sử dụng cho việc tập hợp CPSX
chung là các biên lai thu tiền điện, mức phiếu xuất kho, nguyên vật liệu, CCDC, phiếu chi
bảng thanh toán lương và BHXH
Chi phí sản xuất chung xí nghiệp là chi phí quản lý và những CPSX ngoài 2 khoản
vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp đã được phát sinh trong sản xuất nói ở phần trên. Để
tập hợp được CPSX chùng các tài khoản 627 thì cần phải có mở CT:

6271 Chi phí nhân viên phân xưởng
6272 Chi phí vật liệu
6273 Chi phí dụng cụ sản xuất
6274 Chi phí khấu hao TSCĐ
6277 chi phí dịch vụ mua ngoài
6278 chi phí bằng tiền khác
• Chi phí nhân viên phân xưởng:
Kế toán tiền lương cũng phải căn cứ vào các bảng chấm công, bảng thanh toán tiền
lương, phiếu nghỉ phép, giấy nghi do ốm đau....
Nợ TK 627 (1) 2.585.650
Có TK 3342.585.650
- Số liệu này được dùng để ghi vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH (xem bảng
phân bổ tiền lương và BHXH tháng 3/2005)
- Và cũng để tính được khoản phải trả, phải nộp khác cho nhân viên phân xưởng thì
kế toán cũng tính các khoản tiền BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn
- Chi phí sản xuất chung:
BHXH 1.230.535 x 15% = 184.580
BHYT 1.230.535 x 2% = 24.610
Kinh phí công đoàn 1.230.535 x 2% = 24.610
cộng 233.800
( xem bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 3/2006)
• Kế toán chi phí vật liệu
Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu công cụ, dụng cụ kế toán ghi vào bảng kê số 4 theo
định khoản
Nợ TK 627 (2) 4.125.000
(chi tiết phân xưởng SX chính) 3.850.000
Phân xưởng phân màu 275.000
Có TK 152 4.125.000
• Kế toán chi phí dụng cụ sản xuất
Nợ TK 627 30.350

Có TK 153 30.350
Cuối tháng kế toán ghi số liệu trên vào bảng kê số 4
Nợ TK 627 30.350
(chi tiết phân xưởng SX chính) 30.350
Có TK 153 30.350
Kế toán khấu hao TSCĐ
Ở xí nghiệp kế toán sử dụng TK 214 để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong
quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ vào những khoản tăng giảm hao mòn của TSCĐ.
TSCĐ ở xí nghiệp được theo dõi cho từng loại TSCĐ trên sổ chi tiết TSCĐ mở vào đầu
năm. Sổ chuyển dùng theo dõi về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, tỷ lệ TSCĐ
Việc xác định và tính toán khấu hao TSCĐ được tiến hành hàng tháng trên sổ chi tiết
số 5. Tỷ lệ khấu hao 15% đối với máy móc thiết bị sản xuất và 5% đối với nhà cửa đất đai
Mức khấu hao năm = nguyên giá * tỷ lệ khấu hao
Mức khấu hao tháng =
Mức khấu hao năm
12
Máy móc thiết bị: Mức khấu hao năm
x 15% = 528.855.345
Vật kiến trúc KH năm
15.455.652 x 5% = 772.783
Tổng khấu hao: 529.628.128
mức KH
tháng
=
mức KH năm
12
=
529.628.128
12
= 44.135.677

Với sản xuất chung, cơ sở tính khấu hao TSCĐ tháng 3/2006 của máy móc thiết bị
là:
Phân xưởng chính: 178.550.438 x 15% = 26.782.572
Phân xưởng phân mầu 90.030.858 x 5% = 3.947.628
Tổng KHMMTB của CPSX chung = 30.730.200
Với vật kiến trúc sản xuất chính 7.810.500 x 5% = 390.525
Phân màu 6.267.810 x 5% = 533.915
Tổng KH của vật kiến trúc của 627 944.440
Tổng số KH tháng của PXSX chính 27.173.097
của phân xưởng màu 4.501.543
Tổng 627 31.674.640
kế toán dùng số liệu phân bổ số 3 nghi vào bảng kê số 4 theo 4 bút toán:
Nợ TK 627 (4) 31.674.640
(chi tiết PX: SXC) 27.173.097
PX: PM 4.501.543
Có TK 214 31.674.640
(xem biểu số 3)
• Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài
Dịch vụ mua ngoài của xí nghiệp là điện năng, điện thoại và tiền nước... nhằm phục
vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm
Chi phí cho tiền điện nước của xí nghiệp được theo dõi trên tờ khai chi tiết của từng
phân xưởng. Sau đó kê toán tập hợp và ghi vào NKCT số 5 ( tài khoản 331” phải trả cho
người bán)
Từ NKCT số 5 số liệu này được dùng để ghi vào bảng kê số 4 theo bút toán
Nợ TK 627(7) 3.297.537
(chi tiết PXSX chính) 3.297.537
Có TK 331 3.297.537
• Kế toán chi phí khác bằng tiền
Trong quý do phải sửa chữa máy móc thiết bị của bên phân xưởng phân màu, phân
xưởng phim ( phân xưởng chế bản) và phân xưởng sách nên xí nghiệp phải chi ra một số

tiền mặt là: 4.503.170
Kế toán hạch toán số tiền này vào chi phí SXC để tính vào CPSX trong kỳ của xí
nghiệp. Số liệu được ghi vào bảng kê số 4 theo định khoản
Nợ TK 627 (6) 4.503.170
(chi tiết PX chính) 2.560.000
PX phân mầu 966.810
PX láng bong 976.360
Có TK 111 4.503.170
Trong tháng xí nghiệp tiến hành sửa chữa điện cho phân xưởng sách và trả bằng tiền
tạm ứng với số tiền là: 781.600
Kế toán tiến hành ghi vào nhật ký chứng từ số 10 với bút toán
Nợ TK 627 (8) 781.600
(chi tiết PX chính) 781.600
Có TK 141 781.600
Kế toán tổng hợp tập hợp để ghi vào bảng kê số 4 chi tiết cho từng đối tượng chịu
chi phí theo bút toán sau:
Nợ TK 627 47.231.747
(chi tiết PX chính) 43.670.627
PX phân mầu 2.584.760
PX láng bóng 976.360
Có TK 152 4.125.000
Có TK 153 30.350
Có TK 214 31.674.640
Có TK 334 2.585.650
Có TK 338 233.800
Có TK 111 4.503.170
Có TK 141 781.600
Có TK 331 3.297.537
(xem biểu 04)
Cuối tháng căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh, kế toán tiến hành kết chuyển CPSX

chung cho đối tượng chịu chi phí vào NKCT số 7 theo định khoản
Nợ TK 154 47.231.747
(chi tiết PX chính) 43.670.627
PX phân mầu 2.584.760

×