Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

LUẬN VĂN: Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.51 KB, 18 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU.
Trong khoa học pháp lý, ngành luật dân sự có vị trí, vai trò rất quan trọng, pháp luật
dân sự được nhấn mạnh như là “gốc” của pháp luật về dân sự, kinh tế, thương mại,
có vai trò nền tảng, cơ cở cho việc xác lập giao dịch giữa các chủ thể có mối quan
hệ bình đẳng trong kinh tế- xã hội. Để điều chỉnh, giải quyết các vấn đề nảy sinh
nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia quan hệ giao dịch dân sự.
Chính vì vậy, trong xây dựng pháp luật, pháp luật về dân sự luôn được Đảng và nhà
nước ta coi trọng và thúc đẩy bổ xung, hoàn thiện cho đến bộ luật dân sự 2015 ra
đời và đã được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2015. Bộ luật này đã quy dịnh cụ
thể, chi tiết, chặt chẽ và tương đối hoàn thiện về việc xác lập, thực hiện cũng như
các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Thông qua những quá trình lịch sử
khác nhau thì xã hội ngày càng phát triển kéo theo các giao dịch dân sự cũng xuất
hiện ngày càng nhiều. Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới nên việc này
cũng hoàn toàn hợp lí. Tuy nhiên bên cạnh những yếu tố tích cực thì việc phát sinh
quá nhiều những giao dịch dân sự cũng dẫn đến nhiều khó khăn phức tạp trong việc
giải quyết vấn đề giao dịch dân sự, việc tranh chấp dân sự ngày càng gia tăng và
xuất hiện các giao dịch dân sự vô hiệu. Từ đó dẫn đến sự xuất hiện của người thứ
ban ngay tình. Vì thế làm thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu luôn là vấn đề nan giải cần được chú
trọng quan tâm. Nhận thấy tầm quan trọng nêu trên em đã tiến hành tìm hiểu và
làm rõ vấn đề “Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân
sự vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015”

Trong quá trình tìm hiểu và làm bài có thể có những thiếu sót, kính mong quý Thầy Cô
thông cảm.
Em xin chân thành cảm ơn!
1


I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1. Giao dịch dân sự:


Điều 116 Bộ luật dân sự năm 2015 (sau đây được viết tắt là BLDS 2015) quy
định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

2. Giao dịch dân sự vô hiệu
- Theo quy định tại Điều 122 BLDS 2015: “Giao dịch dân sự không có một
trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu,
trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”.
- Điều 117 BLDS năm 2015 quy định rất rõ về điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự:
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
trong trường hợp luật có quy định.
- Điều 119 BLDS quy định hình thức giao dịch dân sự như sau:
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi
cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu
theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn
bản.

2


2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có
công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.


3. Người thứ ba ngay tình.
- Điều 180 BLDS 2015 quy định về “Chiếm hữu ngay tình” như sau:
Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để
tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
Theo đó có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm người thứ ba ngay tình,
nhưng có thể hiểu, Người thứ ba ngay tình trước hết là người chiếm hữu không có
căn cứ pháp luật đối với tài sản nhưng ngay tình.
Ví dụ: A mua của B một chiếc xe đạp mà không hề biết chiếc xe đạp đó là do
B trộm cắp của C. Trong trường hợp này thì A chiếm hữu chiếc xe đạp đó được
xem là không có căn cứ pháp luật nhưng lại được coi là ngay tình vì A không biết
tài sản đó là do B trộm cắp của C, đồng thời chiếc xe đạp là một tài sản không phải
đăng ký quyền sở hữu nên A không thể biết chiếc xe đạp đó có phải của B hay
không hay từ đâu B có.
Điều 165 BLDS 2015 quy định: “Chiếm hữu có căn cứ pháp luật”, theo đó
việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật cũng được quy định như sau:
1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau
đây:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp
với quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở
hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp
3


với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên
quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp

với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên
quan;
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

II.

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI

THỨ BA NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU
1. Điều kiện để xác định người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân

sự vô hiệu
Trong thực tế để xác định chủ thể của giao dịch dân sự là người thứ ba
ngay tình cần có những điều kiện sau:
- Trước khi người thứ ba tham gia giao dịch dân sự đã có một giao dịch dân sự
trước được xác lập, thực hiện nhưng giao dịch trước đó vô hiệu.
- Người thứ ba xác lập giao dịch phải ngay tình. Tức là trong trường hợp này,
người thứ ba không biết hoặc không thể biết rằng mình tham gia giao dịch dân sự
với người không có quyền định đoạt tài sản, hoặc đối tượng của giao dịch liên quan
đến giao dịch trước đó.
Ví dụ: Anh A mua một chiếc xe máy của chị B. Nhưng chiếc xe đó dù đứng
tên chị B nhưng thuộc quyền sở hữu của vợ chồng chị B vì được mua bằng tiền của
hai vợ chồng sau khi cưới nhưng anh B để vợ đứng tên, anh A không hề biết việc

4


này. Và chị B đem xe bán cho anh A khi chưa có sự đồng ý của chồng. Trong

trường hợp này anh A là người thứ ba ngay tình.
- Người thứ ba tham gia vào giao dịch dân sự phải là người có đầy đủ năng
lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Nếu trong trường hợp mà họ không có
đầy đủ năng lực hành vi thì họ phải có người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp
theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Một người bị bệnh tâm thần tham gia giao dịch dân sự phải có người
giám hộ, nếu không có người giám hộ và giao dịch bị tuyên vô hiệu thì người này
đứng trên cương vị là người thứ ba ngay tình và được pháp luật bảo vệ.
- Người thứ ba đã thực hiện nghĩa vụ và hưởng những quyền dân sự trong
giao dịch do họ xác lập. Nói cách khác, họ đã nhận tài sản từ giao dịch và mục đích
của giao dịch đã đạt được.
- Tài sản thực hiện giao dịch phải là những tài sản phải được phép lưu thông
trên thị trường. Bởi nếu là vật cấm lưu thông, thì người thứ ba buộc phải biết mình
xác lập giao dịch dân sự bất hợp pháp và không tiến hành giao dịch
Ví dụ: Người thứ ba ngay tình phải giao dịch những mặt hàng không trái với
quy định của pháp luật. Nếu là hàng cấm như: ma túy… thì không được pháp luật
bảo vệ.
- Mục đích và nội dung của giao dịch không được trái quy định của pháp luật
và đạo đức xã hội.
- Trình tự xác lập giao dịch tuân thủ đúng trình tự pháp luật.
- Người thứ ba phải có yêu cầu được hưởng tài sản hoặc bồi thường thiệt hại
khi tài sản giao dịch bị tịch thu sung quỹ Nhà nước, hoặc bị trả lại cho chủ sở hữu
hoặc người chiếm hữu hợp pháp.
2. Quy định của Bộ luật dân sự 2015 về việc bảo vệ quyền lợi của người
thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
a. Cơ sở pháp lí:
Điều 133 BLDS 2015 quy định: “Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay
tình khi giao dịch dân sự vô hiệu”
1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài
sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì

5


giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ
trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch
dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng
ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
- Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ
trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu
giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án,
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng
sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị
hủy, sửa.
3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu
giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2
Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao
dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và
bồi thường thiệt hại.
b. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân
sự vô hiệu.
Bộ luật dân sự năm 2015 đã có những quy định về việc bảo vệ quyền lợi của
người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
 Theo khoản 1 Điều 133 BLDS 2015:
Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài
sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao
6



dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy
định tại Điều 167 của Bộ luật này.
Theo quy định trên , giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu nhưng đối tượng
của giao dịch bị tuyên bố vô hiệu này là tài sản không phải đăng kí quyền sở hữu đã
chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thông qua một giao dịch thì giao dịch với
người thứ ba này vẫn có hiệu lực.
Lợi ích của người thứ ba không được bảo vệ và người thứ ba phải trả lại tài
sản cho chủ sở hữu trong hai trường hợp sau:
 Trường hợp thứ nhất: Giao dịch dân sự với người thứ ba không có hiệu lực
cho dù đối tượng của giao dịch là động sản không phải đăng kí quyền sở
hữu và nguời thứ ba là người ngay tình có được tài sản này thông qua hợp
đồng không có đền bù, nhưng chủ thể của giao dịch không có quyền định
đoạt tài sản, thì người thứ ba phải trả laị tài sản cho chủ sở hữu, trường hợp
này giao dịch với người thứ ba không có hiệu lực.
 Trường hợp thứ hai: giao dịch dân sự với người thứ ba không có hiệu lực
trong trường hợp người này có tài sản là động sản thông qua hợp đồng có
đền bù, nhưng động sản đó đã bị lấy cắp, bị mất hoặc bị chiếm hữu ngoài ý
chí của chủ sở hữu.
Ví dụ:
A là chủ sở hữu của chiếc Laptop Dell. B đến nhà trộm chiếc Laptop của A.
Sau đó B đem bán chiếc Laptop đó cho C. Trong trường hợp này, C không biết
chiếc Laptop là do B cướp của A chứ B không phải là chủ sở hữu của chiếc Laptop
đó. Trên thực tế, C không thể biết được, C không có bất cứ căn cứ nào để biết được
điều này và trường hợp này pháp luật cũng không bắt buộc C phải biết. Như vậy, C
là người chiếm hữu ngay tình. Vì thế, quyền lợi của C được pháp luật bảo vệ, Theo
7


quy định tại Khoản 1 Điều 133 BLDS năm 2015 thì giao dịch giữa B và C có hiệu

lực, C hoàn toàn có quyền chiếm hữu chiếc Laptop đó.
Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự
khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác
lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
 Theo quy định tại khoản 2 Điều 133 BLDS 2015:
Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng kí tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân
sự khác cho người thứ ban gay tình và người này căm cứ vào việc đăng kí đó mà
xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường
hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ
chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này
không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
Theo quy định tại khoản trên, lợi ích của người thứ ba được bảo vệ trong các
trường hợp sau:
- Trường hợp thứ nhất: giao dịch bị tuyên bố vô hiệu nhưng tài sản đã
được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó tài sản này
được chuyển giao cho người thứ ba bằng một giao dịch khác và người
thứ ba căn cứ vào việc tài sản đã được đăng kí mà xác lập giao dịch,
thì giao dịch với người thứ ba không bị vô hiệu.
- Trường hợp thứ hai, Giao dịch vô hiệu bị tuyên vô hiệu mà giao dịch có đối
tượng là tài sản phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng
8


chưa được đăng kí, thì giao dịch với người thứ ba có đối tượng là tài sản này
vô hiệu. Trong trường hợp này, quyền lợi của người thứ ban gay tình không

được bảo vệ
- Trường hợp cuối cùng, giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản là đối tượng
của giao dịch đã chuyển giao cho người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này
thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo
bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản
nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị
hủy, sửa thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực pháp luật.
Ví dụ:
- A mua được chiếc xe máy Wace RX thông qua bán đấu giá mà chiếc xe máy
này là tang vật của vụ án, lâu ngày không có người đến nhận nên Tòa án quyết định
xử lý thông qua bán đấu giá để xung vào ngân sách nhà nước. Sau đó B phát hiện
chiếc xe máy thuộc quyền sở hữu của mình nên đòi A trả lại. Theo quy định tại điều
này thì A không phải trả lại cho B chiếc xe máy.
- A là chủ sở hữu của 200m2 đất, mảnh đất này đã được UBND huyện
H cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2006, A chuyển nhượng toàn bộ
diện tích đất nói trên cho con trai ông là C. Đến năm 2007, ông B – là anh ruột của
ông A kiện ông A và yêu cầu ông A phải trả lại diện tích đất nói trên cho ông.
UBND huyện H xem xét và quyết định mảnh đất đó thuộc sở hữu của ông B. Tuy
nhiên, trong trường hợp này, C là người chiếm hữu ngay tình. C tham gia giao dịch
với ông A. Thời điểm đó, UBND huyện H đã xác định ông A là chủ sở hữu của
mảnh đất. Sau khi ông A thực hiện giao dịch 1 năm, UBND huyện H mới xác nhận
lại là ông A không phải là chủ sở hữu của mảnh đất đó.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 133 BLDS năm 2015, C vẫn có quyền
chiếm hữu đối với mảnh đất đó. Vì đây là do sai sót của UBND huyện H, C không
thể biết được việc chiếm hữu của cha mình là không có căn cứ pháp luật. Như vậy,
H vẫn có quyền chiếm hữu đối với mảnh đất 200m2 đất nói trên
9


 Theo Khoản 3 Điều 133 BLDS 2015:

Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay
tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản
2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch
được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường
thiệt hại.
Theo quy đinh tại Điều luật này thì chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản
từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu
theo các trường hợp đã phân tích trong các trường hợp thứ nhất và thứ ba trên đây,
nhưng chủ sở hữu có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi đẫn đến việc thiết lập
giao dịch dân sự được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí và bồi
thường thiệt hại. Chủ sở hữu tài sản kiện trong trường hợp này là kiện trái quyền
yêu cầu chủ thể có lỗi đã xác lập giao dịch có đối tượng là tài sản của mình với
người thứ ba, bồi thường thiệt hại về tài sản cho mình.
Ví Dụ:
- A có 1 chiếc xe máy, A cho B mượn, B đem nó tặng cho C (trong trường hợp
này A có quyền đòi chiếc xe đó lại từ C). Còn nếu B đem chiếc xe đó đi bán cho C
thì A không có quyền đòi lại từ C chỉ có thể yêu cầu B bồi thường cho mình.
- A và B là vợ chồng, sau đó A và B li hôn, Trước đó, A là chủ sở hữu căn nhà
nên A đã bán căn nhà cho C ( có làm thủ tục chuyển nhượng và đã đăng kí quyền sở
hữu). Sau đó, giám đốc thẩm xét lại bản án, hủy bỏ bản án, và tài sản lúc này được
xét là thuộc về B, nhưng lúc này B không có quyền đòi lại tài sản này từ C
Bên cạnh đó, Điều 167 quy định về Quyền đòi lại động sản không phải
đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình (kế thừa tương tự quy định tại
Điều 257 BLDS 2005) như sau:

10


“Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người
chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động

sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt
tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền
đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm
hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”
Chủ thể có quyền kiện đòi trong điều luật này chỉ có chủ sở hữu còn chủ
thể có quyền khác đối với tài sản thì không có quyền này. Nếu căn cứ vào Điều 166
và Điều 167 BLDS năm 2015 thì chủ sở hữu là người có quyền đòi lại tài sản từ
người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và cả người chiếm hữu ngay tình. Còn
người có quyền khác đối với tài sản chỉ có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu
không có căn cứ pháp luật chứ không có quyền đòi tài sản từ người chiếm hữu ngay
tình.
Theo đó Điều 168 BLDS 2015 quy định: “Quyền đòi lại động sản phải đăng
ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình” như sau: “Chủ
sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ
người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ
luật này.”
Điều luật trên đã khẳng định quyền được kiện đòi tài sản của chủ sở hữu đối
với động sản có đăng kí quyền sở hữu và bất động sản từ người chiếm hữu ngay
tình. Đây là những tài sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy
chứng nhận đăng kí quyền sở hữu tài sản thông qua những thủ tục thẩm định,
chứng cứ liên quan đến chứng minh quyền nên quyền của chủ sở hữu cần được bảo
vệ trong hầu hết mọi trường hợp khi có xâm phạm xảy ra.
Tuy nhiên điều luật chỉ ra trường hợp ngoại lệ của Khoản 2 Điều 133
BLDS năm 2015 mà ở đó chủ sở hữu không có quyền đòi lại động sản phải đăng kí
quyền sở hữu và bất động sản khi tài sản đó phải liên quan với hai giao dịch với
những điều kiện như sau:
11


- Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm các điều kiện có hiệu lực của giao

dịch, đây phải là những giao dịch có mục đích chuyển quyền sở hữu đối với tài sản
(như mua bán, tặng cho, trao đổi...)
- Giao dịch dân sự được xác lập có mục đích chuyển giao quyền sở hữu đối
với tài sản mà chủ thể chuyển giao chính là người được chuyển giao quyền sở hữu
từ giao dịch vô hiệu trên, nay đã được đứng tên chủ sở hữu và tiếp tục chuyển giao
tài sản cho người khác, người được chuyển giao tài sản trong giao dịch này là
người thứ ba ngay tình (do tin tưởng vào việc đăng kí đó mà xác lập, thực hiện giao
dịch).
- Trường hợp người chuyển giao trong giao dịch này chưa được sang tên đăng
kí quyền sở hữu thì người thứ ba ngay tình được bảo vệ khi có được tài sản thông
qua bán đấu giá hoặc người này căn cứ vào bản án, quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền rằng người chuyển giao tài sản cho mình là chủ sở hữu nhưng
sau đó bản án, quyết định lại bị hủy, bị sửa. Mặc dù bản án, quyết định sau đó bị
hủy, sửa nhưng niềm tin của người thứ ban ngay tình xứng đáng được pháp luật bảo
vệ.
III.

THỰC TIỄN VIỆC ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ
LUẬT DÂN SỰ 2015 VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI
THỨ BA NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời đã có những quy định tiến bộ vượt bậc về
quyền của người thứ ba ngay tình trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ lợi ích hợp pháp
của người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu. Đặc biệt, So với các
BLDS trước đây, BLDS năm 2015 đã quy định chặt chẽ hơn, chi tiết hơn và theo
hướng bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người thứ ba ngay tình có thiện chí và là bên
yếu thế trong giao dịch dân sự vô hiệu.
Cụ thể:
12



- BLDS 2015 đã có những quy định cụ thể và ngày càng chặt chẽ hơn về việc
bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình. Quy định này của Bộ luật góp phần
bảo đảm tốt hơn, công bằng, hợp lý hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người thiện
chí, ngay tình trong giao lưu dân sự, theo đó, nếu người thứ ba ngay tình căn cứ vào
việc tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà xác lập giao
dịch thì người thứ ba ngay tình được bảo vệ. Nhằm tạo lòng tin cho các chủ thể
trong mọi quá trình giao dịch, giúp cho quá trình giao dịch dễ dàng, thuận lợi, đảm
bảo trọn vẹn các quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên.
- BLDS năm 2015 đã có những quy định rộng hơn về đối tượng giao dịch. Tài
sản trong quy định này bao gồm hai loại là động sản và bất động sản. góp phần bảo
đảm tốt hơn, công bằng, hợp lý hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người thiện chí,
ngay tình trong giao lưu dân sự, theo đó, nếu người thứ ba ngay tình căn cứ vào
việc tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà xác lập giao
dịch thì người thứ ba ngay tình được bảo vệ. Bên cạnh đó, góp phần thay đổi nhận
thức của người dân đối với việc đăng ký tài sản, đồng thời, giúp nâng cao tinh thần
trách nhiệm của các cán bộ làm công tác đăng ký tài sản.
-

Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định giao dịch của người thứ ba ngay tình

không bị vô hiệu trong trường hợp khi tham gia vào giao dịch tài sản phải đăng ký
mà giao dịch trước đó đã thực hiện việc đăng ký đã bảo vệ tốt hơn quyền lợi của
người thứ ba ngay tình, người vốn luôn bị yếu thế khi tham gia vào các giao dịch
dân sự. Tuy nhiên, Bộ luật này cũng quy định rõ nếu giao dịch về tài sản phải đăng
ký trước đó chưa thực hiện việc đăng ký thì giao dịch tài sản đó của người thứ ba
ngay tình bị coi là vô hiệu.
-

Việc quy định về bảo vệ quyền lợi của "người thứ ba ngay tình" trong trường


hợp tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là hoàn toàn phù
hợp với các nguyên tắc đăng ký bất động sản hiện nay. Mặt khác, quy định này
cũng góp phần bảo đảm sự ổn định trong các quan hệ dân sự.
13


-

Quy định chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay

tình là một quy định hoàn toàn mới. Về nguyên tắc, quy định này đồng thời bảo vệ
quyền lợi chủ sở hữu thực sự của tài sản và của cả người thứ ba ngay tình khi tham
gia các giao dịch dân sự liên quan đến đối tượng giao dịch cùng là một tài sản. Trên
thực tiễn, quy định này rõ ràng có lợi hơn cho người thứ ba ngay tình và làm hạn
chế đi quyền lợi của chủ sở hữu thực sự của tài sản. Bởi nếu chủ sở hữu thực sự của
tài sản khởi kiện và thắng kiện thì việc thi hành án để đòi bồi thường là việc không
dễ dàng.
- Như vậy để đảm bảo quyền lợi của mình các bên cần thận trọng hơn nữa
trong việc xác lập các giao dịch dân sự, nhất là các hợp đồng liên quan đến bất
động sản và động sản có giá trị lớn.
- BLDS năm 2015 đã điều chỉnh giao lưu dân sự phù hợp với cơ chế thị trường
của nước ta hiện nay, tạo thành hành lang pháp lí vững chắc cho các giao dịch dân
sự phát triển ổn định, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu cũng
như các quyền và lợi ích của người chiếm hữu ngay tình trong quá trình giao dịch
dân sự.
- Chế định về bảo vệ quyền sở hữu trong BLDS năm 2015 đã có những quy
định rất mềm dẻo và linh hoạt, đặc biệt đã dành một thái độ tôn trọng đối với việc
bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình – có thể nói đây là một trong những
điểm mới, tiến bộ hơn hẳn so với những quy định của các Bộ luật dân sự trước đó.

Chúng ta có thể nhận thấy được sự hợp lí trong nội dung qui định tại Điều 133 của
bộ này đó là một mặt, nhằm bảo đảm tính ổn định của giao dịch dân sự, mặt khác
đã bảo vệ một cách hài hòa giữa lợi ích của chủ sở hữu và lợi ích của người chiếm
hữu ngay tình.
- Cách qui định của điều luật này không có nghĩa là khuyến khích thực hiện
những hành vi trái pháp luật ( như chủ thể không có quyền định đoạt tài sản hay
một số vấn đề khác) mà là nhằm bảo đảm sự ổn định của giao dịch dân sự nói

14


chung, đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích của chủ sở hữu và người chiếm hữu ngay
tình nói riêng.
- Trong trường hợp hợp đồng giữa người không có quyền định đoạt tài sản với
người chiếm hữu ngay tình là hợp đồng có đền bù thì cách giải quyết của Điều 133
BLDS năm 2015 cũng hoàn toàn hợp lí.
Nếu chủ sở hữu bị mất, bị lấy cắp tài sản thì chủ sỡ hữu có quyền đòi lại tài
sản đó từ người chiếm hữu ngay tình. Nhưng nếu chủ sở hữu cho thuê hoặc cho
mượn động sản mà bên thuê hoặc bên mượn động sản sau đó lại bán động sản đó
cho người thứ ba ngay tình thì chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản đó từ
người thứ ban ngay tình nữa. Do đó trong trường hợp này quyền lợi của người thứ
ba ngay tình được đảm bảo.
- BLDS năm 2015 đã đưa ra nhiều giải pháp hơn trong việc bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình, góp phần tạo tâm lí cởi mở, không e
dè, lo sợ đối với các chủ thể trong giao dịch dân sự xác lập quyền sở hữu đối với
một tài sản cụ thể. Tạo ra sự thúc đẩy to lớn cho các giao lưu dân sự, thương mại
phát triển đặc biệt là sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và trong tiến trình phát
triển, hội nhập nền kinh tế thị trường đang từng bước phát triển vượt bậc của nước
ta hiện nay.


B. Kết luận
15


Thông qua việc nghiên cứu vấn đề trên, ta có thể nhận thấy luật dân sự 2015 và các
bộ luật dân sự trước đó đã có sự quan tâm đúng cách đối với quần chúng nhân dân,
đặc biệt là chú trọng quyền và lợi ích chính đáng của người thứ ban ngay tình trong
việc giải quyết vụ việc liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu. Vì trong giao dịch
dân sự người thứ ban gay tình là những người hoàn toàn ngay thẳng và có thiện chí
khi giao dịch dân sự thế nhưng trong một số trường hợp vì một số lí do nào đó họ
xác lập giao dịch nhưng lại không đạt được lợi ích mà mình mong muốn nên họ là
những người xứng đáng được bảo vệ nhiều hơn. Bên cạnh đó, giúp chúng ta nhận
thấy được những ưu điểm và những hạn chế còn tồn tại để rút ra nhiều bài học kinh
nghiệm cho việc áp luật Pháp luật trong công việc trong tương lai. Là căn cứ để nhà
nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ việc sau này. Có thể nói, với quy
định trong BLDS năm 2015 đã và đang tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để bảo vệ
quyền, lợi ích của bên thứ ba ngay tình, của bên thiện chí, bên yếu thế trong quan
hệ dân sự. Quy định này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh Hiến pháp năm 2013 đã
đặt ra nhiều yêu cầu mới trong việc bảo vệ và bảo đảm thực hiện quyền con người,
quyền công dân ở Việt Nam.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Kiểm sát Hà nội: Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam

tập 1, Nxb Chính trị Quốc Gia Sự Thật, Hà Nội, 2016;

2.

Bộ luật Dân sự 2015, Nxb Lao động, Hà nội, 2017

3.

Bộ luật dân sự năm 2005, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia

4.

Bình luận khoa học bộ luật dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam, PGS. TS. Nguyễn Văn Cừ - PGS. TS. Trần Thị Huệ
5.

Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2015, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2016;

Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nxb
Hồng Đức, tp Hồ Chí Minh, 2016;
6.

Hướng dẫn môn học Luật dân sự, TS. Phạm Văn Tuyết và TS. Lê Kim

Giang.

17


18




×