Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

LUẬN VĂN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014 SỐNG CHUNG NHƯ VỢ CHỒNG LÝ LUẬN, QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.87 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, những trào lưu Tây hóa ngày càng
phát triển mạnh mẽ, có những trào lưu, cách sống không hề mới nhưng đã bị
biến thể rất nhiều gây ra không ít tranh cãi trong xã hội. Một trong số đó là tình
trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Tình trạng
này đối với dư luận xã hội là một đề tài rất nóng, được sự quan tâm của toàn xã
hội, và vấn đề này càng trở nên đáng chú ý bởi nó ngày càng phổ biến. Không
những thế, ảnh hưởng của tình trạng này đến đời sống xã hội trên rất nhiều lĩnh
vực như giáo dục, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống tệ nạn.... Chính vì những
ảnh hưởng không hề nhỏ của hiện tượng nam nữ sống chung như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn, tôi lựa chọn đề tài này để thực hiện bài tiểu luận nhằm
trả lời cho những câu hỏi Bản chất tình trạng này là gì? Pháp luật có quy định
như thế nào về vấn đề này? Dư luận xã hội nói gì trước tình hình ngày một nóng
của hiện tượng này? Đồng thời cũng đưa ra những đánh giá, những ý kiến của
bản thân để bày tỏ sự quan tâm sâu sắc của mình đối với tình trạng đang gây
nhiều nhức nhối trong xã hội này.


NỘI DUNG
I. Quy định của pháp luật về vấn đề sống chung như vợ chồng
1. Các khái niệm

 Chung sống như vợ chồng
Theo Khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (sau đây viết tắt là
Luật HN&GĐ 2014) có giải thích từ ngữ Chung sống như vợ chồng như sau:
7. Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi
nhau như vợ chồng.
Từ cách giải thích từ ngữ đó, ta có thể hiểu được nội hàm của thuật ngữ sống
chung như vợ chồng qua các đặc điểm như sau: thứ nhất, chủ thể ở đây phải là
một nam, một nữ. Thứ hai, những người này tổ chức cuộc sống chung với nhau;
tức là sinh hoạt thường ngày chung như ăn uống chung, ngủ chung, có chi tiêu,


tài chính chung… Thứ ba, coi nhau như vợ chồng ở đây là trên cơ sở có tình
cảm với nhau, sống chung thường xuyên và có sự gắn kết, ràng buộc nhất định.

 Đăng ký kết hôn
Trong Điều 3 Luật HN&GĐ 2014 không có giải thích từ ngữ Đăng ký kết
hôn, tuy nhiên tại Điều 9 luật này có quy định về Đăng ký kết hôn như sau:
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực
hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá
trị pháp lý.
Vậy có thể hiểu việc đăng ký kết hôn là thao tác đăng ký để xác lập mối quan
hệ vợ chồng, được thực hiện bởi người nam và người nữ có nhu cầu kết hôn và
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được thực hiện theo quy định của luật
HN&GĐ và Luật hộ tịch, việc đăng ký kết hôn chính là cơ sở khẳng định giá trị
pháp lý cho mối quan hệ giữa hai người nam nữ sau đăng ký.

 Nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Từ những khái niệm “sống chung như vợ chồng”, “kết hôn” và “đăng ký kết
hôn” có thể hiểu ngắn gọn: Nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng
ký kết hôn là việc nam và nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng


nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp
luật. Trên cơ sở cách hiểu đó, có thể chỉ ra một số đặc điểm của nội hàm vấn đề
này như sau: Thứ nhất, chủ thể ở đây là một nam và một nữ. Thứ hai, họ tổ chức
cuộc sống chung, sinh hoạt chung và họ coi nhau như vợ chồng để thường
xuyên chung sống, có quan hệ tình cảm với nhau, có sự phụ thuộc nhất định vào
nhau. Thứ ba, giữa họ không đăng ký kết hôn như luật định, không có ràng buộc
về mặt pháp lý.
2. Xử lý đối với việc sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
không chỉ xuất hiện trong giai đoạn hiện nay mà trước đây đã có xuất hiện. Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, biểu hiện, hình thức và mục
đích của tình trạng này cũng mỗi thời điểm mỗi khác. Pháp luật ngày càng tiến
bộ và hoàn thiện, những quy định về tình trang nam nữ chung sống như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn cũng dần hoàn thiện và tiến bộ hơn. Theo quy
định của pháp luật hiện nay thì không công nhận quan hệ vợ chồng đối với nam
nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tuy nhiên cũng có
những trường hợp nhất định dù nam nữ chung sống như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn nhưng vẫn được công nhận là có quan hệ vợ chồng.
a) Những trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn không được công nhận quan hệ vợ chồng
 Trường hợp 1: Sống chung như vợ chồng bắt đầu từ ngày 1/1/2001
mà không đăng ký kết hôn
Từ thời điểm Luật HN&GĐ 2000 có hiệu lực, việc đăng ký kết hôn phải
được thực hiện theo quy định của Luật HN&GĐ 2000. Và trong luật này, tại
Điều 11 đã có quy định “Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14
của Luật này đều không có giá trị pháp lý. Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà
chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ
chồng.” Chính từ quy định này đã chỉ rõ tinh thần pháp luật về vấn đề nam nữ
sống chung mà không đăng ký kết hôn, Nghị quyết của quốc hội số
35/2000/QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000 Về việc thi hành luật hôn nhân và gia


đình cũng đã lần nữa khẳng định c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ
trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và
nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không
được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý
và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài
sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia

đình năm 2000 để giải quyết.
Từ thời điểm Luật HN&GĐ 2014 có hiệu lực (Ngày 1/1/2015), tất cả những
trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn từ thời
điểm đó tất nhiên sẽ không được công nhận quan hệ vợ chồng. Tại Điều 9 Luật
HN&GĐ đã có quy định rõ về Đăng ký kết hôn. Những trường hợp nam nữ sống
chung không được đăng ký theo quy định tại Điều 9 thì không có giá trị pháp lý.
 Trường hợp 2: Sống chung như vợ chồng bắt đầu từ thời điểm trong
khoảng thời gian sau ngày 3/1/1987 đến trước ngày 1/1/2001 và không đăng
ký kết hôn trước ngày 1/1/2003
Do liên quan đến giai đoạn chuyển giao của Luật HN&GĐ 1986 và Luật
HN&GĐ 2000 nên đã có quy định để phù hợp, theo Nghị quyết của quốc hội số
35/2000/QH10, tại Khoản 3 có quy định: b) Nam và nữ chung sống với nhau
như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001,
mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký
kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày
01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng
có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân
và gia đình năm 2000 để giải quyết. Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ
không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;
Vậy thì sống chung như vợ chồng bắt đầu từ thời điểm trong khoảng thời
gian sau ngày 3/1/1987 đến trước ngày 1/1/2001 mà sau 1/1/2003 vẫn không
đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì không được công nhận quan hệ
vợ chồng.


b) Những trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn được công nhận quan hệ vợ chồng
 Trường hợp 1: sống chung như vợ chồng trước 3/1/1987
Tại quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 tại Điều 8 có quy định
về việc kết hôn và sự công nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

nhưng không hề nhắc đến đăng ký kết hôn. Điều 9 luật này cũng có quy định về
kết hôn trái pháp luật nhưng không hề nhắc đến việc không có sự công nhận của
ủy ban nhân dân thì hôn nhân sẽ không có giá trị pháp luật. Nghĩa là ở giai đoạn
này chưa đặt ra vấn đề đăng ký kết hôn. Để điều chỉnh vấn đề nam nữ sống
chung như vợ chồng mà không có đăng ký trong giai đoạn này, Nghị quyết của
quốc hội số 35/2000/QH10, tại Khoản 3 có quy định: a) Trong trường hợp quan
hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn
nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được
khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà
án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm
2000; Vậy thì, đối với trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng trước ngày
3/1/1987, không có đăng ký kết hôn nhưng đã tuân theo các thủ tục như trong
quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 1986 thì vẫn được công nhận quan hệ
vợ chồng.
 Trường hợp 2: Sống chung như vợ chồng bắt đầu từ thời điểm trong
khoảng sau ngày 3/1/1987 đến trước 1/1/2001 có đủ điều kiện kết hôn thì
được công nhận trong khoảng thời gian từ lúc sống chung đến trước ngày
1/1/2003
Quan hệ vợ chồng không có đăng ký vẫn được công nhận đó là trường hợp
nam nữ sống chung như vợ chồng bắt đầu từ thời điểm trong khoảng sau ngày
3/1/1987 đến trước 1/1/2001 có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật
Hôn nhân và gia đình 2000, thì từ thời điểm đó đến trước 1/1/2003 vẫn được
công nhận quan hệ vợ chồng. Bởi lẽ trong điểm b Khoản 3 Nghị quyết của quốc
hội số 35/2000/QH10 có quy định về trường hợp này là: trong thời hạn này mà
họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy


định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Phải có
quan hệ vợ chồng thì mới phát sinh vấn đề ly hôn, từ đây ta có thể suy ra là có
công nhận quan hệ vợ chồng trong giai đoạn này.

3. Hậu quả pháp lý đối với việc sống chung như vợ chồng không đăng ký
kết hôn
Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền,
nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và
hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16
của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định
tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định
của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Trên cơ sở quy định này của luật, có thể hiểu ngắn gọn là sống chung như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không làm phát sinh quan hệ vợ chồng;
trường hợp đủ điều kiện đăng ký kết hôn và thực hiện đăng ký kết hôn theo luật
định thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Trên cơ sở cách thức xử lý đối với những trường hợp khác nhau, hậu quả
pháp lý phát sinh giữa nam nữ sống chung mà không đăng ký kết hôn cũng có
sự phân hóa.
a) Đối với trường hợp việc sống chung như vợ chồng không có đăng ký kết
hôn không được công nhận
Đối với những trường hợp việc sống chung như vợ chồng không có đăng ký
kết hôn không được công nhận sẽ không làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa
người nam và người nữ; không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ vợ chồng
với nhau và cũng không làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ khác liên quan.
Nhà nước không công nhận quan hệ vợ chồng này nên không phát sinh nghĩa vụ


bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể này theo quy định của luật
Hôn nhân và Gia đình.

Điều 15 Luật HN&GĐ 2014 đã có quy định quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và
con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn như sau: Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau
như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền,
nghĩa vụ của cha mẹ và con. Điều 16 Luật HN&GĐ 2014 đã có quy định về
Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau: 1. Quan hệ tài sản,
nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong
trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự
và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Việc giải quyết quan hệ tài
sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ
và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động
có thu nhập.
Trong trường hợp hai người nam và nữ này sống chung, có tài sản chung thì
sẽ được xử lý theo Bộ luật dân sự tại thời điểm đó, không áp dụng chế độ tài sản
hay nguyên tắc xử lý tài sản chung vợ chồng vì giữa họ không tồn tại quan hệ vợ
chồng. Mọi tranh chấp phát sinh giữa hai người này cũng như giữa hai người
này với những chủ thể khác sẽ được lựa chọn hình thức, cách thức xử lý khác
nhau tùy theo quy định của Bộ luật dân sự.
b) Đối với trường hợp việc sống chung như vợ chồng không có đăng ký kết
hôn được công nhận
Đối với trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng không có đăng ký kết
hôn mà vẫn được công nhận quan hệ vợ chồng thì sẽ phát sinh hậu quả pháp lý
giống như đối với quan hệ vợ chồng thực hiện theo đúng thủ tục đăng ký kết
hôn.
Thứ nhất, phát sinh quan hệ vợ chồng với nội dung là quyền và nghĩa vụ của
vợ chồng với nhau. Khi đó quan hệ vợ chồng được thực hiện theo quy định tại



chương III Quan hệ giữa vợ và chồng Luật HN&GĐ 2014 (hoặc Chương III
Nghĩa vụ và quyền của vợ chồng Luật HN&GĐ 2000 đối với thời gian trước
1/1/2015).
Thứ hai, phát sinh quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ với các thành viên
khác trong gia đình. Một là, phát sinh quan hệ giữa cha mẹ và con, nội dung
quan hệ này được điều chỉnh bởi quy định tại Chương V Quan hệ giữa cha mẹ
và con Luật HN&GĐ 2014 (Hoặc Chương IV Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
con Luật HN&GĐ 2000 đối với thời gian trước 1/1/2015). Quan hệ vợ chồng là
một trong những nội dung có liên quan mật thiết với vấn đề quan hệ giữa cha mẹ
và con, đặc biệt trong các nội dung như: xác định cha, mẹ, con; Quyền và nghĩa
vụ giữa cha mẹ và con… Hai là, phát sinh quan hệ với các thành viên khác trong
gia đình. Trên cơ sở xác định được nam nữ có quan hệ vợ chồng thì trong mối
quan hệ với các chủ thể khác mới xác định được mối quan hệ khác giữa các
thành viên trong gia đình. Ví dụ như: quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại với cháu;
quan hệ giữa anh chị em; quan hệ giữa cô dì chú cậu bác ruột với cháu. Đặc biệt
là đối với quan hệ của người thân trong gia đình bên chồng, phải căn cứ trên
quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ con để xác định các quan hệ này.
Thứ ba, phát sinh những vấn đề khác có liên quan đến quan hệ vợ chồng hợp
pháp như: chấm dứt hôn nhân, cấp dưỡng, thừa kế… Chấm dứt hôn nhân được
quy định tại Chương IV Luật HN&GĐ 2014 (chương VII Ly hôn Luật HN&GĐ
2000), theo đó quy định vợ hoặc chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa
án giải quyết ly hôn. Vậy thì, chủ thể ở đây phải là những người đang trong quan
hệ vợ chồng, nghĩa là có quan hệ hôn nhân hợp pháp, được pháp luật công nhận.
Cấp dưỡng được quy định tại Chương VII Luật HN&GĐ 2014, theo đó có quy
định nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh giữa cha mẹ và con; giữa ông bà và cháu,
giữa cô dì cậu chú bác và cháu ruột; giữa vợ và chồng… Vậy thì trên cơ sở sự
công nhận quan hệ vợ chồng của pháp luật đối với việc sống chung như vợ
chồng mà không có đăng ký kết hôn trực tiếp làm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng
giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con đồng thời gián tiếp làm phát sinh nghĩa vụ
cấp giữa giữa anh chị em ruột; ông bà và cháu; cô dì chú bác cậu ruột và cháu



ruột trên cơ sở phát sinh những quan hệ giữa các chủ thể này. Thừa kế được quy
định thành một chương riêng trong Bộ luật dân sự, mà theo đó có các vấn đề có
liên quan đến việc công nhận quan hệ vợ chồng như: Xác định những người
thuộc hàng thừa kế; Những trường hợp được thừa kế không theo di chúc… trên
cơ sở xác định quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa các thành viên khác trong gia
đình trên cơ sở quan hệ vợ chồng.
Thứ tư, Phát sinh trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà nước đối với quan hệ vợ
chồng được công nhận. Theo quy định tại Điều 4 Luật HN&GĐ 2014 về Trách
nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình đã chỉ ra những nội
dung trách nhiệm của Nhà nước. Khi Nhà nước đã công nhận quan hệ vợ chồng,
nghĩa là nhà nước có trách nhiệm bảo vệ quyền và nghĩa vụ của những chủ thể
này trên tư cách là chủ thể của luật Hôn nhân và Gia đình. Đồng thời, nghĩa vụ
cùng đi liền với quyền, Nhà nước sẽ có những yêu cầu nhất định đối với quan hệ
vợ chồng này theo quy định của pháp luật như: Phải thực hiện nghiêm chỉnh quy
định của pháp luật về Hôn nhân và Gia đình; Tuân thủ pháp luật, chính sách của
Nhà nước và xã hội về kế hoạch hóa gia đình…
II. Thực trạng và kiến nghị về vấn đề nam nữ sống chung như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn
1. Thực trạng nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn- quan điểm khác nhau từ các chuyên gia và từ dư luận xã hội

 Thực trạng nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Tình hình nam nữ chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn
qua các giai đoạn khác nhau có những đặc điểm khác nhau. Đối với những
người nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn từ
trước khi có Luật HN&GĐ 2000 là việc nam nữ sống chung như vợ chồng mặc
dù không có đăng ký kết hôn nhưng vẫn được gia đình hai bên thừa nhận, được
mọi người công nhận mối quan hệ đó. Theo Thông tư liên tịch 01/2001/TTLTTANDTC-VKSNDTC-BTP Ngày 3/1/2001 Hướng dẫn thi hành Nghị quyết số

35/2000/QH10 có chỉ ra: d. Được coi nam và nữ chung sống với nhau như vợ
chồng, nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và


gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có tổ chức lễ
cưới khi về chung sống với nhau;Việc họ về chung sống với nhau được gia đình
(một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;Việc họ về chung sống với nhau được
người khác hay tổ chức chứng kiến; Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm
sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình. Qua đó cho thấy việc nam nữ
sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ở thời kỳ này không phải
là hành vi trái pháp luật, trái đạo đức mà sở dĩ không đăng ký là do chưa có quy
định về đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, khi luật Hôn nhân và gia
đình đã có quy định rõ về yêu cầu đăng ký kết hôn thì bản chất của việc nam nữ
sống chung mà không đăng ký kết hôn là khác hoàn toàn với giai đoạn trước.
Vào giai đoạn này, sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn chính
là vi phạm pháp luật và việc sống chung này thường không do gia đình hai bên
đồng ý, không tổ chức lễ cưới, mọi người xung quanh không công nhận họ là vợ
chồng và họ không đặt ra mục đích xây dựng gia đình khi sống chung như vậy.
Hiện tượng này ngày nay còn được giới trẻ gọi là “sống thử”.
Tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn
chủ yếu xãy ra ở giới trẻ và đa số là sinh viên, người lao động xa nhà, sống ở
thành thị. Hiện tượng sống chung nam nữ như vợ chồng, tổ chức sinh hoạt
chung và coi nhau như vợ chồng thường diễn ra ở những khu trọ của những
người ngoại tỉnh. Theo thống kê của khoa xã hội học Đại học Mở TP. Hồ Chí
Minh, năm 2010, có khoảng 1/3 các bạn trẻ sống thử trước hôn nhân. Đối với
một nghiên cứu nhỏ của một trường đại học ở Hà Nội thì trong số 691 sinh viên
được hỏi, có 6.5% sinh viên “sống thử”. Và theo như những chia sẻ của Lan,
sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, cho biết: “Ở
xóm trọ của em, gần một nửa các bạn sống thử trước hôn nhân”.
Tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn

ngày một tăng. Đứng trước sự lên án của dư luận xã hội, lúc đầu, việc bất chấp
quy định của pháp luật để sống chung như vợ chồng không có đăng ký kết hôn
còn ít, thì càng ngày, cùng với sự phát triển của xã hội và sự tự do trong lối sống
của giới trẻ, việc sống chung này ngày càng phổ biến. Chung sống như vợ chồng


không chỉ xãy ra giữa những người độc thân mà còn giữa những người độc thân
với những người đã có gia đình, thậm chí giữa những người đã có gia đình với
nhau. Tình trạng sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ngày
càng có nhiều biến thể và rất khó kiểm soát.
 Quan điểm của chuyên gia và dư luận xã hội về vấn đề nam nữ sống
chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Tiến sĩ triết học, chuyên gia nghiên cứu gia đình trẻ và trẻ em Nguyễn Linh
Khiếu có quan điểm về vấn đề nam nữ sống chung như vợ chồng và không đăng
ký kết hôn hiện nay như sau: Hiện tượng các bạn trẻ sống chung là sự học theo
phương Tây vào những năm 60-65 của thế kỷ trước. Chuyên gia khẳng định việc
sống chung như vợ chồng trong giới trẻ hiện nay dù không có đăng ký kết hôn là
kết quả của sự vận động xã hội, là xu hướng tất yếu của giới trẻ hiện đại, không
cưỡng lại được. Tiến sĩ nghệ thuật học, giảng viên Khoa Báo chí, ĐH Khoa học
xã hội và nhân văn, bà Nguyễn Thị Minh Thái và Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị
Hoài Đức, Giám đốc Trung tâm sức khỏe phụ nữ và gia đình, cùng có quan điểm
giống nhau cho rằng việc nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn phần lớn do tâm lý tò mò, muốn trãi nghiệm, muốn được sống thử như
thử một cái mới của giới trẻ.
Dư luận xã hội khi nhắc đến vấn đề nam nữ sống chung mà không có đăng
ký họ thường có thái độ không đồng tình. Qua một diễn đàn do Báo Tiền phòng
online thực hiện với câu hỏi "Có hay không mốt "sống thử" trong SV Việt Nam"
đã thu hút được sự quan tâm và chia sẻ của rất nhiều các bạn trẻ. Đa số các ý
kiến không đồng ý với hiện tượng này và có các chia sẻ: Bạn Nguyễn Minh Tâm
Email: cho rằng sống thử không những ảnh

hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc mà còn vi phạm pháp luật, ảnh
hưởng đến tương lai sau này; Bạn Hà Nam, đại học Công nghiệp thành phố Hồ
Chí Minh, Email: cho rằng như vậy là thiếu bản lĩnh. Bạn
Trần văn Quân Email: cho rằng giới trẻ cần tạo cho
mình một cuộc sống lành mạnh, trong sáng để góp phần tạo nên một xã hội văn
minh theo đúng nghĩa. Bạn Vũ Văn Nhượng Email: là


giáo viên Đại học sư phạm Thái Nguyên, có chia sẻ rằng thấy sinh viên sống với
nhau như vợ chồng và có thai đó là 1 điều tôi không thể tin được. Bạn Hoàng
Trọng Nhiên Email: cho rằng "Sống thử" là
sống buông thả và ích kỷ! Bạn Đỗ Thị Tiến Email: cho
rằng việc sống chung mà không đăng ký kết hôn là tự tin không đúng chỗ. Tuy
nhiên cũng có một số ít cho rằng có thể chấp nhận được đối với hiện tượng này,
cụ thể như: Bạn Nguyễn Đức Quân, lưu học sinh tại Trung Quốc cho rằng họ có
thể chịu trách nhiệm về bản thân, sống khá tình cảm với nhau. Một đọc giả ở địa
chỉ Email: chia sẽ rằng “Hãy để chúng tôi tự chịu trách
nhiệm với mình!”. Bạn Thạch Lâm Email: cho rằng
chỉ cần cẩn thận, không để xãy ra hậu quả xấu là được.
2. Quan điểm cá nhân về việc nam nữ sống chung như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn

 Nguyên nhân và hậu quả
Nguyên nhân của tình trạng sống chung như vợ chồng mà không đăng
ký kết hôn
Sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn, nếu như loại trừ nguyên
nhân luật hôn nhân và gia đình chưa có quy định về việc đăng ký kết hôn, thì
hiện nay, hiện tượng này diễn ra bất chấp quy định của pháp luật có thể chỉ đến
một số nguyên nhân như sau:
Nguyên nhân chủ quan từ phía những người nam nữ sống chung như vợ

chồng:
Thứ nhất, do cuộc sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, khó khăn trong vấn đề
kinh tế, chi tiêu. Khi sống xa nhà, chính sự thiếu thốn tình cảm đã đẩy những
cặp nam nữ yêu nhau đến với sự lựa chọn sống chung. Họ thấy rằng khi sống
chung sẽ có nhiều thời gian bên nhau hơn, có thể quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ,
chia sẻ với nhau nhiều hơn. Đối với vấn đề kinh tế, chi tiêu, khi sống chung với
nhau, một phần hai người sẽ cùng đỡ đần cho nhau, một phần khi chi tiêu chung
thì sẽ góp phần tiết kiệm hơn.


Thứ hai, do bị ảnh hưởng bởi trào lưu, sự tò mò và nhận thức nông cạn của
bản thân. Do suy nghĩ thiếu sâu sắc và có phần lệch lạc, nhiều bộ phận giới trẻ
cho rằng việc “sống thử” chính là suy nghĩ theo hướng mới hơn, hiện đại hơn và
phương Tây hơn. Họ thấy việc những người khác sống chung như vợ chồng như
vậy hoàn toàn vô hại và có hứng thú với việc đó. Họ không tính đến những hậu
quả, những tiêu cực của việc sống chung như vậy mà chỉ quan tâm đến sự ham
thích của bản thân.
Nguyên nhân khách quan từ phía những chủ thể có liên quan:
Thứ nhất, do gia đình quan tâm chưa đúng mực đến con cái và không có khả
năng quản lý con cái. Bên cạnh đa số trường hợp con đi học xa, bố mẹ không thể
ở bên để quan tâm cũng như nhắc nhở, uốn nắn cho con khi có những suy nghĩ
lệch lạc, việc bố mẹ mãi lo kiếm tiền, lo kinh doanh, làm việc đã đẩy con của họ
tới việc lựa chọn “sống thử”. Chính bố mẹ tạo cho con cái cảm giác thiếu thốn
tình cảm, chính bố mẹ buông lỏng để cho con có những suy nghĩ không đúng
đắn.
Thứ hai, sự quan tâm, giáo dục, tuyên truyền của những cơ quan, đơn vị có
liên quan chưa thực sâu sắc và hiệu quả. Trường học là môi trường giới trẻ tiếp
xúc nhiều nhất, tuy nhiên chính trường học, nơi có trách nhiệm giáo dục toàn
diện cho học sinh sinh viên lại chưa làm tốt công tác quản lý cũng như giáo dục
của mình.

Thứ ba, xã hội không quan tâm đến bộ phận giới trẻ hiện nay, có thái độ thờ
ơ, bàng quan với lối sống của họ. Mặc dù quan điểm của mỗi người về việc sống
thử là mỗi khác nhau, tuy nhiên họ chưa thể hiện rõ điều đó và họ không thể
hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Đơn cử như đối với những người
cho thuê phòng trọ, mặc dù họ biết việc “sống thử” của những người thuê phòng
của mình xong họ cố tình làm lơ và chấp nhận như thế dù răng họ biết như vậy
là không tuân thủ pháp luật… Hay bạn bè, thầy cô của những người “sống thử”
lựa chọn cách là im lặng hoặc làm ngơ thay cho việc báo với gia đình hay những
chủ thể có liên quan để xử lý, giáo dục, thuyết phục.
Hậu quả tình trạng sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn


Việc chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn và không có ý định
kết hôn để lại những hậu quả rất nghiêm trọng không chỉ đối với chính những
người này mà còn với cả gia đình, xã hội.
Đối với cá nhân những người này: Phân tâm trong học tập, làm việc, kết quả
giảm sút; Nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm; Nguy cơ mang thai ngoài ý
muốn; Dễ dẫn đến việc sứt mẻ tình cảm, làm tổn thương nhiều mối quan hệ khác
như gia đình, bạn bè; người thân quen… Một trong những hậu quả thấy rõ nhất,
gặp rất nhiều và để lại hậu quả nặng nề là hậu quả mang thai ngoài ý muốn.
Chính do mang thai ngoài ý muốn đã dẫn đến hiện tượng nạo phá thai không
ngừng tăng lên ở giới trẻ mà phần lớn là các sinh viên. Theo thống kê của bộ y
tế thì trong số các ca nạo phá thai ở nước ta hiện nay 25% là phụ nữ chưa lập gia
đình, 20% nữ vị không thể sinh con mà hậu quả của những lần phá thai để lại.
Và chính việc phá thai há thai sẽ mang đến những hậu quả về mặt thể lý và tâm
lý sau: Về mặt thể lý: Tăng nguy cơ bị các bệnh phụ khoa, sản khoa; Tổn thất ở
các cơ quan khác… Về mặt tâm lý: Mặc cảm tội lỗi, khuynh hướng tự tử; Cảm
giác mất mát, buồn rầu, thương tiếc, hối hận; Mất tự tin, giảm sự tôn trọng bản
thân; Xói mòn bản năng làm mẹ; Mất ham muốn tình dục…
Đối với xã hội: Gia tăng những tệ nạn xã hội; Khó khăn trong quản lý hành

chính, gây mất trật tự trị an…; Sự ảnh hưởng đến mỗi cá nhân cản trở sự phát
triển chung của một lớp người trong xã hội… Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay,
những tệ nạn xã hội ngày càng tăng, việc quả lý hành chính xã hội khó khăn ở
những thành phố lớn thì việc nam nữ sống chung không đăng ký kết hôn càng
gây nhiều khó khăn hơn cho công tác phòng chống tệ nạn xã hội và quản lý hành
chính. Bên cạnh đó, khi đất nước ngày càng phát triển, đứng trước nhiều thách
thức và cần sự chung sức của toàn xã hội thì chính sự suy thoái của bộ phận giới
trẻ, sự lũng đoạn ở những người trong độ tuổi lao động này là một tổn thất
không hề nhỏ.

 Bình luận về vấn đề sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Trước tiên, cá nhân tôi khẳng định là không đồng tình với việc nam nữ sống
chung mà không đăng ký kết hôn. Không xét đến bộ phận nhỏ những cặp vợ


chồng sống với nhau từ trước 3/1/1987 mà đã được khuyến khích đi đăng ký, chỉ
xét đến việc nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn mà
giới trẻ gọi là “sống thử” thì hoàn toàn không thể chấp nhận được. Bản thân tôi
đồng ý với quan điểm của các chuyên gia rằng: hiện tượng này mang lại nhiều
tiêu cực hơn là tích cực, tiêu cực lớn nhất và cũng là đầu tiên khi xét đến tâm lý
đó là sự chai sạn về cảm xúc, tình cảm; xét đến vấn đề xã hội thì xã hội sẽ mất đi
những tế bào là gia đình nếu như những người trẻ chỉ muốn sống như vợ chồng
mà không có bất cứ một sự ràng buộc chắc chắn và bền vững nào.
Nói đến nguyên nhân đến với việc “sống thử” không có nguyên nhân nào là
chính đáng và hợp lý. Nếu nói do gia đình ít quan tâm, nhà trường quản lý lơi
lỏng và xã hội thờ ơ mà các bạn chọn việc “sống thử” như một cách tối ưu để
tìm kiếm sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương thì hoàn toàn không đúng. Việc
sống xa nhà có thể thiếu thốn tình cảm và cần sự quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là
đối với việc đi học xa, đi làm ăn xa, khác văn hóa, khác lối sống thì càng cần
hơn sự chia sẻ. Nhưng những chia sẻ này hoàn toàn có thể đến từ những người

cùng giới với nhau, không nhất thiết cứ phải là nam nữ mà là một nam một nữ;
các bạn nam nữ khác giới cũng hoàn toàn có thể quan tâm, yêu thương và giúp
đở nhau một cách tận tình dù không sống chung. Nguyên nhân để tiết kiệm chi
phí càng khó chấp nhận vì đây là vấn đề có rất nhiều hướng giải quyết khác
nhau. Mỗi người có thể đi làm thêm, cơ hội việc làm ở những thành phố, những
khu đại học là rất lớn; ngoài ra, muốn tiết kiệm chi phí các bạn có thể ghép ở
chung cùng những bạn bè cùng giới. Nguyên nhân nữa là vì muốn có nhiều thời
gian ở cạnh nhau, vì tò mò, hiếu kỳ và vì chạy theo trào lưu. Lý do này càng khó
chấp nhận khi mà chính từ những suy nghĩ này đã có sự sai lệch trong suy nghĩ
và dẫn đến hành động sai lầm. Sự tò mò, hiếu kỳ hay vì chạy theo trào lưu, các
bạn đã đi quá xa. Suy nghĩ rằng tuổi trẻ thì được phép sai, “cứ sai đi vì cuộc đời
cho phép” hay dám đam mê dám sa ngã chỉ là những lời ngụy biện cho lối sống
buông thả, lệch lạc của giới trẻ hiện nay. Đứng trước những cám dỗ đó, mỗi cá
nhân cần bình tĩnh, cần cẩn thận và sáng suốt đưa ra lựa chọn. Việc các bạn đánh
giá sai sẽ dẫn đến hành động sai, hành động sai rồi đưa ra những lý do sai lệch


khác để ngụy biện hay chính là tự ru ngủ bản thân là không hợp lý. Ở tuổi các
bạn, ở vị trí các bạn là tuổi sống đúng với giá trị của bản thân, là học tập, làm
việc, là cống hiến, những suy nghĩ sai lệch kia chỉ xuất phát từ sự ích kỷ của cá
nhân.
Từ những nguyên nhân không hề chính đáng như vậy mà việc “sống thử” lại
dẫn đến những hậu quả không hề nhỏ, hậu quả không chỉ cho gia đình và xã hội
mà trước tiên là cho chính những người trong cuộc. Đối với bạn nữ, việc mang
thai ngoài ý muốn và nạo phá thai để lại những hậu quả có thể nhìn thấy rõ và cả
những hậu quả về lâu dài nữa. Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng đến tâm lý tình cảm
là những vết thương khó có thể lành được. Chính những bạn nữ sẽ là người có
cảm giác bị trở mặt bị phản bội, dần mất niềm tin vào tình cảm, vào những lời
hứa hẹn và cả mất niềm tin vào tương lại. Từ đó dẫn đến thờ ơ, vô cảm, sống
không có niềm tin và bất cần. Những suy nghĩ, cảm giác này càng làm xấu đi

cuộc sống của họ và ảnh hưởng lớn đến tương lai phía trước. Không chỉ đối với
bạn nữ, bạn nam cũng nhận lẫn những hậu quả không hề nhỏ. Việc một bạn nam
đã từng chung sống như vợ chồng với người khác trước hôn nhân sẽ bị đánh giá
bởi người đến sau và khó chấp nhận điều này. Khi bị cự tuyệt vì một quá khứ
không đẹp thì thường dẫn đến tâm lí chán nản, buông thả… dễ dẫn đến những tệ
nạn xã hội khác. Đồng thời, xuất hiện một biến thể tâm lý ở các bạn nam do
sống chung như vợ chồng trước hôn nhân là bạn nam rơi vào thế bị động hay nói
cách khác là quen vói thói ỉ lại mà tỏ ra thụ động trong công việc.
Với quan điểm cá nhân tôi cần lên án việc nam nữ sống chung như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn, đặc biệt là trong sinh viên. Một là, sống chung như
vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như là một hành động coi thường pháp luật.
Hai là, với những nguyên nhân hoàn toàn có thể khắc phục được mà lựa chọn
sống chung như vợ chồng để giải quyết để lại quá nhiều hệ quả. Ba là, nam nữ
sống chung không hướng đến mục đích xây dựng gia đình hạnh phúc làm mất
thuần phong mỹ tục, làm suy thoái đạo đức và giá trị tốt đẹp về tinh thần. Bốn
là, tùy tiện sống chung giữa nam nữ cổ động cho lối sống thiếu trách nhiệm của


giới trẻ đối với xã hội, là sự thể hiện và động viên cho lối sống ích kỷ, nó tạo
điều kiện cho sự xói mòn nhân cách con người mới.
3. Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng sống chung như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn

 Hoàn thiện pháp luật, tăng cường sự điều chỉnh của pháp luật.
Thứ nhất, yêu cầu đăng ký kết hôn đối với mọi trường hợp nam nữ kết hôn
với nhau. Để tạo điều kiện cho sự thống nhất trong quản lý dân cư, hộ tịch, với
những quan hệ vợ chồng cần được đăng ký đúng theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, việc yêu cầu đăng ký kết hôn đối với mọi trường hợp (kể cả những
trường hợp kết hôn trước khi Luật HN&GĐ 2014 có hiệu lực) nhằm đảm bảo
cho sự thống nhất trong quản lý cũng như trong hoạt động thực hiện pháp luật.

Thứ hai, cần có quy định cụ thể về vấn đề xác định cha của đứa trẻ do người
phụ nữ sinh ra trong giai đoạn sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn. Mặc dù nội dung xác định cha, mẹ, con đã được quy định trong Mục 2
Chương V Quan hệ giữa cha, mẹ và con tuy nhiên những nội dung này không
bao quát được vấn đề con sinh ra trong giai đoạn sống chung mà không đăng ký
kết hôn. Chính điều này dẫn đến thiệt thòi cho bà mẹ và cũng là khiếm khuyết
về tinh thần, về điều kiện phát triển cho trẻ em. Đồng thời, khi có quy định này
sẽ hạn chế được tình trạng nạo phá thai, người mẹ bỏ rơi trẻ sơ sinh…
 Loại trừ những nguyên nhân.
Thứ nhất, tăng cường vai trò, trách của gia đình, nhà trường và của toàn xã
hội đối với vấn đề này. Một là đối với gia đình, các gia đình phải là chủ thể đầu
tiên và quan trọng giáo dục con cái về giới tính, sinh sản; đồng thời gia đình cần
có các biện pháp nhắc nhở, kiểm soát, giáo dục các bạn trẻ nhận ra sai lầm của
việc “sống thử”… Hai là đối với nhà trường, cần tăng cường giáo dục, tuyên
truyền về vấn đề giới tính và sưc khỏe sinh sản nhằm nâng cao nhận thức cho
học sinh, sinh viên. Đồng thời, cần bổ sung đội ngũ giáo viên có chất lượng,
chuyên môn, am hiểu tâm lí học sinh, sinh viên để từ đó đễ dàng tuyên truyền,
phổ biến về vấn đề này; những giáo viên phải là những người gần gủi với sinh
viên, nắm bắt được những vấn đề phát sinh trong đời sống của sinh viên, cần có


sự can thiệp kịp thời đúng mực. Ba là, đối với xã hội, Nhà nước và các cơ quan
chức năng cần quan tâm hơn nữa về vấn đề quản lý dân cư, đặc biệt là đối với
những thành phố lớn, tập trung đông sinh viên, công nhân, người lao động từ
nhiều vùng, nhiều tỉnh thành. Tuyên truyền lối sống văn hóa, lành mạnh, tạo
không khí đoàn kết, quan tâm giữa những người chung sống trong một khu dân
cư. Tăng cường các đội tự quản, an ninh phường – quận quan. Đồng thời, làm
công tác tư tưởng đến các hộ dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, những
nguyên tắc, quy định của khu phố, đảm bảo văn minh, tiến bộ.
Thứ hai, mỗi cá nhân cần có tư duy độc lập, đạo đức là nền tảng và phải thực

sự trách nhiệm và bản lĩnh. Mỗi cá nhân đặc biệt là sinh viên cần học tập những
kiến thức về pháp luật để trước hết là tuân thủ pháp luật, đồng thời phải được
giáo dục đạo đức từ sớm để hiểu được những giá trị của thuần phong mỹ tục.
Bên cạnh đó, tự mỗi người phải hiểu được giá trị của bản thân, phải có tư tưởng
vững vàng, có bản lĩnh, không để bị ảnh hưởng bởi những trào lưu chưa rõ đúng
sai, hay dở trong xã hội. Mỗi công dân là phải sống có lý tưởng, sống có trách
nhiệm, không chỉ với bản thân mà phải cả với gia đình, với cộng đồng, với toàn
xã hội. Chính từ việc đánh giá đúng vị trí của bản thân, ý thức rõ giá trị của
mình và nhận thức rõ những vấn đề xã hội thì mỗi người sẽ không có hành động
sai lệch nữa. Mỗi cá nhân phải tự mình là người thầy, người cô, tự mình nhận về
cho mình những bài học, tự mình tôi luyện.


KẾT LUẬN
Bài tiểu luận đã chỉ ra được những quy định của pháp luật về tình trạng nam
nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Đồng thời bài tiểu luận
cũng đã chỉ ra được thực trạng của tình trạng này, trong đó có đưa ra nguyên
nhân và hậu quả của chính thực trạng đó. Trên cơ sở tình hình thực tế cũng đã
cung cấp thông tin về quan điểm của các chuyên gia và ý kiến của dư luận xã
hội. Thông qua đó cũng đã đưa ra quan điểm rõ ràng của mình mà những giải
pháp cơ bản nhất. Từ những nội dung mà bài tiểu luận đã đề cập đã góp phần
cũng cấp thông tin pháp luật và thực tế về tình trạng nam nữ sống chung mà
không đăng ký kết hôn. Việc đưa ra quan điểm, ý kiến cá nhân cũng một lần nữa
góp tiếng nói, ý kiến vào với dư luận xã hội và đưa ra những giải pháp nhất
định. Mong rằng chính từ những ý kiến chủ quan này sẽ gợi mở ra nhiều hơn
nữa những vấn đề mới để giải quyết, xử lý thấu đáo đối với tình trạng này.




×