Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

LUẬN VĂN Luật SỞ HỮU TRÍ TUỆ : Xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.55 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Quyền sở hữu trí tuệ là một trong những quyền ngày càng được quan tâm bảo
vệ trong xã hội ngày càng phát triển hội nhập. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển
ngày càng mạnh mẽ, trong thời đại kinh tế thì trường, khi mà lợi nhuận là mục
đích cuối cùng của các doanh nghiệp, các cá nhân… thì việc xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ ngày càng phổ biến. Một trong những nội dung của quyền sở hữu
trí tuệ dễ dàng và thường xuyên bị xâm phạm là quyền tác giả. Quyền tác giả có
phạm vi rộng, đối tượng nhiều và được bảo hộ tự động không qua đăng ký vì
vậy việc bảo hộ quyền tác giả cũng trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Chính
điều đó làm cho những hành vi xâm phạm quyền tác giả ngày càng nhiều. Để
khắc phục thực trạng xâm phạm, pháp luật đã có quy định về biện pháp xử lý
các vi phạm. Vậy các biện pháp ấy được quy định như thế nào? Việc thực hiện
các biện pháp ấy ra sao? Tất cả các biện pháp có phát huy tối đa hiệu quả? Để
trả lời những câu hỏi đó, em đã lựa chọn vấn đề: Xử lý hành vi xâm phạm quyền
tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành để nghiên cứu và thực
hiện bài tiểu luận.
I.
1.
a)


Quyền tác giả và hành vi xâm phạm quyền tác giả
Quyền tác giả
Khái niệm-đặc điểm
Khái niệm

Theo nghĩa khách quan: Quyền tác giả là tổng hợp các Quy phạm pháp luật
về quyền tác giả nhằm xác nhận và bảo vệ quyền tác giả, của chủ sở hữu quyền
tác giả; xác định nghĩa vụ của các chủ thể trong việc sử dụng tác phẩm văn học,
nghệ thuật, khoa học; quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi có
hành vi xâm phạm.


Theo nghĩa chủ quan: Quyền tác giả là tổng hợp các quyền, nghĩa vụ của tác
giả, chủ sở hữu quyền tác giả và các chủ thể có liên quan.
Từ khía cạnh là là một quan hệ pháp luật: Quyền tác giả là các quan hệ xã hội
trong việc tạo ra, sử dụng về quyền tác giả được xác lập giữa tác giả với chủ sở
hữu quyền tác giả; giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả với các chủ thể khác
thông qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.


Theo quy định của pháp luật, Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ có quy
định:
2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng
tạo ra hoặc sở hữu.
Quy định tại Điều 18. Quyền tác giả, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân
và quyền tài sản, cụ thể:
-

Quyền nhân thân được quy định tại Điều 19. Quyền nhân thân gồm:

+ Đặt tên cho tác phẩm;
+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh
khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén
hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự
và uy tín của tác giả.
-

Quyền tài sản được quy định tại Điều 20. Quyền tài sản gồm:

+ Làm tác phẩm phái sinh;

+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
+ Sao chép tác phẩm;
+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến,
mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.


Đặc điểm

Thứ nhất, đối tượng quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo, được bảo hộ
không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật: Với tư cách là đối
tượng của quyền tác giả, đối tượng được bảo hộ không phụ thuộc, căn cứ trên cơ
sở giá trị nội dung hay giá trị nghệ thuật. Đối tượng được bảo hộ chủ yếu chú
trọng vào tính mới, tính nguyên bản.
Thứ hai, quyền tác giả thiên về bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm: Quyền
tác giả được bảo hộ thông qua bảo hộ hình thức chứa đựng tác phẩm. Ý tưởng


tác phẩm, những định hình, những ý tưởng tác phẩm một khi chưa được thể hiện
dưới một hình thức cụ thể thì không thể nắm bắt, nhận thức được. Vì vậy bảo hộ
quyền tác giả là bảo hộ tác phẩm khi nó được tạo ra và thể hiện dưới một hình
thức biểu hiện nhất định.
Thứ ba, hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động: Quyền tác giả
được tự động bảo hộ căn cứ vào chính hành vi tạo ra tác phẩm của tác giả.
Khoản 1 Điều 6 cũng đã khẳng định về tự động bảo hộ. Tự động ở đây nghĩa là
không phải căn cứ trên việc đã công bố hay chưa, đã đăng ký hay chưa. Tự động
không có nghĩa là ngay lập tức khi có ý tưởng mà chỉ khi tác phẩm được thể
hiện dướng hình thức vật chất nhất định. Vậy thì chính xác căn cứ xác lập quyền
tác giả là căn cứ vào hành vi thể hiện tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức

vật chất nhất định và đảm bảo các điều kiện.
Thứ tư, quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối: đối với các quy
định của pháp luật, bao giờ vấn đề lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng cũng
được cân nhắc phù hợp. Đối với quyền tác giả, bên cạnh tôn trọng và bảo vệ lợi
ích cá nhân thì việc cân đối với lợi ích xã hội cũng được chú trọng. Từ đó, luật
sở hữu trí tuệ quy định quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối
nghĩa là không được tuyệt đối về thời gian, về phạm vi mục đích sử dụng. Về
thời gian, riêng đối với quyền tài sản có quy định thời gian bảo hộ và quyền
nhân thân, cũng có quyền quy định về thời gian bảo hộ bên cạnh những quyền
không giới hạn về thời gian. Về phạm vi mục đích sử dụng, đối với việc sử dụng
nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy,… nói chung là để phục vụ phát
triển giáo dục, khoa học công nghệ thì các chủ thể khác được phép sử dụng tác
phẩm mà không vi phạm quyền tác giả.
b)


Nguyên tắc bảo hộ
Nguyên tắc bảo đảm quyền tự do sáng tạo của cá nhân:

Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp cũng như quy định của luật dân sự,
tôn trọng quyền sáng tạo của cá nhân và quyền tự do, tự nguyện cam kết thỏa
thuận, luật sở hữu trí tuệ quy định nguyên tắc đảm bảo quyền tự do sáng tạo của
cá nhân. Một phần khuyến khích, thức đẩy sự tự do, sáng tạo của các nhân, một


phần tạo ra nguyên tắc xuyên suốt phục vụ cho việc xây dựng các quy định pháp
luật có liên quan. Trên cơ sở đó, nguyên tắc đảm bảo quyền tự do sáng tạo của
cá nhân được thế hiện như: Một là, luật sở hữu trí tuệ ghi nhận bảo hộ đa dạng
các đối tượng là đối tượng của quyền tác giả như: tác phẩm văn học, khoa học,
sách giáo khoa giáo trình; bài giảng, bài phát biểu, bài nói; tác phẩm sân

khấu….; Hai là, luật sở hữu trí tuệ quy định và bảo vệ đa dạng các quyền tác giả
đồng thời bảo đảm quyền tự do sáng tạo như: Quyền tự do sáng tạo trong chọn
lừa đề tài, chọn hình thức thể hiện, đặt tên tác phẩm…


Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng, tự định đoạt của các chủ thể

Trên cơ sở quy định về quyền bình đẳng giữa các công dân, các cá nhân, bình
đẳng trong quy định liên quan đến quyền tác giả được thể hiện: Một là, các cá
nhân có quyền tự do hoạt động sáng tạo khoa học nghệ thuật một cách bình
đẳng, không phân biệt giới tính, địa vị, dân tộc tôn giáo hay kể cả là quốc tịch;
Hai là, các chủ thể của quyền tác giả được bảo hộ một cách bình đẳng căn cứ
trên quy định của luật sở hữu trí tuệ, không phân biệt, không đặc quyền đặc lợi.
Quyền tự định đoạt của các chủ thể được thể hiện: các tác giả có quyền tự định
đoạt các quyền của mình trong phạm vi quyền tác giả của mình. Và để đảm bảo
cho sự bình đẳng cũng như sự tự nguyên định đoạt của các chủ thể, pháp luật có
quy định những chế tài để áp dụng khi có sự xâm phạm các nguyên tắc này.


Nguyên tắc bảo đảm không trùng lặp tác phẩm

Trên cơ sở đặc điểm của quyền tác giả là đối tượng của quyền tác giả luôn
mang tính sáng tạo, nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả đảm bảo không trùng lặp.
Bởi lẽ, sản phẩm trí tuệ của mỗi chủ thể là độc lập và không trùng lặp và sản
phẩm đó chỉ có giá trị khi đảm bảo được tính cá nhân. Việc để lan truyền, sao
chép một cách ồ ạt không kiểm soát vô hình chung làm mất đi giá trị của tác
phẩm. Tựu chung lại là nhằm tạo ra môi trường an toàn cho các chủ thể trong
phạm vi bảo hô quyền tác giả.
c)


Tác phẩm- Đối tượng quyền tác giả

Theo quy định tại Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ, quy định của công ước
Berne và Nghị định 100/2006/NĐ-CP, tác phẩm được bảo hộ bao gồm: Tác


phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể
hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói
khác; Tác phẩm báo chí; Tác phẩm âm nhạc; Tác phẩm sân khấu; Tác phẩm điện
ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là
tác phẩm điện ảnh); Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; Tác phẩm nhiếp
ảnh; Tác phẩm kiến trúc; Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa
hình, công trình khoa học; Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; Chương trình
máy tính, sưu tập dữ liệu; Tác phẩm phái sinh: tác phẩm dịch, phóng tác, cải
biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập, tuyển hợp.
Theo quy định tạo Khoản 7 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ: Tác phẩm là sản
phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất
kỳ phương tiện hay hình thức nào. Vậy thì tác phẩm trở thành đối tượng của
quyền tác giả khi:
-

Là kết quả của lao động sáng tạo
Phải được ấn định trên hình thức vật chất hoặc được thể hiện thông qua

2.

hình thức nhất định
Thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học.
Hành vi xâm phạm quyền tác giả


Hành vi xâm phạm quyền tác giả được hiểu là các hành vi xâm phạm đến nội
dung quyền tác giả, cụ thể là các quyền nhân thân, quyền tài sản. Trong Luật sở
hữu trí tuệ có quy định cụ thể các hành vi xâm phạm quyền tác giả tại
Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả cụ thể như:
+ Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
+ Mạo danh tác giả.
+ Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả hoặc không
được phép của đồng tác giả đó.
+ Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây
phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
+ Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả,
trừ trường hợp nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân


+ Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền
tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp
Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị
+ Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không
trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật,
trừ trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải
trả tiền nhuận bút, thù lao quy định tại Khoản 1 Điều 25
+ Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất
khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
+ Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm
đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà
không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
+ Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
+ Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác
giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
+ Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác

phẩm.
+ Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho
thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp
kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với
tác phẩm của mình.
+ Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
+ Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của
chủ sở hữu quyền tác giả.
II.

Quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý hành vi xâm phạm
quyền tác giả

Trên cơ sở quy định chung về Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Quyền
tác giả cũng là một trong những nội dung thuộc quyền sở hữu trí tuệ, nên cũng
được bảo hộ trên cơ sở các biện pháp xử lý vi phạm quyền sở hữu thông qua các
biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung.


1.
a)


Xử lý xâm phạm quyền tác giả bằng biện pháp dân sự
Khái niệm-căn cứ áp dụng
Khái niệm

Xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả bằng biện pháp dân sự là một trong
những biện pháp xử lý hành vi vi phạm quyền tác giả nói theo đó tác giả hoặc
chủ sở hữu quyền tác giả bị thiệt hại do những hành vi xâm phạm gây ra có thể

yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, ngay cả khi đang áp dụng biện pháp hành
chính hoặc hình sự.

-

Căn cứ áp dụng:
Căn cứ pháp lý: Các quy định tại chương XVII Xử lý xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự; Các quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự

-

(Điều 26; Điều 28; Điều 35; Điều 37)
Căn cứ thực tiễn: có hành vi xâm phạm quyền tác giả và có yêu cầu của
tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả bị thiệt hại do những hành vi xâm

b)

phạm gây ra.
Các biện pháp dân sự-biện pháp khẩn cấp tạm thời

Các biện pháp dân sự cụ thể được quy định tại Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ
bao gồm:
+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
+ Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
+ Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
+ Buộc bồi thường thiệt hại;
+ Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm
mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện
được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền

của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Trên căn cứ các quy định về các biện pháp dân sự cụ thể tại điều 202, căn cứ
vào tình hình thực tiễn, Tòa án có thể quyết định áp dụng một trong các biện
pháp dân sự kể trên.
Bên cạnh đó, tại Điều 207 Luật sở hữu trí tuệ cũng có quy định về Các biện
pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:


+ Thu giữ;
+ Kê biên;
+ Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển;
+ Cấm chuyển dịch quyền sở hữu
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng đối với hàng hoá bị nghi ngờ
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả quyền tác giả. Việc áp dụng các
biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng
dân sự.
c)


Thẩm quyền áp dụng-trình tự thủ tục
Thẩm quyền:

Khi xãy ra hành vi xâm phạm và có yêu cầu của bị hại, thẩm quyền áp giải
quyết thực hiện theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự 2015. Căn cứ vào các
quy định tại Điều 26; Điều 28; Điều 35; Điều 37 Bộ luât tố tụng dân sự 2015,
theo đó, thẩm quyền được xác định theo từng trường hợp cụ thể:
(1)

Tranh chấp thuần túy là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án


(2)

nhân dân cấp huyện
Tranh chấp thuần túy là tranh chấp dân sự nhưng đương sự hoặc đối
tượng quyền tác giả ở nước ngoài thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp

(3)

tỉnh
Tranh chấp quyền tác giả giữa các cá nhân, tổ chức với nhau đều có mục
đích lợi nhuận được coi là tranh chấp thương mại, kinh doanh thuộc thẩm
quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Theo quy định tại Điều 210 Luật sở hữu trí tuệ có quy định về thẩm quyền áp
dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, theo đó được thực hiện theo quy định tại
Chương VIII Bộ luật tố tụng dân sự; theo đó được thực hiện theo quy định tại
chương VIII Các biện pháp khẩn cấp được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự
2015
d)

Bồi thương thiệt hại

Nội dung chủ yếu, quan trọng và cũng là ưu điểm lớn nhất trong biện pháp
dân sự chính là việc Bồi thường thiệt hại. Thông qua biện pháp dân sự, chủ thể


bị xam hại có thể yêu cầu bồi thường và được bồi thường phù hợp nhằm khắc
phục và bù đắp cho những thiệt hại mà bên vi phạm đã gây ra.
Trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, Luật sở hữu trí tuệ cũng có quy định một số nội dung liên quan đến bồi

thường thiệt hại như: Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ (Điều 210); Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ (Điều 205);


Nguyên tắc xác định thiệt hại (Điều 204) theo đó, thiệt hại do hành vi xâm
phạm quyền tác giả được xác định

+ Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và tinh thần: Thiệt hại về vật chất
bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về
cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại. Thiệt hại về
tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và
những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học; người biểu diễn…
+ Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể
quyền tác giả phải chịu do hành vi xâm phạm quyền tác giả gây ra.


Căn cứ xác định mức bồi thường (Điều 205) theo đó, mức bồi thường do
hành vi xâm phạm quyền tác giả được xác định:

+ Căn cứ xác định bồi thường về vật chất
+ Căn cứ xác định bồi thường về tinh thần
+ Chi phí hợp lý để thuê luật sư
2.
a)


Xử lý xâm phạm quyền tác giả bằng biện pháp hành chính
Khái niệm-căn cứ áp dụng

Khái niệm

Xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả bằng biện pháp hành chính là một
trong những biện pháp xử lý hành vi vi phạm quyền tác giả theo đó cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền
tác giả của cá nhân, tổ chức chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


Căn cứ áp dụng


-

Căn cứ pháp lý: Quy định tại Điều 211, Điều 213, Điều 214, Điều 215
Luật sở hữu trí tuệ; Luật xử lý vi phạm hành chính; Ngị định

-

105/2006/NĐ-CP; Nghị định 131/2013/NĐ-CP;…
Căn cứ thực tiễn: có hành vi xâm phạm thuộc trường hợp quy định tại các

b)

căn cứ pháp lý kể trên.
Các hành vi vi phạm quyền tác giả bị xử lý hành chính

Các hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định cụ thể tại Nghị định
131/2013/NĐ-CP bao gồm một số hành vi như:
+ Hành vi vận chuyển, tàng trữ hàng hóa sao chép lậu (Điều 8)
+ Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm (Điều 9)

+ Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm (Điều 10)
+ Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm (Điều 11)
+ Hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh (Điều 12)
+ Hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn tác phẩm trước công chúng
(Điều 13)
+ Hành vi xâm phạm quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện
ảnh, chương trình máy tính (Điều 14)

c)


Hình thức xử phạt-biện pháp hành chính khác
Hình thức xử phạt

Căn cứ vào Điều 21 quy định về các hình thức xử phạt và các điều luật quy
định cụ thể các hình thức xử phạt như Điều 22; Điều 23; Điều 24… Luật xử lý
vi phạm hành chính; Quy định tại Điều 214 Luật sở hữu trí tuệ, theo đó có các
hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả:
(1)
(2)

Hình phạt chính: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền
Hình phạt bổ sung: Tịch thu hàng hoá giả mạo, nguyên liệu, vật liệu,
phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả
mạo; Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra
vi phạm.


Đối với hình phạt chính, có thể chọn một trong 2 hình phạt đã được quy định,
riêng đối với hình phạt bổ sung có thể áp dụng cùng lúc nhiều biện pháp bổ

sung.


Biện pháp khắc phục hậu quả

Căn cứ vào Điều 28 quy định về Biện pháp khắc phục hậu quả và các quy
định cụ thể tại các điều như: Điều 29; Điều 30; Điều 31; Điều 32… Luật xử lý vi
phạm hành chính; Quy định tại Điều 214 Luật sở hữu trí tuệ, có các biện pháp
khắc phục hậu quả có thể áp dụng đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả:
+ Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích
thương mại đối với hàng hoá giả mạo, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được
sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo với điều kiện không
làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền tác giả;
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm
quyền tác giả hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo, phương tiện, nguyên
liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá
giả mạo sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.


Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính

Căn cứ quy định tại Chương I Phần thứ 4 Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm
xử phạt hành chính Luật xử lý vi phạm hành chính; Quy định tại Điều 215 Luật
sở hữu trí tuệ, các Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính đối với
hành vi xâm phạm quyền tác giả gồm:
+ Tạm giữ người;
+ Tạm giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm;
+ Khám người;
+ Khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu hàng hoá, tang vật,
phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ;

+ Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính.
Các biện pháp này được áp dụng khi: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;


Tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm có biểu
hiện trốn tránh trách nhiệm; Nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính.
d)

Thẩm quyền-trình tự thủ tục

Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tại Luật
xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 131/2013/NĐ-CP. Bên cạnh đó, Điều
200 Luật sở hữu trí tuệ có quy định về Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ, trên cơ sở đó có thể xác định thẩm quyền xử lý vi phạm
quyền tác giả thuộc về: cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải
quan…
Trình tự thủ tục được thực hiện theo quy định của Luật hành chính về
trình tự thủ tục xử lý vi phạm hành chính.
3.
a)


Xử lý xâm phạm quyền tác giả bằng biện pháp hình sự
Khái niệm-căn cứ áp dụng
Khái niệm

Biện pháp hình sự là một trong những biện pháp xử lý hành vi vi phạm

quyền tác giả theo đó hành vi xâm phạm quyền tác giả của cá nhân, tổ chức là
hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội cấu thành tội phạm thì cá nhân, tổ chức
đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
-

Căn cứ áp dụng
Cơ sở pháp lý: Điều 170a Bộ luật hình sự, các quy định khác liên quan

-

trong Bộ luật hình sự; Điều 212 Luật sở hữu trí tuệ
Cơ sở thực tiễn: Có hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội; đầy đủ các

b)

dấu hiệu cấu thành tội phạm
Hành vi vi phạm quyền tác giả bị xử lý hình sự



Căn cứ trên quy định tại Điều 170a Bộ luật hình sự và Điều 212 Luật sở hữu
trí tuệ, các hành vi xâm phạm quyền tác giả bị xử lý hình sự là hành vi xâm
phạm có yếu tố cấu thành tội phạm, cụ thể:
+ Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình có quy mô thương mại
+ Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao
bản ghi hình có quy mô thương mại
c)

Hình thức xử lý hình sự



Theo quy định tại Điều 170a Bộ luật hình sự, các hình phạt có thể áp dụng
đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả:
+ Phạt tiền: cao nhất đến một tỷ động
+ Phạt cải tạo không giam giữ: cao nhất đến 2 năm
+ Phạt tù có thời hạn: cao nhất đến 3 năm
Ngoài ra còn có hình phạt bổ sung như: phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến
hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ một năm đến năm năm.
d)


Thẩm quyền-trình tự thủ tục
Thẩm quyền:

Thẩm quyền được xác định theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, theo
đó, thẩm quyền được xác định thuộc về Tòa án nhân dân dựa trên các căn cứ
như: Căn cứ vào sự việc, Căn cứ vào mức độ vụ án; Căn cứ vào lãnh thổ… Theo
đó, thẩm quyền có thể thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án nhân
dân cấp tỉnh sẽ xét xử sơ thẩm.


Trình tự thủ tục

Trình tự thủ tục được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự,
theo đó đảm bảo các nguyên tắc tố tụng cũng như các nguyên tắc xét xử.
III.

Thực tiễn áp dụng


Thực tế cho thấy, các hành vi xâm phạm quyền tác giả rất phổ biến và đa
dạng. Sự phổ biến thể hiện ở chỗ có thể bắt gặp các hành vi xâm phạm quyền tác
giả ở mọi nơi, thuộc mọi đối tượng, mọi tầng lớp. Sự đa dạng thể hiện ở hành vi
xâm phạm được thể hiện ở rất nhiều hình thức, rất nhiều mức độ khác nhau. Các
hành vi xâm phạm này có thể là cố ý, vì mục đích thương mại hoặc các mục
đích khác những cũng có thể là vô ý do sự thiếu hiểu biết, thiếu tôn trọng pháp
luật. Có thể kể đến những hành vi xâm phạm quyền tác giả thường xuyên bắt
gặp như: Hành vi sao chép, photo giáo trình, tài liệu để bày bán ở các quán
Photo copy; Hành vi sản xuất, buôn bán sách lậu; sao chép băng đĩa;… Bên
cạnh những hành vi sao chép một cách thủ công với số lượng nhỏ thì có những
hành vi vi phạm rất trầm trọng và tinh vi. Thực tiễn có rất nhiều hành vi vi phạm


như vậy, cho nên việc Xử lý các hành vi vi phạm càng trở nên quan trọng hơn
bao giờ hết, thực tiễn áp dụng các biện pháp xử lý trên thực tiễn đã phản ánh các
khía cạnh sau đây:
1.

Kết quả đạt được

Thứ nhất, cùng với những quy định của pháp luật và hệ thống các cơ quan có
thẩm quyền trong áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm quyền tác giả đã thành
lập được cơ sở bảo vệ cho tác giả và các chủ sở hữu quyền tác giả đảm bảo
quyền hợp pháp của mình. Các tác giả cũng như các chủ sở hữu quyền tác giả,
căn cứ trên các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đồng thời căn cứ
trên các quy định về biện pháp xử lý vi phạm đã có những động thái vận dụng
các quy định của pháp luật vào thực tế để bảo vệ quyền lợi của mình. Ví dụ như:
hai nghệ sĩ hài Xuân Bắc và Tự Long đã kiện Công ty cổ phần Hãng phim DMC
vì có hành vi xâm phạm quyền tác giả, lợi dụng tên tuổi của họ trong nhiều đĩa
phát hành trong dịp tết năm 2013. Đây là một trong những biểu hiện cho việc

các chủ thể quyền tác giả đã biết và vẫn dụng các quy định của pháp luật để bảo
vệ quyền của mình.
Thứ hai, quy định của pháp luật cũng cấp cho chủ thể quyền tác giả các công
cụ phương tiện đa dạng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cùng với
quy định về các biện pháp tự bảo vệ, việc quy định các biện pháp xử lý hành vi
xâm phạm tạo ra cho chủ thể quyền tác giả nhiều lựu chọn hơn trong quá trình
áp dụng pháp luật, bảo vệ quyền của mình. Đơn cử như đối với biện pháp dân
sự, một trong những biện pháp có thể áp dụng ngay cả khi đang áp dụng biện
pháp khác và có thể mang lại hiệu quả về kinh tế thông qua chế định về bồi
thường.
Thứ ba, trên thực tế, việc áp dụng biện pháp hành chính phát huy được tốt
nhất hiệu quả. Bởi lẽ, liên quan đến xử phạt hành chính có hẳn một hệ thống các
Văn bản quy phạm quy định chặt chẽ về nội dung này, thủ tục áp dụng nhanh
chóng, đơn giản hơn so với biện pháp hình sự, đồng thời có tính cưỡng chế cao
hơn so với biện pháp dân sự.
2.

Bất cập-tồn tại


Mặc dù bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận, xong cùng với sự
phát triển của xã hội, những hành vi vi phạm ngày càng nhiều. Chỉ ra một số vụ
khiếu nại, khiếu kiện quyền tác giả tiêu biểu ta có thể hình dung được thực trạng
vi phạm quyền tác giả như sau: Vụ khiếu nại đến Cục Bản quyền tác giả về tác
giả của bài “Tiến Quân Ca”; Vụ phát hành bộ phim nhựa "Vị đắng tình yêu" Tập
2, người được uỷ nhiệm phát hành đã in trái phép một bản phim nhựa đem đi
chiếu thu lơi; Vụ Nguyên đơn Phạm Thị Hà, nhà báo công tác tại “Thời báo kinh
tế Việt Nam” khởi kiện Bị đơn – Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin vi phạm
quyền tác giả… Theo số liệu của Tòa án nhân dân tối cao, từ ngày 01/7/2006
cho đến ngày 22/6/2009 toàn ngành Tòa án thụ lý được 108 vụ án tranh chấp về

quyền sở hữu trí tuệ trong đó chiếm đa số là tranh chấp về quyền tác giả với 90
vụ. Thực tế cũng phản ánh những vi phạm về sao chép và truyền tải trái phép là
phổ biến nhất. Việc sao chép, truyền tải bên cạnh được thực hiện thông qua các
bản bằng giấy, đóng sách… thì một trong những hình thức phổ biến hơn cả là
thông qua mạng Internet. Thực tế xãy ra như vậy một phần là do ý thức của các
cá nhân, hiểu biết pháp luật của các cá nhân những cũng là do quy định của pháp
luật về xử lý chưa chặt, chế tài đặt ra chưa đảm bảo:
Thứ nhất, quy định của pháp luật về biện pháp xử lý còn nhiều điểm chưa
phù hợp. Một là, đối với biện pháp dân sự, liên quan đến nguyên tắc xác định
thiệt hại được quy định tại Điều 204 rất khó áp dụng trên thực tế ở nội dụng:
giảm sút về thu nhập, lợi nhuận. Bởi lẽ, nguyên tắc chỉ phải bồi thường thiệt hại
do hành vi xâm phậm gây ra, xong việc thu nhập lợi nhuận giảm sút bên cạnh
việc do hành vi xâm hại gây ra thì còn do nhiều yếu tố khác. Vì vậy việc xác
định thiệt hại là rất khó khăn. Hai là, đối với quy định tại Điều 170a Bộ luật
hình sự, quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả, chỉ ra hành vi nguy hiểm
đáng kể cho xã hội ở đây phải là hành vi xâm phạm có tính thương mại. Xong
tính thương mại được hiểu như thế nào thì vẫn chưa được quy định rõ. Đây là
một trong những kẽ hở cho các chủ thể xâm phạm. Điều này biểu hiện trên thực
tế có rất ít vụ án hình sự về xâm phạm quyền tác giả và hầu như không có.


Thứ hai, năng lực của các cơ quan có thẩm quyền trong áp dụng các biện
pháp xử lý vi phạm còn yếu kém . Bản thân hệ thống toà án chưa đủ năng lực xét
xử và thực thi về quyền tác giả. Chính vì sự lúng túng trong xử lý các tranh chấp
về quyền tác giả đã tạo nên tâm thế coi thường pháp luật của chủ thể vi phạm và
sự nghi ngờ, bất mãn của chủ thể bị xâm phạm. Chưa có những Tóa án chuyên
môn, chuyên trách cũng như những thẩm phán có hiểu biết chính xác và sâu sắc
về lĩnh vực sở hữu trí tuệ nên bên cạnh việc chậm trễ trong xử lý còn có những
trường hợp xử lý không thực thấu đáo, hợp lý. Đối với những cơ quan có thẩm
quyền và chuyên môn xác minh chất lượng hàng hóa (các mặt hàng, sản phẩm

có phải là hàng thật hay là hàng hóa giả, xâm phạm quyền tác giả) trình độ vẫn
chưa thực sự cao, đủ đáp ứng yêu cầu phát hiện những vi phạm ngày càng tinh
vi của các chủ thể vi phạm.
Thứ ba, thủ tục giải quyết rườm rà, mất thời gian và chi phí, không đảm bảo
cho tính kịp thời, nhanh chóng bảo hộ quyền tác giả đồng thời gây tốn kém, tổn
thất đối với chủ thể bị xâm hại. Dù là đối với biện pháp hành chính, hình sự hay
dân sự cũng đều phải tiến hành đúng đủ các thủ tục trên cơ sở quy định của pháp
luật và một trong những quy định chặt chẽ và có vẻ rắc rối nhất là thủ tục tố
tụng, trong đó có tố tụng dân sự. Biện pháp dân sự là biện pháp thường được ưu
tiên lựa chọn nhưng lại có thủ tục khá rườm ra gây khó khăn rất nhiều cho chủ
thể bị xâm hại quyền tác giả.
Thứ tư, việc lạm dụng biện pháp hành chính gây tổn thất không nhỏ cho
những chủ thể quyền tác giả. Bởi tính nhanh chóng, kịp thời và tính cướng chế
của biện pháp hành chính, trước mỗi vi phạm quyền tác giả, thường biện pháp
được áp dụng là biện pháp hành chính. Sau khi áp dụng biện pháp hành chính,
nếu không có thông báo về hành vi vi phạm từ phía cơ quan có thẩm quyền đối
với chủ thể quyền tác giả bị xâm phạm sẽ rất khó để các chủ thể này có thể chủ
động áp dụng các biện pháp khác để bảo vệ quyền lợi của mình. Bản chất hành
vi vi phạm quyền tác giả xâm phạm lợi ích đầu tiên là lợi ích của chủ thể quyền
tác giả, nếu lạm dụng quá mức biện pháp hành chính thì chỉ bảo vệ được lợi ích


xã hội, lợi ích công cộng mà bô hình chung bỏ qua lợi ích quan trọng cần được
bảo vệ hơn cả là lợi ích cá nhân chủ thể bị xâm hại.
IV.
1.

Giải pháp hoàn thiện
Hoàn thiện hệ thống pháp luật


Thứ nhất, cần có quy định chặt chẽ hơn, phù hợp hơn và hướng dẫn cụ thể về
các biện pháp xử lý vi phạm quyền tác giả. Một là, cần khắc phục ngay những
kẽ hở trong quy định của pháp luật như đã kể trên. Ví dụ như đối với tính
thương mại trong quy định tại Điều 170a Bộ luật hình sự, cần có hướng dẫn rõ
về mức độ nào gọi là có tính thương mại: thu lợi nhuận từ bao nhiêu tiền; vốn
đầu tư bao nhiêu tiền; giá trị hàng hóa vi phạm là bao nhiêu tiều… Hai là, quy
định một cách chặt chẽ đồng thời tránh trùng lặp, chồng lấn giữa các quy định
giữa các ngành luật có liên quan hay giữa các văn bản pháp luật có liên quan.
Thứ hai, nghiên cứu xây dựng luật, văn bản luật điều chỉnh riêng và cụ thể
đối với quyền tác giả. Bởi lẽ quyền tác giả có phạm vi khá rộng, đối tượng khá
nhiều và là một trong những quan hệ xã hội phổ biến trong xã hội. Chính quyền
tác giả và việc bảo hộ quyền tác giả có tác động mạnh mẽ đến sự sáng tạo, đóng
góp và cống hiến của mỗi cá nhân cho xã hội. Vì vậy cần có những chế định,
quy đỉnh đảm bảo cho quyền này được thực hiện tốt nhất.
2.
a)

Tăng cường vai trò của các cơ quan có thẩm quyền
Đối với cơ quan Tòa án nhân dân

Thứ nhất, xây dựng hệ thống tòa án chuyên trách trong lĩnh vực Sở hữu trí
tuệ nói chung, đối với lĩnh vực quyền tác giả nói riêng để giải quyết vừa nhanh
chóng kịp thời, vừa chính xác đúng đắn các vụ việc có tính đặc thù. Có thể đặt
bên cạnh các tòa án chuyên môn cấp cao như Tòa kinh tế, Tòa hôn nhân gia
đình… một cơ quan chuyên môn, chuyên phụ trách giải quyết các vụ án, vụ việc
liên quan đến Sở hữu trí tuệ.
Thứ hai, nâng cao năng lực thẩm phán. Đối với những vụ án trong lĩnh vực
dân sự nói chung, thẩm phán có vai trò hết sức quan trọng trong đưa ra phán
quyết, phán quyết của tòa án cần chính xác, hợp pháp và hợp lý. Để đảm bảo
được điều đó, thẩm phán trước hết phải có kiến thức pháp luật sâu rộng, phải có

chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Vì vậy, cần có những chương trình bồi


dưỡng, đào tạo những thẩm phán có năng lực, chuyên trách, đặc biệt là đối với
lĩnh vực Sở hữu trí tuệ-một trong những linh vực yêu cầu chuyên môn cao.
b)

Đối với cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp hành chính

Thứ nhất, cần quy định rõ thẩm quyền của các cơ quan, cá nhân có thẩm
quyền áp dụng biện pháp hành chính. Như đã phân tích ở trên, biện pháp hành
chính tỏ ra rất hiệu quả trong xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả xong
không đảm bảo được quyền lợi của người bị xâm hại. Vì vậy, để hạn chế được
việc quá lạm dụng biện pháp hành chính, cần quy định rõ thẩm quyền của các cơ
quan này, từ đó có sự áp dụng phù hợp biện pháp hành chính, vừa bảo đảm
quyền lợi chung vừa cân đối với quyền lợi của cá nhấn.
Thứ hai, xây dựng hệ thống các cơ quan kiểm tra, điều tra, kiểm định có tổ
chức và có chuyên môn. Để đảm bảo cho các biện pháp được áp dụng kịp thời,
đúng đắn khi có hành vi vi phạm thì trước tiên cần đảm bảo các hành vi vi phạm
phải được phát hiện nhanh chóng. Để thực hiện được điều này đặt ra yêu cầu rất
cao đối với các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong kiểm tra, kiểm định. Vì
vậy, bên cạnh nâng cao trình độ pháp luật cho các chủ thể này thì việc nâng cao
nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cũng là một trong những nội dung cần chú ý.
3.
a)

Nâng cao trách nhiệm của cá nhân và của toàn xã hội
Đối với cá nhân

Nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức của cá nhân trong việc tự bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Luật sở hữu trí tuệ là một trong những
ngành luật khá mới, có các quy định mang tính chuyên môn cao, để tiếp cận với
ngành luật này cần có kế hoạch cụ thể. Để hiểu đúng và đủ những quy định của
pháp luật, cần có những cơ quan, tổ chức đứng đầu có nhiệm vụ tuyên truyền,
giáo dục đối với các cá nhân.
b)

Đối với toàn xã hội

Vì ý nghĩa và vai trò quan trọng của đóng góp mà tác giả cũng như chủ sở
hữa quyền tác giả đối với xã hội, toàn xã hôi cũng cần có trách nhiệm trong việc
bảo vệ quyền tác giả. Để phát huy trách nhiệm của toàn xã hội trước tiên cần
tuyên truyền, phổ biến những giá trị, ý nghĩa của quyền tác giả và bảo vệ quyền


tác giả đối với toàn xã hội. Trên cơ sở đó, tuyên truyền và giáo dục pháp luật
đến với toàn xã hội. Để thực hiện được nội dung này cần có sự phân hóa đối
tượng để lựa chọn biện pháp, hoạt động phù hợp. Có thể kể đến những hoạt
động như: Thông qua các chương trình được phát trên Vô tuyến truyền hình; các
bài báo trên cách trang chuyên ngành…


KẾT LUẬN
Bài tiểu luận đã cơ bản chỉ ra được những quy định của pháp luật về Xử
lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, từ đó đối chiếu với việc thực hiện các quy
định này trên thực tế. Qua các quy định của pháp luật cũng như việc thực hiện
các quy định đó, nhìn nhận ra được vấn đề còn tồn tại trong cả quy định của
pháp luật lẫn quá trình áp dụng pháp luật. Thông qua bài tiểu luận, cá nhân em
cũng đã đưa ra những quan điểm của riêng mình về các giải pháp để khắc phục
những hạn chế trong quy định của pháp luật và áp dụng quy định của pháp luật

về xử lý hành vi vi phạm quyền tác giả.Tuy bài viết còn mang tính chất chủ quan
của bản thân nhưng qua bài tiểu luận này, em mong sẽ góp phần nhỏ vào sự phát
triển, củng cố và hoàn thiện pháp luật cũng như là việc thực hiện các quy định
của phát luật liên quan đến nội dung này để việc Xử lý hành vi vi phạm quyền
tác giả ngày càng hiệu quả hơn, hạn chế được tối đa những hành vi vi phạm.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình luật sở hữu trí tuệ, NXB Công An
nhân dân.
2.Luật sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi, bổ sung 2009), NXB Lao Động
3. Hoàng Tuấn Anh-Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và du lịch,Giải pháp khắc
phục tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, />4.Công Anh-Cục bản quyền tác giả,Hội thảo thực thi quyền tác giả, quyền liên
quan, />d=1450:hi-tho-v-thc-thi-quyn-tac-gi-quyn-lien-quan&catid=53:cac-hot-ng-bo-hqtg-qlq-ti-vn&Itemid=104



×