Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

ĐỀ án - thực trạng xuất khẩu của VN và hướng phát triển bền vữngx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.19 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA THƯƠNG MẠI

ĐỀ ÁN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU BỀN VỮNG
2011- 2020
GVHD: ThS. Ngô Quang Mỹ

SVTH: Huỳnh Đăng Phước
Lớp: 36k1.2

Đà Nẵng, 5/2013


ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾC KINH DOANH QUỐC TẾC TẾ

MỤC LỤCC LỤC LỤCC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ.....................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 4
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................................5
1.1

Phát triển bền vững......................................................................................................5

1.2

Xuất khẩu bền vững.....................................................................................................6


1.2.1 Khái niệm và nội dung xuất khẩu bền vững..............................................................6
1.2.2

Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững.............................................................8

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM.....................................................12
2.1 Tình hình chung.............................................................................................................12
2.2 Xuất khẩu theo thị trường..............................................................................................14
2.3 Xuất khẩu theo mặt hàng...............................................................................................16
2.4 Sự phù hợp và dịch chuyển của các mặt hàng theo thị trường.......................................18
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam......................................................21
2.5.1 Các yếu tố đầu vào nhập khẩu và quan hệ với xuất khẩu........................................22
2.5.2 Quốc gia nhỏ tham gia thị trường tồn cầu.............................................................23
2.5.3 Chính sách và chương trình khuyến khích xuất khẩu.............................................24
2.5.4 Chuyển đổi cơ cấu phù hợp với định hướng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.............25
2.6 Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam với các tiêu chí phát triển bền vững........25
2.6.1 Quy mơ, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu....................................................................25
2.6.2 Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu..........................................................................26

GVHD: Ths. Ngô Quang Mỹ

2


ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾC KINH DOANH QUỐC TẾC TẾ
2.6.3 Đóng góp của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô......27
2.6.4 Xuất khẩu và các vấn đề môi trường.......................................................................28
2.6.5 Xuất khẩu và tác động đến các vấn đề xã hội.........................................................30
CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM
................................................................................................................................................. 31

3.1 Định hướng phát triển xuất khẩu bền vững 2011- 2020.................................................31
3.1.1 Định hướng chung..................................................................................................31
3.1.2 Định hướng phát triển ngành hàng..........................................................................31
3.1.3 Định hướng phát triển thị trường............................................................................32
3.2 Một số chính sách và giải pháp định hướng phát triển xuất khẩu bền vững..................33
3.2.1 Giải pháp chung......................................................................................................33
3.2.2 Giải pháp cụ thể......................................................................................................34
KẾT LUẬN............................................................................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................40

GVHD: Ths. Ngô Quang Mỹ

3


ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾC KINH DOANH QUỐC TẾC TẾ

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam
giai đoạn 2005 – 2012
Biểu đồ 2: Tăng trưởng cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm Việt
Nam 2011
Biểu đồ 3: Khả năng cung ứng nội địa và tăng trưởng cầu thị trường quốc tế
của hàng xuất khẩu Việt Nam 2011
Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất 2012 và so sánh với
năm 2011 của Việt Nam
Biểu đồ 5: Xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường chính 2012 và so sánh
với năm 2011 của Việt Nam
Biểu đồ 6: Dung lượng thị trường và mức tăng trưởng cung của thế giới của

hàng nhập khẩu của Việt Nam 2011

Trang
12
14
16
17
19
21

LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển bền vững đang trở thành xu thế tất yếu mang tính tồn cầu, là mục tiêu phấn
đấu của các quốc gia trên thế giới. Xét một cách chung nhất, phát triển bền vững là sự phát
triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến việc thỏa mãn
nhu cầu của các thế hệ trong tương lai. Đó là sự đảm bảo về chất của sự phát triển, sự hài hòa
giữa mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường.

GVHD: Ths. Ngô Quang Mỹ

4


ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾC KINH DOANH QUỐC TẾC TẾ
Ở Việt Nam, phát triển xuất khẩu là định hướng chiến lược quan trọng trong đường lối
phát triển kinh tế. Trong những năm đổi mới, xuất khẩu là một trong những động lực chủ yếu
của tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết một số vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường. Tuy
nhiên, xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng
xuất khẩu chưa cao, chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, xuất khẩu chưa thể hiện xu thế cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xuất khẩu cịn thâm dụng q mức tài ngun thiên nhiên, gây ô
nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái. Hoạt động xuất khẩu làm nảy sinh một số vấn đề

về xã hội như bất bình đẳng trong việc chia sẻ lợi ích từ xuất khẩu.
Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, giai đoạn phát triển nhanh và bền vững,
cần thiết phải khắc phục những hạn chế nói trên. Cụ thể là cần có những chính sách để nâng
cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng giá trị,
hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường. Xuất khẩu phải góp phần vào
giải quyết các vấn đề xã hội như tăng việc làm, thu nhập, hạn chế bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập...
Đảm bảo phát triển xuất khẩu bền vững cần có những chính sách đúng đắn và phù hợp,
được xây dựng trên cơ sở khoa học, tính đến một cách hài hịa giữa mục tiêu kinh tế, xã hội,
môi trường. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc xây dựng chính sách phát triển xuất khẩu
chưa thực sự dựa trên các căn cứ lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững. Chính vì vậy,
cần có tiêu chí khoa học làm căn cứ cho các nhà quản lý đưa ra các chính sách đảm bảo phát
triển xuất khẩu bền vững. Đề án của em sẽ tập trung làm rõ khái niệm, nội dung và tiêu chí
của xuất khẩu bền vững, đánh giá thực trạng xuất khẩu của Việt Nam 2005- 2012 cũng như
hoạt động xuất khẩu Việt Nam theo các tiêu chí phát triển bền vững và đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển xuất khẩu bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới.

GVHD: Ths. Ngô Quang Mỹ

5


ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾC KINH DOANH QUỐC TẾC TẾ
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Phát triển bền vững
Quan niệm “phát triển bền vững” xuất hiện từ những năm đầu của thập kỷ 80 của thế
kỷ 20 và chính thức được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 trong báo cáo “Tương lai của
chúng ta” của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới thuộc Liên hiệp quốc vào năm 1987
với hàm ý “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu của hiện
tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương

lai” .
Những năm sau đó, trên bình diện quốc tế, vấn đề phát triển bền vững ngày càng được
nhiều các quốc gia quan tâm và trở thành yêu cầu phát triển trên phạm vi toàn cầu. Tại Hội
nghị thượng đỉnh quốc tế tại Rio de Janeiro, Brazil năm 1992, các quốc gia đã đồng thuận
thông qua tuyên bố Rio, xác định các hành động cho sự phát triển bền vững của toàn thế giới
trong thế kỷ thứ 21. Đây là những nguyên tắc chung nhất để các quốc gia có thể vận dụng vào
việc xây dựng các nguyên tắc phát triển bền vững cho phù hợp với điều kiện của nước mình.
Sau Hội nghị này, Chính phủ nhiều nước đã xây dựng chương trình Nghị sự 21 quốc gia.1
Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững đã được nhận thức khá sớm và ngày càng
được hoàn thiện, thể hiện trong nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng. Ngay từ Đại hội lần
thứ III (năm 1960) và Đại hội lần thứ IV (năm 1976), Đảng ta đã đặt ra mục tiêu rõ ràng:
“Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Đại hội lần thứ VII, Đảng ta đã
đề ra: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa,
bảo vệ mơi trường”; Đại hội VIII đã nhấn mạnh: “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và
cơng bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái”; Đại hội
lần thứ IX đã thông qua mục tiêu chiến lược 10 năm (2001-2010) tập trung: “Phát triển

1

Tuyên bố Rio gồm 27 nguyên tắc cơ bản về Phát triển bền vững và Chương trình Nghị sự 21

GVHD: Ths. Ngơ Quang Mỹ

6


ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾC KINH DOANH QUỐC TẾC TẾ
nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã
hội và bảo vệ môi trường”; Đại hội lần thứ X chỉ rõ: “Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp
độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, gắn với phát triển con người”.

Quán triệt quan điểm của Đảng, Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Việt
Nam giai đoạn 2011-2020 cũng đã khẳng định rất rõ mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng nền
nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có
năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh
lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài”.
Như vậy, cho đến nay, các khái niệm về phát triển bền vững (PTBV ) tuy có sự khác
nhau ở phạm vi, nhưng đều phản ánh bản chất chung của phát triển là sự kết hợp giữa phát
triển kinh tế với các vấn đề xã hội, mơi trường một cách hài hịa, linh hoạt và ổn định.
1.2 Xuất khẩu bền vững
1.2.1 Khái niệm và nội dung xuất khẩu bền vững
Vận dụng lý thuyết phát triển bền vững đối với lĩnh vực xuất khẩu, xuất khẩu bền
vững là sự duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định, chất lượng tăng trưởng xuất
khẩu ngày càng được nâng cao, góp phần tăng trưởng và ổn định kinh tế, ổn định xã hội và
bảo vệ môi trường.
Theo định nghĩa này, xuất khẩu bền vững (XKBV) là sự kết hợp hài hòa hai nội dung.
Nội dung thứ nhất là duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định, đảm bảo chất
lượng tăng trưởng được nâng cao. Nội dung thứ hai là đảm bảo yêu cầu về sự hài hòa giữa các
mặt của PTBV: kinh tế, xã hội, môi trường
Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế, là một bộ phận của hoạt động kinh tế nói chung,
do đó phát triển xuất khẩu bền vững cũng giống như phát triển kinh tế bền vững phải duy trì
được tốc độ tăng trưởng cao và liên tục, đảm bảo chất lượng tăng trưởng trên cơ sở tăng giá trị
GVHD: Ths. Ngô Quang Mỹ

7


ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾC KINH DOANH QUỐC TẾC TẾ
gia tăng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng hiện đại, sức cạnh tranh của
hàng hóa xuất khẩu ngày càng được nâng cao. Tăng trưởng xuất khẩu không liên tục, chứa
đựng nhiều rủi ro tăng trưởng khi có biến động lớn do cơ cấu không hợp lý, sức cạnh tranh

hàng hóa xuất khẩu yếu kém, sụt giảm tốc độ xuất khẩu gây nên bất ổn kinh tế vĩ mơ... thì
khơng thể coi là XKBV.
Xuất khẩu bền vững phải đáp ứng yêu cầu về sự hài hòa của PTBV: kinh tế, xã hội,
môi trường. Xuất khẩu tăng trưởng cao và liên tục, chất lượng được nâng cao nhưng xuất
khẩu chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gây ô
nhiễm môi trường, tức là đánh đổi mơi trường để có được kim ngạch xuất khẩu cao thì khơng
thể coi là xuất khẩu bền vững. Hoặc là, xuất khẩu chỉ phục vụ lợi ích cho một nhóm người,
nhất là trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Trường hợp này thường xảy ra ở nhiều
nước có nền dân chủ phát triển thấp, độc tài, tập trung quyền lực cao độ. Trong trường hợp
này, chia sẻ lợi ích xuất khẩu khơng cơng bằng thì cũng không thể coi đây là xuất khẩu bền
vững.
Như vậy, xuất khẩu bền vững phải là sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng xuất
khẩu và các mục tiêu ổn định kinh tế, xã hội và cải thiện môi trường. Tuy nhiên, trong những
giai đoạn phát triển khác nhau, việc đảm bảo sự hài hòa giữa các mặt của PTBV là khác nhau.
Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, giai đoạn tích lũy tư bản, tăng trưởng xuất khẩu
cũng như tăng trưởng kinh tế phải dựa vào tài ngun thiên nhiên, phát triển các ngành cơng
nghiệp có thể gây ô nhiễm. Các quốc gia phải đánh đổi môi trường để có được sự tăng trưởng
kinh tế. Đây là mơ hình phát triển xuất khẩu theo chiều rộng. Tuy nhiên, mức độ đánh đổi
khác nhau ở các nước do chính sách phát triển của chính phủ. Chẳng hạn, các nước Đơng Á
theo đuổi mơ hình phát triển dựa vào xuất khẩu thành công hơn các nước Đông Nam Á trong
vấn đề môi trường và xã hội. Các nước Đông Á có nền kinh tế bền vững hơn, xã hội cơng
bằng hơn và mơi trường được gìn giữ hơn. Đó là do các nước Đơng Á đã có mơ hình phát
GVHD: Ths. Ngô Quang Mỹ

8


ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾC KINH DOANH QUỐC TẾC TẾ
triển hợp lý hơn, tạo ra những điều kiện để nhanh chóng chuyển từ mơ hình tăng trưởng theo
chiều rộng (dựa chủ yếu vào tài nguyên và lao động rẻ) sang mơ hình tăng trưởng theo chiều

sâu, hạn chế khai thác tài nguyên, sử dụng công nghệ và chất xám. Thành công của các nước
Đông Á dựa trên một nền giáo dục chất lượng cao, một chính phủ năng động và trong sạch,
một nền kinh tế năng động và có sức cạnh tranh quốc tế. Như vậy, XKBV phải dựa vào mơ
hình tăng trưởng theo chiều sâu, trên cơ sở khai thác các lợi thế cạnh tranh do các yếu tố thể
chế, chất lượng lao động, công nghệ mang lại.
Một vấn đề khác cũng cần chú ý khi nghiên cứu xuất khẩu bền vững là tính bền
vững của hoạt động xuất khẩu phải được xem xét trong dài hạn. Tăng trưởng xuất khẩu
cao trong ngắn hạn trên cơ sở khai thác các yếu tố lợi thế so sánh sẵn có mặc dù mang lại
hiệu quả kinh tế cao (thu được nhiều ngoại tệ) chưa hẳn là xuất khẩu bền vững nếu chỉ
xuất khẩu hàng thơ, có giá trị gia tăng thấp, làm cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi
trường, đem lại lợi ích cho một bộ phận tham gia xuất khẩu.
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững
1.2.2.1 Các tiêu chí đánh giá tính ổn định và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu
i- Quy mô và nhịp độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu trong một thời gian nhất
định. Chỉ tiêu này thể hiện việc duy trì quy mơ và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Đó là tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng năm và tốc độ tăng trưởng bình qn hàng năm. Quy mơ kim ngạch xuất
khẩu được thể hiện ở chỉ tiêu tỷ trọng KNXK một nước trong tổng KNXK của khu vực hoặc thế
giới. Tốc tăng trưởng xuất khẩu bình quân cần được so sánh với tốc độ tăng trưởng của GDP.
Thông thường, ở những nước tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu hợp lý là mức cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 2 - 2,5 lần. Chẳng hạn như ở nước ta,
giai đoạn từ 1990-2000, xuất khẩu tăng bình quân 20%/năm, GDP tăng bình qn khoảng 7%.

GVHD: Ths. Ngơ Quang Mỹ

9


ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾC KINH DOANH QUỐC TẾC TẾ
ii- Tỷ trọng của xuất khẩu trong GDP cũng là một chỉ số để đo lường tính bền vững của
hoạt động xuất khẩu về kinh tế. Theo đó, tỷ trọng xuất khẩu trong GDP tăng nhanh. Chỉ số

này còn thể hiện độ mở của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
iii- Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu được thể hiện ở cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng
cũng như cơ cấu xuất khẩu theo mức độ chế biến. Chẳng hạn, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng
công nghệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một nước thể hiện trình độ cơng nghiệp hóa
của nước đó cũng như mức độ tăng giá trị của hàng hóa xuất khẩu.
iv- Mức độ gia tăng giá trị của hàng hóa xuất khẩu. Đây là chỉ số rất quan trọng để
đánh giá tính hiệu quả của hoạt động xuất khẩu cũng như khả năng cạnh tranh của hàng hóa
xuất khẩu.
v- Tính bền vững của hoạt động xuất khẩu cịn được thể hiện qua một số yếu tố khác như
chất lượng hoạt động của hệ thống tài chính, ngân hàng, dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, kết cấu hạ tầng
kinh tế và xã hội, hệ thống phân phối...
1.2.2.2 Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về kinh tế
i- Mức độ đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng GDP, thể hiện ở tỷ lệ phần trăm của
xuất khẩu trong tăng trưởng GDP hoặc điểm phần trăm của xuất khẩu trong mức tăng GDP.
ii- Chỉ số nợ trên xuất khẩu. Về thực chất, chỉ số này thể hiện mức độ an tồn về tài
chính của một nước, tức là mức độ đóng góp của xuất khẩu vào dự trữ ngoại tệ và cân bằng
cán cân thanh toán. Nếu chỉ số nợ trên xuất khẩu tăng liên tục trong thời gian dài, điều này
cho thấy cả nợ và thâm hụt cán cân thanh tốn sẽ khơng có khả năng chịu đựng. Trái lại, nếu
chỉ số nợ có xu hướng giảm xuống, thì nợ sẽ có khả năng chịu đựng được và nước vay nợ có
khả năng trả nợ của mình.
iii- Tỷ lệ giữa tốc độ tăng xuất khẩu và tốc độ tăng nhập khẩu cũng thể hiện mức độ ổn
định vĩ mô của nền kinh tế. Nếu chỉ số tăng xuất khẩu/chỉ số tăng nhập khẩu lớn hơn 1, cho

GVHD: Ths. Ngô Quang Mỹ

10


ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾC KINH DOANH QUỐC TẾC TẾ
thấy sự lành mạnh của cán cân thương mại nhờ tăng trưởng xuất khẩu. Đây cũng là một chỉ số

thể hiện tính lành mạnh của cán cân tài khoản vãng lai.
1.2.2.3 Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về môi trường
i- Mức độ ô nhiễm môi trường được đo bằng nồng độ các thành phần mơi trường khơng
khí, nước, đất, xử lý chất thải rắn... Chẳng hạn như mối quan hệ giữa tăng trưởng xuất khẩu và
mức độ ô nhiễm hay mức độ cải thiện các thành phần môi trường. Những ngành sản xuất chịu tác
động lớn đến các thành phần môi trường là nông nghiệp, dệt may, da giày, hóa chất, thép, xi
măng...
ii- Mức độ duy trì các nguồn tài nguyên tái tạo và mức độ khai thác và sử dụng các
nguồn tài nguyên không tái tạo. Chẳng hạn, suy giảm đa dạng sinh học hay cải thiện nó dưới
tác động của việc mở rộng xuất khẩu như: xuất khẩu thủy sản và thu hẹp diện tích rừng ngập
mặn, tăng trưởng xuất khẩu lâm sản và thu hẹp diện tích rừng nguyên sinh, động thực vật quý
hiếm...
iii- Tỷ lệ các doanh nghiệp đạt được các chứng chỉ môi trường. Chẳng hạn như tỷ lệ
các doanh nghiệp có chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14000.
iv- Mức độ đóng góp của xuất khẩu vào kinh phí bảo vệ mơi trường cũng là một trong
những chỉ tiêu đánh giá tính bền vững về môi trường của hoạt động xuất khẩu. Trên thực tế
khó có thể tách bạch phần đóng góp của xuất khẩu dành cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, có thể thấy được phần đóng góp này thơng qua đóng góp của xuất khẩu vào tăng
trưởng kinh tế.
v- Khả năng kiểm sốt của chính quyền đối với các hoạt động xuất khẩu để hạn chế các
tác động tiêu cực đối với môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của người dân... Chỉ tiêu này
được phản ánh thông qua các chính sách thúc đẩy xuất khẩu và bảo vệ mơi trường.
1.2.2.4 Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về xã hội

GVHD: Ths. Ngô Quang Mỹ

11


ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾC KINH DOANH QUỐC TẾC TẾ

i- Mức độ gia tăng việc làm từ việc mở rộng xuất khẩu. Điều này có thể nhận biết được
qua việc phân tích mối quan hệ giữa mở rộng xuất khẩu và thu hút lao động, tạo ra những việc
làm mới.
ii- Mức độ cải thiện thu nhập của dân cư từ hoạt động xuất khẩu. Các chỉ số đo lường
mức thu nhập, tỷ lệ nghèo đói có thể được áp dụng để đánh giá tính bền vững về xã hội của
hoạt động xuất khẩu.
iii- Tỷ trọng các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu áp dụng các biện pháp để cải
thiện môi trường và điều kiện lao động, chẳng hạn như áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 cũng là
một chỉ tiêu khác đánh giá tính bền vững về xã hội của xuất khẩu.
iv- Phát triển bền vững xuất khẩu về mặt xã hội cũng có thể đánh giá thơng qua việc
phân tích cơ chế chia sẻ lợi ích từ hoạt động xuất khẩu, các vụ biểu tình, đình cơng của cơng
nhân, khảo sát về bất bình đẳng thu nhập…
v- Tính bền vững của hoạt động xuất khẩu còn được đánh giá thơng qua các chính sách
khuyến khích xuất khẩu như trợ cấp xuất khẩu, hoàn thuế xuất khẩu, bảo hiểm xuất khẩu...

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM
2.1 Tình hình chung
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2012 tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 228,36 tỉ USD, tăng 12,13% so với năm 2011. Trong đó, trị
GVHD: Ths. Ngơ Quang Mỹ

12


ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾC KINH DOANH QUỐC TẾC TẾ
giá xuất khẩu đạt gần 114,57 tỉ USD tăng 18,22% so và trị giá nhập khẩu đạt gần 113,79 tăng
6,6% so với năm 2011. Lần đầu tiên kể từ 20 năm trở lại đây(không kể năm 2009), cán cân
thương mại của Việt Nam thặng dự, xuất siêu 0,78 tỉ USD đây là tín hiệu đáng mừng cho hoạt
động thương mại của Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Ngoài ra, năm 2012 đánh dấu bước tăng trưởng đáng kể từ khu vực vốn đầu tư nước

ngoài FDI khi kim ngạch xuất khẩu từ khu vực FDI đạt gần 72,3 tỷ USD chiếm 63,09 % tổng
kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu từ khu vực này đạt gần
60,3 tỷ USD tăng 23,5% so với năm trước.
Quy mô xuất khẩu tăng từ 32,44 tỷ USD năm 2005 đến 114,57 năm 2012, tăng hơn 3,5
lần. Năm 2004, Việt Nam chỉ có 6 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD thì đến nay đã có
18 nhóm hàng, trong đó có 10 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD và 8 nhóm
hàng trên 2 tỷ USD. Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 220
nước và vùng lãnh thổ.
Trong 7 năm qua, xuất khẩu đã đóng góp tỷ trọng lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế. Các
điều kiện nghiêm ngặt của thị trường nhập khẩu đã khuyến khích áp dụng các quy định về mơi
trường và an tồn vệ sinh thực phẩm, phương pháp sản xuất thân thiện môi trường. Bên cạnh
đó, phát triển xuất khẩu góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ lao
động, xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với khu vực nơng thơn. Tuy nhiên, mơ hình tăng trưởng
trong tương lai của Việt Nam phải chuyển đổi từ các ngành xuất khẩu thâm dụng lao động
sang các ngành mang hàm lượng tri thức và công nghệ cao đang là một bài tốn chưa có lời
giải. Nhưng ngành xuất khẩu hiện tại càng bền vững thì khả năng chuyển đổi càng khó khăn.
Chuyển đổi mà khơng suy nghĩ đến việc tồn dụng lao động và dịch chuyển lao động sang
các ngành mới thì thất nghiệp gia tăng sẽ kéo theo những hệ lụy về an ninh và xã hội hơn nữa.
Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố
về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Chính sách phát triển xuất khẩu trong thời gian
GVHD: Ths. Ngô Quang Mỹ

13


ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾC KINH DOANH QUỐC TẾC TẾ
qua quá chú trọng đến chỉ tiêu về số lượng, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng và hiệu quả
xuất khẩu. Chúng ta chưa khai thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào
cơng nghệ, trình độ lao động, quản lý…để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh
tranh cao, có hàm lượng khoa học, cơng nghệ cao, có khả năng tham gia vào khâu tạo ra giá

trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị tồn cầu. Bên cạnh đó, mở rộng xuất khẩu đang có nguy cơ
làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Tăng
trưởng xuất khẩu chủ yếu dựa vào việc khuyến khích khai thác tài nguyên thiên nhiên và sử
dụng ngày càng nhiều các yếu tố đầu vào gây ô nhiễm. Chia sẻ lợi ích từ xuất khẩu chưa thật
sự bình đẳng, đặc biệt là lợi ích thu được từ các nhóm hàng xuất khẩu có nguồn gốc thiên
nhiên. Cơ hội về thu nhập và làm việc dựa vào xuất khẩu chưa thật sự bền vững đối với nhóm
xã hội dễ bị tổn thương là người có thu nhập thấp, khu vực nông nghiệp, khoảng cách giàu
nghèo gia tăng.
2.2 Xuất khẩu theo thị trường
Sử dụng dữ liệu tổng hợp của Trademap- ITC để đánh giá Top 10 thị trường nhập khẩu
cao nhất của Việt Nam tính từ năm 2006 đến nay là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Úc, Malaysia, Thái Lan, Thụy Sỹ, Đài Loan, Pháp. Ngoài Top 10 thì trường nhập khẩu
của Việt Nam, các thị trường khác sau Top 10 tính tổng giá trị cho 6 năm trở lại đây là
Canada, Thỗ Nhĩ Kỳ, Braxin, Nam Phi, Cộng hịa Séc, Chi lê.

GVHD: Ths. Ngơ Quang Mỹ

14


ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾC KINH DOANH QUỐC TẾC TẾ

Biểu đồ 2: Tăng trưởng cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm Việt Nam 2011
Biểu đồ quan hệ ba biến giữa (1) mức tăng trưởng xuất khẩu hằng năm của
Việt Nam với (2) tăng trưởng nhập khẩu của các thị trường xác định các vị trí các nước trên
trục tọa độ, kích thước bóng thể hiện thị phần nhập khẩu của đối tác trong tổng nhập khẩu
toàn cầu tính cho tất cả các loại hàng hóa. Hình trên cho thấy, mức tăng trưởng xuất khẩu của
Việt Nam so với mức tăng nhập khẩu chung của đối tác là cao hơn ( bong màu xanh), trừ các
thị trường Singapore và Úc có mức tăng trưởng nhập khẩu cao hơn. Các thị trường năng động
như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kong vừa có thị phần lớn vừa tăng trưởng nhanh và xuất

khẩu của Việt Nam góp phần lớn vào sự tăng trưởng nhanh chóng này.
Trong giai đoạn từ năm 2006- 2012, mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm cho
các thị trường của Việt Nam nằm trong ngưỡng từ 10- 20%, trong khi các thị trường này đang
GVHD: Ths. Ngô Quang Mỹ

15


ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾC KINH DOANH QUỐC TẾC TẾ
ổn định và nhiều thị trường có xu hướng tăng trưởng âm. Điều này ngụ ý rằng cạnh tranh sẽ
càng gay gắt hơn và Việt Nam được lựa chọn là quốc gia cung ứng các sản phẩm hàng hóa
nguyên vật liệu thơ với chi phí thấp hoặc là quốc gia được chọn th ngồi trong việc gia cơng
hàng dệt may và giày dép.
2.3 Xuất khẩu theo mặt hàng
Trong một thời kỳ dài kể từ năm 1986 đến nay, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của
Việt Nam vẫn là than, dầu thô, gạo, cà phê, hạt tiêu, dệt may, giày dép và phụ kiện, thủy sản
và hàng điện tử.
Phân tích 20 mặt hàng trọng điểm của Việt Nam xuất khẩu trong giai đoạn 2007- 2011
trong Hình cho thấy mức quan heej của 3 yếu tố (1) mức độ tăng trưởng nhập khẩu hàng năm
trên thế giới với (2) thị phần của Việt Nam trên thế giới và kích thước bong thể hiện giá trị
xuất khẩu , màu xanh thể hiện việc tăng thị phần của phía Việt Nam trong tổng thị phần toàn
cầu và màu vàng thể hiện việc giảm thị phần của Việt Nam trong tổng tồn cầu.

GVHD: Ths. Ngơ Quang Mỹ

16


ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾC KINH DOANH QUỐC TẾC TẾ


Biểu đồ 3: Khả năng cung ứng nội địa và tăng trưởng cầu thị trường quốc tế của hàng
xuất khẩu Việt Nam 2011
Hai mặt hàng chúng ta mất thị phần lớn nhất là nhiên liệu khoáng sản dầu mỏ (mã HS
27) và nồi hơi, máy móc, lị phản ứng hạt nhân ( mã HS 84). Ba nhóm tăng trưởng thị phần
cao của Việt Nam là điện và thiết bị điện tử ( mã HS 85), giày dép (mã HS 64) và quần áo
phụ kiện dệt và không dệt ( mã HS 62).
Tăng trưởng thương mại toàn cầu cho tất cả các mặt hàng giai đoạn 2007- 2011 đặt
mức 5%, có nghĩa là toàn cầu tăng trưởng nhập khẩu cũng tăng 5%. So với mức bình quân thế
giới để thấy một số khác biệt theo mặt hàng của Việt Nam. Xuất khẩu mặt hàng của Việt Nam
chủ yếu rơi vào hai khu vực chính là (1) tăng trưởng thị phần trong khu vực tăng trưởng toàn
cầu và (2) tăng trưởng thị phần trong khu vực suy giảm toàn cầu. Ở khu vực 1 gồm các ngành

GVHD: Ths. Ngô Quang Mỹ

17


ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾC KINH DOANH QUỐC TẾC TẾ
liên quan đến thực phẩm thiết yếu như: thủy sản, thịt, cá, chế biến hải sản. ngũ cốc…Ở khu
vực 2 gồm các ngành như: nội thất, đồ gỗ, quần áo, phụ kiện không dệt.
2.4 Sự phù hợp và dịch chuyển của các mặt hàng theo thị trường
Một số nhóm mặt hàng chính gắn với các thị trường nhập khẩu và mức độ thay đổi
được liệt kê và phân loại dưới đây theo ngành. Mỗi ngành có những đặc thù riêng trong giai
đoạn biến động mạnh về kinh tế và chính trị trên toàn thế giới. Tuy nhiên, việc sản xuất các
mặt hàng như thực phẩm giúp cho Việt Nam đững vững trong giai đoạn biến động này.

Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất 2012 và so sánh với năm 2011
của Việt Nam
Gạo: Lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong tháng 12 là 518 nghìn tấn, giảm 13,8%,
trị giá đạt 245 triệu USD, giảm 16,2% so với tháng trước. Tính đến hết năm 2012, lượng xuất

khẩu đạt hơn 8 triệu tấn, tăng 12,7% và trị giá đạt 3,67 tỷ USD, tăng nhẹ 0,4% so với năm
2011.

GVHD: Ths. Ngô Quang Mỹ

18


ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾC KINH DOANH QUỐC TẾC TẾ
Trung Quốc là thị trường lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với hơn 2 triệu tấn,
tăng gấp gần 6 lần so với năm trước và chiếm 26% tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước.
Tiếp theo là Philippines 1,1 triệu tấn, tăng 14,2%; Indonessia 930 nghìn tấn, giảm 50,6%;
Malaysia 765 nghìn tấn, tăng 44,2%; Bờ Biển Nga 480 nghìn tấn, tăng 64,4%,..
Cà phê: Tổng lượng cà phê xuất khẩu cả nước năm 2012 là 1,73 triệu tấn, trị giá đạt
hơn 3,67 tỷ USD, tăng 37,8% về lượng và 33,4% về trị giá so với năm trước.
Hạt điều: Lượng hạt điều xuất khẩu năm 2012 đạt 221 nghìn tấn, tăng 24,7% và trị giá
là 1,47 tỷ USD, giảm 0,2% so với năm 2011. Hoa Kỳ vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ
điều của Việt Nam, đạt 61 nghìn tấn, tăng 26,8% và chiếm gần 1/3 lượng điều xuất khẩu.
Cao su: Do đơn giá bình quân cao su xuất khẩu năm 2012 giảm tới 29,4% so với năm
2011 nên dù lượng tăng cao (đạt hơn 1 triệu tấn, tăng 25,3%) nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ
đạt đạt 2,86 tỷ USD, giảm 11,6% so với năm trước.
Sắn và sản phẩm từ sắn: Tính đến hết năm 2012, xuất khẩu nhóm hàng này của cả
nước đạt 4,23 triệu tấn, tăng 57,7% và trị giá là 1,35 tỷ USD, tăng 40,8%.
Trung Quốc là thị trường chính nhập khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam với lượng đạt
3,76 triệu tấn, tăng 54,4% so với năm trước và chiếm 88,9% tổng lượng xuất khẩu nhóm hàng
này.
Thủy sản: Tổng trị giá xuất khẩu cả năm 2012 đạt 6,09 tỷ USD giảm 0,3% so với năm
2011. Đối tác dẫn đầu nhập khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam trong năm 2012 là Hoa Kỳ với
1,17 tỷ USD, tăng 0,7%. Tiếp theo là EU 1,13 tỷ USD, giảm 16,7%; Nhật Bản 1,08 tỷ USD,
tăng 6,8% và Hàn Quốc đạt 510 triệu USD, tăng 4%;…

Dầu thơ: Tính đến hết tháng 12-2012, lượng dầu thơ xuất khẩu của cả nước đạt 9,28
triệu tấn, tăng 12,7% và trị giá đạt 8,23 tỷ USD, tăng 13,6% (tương đương tăng 987 triệu
USD) so với năm 2011.

GVHD: Ths. Ngô Quang Mỹ

19


ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾC KINH DOANH QUỐC TẾC TẾ
Than đá: Tính cả năm 2012, lượng xuất khẩu than đá của cả nước là 15,2 triệu tấn,
giảm 11,4% với trị giá là 1,24 tỷ USD, giảm 24,1% so với cùng kỳ năm 2011.
Trong năm 2012, lượng xuất khẩu than đá của Việt Nam sang các thị trường chính đều
giảm so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất nhập khẩu than đá của
Việt Nam với 12,1triệu tấn, giảm 9,9% và chiếm tới 80% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này
của cả nước.
Hàng dệt may: Tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2012 đạt 15,09 tỷ
USD, tăng 7,5% so với năm 2011.

Biểu đồ 5: Xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường chính 2012 và so sánh với năm
2011 của Việt Nam
Trong năm 2012, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục là 4 đối tác lớn nhất của
hàng dệt may Việt Nam. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 4 thị trường này đạt 12,96
tỷ USD, chiếm tới 86% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.
Điện thoại các loại và linh kiện: Tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này năm 2012
đạt 12,72 tỷ USD, tăng 98,8% so với năm 2011.
GVHD: Ths. Ngô Quang Mỹ

20




×