Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

LÝ THUYẾT đó để NÂNG CAO NĂNG SUẤT TRONG GIAI đoạn NGÀY NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.1 KB, 11 trang )

BÀI LÀM
I. Khái quát về quản trị sản xuất là gi?
Khoa học về quản trị sản xuất và dịch vụ phát triển liên tục, nhanh chóng
cùng với việc phát triển khoa học và công nghệ. Lý thuyết cơ bản về quản lý sản
xuất được khơi nguồn từ thế kỷ 18 tuy nhiên đến thế kỷ 19 – 20 mơi được phát
huy mạnh và có ứng dụng vào trong sản xuất. Theo đó khái niệm về quản trị sản
xuất được hiểu.
Quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và
quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào tạo thành các sản phẩm (dịch vụ)
đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định.
1. Mục tiêu của quản trị sản xuất
- Hoàn thành chức năng sản xuất, cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng
số lượng với tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp.
- Tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tạo ra tính linh hoạt cao trong đáp ứng liên tục nhu cầu của khách hàng về
sản phẩm
- Đảm bảo tính hiệu quả trong việc tạo ra các sản phẩm cung cấp cho khách
hàng.

2. Các vấn đề tập trung của quản trị sản xuất
- Thiết kế hệ thống sản xuất.
- Phương pháp tổ chức sản xuất.
- Điều hành quá trình sản xuất.

-1-


II. Những lý thuyết cơ bản được sử dụng để quản lý sản xuất trong thế ký 19
và 20 nhằm nâng cao năng suất.
1. Phương pháp Quản lý theo khoa học
Frederick Winslow Taylor (29 tháng 3 năm 1856 - 21 tháng 3 năm 1915),


được mọi người gọi là F. W. Taylor, là một kỹ sư cơ khí Mỹ đã tìm ra cách nâng
cao năng suất công nghiệp. Là một nhà tư vấn quản lý trong những năm cuối đời,
đôi khi ông được người ta gọi là "cha đẻ của quản lý theo khoa học." Theo đó:
Quản lý theo khoa học (còn được gọi là Chủ nghĩa Taylor– Taylorism,
Phương pháp Taylor – Taylor system, Luật phối hợp cổ điển - Classical
Perspective) là lý thuyết quản lý dựa trên quá trình phân tích, tổng hợp các quy
trình công việc nhằm nâng cao năng suất lao động (hợp lý hóa lao động). Những ý
tưởng cốt lõi của lý thuyết được phát triển trong thập niên 1880 – 1890, được xuất
bản lần đầu tiên trong cuốn “Quản lý ở nhà máy” (1903) và “Những nguyên lý
quản lý theo khoa học” (1911). Taylor tin rằng các quyết định dựa trên kinh
nghiệm truyền thống và quy tắc theo kinh nghiệm (rule of thumb) nên được thay
thế bằng cách khai thác chuỗi thao tác chính xác sau khi nghiên cứu cẩn thận các
cá nhân trong quá trình làm việc.
Theo phương pháp này thì cách tiếp cận vấn đề đó là:
- Phát triển một phương thức chuẩn cho việc thực thi mỗi công việc.
- Chọn người lao động có khả năng thích hợp cho từng công việc cụ thể.
- Đào tạo đội ngũ công nhân theo phương thức chuẩn đã được phát triển
trước đó.
- Hỗ trợ công nhân bằng cách giúp họ quy hoạch công việc và loại bỏ
những gián đoạn không cần thiết.
- Trả lương ưu đãi cho công nhân để tăng sản lượng.
- Theo đó các yếu tố được chú trọng
-2-


- Người lao động được xác định rõ trách nhiệm/thẩm quyền một cách chính
thức
- Địa vị được đặt theo thứ bậc và quản lý theo chiều dọc (cấp dưới thuộc sự
quản lý của cấp cao hơn).
- Lựa chọn kỹ năng kỹ thuật, chuyên môn hay kinh nghiệm

- Hoạt động và quyết định được ghi lại cho phép ghi nhớ và thực hiện liên
tục.
- Quản lý có sự khác nhau dưới góc độ quyền sở hữu và cơ cấu tổ chức.
- Quản lý dựa trên nguyên tắc /chuỗi thủ tục cho phép dự đoán chắc
chắn/xác thực hành vi.

2. Lý thuyết về sản xuất hàng loạt.
Phương pháp sản suất hàng loạt còn được gọi phương pháp sản xuất theo
dây chuyền do Henry Ford ứng dụng lý thuyết của Taylor vào hệ thống dây
chuyền sản xuất ôtô con của ông ta. Cho nên chủ nghĩa Taylor (thuyết Taylor)
thường được đề cập cùng với chủ nghĩa Ford (hay thuyết Ford), bởi vì nó đã được
liên kết chặt chẽ với phương pháp sản xuất hàng loạt trong các xưởng sản xuất.
Phương thức (phương pháp) Taylor là tên riêng dành cho phương thức quản lý
theo khoa học của ông.
Taylor giới thiệu nhiều khái niệm mà không được đương thời chấp nhận
rộng rãi. Ví dụ, bằng cách quan sát công nhân, ông nhận định rằng công việc lao
động cần có cả thời gian giải lao, để công nhân có thể hồi phục lại sức lực sau thời
gian lao động mệt mỏi. Ông kiểm chứng điều này với các công việc của nghề bốc
xếp quặng thì công nhân đã được đào tạo cách tận dụng thời gian còn lại sau giải
lao để làm việc, và sản lượng tăng lên đáng kể.

-3-


3. Lý thuyết về Biểu đồ sản xuất.
Henry. L. Gantt là trợ l. của F. Taylor khi cùng làm việc ở Midvale steel
Work và cũng là cộng sự của Taylor khi hai người làm việc ở Bethelehem steel
Company, và do vậy mà cùng chịu trách nhiệm chung trong nhiều phát minh.
Trong quá trình nghiên cứu về quản trị khoa học, Gantt đã tập trung vào
tính dân chủ trong công nghiệp và đã luôn cố gắng để làm cho quản trị khoa học

mang tính nhân đạo. Gantt đã khẳng định, cả người đi thuê lẫn người được thuê
làm đều phải chia sẻ những lợi ích chung. Với quan niệm, trong tất cả các vấn đề
quản trị, con người là yếu tố quan trọng nhất, Gantt đã đi trước thời đại mình rất
nhiều và đưa ra nhiều phát minh mới làm thay đổi cách tư duy quản trị dù chỉ
trong phạm vi những nội dung của quản trị khoa học. Gantt còn nổi tiếng với các
loại biểu đồ được áp dụng điều hành sản xuất, như “Daily balance Chart” (biểu đồ
quyết toán hàng ngày) sử dụng cho việc kiểm tra sản phẩm được định ra, và biểu
đồ mang tên ông: Biểu đồ Gantt (1917).

4. Lý thuyết về nghiên cứu thao tác
Vợ chồng Frank và Lilian Gilbreth đã phối hợp trong công trình nghiên cứu
của mình và cống hiến khoa Quản Trị Học nguyên tắc đơn giản hoá công việc.
Frank không phải là một kỹ sư được huấn luyện qua trường lớp nhưng là một
người có tài năng. Công việc đầu đời của ông là một “thợ nề vịn”. Ông quan sát
những thợ cả làm việc và nghĩ ra rằng có rất nhiều động tác thừa thãi làm hao tổn
sức lực của họ khiến năng suất bị giảm thiểu: nghiêng mình, với tay, cúi xuống,
múc hồ, vv… Nếu dùng phương pháp phối hợp và giảm thiểu động tác, người thợ
nề chắc chắn sẽ tăng thêm số gạch xây trong một khoảng thời gian nhất định. Như
vậy, tài nguyên (thời gian) sẽ giảm, trong khi hiệu năng (gạch xây) sẽ tăng.
Gilbreth trình bày vấn đề với chủ để tái huấn luyện các thợ nề trong công
ty. Với phương pháp cắt giảm những động tác thừa thãi, năng suất của thợ đã tăng
-4-


200%. Các công ty xây dựng đã sử dụng phương pháp của Gilbreth trong việc
dùng năng lực công nhân, đồng thời phối hợp với kỹ thuật hiện đại trong việc trộn
hồ, dùng các bàn trụ cơ động nâng gạch và xi măng, vv… Công việc xây cất ngày
nay đã tiến bộ và đạt hiệu năng tới mức tối đa.
Công trình của Gilbeth rất tương đồng với nguyên tắc của Taylor ở trên, cả
hai đã tìm ra cách tốt nhất để thực hiện một công việc.


5. Quản trị sản xuất hiện đại - Sản xuất như một hệ thống.
Sản xuất như là một hệ thống là hướng nghiên cứu chủ đạo trong quản trị
sản xuất ngày nay. Russel Ackoff nhà tiên phong trong lý thuyết hệ thống, mô tả
hệ thống như sau: Hệ thống là một tổng thể không thể chia nhỏ được mà không
làm cho nó mất đi những nét đặc trưng, và vì thế nó phải được nghiên cứu như là
một tổng thể.
Hệ thống sản xuất tiếp nhận đầu vào ở các hình thái như nguyên vật liệu,
nhân sự, tiền vốn, các thiết bị, các thông tin… Những yếu tố đầu vào này được
chuyển đổi hình thái trong hệ thống để tạo thành các sản phẩm hoặc dịch vụ theo
mong muốn, mà chúng ta gọi là kết quả sản xuất. Một phần của kết quả quản lý
bởi hệ thống quản lý để nhằm xác định xem nó có thể được chấp nhận hay không
về mặt số lượng, chi phí và chất lượng. Nếu kết quả là chấp nhận được, thì không
có sự thay đổi nào được yêu cầu trong hệ thống. nếu như kết quả không chấp nhận
được, các hoạt động điều chỉnh về mặt quản lý cần phải thực hiện.

6. Lý thuyết về Quản lý sản xuất theo phương pháp LEAN
Phương pháp sản xuất LEAN là một phương pháp sản xuất được xem là
hiệu quả nhất hiện nay. Phương thức sản xuất LEAN cũng có nhiều tên gọi và
cách nhìn nhận khác nhau. Mục tiêu của phương thức sản xuất LEAN là hoàn toàn
-5-


loại bỏ lãng phí xảy ra trong quá trình sản xuất từ đó cho phép cải thiện hệ thống
sản xuất tối ưu, tinh gọn. Các mục tiêu của phương pháp sản xuất Lean bao gồm:
- Phế phẩm và sự lãng
- Chu kì sản suất
- Mức tồn kho
- Năng suất lao động
- Tận dụng thiết bị và mặt bằng

- Tính linh động
- Sản lượng
Trên đây là những lý thuyết trong quản lý sản xuất mà xuất phát điểm từ thế
kỉ 19 đến 20. Qua quá trình phát triển, thừa kế những ưu điểm và tiếp cận những
phương pháp mới để lý thuyết quản lý sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn. Áp
dụng cho cả giai đoạn hiện nay và sau này. Những lý thuyết này được đúc kết lại
và là những lý thuyết mang tính căn bản cho mọi công ty doanh nghiệp muốn
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Áp dụng nó linh hoạt phù hợp sẽ có
hiệu quả cao.

III. Ứng dụng lý thuyết sản xuất vào kinh tế hiện đại
Những lý thuyết cơ bản được sử dụng trong quản lý sản xuất của thế kỷ 19
và 20 nhằm nâng cao năng suất có thể nói rằng đã đóng góp rất quan trọng trong
việc đặt nền móng cho quản trị sản xuất và tác nghiệp trong giai đoạn ngày nay,
tuy nhiên cần phải được áp dụng linh hoạt, không máy móc, dập khuôn theo một
lý thuyết nào, bởi mỗi lý thuyết đều có những điểm mạnh và hạn chế.
Việc áp dụng các học thuyết này trong giai đoạn ngày này và những năm
sắp tới trong việc nâng cao năng suất đối với tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, đơn
vị trong nền kinh tế mở, các điều kiện cạnh tranh của thị trường là việc hoàn toàn
-6-


có thể thực hiện được. Tuy nhiên, để có thể áp dụng tư tưởng của các học thuyết
đó một cách hiệu quả nhất thì cần phải hiểu nó một cách thấu đáo và căn cứ vào
từng hoàn cảnh môi trường cụ thể để áp dụng vào trong thực tiễn doanh nghiệp,
đơn vị, tổ chức

IV. Ví dụ cụ thể ở tập đoàn FPT
Tập đoàn FPT với 11 công ty thành viên, 3 công ty liên kết, có mặt tại 9
quốc gia trên thế giới và các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố

Đà Nẵng.
Các lĩnh vực hoạt động chính của FPT:
- Công nghệ Thông tin và Viễn thông: Tích hợp hệ thống, Giải pháp phần
mềm, Dịch vụ nội dung số, Dịch vụ dữ liệu trực tuyến, Dịch vụ Internet băng
thông rộng, Dịch vụ kênh thuê riêng, Điện thoại cố định, Phân phối sản phẩm
công nghệ thông tin và viễn thông, Sản xuất và lắp ráp máy tính, Dịch vụ tin học,
Lĩnh vực giáo dục-đào tạo, Đào tạo công nghệ.
- Đầu tư: Giải trí truyền hình, Dịch vụ tài chính-ngân hàng, Đầu tư phát
triển hạ tầng và bất động sản, Nghiên cứu và phát triển.
Tại thị trường Việt Nam, để duy trì vị trí nằm trong top đầu của mình, FPT
luôn tìm cách làm cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn của thị trường
Ở FPT, tất cả các nhân viên đều dùng thử sản phẩm của hãng. Việc này giúp
kiểm tra, đánh giá nhằm đưa ra các điều chỉnh, sửa lỗi và khắc phục những thiếu
sót nhằm đưa ra những sản phẩm tốt nhất có thể tới tay người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, FPT cũng đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu phát triển. Hoạt
động đó tiêu tốn hàng năm một số tiền không nhỏ. Khoản chi khổng lồ này giúp
FPT tăng cường chất lượng của sản phẩm, dự báo trước được các nhu cầu của xã
hội và chuẩn bị tốt nguồn lực để nắm bắt cơ hội và chiếm lĩnh những thị trường
tiềm năng.
-7-


Về mặt tổ chức, FPT chia công ty thành những nhóm nhỏ có các chức năng
độc lập với nhau: thiết kế, thử nghiệm, tiếp thị, kinh doanh. Mỗi nhóm tập hợp
những thành viên có kinh nghiệm và chuyên môn khác nhau cùng làm việc hay
giải quyết một công việc chung. Đó có thể là việc nâng cấp sản phẩm hay phát
triển sản phẩm mới. Nhà quản trị chuyển những yêu cầu và thách thức về sản
phẩm cho các nhân viên được tổ chức thành nhiều nhóm. Các nhóm được xây
dựng dựa trên cơ sở các thành viên học tập lẫn nhau, từ các nhóm khác và từ lỗi
lầm đã sai phạm . Hoạt động của các nhóm được đồng bộ với nhau bởi một trung

tâm điều phối. Mỗi nhóm có một sản phẩm rõ ràng và một thời gian giới hạn để
hoàn thành công việc. Hầu hết các nhiệm vụ phát triển chính đều đặt tại trụ sở
chính của FPT nên việc trao đổi trực tiếp và việc giải quyết trở vấn đề phát sinh
trở nên dễ dàng hơn.
Trước kia, quy trình phát triển được làm theo kiểu tuần tự. Mỗi phần của
công việc phải thực hiện xong hoàn toàn rồi mới được chuyển tiếp tới các phần
việc khác. Và cứ tiếp tục cho đến khi mọi chức năng hoàn thành theo thứ tự định
sẵn. Tại FPT, các nhóm làm việc song song, các phần của công việc được thực
hiện đồng thời. Nhờ đó cắt giảm tối đa thời gian phát triển sản phẩm, nhanh chóng
đưa sản phẩm ra thị trường trước các đối thủ cạnh tranh. Các nhóm chia sẻ sự hiểu
biết trong quản lý đề án, cùng sử dụng những công cụ dùng chung. Nhờ đó FPT
tiết kiệm được chi phí phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Cấu trúc tổ chức được thiết kế theo nhóm dự án là hợp lý, vừa sát với công
việc lại rất dễ dàng đổi mới khi cần thiết. Thời gian hoàn thành và chi phí cho một
sản phẩm được cải thiện đáng kể. Công ty dành mọi ưu tiên tối đa về thời gian và
nguồn lực, phương tiện cho các nhóm. Trong công ty chỉ có vài bộ phận như bộ
phận làm nhiệm vụ thư tín-điện thoại, thông tin quản lý hay trung tâm quảng cáo,
luật để đảm bảo sự hiện diện của công ty như một bức tranh thống nhất. Các bộ
phận này được quản lý bởi một trung tâm điều hành, theo dõi sự phối hợp giữa
-8-


các nhóm trong công ty mẹ. Từng nhóm tự kiểm soát công việc của mình trong dự
án dưới sự định hướng của các mục tiêu chung do công ty đề ra.
Trong ngành công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, yếu tố con người là
yếu tố quyết định tới thành công của doanh nghiệp. Hiểu được điều đó, FPT đã
chú trọng vào việc thu hút và giữ chân những nhân viên tài giỏi nhất. Chính sách
tuyển dụng người tài bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu tại FPT. FPT chỉ tuyển
những người có năng lực thực sự, có niềm say mê, sáng tạo trong công việc. Cứ 6
tháng một lần, mọi người phải trải qua các cuộc đánh giá hiệu quả làm việc. Kết

quả đánh giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thăng tiến nghề nghiệp của bạn, mức
lương, số cổ phiếu được phân phối. Để làm việc được ở FPT bạn phải là một
người thông minh, luôn biết cống hiến hết sức lực và tài năng của mình cho công
việc của hãng, và bù vào đó bạn cũng được đền đáp một cách xứng đáng.
FPT đã hấp dẫn các nhân viên bởi môi trường làm việc thân thiện, sôi động,
khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho sự tiến bộ mọi mặt và nhất là thành công
của mỗi người. Ða số mọi người đang làm tại FPT đều từng là những học sinh
thông minh, học giỏi ở trường phổ thông hay các trường đại học. Khi rơi vào môi
trường sôi động ở FPT, xung quanh toàn là những người giỏi hơn, thông minh
hơn, mỗi người đều cảm thấy thoả mãn vì mình có thể học tập được nhiều hơn và
chính môi trường cạnh tranh chất lượng càng giúp cho họ phấn đấu vươn lên.
rõ ràng.
Cơ cấu được xác định linh hoạt dựa trên các báo cáo chính thức về công
việc thực hiện dự án. Trọng tâm quản lý hướng vào tiến trình công việc thay vì
hướng vào tổ chức, con người, nhà quản trị như quản trị cổ điển. FPT hoạt động
dựa trên cách nhóm làm việc mà trong đó các thành viên học hỏi lẫn nhau và học
hỏi các nhóm khác. Các nhóm chia sẻ với nhau những kiến thức về quản lý, giám
sát chất lượng, phát triển sản phẩm cũng như các công cụ dùng chung khác. Chia
sẻ và chuẩn hóa giúp tiết kiệm thời gian, chi phí xây dựng và thử nghiệm. Sản
phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tận dụng tối đa tài nguyên và
-9-


nguồn lực để phát triển. Các công việc được thực hiện song song chứ không theo
trình tự như quản lý cổ điển. Nhờ đó giảm bớt thời gian phát triển sản phẩm,
nhanh chóng đưa sản phẩm mới ra thị trường, đáp ứng được tốc độ phát triển như
vũ bão của công nghệ thông tin.
Các công cụ dùng chung thường là thông tin: các giải pháp, các module mã
lệnh … Khác với cổ điển, tài nguyên khi sử dụng thì mất đi. Tài nguyên tri thức
khi sử dụng không những mất đi mà nó còn sản sinh thêm. Kế hoạch làm việc rất

chặt chẽ về mặt thời gian và các nhóm phải có báo cáo tiến độ vào các thời điểm
đã xác định. Việc khắc phục các thiếu sót phải được thực hiện ngay không chậm
trễ. Tuy nhiên, việc kiểm tra, kiểm soát của nhà quản lý lại được giảm bớt. Thay
vào đó FPT sử dụng các giám sát đặc biệt như các bản báo cáo cá nhân hàng ngày,
bản báo cáo sơ lược theo định kỳ hàng tháng về tiến triển của đội. Việc kiểm soát
cũng thiên về sản phẩm và hiệu quả công việc, kết hợp các đánh giá và điểm
chuẩn định tính.
Môi trường làm việc được bố trí cẩn thận, có tính toán kỹ lưỡng nhằm giúp
nhân viên thoải mái trong công việc. Hạn chế được stress, giảm bớt những áp lực
của ngành công nghệ thông tin. Khác với quản trị cổ điển, lương được FPT trả
dựa theo hiệu quả làm việc, chất lượng sản phẩm và độ hài lòng của khách hàng.
Lương cũng không phải là yếu tố quan trọng để động viên nhân viên ở FPT.
Lương nhìn chung trả thấp hơn so với các đối thủ cùng ngành, mức độ chệnh lệch
giữa các vị trí cùng và khác cấp cũng không quá chênh lệch. Thay vào đó là chế
độ thưởng và quyền mua cổ phiếu của công ty. Trong một ngành nhiều biến động
về nhân lực và dễ xảy ra việc thất thoát nguồn lực chất xám, chính sách này của
FPT tỏ ra rất hiệu quả. Nhân viên cảm thấy FPT có một phần là của mình, gắn liền
với sự phát triển của FPT. Do đó động viên được nhân viên hết mình làm việc cho
công ty và thu hút, giữ chân được nhân tài cho FPT.
Với chiến lược đúng đắn, tuyển dụng cẩn thận và động viên khuyến khích
nhân viên hợp lý, tổ chức làm việc theo nhóm hiệu quả đã giúp FPT có những
- 10 -


bước tiến nhanh và vững chắc so với các đối thủ cùng ngành. Microsoft là một
công ty thành công về mặt quản lý nhờ việc áp dụng sáng tạo có cải tiến các học
thuyết quản trị cổ điển, đặc biệt là thuyết quản trị khoa học của Taylor và thuyết
quản trị hành chánh của Fayol. Những cải tiến các học thuyết trên phù hợp với
ngành công nghiệp phần mềm là nhân tố quan trọng giúp FPT duy trì địa vị thống
trị toàn cầu của mình trong lĩnh vực công nghệ phần mềm.


Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu tham khảo môn học Quản trị hoạt động – Chương trình Đào tạo Thạc
sỹ Quản trị kinh doanh quốc tế - Trung tâm ETC – Đại học Griggs
2. Slide Quản trị sản xuất và tác nghiệp – PGS. TS. Trương Đoàn Thể
3. Quản trị sản xuất & dịch vụ (Lý thuyết và bài tập) - GS.TS. Đồng Thị Thanh
Hương – NXB Lao động - Xã hội.

- 11 -



×