Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Những lý thuyết cơ bản đã được sử dụng để quản lý sản xuất t nhằm nâng cao năng suất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.56 KB, 14 trang )

I.

Khái niệm quản trị sản xuất và tác nghiệp:

-

Quản trị sản xuất và tác nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến
việc quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm chuyển
hoá chúng thành các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ với hiệu quả cao nhất.

-

Để tạo ra sản phẩm và dịch vụ, các doanh nghiệp đều phải thực hiện ít nhất 3
chức năng cơ bản: Marketing; Sản xuất; Tài chính. Từ các chức năng này sinh
ra các hoạt động Quản trị Marketing; Quản trị sản xuất; Quản trị hoạt động.
Mỗi chức năng hoạt động một cách độc lập để đạt được mục tiêu riêng của
mình và đồng thời cũng phải làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung
cho tổ chức về lợi ích, sự tồn tại và tăng trưởng trong một môi trường kinh
doanh. Do đó, có thể nói rằng quản trị sản xuất và tác nghiệp có tầm quan
trọng đặc biệt trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu quản trị tốt, ứng dụng
các phương pháp quản trị khoa học thì sẽ tạo ra khả năng sinh lời lớn cho
doanh nghiệp. Ngược lại, nếu quản trị kém sẽ làm doanh nghiệp bị thua lỗ,
thậm chí bị phá sản.

-

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các lý thuyết về quản lý sản xuất cũng
lần lượt được ra đời, góp phần đáng kể vào sự phát triển của sản xuất.

II.


Những lý thuyết cơ bản đã được sử dụng để quản lý sản xuất trong thế kỷ
19 và 20 nhằm nâng cao năng suất:

1.

Quản lý theo khoa học

-

Frederick W.Taylor (29/03/1856 - 21/03/1915) được xem như là cha đẻ của
phương pháp quản trị khoa học. Ông nghiên cứu các vấn đề thuộc về nhà máy
vào thời đại của ông một cách khoa học, chú trọng đến tính hiệu quả với mong
muốn đạt được kết quả về việc tiết kiệm thời gian, năng lực và nguyên vật liệu.


-

Hệ thống hoạt động của Taylor như sau:

+

Kỹ năng, sức lực và khả năng học tập được xác định cho từng công nhân để họ
có thể được bố trí vào các công việc mà họ thích hợp nhất.

+

Các nghiên cứu về theo dõi ngưng làm việc được tiến hành nhằm đưa ra kết
quả chuẩn cho từng công nhân ở từng nhiệm vụ. Kết quả mong muốn đối với
từng công nhân sẽ được sử dụng cho việc hoạch định và lập thời gian biểu, so
sánh với phương pháp khác để thực thi nhiệm vụ.


+

Các phiếu hướng dẫn, các kết quả thực hiện và đặc điểm riêng biệt của từng
nguyên vật liệu sẽ được sử dụng để phối hợp và tổ chức công việc, phương
pháp làm việc và tiến trình công việc cũng như kết quả lao động có thể được
chuẩn hoá.

+

Công việc giám sát được cải tiến thông qua việc lựa chọn và huấn luyện cẩn
thận. Taylor thường xuyên chỉ ra rằng quản trị thì không quan tâm đến việc đổi
mới chức năng của nó. Ông tin rằng quản trị phải chấp nhận việc hoạch định,
tổ chức, quản lý và những phương pháp xác định trách nhiệm hơn là để những
chức năng quan trọng này cho chính công nhân.

+

Hệ thống trả thưởng khuyến khích được sử dụng để gia tăng hiệu quả và làm
giảm đi trách nhiệm truyền thống của những người quản lý là đôn đốc công
nhân.

2.

Lý thuyết về sản xuất hàng loạt.

-

Phương pháp sản suất hàng loạt còn được gọi phương pháp sản xuất theo dây
chuyền do Henry Ford ứng dụng lý thuyết của Taylor vào hệ thống dây chuyền

sản xuất ôtô con của ông ta. Cho nên chủ nghĩa Taylor (thuyết Taylor) thường
được đề cập cùng với chủ nghĩa Ford (hay thuyết Ford), bởi vì nó đã được liên
kết chặt chẽ với phương pháp sản xuất hàng loạt trong các xưởng sản xuất.


Phương thức (phương pháp) Taylor là tên riêng dành cho phương thức quản lý
theo khoa học của ông.
-

Taylor giới thiệu nhiều khái niệm mà không được đương thời chấp nhận rộng
rãi. Ví dụ, bằng cách quan sát công nhân, ông nhận định rằng công việc lao
động cần có cả thời gian giải lao, để công nhân có thể hồi phục lại sức lực sau
thời gian lao động mệt mỏi. Ông kiểm chứng điều này với các công việc của
nghề bốc xếp quặng: công nhân đã được đào tạo cách tận dụng thời gian còn
lại sau giải lao để làm việc, và sản lượng tăng lên đáng kể.

-

Tuy nhiên, mặt trái của thuyết Taylor này là ở chỗ: Định mức lao động ngặt
nghèo đòi hỏi công nhân phải làm việc cật lực. Công nhân bị gắn chặt với dây
chuyền sản xuất, làm việc như người máy biết nói. Tâm sinh lý của họ bị biến
dạng, nhân cách khủng khoảng. Việc ứng dụng quản lý theo khoa học đôi khi
gặp thất bại bởi hai khó khăn cố hữu:

+

Nó không kể đến sự khác biệt cá nhân, đó là việc cách thức làm việc hiệu quả
nhất cho người này có thể lại kém hiệu quả cho người kia;

+


Nó không xét tới thực tế là những lợi ích kinh tế của người lao động và nhà
quản lý là hiếm khi trùng nhau.

3.

Lý thuyết về Biểu đồ sản xuất.

-

Henry Laurence Gantt (sinh 1861 - mất 23 tháng 11 năm 1919) là một kĩ sư cơ
khí và cố vấn dự án người Mỹ, nổi tiếng với việc phát triển sơ đồ Gantt năm
1910. Sơ đồ Gantt được sử dụng rộng rãi trong những công trình lớn như đập
Hoover hay hệ thống đường quốc lộ liên bang Mỹ và ngày nay vẫn là một
công cụ quan trọng trong quản lý dự án.

-

Henry L.Gantt đã làm việc cùng với Taylor ở nhà máy Midvale, nói chung ông
có cùng quan điểm với Taylor, ngoại trừ việc chú ý đến người thực hiện công
việc hơn là bản thân công việc. Ông tỏ ra hiểu biết tâm lý công nhân hơn


Taylor và thừa nhận tầm quan trọng của tinh thần và lợi ích của phần thưởng
tinh thần đối với việc động viên công nhân.
-

Henry Gantt đã có nhiều đóng góp cho môn khoa học quản lý, đáng nói nhất
bao gồm:


+

Sơ đồ Gantt: Đến ngày nay, sơ đồ Gantt vẫn được coi là một công cụ quản lý
quan trọng. Sơ đồ Gantt biểu thị thời gian biểu của dự án dùng để quản lý, lên
kế hoạch và kiểm soát tiến độ công việc trong dự án. PERT (Program
Evaluation and Review Technique - Phương pháp ước lượng và xem xét
chương trình) là một biến thể của sơ đồ Gantt.

+

Hiệu suất công nghiệp: Hiệu suất công nghiệp có thể được nâng cao bằng cách
phân tích một cách khoa học mọi khía cạnh của công việc. Công tác quản lý
công nghiệp là cải tiến hiệu suất bằng cách hạn chế tối đa rủi ro.

+

Hệ thống thưởng năng suất: Henry Gantt thưởng phần trăm quản lý viên tương
ứng với năng suất vượt định mức nhân viên dưới quyền họ đạt được.

+

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Henry Gantt tin rằng doanh nghiệp phải
có trách nhiệm với xã hội.

4.

Lý thuyết về nghiên cứu thao tác

-


Lillian Moller Gilbreth (24/05/1878 – 02/01/1972) là một nhà tâm lý học và kỹ
sư người Mỹ. Bà và chồng là Frank Bunker Gilbreth đã có những đóng góp
quan trọng cho Quản trị xã hội thông qua việc nghiên cứu công việc thực tế
như nghiên cứ sự vận động và nhân tố con người trong công việc.

-

Frank và Lillian Gilbreth, là nhà thầu thành đạt, người đã quan tâm đến
phương pháp làm việc khi mới bắt đầu làm thợ phụ. Sau này ông có nhiều cải
tiến trong phương pháp xây và các nghề khác của ngành xây dựng. Ông quan
niệm việc lập kế hoạch công tác và huấn luyện cho công nhân những phương


pháp làm việc đúng đắn không chỉ nâng cao năng suất, mà còn đảm bảo sức
khỏe và an toàn cho công nhân.
-

Bà và chồng đã quan sát những thợ cả làm việc và nghĩ ra rằng có rất nhiều
động tác thừa thãi làm hao tổn sức lực của họ khiến năng suất bị giảm thiểu:
nghiêng mình, với tay, cúi xuống, múc hồ, vv… Nếu dùng phương pháp phối
hợp và giảm thiểu động tác, người thợ nề chắc chắn sẽ tăng thêm số gạch xây
trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy, tài nguyên (thời gian) sẽ giảm,
trong khi hiệu năng (gạch xây) sẽ tăng.

-

Bà và chồng đã đề nghị tái huấn luyện các thợ nề trong công ty. Với phương
pháp cắt giảm những động tác thừa thãi, năng suất của thợ đã tăng 200%. Các
công ty xây dựng đã sử dụng phương pháp của Gilbreth trong việc dùng năng
lực công nhân, đồng thời phối hợp với kỹ thuật hiện đại. Công việc xây cất

ngày nay đã tiến bộ và đạt hiệu năng tới mức tối đa.

-

Nghiên cứu của Gilbreth có tính cách mạng cho học thuyết của Taylor.

5.

Quản trị sản xuất hiện đại - Sản xuất như một hệ thống.

-

Russell Lincoln Ackoff (12/02/1919 – 29/10/2009) là người tiên phong trong
lĩnh vực nghiên cứu hoạt động, hệ thống tư duy và khoa học quản trị.

-

Ackoff mô tả hệ thống là một tổng thể không thể chia nhỏ được mà không làm
cho nó mất đi những nét đặc trưng, và vì thế nó phải được nghiên cứu như một
tổng thể.

-

Hệ thống sản xuất tiếp nhận đầu vào ở các hình thái như nguyên vật liệu, nhân
sự, tiền vốn, các thiết bị, các thông tin... Những yếu tố đầu vào này được
chuyển đổi hình thái trong hệ thống để tạo thành các sản phẩm hoặc dịch vụ
theo mong muốn, mà chúng ta gọi là kết quả sản xuất. Một phần của kết quả
quản lý bởi hệ thống quản lý để nhằm xác định xem nó có thể được chấp nhận
hay không về mặt số lượng, chi phí và chất lượng. Nếu kết quả là chấp nhận



được, thì không có sự thay đổi nào được yêu cầu trong hệ thống; nếu như kết
quả không chấp nhận được, các hoạt động điều chỉnh về mặt quản lý cần phải
thực hiện.
6.

Lý thuyết về Quản lý sản xuất theo phương pháp LEAN

-

Phương pháp sản xuất Lean là một phương pháp sản xuất được xem là mang
lại hiệu quả nhất hiện nay. Phương thức sản xuất Lean cũng có nhiều tên gọi và
cách nhìn nhận khác nhau, chẳng hạn có thể còn được gọi là phương thức sản
xuất Toyota (TPS), phương thức Just in time (JIT), phương thức sản xuất không
dự trữ (Zero Inventory). Mục tiêu của phương thức sản xuất Lean là hoàn toàn
loại bỏ các lãng phí xảy ra trong quá trình sản xuất từ đó cho phép cải thiện hệ
thống sản xuất tối ưu, tinh gọn. Với phương pháp Lean, doanh nghiệp sản xuất
có thể giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng đầu ra và rút ngắn thời gian sản
xuất.

-

Mục tiêu của phương pháp sản xuất Lean bao gồm:

+

Phế phẩm và sự lãng phí: giảm phế phẩm và các lãng phí hữu hình không cần
thiết, bao gồm sử dụng vượt định mức nguyên vật liệu đầu vào, phế phẩm có
thể ngăn ngừa, chi phí liên quan đến tái chế phế phẩm và các tính năng trên sản
phẩm vốn không được khách hàng yêu cầu.


+

Chu kỳ sản xuất: giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm
thiểu thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho
quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm.

+

Mức tồn kho: giảm thiểu mức hàng tồn kho ở tất cả công đoạn sản xuất, nhất là
sản phẩm dở dang giữa các công đoạn. Mức tồn kho thấp hơn đồng nghĩa với
yêu cầu vốn lưu động ít hơn.


+

Năng suất lao động: cải thiện năng suất lao động bằng cách vừa giảm thời gian
nhàn rỗi của công nhân, đồng thời phải đảm bảo công nhân đạt năng suất cao
nhất trong thời gian làm việc.

+

Tận dụng thiết bị và mặt bằng: sử dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất hiệu quả
hơn bằng cách loại bỏ các trường hợp ùn tắc và gia tăng tối đa hiệu suất sản
xuất trên các thiết bị hiện có, đồng thời giảm thiểu thời gian dừng máy.

+

Tính linh động: có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau một cách
linh động hơn với chi phí và thời gian chuyển đổi thấp nhất.


+

Sản lượng: nếu có thể giảm chu kỳ sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm
thiểu ùn tắc và thời gian dừng máy, công ty có thể gia tăng sản lượng một cách
đáng kể từ cơ sở vật chất hiện có.

-

Công cụ và phương pháp triển khai Lean:

+

Tiêu chuẩn hoá công việc: các quy trình và hướng dẫn sản xuất được quy định
và truyền đạt rõ ràng đến mức hết sức chi tiết nhằm tránh sự thiếu nhất quán và
giả định sai về cách thức thực hiện công việc.
Việc chuẩn hoá quy trình trong Lean bao gồm một số thành phẩn chính:
Trình tự công việc chuẩn.
Thời gian chuẩn.
Mức tồn kho chuẩn trong quy trình.

+

Truyền đạt công việc tiêu chuẩn cho nhân viên.

+

Quản lý bằng công cụ trực quan: cho phép các công nhân có thông tin đầy đủ
về các quy trình sản xuất, tiến độ và các thông tin quan trọng khác giúp họ làm
việc có hiệu quả nhất.

Các công cụ trực quan thường ở dưới các hình thức sau:


Các bảng hiển thị trực quan.
Các bảng kiểm soát bằng trực quan.
Các chỉ dẫn bằng hình ảnh.
+

Chất lượng từ Gốc (Làm đúng ngay từ đầu): chất lượng nên được đưa vào quy
trình sản xuất để khuyết tật không có điều kiện phát sinh hoặc một khi xuất
hiện sẽ ngay lập tức bị phát hiện và loại trừ ngay từ nguồn phát sinh.

+

Phương pháp 5S: Bao gồm: Sàng lọc (Sort); Sắp xếp (Set in order); Sạch sẽ
(shine); Sẵn sàng (stabilize); Sâu sát (Sustain).

+

Bảo trì ngăn ngừa: một loạt các công việc thường nhật, thủ tục và các bước
được thực hiện nhằm xác định và giải quyết các vấn đề tiềm tàng trước khi
chúng phát sinh.

+

Rút ngắn thời gian thiết lập máy/ thời gian chuyển đổi máy: giảm thiểu thời
gian dừng chuyền bất hợp lý do chuẩn bị máy hay chuyển đổi sản phẩm vì máy
dừng là nguồn lãng phí đáng kể.

+


Giảm thiểu quy mô lô sản xuất: luồng sản phẩm di chuyển trên chuyền có quy
mô lô càng nhỏ càng tốt, với điều kiện lý tưởng là luồng một sản phẩm, để bán
thành phẩm giữa các công đoạn là tối thiểu.

+

Thẻ Kanban: là hệ thống cấp đầy vật tư theo mô hình pull sử dụng các dấu
hiệu tượng hình và là một công cụ thông tin hỗ trợ sản xuất theo mô hình pull.

+

Cân bằng sản xuất: bố trí lưu lượng sản xuất và chủng loại sản phẩm ổn định
theo thời gian nhằm giảm thiểu sự đột biến trong khối lượng công việc.

Bên cạnh các lý thuyết nói trên, còn một số trường phái/học thuyết Quản trị sản
xuất đã và đang được áp dụng trong thực tế. Qúa trình phát triển các học thuyết
Quản trị sản xuất trong lịch sử có thể tóm tắt như sau:


Lịch sử các học thuyết Quản trị sản xuất
Người phát triển/

Năm/ giai

Khái niệm/Công cụ và Hệ thống

đoạn
Thế kỷ 14 –
16

Thế kỷ 18

người
sáng lập

Phát triển của sản xuất có hệ thống
Áp dụng các kỹ thuật mới cho quá trình quản trị

Adam Smith and

sản xuất

Charles Babbage

Các nguyên tắc quản lý khoa học (Scientific
Management Principles)
1895

Nghiên cứu vận động đối với các yếu tố tâm lý
(Motion Study for Psychological Factors
Activity)

F.W.T. Taylor
Frank & Lillian
Gilbreth
Henry Gantt

Biểu đồ sản xuất (Scheduling Chart)
1935


Nghiên cứu về động cơ người lao động
(Hawthrone Studies of Worker Motivation)

Elton Mayo

Nghiên cứu về quản trị hoạt động cho các quyết
định dài hạn, trung hạn và ngắn hạn (Operation
Giai đoạn
1950

Research for Decision Making Long term
Medium term, Short term decision by Critical

Nhiều học giả

Path Method (CPM)), Program Evaluation
and…… Technique (PERT), Waiting-Line
Theory)

Giai đoạn
1970

Quản lý hàng tồn kho bằng máy tính
Quản lý nguồn lực (Material Resource Planning
(MRP)

IBM, Joseph
Orlicky,
Oliver Wieght



Just In Time (JIT), Total Quality Control (TQC)
Giai đoạn
1980

Kanban System, CAD/CAM,
Computer Integrated Manufacturing (CIM)

Toyota

Flexible Manufacturing System (FMS)
1.Total Quality
Management (TQM), Concurrent (CIM),
Giai đoạn
1990

Engineering, Value Engineering
2. Business Process Engineering
3. Supply Chain Management

Giai đoạn
2000

III.

Asqc(U.S.).
IOS(England),
Michael Hammer
Oracle,
SAP(Germany)


Giao nhận, hoạch định nguồn lực, thương mại
điện tử (Logistics, Enterprise Resource Planning
(ERP), E-Commerce, E-Business)

Áp dụng lý thuyết Quản lý sản xuất để nâng cao năng suất trong giai đoạn
hiện nay:

-

Các lý thuyết nói trên đã từng và đang gắn liền với sự phát triển của nền kinh
tế. Trong môi trường kinh doanh hiện đại, sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp ngày càng lớn đi cùng với nó là sự hạn chế của các nguồn tài nguyên
đầu vào, việc gia tăng năng suất, giảm lãng phí trong quá trình sản xuất ngày
càng trở thành nhu cầu bức thiết cho doanh nghiệp.

-

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng ý thức được vấn đề sống còn để áp dụng các
lý thuyết Quản trị sản xuất vào quy trình sản xuất của doanh nghiệp nhằm tăng
cường khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao
động, giảm sự lãng phí từ đó làm giảm giá thành sản phẩm.

-

Đối tượng áp dụng: Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB).


Tên giao dịch: Military Commercial Joint Stock Bank.
Địa chỉ trụ sở chính: Số 03 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

Vốn điều lệ đăng ký: 7.300 tỷ đồng.
Lĩnh vực kinh doanh: dịch vụ tiền gửi, tín dụng cá nhân, tín dụng doanh
nghiệp, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ… và các dịch vụ ngân hàng
khác theo sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


Phân tích triết lý quản trị sản xuất của theo quan điểm của phương pháp
Lean

+

Tiêu chuẩn hoá công việc: MB đã tiến hành xây dựng các quy trình làm việc
cụ thể, chi tiết cho từng công việc của cán bộ nhân viên và lãnh đạo. Toàn bộ
cán bộ nhân viên của MB được đào tạo để biết cụ thể các công việc mình cần
làm trong quá trình làm việc.
Việc chuẩn hoá quy trình đảm bảo bao gồm các thành phẩn chính:
Trình tự công việc chuẩn: các công việc được mô hình hoá theo trình tự và chi
tiết, nhân viên MB đều phải tuân thủ khi thực hiện công việc, bao gồm các
thao tác, các bước thực hiện công việc. Việc mô tả rõ ràng giúp đảm bảo rằng
tất cả nhân viên trong cùng một bộ phận đều thực hiện công việc theo một cách
thức tương tự nhau. Điều này đặc biệt quan trọng đối với lĩnh vực kinh doanh
ngân hàng luôn ẩn chứa nhiều rủi ro.
Thời gian chuẩn: các công việc đều được đặt ra tiêu chuẩn thời gian cụ thể để
hoàn thành.
Kết quả đạt được kỳ vọng: trong điều kiện môi trường cạnh tranh khốc liệt như
hiện nay, việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng là yếu tố sống còn của
mọi ngân hàng. Do đó, các quy trình làm việc của MB đều đạt ra các mục tiêu


cụ thể về mức độ hài lòng của khách hàng để đánh giá mức độ hoàn thành

công việc.
+

Truyền đạt công việc tiêu chuẩn cho nhân viên: Các hướng dẫn cho nhân viên
thực hiện theo đúng quy trình không chỉ ở dạng văn bản, MB thường xuyên tổ
chức các lớp học trong đó nhân viên thực hiện các trường hợp cụ thể thường
gặp trong công việc hoặc xem các đoạn băng/video.

+

Quản lý bằng công cụ trực quan: cho phép các nhân viên có thông tin đầy đủ
về các quy trình công việc, tiến độ và các thông tin quan trọng khác giúp họ
làm việc có hiệu quả nhất.
Các công cụ trực quan thường ở dưới các hình thức sau:
Các bảng hiển thị trực quan: thông qua các biểu đồ, bảng đo lường hiệu quả
cho từng kỳ đánh giá kết quả công việc, các thủ tục và tài liệu quy trình làm
nguồn thông tin tham khảo cho nhân viên. Ví dụ như biều đồ về xu hướng tăng
trưởng khách hàng, tăng trưởng huy động, dư nợ, tỷ lệ khách hàng than phiền
về dịch vụ của ngân hàng…
Các bảng kiểm soát bằng trực quan: các chỉ số dùng để kiểm soát hay báo hiệu
điều chỉnh cho từng nhân viên/phòng ban/chi nhánh. Ví dụ như các bảng theo
dõi tình hình nợ xấu…

+

Chất lượng từ Gốc (Làm đúng ngay từ đầu): các tiêu chuẩn về chất lượng dịch
vụ được đưa vào quy trình công việc để rủi ro/khách hàng than phiền ít điều
kiện phát sinh hoặc một khi xuất hiện sẽ ngay lập tức bị phát hiện và có biện
pháp xử lý. Ví dụ như bộ phận tín dụng sau khi giải ngân cho một món vay của
khách hàng, định kỳ hàng tháng/quý có trách nhiệm phỏng vấn và điều tra lại

tình hình khách hàng. Ngay khi nhận thấy tình hình kinh doanh của khách
hàng có dấu hiệu bất ổn thì ngay lập tức phải lập báo cáo và phối hợp cùng các
phòng ban có liên quan để tìm biện pháp thu hồi nợ.


+

Phương pháp 5S: Bao gồm: Sàng lọc (Sort); Sắp xếp (Set in order); Sạch sẽ
(shine); Sẵn sàng (stabilize); Sâu sát (Sustain). Phương pháp này giúp nhân
viên luôn trong tình trạng sẵn sàng phục vụ khách hàng ở với chất lượng cao
nhất và thời gian ngắn nhất. Ngược lại khách hàng sẽ có ấn tượng tốt về độ
chuyên nghiệp của nhân viên cũng như ngân hàng.

+

Bảo trì ngăn ngừa: một loạt các công việc thường nhật, thủ tục và các bước
được thực hiện nhằm xác định và giải quyết các vấn đề tiềm tàng trước khi
chúng phát sinh. Trong ngân hàng, đó là các bước liên quan đến quy trình thẩm
định và tái thẩm định một khoản vay đối với tín dụng và kiểm soát viên rà soát
lại chứng từ thu ngân đối với kế toán. Đây là hoạt động đặc biệt quan trọng đối
với ngân hàng.
Trên đây là một số ứng dụng của phương pháp quản lý sản xuất Lean
trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Xét trên khía cạnh đặc
thù của Việt Nam và Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng, không phải
toàn bộ phương pháp quản lý Lean được ứng dụng trong hoạt động của
ngân hàng, cũng như các phương pháp quản lý khác như đã trình bày ở
trên không được áp dụng. Tuy nhiên, phân tích hoạt động của MB, ta có
thể thấy MB đã có sự kế thừa, chọn lọc và phát triển những điểm tích cực
của các phương pháp quản lý sản xuất. Điều này đã đóng góp đáng kể cho
sự thành công của MB trong thời gian vừa qua, góp phần xây dựng một

hình ảnh MB chuyên nghiệp, thành công trong mắt khách hàng và cổ
đông. Giúp MB đi đúng con đường đã lựa chọn là trở thành ngân hàng
bán lẻ hàng đầu của Việt Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.

Slide bài giảng Quản trị hoạt động – Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị
kinh doanh Quốc tế - ĐH.Griggs.

2.

Giáo trình Quản trị hoạt động – Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh
doanh Quốc tế - ĐH.Griggs.

3.

Các trang web:

-

/>
-

/>

-

/>

-

/>


×