Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Quy trình cơ bản nghiệp vụ cho vay đối với tổ chức, doanh nghiệp tại ngân hàng NoPTNT việt nam chi nhánh tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.5 KB, 8 trang )

Quy trình cơ bản nghiệp vụ cho vay đối với Tổ chức, Doanh nghiệp tại
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn như sau:
1.
Tín dụng là hoạt động tài trợ của Ngân hàng cho khách hàng, là hoạt động
sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho Ngân hàng có thể đẩy Ngân hàng đến
chỗ phá sản, do vậy các Ngân hàng phải cân nhắc kỹ lưỡng khả năng rủi ro và khả
năng sinh lời khi quyết định tài trợ, cho vay đó chính là qui trình cấp tín dụng cho
khách hàng.
Qui trình tín dụng là công việc nghiêm túc không thể làm chiếu lệ, quy trình
tín dụng phải đáp ứng các nhu cầu:
- Được xây dựng và thống nhất trong toàn hệ thống Ngân hàng No&PTNT
Việt Nam.
- Được xây dựng chi tiết trong nội dung phân tích tránh chung chung.
- Toàn bộ quy trình phải nhằm thực hiện các nguyên tắc tín dụng Ngân
hàng.
Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Lạng sơn hỗ trợ, kinh doanh, dịch vụ
nhằm bù đắp thiếu hụt tài chính đối với khách hàng là Tổ chức như Doanh nghiệp
nhà nước, Hợp tác xã, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp tư nhân, Dông ty hợp danh và
Các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định của Nhà nước.
Khi khách hàng gửi đơn xin vay vốn đến Ngân hàng, Ngân hàng tiến hành
theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Thẩm định trước khi cho vay:
* Thu thập thông tin về khách hàng và hướng dẫn khách hàng lập hồ
sơ vay vốn:
1


Trường hợp khách hàng là Doanh nghiệp quan hệ tín dụng lần đầu phải gửi
đến Ngân hàng các giấy tờ sau:
- Hồ sơ pháp lý (bản sao có chứng nhận của cơ quan công chứng):


+ Quyết định thành lập.
+ Điều lệ Doanh nghiệp.
+ Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu Doanh nghiệp theo quy định.
+ Giấp chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Giấy phép/chứng nhận hành nghề.
+ Giấy chứng nhận đầu tư.
+ Quyết định giao vốn/Biên bản góp vốn.
+ Danh sách thành viên sáng lập.
+ Văn bản ủy quyền theo pháp luật (nếu có).
+ Các giấy tờ khác.
- Mục đích sử dụng vốn vay.
- Tài sản thế chấp của khách hàng.
- Nguồn và thời gian trả nợ dự kiến;
- Các nghĩa vụ tài chính hiện tại.
Sau khi kiểm tra hồ sơ của khách hàng, Cán bộ tín dụng của Ngân hàng
trao đổi với khách hàng về các quy định của Ngân hàng về nguyên tắc, điều kiện
vay vốn, mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, tài sản bảo đảm tiền
vay…
* Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn:
Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu).
- Dự án, phương án sản xuất kinh doanh và các giấy tờ liên quan đến dự
án, phương án.
- Các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, các chứng từ liên
quan đến sử dụng vốn vay.
2


- Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định của Điều lệ doanh
nghiệp về việc chấp thuận cho cầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh để vay

vốn.
- Các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm theo quy định.
Bước 2: Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay.
* Đối với Doanh nghiệp: Phải được công nhận là pháp nhân và có năng
lực pháp luật dân sự theo quy định của bộ luật đân sự.
+ Đối chiếu bản sao với bản chính của hồ sơ khách hàng.
+ Tiếp xúc, quan sát để đánh giá năng lực, uy tín của khách hàng, tìm hiểu
thông tin về khách hàng.
+ Đối chiếu hồ sơ tài sản đảm bảo.
* Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn:
+ Kiểm tra tính xác thực của hồ sơ vay vốn của khách hàng.
+ Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn của khách hàng.
* Kiểm tra, xác minh thông tin:
Đối với khách hàng vay lần đầu phải kiểm tra qua Trung tâm thông tin tín
dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước.
* Đánh giá khả năng trả nợ:
+ Đánh giá khả năng tài chính của khách hàng.
+ Đánh giá nguồn trả nợ của khách hàng.
+ Thời gian thực hiện dự kiến của phương án.
* Thẩm định tài sản đảm bảo:
+ Đáng giá, thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng được thực hiện theo
Quy trình của Ngân hàng.
*Tổng hợp đề xuất cho vay hay không cho vay:
- Xác định số tiền cho vay, Cán bộ tín dụng căn cứ vào:
3


+ Nhu cầu vay vốn.
+ Khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Giá trị tài sản bảo đảm.

+ Khả năng nguồn vốn của ngân hàng cho vay.
+ Quy định về mức cho vay.
- Xác định phương thức cho vay: Từng lần; nhiều lần; hạn mức tín dụng.
- Xác định lãi suất cho vay: Theo quy định của Ngân hàng trong từng thời
kỳ.
- Xác định thời hạn cho vay: Căn cứ vào nhu cầu vay vốn; khả năng trả nợ,
thời hạn sử dụng và tài sản đảm bảo của khách hàng.
- Xác định kì hạn trả nợ gốc và lãi: Căn cứ vào thu nhập của khách hàng.
* Soạn thảo hợp đồng tín dụng, giải ngân khoản vay:
- Soạn thảo nội dung hợp đồng: Theo mẫu của Ngân hàng quy định.
- Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
- Giao, nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay: Theo quy trình của Ngân
hàng.
* Giải ngân khoản vay: Sau khi khách hàng hoàn tất các hồ sơ vay vốn, cán
bộ tín dụng kiểm tra đủ điều kiện thì giải ngân cho khách hàng.
Bước 3: Kiếm tra sau khi cho vay.
Sau khi giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm
tra, giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng xem có đúng mục đích sử dụng vốn
vay đã ghi trong hợp đồng tín dụng hay không?
Bước 4: Thu hồi nợ và tất toán khoản vay (Thanh lý hợp đồng tín dụng).
Cán bộ tín dụng căn cứ vào hợp đồng tín dụng đã ký, phải thường xuyên
đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi đúng hạn.
Bước 5: Xử lý nợ.
4


Nếu khách hàng không còn khả năng trả nợ hoặc khoản nợ có vấn đề thì
thực hiện theo Quy trình xử lý nợ của Ngân hàng.
2. Quy trình có những bất cập, nhược điểm trong công tác quản lý.
Trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đã quy định quy trình cơ

bản cho vay trên, nên bất kỳ một chi nhánh trực thuộc nào muốn cho vay đối với
khách hàng là Tổ chức, Doanh nghiệp cũng phải qua các bước cơ bản theo qui
trình trên. Tuy nhiên khi áp dụng đến từng chi nhánh tỉnh, thành phố có những bất
cập, hạn chế trong từng bước thực hiện như:
- Cán bộ tín dụng phải có trình độ, năng lực và kinh nghiệm khi cho vay đối
khách hàng là Doanh nghiệp và đặc biệt đối với doanh nghiệp vay lần đầu, qua đó
mới đánh giá được khả năng tài chính, mục đích sử dụng vốn, khả năng trả nợ…
của khách hàng.
- Khi đánh giá khách hàng về tình hình tài chính, mục đích sử dụng vốn vay,
khả năng trả nợ… chỉ thông qua một cán bộ tín dụng nên có nhiều hạn chế về về
tính chính xác, minh bạch của thông tin.
- Tại chi nhánh chưa có bộ phận chuyên trách về thẩm định trước khi cho
vay đối với khách hàng, nên cán bộ tín dụng làm kiêm nhiệm, chưa sâu và mất
nhiều thời gian.
- Trong bước thẩm định về tài sản và mục sử dụng vốn đối với dây truyền
công nghệ hiện đại và các lĩnh vực không thuộc chuyên ngành đều phải thuê
chuyên gia bên ngoài để kiểm định, đánh giá.
- Mức phán quyết cho vay đối với chi nhánh còn thấp, khách hàng có nhu
cầu vay vốn lớn phải trình lên Ngân hàng cấp trên nên mất nhiều thời gian thẩm
định và phê duyệt lại.
- Qui trình xử lý nợ còn nhiều bất cập và qua nhiều khâu trung gian.

5


3. Giải pháp nhằm cải thiện tốt hơn quy trình cho vay đối với Doanh
nghiệp tại Chi nhánh:
- Thường xuyên đào tạo cán bộ tín dụng để nâng cao trình độ về chuyên
môn nghiệp vụ Ngân hàng và các nghiệp vụ cơ bản về phân tích Doanh nghiệp.
- Thành lập bộ phận chuyên trách về thẩm định, thu thập thông tin khách

hàng trước khi cho vay.
- Tăng mức phá quyết cho vay để chi nhánh chủ động trong quá trình giải
ngân.
Câu 2.
1. Những nội dung trong môn học quản trị Tác nghiệp có thể áp dụng vào Chi
nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Lạng sơn:
Qua nghiên cứu và học tập môn Quản trị hoạt động là một môn khoa học
nghiên cứu tính hiệu quả và quá trình chuyển hóa từ các nguồn lực đầu vào sản
xuất như nguyên vật liệu, vốn, lao động, thành các sản phẩm đầu ra hữu dụng cho
khách hàng như hàng hóa và dịch vụ.
Hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt nam là tổ chức trung gian tài chính đa
năng hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, thanh toán, cung cấp các dịch vụ
tài chính đa dạng và đặc biệt là tín dụng - tiết kiệm, dịch vụ thanh toán…
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, Môn học Quản trị hoạt động
có nhiều nội dung liên quan và có thể áp dụng. Nội dung quan trọng nhất trong
việc tác nghiệp là nội dung liên quan đến các loại lãng phí theo quam điểm của
LEAN, đó là những loại lãng phí không mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm
hoặc dịch vụ đứng trên quan điểm của khách hàng.
Những loại lãng phí theo quan điểm của LEAN đối với Chi nhánh Ngân
hàng No&PTNT tỉnh Lạng sơn:
* Đối với hệ thống Công nghệ thông tin:
6


- Hiện nay, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đã triển khai song chương
trình hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng và giao dịch một cửa đối với khách hàng,
do đó nên việc sử dụng phần mềm giao dịch mới của Ngân hàng đối với cán bộ tại
chi nhánh chưa được thành thạo và chuyên nghiệp nên dẫn đến việc giao dịch với
khách hàng còn xảy ra sai sót và mất nhiều thời gian, do đó khách hàng phải Đợi
chờ.

* Đối với các nghiệp vụ khác như:
- Tồn quỹ tiền mặt: Lượng tiền mặt cuối ngày cao, dư thừa do khách
hàng, và các chi nhánh trực thuộc gửi vào muộn, không kịp chuyển sang Ngân
hàng Nhà nước làm thiệt hại về tài chính của chi nhánh.
- Huy động vốn thừa và lãi suất cao: Trong năm qua chi nhánh đã huy
động được nhiều nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức trên địa bàn với
mức lãi xuất cáo nhưng không đầu tư, giải ngân được hết qua đó làm ảnh hưởng
đến tài chính của chi nhánh do phải trả tiễn lãi lớn.
- Nghiệp vụ cho vay: Do nhiều thủ tục hành chính mà Ngân hàng không
chủ động được nên gây mất thời gian cho khách hàng như Thẩm định tài sản đảm
bảo của khách hàng, công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo.
2. Áp dụng những giải pháp khắc phục lãng phí tại Chi nhánh Ngân hàng
No&PTNT tỉnh Lạng sơn:
- Tiếp tục đào tạo về chương trình Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng cho
cán bộ nghiệp vụ để nâng cao tay nghề và giảm bớt thời gian thực hiện giao dịch
với khách hàng.
- Cải cách thủ tục hành chính tại chi nhánh.
- Xây dựng phương án để khắc phục hiện tượng tồn quỹ tiền mặt quá nhiều.
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các dự án khả thi của Tỉnh để đầu tư.

7


Tài liệu tham khảo:
- Sách Quản trị hoạt động của chương trình.
- Bài giảng Quản trị hoạt động của chương trình.
- Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 của Ngân hàng
No&PTNT Việt nam “V/v: Ban hành quy định cho vay đối với khách
hàng trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt nam“.


8



×