Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội ra sao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.48 KB, 1 trang )

Thay đổi mức đóng Bảo hiểm xã hội ra sao?
Theo phản ánh của ông Thái Hoàng Hà (TP. Hà Nội), Công ty của ông là Công ty sản xuất
và tiền lương ghi trong hợp đồng lao động đối với người lao động bao gồm: Lương cơ bản
+ phụ cấp lương + lương sản phẩm/kinh doanh.
Lương của bộ phận trực tiếp gồm: Lương cơ bản + phụ cấp lương + lương sản phẩm;
Lương của bộ phận gián tiếp gồm: Lương cơ bản + phụ cấp lương (nếu có) + lương kinh
doanh (nếu có).
Ông Hà muốn biết, cách tính tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với
nhân viên tại Công ty của ông theo quy định của Luật BHXH số 58/2014/QH13 thực hiện
như thế nào?
Trả lời có tính chất tham khảo
Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời ông Hà như sau:
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã số 58/2014/QH13, đối với người lao
động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì từ ngày
1/1/2016, tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương. Từ
ngày 1/1/2018, là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của
pháp luật về lao động.
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 85; Khoản 1 Điều 86 Luật BHXH số 58/2014/QH13 thì
hàng tháng người lao động đóng bằng 8% mức tiền lương tháng; người sử dụng lao động
đóng bằng 18% quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động. Như vậy, trường hợp
người lao động có thay đổi mức lương hàng tháng thì đóng BHXH trên mức lương thay đổi
đó và thông báo cho cơ quan BHXH để ghi sổ BHXH cho người lao động.
Theo Chinhphu.vn



×