Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

dạy học tích hợp: nitow và kinh nghiệm nhà nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.94 KB, 12 trang )

NITƠ VÀ KINH NGHIỆM NHÀ NÔNG
I.

Lí do chọn chủ đề
Nitơ là nguyên tố đặc biệt quan trọng đối với các loài thực vật. Nó có mặt trong

protein, axit nucleic và nhiều chất hữu cơ khác. Nếu thiếu nitơ cây sẽ bị còi cọc, lá có
màu vàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và năng suất của các loài thực
vật. Vậy để có đủ nitơ trong cây người nông dân phả làm gì? Cách thức vận chuyển
nitơ trong cây như thế nào? Cây có thể hấp thụ nitơ một cách tự nhiên không? Để giải
đáp các thắc mắc này chúng ta cần phải vận dụng kiến thức của các bộ môn như: Hóa
học, sinh học, công nghệ,….
Vì thế, chủ đê để xây dựng trên cơ sở tích hợp liên môn với các môn như sinh
học, hóa học, công nghệ,… nhằm tổ chức cho HS thông qua hoạt động chủ đề sẽ chủ
động sử dụng các năng lực của mình để tìm hiểu về nitơ như:
- Vai trò của nitơ đối với thực vât.
- Quá trình biến đổi nitơ trong cây trồng.
- Chu trình nitơ trong tự nhiên.
- Cách người nông dân sử dụng phân bón.
CƠ SỞ TÍCH HỢP
Môn
Hóa

Lớp
11

Sinh

10
11


Công
nghệ
Địa lí

10
10

Chương
Bài
2
Bài 10: Nitơ
Bài 11: Amoniac và muối amoni
Bài 12: Axit nitric và muối nitrat
Bài 16: Phân bón hóa học
1
Các nguyên tố hóa học và nước
1
Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
Bài 5,6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
Bài 7: Thực hành thí nghiệm thoát hơi nước và thí
nghiệm về vai trò của phân bón
Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số
loại phân bón thông thường.
Bài 11: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí
trên trái đất

NỘI DUNG:

Lượng phân bón


Thời kì bón phân
môi trường và an
toàn thực phẩm

Kinh nghiệm
nhà nông

Nitơ và kinh
nghiệm nhà
nông

Vai trò của
nitơ đối với
thực vật

Nguồn nitơ

Vai trò


Chu trình
nitơ trong tự
II. Mục tiêu dạy học
1. Kiến thức

Quá trình biến
đổi nitơ

nhiên


khử NO3-

đồng hóa NH3

-

HS trình bày được:
- Vai trò của nitơ đối với thực vật.
- Một số dạng hợp chất của nitơ mà cây có thể hấp thụ được.
Vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường khi sử dụng quá liều

-

lượng phân bón.
Một số kinh nghiệm chăm sóc cây trồng.
HS giải thích được:
- Chu trình nitơ trong tự nhiên.
- Quá trình biến đổi nitơ trong cây
2. Kĩ năng
- Quan sát, dự đoán cây thừa hay thiếu nitơ.
- Làm poster tuyên truyền việc ô nhiễm môi trường do cây sử dụng quá nhiều phân bón
- Phân tích, tổng hợp, thống kê số liệu.
- Hệ thống kiến thức dưới dạng sơ đồ.
- Thuyết trình.
3. Thái độ
- Yêu thiên nhiên, tự giải thích được các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên.
- Giáo dục môi trường biết cách sử dụng hợp lý phân bón để tốt cho cây mà vẫn bảo vệ

môi trường
4. Năng lực


Sau khi học bài này học sinh có thể phát triển một số năng lực:
- Năng lực tự học
- Năng lực tìm kiếm thông tin
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tính toán
III. Thông tin trợ giúp giáo viên
1. Vai trò của nitơ đối với thực vật
1.1. Nguồn nitơ cho cây


Hình 1: Sơ đồ minh họa một số nguồn nitơ cung cấp cho cây

Dạng tồn tại

Đặc điểm

1.2.

Nitơ trong không khí
Nitơ trong đất
Chủ yếu dạng Nitơ phân tử Nitơ khoáng trong các muối
(N2) ngoài ra còn tồn tại dạng khoáng như muối nitrat, muối
NO, NO2.
nitrit, muối amon.
Nitơ hữu cơ trong xác động

vật, thực vật, vi sinh vật.
- Cây khôngg hấp thụ được Cây không hấp thụ được Nitơ
Nitơ phân tử
hữu cơ trong xác sinh vật.
- Nitơ trong NO, NO2 trong Nitơ hữu cơ biến đổi thành
không khí độc hại đối với cây NO3- và NH4+
trồng
Cây chỉ hấp thụ Nitơ khoáng từ
- Nitơ phân tử được các vi sinh trong đất dưới dạng NO3-, NH4+
vật cố định Nitơ chuyển hóa
thành dạng NH3 – dạng cây sử
dụng được

Vai trò của nitơ đôi với đời sống thực vật
Nitơ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng

và do đó nó quyết định năng suất và chất lượng thu hoạch. Nitơ có trong thành phần
của hầu hết các chất trong cây: protein, axit nucleic, các sắc tố quang hợp, các hợp
chất dự trữ năng lượng như ADP, ATP, các chất điều hòa sinh trưởng,… Như vậy, nitơ
vừa có vai trò cấu trúc, vừa tham gia vào các quá trình chuyển hóa vật chất và năng
lượng. Nitơ có vai trò quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lí của cây trồng.
2. Quá trình biển đổi nitơ trong cây
2.1. Quá trình khử NO3Cây hấp thụ được từ đất cả hai dạng nitơ oxi hóa (NO 3-) và nitơ khử (NH4+),
nhưng khi hình thành các axit amin thì cây cần nhiều nhóm NH 2 nên trong cây có quá
trình biến đổi dạng NO3- thành dạng NH4+
Quá trình khử NO3- (NO3- → NO2- → NH4+) xảy ra theo các bước sau đây với sự
tham gia của các ezim khử - ređuctaza :


NO3- + NAD(P) + H+ + 2e- → NO2- + NAD(P) + H2O

NO2- + 6 Feređoxin khử + 8H+ + 6e- → NH4+ + H2O
2.2. Quá trình đồng hóa NH3 trong cây
Quá trình hô hấp của cây tạo ra các axit (R-COOH) và nhờ quá trình trao đổi
nitơ, các axit này có thêm gốc NH2 để thành các axit amin. Cần nhớ rằng trong cây tồn
tại 3 dạng: -NH2, NH3, NH4+.
Có 4 phản ứng khử amin hóa để hình thành các axit amin :
- Axit piruvic + NH3 + 2 H+ → Alanin + H2O
- Axit ∝ xêtôglutamic + NH3 + 2H+ → Axit glutamic + H2O
- Axit fumaric + NH3 → Axit aspactic
- Axit ôxalô + NH3 + 2 H+ → Axit aspactic + H2O
Từ các axit amin này, thông qua quá trình chuyển amin hóa, 20 axit amin được
hình thành trong các mô thực vật và là nguyên liệu để hình thành các loại protein khác
nhau, cũng như các hợp chất thứ cấp khác.
Các axit amin được hình thành còn có thể kết hợp với nhóm NH 3 hình thành các
amit: Axit amin đicacbôxilic + NH3 → Amit. Ví dụ: Axit glutamic + NH3 → Glutamin.
Đây là cách tốt nhất để thực vật không bị ngộ độc khí NH3 bị tích lũy nhiều trong cây.
3.

Chu trình nitơ trong tự nhiên
Nguyên tố nitơ rất cần cho sự sống trên Trái Đất. Trong tự nhiên luôn luôn diễn

ra các quá trình chuyển hóa nitơ từ dạng này sang dạng khác theo một chu kì tuần
hoàn khép kín

-

Cây xanh đồng hóa nitơ chủ yếu ở dạng muối nitrat và muối amoni, chuyển hóa thành
Hình 2: Chu trình của nitơ trong tự nhiên
protein thực vật. Động vật đồng hóa protein thực vật, tạo ra protein động vật. Các chất
hữu cơ do động vật bài tiết ra (phân, nước tiểu,…) cũng như xác động vật lại chuyển

thành hợp chất hữu cơ chứa nitơ. Nhờ những loại vi khuẩn khác nhau có trong đất, một
phần các hợp chất này chuyển hóa thành amoniac, rồi thành muối nitrat, phần còn lại


thoát ra ở nitơ dạng tự do bay vào khí quyển. Khi các chất hữu cơ (than gỗ, than đá,
-

than bùn,…) bị đốt cháy, nitơ tự do cũng được thoát ra.
Trên thực tế, có một số quá trình tự nhiên cho phép chuyển hóa một phần nitơ ở dạng
tự do thành dạng hợp chất.
+ Trong mưa giông, khi có sự phóng điện do sấm sét một phần nitơ tự do trong
khí quyển tác dụng với oxi tạo thành khí NO, rồi chuyển hóa thành HNO 3 theo nước
mưa rồi ngấm vào đất. HNO3 chuyển thành muối nitrat khi kết hợp với muối cacbonat
(thí dụ canxi cacbonat có trong đất).
+ Một số loại vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn cố định đạm sống ở rễ cây họ đậu có
khả năng hấp thụ nitơ từ khí quyển và chuyển hóa thành các hợp chất chứa nitơ.
+ Để năng suất mùa màng, lượng nitơ chuyển từ khí quyển váo đất không thể đủ.
Người ta ước tính lượng nitrat tái sinh trong tự nhiên chỉ bằng một nửa lượng nitrat bị hấp
thụ. Do đó, cần phải bón vào đất những hợp chất chứa nitơ dưới dạng các loại phân bón
hữu cơ và vô cơ.
4. Kinh nghiệm nhà nông
Bón phân có vai trò rất quan trọng trong việc xây nâng cao năng suất cây trồng. Vì
vậy, bón phân hợp lí cho cây trồng là vấn đề hết sức quan trọng trong nông nghiệp. Cũng
như vấn đề tưới nước hợp lí, bón phân hợp lí cho cây trồng cũng phải trả lời và thực tiên

-

những vấn đề sau: bón bao nhiêu, bón khi nào, bón thế nào, bón loại phân gì?
4.1.
Lượng phân bón hợp lí

Lượng phân bón hợp lí căn cứ vào :
Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng (lượng chất dinh dưỡng để hình thành một đơn vị thu
hoạch).
Khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất.
Hệ số sử dụng phan bón: Lượng chất bón cây sử dụng được so với tổng lượng phân bón.
4.2.
Thời kì bón phân
Thời kì bón phân phải căn cứ vào
các giai đoạn trong quá trình sinh trưởng
của mỗi loại cây trồng. Cách nhận biết rõ
rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ
vào những dấu hiệu bên ngoài của lá cây
như: dình dạng, màu sắc. Bởi vì khi thiếu
một nguyên tố dinh dưỡng nào đó đến
mức trầm trọng, lá cây thường biến dạng
và màu sắc thường thay đổi rõ rệt (hình 3).
Ví dụ: đối với cây lúa, bón lót (trước lúc
cấy), bón thúc (lúc đẻ nhánh), bón đòng
(ra bông).

4.3.

Vấn đề môi trường và an toàn thực phẩm

Hình 3. Cây thiếu Nitơ


Phân bón là thức ăn của cây trồng, nguồn dinh dưỡng chủ yếu để cây phát triển.
Tuy nhiên không phải tất cả lượng phân bón trên được cho vào đất, được phun lên lá,
… cây sẽ hấp thụ được hết để nuôi lớn cây từng ngày. Theo số liệu tính toán của các

chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa học ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân
đạm chỉ đạt từ 30-45% tùy theo loại đất, giống cây, thời vụ, phương pháp bón,… Như
vậy còn 60-65% lượng phân cây chưa sử dụng sẽ đi đâu về đâu?
Dư thừa đạm trong đât hoặc trong cây đều gây nên những tác hại đối với môi
trường và sức khỏe con người. Do bón quá dư thừa hoặc do bón đạm chưa đúng cách đã
làm cho nitơ và photpho theo nước xả xuống các thủy vực là nguyên nhân gây ra sự ô
nhiễm cho các nguồn nước. Các chất gây ô nhiễm hữu cơ bị khử dần do hoạt động của
vi sinh vật, quá trình này gây ra sự giảm oxy dưới hạ lưu. Đạm dư thừa bị chuyển thành
dạng Nitrat (NO3-) hoặc Nitrit (NO2-) là những dạng gây độc trực tiếp cho các động vật
thuỷ sinh, gián tiếp cho các động vật trên cạn do sử dụng nguồn nước (Tabuchi and
Hasegawa, 1995). Đặc biệt gây hại cho sức khoẻ con người thông qua việc sử dụng các
nguồn nước hoặc các sản phẩm trồng trọt, nhất là các loại rau quả ăn tươi có hàm lượng
dư thừa Nitrat. Theo các nghiên cứu gần đây, nếu trong nước và thực phẩm hàm lượng
nitơ và photpho, đặc biệt là nitơ dưới dạng muối nitrit và nitrat cao quá sẽ gây ra một số
bệnh nguy hiểm cho người đặc biệt là trẻ em. TS. Lê Thị Hiền Thảo (2003) đã xác định,
trong những thập niên gần đây, mức NO3- trong nước uống tăng lên đáng kể mà nguyên
nhân là do sự sử dụng phân đạm vô cơ tăng, gây rò rỉ NO 3- xuống nước ngầm. Hàm
lượng NO3- trong nước uống tăng gây ra nguy cơ về sức khoẻ đối với cộng đồng. Ủy
ban châu Âu quy định mức tối đa của NO3- trong nước uống là 50 mg/l, Mỹ là 45 mg/l,
Tổ chức y tế thế giới (WHO) là 100 mg/l. Y học đã xác định NO 2- ảnh hưởng đến sức
khoẻ với 2 khả năng sau: gây nên chứng máu Methaemoglobin và ung thư tiềm tàng.
Các nghiên cứu về y học gần đây đã xác định, dư thừa Phospho trong các sản
phẩm trồng trọt hoặc nguồn nước làm giảm khả năng hấp thu Canxi vì chất này
lắng đọng với Canxi tạo thành muối triphosphat canxi không hòa tan và tạo thuận
lợi cho quá trình sản xuất para thormon, điều này đã huy động nhiều Canxi của
xương, và nguy cơ gây loãng xương ngày một tăng, đặc biệt ở phụ nữ.
(Trích: Tạp trí hạt thóc vàng)
IV. Gợi ý hoạt động dạy học



1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (15 phút) và hoạt động mở đầu
Tổ chức trò chơi ô chữ
Trong công nghiệp nitơ chủ yếu dùng để sản xuất
NH3 thể hiện tính chất hóa học như thế nào?
Ngọn lửa của NH3 có màu gì?
Đây là một khí gây cười
Cách thu khí NH3
Một tên gọi của nitơ có nghĩa là không duy trì sự sống.
Đây là một khí có mùi khai.

Đ

C
V
I
A

P
H
A
N
Đ

A
M

H
A
N
I
A
Z
O

A
T
G
T
Y
O
N

N
K

B
H

O
U

N


O
K
T
I

M
H

O
O

N
N

A

C

O
G

X
K

I
H

T
I


 Từ khóa dọc : “Phân đạm”

“Phân đạm” là một loại phân bón có chứa nguyên tố dinh dưỡng nitơ - chất dinh
dưỡng rất cần thiết đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nó được coi như là
người bạn đồng hành trong việc phát triển nông nghiệp của người nông dân. Vậy cây
hấp thụ nitơ như thế nào? Cách người nông dân sử dụng phân bón như thế nào? Để
giải đáp các thắc mắc trên chúg ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chủ đề “Nitơ và kinh
nghiệm nhà nông”
Nội dung 1: Vai trò của nitơ đối với thực vật
Đặt vấn đề (2 phút): Đối với thực vật nói chung và cây trồng nói riêng, Nitơ có vai trò
sinh lý đặc biệt quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất.
Trong dân gian ta còn có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” để hiểu rõ câu
nói trên chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về vai trò của nitơ đối với thực vật.
Hoạt động 1: Nguồn nitơ cho cây ( 7 phút)
Câu hỏi đặt vấn đề: Rễ cây có hấp thụ và sử dụng được nitơ phân tử (N 2) trong không
-

khí không?
GV: Thực vật không thể hấp thụ trực tiếp nitơ phân tử (N2) mà chỉ hấp thụ qua rễ được
2 dạng nitơ trong đất: nitrat (NO3-) và amoni (NH4+). (Có thể hỏi HS: Trong không khí
nitơ phân tử chiếm khoảng 70% vậy nếu cây hấp thụ được trực tiếp khí nitơ thì chúng
ta có cần bón phân không?)
- GV cung cấp cho HS hình ảnh sơ đồ minh họa một số nguồn nitơ cung cấp cho cây


GV: Yêu cầu HS quan sát hình ảnh và tham khảo SGK nêu các nguồn chính cung cấp
nitơ cho cây trồng. GV nhận xét và kết luận.
Hoạt động 2: Vai trò của nitơ đối với đời sống thực vật (7 phút)
Mục tiêu: Chứng minh tầm quan trọng của nitơ đối với cây trồng
Thí nghiệm: Trồng hai cây như nhau vào hai chậu. Chậu A có đủ các loại muối

khoáng và nước, Chậu B có các loại muối khoáng và nước chit thiếu Nitơ. (GV chuẩn
bị sẵn thí nghiệm, HS quan sát sản phẩm thí nghiệm)
Câu hỏi:
1. Thí nghiệm trên nhằm chứng minh điều gì? Trong đó đâu là chậu đối chứng? đâu là
chậu thí nghiệm?
2. Từ những quan sát, em hãy so sánh đặc điểm của 2 cây. Em có kết luận gì về vai trò
của nitơ đối với đời sống của cây.
 Yêu cầu HS về nhà làm thí nghiệm.
Nội dung 2: Quá trình biến đổi nitơ trong cây
Đặt vấn đề: Cây hấp thụ được từ đất hai dạng nitơ oxi hóa (NO3-) và nitơ khử (NH4+).
Vậy khi hình thành các hợp chất chứa nitơ trong cây (như axit amin, protein thực
-

vật,..) sẽ xảy ra các quá trình nào?
GV đưa ra quá trình khử NO 3- và quá trình đồng hóa NH3 trong cây. Yêu cầu HS tham
khảo sách giáo khoa hệ thống lại quá trình biến đổi nitơ trong cây dưới dạng sơ đồ.
Nội dung 3: Chu trình nitơ trong tự nhiên. (15phút)
Đặt vấn đề: Người xưa có câu : “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm
phất cờ mà lên”. Em có biết câu nói này nói đến điều gì không? Câu nói này nói đến
một quá trình chuyển hóa nitơ trong tự nhiên từ dạng phân tử sang dạng hợp chất mà
cây hấp thụ được.Vậy trong tự nhiên còn có quá rình nào chuyển hóa khác không. Để
làm sáng tỏ điều này chúng ta hãy cùng nhâu đi tìm hiểu về “Chu trình nitơ trong tụe
nhiên”
GV cho HS quan sát hình ảnh sau:


-

GV yêu cầu các nhóm thảo luận và gọi đại diện lên “thuyết trình về chu trình nitơ”


-

(trong vòng 5 phút).
Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
GV nhận xét, bổ xung và chốt vấn đề.
Nội dung 4: Kinh nghiệm của nhà nông
Đặt vấn đề: Trong nghề nông việc cung cấp phân bón cho cây trồng đứng thứ 2 trong
“tứ cần” (nước – phân – cần – giống). Vì thế việc bón phân cho cây trồng sinh trửơng và
phát triển là nhu cầu tối quan trọng trong canh tác nông nghiệp. Vậy làm thế nào để
cung cấp phân bón hiệu quả, tiết kiệm? Và làm thế nào để người dân hiểu được mối
nguy hại của việc sử dụng quá nhiều phân bón đối với môi trường và sức khỏe con
người.
Dự án : “Tuyên truyền việc sử dụng phân bón hợp lí cho nhà nông”.
(GV đặt vấn đề, gợi ý cho HS về nhà làm và nộp sản phẩm sau 1 tuần)
Đặt vấn đề: Ai cũng có thể nhận thức được vai trò quan trọng của nitơ trong
phân đạm, tuy nhiên người nông dân đang quá lạm dụng phân đạm để tăng cao năng
suất cây trồng. Điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe
con người. Em hãy điều tra thực trạng sử dụng phân đạm ở một số nông trại (đồi chè,
ruộng lúa, vườn bưởi,…) và đề xuất ra biện pháp để thuyết phục người dân sử dụng
phân đạm một cách hợp lí.


-

Tổ chức cho HS thảo luận: Với vai trò là “Nhân viên môi trường và an toàn thực
phẩm” để đi khảo sát và tuyên truyền cách sử dụng phân bón hợp lí đảm bảo an toàn

-

cho môi trường và sức khỏe con người, chúng ta phải làm những nhiệm vụ gì?

Học sinh thảo luận, đề xuất các nhiệm vụ cần giải quyết. GV hỗ trợ, giúp HS chốt các

nhiệm vụ gồm:
1. Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng phâm bón (chủ yếu quan tâm đến sử dụng phân
đạm) tại khu vực sản xuất nông nghiệp nơi em ở như: Khu vực đang sử dụng biện
pháp bón phân nào? Trồng cây gì? Diện tích trồng trọt ra sao? Bón phân gì? Vào thời
điểm nào? Bón bao nhiêu? Địa hình khu vực trồng trọt thế nào?....
2. Tìm hiểu một số tiêu chuẩn sử dụng phân bón (tìm hiểu tiêu chuẩn Vietgap)
3. Phân tích, tổng hợp, tính toán lượng phân bón dư thừa (lượng nitrat dư thừa) khi bón
-

phân không đúng cách
Lượng nitơ có trong phân bón (tìm hiểu qua bao bì phân bón, ví dụ trong phân bón

-

NPK đầu trâu nitơ chiếm khoảng 20%).
Người nông dân bón bao nhiêu phân bón trên 1 đơn vị diện tích.
Tiêu chuẩn lượng đạm trên 1 đơn vị diện tích đối với loại cây trồng khảo sát (HS tìm

hiểu thông qua mạng internnet)
4. Sản phẩm sáng tạo của HS nhằm tuyên truyền tác hại của việc lạm dụng các loại phân
bón. Có thể gợi ý cho HS làm poster (nếu cần)
Trình bày sản phẩm dự án ( 30 phút).
Củng cố (15 phút) : Tổ chức trò chơi “Lucky number” (GV thiết kế trò chơi bằng pp,
chia lớp thành 4 đội để chơi)
GV cho 10 câu hỏi (trong đó có 7 câu unlucky và 3 câu lucky)
Câu 1: Trong chu trình nitơ nhắc đến những chất hay ion nào của nguyên tố nitơ?
Trả lời: Trong chu trình nitơ nhắc đến những loại chất hay ion của nguyên tố nitơ
là : N2, NO2-, NO3-, NH4+; phân đạm, chất hữu cơ trong đất.

Câu 2: Ruộng lúa nhà bạn Lancần được bón thúc bằng phân đạm (bạn đã
chọn phân đạm urê). Vậy mà rêu xanh đã phủ kín mặt đất – cần phải bón vôi
để diệt rêu. Theo em, bạn Lan nên lựa chọn phương án nào sau đây để đảm
bảo yêu cầu thực tế(có giải thích rõ ràng với đáp án lựa chọn).
A. Bón vôi tỏa trước một lát rồi bón đạm urê .
B. Bón đạm urê trước một lát rồi bón vôi tỏa.
C. Trộn đều vôi tỏa và đạm rồi bón cùng một lúc.
D. Bón vôi tỏa trước, vài ngày sau mới bón đạm.
Trả lời: Chọn D
Nếu bón phân đạm với vôi cùng một lúc thì sẽ mất chất lượng đạm. Vì đạm ure khi
bón vào đất sẽ chuyển thành muối amoni cacbonat do tác dụng với nước
(NH2)CO + 2H2O → (NH4)2CO3


(NH4)2CO3 → 2NH4+ + CO32Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OHNH4+ + OH-→ NH3 + H2O
Vậy ion amoni đáng ra phải cung cấp nitơ hóa hợp cho cây tì lại bị giải phong ra
dưới dạng NH3 nên hiêu quả cung cấp nitơ cho cây bị giảm.
Chú ý: HS chỉ cần tra lời đúng ý vẫn tính điểm
Câu 3: Em hãy kể tên 3 tác hại của việc làm dụng phân bón
Trả lời:Ô nhiễm nước, ngộ độc thực phẩm (do dư thừa nitrat), ô nhiễm đất,….
Câu 4: (lucky)
Câu 5: Em hãy nêu dấu hiệu của việc cây thiếu nitơ và cây thừa nitơ.
Trả lời:Cây thiếu nitơ lá thường có màu vàng, cây thừa nitơ lá có màu xanh đậm
Câu 6: Trong táo quân 2015 có câu châm biến về tình trạng thực phẩm bẩn hiện
nay: “ Người dân ăn cá ure, ăn rau dầu nhớt, uống chè phân lân” Em có biết vì sao
người ta dùng ure để ướp cá không? Nó có hại cho sức khỏe như thế nào?
Trả lời:
Khi urê hòa tan trong nước thì giúp hải sản giữ được lạnh và ức chế vi
khuẩn gây thối do vậy hải sản khó bị ươn, hỏng, làm cho hải sản tươi
lâu hơn.

Gây ngộ độc cho người sử dụng thực phẩm do dư thừa lượng nitrat. Gây ra các
triệu trứng như: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy , nếu nặng có thể tử vong.
Nếu 1 lượng nhỏ lâu dài gây giảm trí nhớ, mất ngủ,…
Câu 7: (Lucky)
Câu 8: (Lucky)
Câu 9: Cây hấp thụ được nitơ dưới dạng nào?
Trả lời: Dạng nitrat và amoni
Câu 10: Bón phân hợp lí cho cây căn cứ vào các tiêu chuẩn nào?
Trả lời:
Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng (lượng chất dinh dưỡng để hình thành một đơn vị
thu hoạch).
Khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất.
Hệ số sử dụng phân bón: Lượng chất bón cây sử dụng được so với tổng lượng phân
-

V. Đánh giá
Năng lực
NL ngôn ngữ

NL tìm kiếm
thông tin

Mức 1 (Trung
bình)
HS sử dụng ngôn
ngữ còn nhiều chỗ
sai, chưa linh hoạt
để trình bày một
vấn đề trong bài.
Thu thập các thông

tin còn chưa chính
xác, chưa đầy đủ.

Mức 2 (khá)
HS sử dụng ngôn
ngữ đúng nhưng
chưa linh hoạt để
trình bày về một
vấn đề trong bài.

Mức 3 (giỏi)

HS sử dụng ngôn
ngữ (danh pháp,
thuật ngữ, biểu
tượng) đúng, linh
hoạt để trình bày
một vấn đề trong
bài.
Thu thập được
Thu thập được
thông tin chính xác, thông tin (về cách
nhưng chưa đầy
thức bón phân,
đủ.
tiêu chuẩn


vietgap,…) chính
xác, đầy đủ.

Năng lực giải Giải quyết các
Giải quyết được
Giải quyết được
quyết vấn
nhiệm vụ học chưa các nhiệm vụ học
các nhiệm vụ học
đề
đầy đủ, còn nhiều
tập giáo viên giao
tập giáo viên giao
chỗ chưa chính xác. cho một cách chính cho một cách
xác nhưng chưa
chính xác, đầy đủ,
đầy đủ, chưa logic. logic.
NL tính toán Chỉ thu thập được
Thu thập, tổng hợp Thu thập, tổng
số liệu mà chưa xử lí được số liệu
hợp, thống kê
được số liệu
nhưng chưa thống đúng, đầy đủ số
kê được.
liệu về lượng dư
thừa phân bón
NL sáng tạo Làm được các sản
Làm được các sản
Làm được các sản
phẩm học tập
phẩm có tính sáng phẩm (poster, sơ
nhưng chưa có tính
tạo nhưng chưa

đồ,…) có tính sáng
sáng tạo.
cao.
tạo cao.
Tổng
2 đến 5 điểm
5,5 đến 7,5 điểm
8 đến 10 điểm
HS không nằm trong các mức đánh giá trên là không đạt.



×