Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Không cho NLĐ thôi việc đúng hay sai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.39 KB, 1 trang )

Không cho NLĐ thôi việc đúng hay sai?
Chúng tôi có đọc bài "Không đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi, có được nhận trợ cấp thôi
việc" của Luật sư Trịnh Văn Hiệp. Công ty chúng tôi cũng có một trường hợp tương
tự nhưng cá nhân người lao động (NLĐ) đang vướng về công nợ, và trách nhiệm pháp lý
thuộc về NLĐ (khoản công nợ của khách tương đối lớn, trách nhiệm của NLĐ là phải giải
trình các khoản nợ, theo dõi và đòi nợ).
Công ty chúng tôi đã ra quyết định không cho NLĐ đó được tự động nghỉ việc nếu chưa
hoàn thành được những giải trình về công nợ, và vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý trước
công việc của mình đang thực hiện. Xin hỏi điều này có đúng quy định của luật lao động
không?
Trả lời có tính chất tham khảo
Theo Điều 89 Bộ luật lao động (BLLĐ), NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi
khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường theo quy định của pháp
luật về thiệt hại đã gây ra.
Điều 90 BLLĐ quy định: NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh
nghiệp giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì tùy trường hợp phải bồi thường
một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trong trường hợp có hợp đồng trách nhiệm
thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.
Theo Điều 13, 14 Nghị định 41/CP ngày 6-7-1995 của Chính phủ (quy định chi tiết và hướng
dẫn một số điều của BLLĐ về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất), NLĐ không phải bồi
thường thiệt hại do nguyên nhân bất khả kháng. Trường hợp bồi thường theo thời giá thị
trường theo Điều 90 BLLĐ thì phải được quy định trong nội quy lao động. Khi quyết định
mức bồi thường, cần xét đến thực trạng hoàn cảnh gia đình, nhân thân tài sản của NLĐ.
Trình tự thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại phải tuân thủ theo quy định tại Điều 86,87
BLLĐ.
Đối với trường hợp bạn nêu, cần phải xác định NLĐ có hành vi khác gây thiệt hại cho tài
sản của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 89 BLLĐ hay không.
Nếu NLĐ có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của công ty bạn (theo quy định tại Điều 89
BLLĐ) và không thuộc trường hợp bất khả kháng thì cá nhân đó mới có nghĩa vụ bồi thường
cho công ty (nếu thuộc trường hợp bất khả kháng thì không phải bồi thường). Trong trường
hợp này, NLĐ vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty và việc


bồi thường thiệt hại cho công ty được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Nếu NLĐ không có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp theo quy định
tại Điều 89 BLLĐ, việc giải quyết khoản nợ nói trên giữa công ty với khách hàng thuộc về
trách nhiệm của công ty và được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự. Trong
trường hợp công ty không thu hồi được khoản nợ nói trên, NLĐ cũng không phải có nghĩa
vụ bồi thường thiệt hại cho công ty; và việc có đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
với công ty hay không là thuộc về quyền của NLĐ.
Nếu NLĐ nói trên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định tại Điều 37
BLLĐ nhưng công ty bạn không cho NLĐ được thôi việc là trái với quy định của pháp luật
lao động.
Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP



×