Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài tại việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.79 KB, 43 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................................................3
2. Tình hình nguyên cứu.....................................................................................................................4
3. Mục đích đề tài...............................................................................................................................5
4. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................................5
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.........................................................................................................6
6. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu của đề tài.........................................................................6
7. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng đề tài...................................................................................6
8. Bố cục của Báo cáo........................................................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................................8
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI....8

1.1. Khái niệm về kết hôn có yếu tố nước ngoài.........................................................................................8
1.1.1. Khái niệm kết hôn.....................................................................................................................8
1.1.2. Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài..................................................................................8
1.1.3. Phân loại kết hôn có yếu tố nước ngoài....................................................................................9
1.2. Đặc điểm của quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài......................................................................9
1.3. Điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài..............................................................................................10
1.3.1. Điều kiện về độ tuổi................................................................................................................11
1.3.2. Điều kiện về sự tự nguyện......................................................................................................12
1.3.3. Không bị mất năng lực hành vi dân sự...................................................................................13
1.3.4. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn.........................................13
1.3.5. Điều kiện về về nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài........................................................16
1.4. Thủ tục đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài...................................................................................18
1.4.1. Về thẩm quyền đăng kí kết hôn.............................................................................................19
1.4.2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải quyết đăng kí kết hôn..................................................................20
1.4.3. Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ...............................................................................................21
1.4.4. Từ chối đăng kí kết hôn..........................................................................................................23
CHƯƠNG II. THỰC TIẾN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI..24


-1-


2.1. Nguyên nhân của hiện tượng kết hôn có yếu tố nước ngoài...........................................................24
2.1.1. Xuất phát từ lợi ích về kinh tế-xã hội.....................................................................................24
2.1.2. Xuất phát từ nhận thức của các chủ thể kết hôn.....................................................................25
2.1.3. Kết hôn dưới tác động của hoạt động môi giới.......................................................................26
2.1.4. Về mặt pháp lý........................................................................................................................26
2.2. Tình hình kết hôn có yếu tố nước ngoài trong những năm gần đây...............................................27
2.3. Thực trạng của việc đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài.............................................................29
2.3.1. Sự hạn chế về trình độ.............................................................................................................29
2.3.2. Hoạt động mạnh mẽ của các tổ chức môi giới........................................................................32
2.3.3. Khó khăn khi áp dụng pháp luật Hôn nhân Gia đình..............................................................33
CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP.........................................................................................36

3.1. Quy định vai trò trách nhiệm của các đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước....................36
3.2. Nâng cao nhận thức cho phụ nữ về kết hôn có yếu tố nước ngoài.................................................38
3.3. Đặt ra quy định riêng về điều kiện kết hôn trong kết hôn có yếu tố nước ngoài.........................39
3.4. Quy định chặt chẽ về quản lí hoạt động của các trung tâm tư vấn hôn nhân, bãi bỏ hoạt động
môi giới …………………………………………………………………………………………………………………………………………………40
3.5. Ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp với các quốc gia trên thế giới.........................................41
KẾT LUẬN.....................................................................................................................................42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................43

-2-


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Gia đình là hạt nhân cốt lõi của xã hội, là nguồn gốc để xã hội phát triển. Gia đình
vững chắc thì xã hội mới phát triển, để xã hội phát triển thì gia đình phải bền vững và cơ
sở để xây dựng gia đình phát triển là xuất phát từ quan hệ hôn nhân. Kể từ khi hội nhập
kinh tế thế giới, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể vể nhiều mặt. Và quan hệ
hôn nhân và gia đình cũng từ đó mà phát triển. Từ xưa đến nay vẫn có nhiều trường hợp
người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài nhưng chưa bao giờ việc kết hôn với nước
ngoài lại phát triển như một trào lưu như bây giờ.
Thật vậy, cơ sở thiết lập quan hệ hôn nhân hiện nay đã vượt qua khỏi phạm vi lãnh thổ
quốc gia, chịu sự tác động và chi phối bởi các yếu tố nước ngoài. Do tính chất phức tạp
vốn có của quan hệ này, nhà nước đã kịp thời thừa nhận và bảo vệ bằng cách thông qua
hình thức ban hành các văn quy phạm pháp luật để điểu chỉnh và có những sửa đổi bổ
sung hoàn thiện nội dung của chế định trên thực tế. Luật HN&GĐ 2014 được ban hành
nhằm hạn chế những bất cập tồn tại trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về
hôn nhân và gia đình nói chung và quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
nói riêng. Tiếp đó là Luật Hộ tịch 2014, Nghị định 123/2015/ NĐ- CP ngày 15 tháng 11
năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch cũng đã ra đời
và có những quy định mới nhằm điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thay
thế Nghị định 126/2014/NĐ-CP trước đó. Mặc dù ban hành các quy định mới như vậy
nhưng thực tiễn đã chứng minh vẫn không thể tránh được những bất cập khi áp dụng.
Những khó khăn như là việc xem xét các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ khi mà
pháp luật của các quốc gia khác nhau lại có những quy định khác nhau hay khó khăn
trong việc xem xét sự tự nguyện của các bên và còn nhiều bất cập khác nữa mà vẫn chưa
có quy định pháp luật cụ thể để điều chỉnh.

-3-


Những năm gần trở lại đây, bên cạnh những yếu tố tích cực và tiến bộ trong quan hệ
kết hôn có yếu tố nước ngoài nảy sinh các hệ lụy như hiện tượng lấy vợ (chồng) là người
nước ngoài vì mục đích kinh tế, để “xuất ngoại”, kết hôn không xuất phát từ sự tự

nguyện. Những hiện tượng này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội, thuần phòng mỹ tục của người Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân cả khách
quan lẫn chủ quan dẫn đến các hiện tượng trên nhưng thực tế cho rằng sự hạn chế của
pháp luật cùng với cách thức thực thi pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có ảnh hưởng không nhỏ.
Vì vậy, việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của
pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài, từ đó rút ra các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn
thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về vấn đề này là hết sức quan trọng, có ý nghĩa
cả về lý luận lẫn thực tiễn. Vì những lí do trên, em chọn đề tài :”Kết hôn có yếu tố nước
ngoài: một số vấn đề lý luận từ thực tiễn tại Công ty Luật TNHH MTV STARLAW”
làm đề tài cho báo cáo tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nguyên cứu
Kết hôn có yếu tố nước ngoài hiện đang là vấn đề có tính thời sự cao. Vì thế nên, từ
trước đến nay có không ít các công trình nghiên cứu về vấn đề này. Có thể thấy một số đề
tài tiêu biểu như:
-Nguyễn Đức Việt (2014), Kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân Trung Quốc,
Đài Loan tại Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn : luận văn thạc sĩ luật học, Đại
học Luật Hà Nội.
- Tạ Tùng Hoa (2014), Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn : luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội.
- Đỗ Văn Chỉnh (2011), Kết hôn có yếu tố nước ngoài và thực tiễn áp dụng pháp luật,
Tạp chí Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao, 2011, Số 1, tr29-32.

-4-


- Lưu Chí Thông (2016), Kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam : Luận
văn thạc sĩ, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
- Nông Quốc Bình(2003), Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước
ngoài ở Việt Nam : luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội.

- Nông Quốc Bình, Nguyễn Hồng Bắc (2006 ), Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu
tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Tư Pháp, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Thu Phương (2015), Một số quy định pháp luật Việt Nam về quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trong thời kỳ hội nhập : luật văn thạc sĩ luật học,
Đại học Luật Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào một mảng cụ thể hay là chỉ đề
cập vấn đề này ở khía cạnh xung đột pháp luật và giải quyết vấn đề này dưới góc độ tư
pháp quốc tế và thiếu tính thực tiễn. Nhìn chung cho đến nay vẫn chưa có một công trình
khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu và đầy đủ và có hệ thống về kết
hôn có yếu tố nước ngoài. Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính cấp thiết về vấn đề Đề
tài đã có những nhìn nhận tổng quát hơn về tình hình kết hôn có yếu tố nước ngoài tại
Việt Nam. Đề tài không chỉ đề cập đến việc xung đột pháp luật mà còn đưa ra những
đánh giá về những quy định của pháp luật về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài, song
song với đó là việc xem xét thực tiễn cũng như thực trạng áp dụng pháp luật và tình hình
kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam rồi từ sự nhận xét đánh giá thực tế đó đưa ra
những kiến nghị để có thể điều chỉnh vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài một cách chặt
chẽ hơn.
3. Mục đích đề tài
Mục đích nghiên cứu của báo cáo là qua quá trình nghiên cứu các quy định của pháp
Luật HN&GĐ về việc kết hôn có yếu tố nước ngoài và thực trạng của vấn đề này trong
những năm gần đây rồi từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng
cao hơn nữa hoạt động thi hành pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài.

-5-


4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của báo cáo là một số vấn đề lí luận về kết hôn có yếu tố nước
ngoài, các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014, pháp luật HN&GĐ của Việt Nam;
những khó khăn vướng mắc trong việc áp dụng các quy định pháp luật về kết hôn có

yếu tố nước ngoài.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của báo cáo: Trong khuôn khổ của một báo cáo thực tập, báo cáo
chỉ tập trung vào một số vấn đề sau:
Thứ nhất, những quy định pháp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Thứ hai, các quy định pháp luật về đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài trong một số
văn bản pháp luật như: Luật HN&GĐ 2014, Nghị định 126/2014, Luật Hộ tịch 2014,
Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch và
các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Thứ ba, những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về đăng kí kết
hôn có yếu tố nước ngoài.
6. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu của đề tài
Báo cáo được viết trên cơ sở kết hợp các phương pháp chủ yếu sau:
1. Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử;
2. Phương pháp phân tích luật học;
3. Phương pháp đánh giá định tính dựa trên số liệu thống kê thứ cấp.
Trên cơ sở phương pháp phân tích, tồng hợp đánh giá về cơ sở lí luận và thực tiễn quy
định pháp luật điều chỉnh về kết hôn có yếu tố nước ngoài; phân tích thực tiễn áp dụng
quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài đặc biệt là
việc đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm khắc phục
những khó khăn vướng mắc khi áp dụng pháp luật

-6-


7. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng đề tài
Mặc dù chỉ là một bài báo cáo nhưng nó đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn
đề về cơ sở lí luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước
ngoài đặc biệt là về việc đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài. Thiết nghĩ kết quả nghiên
cứu của đề tài báo cáo sẽ mang lại một số đóng góp nhỏ về khoa học pháp lý:

Thứ nhất, tổng hợp, phân tích đánh giá một cách khoa học những quy định của pháp
luật về quan hệ đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, việc nghiên cứu này
một phần sẽ giúp ích cho việc giảng dạy và nghiên cứu về pháp luật điều chỉnh quan hệ
hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Thứ hai, đề tài đã nêu được những khó khăn, vướng mắc trong công tác áp dụng quy
định pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài đồng thời xác định các nguyên nhân của
thực trạng đó.
Thứ ba, từ những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong quy định pháp luật điều
chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài đưa ra những đề xuất các kiến nghị nhằm
hoàn thiện quy định pháp luật về đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.
8. Bố cục của Báo cáo
Nội dung báo cáo gồm 3 chương :
Chương 1: Một số vấn đê lý luận chung về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài trong
bối cảnh hội nhập

-7-


CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ
NƯỚC NGOÀI
1.1. Khái niệm về kết hôn có yếu tố nước ngoài
1.1.1. Khái niệm kết hôn
Tại Khoản 5, Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 đã đưa ra khái niệm về kết hôn, theo
đó: “Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về
điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.

Như vậy, có thể khẳng định kết hôn chính là sự thừa nhận của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về quan hệ vợ chồng của hai người khác giới, làm phát sinh quyền và nghĩa
vụ giữa họ đối với nhau. Theo đó Luật Việt Nam chỉ công nhận hôn nhân giữa nam và
nữ, mặc dù đã có những chuyển biến nhưng sự khác biệt về lễ giáo phương Đông với
phương Tây cho nên hôn nhân giữa những người cùng giới được không được chấp nhận
ở Việt Nam minh chứng rõ ràng là từ việc từ việc “cấm” đã chuyển sang “không thừa
nhận”(Khoản 2, Điều 8, Luật HNGĐ 2014). Trong khi đó các quốc gia phương Tây, hầu
hết đã sớm công nhận việc này với lý do bảo vệ quyền con người, đảm bảo sự bình đẳng
và quyền lợi giữa những người thuộc các thiên hướng giới tính khác nhau trong xã hội;
loại bỏ được kỳ thị và phân biệt đối xử.
1.1.2. Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài
Luật HN&GĐ hiện hành cũng như các văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể về
khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài, cho nên căn cứ vào khái niệm quan hệ hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài, ta có thể đưa ra khái niệm về kết hôn có yếu tố nước
ngoài như sau:

-8-


CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

“Kết hôn có yếu tố nước ngoài là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy
định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn, trong đó có ít nhất một bên
chủ thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc việc kết
hôn được xác lập ở nước ngoài và theo pháp luật nước ngoài”1.
1.1.3. Phân loại kết hôn có yếu tố nước ngoài
Căn cứ vào khái niệm của kết hôn có yếu tố ngước ngoài, ta có thể chia ra các trường
hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài thành nhiều loại khác nhau.
 Căn cứ vào chủ thể tham gia quan hệ kết hôn:
(1) Kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài hoặc người Việt Nam định

cư ở nước ngoài.
(2) Kết hôn giữa người nước ngoài với nhau nhưng thường trú tại Việt Nam.
(3) Kết hôn giữa công dân Việt nam với nhau mà căn cứ xác lập , thay đổi, chấm dứt
quan hệ đó theo quy định pháp luật nước ngoài.
 Căn cứ vào nơi tiến hành kết hôn:
(1) Kết hôn tại Việt Nam và;
(2) Kết hôn tại nước ngoài.
1.2. Đặc điểm của quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các dấu hiệu để xác định quan hệ hôn nhân có
yếu tố nước ngoài được nghi nhận trong Luật HN&GĐ 2014. Khi giải thích từ ngữ,
Khoản 25, Điều 3, Luật HN&GĐ 2014 quy định:
“Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia
đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng
căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh
tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”2.
So sánh với quy định theo luật HN&GĐ 2000 thì có thể thấy rằng, Luật HNGĐ 2014
đã có sự mở rộng về chủ thể chịu sự điều chỉnh của Luật này cụ thể điều chỉnh thêm quan
hệ hôn nhân của những người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Có thể giải thích là các
1 Nguyễn Cáo Hiến (2011), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam trong xu thế hội nhập: luật văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
2 Khoản 25, Điều 3, Luật HN&GĐ 2014

-9-


CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

nhà làm luật muốn pháp luật Việt Nam được áp dụng rộng rãi, có ảnh hưởng hơn nhưng

phải chăng nó đã quá ôm đồm và dẫn đến một câu hỏi khó trả lời là “người Việt Nam
định cư ở nước ngoài có khi nào phải chịu sự điều chỉnh của 2 hệ thống pháp luật khác
nhau khi tiến hành kết hôn?”.
1.3. Điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài
Điều kiện kết hôn là những quy định mang tính pháp lý mà nhà nước đặt ra cho các
bên nam nữ khi kết hôn phải tuân thủ. Muốn xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp thì đòi
hỏi phải có sự thừa nhận của nhà nước tức là phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và điều kiện kết hôn chính là tiền đề để các chủ thế kết hôn được pháp luật chấp
nhận nhằm tiến tới xây dựng gia đình hạnh phúc.
Một câu hỏi được đặt ra là: Dựa vào tiêu chí gì mà các nhà làm luật đặt ra nhưng điều
kiện như vậy?
Để trả lời cho câu hỏi trên chúng ta cần đi từ góc độ y học. Cơ sở xây dựng kết hôn là
những nghiên cứu về tâm lí, sức khỏe, khả năng ảnh hưởng đến cuộc sống con người.
Nghĩa là, khi tiến đến hôn nhân các bên nam nữ phải đáp ứng đầy đủ sự phát triển cả vể
thể chất lẫn tình thần, đảm bảo việc thực hiện các chức năng quan trọng của gia đình và
vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong đó.
Ngoài ra, các yếu tố truyền thống đạo đức, các chính sách lớn của nhà nước liên quan
đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kết hôn hiện
nay khi nó tác động tới cách đánh giá của cán bộ có thẩm quyền khi xem xét việc kết
hôn.
Xuất phát từ những lí luận khoa học và thực tiễn, Luật HN&GĐ 2014 quy định ba điều
kiện mà các chủ thể phải đáp ứng khi tiến hành kết hôn:
1.3.1. Điều kiện về độ tuổi

-10-


CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Theo quy định tại Luật hôn nhân gia đình 2014, có quy định độ tuổi kết hôn“ Nam từ

đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”3.
Theo đó, bất kì các bên nam nữ khi bước sang độ tuổi mà pháp luật quy định thì có
quyền kết hôn phù hợp với nguyện vọng của bản thân. Như vậy đã có sự đổi mới so với
quy định của Luật HNGĐ 2000 khi mà chủ thể khi muốn kết hôn phải đạt độ tuổi đúng
tức là đối với nam là phải qua sinh nhật tuổi 20 và tương tự đối với nữ. Điều này cũng
phù hợp với thực tế khi quy định phản ánh được sự phát triển về mặt sinh lí, tâm lí con
người. Pháp luật của các nước châu Âu đều cho phép kết hôn khi nam, nữ đủ 18 tuổi và
đủ 16 tuổi khi được sự đồng ý của bố, mẹ hay chấp thuận của tòa án. Như vậy pháp luật
của các nước phương Tây quy định độ tuổi kết hôn đối với nam, nữ là như nhau điều đó
thể hiện được sự bình đẳng và với độ tuổi này coi như đã phát triển đầy đủ về các mặt
tâm sinh lý. Nhưng tại sao pháp luật Việt Nam, cũng như của hầu hết các nước Châu Á
đòi hỏi độ tuổi kết hôn của nam phải hơn nữ từ 2-3 tuổi? Có thể lấy ví dụ: Trung Quốc:
Nam 21, Nữ: 20, Ấn Độ: Nam 21, Nữ:18 hay Việt Nam: Nam 20, Nữ 18. Phải chăng các
nhà làm luật cho rằng với độ tuổi này nam giới mới đủ chín chắn suy nghĩ về việc kết
hôn, tạo ra cuộc hôn nhân tốt đẹp đúng với văn hóa của người Phương Đông. Quy định
như vậy cũng có nhiều mặt lợi ích nhưng vô hình chung nó có thể sẽ tạo ra sự bất bình
đẳng và nhiều hệ lụy khác sẽ phát sinh.
Thêm một vấn đề nữa khi mà quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn chỉ đưa ra mức
giới hạn tối thiểu mà chủ thể phải đáp ứng, không yêu cầu về độ chênh lệch tuổi giữa hai
bên nam nữ. Do đó khi áp dụng pháp luật trên thực tế, tình trạng kết hôn mà nam nữ cách
xa nhau đến vài chục tuổi đang trở nên phổ biến hiện nay. Điều này ảnh hưởng không
nhỏ đến sự phát triển của thế hệ tương lai cũng như những giá trị đạo đức truyển thống
trong xã hội.
1.3.2. Điều kiện về sự tự nguyện

3 Điểm a, Khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ 2014

-11-



CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định (Điểm b, Khoản 1, Điều 8 Luật
HN&GĐ 2014). Tự nguyện là xuất phát từ ý chí của mình không chịu tác động từ bên
ngoài từ đó thể hiện ý chí đó ra bên ngoài. Hai bên nam nữ tự nguyện là cùng thống nhất
ý chí, tự mình quyết định việc kết hôn, tỏ rõ thái độ ưng thuận lấn nhau và trở thành vợ
chồng, không chịu sự tác động hay chi phối từ bên ngoài.
Con người được tự do quyết định việc hôn nhân của mình, nó như quyền con người
được pháp luật cũng tôn trọng và bảo vệ. Đây là một quy định hoàn toàn phù hợp với
pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế.
Hôn nhân được hình thành trên cơ sở tình yêu chân chính giữa hai bên nam nữ,được
thể hiện thông qua sự tự nguyện kết hôn nhưng đó không phải tất cả, trong nhiều trường
hợp, kết hôn không dựa trên sự tự nguyện, tức là các chủ thể xác lập quan hệ hôn nhân
không xuất phát từ ý chí và nguyện vọng của chính bản thân mình mà là do sự tác động,
thúc đẩy từ bên ngoài: Cụ thể:
Một bên ép buộc (Ví dụ: đe dọa dung vũ lực hoặc uy hiếp tình thần hoặc dung vật chất
nên buộc bên bị ép buộc đồng ý kết hôn,
Một bên lừa dối (Ví dụ: Lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết
hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lí nhưng cố tính giấu, biết mình
bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu…) nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn.
Một bên hoặc cả hai bên nam nữ đều bị người khác cưỡng ép (ví dụ: bố mẹ của người
nữ do nợ người nam một khoản tiền nên cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau…)
buộc người bị cưỡng ép phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ.
Do đó, để đảm bảo việc kết hôn giữa hai bên nam nữ, trên cở sở tự nguyện, pháp luật
đã có những quy định bắt buộc tiến hành khi các đối tượng này có nguyện vọng tiến tới
hôn nhân. Chẳng hạn như khi đăng kí kết hôn phải có mặt của hai bên nam nữ, không cho
phép kết hôn vắng mặt (Pháp luật Mỹ thì có một số quy định khá khác biệt khi “ quân
nhân làm việc trong lực lượng quân đội Mỹ được phép cử người dại diện trong hôn lễ
của chính mình. Trong 4 tiểu bang thực hành điều luật này là California, Colorado,


-12-


CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Texas và Montana thì Montana thậm chí còn cho phép cả cô dâu chú rể cùng vắng mặt”).
Còn về khả năng nhận thức, pháp luật nghiêm cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết
hôn.Trường hợp này đòi hỏi sự thể hiện ý chí của chính các chủ thể, đặc biệt khi kết hôn
có liên quan đến yếu tố nước ngoài.
1.3.3. Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
Theo đó, người mất khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền , nghĩa
vụ dân sự. Một người chỉ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa
án tuyên người đó mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự. Pháp
luật đưa ra quy định như vậy bởi vì việc lập gia đình của những người mắc bệnh tâm thần
nhẹ sẽ để lại sự thiệt thòi, đau khổ cho người bạn đời của họ. Những cuộc hôn nhân này
mang lại hậu quả thường nặng nề, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội. Có thể khi người
chồng khi lên cơn sẽ mắng chửi, đánh đập vợ con, có khi còn gây ra tội ác. Còn người vợ
nếu mắc bệnh chưa chắc đã sinh ra được những đứa con bình thường, khỏe mạnh. Ngay
cả khi đứa trẻ sinh ra bình thường thì trong quá trình chung sống, những biểu hiện không
bình thường của cha (mẹ) sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý và sự phát triển của trẻ. Thế
nên cần thiết phải cấm trường hợp người bị mất năng lực hành vi dân sự kết hôn.

1.3.4.

Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn.

Cũng như trường hợp kết hôn thông thường, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài đòi hỏi
các chủ thể kể cả công dân Việt Nam và người nước ngoài phải tuân thủ một cách tuyệt
đối các điều kiện kết hôn. Các bên nam nữ cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu về độ tuổi cũng
như tự nguyện khi kết hôn. Đồng thời việc kết hôn này phải không thuộc một trong

những trường hợp pháp luật cấm kết hôn. Cụ thể, đây là điều kiện cần và đủ để xem xét
tính hợp pháp của một quan hệ hôn nhân được quy định rõ luật.
“(1) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người
khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người đang có chồng, có vợ;

-13-


CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

(2) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
(3) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực
hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa
người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể,
cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
(4) Kết hôn giả tạo 4 ”
Nhìn chung, luật pháp của hầu hết các nước đều quy định về tình trạng hôn nhân của
các bên kết hôn như một điều kiện kết hôn. Nội dung pháp luật quy định về vấn đề này
của các bên kết hôn như một điều kiện kết hôn. Nội dung pháp luật quy định về vấn đề
này phụ thuộc vào chế độ kinh tế và phong tục tập quán của mỗi xã hội khác nhau.
Ở Việt Nam, tình trạng hôn nhân được xem như một điều kiện trong việc kết hôn có
quy định khác nhau trong từng thời kì lịch sử.
Trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, tình trạng hôn nhân của các bên cũng
được xem như một trong những điều kiện kết hôn. Theo quy định tại khoản 1,Điều 18 và
khoản 1 Điều 38, Luật Hộ tịch 2014 thì một trong các giấy tờ cần thiết cho việc đăng kí
kết hôn là Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng kí kết hôn có xác nhận
tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng (kể từ ngày nhận
hồ sơ) của cơ quan có thẩm quyền, xác nhận hiện tại không có vợ hoặc không có chồng.
Việc pháp luật quy định như vậy không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các

bên chủ thể trong quan hệ hôn nhân mà còn bảo vệ các nguyên tắc pháp lí của pháp luật
Việt Nam đảm bảo nguyên tắc kết hôn một vợ, một chồng.
Như đã trình bày ở trên việc cưỡng ép kết hôn, cản trở kết hôn, lừa dối kết hôn là
những hành vi bị cấm việc kết hôn khi bị các yếu tố này tác động sẽ không đảm bảo sự tự
nguyện giữa các bên. Việc cấm kết hôn trong các trường hợp này là có cơ sở rõ ràng.
Thật vậy, việc kết hôn mà bị cưỡng ép, cản trở hay bị lừa dối sẽ không thể không đạt
được mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình hạnh phúc mà nó chỉ gây ra nhiều tội
4 Khoản 2, Điều 5 Luật HN&GĐ 2014

-14-


CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

lỗi mà thực tế đã chứng minh điều đó khi hậu quả mà việc kết hôn như vậy gây ra là rất
nặng nề.
Xuất phát từ căn cứ khoa học khi nam, nữ chưa đủ tuổi kết hôn thì chưa phát triển đầy
đủ về thể chất, tinh thần và vẫn chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của hôn nhân có ý nghĩa
lớn như thế nào. Việc kết hôn như vậy sẽ gây hậu quả lớn khi thực tế cho thấy nhiều cặp
trẻ lấy nhau không được sự công nhận của pháp luật, cưới mấy năm lại đòi ly hôn sẽ ảnh
hưởng nặng nề đến cuộc sống sau này. Chưa hết về mặt tinh thần và thể chất có thể sẽ bị
tổn thương nghiêm trọng khi biến cố xảy ra. Nên có thể cho rằng quy định của pháp luật
như vậy là để đảm bảo hôn nhân vững bền, cũng như bảo vệ lợi ích của các chủ thể. Tuy
nhiên quy định chỉ là quy định còn việc áp dụng trên thực tế thì rất khó khăn.
Những người có quan hệ dòng họ bao gồm những người có cùng dòng máu trực hệ và
những người có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời. Đối với nhóm người này pháp
luật không cho phép họ kết hôn bởi vì việc kết hôn giữa những người này không chỉ
ngược luân thường đạo lí mà còn có nguy cơ cho ra đời những đứa trẻ không bình thường
do hậu quả là cha mẹ chúng có cùng dòng máu trực hệ
Những người có quan hệ thân thuộc bao gồm những người tuy không có quan hệ về

dòng máu trực hệ mang tính chất gia đình như bố mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với
con dâu, mẹ vợ với con rể… Việc pháp luật cấm những người nhóm này kết hôn với nhau
đảm bảo về trật tự. luân lý trong gia đình, nó là cơ sở cho trật tự xã hội văn minh.
Quan điểm của nhà nước Việt Nam đối với những trường hợp này là dứt khoát và
không có những ngoại lệ, đây là nội dung mà khi công dân Việt nam kết hôn với người
nước ngoài hay người nước ngoài kết hôn với nhau tại Việt nam đã dẫn đến rất nhiều
xung đột pháp luật. Tuy nhiên, về mặt khách quan những trường hợp bị cấm kết hôn được
đặt ra trên cơ sở nguyên cứu khoa học xã hội về tâm lý con người nhưng đây không phải
là những yếu tố bất biến. Khi xã hội phát triển đến một mức độ nhất định cũng như trong
nhận thức con người có những chuyển biến thay đổi thì pháp luật sẽ có những thay đổi
phù hợp.

-15-


CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

1.3.5. Điều kiện về về nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nghi thức kết hôn là trình tự tiến hành chính thức công nhận một cách hợp pháp quan
hệ vợ chồng. Khi các bên muốn kết hôn có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp
luật thì các bên phải tiến hành kết hôn theo quy định của pháp luật . Nói cách khác, một
quan hệ giữa hai bên nam nữ muốn được pháp luật công nhận là quan hệ vợ chồng thì
bên cạnh việc các bên phải đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì việc kết
hôn phải tiến hành theo nghi thức phù hợp với quy định của pháp luật.
Pháp luật của các nước có quy định khác nhau về nghi thức kết hôn. Hiện nay, trên thế
giới tồn tại một số hình thức kết hôn phổ biến như: “kết hôn theo nghi thức dân sự, kết
hoặc kết hôn kết hợp giữa nghi thức kết hôn dân sự và nghi thức kết hôn tôn giáo”5.
Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều quy định việc tiến hành kết hôn theo
nghi thức kết hôn dân sự. Theo nghi thức này, các bên nam nữ muốn kết hôn với nhau sẽ
đến cơ quan có thẩm quyền của nhà nước để xin đăng kí kết hôn. Sau khi xem xét các

điều kiện kết hôn, nếu các bên có đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm các điều cấm
theo quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ đăng kí vào sổ đăng
kí kết hôn và cấp chứng nhận kết hôn cho các bên.
Nghi thức kết hôn giáo được áp dụng phổ biến ở các nước theo đạo giáo như thiên
chúa giáo và hồi giáo. Ở các nước này, nghi thức kết hôn được tiến hành theo quy định
của đạo giáo
Nghi thức kết hôn kết hợp giữa nghi thức dân sự và nghi thức tôn giáo là nghi thức kết
hôn mà các bên sau khi tiến hành đăng kí kết hôn theo nghi thức dân sự trước cơ quan
nhà nước có thẩm quyền của nhà nước sẽ tiến hành kết hôn trước sự chứng kiến của
những người có thẩm quyền trong đạo giáo theo quy định của đạo giáo
Do có sự quy định khác nhau của pháp luật giữa các nước về nghi thức kết hôn cho
nên có sự xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài. Trong thực tiễn
quốc tế, giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài, người
5 Trường Đại học Luật Hà Nội ( 2000), Giáo trinh Tư Pháp quốc tế, Nxb. Công An nhân dân, Hà Nội, tr 237.

-16-


CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

ta thường áp dụng theo nơi tiến hành kết hôn nhằm xác lập tính hợp pháp về nghi thức
kết hôn có yếu tố nước ngoài, người ta thường áp dụng luật tại nơi tiến hành kết hôn (Lex
loci Celebrationis) nhằm xác định tính hợp pháp về nghi thức kết hôn có yếu tố nước
ngoài. Theo nội dung này thì nghi thức kết hôn được tiến hành ở đâu thì pháp luật của nơi
ấy sẽ quy định về tính hợp pháp về mặt hình thức của cuộc hôn nhân đó. Bên cạnh việc
áp dụng luật nơi tiến hành kết hôn, nhiều nước còn đưa ra một số điều kiện bổ sung nhằm
xác định tính hợp pháp của nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Ví dụ, theo quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp thì công dân Pháp kết hôn ở
nước ngoài, thì bên cạnh việc phải tuân thủ quy định của pháp luật nơi tiến hành kết hôn,
công dân Pháp phải thông báo việc kết hôn này về nước cho cơ quan có thẩm quyền;

hoặc theo quy định của của pháp luật Đức thì khoản 3 Điều 13 Tư pháp quốc tế Đức được
sửa đổi ngày 15/7/1986 quy định, một cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài nếu không
phù hợp với pháp luật nơi tiến hành kết hôn, nhưng phù hợp với pháp luật quốc tịch của
đương sự thì cuộc hôn nhân đó vẫn được coi là hợp pháp về mặt nghi thức; hoặc trong
các điều ước quốc tế liên quan tới quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài khi xác định
tính hợp pháp của nghi thức kết hôn đều ghi nhận việc áp dụng luật nơi tiến hành kết
hôn.Ví dụ, Điều 15 Công ước Lahay 1902 về kết hôn có quy định :” Nghi thức kết hôn
được công nhận là hợp pháp nếu nó tuân thủ theo luật nơi tiến hành kết hôn”6
Theo quy định của Luật HN&GĐ 2014 không có quy phạm quy định cụ thể việc chọn
pháp luật áp dụng để điều chỉnh nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, vấn
đề liên quan tới nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài được đề cập đến tại khoản 1,
Điều 34 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cụ thể: “Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với
nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng
đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam”. Việc ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn như là hình thức công nhận của
pháp luật Việt Nam đối với trường hợp kết hôn đã được tiến hành ở nước ngoài đúng với
6 Nông Quốc Bình , Nguyễn Hồng Bắc (2006), Quan hệ Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam
trong thời kì hội nhập quốc tế, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, trang 196- 198.

-17-


CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

điều kiện và nghi thức theo pháp luật nước ngoài và không trái với pháp luật Việt Nam.
Như vậy, có thể cho rằng, quy định nghi thức kết hôn ở nước ngoài trên đây là phù hợp
với quy định của nhiều nước và phù hợp với công ước Lahaye 1902.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì nghi thức kết hôn dân sự là nghi thức kết
hôn hợp pháp. Theo đó, việc kết hôn nếu thực hiện tại Việt Nam thì phải được đăng ký và

do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức dân sự do pháp luật Việt
Nam quy định. Như vậy, theo quan điểm Việt Nam, bất kỳ nghi thức kết hôn giữa công
dân Việt Nam với người nước ngoài, dù theo tôn giáo nào, nếu thực hiện trên lãnh thổ
Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Đối với quan hệ kết hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài được tiến hành ở nước ngoài, pháp luật Việt Nam về nghi
thức kết hôn sẽ được áp dụng cho trường hợp kết hôn trước cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền của Việt Nam ở nước ngoài - cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự.
1.4. Thủ tục đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài
Đăng kí kết hôn là một thủ tục quan trọng và có ý nghĩa nhằm xác nhận tính hợp
pháp của hôn nhân. Ở Việt Nam từ khi Luật HNGĐ ra đời đến nay đều ghi nhận một điều
kiện, đó là việc kết hôn phải được đăng kí ở cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Về
nguyên tắc, hôn nhân được coi là hợp pháp và được Nhà nước bảo vệ khi nó được tiến
hành trên cơ sở pháp lý thông qua việc đăng kí kết hôn.
Trong việc kết hôn có yếu tố nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước
mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của Việt Nam, thì người nước ngoài còn phải tuân theo những quy định của Luật
HN&GĐ Việt Nam về điều kiện kết hôn. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài
thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo pháp Luật
HN&GĐ Việt Nam về điều kiện kết hôn.
Luật HN&GĐ 2014, Nghị định 123/2015/NĐ-CP cùng những quy định mới ra đời đã
sửa đổi bổ sung một số quy định vể thủ tục đăng kí kết hôn theo hướng đơn giản hóa thủ
tục đăng kí kết hôn cụ thể như sau:

-18-


CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

1.4.1. Về thẩm quyền đăng kí kết hôn
Theo Khoản 1, Điều 37, Luật Hộ tịch 2014 thì:

“Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở
trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định
cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài
với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt
Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký
kết hôn”.
Như vậy, từ 1/1/2016 khi Luật Hộ tịch có hiêu lực thì Ủy ban nhân dân cấp huyện là
cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài. Có thể thấy rằng
kết hôn có yếu tố nước ngoài đã trở nên hết sức phổ biến, và để tạo điều kiện cho người
dân thuận lợi về việc đăng kí kết hôn nên đã ra quy định như vậy khi mà trước đó Ủy
Ban Nhân Dân cấp tỉnh mới là cơ quan có thẩm quyền trên theo sự điều chỉnh của Nghị
định 126/2014/NĐ-CP.
Cơ quan đại diện thực hiện việc quản lý nhà nước về hộ tịch của công dân Việt Nam
cư trứ ở nước ngoài có nhiệm vụ thực hiện việc đăng kí kết hôn cho công dân Việt Nam
với người nước ngoài nếu việc đăng kí đó không trái với pháp luật của nước sở tại.
Trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu có yêu cầu đăng kí kết hôn thì
cơ quan đại diện thực hiện việc đăng kí kết hôn.
1.4.2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải quyết đăng kí kết hôn

 Hồ sơ đăng kí
Pháp luật hiện hành quy định cụ thể về hồ sơ đăng kí kết hôn tại Điều 30, Nghị định
123/2015/NĐ-CP và Điều 38 Luật hộ tịch 2014. Hồ sơ được lập như sau:

-19-


CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI


 Hồ sơ được lập thành 01 bộ gồm:
a) Tờ khai đăng kí kết hôn. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng
ký kết hôn;
b) Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế
có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm
thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình
cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước
ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận
hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp
xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước
ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn
sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều
38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.
2. Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ
chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình thì có thể xuất trình giấy
tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam
đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp
bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn; nếu là
công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản
của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không
trái với quy định của ngành đó.
1.4.3. Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ

-20-


CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI


“ 1. Hồ sơ đăng ký kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại Phòng Tư
pháp, nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện, nếu đăng ký kết hôn tại
nước ngoài.
2. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy
đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và ngày trả kết quả”.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hai
bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Việc hướng dẫn phải ghi vào văn bản, trong đó ghi đầy
đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên
và giao cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy
định tại Khoản 1 Điều 19 của Nghị định này thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm
hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ”

 Trình tự giải quyết việc đăng kí kết hôn tại Việt Nam
Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 38
của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
“ 1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư
pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng
Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp
trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.
2. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn
nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định
tại Điều 33 của Nghị định này thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
3. Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ
quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo
đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.”

-21-



CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

 Tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn
Theo Điều 32, Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì việc trao Giấy chứng nhận kết hôn
được thực hiện như sau:
“1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho
hai bên nam, nữ.
2. Việc trao, nhận Giấy chứng nhận kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 3
Điều 38 của Luật Hộ tịch.
Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên
theo quy định tại Khoản này.
3. Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận
kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao
Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến
nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.
Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục
đăng ký kết hôn từ đầu.”
1.4.4. Từ chối đăng kí kết hôn
Không phải mọi trường hơp có hồ sơ đăng kí kết hôn đều tiến hành cho đăng kí kết
hôn, theo quy định tại Điều 33 Nghị định 123/ 2015/NĐ- CP thì cơ quan có thẩm quyền
đăng kí kết hồn có quyền từ chối đăng kí kết trong một số trường hợp:
“Việc đăng kí kết hôn bị từ chối nếu một hoặc cả hai bên vi phạm điều cấm hoặc
không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.

-22-



CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện từ chối đăng kí kết hôn, Phòng Tư pháp
thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho hai bên nam, nữ”
Ngoài ra, việc đăng kí kết hôn có thể bị từ chối nếu kết quả thẩm tra, xác minh cho
thấy việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời; kết hôn giả tạo không
nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; lợi
dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình
dục hoặc vì mục đích trục lợi khác.

-23-


CHƯƠNG II. THỰC TIẾN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

CHƯƠNG II. THỰC TIẾN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ
NƯỚC NGOÀI
2.1. Nguyên nhân của hiện tượng kết hôn có yếu tố nước ngoài
Kết hôn có yếu tố nước ngoài là một vấn đề đã và đang diễn ra ngày càng nhiều
trong xã hội. Sự gia tăng đáng kể các trường hợp kết hôn hiện nay cũng như những tồn
tại trong quá trình thiết lập mối quan hệ này làm ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình thực tế
của xã hội Việt Nam. Do tính chất mối quan hệ khá phức tạp nên không những ảnh
hưởng đến Pháp luật Việt nam mà còn đến pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới.
Do đó, ngay từ khi xuất hiện và được các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ kết
hôn có yếu tố nước ngoài đã phát sinh nhiều hạn chế trong thực tiễn đăng kí kết hôn nói
riêng và áp dụng pháp luật nói chung. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này
nhưng trong phạm vi hiểu biết của mình, đề tài của em chỉ đưa ra được một số nguyên
nhân chủ yếu sau:

2.1.1. Xuất phát từ lợi ích về kinh tế-xã hội
Ngày nay, khi cuộc sống có rất nhiều thay đổi đáng kể trong nhiều lĩnh vực, đòi hỏi
phải có sự vận động của con người để thích ứng với môi trường thực tế đó. Xu hướng
quốc tế hóa được mở rộng, đưa Việt Nam hòa nhập với cộng đồng thế giới, tạo ra sự giao
lưu liên kết giữa những cá nhân, công dân trong nước với người nước ngoài. Vậy nên
quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài được hình thành và ngày càng trở nên phổ biến ở
Việt Nam.
Theo thống kê cho thấy số lượng người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống và làm
việc gia tăng đáng kể. Hàng năm,Việt Nam thu hút hàng ngàn người hoạt động kinh
doanh, giao lưu kinh tế văn hóa, du lịch, thăm nhân thân… do chính sách mở cửa của
Nhà nước ngày càng cải thiện theo chiều hướng thông thoáng hơn, mở cửa hợp tác với
nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khi đó một số người có khả năng trong nước lại ra
nước ngoài sinh sống học tập và làm việc dẫn đến tính trạng cơ cấu dân số có những biến

-24-


CHƯƠNG II. THỰC TIẾN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

động rõ rệt. Chính sự ảnh hưởng trực tiếp về tình hình này mà việc kết hôn với đã mở
rộng đối tượng chủ thể và ngày càng trở nên phổ biến.
Đa số các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài hiện nay các bên nam nữ đều nhằm
vào lợi ích kinh tế nhất định, đặc biệt là người phụ nữ Việt nam. Khi đất nước bước sang
cơ chế thị trường, xóa bỏ bao cấp, hàng loạt những thay đổi trong chính sách của nhà
nước tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, hợp tác giao lưu với
nhiều quốc gia trên thế giới trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa… Tuy nhiên mặt trái của
nên kinh tế thị trường đã có những ảnh hưởng nhất định đến lối sống của người dân Việt
Nam, đua đòi chạy theo những mục tiêu thực dụng, xem thường những giá trị đạo đức
truyền thống. Cụ thể các tình trạng này được minh họa rõ nét trong việc kết hôn, một
quyền cơ bản của con người. Kết hôn ngày nay được thương mại hóa một cách rõ rệt, nó

được hình thành trên cơ sở chiếm hữu một tỉ lệ rất yếu, kết hôn để đạt lợi ích kinh tế
trước mắt, hạnh phúc gia đình được đem ra mua bán trao đổi bằng khoản tiền. phổ biến là
người phụ nữ do hoàn cảnh gia đình khó khăn, muốn thay đổi cuộc sống bằng việc kết
hôn với người nước ngoài, họ sẵn sàng, bất chấp tất cả chấp nhận cuộc hôn nhân này dù
không có tình yêu hay chênh lệch tuổi tác hay kết hôn với người bị dị tật.
2.1.2. Xuất phát từ nhận thức của các chủ thể kết hôn
Do nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao, người dân giờ đây luôn đòi hỏi phải có một
cuộc sống mà ở đó các nhu cầu của họ được thõa mãn. Có nhiều cách thức để đạt được
mục đích đó, và một trong những phương pháp nhanh nhất đó là kết hôn với người nước
ngoài. Những đối tượng trên chủ yếu là sinh sống tại các đô thị lớn trong cả nước, nhưng
phần còn lại không phải là ở các tỉnh thành lân cận các thành phố lớn mà là một bộ phận
dân cư sống ở cùng nông thôn, miền núi. Những người này có cuộc sống khó khăn và
trình độ nhận thức còn hạn chế. Tuy nhiên, đây lại là đối tượng kết hôn với người nước
ngoài khá nhiều trên thực tế.
Cả hai nhóm chủ thế trên tuy ở những hoàn cảnh điều kiện sống khác nhau, nhưng khi
kết hôn với người nước ngoài thì phần lớn đều nhằm một mục đích đó là đáp ứng nhu cầu

-25-


×