Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.87 MB, 108 trang )

Báo cáo nghiên cứu trị trường

Du lịch và Bất động sản
du lịch biển Việt Nam
(Tháng 7/2018)



Báo cáo nghiên cứu thị trường

Du lịch và Bất động sản
du lịch biển Việt Nam
(Tháng 7/2018)


NỘI DUNG

29

09
PHẦN 1
báo cáo tổng quan
du lịch Việt Nam

17

PHẦN 2
báo cáo ngành du lịch
biển Việt Nam

11



Bối cảnh chung

30

QUẢNG NINH

12

Nhóm yếu tố kinh tế

34

14

Nhóm yếu tố xã hội

nghiên cứu thị trường
tàu du lịch vịnh
hạ long - quảng ninh

15

Nhóm yếu tố công nghệ

59

THANH HÓA

16


Nhóm yếu tố pháp lý

62

QUẢNG BÌNH

21

DU LỊCH VIỆT NAM

66

ĐÀ NẴNG

69

QUẢNG NAM

72

QUY NHƠN - BÌNH ĐỊNH

75

PHAN THIẾT - BÌNH THUẬN

78

PHÚ QUỐC - KIÊN GIANG


81

NHA TRANG - CAM RANH


Báo cáo nghiên cứu thị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam (Tháng 7/2018)

93

101

PHẦN 3
Báo cáo ngành bất động sản
du lịch biển Việt Nam

PHẦN 4
ĐÁNH GIÁ & tổng kết

95

NGUỒN CUNG

98

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG

Trong báo cáo chúng tôi xin phép có tham khảo hình ảnh minh họa từ nguồn Internet.



Báo cáo nghiên cứu thị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam (Tháng 7/2018)

6


Lời tựa
Kính thưa Quý vị,
Du lịch toàn cầu đang ngày một phát triển mạnh mẽ hơn, đưa con người ở các miền văn hoá
khác nhau được kết nối trong yêu thương, thân thiện. Du lịch toàn cầu trở thành động lực phát
triển kinh tế ở hầu hết các quốc gia.
Việt Nam đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn để đầu tư phát triển. Hơn 3.000 km
bờ biển với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, 125 bãi biển mà hầu hết là bãi tắm đẹp, là món quà quý
giá mà thiên nhiên vùng khí hậu nhiệt đới ban tặng cho Việt Nam. Và trên suốt dải bờ biển từ
Trà Cổ tới mũi Hà Tiên, người Việt sống hiền hòa trong đời sống văn hóa tinh thần phong phú,
ẩm thực tinh tế, cùng với một nền kinh tế mới nổi tăng trưởng bền vững, xã hội ổn định, trật tự
và an toàn.
Như tên gọi của mình, chúng tôi coi dải đất thơ mộng ven biển của Việt Nam như viên pha lê
đẹp đẽ và đáng trân quý. Lấy du lịch – dịch vụ làm lĩnh vực đầu tư chiến lược, Crystal Bay được
hình thành và phát triển với khao khát làm viên pha lê đẹp đẽ đó thêm tỏa sáng, góp phần đưa
Việt Nam trở thành trung tâm du lịch của Châu Á bằng việc kiến tạo những điểm đến mới và bắt
tay cùng các đối tác để phát triển những sản phẩm du lịch chất lượng cao.
Với sứ mệnh này, chúng tôi hân hạnh gửi tới quý vị Báo cáo nghiên cứu thị trường Du lịch và
Bất động sản du lịch biển Việt Nam (Tháng 7/2018). Chúng tôi hy vọng tài liệu này sẽ cung cấp
những số liệu, thông tin hữu ích, hỗ trợ quá trình ra quyết định của các đối tác doanh nghiệp
đang có ý định cùng chúng tôi tham gia đầu tư vào du lịch đầy tiềm năng tại Việt Nam.

Trân trọng cảm ơn,
Crystal Bay

7



Báo cáo nghiên cứu thị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam (Tháng 7/2018)

8


PHẦN 1

báo cáo tổng quan
du lịch Việt Nam

9


Báo cáo nghiên cứu thị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam (Tháng 7/2018)

10


Bối cảnh chung

11


Báo cáo nghiên cứu thị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam (Tháng 7/2018)

Nhóm yếu tố kinh tế
Du lịch có mức đóng góp vào tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định
GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam


GDP ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống và nghệ thuật, vui chơi, giải trí

• Nhu cầu du lịch, giải trí thường có xu hướng biến động cùng chiều với sự biến động của GDP.
• GDP ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống và ngành nghệ thuật vui chơi giải trí đều tăng gấp 3 lần sau 10 năm,
tuy nhiên tỷ trọng đóng góp vào GDP của 2 ngành này không thay đổi nhiều, trung bình ở mức 0,62% đối với
nghệ thuật, vui chơi, giải trí và 3,7% đối với ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống.

Số lượng cơ sở lưu trú và doanh nghiệp lữ hành tăng nhanh
Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập
liên quan đến hoạt động du lịch đều có xu
hướng tăng qua các năm, trong đó số lượng
cơ sở lưu trú tăng với CAGR giai đoạn 2008 2016 đạt 9,2%/năm, số lượng doanh nghiệp lữ
hành tăng 10,9%/năm.

Số lượng cơ sở lưu trú trên cả nước

Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
theo lĩnh vực (nghìn DN)

Số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế

12


Ngành khách sạn thu hút vốn FDI lớn
Vốn FDI đăng ký cấp mới qua các năm
(triệu USD)

Vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm


Cùng với sự tăng của số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch (lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí,...),
tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực này cũng tăng khá nhanh. Đặc biệt, ngành khách sạn thu hút vốn FDI lớn với
hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng như: Accor, IHG, Marriott, Hilton, Intercontinental, Movenpick, Double
Tree by Hilton, Four Seasons, v.v. Số dự án khách sạn mang thương hiệu nước ngoài tăng từ 30 vào năm 2010
lên đến 79 dự án vào cuối năm 2017.

Tỷ trọng chi tiêu cho xây dựng cơ sở hạ tầng khá lớn, tuy nhiên còn kém hiệu quả
Hiện tại, Việt Nam đang dẫn đầu khu vực Đông
Nam Á về tỷ trọng của chi tiêu cho phát triển cơ sở hạ
tầng, chiếm 5,8% GDP.

Tỷ trọng chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng trên GDP (%)

Xét về cơ sở hạ tầng cho vận tải hàng không, hiện
đang có 21 sân bay hoạt động, gồm 12 sân bay quốc
nội và 9 sân bay quốc tế, trong đó 4 sân bay Nội Bài, Đà
Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh được xác định là cửa
ngõ quốc tế chính. Đến năm 2030 tổng số sân bay khai
thác sẽ được nâng lên 28 sân bay, gồm 15 sân bay quốc
nội và 13 sân bay quốc tế, đồng thời tiến hành nâng
cấp, mở rộng 21 sân bay hiện hữu.
Hệ thống giao thông đường bộ có tổng chiều dài
khoảng 24.203 km. Trong đó đường cao tốc đã đưa
vào khai thác sử dụng có 14 tuyến với tổng chiều dài
816.671 km; Quốc lộ có tổng chiều dài 23.862 km.
Về hệ thống giao thông đường biển, các điểm du lịch hàng đầu Việt Nam hiện nay đều có cảng đón khách
du lịch tàu biển như: Quảng Ninh, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Phú Quốc,… Tuy nhiên, số lượng cảng chuyên sâu về
du lịch tại Việt Nam còn ít, đa số là cảng hàng hóa container.


13


Báo cáo nghiên cứu thị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam (Tháng 7/2018)

Nhóm yếu tố XÃ HỘI
Thế hệ Millennial có thói quen chi tiêu cho du lịch khá thường xuyên
Dân số Việt Nam khá trẻ với
68% dân số nằm trong độ tuổi từ
15 đến 64 tuổi. Trong đó thế hệ
Millennial (thế hệ được sinh ra
trong những năm 1980-1999) hiện
chiếm 35% dân số Việt Nam. Đây là
nhóm đối tượng quan trọng trong
du lịch do họ có thói quen chi tiêu
cho du lịch khá thường xuyên, đồng
thời lại có đủ khả năng chi trả cho
các chuyến du lịch đó. Thế hệ này
cũng là những đối tượng đặc biệt
quan tâm đến trải nghiệm và khám
phá, đề cao tư duy “sống xanh”, và
sẵn lòng chi trả mức giá cao hơn
cho du lịch xanh. Tuy nhiên, thay
vì đến các nhà hàng và khách sạn
truyền thống, thế hệ này thường
có xu hướng tìm đến các địa điểm
mới lạ hoặc gần gũi với văn hóa địa
phương để trải nghiệm đời sống
của người dân tại các điểm du lịch.


Dân số Việt Nam qua các năm

Cơ cấu dân số Việt Nam theo độ tuổi

Đô thị hóa tạo động lực cho bất động sản nghỉ dưỡng tăng trưởng
Theo số liệu thống kê, hơn 40% dân số Việt
Nam sẽ sống tại các thành thị trong vòng 10 năm
tiếp theo. Tỷ lệ dân số thành thị tăng lên dẫn đến
nhu cầu đối với các loại hình bất động sản nghỉ
dưỡng với mức giá hợp lý cũng tăng theo. Cùng
với đó là sự tăng trưởng nhanh chóng trong mức
thu nhập của người dân, điều này dẫn đến nhu
cầu du lịch của đại đa số người dân ngày càng lớn.
Tại Việt Nam, lượng khách nội địa đã tăng mạnh
trong những năm gần đây, từ mức 20,5 triệu lượt
năm 2008 lên mức 73,2 triệu lượt năm 2017.
Tỷ lệ dân thành thị
tại một số thành phố lớn 2017

14

Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng (triệu đồng)

Tỷ lệ dân thành thị của Việt Nam


Nhóm yếu tố CÔNG NGHỆ
Công nghệ đã làm thay đổi ngành du lịch

Công nghệ đang xâm nhập du lịch ở tất cả các khâu, từ bước chuẩn bị cho chuyến đi cho đến việc lựa chọn

khách sạn, lựa chọn điểm tham quan,... đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trong ngành phải thay đổi chiến
lược kinh doanh phù hợp.
Công nghệ giúp du khách dễ dàng hơn trong việc lựa chọn điểm du lịch dựa trên kinh nghiệm và đánh giá về
địa điểm đó trên internet. Thay vì phụ thuộc vào các công ty lữ hành, khách du lịch có thể tự sắp xếp chuyến
đi, lựa chọn loại hình phương tiện vận tải, lựa chọn khách sạn/nhà nghỉ phù hợp hay đặt trước các show diễn,
đặt bàn,... hoàn toàn qua internet.
Công nghệ thực tế ảo là bước tiến lớn của công nghiệp du lịch, công nghệ này giúp khách du lịch có cái
nhìn chính xác và chân thực hơn, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn điểm đến hoặc lựa chọn điểm lưu trú phù
hợp nhất.

15


Báo cáo nghiên cứu thị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam (Tháng 7/2018)

Nhóm yếu tố PHÁP LÝ
Nhiều chính sách được đưa ra với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn vào năm 2020
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Nghị quyết số 08-NQ/TW
ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị đều xác định rõ mục tiêu của phát triển du lịch là trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. trên tinh thần trên, nhiều chính sách và chiến
lược mới đã được đưa ra.

1

. Luật du lịch 2017 có hiệu lực từ 01/01/2018 với nhiều điểm mới thông thoáng hơn, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển. Cụ thể, điều kiện phải ký hợp đồng với ít
nhất 3 hướng dẫn viên đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế đã được bãi bỏ; việc
đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch tuân theo nguyên tắc tự nguyện thay vì bắt buộc như quy
định trước đây; bổ sung quy định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; điều chỉnh điều kiện

cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo hướng rút ngắn khoảng cách về trình độ giữa hướng dẫn viên du lịch
nội địa và quốc tế;...

2

. Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phê
duyệt ngày 03/08/2016, theo đó ưu tiên phát triển 4 dòng sản phẩm du lịch bao gồm: du lịch biển,
đảo; du lịch văn hóa; du lịch sinh thái và du lịch đô thị. Phát triển 7 vùng du lịch với các sản phẩm
du lịch đặc trưng; trong giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục quá trình định vị về thế mạnh sản phẩm
biển đảo vịnh Hạ Long; nghỉ dưỡng biển, đảo Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, cuối giai đoạn này tập trung
đẩy mạnh phát triển sản phẩm nghỉ dưỡng biển cho khu vực các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận và
đảo Phú Quốc để hình thành rõ nét hệ thống sản phẩm du lịch biển đảo đủ lớn về quy mô và mạnh về chất
lượng dịch vụ và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật.

3

. Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có hiệu lực từ ngày
01/02/2018. Theo đó, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ điều hành du lịch và hướng dẫn du lịch chỉ cần
đáp ứng đủ tiêu chí sẽ có thể độc lập tự tổ chức mà không cần thông qua các tuyến trên thay vì phải
đăng ký với Tổng cục Du lịch như trước đây. Ngoài ra, việc công nhận tiêu chuẩn phục vụ khách du
lịch cơ sở kinh doanh du lịch không còn là điều kiện mà là danh hiệu mang tính tự nguyện.

16


17


Báo cáo nghiên cứu thị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam (Tháng 7/2018)


Quy hoạch tổng thể Du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030

VÙNG TRUNG DU, MIỀN NÚI BẮC BỘ
Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang,
Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn & Bắc Giang
Sản phẩm đặc trưng
Tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc
Tham quan hệ sinh thái núi cao, hang động, trung du.
Du lịch biên giới gắn với thương mại cửa khẩu.

BẮC TRUNG BỘ
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế
Sản phẩm đặc trưng
Tham quan di sản, di tích lịch sử văn hóa.
Du lịch biển, đảo.
Tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái.

TÂY NGUYÊN
Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk , Đắk Nông, Lâm Đồng
Sản phẩm đặc trưng
Du lịch văn hóa.
Tham quan hệ sinh thái cao nguyên gắn với các sản
vật hoa, cà phê, voi.
Nghỉ dưỡng núi.

VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG VÀ
DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC

Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương,
Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình,
Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh
Sản phẩm đặc trưng
Du lịch sinh thái, văn hóa gắn với văn
minh lúa nước sông Hồng.
Du lịch biển đảo.
Du lịch MICE.

VÙNG DUYÊN HẢI
NAM TRUNG BỘ
Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
Sản phẩm đặc trưng
Du lịch biển, đảo.
Du lịch tham quan di sản kết
hợp du lịch văn hóa.
Du lịch MICE.

ĐÔNG NAM BỘ
TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước,
Tây Ninh
Sản phẩm đặc trưng
Du lịch MICE.
Du lịch văn hóa, lễ hội, giải trí.
Du lịch nghỉ dưỡng biển.
Du lịch mua sắm.


18

ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên
Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà
Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang
Sản phẩm đặc trưng
Du lịch sinh thái miệt vườn, đất ngập nước .
Du lịch biển, đảo.
Du lịch văn hóa, lễ hội.


Thị thực là một trong những vướng mắc lớn nhất của ngành du lịch Việt Nam hiện nay
Chính sách cấp thị thực điện tử và cấp thị thực tại cửa khẩu của Việt Nam đã giúp đơn giản hóa quy trình,
thủ tục cấp thị thực cho người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam. Tuy nhiên hai chính sách này vẫn còn
tồn tại nhiều hạn chế.
Cấp thị thực điện tử
Nghị định 07/2017/NĐ-CP ngày 25/1/2017 quy định thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người
nước ngoài của Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1/2/2017. Chính sách được đánh giá là có bước tiến bộ khi đến
nay đã có 46 nước được cấp thị thực điện tử và có giá trị sử dụng tại 28 cửa khẩu quốc tế. Tuy nhiên, việc
thực hiện visa điện tử vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách vì đòi hỏi thời gian phê duyệt, số lượng
quốc gia được cấp thị thực điện tử và số lượng cửa khẩu quốc tế được phép sử dụng còn hạn chế.
Cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế
Tuy đã có chính sách cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế cho người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt
Nam, nhưng điều kiện của chính sách này còn khắt khe. Theo đó, khách du lịch sẽ được cấp với điều kiện
đi qua nhiều nước trước khi đến Việt Nam hoặc xuất phát từ nước không có cơ quan có thẩm quyền cấp thị
thực của Việt Nam hoặc vào Việt Nam theo chương trình du lịch của các công ty lữ hành quốc tế tại Việt
Nam. Do đó thông thường khách du lịch sẽ nhờ một công ty du lịch làm thủ tục trước rồi mới có thể đến cửa
khẩu để được đóng dấu thị thực nhập cảnh và thanh toán phí.


Chính sách miễn thị thực còn nhiều bất cập
Số nước có công dân được miễn thị thực
còn ít

Số lượng nước được miễn thị thực khi nhập cảnh
vào một số quốc gia

Tuy đã có sự cởi mở hơn trong chính sách miễn thị
thực, Việt Nam vẫn được đánh giá là nước có chính
sách thị thực khắt khe, hiện chỉ có 24 quốc gia có công
dân được miễn thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam,
trong khi các nước trong khu vực như Indonesia hiện
đang miễn thị thực cho công dân 168 nước; Malaysia
là 162 nước; tiếp sau là Singapore, Philippines miễn thị
thực cho công dân 159 nước; Thái Lan là 57 nước... Các
nước này cũng đều áp dụng chính sách cấp thị thực tại
cửa khẩu và thị thực điện tử.
Thời gian tạm trú cho phép ngắn
Trong khi các nước ASEAN đều miễn visa từ 30-90 ngày thì Việt Nam nhiều năm qua vẫn chủ yếu miễn ở
mức 15 ngày, đồng thời không cho phép khách đã được miễn visa quay lại trong vòng 30 ngày - điều này càng
gây khó khăn cho du khách khi muốn tham gia các tour du lịch kết hợp với các nước lân cận.
Thời điểm công bố chính sách thị thực không hợp lý
Một bất cập nữa của chính sách này là việc Chính phủ thường công bố danh sách các nước được miễn thị
thực thiếu bài bản, thường chỉ có hiệu lực trong vòng 4 đến 5 năm và được công bố trước khi có hiệu lực chỉ
1 đến 3 tháng.

19



Báo cáo nghiên cứu thị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam (Tháng 7/2018)

20


DU LỊCH VIỆT NAM

21


Báo cáo nghiên cứu thị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam (Tháng 7/2018)

Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành của Việt Nam được cải thiện
Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch và lữ
hành (TTCI) của Việt Nam tăng 8 bậc trong
năm 2017, xếp thứ 67 trên tổng số136
quốc gia được xếp hạng (năm 2013 và 2015
lần lượt đạt thứ hạng 80/139 và 75/141).
Trong số 14 chỉ số thành phần của Việt
Nam, tài nguyên văn hóa, tài nguyên tự
nhiên và cạnh tranh giá là 3 chỉ số được
đánh giá cao (đứng thứ 30, 34 và 35/136
quốc gia).

Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành Việt Nam

Chỉ số tiếp cận công nghệ thông tin tại
Việt Nam đã được cải thiện nhiều (xếp thứ
80 - tăng 17 bậc). Tính đến nay, 71,26%
diện tích Việt Nam được phủ sóng 4G, con

số này là 95% đối với mạng 3G. Trong thời
đại công nghệ số, mạng lưới công nghệ
thông tin là một kênh quan trọng trong
việc mang hình ảnh của Việt Nam đến với
du khách quốc tế.
Một số chỉ tiêu cần được cải thiện như việc đảm bảo tính bền vững của môi trường (xếp thứ 129 - trong
đó, việc nghiêm trị đối với việc vi phạm luật môi trường và việc bảo vệ các loài động vật còn rất kém), hạ tầng
dịch vụ du lịch (xếp thứ 113) và ưu tiên cho du lịch và lữ hành (xếp thứ 101).

Tốc độ tăng doanh thu từ khách du lịch tăng mạnh
Năm 2017 là năm thành công của Du lịch với tổng thu từ du lịch đạt 511.000 tỷ đồng tương đương 23 tỷ
USD, tăng 27,5% so với năm 2016 và đóng góp khoảng 7,5% vào GDP của Việt Nam. Nửa đầu năm 2018, tổng
thu từ khách du lịch ước đạt 312 nghìn tỷ đồng, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước.
So với các nước trong khu vực thì mức thu từ khách du lịch của Việt Nam vẫn còn khá thấp cả về tổng thu
và doanh thu trên mỗi du khách do năng lực cạnh tranh còn hạn chế và kinh doanh dịch vụ du lịch chưa thực
sự hiệu quả. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên văn hóa, tự nhiên của Việt Nam rất tiềm năng và nhiều dư địa để
phát triển cho ngành Du lịch.
Tổng thu từ khách du lịch

22

Số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh thu từ khách du lịch quốc tế
tại một số thỊ trường năm 2016


Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới
Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ
tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới năm 2017
khi đón được 12,9 triệu lượt khách quốc tế và phục
vụ hơn 73 triệu lượt khách nội địa, tương ứng với mức

tăng 29% và 18,06% so với năm 2016. Năm 2015,
lượng khách quốc tế đến Việt Nam sụt giảm nhẹ do
sự giảm của lượng khách Trung Quốc (giảm 8,5%).

Số lượt khách du lịch đến Việt Nam qua các năm (Triệu lượt)

Sức hút khách du lịch đến Việt Nam tăng mạnh do
nhu cầu du lịch ra nước ngoài của các quốc gia tăng
mạnh, đặc biệt là Trung Quốc. Ngoài ra, chính sách
cấp visa điện tử và miễn visa cho công dân một số
quốc gia cũng góp phần tăng sức hấp dẫn của du lịch
Việt Nam.
Tốc độ tăng số lượt khách du lịch đến Việt Nam

Tốc độ tăng số lượt khách du lịch đến trong 4 tháng đầu năm 2017

23


Báo cáo nghiên cứu thị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam (Tháng 7/2018)

24


25


×